Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.47 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, kinh tế Yên Bái đã phát
triển và tăng trưởng với tỷ lệ khá cao và ổn định so với các tỉnh thuộc miền
núi phía Bắc (tốc độ tăng trưởng GDP/người từ 1986-2000 đạt 7.81%) cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được Yên Bái là tỉnh miền núi còn
gặp nhiều khó khăn, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, vẫn là tỉnh nghèo,
kinh tế hàng hoá chậm phát triển.
Văn Yên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, với tốc độ
tăng trưởng và phát triển ngần như tương ứng với sự phát triển chung của
toàn tỉnh.
Bên cạnh đó Huyện Văn Yên vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Yên Bái,
khả năng tận dụng hết nguồn lực để phát triển kinh tế chưa phát huy được
tối đa. Đời sống của nhân dân còn nhiều hạn chế và thiếu thốn. Tình hình
trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đáng quan tâm là do chúng
ta chưa xem xét đầy đủ đến một chiến lược phát triển toàn diện mà trong đó
kế hoạch 5 năm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng phát
triển kinh tế xã hội.
Xuất phát từ luận cứ trên cùng với thời gian thực tập ở phòng Tài
Chính – Kế hoạch của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, em đã tìm hiểu về
chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh từ 2001-2010 cũng như kế hoạch 5
năm 2006 -2010 của huyện Văn Yên.
Từ đó em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là:
“ Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ”
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Do khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những


thiếu xót và sai xót nhất định. Em kính mong các thầy cô và bạn đọc góp ý,
bổ sung để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kế Hoạch -
Phát Triển, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn đã hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các
cô chú trong phòng Tài chính – kế hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH
5 NĂM
I) CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM:
1. Kế hoạch 5 năm trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội:
Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế
đóng sang nền kinh tế thị trường. Thực chất trong quá trình này là giảm bớt
tính tập chung, tính mệnh lệnh và đồng thời tính thị trường được thể hiện rõ
nét trong phát triển kinh tế bên cạnh đó có sự điều tiết của nhà nước để đảm
bảo cho thị trường luôn phát triển ổn định, do thị trường vẫn còn nhiều
khuyết tật.
Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước có nghĩa là:
- Trước hết nền kinh tế phải được vận động và phát triển theo cơ chế
thị trường. Thị trường tham gia vào việc giải quyết những vấn đề, như sản
suất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Như vậy những nguồn
lực khan hiếm của xã hội được phân bổ một cách có hiệu quả tuỳ theo xu
hướng của thị trường.
- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thị trường bên trong nó cũng
chứa đựng nhiều khuyết tật, như vậy đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp
can thiệp vào nền kinh tế để hạn chế thấp nhất những khuyết tật của thị

trường. Điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào việc
giải quyết các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế.
Vì vậy việc Nhà Nước can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế để
hạn chế khuyết tật là một yếu tố khách quan. Nhà Nước thường sử dụng
các công cụ để điều tiết thị trường đó là một trong những công cụ sau: luật
pháp các chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội và huy động các lực lượng kinh tế của Nhà Nước.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong hệ thống những công cụ nói trên thì kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội có nhiệm vụ xác định được những mục tiêu cũng như các phương
hướng phát triển nền kinh tế và đưa ra những giải pháp để thực hiện được
các phương hướng và mục tiêu đó.
Dựa vào những định hướng về phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước
đã sử dụng đồng bộ những công cụ khác nhau nhằm thực hiện và đạt được
những mục tiêu đã vạch ra, sao cho hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện
của đất nước ta.
a. Khái niệm về kế hoạch hoá:
Kế hoạch hoá là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối
với một đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục
tiêu đặt ra: làm gì? làm như thế nào? ai làm? khi nào?
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong những phương thức
quản lý của nhà nước bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ cần xác
định về các mục tiêu kinh tế – xã hội cần phải hướng đến một trong những
một thời kỳ nhất định (trong một năm, 5 năm) và cách thức để đạt được
những mục tiêu đó thông qua những chính sách, những biện pháp và định
hướng cụ thể .
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong nhiều công cụ
chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động, hướng dẫn, kiểm soát

