Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.95 KB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, kinh tế Yên Bái đã phát
triển và tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và ổn định so với các tỉnh thuộc miền
núi phía Bắc (tốc độ tăng trưởng GDP/người từ 1986-2000 đạt 7.81%) cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được Yên Bái là tỉnh miền núi còn
gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, vẫn là tỉnh nghèo,
kinh tế hàng hoá chậm phát triển.
Văn Yên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, với tốc độ
tăng trưởng và phát triển ngần như tương ứng với sự phát triển chung của
toàn tỉnh.
Bên cạnh đó Huyện Văn Yên vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Yên Bái,
khả năng tận dụng hết nguồn lực để phát triển kinh tế chưa phát huy được
tối đa. Đời sống của nhân dân còn nhiều hạn chế và thiếu thốn. Tình hình
trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đáng quan tâm là do chúng
ta chưa xem xét đầy đủ đến một chiến lược phát triển toàn diện mà trong đó
kế hoạch 5 năm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng phát
triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ luận cứ trên cùng với thời gian thực tập ở phòng Tài
Chính – Kế hoạch của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, em đã tìm hiểu về
chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh từ 2001-2010 cũng như kế hoạch 5
năm 2006 -2010 của huyện Văn Yên.
Từ đó em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là:
“ Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ”
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Do khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những
thiếu xót và sai xót nhất định. Em kính mong các thầy cô và bạn đọc góp ý,


bổ sung để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kế Hoạch -
Phát Triển, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn đã hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các
cô chú trong phòng Tài chính – kế hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM
I. KẾ HOẠCH HOÁ TRONG HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI.
Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế
đóng sang nền kinh tế thị trường. Thực chất trong quá trình này là giảm bớt
tính tập chung, tính mệnh lệnh và đồng thời tính thị trường được thể hiện rõ
nét trong phát triển kinh tế bên cạnh đó có sự điều tiết của nhà nước để đảm
bảo cho thị trường luôn phát triển ổn định, do thị trường vẫn còn nhiều
khuyết tật.
Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước có nghĩa là:
- Trước hết nền kinh tế phải được vận động và phát triển theo cơ chế
thị trường. Thị trường tham gia vào việc giải quyết những vấn đề, như sản
suất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Như vậy những nguồn
lực khan hiếm của xã hội được phân bổ một cách có hiệu quả tuỳ theo xu
hướng của thị trường.
- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thị trường bên trong nó cũng
chứa đựng nhiều khuyết tật, như vậy đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp
can thiệp vào nền kinh tế để hạn chế thấp nhất những khuyết tật của thị
trường. Điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào việc
giải quyết các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế.

Vì vậy việc Nhà Nước can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế để
hạn chế khuyết tật là một yếu tố khách quan. Nhà Nước thường sử dụng
các công cụ để điều tiết thị trường đó là một trong những công cụ sau: luật
pháp các chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội và huy động các lực lượng kinh tế của Nhà Nước.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong hệ thống những công cụ nói trên thì kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội có nhiệm vụ xác định được những mục tiêu cũng như các phương
hướng phát triển nền kinh tế và đưa ra những giải pháp để thực hiện được
các phương hướng và mục tiêu đó.
Dựa vào những định hướng về phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước
đã sử dụng đồng bộ những công cụ khác nhau nhằm thực hiện và đạt được
những mục tiêu đã vạch ra, sao cho hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện
của đất nước ta.
1. Khái niệm về kế hoạch hoá:
Kế hoạch hoá là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối
với một đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục
tiêu đặt ra: làm gì? làm như thế nào? ai làm? khi nào?
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong những phương thức
quản lý của nhà nước bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ cần xác
định về các mục tiêu kinh tế – xã hội cần phải hướng đến một trong những
một thời kỳ nhất định (trong một năm, 5 năm) và cách thức để đạt được
những mục tiêu đó thông qua những chính sách, những biện pháp và định
hướng cụ thể .
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong nhiều công cụ
chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động, hướng dẫn, kiểm soát
hoạt động của tư nhân để đảm bảo sự thống nhất của khu vực tư nhân với
các mục tiêu phát triển trong dài hạn. Nó thể hiện sự cần thiết của chính
phủ trong phải thiết lập các mối quan hệ giữa nhu cầu của Xã Hội với các

giới hạn nguồn lực để chọn một phương án tốt nhất nhằm đáp ứng được tối
đa nhu cầu của Xã Hội trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố
nguồn lực hiện có.
Kế hoạch hoá gồm 2 vấn đề:
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Lập kế hoạch: là quá trình tính toán và đưa ra các phương án có
thể có để xác định một phương án tốt nhất cho quá trình phát triển. Điều đó
có nghĩa là chúng ta cần phải xây dựng nhiều phương án rồi từ đó lựa chọn
ra một phương án tối ưu nhất.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cụ thể hơn bằng các chỉ tiêu. Đưa ra những biện pháp cho mục
tiêu đó.
+ Đưa ra các phương thức thực hiện các mục tiêu đã đề ra và các
chính sách được áp dụng.
2. Đặc điểm.
Khác với kế hoạch hoá của nước ta trong nền kinh tế tập chung, quan
liêu, bao cấp, kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị
trường có những đặc điểm sau:
+ Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch : Kế hoạch
được hình thành từ đòi hỏi trong hoạt động của thị trường, xuất phát từ thị
trường. Những kế hoạch đúng phải là những kế hoạch phản ánh được lợi
ích của các bên tham gia quan hệ trên thị trường.
Mặt khác thị trường chỉ có thể giải quyết được các vấn đề có tính
chất ngắn hạn, lâu dài, bền vững. Do đó việc sử dụng kế hoạch như một
công cụ để Nhà nước hướng dẫn thị trường và điều chỉnh thị trường nhằm
kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa sự phát triển trước
mắt với sự phát triển bền vững của đất nước.
+ Kế hoạch có tính linh hoạt, mềm dẻo: kế hoạch trong nền kinh tế thị
trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà là kế hoạch hết sức mềm dẻo

