Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của huyện văn giang tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 77 trang )


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
o0o






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015 CỦA HUYỆN VĂN GIANG
TỈNH HƢNG YÊN



Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS Lê Quang Cảnh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Công Toản
Khóa : 1
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Kế hoạch phát triển


Hà Nội, năm 2014

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là khóa luận của tôi, đƣợc sự hỗ trợ từ phòng Kế
hoạch – Tài chính huyện Văn Giang và giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS Lê Quang
Cảnh. Các nội dung và các kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho phân tích, nhận xét đƣợc tôi thu
thập từ những nguồn tài liệu khác nhau đƣợc ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ
số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức, học liệu mở Internet đều đƣợc thể hiện
trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Khoa
Kế hoạch phát triển và giáo viên hƣớng dẫn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Công Toản


ii
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI 5
1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong hệ thống kế hoạch hóa 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
1.1.3 Các nguyên tắc và bản chất của kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã
hội…… 6
1.1.4 Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9
1.2 Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10
1.2.1 Xây dựng kế hoạch 10

1.2.2 Thực hiện kế hoạch 11
1.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 11
1.2.4 Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết 12
1.3 Sự cần thiết của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 13
1.3.1 Sự cần thiết của kế hoạch trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa
phƣơng ………………………………………………………………………13
1.3.2 Ý nghĩa của kế hoạch trong quá trình phát triển KT-XH của địa
phƣơng ………………………………………………………………………14
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 15
1.4.1 Nhân tố khách quan 15
1.4.2 Nhân tố chủ quan 15
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2006-2010 VÀ KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN 2011-2015 CỦA HUYỆN VĂN GIANG 17
2.1 Giới thiệu về huyện Văn Giang 17
2.1.1 Lịch sử hình thành 17
2.1.2 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 18
2.1.3 Đặc điểm văn hóa- xã hội 21

iii
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của UBND huyện Văn Giang 24
2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-
2010……… 30
2.3 Đánh giá các yếu tố tác động tới việc thực hiện kế hoạch 36
2.4 Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010 37
2.4.1 Công nghiệp 37
2.4.2 Đầu tƣ xây dựng 39
2.4.3 Tài chính – tín dụng 40
2.4.4 Lĩnh vực về xã hội 41
2.4.5 Những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch 42

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015 48
3.1 Những thuận lợi và khó khăn,thách thức của huyện Văn Giang 48
3.1.1 Những yếu tố thuận lợi 48
3.1.2 Những khó khăn, thách thức đối với việc PT KT-XH 48
3.2 Kế hoạch phát triển KT-XH huyện Văn Giang giai đoạn 2011 – 2015 49
3.2.1 Mục tiêu và các chỉ tiêu 49
3.2.2 Nội dung kế hoạch 50
3.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện
Văn Giang đến năm 2013 55
3.4 Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2015…. 57
3.4.1 Nhóm giải pháp chung nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 2011- 2015 57
3.4.2 Nhóm giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội cho huyện Văn Giang giai đoạn 2011- 2015 62
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71




iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANCT- ATXH
An ninh chính trị - an toàn xã hội
BV
Bệnh viện
CN - TTCN
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

CSSK
Chăm sóc sức khỏe
CTN- NQD
Công thƣơng nghiệp - ngoài quốc doanh
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
KHH
Kế hoạch hóa
KH
Kế hoạch
KT-XH
Kinh tế -xã hội
PKĐK
Phòng khám đăng ký
TTYTDP
Trung tâm y tế dự phòng
TW
Trung Ƣơng
UBND
Ủy ban Nhân dân
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới


v
DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của UBND huyện Văn Giang 29
Hình 2: Tăng trƣởng trung bình hàng năm của các ngành kinh tế 30
Hình 3: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Văn Giang 31
Hình 4: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang 33

Hình 5: Lao động công nghiệp huyện Văn Giang 34
Hình 6: Cơ cấu ngành công nghiệp huyện Văn Giang giai đoạn 2006 - 2010 39

Bảng 1: Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo huyện Văn Giang giai đoạn 2006 - 2010 35
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2006-2010
huyện Văn Giang 38
Bảng 3: Cơ cấu theo ngành lĩnh vực đầu tƣ xây dựng huyện Văn Giang 39
Bảng 4: Danh mục chi ngân sách tại huyện Văn Giang năm 2010 41
Bảng 5: Đánh giá về tình hình thực hiện lĩnh vực xã hội huyện Văn Giang 42
Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch huyện Văn Giang đến năm 2013 56