hoạt động của tư nhân để đảm bảo sự thống nhất của khu vực tư nhân với
các mục tiêu phát triển trong dài hạn. Nó thể hiện sự cần thiết của chính
phủ trong phải thiết lập các mối quan hệ giữa nhu cầu của Xã Hội với các
giới hạn nguồn lực để chọn một phương án tốt nhất nhằm đáp ứng được tối
đa nhu cầu của Xã Hội trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố
nguồn lực hiện có.
Nó bao gồm 2 vấn đề:
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Lập kế hoạch: là quá trình tính toán và đưa ra các phương án có
thể có để xác định một phương án tốt nhất cho quá trình phát triển. Điều đó
có nghĩa là chúng ta cần phải xây dựng nhiều phương án rồi từ đó lựa chọn
ra một phương án tối ưu nhất.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cụ thể hơn bằng các chỉ tiêu. Đưa ra những biện pháp cho mục
tiêu đó.
+ Đưa ra các phương thức thực hiện các mục tiêu đã đề ra và các
chính sách được áp dụng.
b. Đặc điểm
Khác với kế hoạch hoá của nước ta trong nền kinh tế tập chung, quan
liêu, bao cấp, kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị
trường có những đặc điểm sau:
+ Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch : Kế hoạch
được hình thành từ đòi hỏi trong hoạt động của thị trường, xuất phát từ thị
trường. Những kế hoạch đúng phải là những kế hoạch phản ánh được lợi
ích của các bên tham gia quan hệ trên thị trường.
Mặt khác thị trường chỉ có thể giải quyết được các vấn đề có tính
chất ngắn hạn, lâu dài, bền vững. Do đó việc sử dụng kế hoạch như một
công cụ để Nhà nước hướng dẫn thị trường và điều chỉnh thị trường nhằm

kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa sự phát triển trước
mắt với sự phát triển bền vững của đất nước.
+ Kế hoạch có tính linh hoạt, mềm dẻo: kế hoạch trong nền kinh tế thị
trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà là kế hoạch hết sức mềm dẻo
và linh hoạt thích hợp với điều kiện của thị trường. Điều đó có nghĩa là tuỳ
theo tình hình biến đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng sao
cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của
kế hoạch. Vì vậy cần đảm bảo theo yêu cầu của kế hoạch.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Kế hoạch chỉ mang tính định hướng, kế hoạch đưa ra một loạt các
phương hướng sẽ phải đạt được trong tương lai với những chỉ tiêu cụ thể.
Điều này có nghĩa là những biện pháp mệnh lệnh hành chính trực tiếp
không được sử dụng, mà chủ yếu sử dụng các biện pháp gián tiếp để cho
nền kinh tế đạt được mục tiêu mà kế hoạch đã đưa ra.
- Trong xây dựng kế hoạch thì coi việc xây dựng kế hoạch là việc hình
thành nên các kịch bản, từ đó xây dựng nên nhiều phương án ứng với điều
kiện cụ thể, mục đích cụ thể. Qua đó ta có thể đưa ra các giải pháp lựa chọn
phương án tối ưu. Mặt khác chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng trong
một khoảng và phải tạo ra được các phương án thay thế khác nhau .
Trong việc triển khai thực hiện kế hoạch áp dụng nguyên tắc thay đổi
theo kiểu dựa vào mục tiêu theo dõi mục tiêu và điều khiển theo sự biến
động của bên ngoài. Để sao cho kế hoạch thực hiện một cách không cứng
nhắc. Thích hợp với thị trường tại điều kiện hiện tại.
Trong việc tổ chức hệ thống quản lý kế hoạch việc lựa chọn cán bộ kế
hoạch được giao quyền cho các đơn vị trực thuộc. Cần tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho cấp dưới phát huy hết khả năng của mình, để việc thực hiện kế
hoạch được diễn ra thuận lợi nhất.
2. Vai trò của kế hoạch 5 năm trong việc phát triển kinh tế – xã hội:

