Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN lý NSNN GIAI đoạn 2006 đến NAY bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.54 KB, 20 trang )

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, ngân sách nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc xây dựng đất nước, nó góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ
tầng, đảm bản an ninh quốc gia, tạo điều kiện cho nhân dân an tâm sản xuất, góp
phần làm cho nền kinh tế phát triển vững mạnh. Vậy việc thu chi ngân sách trong
những năm gần đây của nước ta được thực hiện như thế nào, có hợp lý hay không
Để làm rõ vấn đề này thì em chọn đề tài là : “Đánh giá hoạt động quản lý Ngân
sách Nhà nước giai đoạn 2006 – nay”
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Gồm có 3 chương
Chương 1: Khái quát về ngân sách nhà nước.
Chương 2: Đánh giá hoạt động quản lý Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006 –
nay.
Chương 3: Một số kiến nghị trong việc quản lý thu chi Ngân sách nhà nước
Trang 1
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán
đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
1.2.Đặc điểm của ngân sách nhà nước.
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế
- chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà
nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,
nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những
lợi ích chung, lợi ích công cộng;
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét


khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà
nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi
dùng cho những mục đích đã định;
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.3.Vai trò của ngân sách nhà nước.
1.3.1.Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Để phục vụ nhiệm vụ kinh tê chính trị xã hôi thì chính phủ cần có nguồn tài
chính nhất định,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước
một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh
tế.
1.3.2.Quản lí điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích
thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trang 2
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi
vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư
cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt
trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành
các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và
trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử
dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ
cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt
động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước

đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất
kinh doanh
1.3.3.Về mặt kinh tế
Góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh
tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước thúc đẩy sản xuất
phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.ngoài ra nhà nước còn dùng
ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động
1.3.4.Về mặt xã hội
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh
đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các
mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách
việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
1.3.5.Về mặt thị trường
Trang 3
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá cả và kiềm chế
lạm phát.Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang
tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế
xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát
hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: Cùng với ngân hàng
trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua
chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.
1.4. Thu, chi ngân sách nhà nước
1.4.1. Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là biểu hiện bằng tiền giá trị tổng sản phẩm quốc dân
được tập trung vào quỹ tiền tệ nhà nước để chi dùng cho sự tồn tại và phát triển
của bộ máy nhà nước và cho các nhu cầu phát triển chung của xã hội.
Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu ngân sách nhà nước bao
gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được
tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi
khác.
- Chi đầu tư phát triển là quá trình nhà nước sử dụng một phần thu nhập từ quỹ
NSNN và các quỹ ngoài ngân sách mà chủ yếu là quỹ NSNN để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa có tính
chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Trang 4
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
-Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài
chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm
vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.
-Chi khác: ngoài các khoản chi trên, một số khoản chi không phát sinh đều đặn
và liên tục trong các tháng của năm nhưng vẫn thuộc về chi thường xuyên như chi
trợ giá theo chính sách của nhà nước, chi trả lãi tiền vay do chính phủ vay, chi hỗ
trợ quỹ bảo hiểm xã hội…
1.5. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước.
Gồm có 4 nguyên tắc sau:
Một là, Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Điều 6 Hiến pháp nước cộng
hoà XHCN Việt nam năm 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ
quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ”.
Hai là, Nguyên tắc công khai minh bạch: Công khai là để mọi người đều được

biết, Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách
phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư
cách là người nộp thuế cho nhà nước. Quy tắc chung về tính minh bạch gồm các
nội dung chủ yếu là:
– Ngân sách phải đảm bảo tính toàn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động
trong và ngoài ngân sách đều được phản ánh vào tài liệu trình cấp có thẩm quyền
xem xét quyết định.
– Đảm bảo tính khách quan độc lập. Các cấp, các đơn vị dự toán, các tổ chức
cá nhân được NSNN hỗ trợ phải công khai dự toán và quyết toán ngân sách, Nội
dung công khai theo các biểu mẫu quy định, thời gian công khai được quy định rõ
đối với từng cấp ngân sách.
Ba là, Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm
trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu
bao gồm khả năng điều trần và gánh chịu hậu quả.
Trang 5
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Bốn là, Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng
về thu, chi còn là sự hài hoà hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi;
các lĩnh vực, các ngành; các cấp chính quyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ (ví
dụ: vay nợ). Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ
vai trò nhà nước trong can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định,
hiệu quả và công bằng. Vì vậy tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi
lập ngân sách là rất quan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có
đủ các nguồn bù đắp
Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật.
Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều
52 và Điều 59 của Luật này;
-Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy

định;
-Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
-Đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức
đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với
quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách
nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
1.6. Bội chi, bội thu ngân sách.
Bội chi ngân sách là sự chênh lệch giữa tổng chi ngân sách nhà nước với tổng
thu ngân sách nhà nước, trong đó tổng chi nhiều hơn tổng thu ngân sách nhà nước.
Bội thu ngân sách là sự chênh lệnh giữa tổng thu và tổng chi về ngân sách nhà
nước, trong đó tổng thu nhiều hơn tổng chi.
Trang 6
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Trang 7
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
CHƯƠNG 2:ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY.
BẢNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006-2014
ĐƠN VỊ TÍNH: TỶ ĐỒNG
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
TỔNG THU CÂN ĐỐI
NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
Quyết toán 279.472 287.900 399.000 442.340 559.170 674.500 743.190
A Dự toán 237.900 281.900 323.000 389.900 461.500 595.000 740.500 816.000 782.700
1 THU NỘI ĐỊA (KHÔNG
KỂ THU TỪ DẦU THÔ)
Quyết toán 145.404 159.500 205.000 269.656 354.400 425.000 467.430

Dự toán 132.000 151.800 189.300 233.000 294.700 382.000 494.600 545.500 539.000
2 THU DẦU THÔ
Quyết toán 83.346 68.500 98.000 60.500 69.170 100.000 140.107
Dự toán 63.400 71.700 65.600 63.700 66.300 69.300 87.000 99.000 85.200
3
THU CÂN ĐỐI TỪ
HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU. NHẬP KHẨU
Quyết toán 42.825 56.500 91.000
143.664
130.100 144.000 127.828
Dự toán 40.000 55.400 64.500 88.200 95.500 138.700 153.900 166.500 154.000
4
THU VIỆN TRỢ
KHÔNG HOÀN LẠI
Quyết toán 7.897 3.400 5.000 6.520 5.500 5.500
Dự toán 2.500 3.000 3.600 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 4.500
Trang 8
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
B THU KẾT CHUYỂN
TỪ NĂM TRƯỚC
SANG
Quyết toán 8.617 23.940 9.080 14.100 1.000 10.000 22.400
Dự toán 8.000 19.000 9.080 14.100 1.000 10.000 22.400
C
TỔNG CHI CÂN ĐỐI
NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
Quyết toán 321.377 368.340 474.280 584.695 671.370 796.000 905.100
Dự toán 294.400 357.400 398.980 491.300 582.200 725.600 903.100 978.000

1.006.70
0
1
CHI ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN
Quyết toán 86.580 101.500 117.800 179.961 172.710 175.000 195.054
Dự toán 81.580 99.450 99.730 112.800 125.500 152.000 180.000 175.000 163.000
2
CHI TRẢ NỢ VÀ VIỆN
TRỢ
Quyết toán 40.800 49.160 51.200 64.800 80.250 101.000 100.000
Dự toán 40.800 49.160 51.200 58.800 70.250 86.000 100.000 105.000 120.000
3 CHI PHÁT TRIỂN SỰ
NGHIỆP KINH TẾ - XÃ
HỘI. QUỐC PHÒNG. AN
Quyết toán 161.852 206.000 262.580 320.501 385.082 491.500 610.636
Trang 9
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
NINH. QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC.
ĐẢNG. ĐOÀN THỂ
Dự toán 131.473 174.550 208.850 269.300 335.560 442.100 542.000 658.900 704.400
4
CHI CẢI CÁCH TIỀN
LƯƠNG
Quyết toán 26.987 0 0 23.228 0
Dự toán 29.197 24.600 28.400 36.600 35.490 27.000 59.300 15.600
5
BỔ SUNG QUỸ DỰ
TRỮ TÀI CHÍNH

Quyết toán 135 100 100 100 100 100 100
Dự toán 100 100 100 100 100 100 100 100 100
6 DỰ PHÒNG
Quyết toán 0 0 0 0
Dự toán 11.250 9.040 10.700 13.700 15.300 18.400 21.700 23.400 19.200
D BỘI CHI NGÂN SÁCH
Quyết toán 48.613 56.500 62.200 111.200 111.500 140.200
Dự toán 48.500 56.500 66.900 87.300 119.700 120.600 140.200 162.000 224.000
TỶ LỆ BỘI CHI SO GDP
Quyết toán 5% 4,95% 6,9% 5,6% 4,9% 4,8%
Dự toán 5% 5% 5% 4,82% 6,20% 5,3% 4,8% 4,8% 5.3%

NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI
CHI NSNN
1 VAY TRONG NƯỚC
Quyết toán 35.864 43.000 51.200
Dự toán 36.000 43.000 51.900 71.300 98.700 92.600
2 VAY NGOÀI NƯỚC Quyết toán 12.749 13.500 15.000
Trang 10
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Dự toán 12.500 13.500 15.000 16.000 21.000 28.000
Nguồn: Bộ tài chính
Trang 11
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
2.1. Thực trạng thu ngân sách giai đoạn 2006 đến nay.
Dựa vào bảng cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 đến nay ta
có:
2.1.1. Năm 2006
Thu ngân sách năm 2006 đạt 279.472 tỷ đồng, vượt 17,47% so với dự
toán. Trong đó:

-Thu nội địa đạt 145.404 tỷ đồng, vượt 10,15% so với dự toán.
-Ngân sách thu từ dầu thô đạt 83.346 tỷ đồng, tăng 31,46% so với dự
toán.
-Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được quyết toán đạt 42.825 tỷ đồng,
tăng so với dự toán là 7,06%.
-Thu từ viện trợ không hoàn lại đạt 7.897 tỷ đồng, vượt hơn 3 lần so với
dự toán.
-Thu từ kết chuyển từ năm trước đạt 8.617 tỷ đồng, vượt 7,71% so với dự
toán.
2.1.2. Năm 2007
Thu ngân sách nhà nước đã giảm so với năm 2006, tổng thu ngân sách
năm này đạt 287.900 tỷ đồng, vượt 6.000 tỷ so với dự toán.
-Thu nội địa: tăng 5,07% so với dự toán.
-Ngân sách thu từ dầu thô giảm so với dự toán là 3.200 tỷ đồng, tức là
giảm 9,55%.
-Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được quyết toán đạt 56.500 tỷ đồng,
tăng so với dự toán là 1,98%.
-Thu từ viện trợ không hoàn lại đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 400 tỷ đồng so
với dự toán.
-Thu từ kết chuyển từ năm trước đạt 23.940 tỷ đồng, tăng khá nhiều so
với dự toán
Trang 12
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
2.1.3. Năm 2008
Thu ngân sách nhà nước cao nhất trong 3 năm 2006-2008, đạt 399.000 tỷ
đồng, vượt 23,53% so với dự toán. Cụ thể như sau:
-Thu nội địa: đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 8,3% so với dự toán
-Thu từ dầu thô tăng 32.400 tỷ đồng, tăng cao so với dự toán của chính
phủ.
-Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, viện trợ không hoàn lại: cũng

tăng so với dự toán.
Trong khi đó thu kết chuyển từ năm trước thì vẫn giữ nguyên ở mức
9.080 tỷ đồng.
2.1.4. Năm 2009
Thu NSNN năm 2009 ước đạt 442.340 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán;
mức động viên thuế và phí đạt 23%GDP. Cụ thể:
- Thu nội địa: Ước thực hiện đạt 269.656 tỷ đồng, vượt 15,7% so với dự toán,
riêng thu tiền sử dụng đất đạt 36.274 tỷ đồng.
- Thu ngân sách từ dầu thô: Ước đạt 60.500 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán.
-Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu ước đạt 143.664 tỷ đồng, tăng 18,5% so với dự toán; sau khi trừ số chi
hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 38.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ
hoạt động xuất nhập khẩu đạt 105.664 tỷ đồng, vượt 19,8% so với dự toán.
- Thu viện trợ không hoàn lại: Ước thực hiện đạt 6.520 tỷ đồng.
2.1.5. Năm 2010
Thu NSNN năm 2009 ước đạt 559.170 tỷ đồng, vượt 21,16% so với dự toá. Cụ
thể:
- Thu nội địa: Ước thực hiện đạt 354.400 tỷ đồng, vượt 20.26% so với dự toán.
- Thu ngân sách từ dầu thô: Ước đạt 69.170 tỷ đồng, bằng 104,32% so với dự
toán.
Trang 13
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
-Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu ước đạt 130.100 tỷ đồng
- Thu viện trợ không hoàn lại: Ước thực hiện đạt 5.500 tỷ đồng.
2.1.6. Năm 2011
Thu ngân sách nhà nước năm này đạt 674.500 tỷ đồng, vượt 13,36% so với dự
toán của chính phủ trước đó.
-Tương tụ như những năm trước, nhìn chung thu từ nội địa, dầu thô, thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu đều vượt so với dự toán.