và linh hoạt thích hợp với điều kiện của thị trường. Điều đó có nghĩa là tuỳ
theo tình hình biến đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng sao
cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của
kế hoạch. Vì vậy cần đảm bảo theo yêu cầu của kế hoạch.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Kế hoạch chỉ mang tính định hướng, kế hoạch đưa ra một loạt các
phương hướng sẽ phải đạt được trong tương lai với những chỉ tiêu cụ thể.
Điều này có nghĩa là những biện pháp mệnh lệnh hành chính trực tiếp
không được sử dụng, mà chủ yếu sử dụng các biện pháp gián tiếp để cho
nền kinh tế đạt được mục tiêu mà kế hoạch đã đưa ra.
- Trong xây dựng kế hoạch thì coi việc xây dựng kế hoạch là việc hình
thành nên các kịch bản, từ đó xây dựng nên nhiều phương án ứng với điều
kiện cụ thể, mục đích cụ thể. Qua đó ta có thể đưa ra các giải pháp lựa chọn
phương án tối ưu. Mặt khác chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng trong
một khoảng và phải tạo ra được các phương án thay thế khác nhau .
Trong việc triển khai thực hiện kế hoạch áp dụng nguyên tắc thay đổi
theo kiểu dựa vào mục tiêu theo dõi mục tiêu và điều khiển theo sự biến
động của bên ngoài. Để sao cho kế hoạch thực hiện một cách không cứng
nhắc. Thích hợp với thị trường tại điều kiện hiện tại.
Trong việc tổ chức hệ thống quản lý kế hoạch việc lựa chọn cán bộ kế
hoạch được giao quyền cho các đơn vị trực thuộc. Cần tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho cấp dưới phát huy hết khả năng của mình, để việc thực hiện kế
hoạch được diễn ra thuận lợi nhất.
II. VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM TRONG PHÁT TRI ỂN KINH
TẾ XÃ HỘI.
Hệ thống Kinh Tế Quốc Dân xét theo thời gian gốm có:
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Các Chương trình dự án.

- Kế hoạch 5 năm.
- Kế hoạch hàng năm.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển, chương
trình dự án, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm phải có sự ăn khớp,
trùng hợp về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội. Mối quan hệ giữa
các yếu tố trên được đảm bảo nhờ vào những mục tiêu chung nhất và
những giải pháp chủ yếu giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội theo những
nguyên tắc và phương pháp được thống nhất.
Tuy mỗi loại kế hoạch có một đặc điểm nhiệm vụ chức năng riêng,
Nhưng kế hoạch 5 năm là hình thức kế hoạch chủ yếu và là trung tâm của
hệ thống kế hoạch trong nền kinh tế, kế hoạch 5 năm có vai trò hết sức
quan trọng. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm sau:
- Thời gian chiến lược từ 20 năm đến 30 năm còn gọi là tầm nhìn.
Chiến lược cụ thể hoá tầm nhìn là cơ sở để xây dựng chiến lược một cách
thuận lợi. Nhưng trong khoảng từ 20 đến 30 năm thì việc tính toán hết
những thay đổi trong thời gian này là rất phức tạp, khó khăn và nhiều vấn
đề diễn ra bất ngờ mà có thể ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế mà tầm nhìn
không thể kiểm soát.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chiến lược PTKHXH
Quy hoạch PTKTXH
Kế hoạch PTKTXH
Kế hoạch hàng năm
Chương trình dự án
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Chiến lược phát triển là tổng hợp những phân tích, những đánh giá
và lựa chọn về căn cứ, những quan điểm, những mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong một khoảng thời gian dài trên mười năm và