Hệ thống Kinh Tế Quốc Dân xét theo thời gian gốm có :
- Chiến lược phát triển
- Kế hoạch 5 năm
- Kế hoạch hàng năm
Giữa chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm kế, hoạch hàng năm phải có
sự ăn khớp, trùng hợp về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội. Mối
quan hệ giữa chiến lược, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm được đảm
bảo nhờ vào những mục tiêu chung và những giải pháp chủ yếu giải quyết
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
các vấn đề kinh tế – xã hội theo những nguyên tắc và phương pháp thống
nhất.
Tuy mỗi loại kế hoạch có một đặc điểm nhiệm vụ chức năng riêng.
Nhưng kế hoạch 5 năm là hình thức kế hoạch chủ yếu của và là trung tâm
của hệ thống kế hoạch trong nền kinh tế, kế hoạch 5 năm có vai trò hết sức
quan trọng. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm sau:
- Thời gian chiến lược từ 20 năm đến 30 năm còn gọi là tầm nhìn.
Chiến lược cụ thể hoá tầm nhìn là cơ sở để xây dựng chiến lược một cách
thuận lợi. Nhưng trong khoảng từ 20 đến 30 năm thì việc tính toán hết
những thay đổi trong thời gian này là rất phức tạp, khó khăn và nhiều vấn
đề diễn ra bất ngờ mà có thể ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế mà tầm nhìn
không thể kiểm soát.
- Chiến lược phát triển là tổng hợp những phân tích, những đánh giá
và lựa chọn về căn cứ, những quan điểm, những mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong một khoảng thời gian dài trên mười năm và
những chính sách cụ thể để có thể thực hiện những mục tiêu đã đưa ra. Đây
được coi là bộ khung của kế hoạch để có thể dựa vào đó để xây dựng kế
hoạch ngắn hạn.
+ 5 năm là thời gian bắt đầu một nhiệm kỳ Đại Hội Đảng toàn quốc

mới, cùng với một nhiệm kỳ chính trị. ở đấy họ có thể rút ra được những
điều còn hạn chế chưa được thực hiêntrong kế hoạch 5 năm vừa qua, để
thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo cho hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao
hơn.
Kế hoạch 5 năm là kế hoạch cụ thể hoá chiến lược phát triển trong
dài hạn của nền kinh tế nhằm xác định những mục tiêu, định hướng, những
nhiệm vụ, các chương trình, các cân đối vĩ mô chủ yếu và các giải pháp
chính sách có giá trị hiện hành trong thời gian 5 năm.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế hoạch 5 năm được xác định trong thời gian đó để phù hợp với
một chu kỳ phát triển của nền kinh tế, trong một chu kỳ đó nó thể hiện
được bản chất của một bộ phận kinh tế nào đó. Trong thời gian 5 năm đó
không quá dài để khi phát hiện được hạn chế để có thể xử lý kịp thời.
Trong môi trường hiện tại tiến bộ phát triển khoa học hiện đại thì 5
năm là thời gian trung bình để hình thành các công trình, dự án cơ bản
trong hệ thống phát triển các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, để có thể
đưa vào sử dụng và đánh giá phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Kế hoạch 5
năm là khoảng thời gian không dài để đánh giá và cho các chỉ tiêu kế hoạch
mang tính thực tiễn. Từ đó, chúng ta mới có thể xây dựng định hướng mới
cho kế hoạch trong 5 năm tới.
5 năm là khoảng thời gian đảm bảo cho tính định hướng, chính xác
và hoàn thiện. 5 năm là khoảng thời gian đủ để đánh giá một chương trình
và dự án có thể mang lại hiệu quả hay không. Kế hoạch tạo ra các thay đổi
trong cơ cấu kin tế đồng thời thường xuyên duy trì tính cân đối của các yếu
tố và các lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đến nay
chúng ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2006 - 2010). Qua các
chặng đường 5 năm cơ cấu kinh tế lại có sự chuyển dịch đáng kể, vì trong
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì qua 5 năm thì cơ cấu hay tỷ

trọng của các ngành có sự thay đổi lớn.
Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hoá những phương hướng
chủ yếu của xã hội, xác định những mục tiêu cần tập trung, ưu tiên nhằm
biến đổi cơ cấu kinh tế và các biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả của sản
xuất kinh tế của xã hội.
Qua đó ta có thể thấy kế hoạch 5 năm là yếu tố quan trọng trong hệ
thống kế hoạch hoá và là trọng tâm của công cụ quản lý vĩ mô trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội. Kế hoạch 5 năm được xây dựng dựa trên
cơ sở chiến lược phát triển kinh – tế xã hội và quy hoạch phát triển vùng.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vì vậy ta có thể nói rằng kế hoạch 5 năm là bước đi cơ bản, cần thiết để
thực hiện chiến lựoc phát triển kinh tế – xã hội.
Chúng ta đã bước sang thời kỳ đổi mới được hơn 20 năm và đã có
nhiều bản kế hoạch 5 năm được đưa ra, đấy có thể coi là những bước đi đầu
tiên hết sức quan trọng của kế hoạch 5 năm trong quá trình đổi mới.Ba thời
kỳ kế hoạch đó đã mang lại cho chúng ta được nhiều thành tựu to lớn giúp
chúng ta từng bươc vững chắc phát triển. Và bên cạnh đó là những bài học
kinh nghiệm để chúng ta có thể thay đổi đê tiếp tục đổi mới và hoàn thiện
công tác kế hoạch hoá ở những chặng đường phát triển tiếp theo.
Kế hoạch 5năm 2001-2005 có vai trò hết sức quan trọng trong hệ
thống kế hoạhc hoá vì nó là một trong những bước đi đầu tiên làm kế hoạch
xây dựng nền móng cho nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp đáp
ứng được nhu cầu phát triển của toàn cầu.
Mặt khác nghị quyết đại hội 8 đã dần đặt ra yêu cầu sử dụng kế
hoạch 5 năm là chủ yếu và có phân ra từng năm, để đặt mục tiêu cụ thể.
Vậy nhằm để nâng cao chất lượng trong công tác Kế Hoạch Hoá ở
nước ta cần coi trọng kế hoạch 5 năm và lấy kế hoạch 5 năm là hình thức
quản lý chủ yếu để định hướng phát triển theo kế hoạch 5 năm làm lòng