2.1.7. Năm 2012
Trong năm này thì thu ngân sách nhà nước là cao nhất, nhưng lại vượt không
nhiều so với dự toán trước đó, và chỉ vượt 0,36%.
-Thu từ nội địa đạt 94,5% so với dự toán.
-Thu từ dầu thô lại vượt khá cao so với dự toán, vượt 61,04%.
-Thu từ hoạt động xuất nhật khẩu giảm 16,94% so với dự toán.
-Thu từ kết chuyển từ năm trước sang sau khi quyết toán thì vẫn giữ nguyên
22.400 tỷ đồng.
2.1.8. Năm 2013, năm 2014
Dự thu của 2 năm này khá cao so với những năm trước, cụ thể năm 2013 dự
thu là 816.000 tỷ đồng, sang năm 2014 giảm còn 782.700 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng chi ngân sách giai đoạn 2006 đến nay.
Dựa vào bảng cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 đến nay ta có:
2.2.1. Năm 2006.
Chi ngân sách nhà nước năm 2006 là 321.377 tỷ đồng, vượt so với dự
toán là 9,16%. Theo từng lĩnh vực cụ thể như sau:
-Chi đầu tư phát triển: so với dự toán thì tăng 5.000 tỷ đồng, tức tăng
6,13%.
-Chi phát triển sự nghiệp, kinh tê-xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý
hành chính là 161.852 tỷ đồng tăng so với dự toán là 23,11%.
Trang 14
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
-Chi cải cách tiền lương: giảm so với dự toán, chỉ chi 92,43% của dự toán
-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính vượt 35 tỷ đồng.
2.2.2. Năm 2007
Tổng chi năm 2007 chiếm 368.340 tỷ đồng, cao hơn so với dự toán đầu
năm của chính phủ là 3,06%. Chi ngân sách nhà nước của từng lĩnh vực cụ
thể như sau:
- Chi đầu tư phát triển: đạt 101.500 tỷ đồng, tăng 2,06% so với dự toán.
- Chi trả nợ và viện trợ: trong năm này thì không có sự thay đổi so với dự

toán của chính phủ, khoản này vẫn đạt mức 49.160 tỷ đồng.
- Chi phát triển sự nghiệp, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an minh, quản lý
hành chính nhà nước Đảng, đoàn thể: khoản mục này cũng đã chi nhiều hơn
so với dự toán, và cao hơn 18,02% so với dự toán.
- Chi bổ sung quỹ tài chính: giữa quyết toán và dự toán giống nhau là 100
tỷ đồng.
2.2.3. Năm 2008
Tổng chi trong năm là 474.280 tỷ đồng, tăng 18,87% so với dự toán đầu
năm. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:
- Chi đầu tư phát triển: dự toán là 99.730 tỷ đồng, trong khi đó quyết toán
lại tăng lên 117.800 tỷ đồng.
- Chi trả nợ và viện trợ: trong năm này vẫn giữ nguyên giống với mức dự
toán đầu năm.
- Chi quốc phòng an ninh trong năm này tăng khá nhiều so với dự toán,
tăng 25,72%.
- Chi bổ sung quỹ tài chính: đạt 100 tỷ đồng.
2.2.4. Năm 2009
Chi NSNN năm 2009 ước thực hiện 584.695 tỷ đồng, tăng 19,0% so với dự
toán đầu năm.
Trang 15
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Trên cơ sở kết quả thực hiện thu, đánh giá kết quả thực hiện chi NSNN theo
từng lĩnh vực như sau:
- Chi đầu tư phát triển: Ước đạt 179.961 tỷ đồng, tăng 59,5% so dự toán do
được bổ sung nguồn từ gói kích thích kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn
được sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
- Chi trả nợ và viện trợ: kết quả thực hiện 64.800 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng
so với dự toán, đảm bảo trả các khoản nợ tăng thêm do tăng huy động vay trong
nước để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế; việc
thanh toán nợ được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết.

- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính: kết quả thực hiện 320.501 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán (đã bao
gồm cả chi cải cách tiền lương thực hiện trong năm);
- Chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối ngân sách và để tạo nguồn thực hiện điều
chỉnh tiền lương năm 2010: theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm
2010, đã dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn vượt thu NSTW năm 2009 chuyển nguồn
sang năm 2010 để đảm bảo cân đối NSNN. Bên cạnh đó, theo quy định, các địa
phương đã dành 50% nguồn vượt thu so với dự toán của NSĐP năm 2009 (không
kể số vượt thu tiền sử dụng đất), cùng với nguồn chi cải cách tiền lương còn dư
đến cuối năm 2009, chuyển nguồn sang năm 2010 để tiếp tục thực hiện cải cách
tiền lương. Tổng cộng số chuyển nguồn NSNN từ năm 2009 sang năm 2010 là
17.233 tỷ đồng.
2.2.5. Năm 2010
Tổng chi ngân sách nhà nước chiếm 671.370 tỷ đồng. Tăng 15,31% so với dự
toán. Cụ thể như sau:
- Chi đầu tư phát triển chi nhiều hơn dư toán là: 47.210 tỷ đồng .
- Chi trả nợ và viện trợ: năm này thì thực chi đã nhiều hơn so với dự toán là
14,23%.
Trang 16
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính: khoản này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi của ngân sách
nhà nước, năm 2010 chi cho lĩnh vực này là 385.082 tỷ đồng.
- Chi bổ sung quỹ tài chính là 100 tỷ đồng.
2.2.6. Năm 2011
Trong năm 2011 tổng chi ngân sách nhà nước là 796.000 tỷ đồng, vượt dự toán
là 70.400 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
- Chi đầu tư phát triển vượt dự toán 23.000 tỷ đồng.
- Chi trả nợ và viện trợ: năm này thì thực chi đã nhiều hơn so với dự toán là
15.000 tỷ đồng

- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý
hành chính: 49.400 tỷ đồng.
- Chi bổ sung quỹ tài chính là 100 tỷ đồng.
2.2.7. Năm 2012
Chi ngân sách nhà nước năm 2012 là 905.100 tỷ đồng, vượt không đáng
kể so với dự toán. Theo từng lĩnh vực cụ thể như sau:
-Chi đầu tư phát triển: so với dự toán thì tăng 15.054 tỷ đồng, tức tăng
8,36%.
- Chi trả nợ và viện trợ là 100.000 tỷ đồng, ko tăng so với dự toán.
- Chi phát triển sự nghiệp, kinh tê-xã hội, quốc phòng an ninh, quản lý
hành chính nhiều hơn so với dự toán là 12,66%
-Chi cải cách tiền lương: giảm so với dự toán, chỉ chi 92,43% của dự toán
-Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính là 100 tỷ đồng.
2.2.8. Năm 2013, năm 2014
Năm 2013 tổng chi dự toán đạt ngưỡng 1000.000 tỷ đồng, đến năm 2014 thì đã
tăng lên 1.006.700 tỷ đồng.
Trang 17
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn
2006 đến nay.
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC QUẢN LÝ THU
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chính phủ cần tuyên truyền nhiều hơn nữa lợi ích của việc đóng thuế, và
đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân để đảm bảo nguồn thu ngân sách
nhà nước
Trước hết chính phủ cần có các biện pháp hợp lý trong việc nâng cao
hiệu quả chính sách thuế đối.
Tiến hành cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tính hợp lý trong ba loại thuế
cơ bản: thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế nhà đất.
Cải cách thuế nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội: người có thu

nhập cao thì đóng thuế, nhằm xây dựng các cơ sở công cộng cho những
người nghèo có điều kiện sử dụng.
Xem xét những trường hợp được miễm thuế.
Khi chính phủ thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước thì cần có các văn
bản rõ ràng minh bạch, phải được thực hiện một cách hợp lý.
Đưa chủ trương dân bàn, dân làm, dân kiểm tra vào các công trình công
cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân.
Thường xuyên kiểm tra, và xử lý nghiêm những hành vi gian lận, chiếm
dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Trước khi chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển thì cần xem xét tính
thiết yếu của nó, trách việc giảm nguồn ngân sách nhưng không có hiệu quả
trong quá trình sử dụng.
Kiểm tra, rà soát việc thu chi ngân sách nhà nước của các cấp chính
quyền để đảm bảo hợp ý dân.
Trang 18
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
Bên cạnh đó cần giúp cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn sản
xuất có thể vay vốn với lãi xuất thấp để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế
đã đề ra từ đó có thể đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích thì ta có thể thấy rằng, việc quản lý ngân sách
nhà nước có hiệu quả là mục tiêu cơ bản, hàng đầu của Đảng và nhà nước ta.
Việc quản lý có hiệu quả đó góp phần ổn định kinh tế, ổn định đời sống nhân
dân về mặt vật chất lẫn tinh thần, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo
kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra mục tiêu quan trong trong việc quản lý hiệu quả
ngân sách nhà nước là xây dựng một đất nước “ Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
Trang 19
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NSNN GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
TÀI LIỆU THAM KHẢO

/>www.mof.gov.vn.
Giáo trình tài chính công.
Trang 20

×