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của
nhà nƣớc, công tác kế hoạch cũng từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, góp phần tích
cực vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các Chiến lƣợc và Kế
hoạch phát triển KTXH đề ra. Ngày nay, trƣớc xu thế hội nhập hội nhập và sự
biến động của cơ chế thị trƣờng thì vai trò nhà nƣớc càng thể hiện quan trọng
trong việc điều tiết vĩ mô và định hƣớng phát triển cho nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Để tăng cƣờng hơn nữa vai trò của nhà nƣớc
trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, thì việc đổi mới, hoàn thiện các cơ chế,
chính sách là một điều tất yếu. Trong đó, kế hoạch là một trong những công
cụ quản lý, điều hành của nhà nƣớc nên việc đổi mới, hoàn thiện công tác lập
kế hoạch là một việc hết sức cần thiết và cấp bách.
Với kế hoạch đến năm 2015, phấn đấu xây dựng Văn Giang trở thành
huyện phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội, cơ cấu kinh tế công
nghiệp - dịch vụ, có vai trò động lực phát triển của tỉnh Hƣng Yên ở cửa ngõ

phía Tây Bắc. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi huyện
Văn Giang không ngừng vƣơn lên theo kịp tiến trình lớn mạnh của tỉnh, để
thực hiện đƣợc điều này không thể không kể đến những đóng góp của ngành
kế hoạch. Xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới, cùng với
sự hội nhập và hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế làm
cho kinh tế các nƣớc ngày càng phát triển. Đặc biệt, đối với cấp huyện thì vai
trò này càng trở nên quan trọng và không thể thiếu, trong đó bản kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội cấp huyện là một công cụ vô cùng quan trọng góp
phần làm cho bộ máy quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng hoạt động ngày càng
hiệu quả hơn.
Văn Giang là một trong những địa phƣơng đƣợc triển khai nhiều hoạt
động hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển KTXH. Hoạt động tham vấn

2
kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, hàng năm của huyện luôn đƣợc quan tâm,
đồng thời với sự hỗ trợ các cán bộ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện về công
tác lập kế hoạch từ thôn, xã, đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Đây
là những tiền đề quan trọng để huyện có thể tiếp tục triển khai công cuộc này
sâu rộng hơn, nhằm tạo ra một sự chuyển biến thật sự trong công tác lập kế
hoạch phát triển KTXH trong toàn huyện.
Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn công tác lập kế hoạch cấp huyện ở
Văn Giang mặc dù đã có nhiều hoàn thiện, đổi mới, song quá trình hoàn thiện
thiếu đồng bộ, hiệu quả và hiệu lực còn thấp, kế hoạch còn mang nặng tính áp
đặt, chủ quan duy ý chí. Các chỉ số về nguồn tài chính và kế hoạch thƣờng
cách xa nhau, thiếu các chỉ tiêu lồng ghép giữa kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, môi trƣờng. Công tác lập kế hoạch chƣa thực sự đƣợc coi trọng, bản
kế hoạch chƣa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho công tác quản lý của các
cấp chính quyền huyện.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc lập kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Tài chính - Kế hoạch

huyện Văn Giang, tôi đã chọn đề tài để làm khóa luận tốt nghiệp là:
“ Giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 – 2015 của huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên “
Dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, với mục đích là có thể
đóng góp những suy nghĩ, quan điểm cũng nhƣ những nghiên cứu của mình
cho việc đổi mới công tác thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của huyện
nhà. Từ đó, đƣa ra một số giải pháp giúp cho việc thực hiện các bản kế hoạch
thực sự có thể đi vào cuộc sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề tập trung làm rõ cơ sở lý luận về kế hoạch phát triển KTXH
trong nền kinh tế thị trƣờng và sự cần thiết đổi mới công tác lập KH phát triển
KTXH cấp huyện hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu tìm hiểu tình hình
thực hiện công tác kế hoạch phát triển KTXH tại huyện Văn Giang hiện nay.

3
Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội cấp huyện ở Văn Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣơng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác lập và thực
hiện kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện hàng năm và 5 năm. Từ đó đề xuất
những kiến nghị, giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển huyện nhà.
Phạm vi nghiên cứu:
• Về nội dung: nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác lập KH phát
triển KTXH cấp huyện.
• Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch huyện Văn
Giang, tỉnh Hƣng Yên.
• Phạm vi thời gian: Tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển KTXH 5 năm (2006-2010) và công tác lập KH phát triển KTXH
giai đoạn 2011- 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

Khóa luận sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn là các kiến
thức từ các giáo trình chuyên ngành, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu
tƣ, một số đề tài đã đƣợc nghiên cứu, công bố về lĩnh vực phát triển kinh tế -
xã hội. Từ những tài liệu đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp đọc hiểu, phân tích
các số liệu, bảng biểu, phân tích các trƣờng hợp có thể xảy ra trong quá trình
nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng lý luận và phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, kết hợp lịch sử với logic, kết hợp các phƣơng pháp thống kê, so sánh,
phân tích và tổng hợp báo cáo và sử dụng các nguồn học liệu mở trên Internet
nhằm giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.



4
5. Kết cấu của đề tài
Khóa luận tốt nghiệp này gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về kế hoạch phát triển KTXH.
Chƣơng 2: Kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015 và tình hình thực
hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010 huyện Văn Giang.
Chƣơng 3: Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai
đoạn 2011-2015.