cốt.
Một trong những chỉ tiêu để hoàn thành kế hoạch 5 năm là kế hoạch
hàng năm.
Kế hoạch hàng năm:
Kế hoạch hàng năm là một trong những công cụ triển khai cụ thể hoá
kế hoạch 5 năm. Nó phân đoạn 5 năm ra từng năm cụ thể để có thể hoàn
thành kế hoạch 5 năm một cách chắc chắn và bền vững.
Kế hoạch hàng năm nằm trong bộ khung của kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm và dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nước, các nghành, các địa phương sẽ dựa vào bản kế hoạch hàng năm để
xây dựng kế hoạch phát triển của các ngành và của địa phương.
Cũng có thể nói đây là kế hoạch để điều hành, quản lý những chỉ
tiêu, nó bao gồm cả việc thiết lập những cân đối lớn dựa trên cơ sở nghiên
cứu, dự báo những nhu cầu của thị trường và điều chỉnh một cách hợp lý
cho các kế hoạch tiếp theo.
Mặt khác kế hoạch hàng năm còn là công cụ để hoàn thiện kế hoạch
5 năm, có tính chất bổ xung dựa vào những vấn đề mới chưa có trong nội
dung của kế hoạch 5 năm, nó là sự bổ xung cần thiết để kế hoạch 5 năm trở
lên hoàn thiện.
3. Nội dung và các phương pháp của kế hoạch hoá 5 năm:
a) Nội dung kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội:
Khái niệm: Kế hoạch 5 năm là một sự cụ thể hoá các mục tiêu và
quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Nó thể
hiện bằng việc xác định các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Xác định
các chính sách chủ yếu, các giải pháp cơ bản, các cân đối vĩ mô quan trọng
để thực hiện phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả cho khu vực nhà
nước và kích thích sự phát triển cho khu vực tư nhân trong khoảng thời

gian 5 năm.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bao gồm những nội dung
cần tổ chức triển khai nghiên cứu như sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu của kế
hoạch 5 năm trước, trong đó phải nêu lên những việc làm được và những
việc chưa làm được, rút ra những nguyên nhân và những bài học.
Dự báo các tình huống phát triển trong thời kỳ kế hoạch, bao gồm
đánh giá các nguồn lực phát triển (tài nguyên lao động, đất đai, vốn tài
chính, vốn công nghệ, chất xám) có thể khai thác đưa vào phát triển trong
kỳ kế hoạch: dự báo các tình huống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước,
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mối tác động của các yếu tố liên quan, những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình phát triển của thời kỳ kế hoạch.
Lựa chọn các phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa
trên việc dự báo các tình huống phát triển. Có phương án phát triển dựa vào
khả năng vượt những khó khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố
thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng những phương án với những dự báo có
nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành kế hoạch trong suốt thời
gian thực hiện.
Xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển dựa vào chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội cuả đất nước và sự phân kỳ các giai đoạn phát triển.
Nội dung này bao gồm thiết lập hệ thống các tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế
hoạch xuyên suốt trong thời kỳ kế hoạch. Một số quan điểm cần phải được
nghiên cứu là.
- Quan điểm về việc kết hợp tăng trưởng ổn định bền vững và tạo
điều kiện phát triển cho giai đoạn, quan điểm về kết hợp hài hoà kinh tế và
xã hội, quan điểm về phát triển toàn diện, quan điểm về kết hợp nguồn lực
và khai thác nguồn nội lực bên ngoài.

Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của nền kinh tế. ở cấp
tổng thể nền kinh tế, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao
gồm một số mục tiêu cơ bản :
- Tăng trưởng kinh tế mà mục tiêu tổng quát là tốc độ gia tăng GDP,
theo đó là tốc độ gia tăng ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch
vụ.
- ổn định tài chính trong tỉnh, tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử
lý hài hoà quan hệ tích luỹ - tiêu dùng, tăng khả năng đầu tư phát triển.
- Tăng khả năng đối ngoại, xuất - nhập khẩu và thu hút nguồn vốn từ
bên ngoài.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, phát triển dân trí, cải
thiện dân sinh và các mặt xã hội.
Xây dựng hệ thống các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm việc tính
toán và xác định các cân đối về tích luỹ tiêu dùng, cân đối ngân sách, cân
đối về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với việc huy động toàn bộ nguồn
lực phát triển trong nền kinh tế, cân đối về xuất - nhập khẩu, cân đối về cán
cân thanh toán, cân đối về năng lực sản xuất và nhu cầu các sản phẩm chủ
yếu.
Xây dựng các chương trình phát triển, nhằm bảo đảm mục tiêu. Bao
gồm những nội dung sau đây:
- Mục tiêu của chương trình
- Phạm vi tác động của chương trình đến khả năng hoàn thành các
mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế, của địa phương của vùng.
- Các điều kiện cân đối để thực hiện các chương trình, bao gồm cả
các giải pháp và các cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong
nước.
- Cơ chế điều hành chương trình

Xây dựng chương trình đầu tư phát triển toàn xã hội nhằm bảo đảm
thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chương
trình đầu tư công cộng: bao gồm những danh mục các dự án đầu tư trong
từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng thời gian khởi công và hoàn
thành, tương ứng với việc huy động 5 nguồn vốn khác nhau để đưa vào
thực hiện:
Các giải pháp lớn :
- Các cân đối vĩ mô cơ bản (cân đối tích luỹ - tiêu dùng, cân đối
nguồn vốn đầu tư xã hội ...)
- Các cơ chế, thể chế thực hiện chính sách
- Các giải pháp liên quan đến thực hiện kế hoạch 5 năm.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dự báo phát triển.
Công tác kế hoạch hoá có bản chất là hướng tới các kể quả trong
tương lai. Vì vậy sự tồn tại của nó luôn gắn liền với hoạt động dự báo. Với
tư cách là một khâu tiền đề hoàn thiện kế hoạch, vài trò của dự báo là đi
trước để đào tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch,
xây dựng quy hoạch, xây dựng chính sách. Vì vậy: nội dung của công tác
dự báo là:
- Phân tích xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay một địa
phương nào đó và dự báo phát triển của những linh vực trong sự phát triển
kinh tế xã hội như thu nhập, việc làm, sự phát triển đồng bộ…
- Phân tích ảnh hưởng của thị trường kinh tế thế giới tác động đến
nền kinh tế trong nước.
- Xác định những nhân tố tác động đến kinh tế - xã hội đất nước, như
nguồn nguyên nhiên liệu, giá cả, sức mua của nhân dân, những thay đổi về
thị trường, tâm lý người tiêu ding, sự tiến bộ của khoa học công nghệ.
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển việc định hướng cơ
cấu kinh tế - xã hội và các chính sách chủ yếu để huy động mọi nguồn lực,
mọi yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra những động lực phát
triển là nội dung cốt lõi của kế hoạch phát triển. Khi đã xác định được kế
hoạch thì việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ có cơ sở vững chắc, tạo điều
kiện để biến kế hoạch thành hiện thực.
- Nội dung cơ bản của việc xác định kế hoạch 5 năm là các phương
án phát triển kinh tế vĩ mô dài hạn và trung hạn, trong đó có các chỉ tiêu cơ
bản như tốc độ tăng trưởng GDP của vùng được lập kế hoạch, phát triển xã
hội, định hướng kinh tế đối ngoại, ...
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, hợp tác
đầu tư... đối với nền kinh tế cũng như các vị trí trọng điểm và các ngành
quan trọng.
Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
các vùng và các ngành kinh tế là xây dựng khung vĩ mô về xây dựng và tổ
chức không gian, nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ
đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình và dự án
đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
Các dự án quy hoạch là những đề tài khoa học lớn, phối hợp sự cộng tác
nghiên cứu của các ngành, các bộ và các địa phương, nhằm phân tích đúng
thực trạng kinh tế - xã hội, các lợi thế của các ngành, các vùng dựa trên cơ
sở đó để đưa ra những phương hướng phát triển các ngành, các vùng và
phương hướng phát triển các ngành và vùng, và xác định những điều kiện
cần thiết để thực hiện các quy hoạch này.
Các giải pháp thực hiện quy hoạch không chỉ quan tâm tới nguồn và
hướng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mà nó còn chú trọng đến nhân tố con