những chính sách cụ thể để có thể thực hiện những mục tiêu đã đưa ra. Đây
được coi là bộ khung của kế hoạch để có thể dựa vào đó để xây dựng kế
hoạch ngắn hạn.
+ 5 năm là thời gian bắt đầu một nhiệm kỳ Đại Hội Đảng toàn quốc
mới, cùng với một nhiệm kỳ chính trị. ở đấy họ có thể rút ra được những
điều còn hạn chế chưa được thực hiêntrong kế hoạch 5 năm vừa qua, để
thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo cho hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao
hơn.
Kế hoạch 5 năm là kế hoạch cụ thể hoá chiến lược phát triển trong
dài hạn của nền kinh tế nhằm xác định những mục tiêu, định hướng, những
nhiệm vụ, các chương trình, các cân đối vĩ mô chủ yếu và các giải pháp
chính sách có giá trị hiện hành trong thời gian 5 năm.
Kế hoạch 5 năm được xác định trong thời gian đó để phù hợp với
một chu kỳ phát triển của nền kinh tế, trong một chu kỳ đó nó thể hiện
được bản chất của một bộ phận kinh tế nào đó. Trong thời gian 5 năm đó
không quá dài để khi phát hiện được hạn chế để có thể xử lý kịp thời.
Trong môi trường hiện tại tiến bộ phát triển khoa học hiện đại thì 5
năm là thời gian trung bình để hình thành các công trình, dự án cơ bản
trong hệ thống phát triển các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, để có thể
đưa vào sử dụng và đánh giá phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Kế hoạch 5
năm là khoảng thời gian không dài để đánh giá và cho các chỉ tiêu kế hoạch
mang tính thực tiễn. Từ đó, chúng ta mới có thể xây dựng định hướng mới
cho kế hoạch trong 5 năm tới.
5 năm là khoảng thời gian đảm bảo cho tính định hướng, chính xác
và hoàn thiện. 5 năm là khoảng thời gian đủ để đánh giá một chương trình
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và dự án có thể mang lại hiệu quả hay không. Kế hoạch tạo ra các thay đổi
trong cơ cấu kin tế đồng thời thường xuyên duy trì tính cân đối của các yếu
tố và các lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đến nay

chúng ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2006 - 2010). Qua các
chặng đường 5 năm cơ cấu kinh tế lại có sự chuyển dịch đáng kể, vì trong
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì qua 5 năm thì cơ cấu hay tỷ
trọng của các ngành có sự thay đổi lớn.
Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hoá những phương hướng
chủ yếu của xã hội, xác định những mục tiêu cần tập trung, ưu tiên nhằm
biến đổi cơ cấu kinh tế và các biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả của sản
xuất kinh tế của xã hội.
Qua đó ta có thể thấy kế hoạch 5 năm là yếu tố quan trọng trong hệ
thống kế hoạch hoá và là trọng tâm của công cụ quản lý vĩ mô trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội. Kế hoạch 5 năm được xây dựng dựa trên
cơ sở chiến lược phát triển kinh – tế xã hội và quy hoạch phát triển vùng.
Vì vậy ta có thể nói rằng kế hoạch 5 năm là bước đi cơ bản, cần thiết để
thực hiện chiến lựoc phát triển kinh tế – xã hội.
Chúng ta đã bước sang thời kỳ đổi mới được hơn 20 năm và đã có
nhiều bản kế hoạch 5 năm được đưa ra, đấy có thể coi là những bước đi đầu
tiên hết sức quan trọng của kế hoạch 5 năm trong quá trình đổi mới.Ba thời
kỳ kế hoạch đó đã mang lại cho chúng ta được nhiều thành tựu to lớn giúp
chúng ta từng bươc vững chắc phát triển. Và bên cạnh đó là những bài học
kinh nghiệm để chúng ta có thể thay đổi đê tiếp tục đổi mới và hoàn thiện
công tác kế hoạch hoá ở những chặng đường phát triển tiếp theo.
Kế hoạch 5năm 2001-2005 có vai trò hết sức quan trọng trong hệ
thống kế hoạhc hoá vì nó là một trong những bước đi đầu tiên làm kế hoạch
xây dựng nền móng cho nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp đáp
ứng được nhu cầu phát triển của toàn cầu.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặt khác nghị quyết đại hội 8 đã dần đặt ra yêu cầu sử dụng kế
hoạch 5 năm là chủ yếu và có phân ra từng năm, để đặt mục tiêu cụ thể.
Vậy nhằm để nâng cao chất lượng trong công tác Kế Hoạch Hoá ở

nước ta cần coi trọng kế hoạch 5 năm và lấy kế hoạch 5 năm là hình thức
quản lý chủ yếu để định hướng phát triển theo kế hoạch 5 năm làm lòng
cốt.
Một trong những chỉ tiêu để hoàn thành kế hoạch 5 năm là kế hoạch
hàng năm.
Kế hoạch hàng năm:
Kế hoạch hàng năm là một trong những công cụ triển khai cụ thể hoá
kế hoạch 5 năm. Nó phân đoạn 5 năm ra từng năm cụ thể để có thể hoàn
thành kế hoạch 5 năm một cách chắc chắn và bền vững.
Kế hoạch hàng năm nằm trong bộ khung của kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm và dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, các nghành, các địa phương sẽ dựa vào bản kế hoạch hàng năm để
xây dựng kế hoạch phát triển của các ngành và của địa phương.
Cũng có thể nói đây là kế hoạch để điều hành, quản lý những chỉ
tiêu, nó bao gồm cả việc thiết lập những cân đối lớn dựa trên cơ sở nghiên
cứu, dự báo những nhu cầu của thị trường và điều chỉnh một cách hợp lý
cho các kế hoạch tiếp theo.
Mặt khác kế hoạch hàng năm còn là công cụ để hoàn thiện kế hoạch
5 năm, có tính chất bổ xung dựa vào những vấn đề mới chưa có trong nội
dung của kế hoạch 5 năm, nó là sự bổ xung cần thiết để kế hoạch 5 năm trở
lên hoàn thiện.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
III. NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5
NĂM.
1. Nội dung kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội.
Khái niệm: Kế hoạch 5 năm là một sự cụ thể hoá các mục tiêu và
quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Nó thể
hiện bằng việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Xác định
các chính sách chủ yếu, các giải pháp cơ bản, các cân đối vĩ mô quan trọng