5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong hệ thống kế hoạch hóa
1.1.1 Khái niệm

Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô nƣớc
nhà, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu, định hƣớng của chiến lƣợc phát triển
theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp
định hƣớng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời
kỳ kế hoạch.
Do đó có thể hiểu một cách chung nhất là: Kế hoạch kinh tế quốc dân
là tổng hợp những mục tiêu, phƣơng hƣớng, chính sách, biện pháp kinh tế
quốc dân đƣợc biểu hiện trong một hệ thống các bảng cân đối, trên cơ sở nhận
thức và thỏa mãn các yêu cầu của các quy luật kinh tế của nền kinh tế quốc
dân và trên cơ sở khai thác có hiệu quả kinh tế xã hội cao mọi tài nguyên nhân
– tài lực – vật lực của đất nƣớc.
1

Dù kế hoạch hoạt động, một công việc cụ thể hay kế hoạch phát triển
thì bản chất của công việc chính là sự hƣớng tới tƣơng lai, đƣợc xem nhƣ là
nhịp cầu nối từ hiện tại đến chỗ mà chúng ta muốn đến trong tƣơng lai.
1.1.2 Đặc điểm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam gồm 2 thời kỳ với
các cơ chế kế hoạch hoá khác nhau.Từ năm 1986 trở về là việc áp dụng cơ
chế kế hoạch hoá tập trung - thực chất là kế hoạch hoá nền kinh tế theo hình
thức hiện vật, không thừa nhận kinh tế hàng hoá và chủ yếu là hoạt động của
khu vực kinh tế nhà nƣớc, coi nhẹ các thành phần kinh tế khác. Từ năm 1986
trở lại đây chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá có định hƣớng của nhà
nƣớc nhằm tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác cùng tham gia, đồng
thời hƣớng tới một sự phát triển bền vững khi đặt các mục tiêu phát triển kinh
tế đi đôi với công tác xã hội hoá.


1
Giáo trình kinh tế phát triển trang 428


6
Kế hoạch phát triển là một văn bản mang tính định hƣớng, có tính phân
đoạn cụ thể. Tính phân đoạn đƣợc thể hiện theo các mốc thời gian rõ ràng nhƣ
kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch có cả
tính định tính và định lƣợng trong đó tính định lƣợng là đặc trƣng cơ bản, tính
định lƣợng của kế hoạch đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ
tiêu biện pháp dựa trên những dự báo cụ thể mang tính cân đối của nền kinh
tế quốc dân. Những hệ thống chỉ tiêu và mục tiêu trong kế hoạch thƣờng đầy
đủ, chi tiết và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng thực thi.
Ngoài ra, một số đặc điểm khi làm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:
 Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu chính trị của Chính phủ,
việc đặt ra kế hoạch nhằm xác định những mục tiêu chiến lƣợc có liên quan
trực tiếp đến sự phát triển trong tƣơng lai của nền kinh tế đất nƣớc.
 Một kế hoạch phát triển đề ra một chiến lƣợc mà thông qua đó ngƣời
ta dự định đƣợc những mục tiêu, mà những mục tiêu này thƣờng đƣợc biến
thành các chỉ tiêu cụ thể.
 Kế hoạch bao hàm toàn bộ nền kinh tế. Việc lập kế hoạch quốc gia bắt
đầu bằng việc xây dựng các chiến lƣợc mục tiêu và các chỉ tiêu quốc gia. Trên
cơ sở đó, các ngành cụ thể hóa các chƣơng trình và chiến lƣợc trung thành các
kế hoạch của ngành trong đó bao gồm các hoạt động cụ thể. Các ngành cụ thể
các yếu tố của vùng và mối liên hệ giữa các ngành.
 Để đảm bảo tính tối ƣu và tính nhất quán, hệ thống kế hoạch phát triển
đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình, các dự án xem nhƣ là các hoạt động
kinh tế cụ thể trong tƣơng lai.
 Kế hoạch phát triển thƣờng kéo dài 5 năm và thể hiện nhƣ kế hoạch
trung hạn, có thể kết hợp với kế hoạch viễn cảnh dài hạn và đƣợc bổ sung
bằng kế hoạch hàng năm.
1.1.3 Các nguyên tắc và bản chất của kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1 Nguyên tắc