người và sự đảm bảo các chỉ tiêu xã hội.
Các quy hoạch phát triển được xây dựng dựa trên chiến lược hướng
tới xuất khẩu, tìm ra và phát huy lợi thế từng vùng và liên kết giữa các
vùng, nhằm nâng cao hiệu qủa và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của công tác kế hoạch hoá nhưng với phạm vi, phương pháp
và nội dung ở tầm vĩ mô.
Về phạm vi kế hoạch hoá: phạm vi kế hoạch hoá không chỉ bao quát
các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước mà phần nào đã bao quát được
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế hoạch hoá theo đường lối đổi mới đã được khẳng định qua nhiều
lần thực hiện, nó khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Theo đó: kế hoạch cũng bao quát toàn bộ nền kinh tế.
Về nội dung kế hoạch: do nhận thức được rõ vai trò của các lĩnh vực
văn hoá, xã hội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện
xã hội Việt Nam với đa số là lao động trong ngành nông nghiệp đơn giản
nên trong kế hoạch các năm từ 1991 - 1996 đã chuyển hướng từ kế hoạch
phát triển kinh tế sang kế hoạch phát triển kinh tế. Hệ thống các mục tiêu
chiến lược này là:
+ Mục tiêu kinh Tế
+ Mục tiêu xã hội.
+ Mục tiêu tổng hợp.
Để thực hiện được các mục tiêu này, cần phải có sự phối hợp, kết
hợp thực hiện bởi các nhà lãnh đạo thông qua hệ thống tham mưu của mình
và hệ thống kế hoạch hoá trong cả nước.
- Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch :

+ Giảm các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh
+ Tăng các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu lồng ghép của
hai chỉ tiêu kinh tế và xã hội.
- Hệ thống các chính sách vĩ mô điều tiết sự phát triển:
Các chính sách phải là khuôn mẫu cho các đơn vị cấp dưới sử dụng
và thực hiện. Cần đảm bảo tính đầy đủ, đơn giản, cụ thể. Bảo đảm sự
thống nhất giữa các loại chính sách với nhau và tính ổn định của các loại
chính sách.
Kế hoạch kinh tế hàng năm bao hàm các chính sách linh hoạt, phù
hợp với những thay đổi ở trong và ngoài nước mà không dự kiến hết trong
khi xây dựng kế hoạch 5 năm. Kế hoạch bổ sung và thúc đẩy cho kế hoạch
5 năm thực hiện thành công.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xây dựng các chương trình quốc gia và dự án phát triển.
Các chương trình quốc gia được tiến hành đồng thời với việc xây
dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Chương trình quốc gia là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, môi trường, cơ
chế, chính sách để tổ chức thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác
định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Khi
xây dựng một chương trình quốc gia đòi hỏi phải xác định rõ các mục tiêu
của chương trình đối với sự phát triển của đất nước; xác định rõ các giải
pháp cần thiết đảm bảo thực thi chương trình như giải pháp về vốn, phương
thức vay và hoàn vốn, nguyên liệu, máy móc,... ; hiệu quả của chương trình
thông qua các chỉ tiêu về lợi ích kinh tế - xã hội đem lại, đối tuợng được
hưởng thụ kết quả của toàn bộ chương trình ... Các chương trình quốc gia
phải được Chính phủ xem xét và được Quốc hội thông qua trước khi vào
thực hiện.