để thực hiện phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả cho khu vực nhà
nước và kích thích sự phát triển cho khu vực tư nhân trong khoảng thời
gian 5 năm.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bao gồm những nội dung
cần tổ chức triển khai nghiên cứu như sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu của kế
hoạch 5 năm trước, trong đó phải nêu lên những việc làm được và những
việc chưa làm được, rút ra những nguyên nhân và những bài học.
Dự báo các tình huống phát triển trong thời kỳ kế hoạch, bao gồm
đánh giá các nguồn lực phát triển (tài nguyên lao động, đất đai, vốn tài
chính, vốn công nghệ, chất xám) có thể khai thác đưa vào phát triển trong
kỳ kế hoạch: dự báo các tình huống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước,
mối tác động của các yếu tố liên quan, những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình phát triển của thời kỳ kế hoạch.
Lựa chọn các phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa
trên việc dự báo các tình huống phát triển. Có phương án phát triển dựa vào
khả năng vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố
thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có
nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời
gian thực hiện.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển dựa vào chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội cuả đất nước và sự phân kỳ các giai đoạn phát triển.
Nội dung này bao gồm thiết lập hệ thống các tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế
hoạch xuyên suốt trong thời kỳ kế hoạch. Một số quan điểm cần phải được
nghiên cứu là.
- Quan điểm về việc kết hợp tăng trưởng ổn định bền vững và tạo
điều kiện phát triển cho giai đoạn, quan điểm về kết hợp hài hoà kinh tế và
xã hội, quan điểm về phát triển toàn diện, quan điểm về kết hợp nguồn lực

và khai thác nguồn nội lực bên ngoài.
Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của nền kinh tế. ở cấp
tổng thể nền kinh tế, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao
gồm một số mục tiêu cơ bản :
- Tăng trưởng kinh tế mà mục tiêu tổng quát là tốc độ gia tăng GDP,
theo đó là tốc độ gia tăng ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch
vụ.
- ổn định tài chính trong tỉnh, tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử
lý hài hoà quan hệ tích luỹ tiêu dùng tăng khả năng đầu tư phát triển kinh tế
xã hội.
- Tăng khả năng đối ngoại, xuất - nhập khẩu và thu hút nguồn vốn
đầu tư từ bên ngoài.
- Bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, phát triển dân trí, cải
thiện dân sinh và các mặt xã hội.
Xây dựng hệ thống các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm việc tính
toán và xác định các cân đối về tích luỹ tiêu dùng, cân đối ngân sách, cân
đối về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với việc huy động toàn bộ nguồn
lực phát triển trong nền kinh tế, cân đối về xuất - nhập khẩu, cân đối về cán
cân thanh toán, cân đối về năng lực sản xuất và nhu cầu các sản phẩm chủ
yếu.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xây dựng các chương trình phát triển, nhằm bảo đảm mục tiêu. Bao
gồm những nội dung sau đây:
- Mục tiêu của chương trình dự án.
- Phạm vi tác động của chương trình đến khả năng hoàn thành các
mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế, của địa phương của vùng.
- Các điều kiện cân đối để thực hiện các chương trình, bao gồm cả
các giải pháp và các cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong
nước.