7
Kế hoạch hóa phát triển là yếu tố tập trung của hệ thống quản lý kinh tế
- xã hội, nó cần phải quán triệt các nguyên tắc chung nhất sau đây:
- Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội: Mục đích cuối cùng của kế
hoạch là đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội nhằm đƣa nền kinh tế phát triển
toàn diện và bền vững. Vì vậy kế hoạch không xây dựng xuất phát từ nhu cầu
của xã hội thì kế hoạch sẽ không có tính thiết thực và nền kinh tế sẽ khó phát
triển theo xã hội mong muốn.
- Kế hoạch phải dựa trên định hƣớng của nhà nƣớc và phù hợp với quy định
của pháp luật: Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của
nhà nƣớc ta mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong
phát triển trong việc phát triển kinh tế, các hoạt động văn hoá xã hội. Tuy
nhiên khi lập kế hoạch các đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, … vẫn
phải dựa vào các định hƣớng của nhà nƣớc, vì các định hƣớng này đảm bảo
lợi ích chung cho toàn quốc gia và cộng đồng, nó dựa trên các dự báo có khoa
học và mang tính cân đối vĩ mô cho nền kinh tế quốc dân.
- Kế hoạch phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện thực tế: Các điều
kiện thực tế của địa phƣơng nhƣ điều kiện cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhân lực, các yếu tố về kinh tế - xã hội, chính trị. Xây dựng kế
hoạch không tính đến nhân tố này sẽ làm cho kế hoạch mất tính hiện thực và
thiếu khả năng thực thi.
- Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, đảm bảo tính tập trung, khả năng thực thi
cao, đáp ứng đƣợc các mục tiêu mà xã hội cần: Các mục tiêu chủ yếu của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội là các mục tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng, các mục tiêu kết hợp tầm vĩ mô với các chƣơng trình của các bộ
ngành TW, Chính phủ để đảm bảo tính đồng bộ với các mục tiêu, chƣơng
trình lớn của quốc gia.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính
xác cao nhất có thể có: Nội dung các bản kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa

học đã đƣợc nghiên cứu về tình hình thực trạng cụ thể của địa phƣơng, đơn vị

8
lập kế hoạch. Ở hầu hết các địa phƣơng đều có các điều tra, nghiên cứu lớn
theo giai đoạn về tình hình dân số, kinh tế, xã hội, các kế hoạch trung và dài
hạn thƣờng phải dựa vào các nghiên cứu, điều tra này để dự báo tình hình
phát triển lâu dài về kinh tế, xã hội để lập kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể.
- Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình biến động
của đơn vị, địa phƣơng lập kế hoạch: Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới, quá trình phát triển toàn diện của nƣớc ta cũng chịu ảnh
hƣởng bởi biến động của khu vực và thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội. Do
đó xây dựng kế hoạch phải linh hoạt, thích ứng với các biến động lớn về kinh
tế, chính trị của khu vực và thế giới.
- Kế hoạch phải cố gắng đảm bảo tính liên tục và có kế hoạch dự phòng trong
trƣờng hợp tình hình tại địa phƣơng, đơn vị có biến động lớn: Xây dựng kế
hoạch phải tránh trƣờng hợp dập khuôn, bị động khi có biến động ảnh hƣởng
mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Dựa vào các mục tiêu, chƣơng trình phát triển dài
hạn 10, 20 năm để xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn, kế hoạch quý sao
cho toàn bộ các kế hoạch đó tạo thành một kế hoạch liên tục. Đồng thời phải
có kế hoạch dự phòng trong trƣờng hợp có biến động ảnh hƣởng đến việc
hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch đã định.
- Kế hoạch phải đƣợc xây dựng dựa trên nội dung kế hoạch dài hạn và kết
hợp với kế hoạch ngắn hạn, trung hạn để đảm bảo cân đối vĩ mô, phát triển
bền vững.
- Kế hoạch phải bảo đảm độ tin cậy, tính tối ƣu hoá và hiệu quả cụ thể theo
từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội cụ thể.
1.1.3.2 Bản chất của kế hoạch hóa
Bản chất của kế hoạch hóa, trƣớc hết đƣợc mô tả nhƣ là một loạt các
mục tiêu kinh tế -xã hội cần đạt đƣợc trong khoảng thời gian đã định sẵn. Một
kế hoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong kinh

tế quốc dân. Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của nền kinh tế.

9
Kế tiếp, bản chất của kế hoạch hóa đƣợc thể hiện ở cách thức thực hiện sự can
thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Bản chất là giống nhau nhƣng sự biểu hiện của bản chất này đƣợc thể
hiện không giống nhau trong các phƣơng thức kế hoạch hóa khác nhau. Các
mục tiêu cụ thể đƣợc định trƣớc bởi các nhà kế hoạch ở TW đã tạo nên cơ sở
cho một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện, đầy đủ và chuyển xuống cấp
dƣới theo tuyến dọc.
Còn về bản chất của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trƣờng là thể
hiện sự nỗ lực có ý thức của Chính phủ trong việc chủ động thiết lập các mối
quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng của xã hội với khả năng nguồn lực hạn chế,
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao nhất của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã
hội trên cơ sở sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả cao nhất.
Nhƣ vậy ta có thể kết luận rằng, kế hoạch hóa đứng về mặt bản chất là
giống nhau đối với mọi nền kinh tế. Nhƣng nội dung và hình thức biểu hiện là
khác nhau trong các phƣơng thức kế hoạch hóa khác nhau. Kế hoạch hóa tập
trung mang tính cƣỡng chế trực tiếp, nó thể hiện ở tính chất pháp lệnh, tính
chất hiện vật và tính chất cấp phát- giao nộp. Kế hoạch phát triển mang tính
thuyết phục gián tiếp và đƣợc xem là công nghệ của sự lựa chọn các hoạt
động hợp lý và tối ƣu. Một kế hoạch nhƣ trên phảo là kế hoạch ở tầm vĩ mô,
một kế hoạch hƣớng dẫn và kế hoạch dƣới dạng các chính sách.
1.1.4 Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
1.1.4.1 Theo thời gian thực hiện kế hoạch
Theo thời gian của kế hoạch chúng ta thƣờng phân kế hoạch thành kế
hoạch dài hạn ( kế hoạch từ 10 năm trở nên), kế hoạch trung hạn ( kế hoạch
3 năm, kế hoạch 5 năm), kế hoạch ngắn hạn ( thƣờng là kế hoạch 1 năm, kế
hoạch quý, kế hoạch tháng). Trong đó kế hoạch dài hạn thƣờng là kế hoạch
có tính chiến lƣợc cao, kế hoạch trung hạn có tính khả thi cao và kế hoạch