Trong quá trình thực hiện chương trình, nếu cần thay đổi mục tiêu xã
hội và điều kiện cân đối, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và điều chỉnh
trong thời gian xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm. Nếu các vấn đề
kinh tế - xã hội cụ thể từng khu vực, từng vùng thì có thể chuyển sang cho
các Bộ, Ngành địa phương để tập trung làm tốt các chương trình đã được
xác định, tránh chồng chéo, bảo đảm hiệu quả và tính thiết thực của chương
trình.
Để thực hiện được các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thì cần
thiết phải xây dựng các dự án phát triển. Mỗi chương trình cần được cụ thể
hoá bằng nhiều dự án phát triển. Mỗi dự án phát triển hướng tới một mục
tiêu nào đó của chương trình. Tuy nhiên một số dự án có thể xác định từ kế
hoạch 5 năm và hướng tới mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Vì vậy dự án có
vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định phát triển, đó là:
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Dự án là công cụ đặc biệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm, chương trình phát triển một cách
có hiệu quả nhất.
- Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao
tính khả thi của kế hoạch , đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường
theo định hướng xác định của kế hoạch .
- Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển
kinh tế - xã hội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ trên thị trường.
- Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế
- xã hội của từng vùng và của cả nước.
Do các vai trò trên, dự án phát triển rất được coi trọng trong hệ thống
kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay. Nó là công cụ thực hiện nhiệm vụ, mục
tiêu của kế hoạch với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

b) Phương pháp xây dựng Kế Hoạch 5 năm.
Có 2 phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm đó là:
- Kế hoạch 5 năm “ Thời kỳ”
- Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”.
Phương pháp 1: Kế hoạch 5 năm “Thời kỳ”
Xây dựng kế hoạch này trong khoản thời gian là 5 năm, với mốc
phân đoạn cố định (ví dụ: xây dựng kế hoạch 2001 - 2005, kế hoạch 2006 -
2010...).
Cách tính toán chỉ tiêu xây dựng và tính bình quân trên một năm của
cả thời kỳ hoặc tính chỉ tiêu cho các năm cuối.
- Ưu điểm:
Phương pháp này dễ tính toán vì muốn xây dựng kế hoạch cho 5 năm
tiếp theo thì lấy số liệu kế hoạch và thực tế của kỳ trước rồi nhân với hệ số
phát triển bình quân của các giai đoạn trước. Bên cạnh đó, là cũng dễ quản
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lý, dễ theo dõi đánh giá hơn khi dựa vào các chỉ số bình quân khi thực hiện
kế hoạch.
- Nhược điểm:
Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này được cho là duy ý
trí, cứng nhắc, mất đi tính linh hoạt và mềm dẻo của kế hoạch. Vì là chỉ
tiêu bình quân và được xác định trong khoảng thời gian dài (5 năm) nên có
nhiều tác động bên ngoài vào thực hiện kế hoạch (như khủng hoảng, lạm
phát, sự thay đổi của chính sách ...) mà ta khó có thể dự đoán trước được
nên các chỉ tiêu đưa ra bị gò bó, khó điều chỉnh thay thế cho phù hợp với
thay đổi ngoại cảnh.
Phương pháp 2 : Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”.
Khoảng thời gian cố định là 5 năm nhưng thời gian cụ thể thì thay
đổi (luân chuyển sau mỗi một năm của thời kỳ 5 năm).