- Cơ chế điều hành chương trình
Xây dựng chương trình đầu tư phát triển toàn xã hội nhằm bảo đảm
thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chương
trình đầu tư công cộng: bao gồm những danh mục các dự án đầu tư trong
từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng thời gian khởi công và hoàn
thành, tương ứng với việc huy động 5 nguồn vốn khác nhau để đưa vào
thực hiện:
Các giải pháp lớn:
- Các cân đối vĩ mô cơ bản (cân đối tích luỹ - tiêu dùng, cân đối
nguồn vốn đầu tư xã hội ...)
- Các cơ chế, thể chế thực hiện chính sách.
- Các giải pháp liên quan đến thực hiện kế hoạch 5 năm.
Dự báo phát triển.
Công tác kế hoạch hoá có bản chất là hướng tới các kể quả trong
tương lai. Vì vậy sự tồn tại của nó luôn gắn liền với hoạt động dự báo. Với
tư cách là một khâu tiền đề hoàn thiện kế hoạch, vài trò của dự báo là đi
trước để đào tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch,
xây dựng quy hoạch, xây dựng chính sách. Vì vậy: nội dung của công tác
dự báo là:
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phân tích xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay một địa
phương nào đó và dự báo phát triển của những linh vực trong sự phát triển
kinh tế xã hội như thu nhập, việc làm, sự phát triển đồng bộ…
- Phân tích ảnh hưởng của thị trường kinh tế thế giới tác động đến
nền kinh tế trong nước.
- Xác định những nhân tố tác động đến kinh tế - xã hội đất nước, như
nguồn nguyên nhiên liệu, giá cả, sức mua của nhân dân, những thay đổi về
thị trường, tâm lý người tiêu ding, sự tiến bộ của khoa học công nghệ.
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển việc định hướng cơ
cấu kinh tế - xã hội và các chính sách chủ yếu để huy động mọi nguồn lực,
mọi yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra những động lực phát
triển là nội dung cốt lõi của kế hoạch phát triển. Khi đã xác định được kế
hoạch thì việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ có cơ sở vững chắc, tạo điều
kiện để biến kế hoạch thành hiện thực.
- Nội dung cơ bản của việc xác định kế hoạch 5 năm là các phương
án phát triển kinh tế vĩ mô dài hạn và trung hạn, trong đó có các chỉ tiêu cơ
bản như tốc độ tăng trưởng GDP của vùng được lập kế hoạch, phát triển xã
hội, định hướng kinh tế đối ngoại, ...
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, hợp tác
đầu tư... đối với nền kinh tế cũng như các vị trí trọng điểm và các ngành
quan trọng.
Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
các vùng và các ngành kinh tế là xây dựng khung vĩ mô về xây dựng và tổ
chức không gian, nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ
đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình và dự án
đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các dự án quy hoạch là những đề tài khoa học lớn, phối hợp sự cộng tác
nghiên cứu của các ngành, các bộ và các địa phương, nhằm phân tích đúng
thực trạng kinh tế - xã hội, các lợi thế của các ngành, các vùng dựa trên cơ
sở đó để đưa ra những phương hướng phát triển các ngành, các vùng và
phương hướng phát triển các ngành và vùng, và xác định những điều kiện
cần thiết để thực hiện các quy hoạch này.
Các giải pháp thực hiện quy hoạch không chỉ quan tâm tới nguồn và
hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mà nó còn chú trọng đến nhân tố con
người và sự đảm bảo các chỉ tiêu xã hội.

Các quy hoạch phát triển được xây dựng dựa trên chiến lược hướng
tới xuất khẩu, tìm ra và phát huy lợi thế từng vùng và liên kết giữa các
vùng, nhằm nâng cao hiệu qủa và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của công tác kế hoạch hoá nhưng với phạm vi, phương pháp
và nội dung ở tầm vĩ mô.
Về phạm vi kế hoạch hoá: phạm vi kế hoạch hoá không chỉ bao quát
các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước mà phần nào đã bao quát được
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Kế hoạch hoá theo đường lối đổi mới đã được khẳng định qua nhiều
lần thực hiện, nó khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Theo đó: kế hoạch cũng bao quát toàn bộ nền kinh tế.
Về nội dung kế hoạch: do nhận thức được rõ vai trò của các lĩnh vực
văn hoá, xã hội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện
xã hội Việt Nam với đa số là lao động trong ngành nông nghiệp đơn giản
nên trong kế hoạch các năm từ 1991 - 1996 đã chuyển hướng từ kế hoạch
phát triển kinh tế sang kế hoạch phát triển kinh tế. Hệ thống các mục tiêu
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chiến lược này là: phát kinh tế bền vững, ổn định đi đôi với phát triển xã
hội công bằng và văn minh.
Để thực hiện được các mục tiêu này, cần phải có sự phối hợp, kết
hợp thực hiện bởi các nhà lãnh đạo thông qua hệ thống tham mưu của mình
và hệ thống kế hoạch hoá trong cả nước.
- Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch :
+ Giảm các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh.
+ Tăng các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu lồng ghép của
hai chỉ tiêu kinh tế và xã hội.
- Hệ thống các chính sách vĩ mô điều tiết sự phát triển:

Các chính sách phải là khuôn mẫu cho các đơn vị cấp dưới sử dụng
và thực hiện. Cần đảm bảo tính đầy đủ, đơn giản, cụ thể. Bảo đảm sự
thống nhất giữa các loại chính sách với nhau và tính ổn định của các loại
chính sách.
Kế hoạch kinh tế hàng năm bao hàm các chính sách linh hoạt, phù
hợp với những thay đổi ở trong và ngoài nước mà không dự kiến hết trong
khi xây dựng kế hoạch 5 năm. Kế hoạch bổ sung và thúc đẩy cho kế hoạch
5 năm thực hiện thành công.
Xây dựng các chương trình quốc gia và dự án phát triển.
Các chương trình quốc gia được tiến hành đồng thời với việc xây
dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Chương trình quốc gia là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, môi trường, cơ
chế, chính sách để tổ chức thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác
định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Khi
xây dựng một chương trình quốc gia đòi hỏi phải xác định rõ các mục tiêu
của chương trình đối với sự phát triển của đất nước. Xác định rõ các giải
pháp cần thiết đảm bảo thực thi chương trình như giải pháp về vốn, phương
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thức vay và hoàn vốn, nguyên liệu, máy móc,... ; hiệu quả của chương trình
thông qua các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế - xã hội đem lại, đối tuợng được
hưởng thụ kết quả của toàn bộ chương trình ... Các chương trình quốc gia
phải được Chính phủ xem xét và được Quốc hội thông qua trước khi vào
thực hiện.
Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu cần thay đổi mục tiêu xã
hội và điều kiện cân đối, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và điều chỉnh
trong thời gian xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Nếu các vấn đề
kinh tế - xã hội cụ thể từng khu vực, từng vùng thì có thể chuyển sang cho
các Bộ, Ngành địa phương để tập trung làm tốt các chương trình đã được