ngắn hạn thƣờng đáp ứng nhanh nhất cho các nhu cầu phát triển trƣớc mắt
của xã hội.

10
1.1.4.2 Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội
Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội thƣờng phân kế hoạch thành các
kế hoạch cho từng lĩnh vực phát triển cụ thể nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế,
kế hoạch phát triển xã hội, kế hoạch về quốc phòng an ninh, hoặc các kế
hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực nhƣ kế hoạch phát triển công nghiệp,
kế hoạch phát triển giáo dục,…
1.1.4.3 Theo nguồn vốn cho từng chương trình phát triển cụ thể
Kế hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn này thƣờng là các kế hoạch về các
chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chƣơng trình theo nguồn vốn đầu tƣ của
nƣớc ngoài nhƣ vốn vay của nƣớc ngoài (ODA), vốn đầu tƣ trực tiếp của
nƣớc ngoài (FDI), và vốn đầu tƣ của các cơ sở hạ tầng theo kiểu chủ đầu tƣ
nƣớc ngoài đứng ra xây dựng và kinh doanh, sau đó chuyển giao cho nƣớc
chủ nhà (BOT). Việt Nam là một nƣớc nghèo có điều kiện cơ sở hạ tầng chƣa
phát triển so với khu vực và trên thế giới do đó hàng năm cũng nhƣ trong dài
hạn nhận đƣợc rất nhiều nguồn vốn viện trợ của nƣớc ngoài.
1.1.4.4 Theo đối tượng kế hoạch.
Theo tiêu chuẩn này phân kế hoạch ra theo các loại kế hoạch khác nhau
phục vụ cho từng mục tiêu phát triển cụ thể, hƣớng đến từng kế hoạch thành
phần nhằm mục tiêu phát triển và giúp hoàn thành kế hoạch tổng thể trung và
ngắn hạn. Theo tiêu chí này các kế hoạch thƣờng là kế hoạch phát triển cho
từng đối tƣợng nhƣ : Kế hoạch cho ngƣời nghèo vay vốn phát triển sản xuất,
kế hoạch xây dựng vùng chuyên canh và khu chế xuất, …
1.2 Quy trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1 Xây dựng kế hoạch
Từ những đánh giá mang tính cụ thể, chính xác thực trạng thực hiện các
nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế của thời kỳ trƣớc, xem xét kết quả của việc thực

hiện các dự án, chƣơng trình xây dựng đã và đang triển khai cũng nhƣ các yếu
tố nguồn lực bên trong, bên ngoài các nhà kế hoạch tiến hành:


11
- Cụ thể hóa và tính toán con số chỉ tiêu, mục tiêu phát triển.
- Xác định cái giá phải trả cho mục tiêu đặt ra của thời kỳ kế hoạch. Đây
là việc xác định nhu cầu về các yếu tố nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện
các mục tiêu nhƣ: nhu cầu về vốn, nhu cầu lao động, thay đổi các yếu tố về
công nghệ - kỹ thuật, nguồn tài nguyên.
- Đo lƣờng các yếu tố nguồn lực hiện có trong thời kỳ kế hoạch nhƣ
nguồn tích lũy, nguồn thu từ ngân sách, nguồn huy động vốn từ dân cƣ… các
nguồn lực vật chất cụ thể kết hợp với những giới hạn về trình độ, thể chế, cơ
chế hành chính, tổ chức sẽ là những ràng buộc tác động đến khả năng đạt
đƣợc những mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.
- Cân đối các yếu tố nguồn lực chủ yếu trong thời kỳ kế hoạch, thực chất
đây là việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cần có phản ánh thực trạng cân
đối giữa mục tiêu với các yếu tố nguồn lực. Trong đó, điều quan trọng là chỉ
ra các mất cân đối và hƣớng giải quyết các mất cân đối nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu đặt ra.
1.2.2 Thực hiện kế hoạch
Trong bƣớc này, vấn đề quan trọng trƣớc hết là phải đƣa ra đƣợc các
chính sách, cơ chế, chính sách khuyến khích hay ràng buộc để tạo ra môi
trƣờng vĩ mô thích hợp cho các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế, các doanh
nhân có cơ hội phát huy nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Mặt
khác các nhà tổ chức cần phải đặt ra các kiến nghị, giải pháp cần thay đổi
trong thể chế,cơ chế hoàn thiện các tổ chức kinh tế, bộ máy quản lý có liên
quan để xóa bỏ các trở ngại trong quá trình vận hành. Toàn bộ các phƣơng
tiện về chính sách, thể chế, công cụ này cần đặc biệt hƣớng vào việc khai
thác, huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách có hiệu quả nhất để

thực hiện mục tiêu kế hoạch.
1.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
Cần phải xác định các dạng thức hoạt động triển khai công tác kế
hoạch, theo dõi tổ chức quá trình đánh giá và thực hiện kế hoạch. Để đánh giá

12
tình hình thực hiện kế hoạch phải dựa trên các mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra,
với các mục tiêu chỉ tiêu ấy kế hoạch đã hoàn thành, chƣa hoàn thành hay
vƣợt mức đề ra. Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế -xã hội đảm bảo
các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của các thời kỳ tiếp
theo. Ví dụ các nhƣ các mục tiêu đinh hƣớng gắn kiền nhằm ổn định sự phát
triển vĩ mô của nền kinh tế nhƣ:
- Tăng trƣởng kinh tế nhanh.
- Tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời.
- Giải quyết công ăn việc làm.
- Ổn đinh mức giá cả.
- Giảm thiểu đối nghèo và bất công trong thu nhập.

1.2.4 Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết
Để xử lý những bất cập trong quy trình kế hoạch hóa cần lƣu ý các vấn
đề cơ bản:
- Phải khẳng định quá trình kế hoạch hóa là vô cùng quan trọng và các
nhà lãnh đạo chính trị tất yếu có một mối quan hệ áp đặt nhất định đối với quá
trình kinh tế. Điều đó đòi hỏi các nhà kế hoạch phải có tác động tích cực nhất
bằng cách lồng ghép những cân nhắc kinh tế một cách kiên quyết vào trong
các quyết định chính trị, lƣợng hóa các yếu tố mà các nhà kế hoạch có thể tính
toán đƣợc để chứng minh tính chất đúng đắn của các vấn đề kinh tế.
- Tăng cƣờng cho các nhà lãnh đạo chính trị các kiến thức về kinh tế học
nói chung và lĩnh vực kinh tế của riêng họ. Điều đó sẽ giúp các nhà lãnh đạo
chính trị đƣa ra các quyết định có căn cứ hơn, có hiệu quả hơn và đây cũng

chính là mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hóa phát triển.
- Trong những trƣờng hợp cụ thể có thể thay đổi một cách linh hoạt để
giải quyết tình trạng bế tắc. Các nhà kế hoạch có thể bắt đầu bằng việc hình
thành các mục tiêu và thứ tự ƣu tiên rồi soạn thảo ra các kế hoạch lựa chọn.

13
Việc đó giúp các nhà chính trị có căn cứ trong việc đánh giá mối quan hệ qua
lại giữa các mục tiêu khác nhau.
1.3 Sự cần thiết của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1 Sự cần thiết của kế hoạch trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa
phương
Phát triển kinh tế - xã hội mà không có kế hoạch vạch ra từ trƣớc cũng
sẽ gây ra tính hai mặt của nó. Nhiều những thuận lợi cho sự phát triển của đất
nƣớc nhƣng cũng có những khó khăn thách thức nhất định do đó kế hoạch với
chức năng là công cụ quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân là một nội
dung không thể thiếu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của một Quốc
gia cũng nhƣ của từng địa phƣơng. Đối với nƣớc ta hiện nay, nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa kế hoạch là kim chỉ nam cho mọi hoạt
động của các đơn vị, tổ chức, các cơ quan ban ngành, địa phƣơng trong việc
xây dựng chƣơng trình phát triển cho xã hội trong tƣơng lai. Kế hoạch phát
triển kinh tế đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong hoạt động của các cấp từ
TW đến địa phƣơng.
Đối với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣ ở nƣớc
ta hiện nay, với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế thì kế hoạch
phải tạo ra một môi trƣờng thuận lợi để tất cả các thành phần kinh tế cùng
tham gia bình đẳng sao cho các nguồn lực của xã hội đƣợc sử dụng hợp lý
nhất cho sự phát triển chung của xã hội. Thông qua các chính sách, cơ chế
khuyến khích đầu tƣ phù hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển
để phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, hạn chế sự chênh lệch phát
triển giữa các vùng, chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cƣ phục vụ cho

mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội.
Đối với địa phƣơng kế hoạch dựa trên các nguồn lực đã đƣợc điều tra
và dự báo hiện tại để xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu tổng hợp cũng nhƣ
các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó nhằm hƣớng tới mục tiêu
phát triển chung của địa phƣơng. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa

14
phƣơng đƣợc xây dựng sao cho nguồn lực có hạn của địa phƣơng đƣợc sử
dụng một cách tối ƣu nhất mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội cao
nhất có thể. Với nguồn lực hạn chế thu trên địa bàn và ngân sách phân bổ của
nhà nƣớc thì nếu không có kế hoạch điều tiết và định hƣớng sẽ dẫn đến đầu tƣ
dàn trải, không hiệu quả và không đảm bảo đƣợc các cân đối kinh tế vĩ mô và
quá trình phân phối, phân bổ ngân sách sẽ không đạt đƣợc hiệu quả về phúc
lợi xã hội; quyền lợi của ngƣời lao động, ngƣời dân nghèo, những ngƣời khó
khăn,… sẽ không đƣợc đảm bảo, xã hội sẽ phát triển không đồng đều, không
có tính bền vững.
1.3.2 Ý nghĩa của kế hoạch trong quá trình phát triển KT-XH của địa phương
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là sự cụ thể hoá các chiến lƣợc phát
triển trong lộ trình phát triển của đất nƣớc trong dài hạn. Kế hoạch đƣa ra các
mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xác định các cân
đối, các chính sách phân bổ nguồn lực cho các chƣơng trình phát triển khu
vực kinh tế nhà nƣớc và khuyến khích sự phát triển của khu vực tƣ nhân. Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội giúp cho ngƣời dân hiểu hơn về những thuận
lợi, khó khăn, thách thức mà chúng ta đang phải đối phó, biết đƣợc tiềm năng,
định hƣớng phát triển của đất nƣớc trong tƣơng lai.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vừa giúp địa phƣơng đảm bảo đƣợc
sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực vừa giúp địa
phƣơng đạt đƣợc các mục tiêu về xã hội nhƣ giảm chênh lệch thu nhập giữa
các nhóm dân cƣ, xây dựng đƣợc các công trình phúc lợi xã hội,… từ đó
hƣớng tới một sự phát triển bền vững. Kế hoạch cũng giúp địa phƣơng đồng

bộ đƣợc sự phát triển các mục tiêu của mình với sự phát triển các mục tiêu
chung của cả nƣớc. Thông qua kế hoạch có thể giúp địa phƣơng khai thác
đƣợc tiềm năng, thế mạnh của mình phục vụ cho các mục tiêu đã đề ra, đồng
thời có các định hƣớng, chính sách riêng của mình nhƣ chính sách tài chính
tiền tệ, chính sách ƣu đãi đầu tƣ, chính sách phát triển ngành nghề trọng điểm,
chính sách về đăng ký kinh doanh,…để thu hút đầu tƣ trên địa bàn từ đó phát

15
triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
cũng nhƣ nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Có kế hoạch cụ thể và hợp lý
giúp cho địa phƣơng phân bổ và điều tiết vốn, ngân sách và nguồn lực một
cách hợp lý vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo phát triển các mục
tiêu xã hội tiến tới một sự phát triển toàn diện.
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội
1.4.1 Nhân tố khách quan
Yếu tố thuộc về lực lƣợng sản xuất: phát triển kinh tế suy cho cùng là
sự phát triển lực lƣợng sản xuất (bao gồm tƣ liệu sản xuất và ngƣời lao động).
Vì vậy, muốn phát triển kinh tế, phải tập trung phát triển lực lƣợng sản xuất.
Trong đó, cùng với việc bảo tồn và sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, cần phải nhấn mạnh vai trò của con ngƣời, khoa học và
công nghệ.
Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Khoáng sản: là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý
nghĩa hàng đầu. Số lƣợng, chủng loại, trữ lƣợng, chất lƣợng khoáng sản trên
lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
Khí hậu và nguồn nƣớc: Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc
cung cấp hoặc thoát nƣớc là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp
công nghiệp.
1.4.2 Nhân tố chủ quan

Những yếu tố về quan hệ sản xuất: vai trò của quan hệ sản xuất đối với
phát triển kinh tế thể hiện khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lƣợng sản xuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực lƣợng sản xuất
phát triển. Vì vậy, quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ
phân phối) trực tiếp quy định hệ thống lợi ích kinh tế, tạo động lực cho sự
phát triển kinh tế.

16
Cơ chế chính sách của nhà nƣớc cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trƣờng với tác động của quy luật giá trị,
cạnh tranh, cung - cầu kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động,
mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trƣởng kinh tế nhanh. Nhƣng cơ chế thị
trƣờng cũng có khuyết tật, gây bất bình đẳng xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên
môi trƣờng nên đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nƣớc. Vì vậy, cơ chế thị
trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là cơ
chế kinh tế thích hợp nhất đối với sự phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nƣớc ta.
Những yếu tố thuộc về kiến trúc thƣợng tầng: kiến trúc thƣợng tầng xã
hội bao gồm những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tƣơng ứng của chúng nhƣ
nhà nƣớc, đảng phái, các đoàn thể xã hội có ảnh hƣởng to lớn đến sự phát
triển kinh tế.