xác định, tránh chồng chéo, bảo đảm hiệu quả và tính thiết thực của chương
trình.
Để thực hiện được các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thì cần
thiết phải xây dựng các dự án phát triển. Mỗi chương trình cần được cụ thể
hoá bằng nhiều dự án phát triển. Mỗi dự án phát triển hướng tới một mục
tiêu nào đó của chương trình. Tuy nhiên một số dự án có thể xác định từ kế
hoạch 5 năm và hướng tới mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Vì vậy dự án có
vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định phát triển, đó là:
- Dự án là công cụ đặc biệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm, chương trình phát triển một cách
có hiệu quả nhất.
- Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao
tính khả thi của kế hoạch , đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường
theo định hướng xác định của kế hoạch .
- Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển
kinh tế - xã hội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ trên thị trường.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế
- xã hội của từng vùng và của cả nước.
Do các vai trò trên, dự án phát triển rất được coi trọng trong hệ thống
kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay. Nó là công cụ thực hiện nhiệm vụ, mục
tiêu của kế hoạch với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
2. C ác phương pháp xây dựng Kế Hoạch 5 năm.
Có 2 phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm đó là:
- Kế hoạch 5 năm “ Thời kỳ”
- Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”.
Phương pháp 1: Kế hoạch 5 năm “Thời kỳ”
Xây dựng kế hoạch này trong khoản thời gian là 5 năm, với mốc

phân đoạn cố định (ví dụ: xây dựng kế hoạch 2001 - 2005, kế hoạch 2006 -
2010...).
Cách tính toán chỉ tiêu xây dựng và tính bình quân trên một năm của
cả thời kỳ hoặc tính chỉ tiêu cho các năm cuối.
- Ưu điểm:
Phương pháp này dễ tính toán vì muốn xây dựng kế hoạch cho 5 năm
tiếp theo thì lấy số liệu kế hoạch và thực tế của kỳ trước rồi nhân với hệ số
phát triển bình quân của các giai đoạn trước. Bên cạnh đó, là cũng dễ quản
lý, dễ theo dõi đánh giá hơn khi dựa vào các chỉ số bình quân khi thực hiện
kế hoạch.
- Nhược điểm:
Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này được cho là duy ý
trí, cứng nhắc, mất đi tính linh hoạt và mềm dẻo của kế hoạch. Vì là chỉ
tiêu bình quân và được xác định trong khoảng thời gian dài (5 năm) nên có
nhiều tác động bên ngoài vào thực hiện kế hoạch (như khủng hoảng, lạm
phát, sự thay đổi của chính sách ...) mà ta khó có thể dự đoán trước được
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nên các chỉ tiêu đưa ra bị gò bó, khó điều chỉnh thay thế cho phù hợp với
thay đổi ngoại cảnh.
Phương pháp 2 : Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”.
Khoảng thời gian cố định là 5 năm nhưng thời gian cụ thể thì thay
đổi (luân chuyển sau mỗi một năm của thời kỳ 5 năm).
Cách tính toán chỉ tiêu - Xây dựng cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch cho
một năm đầu. Dự tính, tính toán một số chỉ tiêu năm sau và dự báo một số
chỉ tiêu cho những năm còn lại.
Kế hoạch 5 năm điều chỉnh khi hoàn thành kế hoạch một năm đầu,
sau đó, chuyển mốc thời gian mới bằng cách thêm một năm.
+ Ưu điểm :
Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này khắc phục được hạn

chế của kế hoạch 5 năm “Thời kỳ” đó là nó đã là kế hoạch mang tính linh
hoạt, mềm dẻo. Các thông tin mang tính cập nhập, ứng biến xử lý kịp thời
các tác động chưa lường trước được vào kế hoạch, vừa bảo đảm tính định
hướng của kế hoạch, vừa bảo đảm kế hoạch tác nghiệp.
+ Nhược điểm:
Khó trong xây dựng, quản lý vì phải thay số liệu mới liên tục, dẫn
đến luôn phải điều chỉnh kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc gây sự
tốn kém trong xây dựng và khó thực hiện các kế hoạch vì bị thay đổi nhiều
lần nếu kế hoạch được xây dung ban đầu không phù hợp.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2007
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI.
1. Đặc điểm địa lý.
Văn Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái được thành lập ngày
1 tháng 3 năm 1965 theo quyết định 117 – CP do hội đồng Chính phủ ban
hành ngày 16 tháng 12 năm 1964. Tính đến nay huyện có 27 xã và 1 thị
trấn. Huyện Văn Yên nằm ở toạ độ 104 độ 23’ đến 104 độ 60’ kinh đông,
21 độ35 đến 22 độ 10’ vĩ bắc. Phía tây nam giáp huyện Văn Chấn và Mù
Cang Chải, phía tây Bắc Huyện Trấn Yên. Chiều dài của huyện là 55 km,
nơi rộng nhất là 35 km. Toàn huuyện có 11 dân tộc đang sinh sống góp
công xây dựng huyện phát triển với nhiều loại hình phong phú và đa dạng.
Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và
vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56%
diện tích toàn huyện. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai,
lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung
lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn huyện.
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ

trung bình là 22 - 23
0
C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ
ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.
Huyện Văn Yên có độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 23
0
C,
là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực,
thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Tài nguyên đất.
Toàn huyện có diện tích là 1.363 km2 với hơn 22.000 dân, mật độ dân
số trung bình là 19.000 người/ km2. Trong đó đất nông nghiệp 137 km2,
chiếm 10,07%; đất lâm nghiệp 527 km2, chiếm 41%; đất chuyên dùng 52,9
km2, chiếm 4,25%; đất ở 6 km2, chiếm 0,55% và đất chưa sử dụng 535
km2, chiếm 44,13%. Trong đó số đất chưa sử dụng, đất có khả năng nông
nghiệp là 135 km2; đất có khả năng lâm nghiệp là 213 km2. Đất của Huyện
Văn Yên chủ yếu là đất xám (chiếm 82,36%), còn lại là đất mùn alít, đất
phù sa, đất glây, đất đỏ…
2.2. Tài nguyên rừng
Năm 2005, toàn tỉnh có 1.8680 ha rừng tự nhiên, chiếm 27,14% diện
tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tăng 4,5% so với năm 2000 và tăng 3,5% so với
năm 2003; diện tích rừng trồng 9.430 ha bằng 13,86% diện tích đất tự
nhiên. Tỷ lệ che phủ đạt 41%. Tổng trữ lượng gỗ các loại theo số liệu điều
tra năm 1998 có 6,2 triệu m
3
, 5,133 triệu cây tre, vầu, nứa và các loại lâm
sản khác, trữ lượng gỗ rừng trồng còn 0,9 triệu m

3
. Về khai thác lâm sản,
năm 2000, khối lượng gỗ tròn khai thác là 5.683 m
3
, năm 2005 đạt 10.344
m
3
, năm 2006 đạt 13.000 m
3
.
2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản Huyện Văn Yên khá đa dạng, hiện đã điều tra
17 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng
sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại.
Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá
chứa dầu; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng. Nhóm
khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…
được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn huyện. Nhóm khoáng chất công
nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón,
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá
quý được phân bố chủ yếu ở xã Mỏ Vàng và Lâm Giang. Nhóm khoáng sản
kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì,
kẽm).
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA
HUYỆN VĂN YÊN GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
1. Về kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng từ 10,6% năm 2001 lên
11% năm 2004, dự ước 11% vào năm 2005.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH nên từng
bước chuyển dịch cơ cấu giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp, thương mại - dịch vụ trong 5 năm 2001- 2005 cơ cấu kinh tế của
huyện như sau:
Cơ cấu (%) 2001 2002 2003 2004 2005
NLN 62,3 61,6 60,4 57,0 54,0
CN – XD 14,73 15,0 15,35 16,4 19,0
DV - TM 22,95 23,4 24,25 26,6 27,0
- Thu nhập bình quân đầu người ( Giá trị gia tăng tính theo giá CĐ
94)
Năm 2001: 2.019.000 đồng/người/năm.
Năm 2004: 3.050.000 đồng/người/ năm.
Năm 2005: 3.500.000 đồng/ người/năm.
2. Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.
2.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp.
Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện chiếm
60% giá trị tổng sản lượng, trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp đã thu
được những kết quả đáng kể, cụ thể tổng sản lượng lương thực tăng, đời
sống nhân dân tăng lên, đảm bảo ổn định về lương thực trên địa bàn huyện.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1. Về trồng trọt.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2001: 30.242 tấn; năm 2004 tăng
lên 33.590,5 tấn, và vào năm 2005 là 34.100 tấn.
Bình quân đầu người về lương thực năm 2001 là 273 kg/người/năm;
năm 2004: 298 kg/người/năm; năm 2005 là 300,5 kg/người/năm. Có thể
thấy đó là chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng lớn qua 5 năm trong giai đoạn
2001- 2005.
Một số cây trồng chủ yếu.
- Cây lúa: Diện tích lúa ổn định năm 2001 diện tích lúa cả năm là