17
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2006-2010 VÀ KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN 2011-2015 CỦA HUYỆN VĂN GIANG

2.1 Giới thiệu về huyện Văn Giang
2.1.1 Lịch sử hình thành
Tỉnh Hƣng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang
Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hƣng thứ 2 (1741) thì chia thành
Sơn Nam Thƣợng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3
(1822), Sơn Nam Thƣợng đƣợc đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì
gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hƣng Yên đƣợc
thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù
Dung của trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hƣng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam
Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hƣng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái
Bình mới thành lập).
Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hƣng Yên đã nổi danh từ
thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trƣớc đó với Phố Hiến, vốn là thƣơng cảng đô
hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngƣợc sông Hồng lên Thăng
Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành
tụ điểm sầm uất. Ngƣời Tàu, ngƣời Nhật và ngƣời Tây phƣơng đều đến đấy
buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".
Ngày 27 tháng 1 năm 1968, Hƣng Yên đƣợc hợp nhất với tỉnh Hải
Dƣơng thành tỉnh Hải Hƣng.
Ngày11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành
huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn
Yên; hợp nhất 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ.
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 huyện Kim Động và Ân Thi
thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên
thành huyện Mỹ Văn; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện
Khoái Châu thành huyện Châu Giang.

18
Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện: Kim
Động và Ân Thi.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hƣng Yên từ tỉnh Hải Hƣng.
Khi tách ra, tỉnh Hƣng Yên có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Hƣng Yên và 5
huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.
Ngày 24 tháng 2 năm 1997, chia huyện Phù Tiên thành 2 huyện: Phù
Cừ và Tiên Lữ.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Châu Giang thành 2 huyện:
Khoái Châu và Văn Giang.
Văn Giang là một trong 10 huyện của tỉnh Hƣng Yên, bao gồm 10 xã
và 1 thị trấn: Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Long Hƣng, Nghĩa Trụ,
Vĩnh Khúc, Tân Tiến, Liên Nghĩa, Mễ Sở, Thắng Lợi và thị trấn Văn Giang.
Diện tích tự nhiên của huyện Văn Giang là 71,79 km².
2.1.2 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Văn Giang là huyện cực tây bắc của tỉnh Hƣng Yên, nằm ở
đồng bằng Bắc Bộ, bên bờ tả ngạn sông Hồng, giáp với Hà Nội. Toàn bộ ranh
giới chính huyện Văn Giang là 7.180,8 ha, ranh giới nhƣ sau:
+Phía Nam giáp huyện Khoái Châu.
+Phía Đông giáp huyện Yên Mỹ.
+Phía Đông Bắc giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và huyện Văn
Lâm, tỉnh Hƣng Yên.
+Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Thanh Trì và huyện Thƣờng Tín,
thành phố Hà Nội (với sông Hồng là ranh giới tự nhiên).
Với vị trí trên huyện Văn Giang có điều kiện thuận lợi để giao lƣu phát
triển kinh tế - xã hội với các đơn vị trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống
đƣờng bộ, đƣờng sông nội đồng và ven biển. Đồng thời là một huyện nằm gọn

19
trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có nhiều tỉnh, thành phố phát triển
kinh tế - xã hội năng động nhƣ thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nổi trội của huyện, có điều

kiện hợp tác phát triển đa dạng, phong phú trên con đƣờng phát triển kinh tế -
xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí …
2.1.2.2 Đặc điểm tự nhiên
 Về địa hình và địa chất công trình :
Văn Giang là một huyện có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu
mỡ khá đồng nhất về tính chất lý, hoá học. Đất canh tác có độ phì cao do
trƣớc đây đƣợc sông Hồng bồi đắp phù sa. Do vậy đất có một số vùng đƣợc
pha cát non, một số vùng bị úng thuỷ lâu ngày sinh chua. Qua nhiều năm canh
tác một số diện tích đất đã trở nên thôi chua, bạc điền cần phải có kế hoạch
cải tạo đất theo đúng quy trình kĩ thuật.
 Về đặc điểm khí hậu :
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên chế độ nhiệt lƣợng, lƣợng mƣa,
độ ẩm trung bình tƣơng đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lƣơng thực và
thực phẩm cung cấp cho tỉnh Hƣng Yên và các vùng phụ cận. Khí hậu, thời
tiết rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Qua quan sát nhiều năm thấy rằng
chế độ nhiệt trên địa bàn và nhiệt độ trung bình hàng năm thƣờng đạt 23 độ C
rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt của Văn Giang. Có 4
mùa rõ rệt trên dại bàn huyện. Tuy nhiên có thể hiểu một cách trực quan nhất
thì mùa lạnh khô và mùa nóng là 2 kiểu khí hậu tƣơng đối phổ biến tại huyện
Văn Giang.
- Mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè là 39-40
o
C. Nhiệt độ thấp nhất vào
mùa đông 5,5
o
C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 – 23
o
C. Đặc biệt, trong tháng

8 và tháng 9 thƣờng có mƣa to gió lớn, đây cũng là tháng thƣờng hay có bão tuy

×