5.064 ha, năm 2004: 5.340 ha, năm 2005 là 5.350 ha. Năng suất bình quân
năm 2001: 92,55 tạ/ha/năm; năm 2004: 97,9 tạ/ha/năm; đến năm 2005:
98,6 tạ/ha/năm.
- Cây ngô: Diện tích năm 2001: 2.095 ha; năm 2004: tăng lên 2.575
ha; đến năm 2005 tăng lên 2890 ha; năng suất tăng từ 25 tạ/ha lên 28 tạ/ha.
- Cây sắn: Diện tích năm 2001: 2.460 ha, trong đó sắn công nghiệp
20 ha; năm 2004: 4.374 ha trong đó sắn công nghiệp 3.700 ha: sản lượng
sắn củ tươi đủ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sắn tinh bột Đông Cuông.
Ngoài ra một số cây trồng như cây chè, cây ăn quả, tăng lên về cả
diện tích và sản lượng cung cấp đủ nguyên liệu cho một số cơ sở sản xuất,
chế biến tiêu dùng trong huyện và lưu thông hàng hoá trên thị trường trong
và ngoài tỉnh.
2.1.2. Về lâm nghiệp.
Với lợi thế về khí hậu, đất đai, tập quán của người dân huyện Văn
Yên trồng và bảo vệ rừng, nhất là đặc sản quế cho giá trị kinh tế cao. Nên
dịch tích rừng toàn huyện năm 2003 có 18.761 ha, trong đó chỉ quế mới chỉ
chiếm 9.832 ha, đến năm 2005 tổng diện tích rừng là 23.992 ha trong đó
quế chiếm 14.793 ha.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Rừng tự nhiên được bảo vệ ổn định, khoanh nuôi tái sinh rừng được
mở rộng, ngoài ra hàng năm còn trồng được trên 1.000 ha cây nguyên liệu
khác.
2.1.3. Chăn nuôi.
Tổng đàn gia súc gia cầm tăng cả về số lượng và chất lượng, huyện
đã đưa giống bò gốc Laisind vào chăn nuôi và cho giá trị kinh tế rất cao.
2.2. Công nghiệp – xây dựng.
2.2.1 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Trên địa bàn huyện có 3 nhà máy chế biến giấy để xuất khẩu ( Yên
Hợp, Mậu Đông, An Bình), năm 2003 sản lượng giấy đế xuất khẩu: 2.500

tấn, năm 2004: 4.000 tấn và năm 2005 là 7.000 tấn. 1 nhà máy chế biến
tinh bột sắn để xuất khẩu (Đông Cuông) công suất 200 tấn nguyên
liệu/ngày, sản lượng tinh bột sắn năm 2003: 1.500 tấn, năm 2004: 2.500 tấn
và năm 2005 sản lượng tinh bột sắn đạt 6.000 tấn.
Ngoài ra cơ sở sản xuất TCN tăng: như sản xuất vật liệu xây dựng
gạch từ 7,3 triệu viên năm 2003 lên 10,5 triệu viên năm 2004 và đến năm
2005; chế biến đường mật 1.700 tấn năm 2001 và năm 2005 là 1.000 tấn.
2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện giai đoạn 2001
– 2005: 429.417 triệu đồng bằng nhiều nguồn vốn như: Vốn ngân sách tập
trung, vốn chương trình 135, vốn WB, vốn các chương trình mục tiêu, đã
xây dựng được một số công trình phục vụ nhu cầu sản xuất Nông – Lâm
nghiệp, công trình giao thông, y tế, giáo dục, đường điện như: Cầu qua
sông, đường Quy Mông – Đông An, đường Yên Bái – Khe Sang, kiên cố
hoá trường lớp học, đường điện... đẩy mạnh việc lưu thông hàng hoá cũng
như giáo dục đào tạo, chăm soc sức khoẻ cải thiện đời sống nhân dân. Hoàn
thiện được chỉ tiểu của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.
Thương mại - Dịch vụ.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mạng lưới thương mại dịch vụ phong phú, tổng mức bán lẻ hàng hoá
trên thị trường năm 2001: 34 tỷ đồng; năm 2004: 42 tỷ đồng; năm 2005: 45
tỷ đồng với đủ các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất tiêu dùng. Trên địa
bàn huyện có một số chợ lớn như, Mậu A, Trái Hút, Lâm Giang, chợ trung
tâm cụm xã Đại Sơn, chợ cụm xã Dụ Hạ. Ngoài ra còn một số công ty: Như
Cty TNHH Đại An chuyên thu mua, chế biến quế xuất khẩu; Công ty
TNHH chế biến chè; 5 doanh nghiệp tư nhân; trên 30 HTX sản xuất, thu
mua, chế biến, nông lâm sản cho nông dân.
3. Lĩnh vực phát triển văn hoá xã hội.
3.1. Giáo dục.

Thực hiện việc giáo dục và đào tạo cùng chính sách đầu tư tăng
cường nguồn lực của nhà nước nhằm đảm bảo cho giáo dục phát triển và
thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, đời sống nhân dân tăng lên, nhu
cầu học tập cũng tăng cao, trình độ văn hoá ngày càng tăng, số học sinh
trong độ tuổi đến trường đạt 95%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 3,7%,
tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2004: 62,9%; năm 2005:
92,5%. Chất lượng giáo dục đạt kết quả cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên
30%, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dần được chuẩn hoá
theo yêu cầu của ngành giáo dục.
3.2. Y tế.
Hệ thống y tế ổn định, 100% số xã có trạm y tế để phục vụ khám,
chữa bệnh kịp thời cho người dân, số bác sĩ/ vạn dân năm 2001 là 2,5 năm
2004 là 2,7 và năm 2005 là 3 bác sĩ/vạn dân và có 5 xã chuẩn về y tế. Thực
hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đồng thời tổ chức tốt
việc phòng dịch không để dịch bệnh xảy ra.
3.3. Văn hoá – TDTT.
Văn hoá là một hoạt đồng thường xuyên, phát thanh truyền hình và
TDTT từng bước đổi mới phục vụ nhu cầu văn hoá tinh thần cho nhân dân
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B

×