Cách tính toán chỉ tiêu - Xây dựng cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch cho
một năm đầu. Dự tính, tính toán một số chỉ tiêu năm sau và dự báo một số
chỉ tiêu cho những năm còn lại.
Kế hoạch 5 năm điều chỉnh khi hoàn thành kế hoạch một năm đầu,
sau đó, chuyển mốc thời gian mới bằng cách thêm một năm.
+ Ưu điểm :
Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này khắc phục được hạn
chế của kế hoạch 5 năm “Thời kỳ” đó là nó đã là kế hoạch mang tính linh
hoạt, mềm dẻo. Các thông tin mang tính cập nhập, ứng biến xử lý kịp thời
các tác động chưa lường trước được vào kế hoạch, vừa bảo đảm tính định
hướng của kế hoạch, vừa bảo đảm kế hoạch tác nghiệp.
+ Nhược điểm:
Khó trong xây dựng, quản lý vì phải thay số liệu mới liên tục, dẫn
đến luôn phải điều chỉnh kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc gây sự
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tốn kém trong xây dựng và khó thực hiện các kế hoạch vì bị thay đổi nhiều
lần nếu kế hoạch được xây dung ban đầu không phù hợp.
CHƯƠNGII.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
I. TÓM TẮT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TỔNG
QUÁT CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010 CỦA HUYỆN VĂN YÊN.
1. Tóm tắt tình hình đặc điểm của huyện Văn Yên:
Văn Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái được thành lập ngày
1 tháng 3 năm 1965 theo quyết định 117 – CP do hội đồng Chính phủ ban
hành ngày 16 tháng 12 năm 1964. Tính đến nay huyện có 27 xã và 1 thị
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trấn. Huyện Văn Yên nằm ở toạ độ 104 độ 23’ đến 104 độ 60’ kinh đông,
21 độ35 đến 22 độ 10’ vĩ bắc. Phía tây nam giáp huyện Văn Chấn và Mù
Cang Chải, phía tây Bắc Huyện Trấn Yên. Chiều dài của huyện là 55 km,
nơi rộng nhất là 35 km. Toàn huyện có diện tích là 1.363 km2 với hơn
22.000 dân, mật độ dân số trung bình là 19.000 người/ km2 có 11 dân tộc
đang sinh sống góp công xây dựng làng bản quê hương tươi đẹp.
Do điều kiện thời tiết ở đây là nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều
mưa nền nhiệt độ cao. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng nhiều dược
liệu quý và chăn nuôi gia súc như bò, dê, hươu, nai… Rừng Văn Yên thuộc
rừng á nhiệt đới và nhiệt đới núi cao với nhiều loại cây lá kim như pơmu,
thông, sa mộc bên cạnh những cây gỗ quý hiếm như nghiến tán, lát hon,
chò chỉ, các loại dược liệu như đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, các loại động
vật hiếm như lợn rừng, hươu, vượn, cây hương… còn có những khu rừng
cho lâm đặc sản như quế, cọ, song, chè.
Ngành công nghiệp khai khoáng có mặt ở Văn Yên đã khai thác như;
graphit cung cấp hàng năm cho công nghiệp luyện kim, sản xuất pin đèn,
bút chì … khoảng 300- 500 tấn tinh lọc.
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Mục tiêu tổng quát của KH 5 năm 2006 - 2010
Nội dung Kế Hoạch 5 năm 2006 - 2010
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI tiến hành trong bối cảnh quốc tế
có nhiều biến đổi sâu sắc. Khoa học và khoa học công nghệ có những bước
tiến nhảy vọt chưa từng thấy, nhất là công nghệ thông tin. Hội nhập và toàn
cầu hoá kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế khách quan, đây là điều
kiện thuận lợi, nhưng cũng rất khó khăn đối với những nước đang phát
triển như nước ta.
Huyện Văn Yên là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, nằm

sâu trong nội địa của tỉnh, là một huyện nghèo về kinh tế, trình độ dân trí
chưa cao, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, yếu về tổ chức và quản lý. Để đưa
huyện Văn Yên trở thành một huyện giàu, phát triển đòi hỏi Đảng bộ và
nhân dân phải nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần cách
mạng tiến công, chủ động sáng tạo vươn lên trong quá trình thực hiện Công
nghiệp hoá- Hiện đại hoá.
3. Những định hướng chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010
Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội mà Đại hội
lần thứ IX của Đảng đề ra.
Phát huy tinh thần tự lực tự cường, huy động cao độ về sức lực vật
chất, tinh thần trí tuệ của tất cả các tầng lớp nhân dân trong huyện, dưới sự
lãnh đạo của Đảng theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đi đôi với phát
huy nội lực và tranh thủ tối đa các yếu tố bên ngoài, vượt qua những khó
khăn, thách thức, phát triển các ngành sản xuất gắn với hoàn thiện quan hệ
sản xuất, đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cải thiện rõ rệt đời
sống nhân dân trong huyện, khắc phục từng bước chống tụt hậu về kinh tế
và khoa học công nghệ. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế –
Xã hội của huyện trong chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh và của
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cả nước. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 11 - 15% và ở
mức cao hơn.
Phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần theo định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, kinh tế Nhà nước và
kinh tế hợp tác xã là nền tảng trong quá trình phát triển. Phát huy mọi tiềm
năng của các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh
hợp pháp của các thành phần kinh tế, phát huy tác dụng tích cực của cơ chế
thị trường, hạn chế mặt tiêu cực của nó để thực hiện công bằng và tiến bộ
Xã hội. Phát triển kinh tế thị trường gắn liền với đẩy mạnh cải cách hành

chính đổi mới bộ máy Nhà nước.
Phát triển kinh tế của huyện hội nhập với sự phát triển của tỉnh và
của cả nước. Để có nền kinh tế phát triển thì biết phát huy nội lực là yếu tố
quyết định, nhưng cần phải biết tận dụng tối đa những lợi thế bên ngoài, tạo
nên một sức mạnh tổng hợp trong chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội
của huyện.
Coi trọng nhân tố con người, từng bước đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển nguồn nhân lực có kiến thức về khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý
tiên tiến đủ sức tiếp thu có hiệu quả khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống.
Giữ gìn và phát huy truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có
chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại trong quá trình phát triển
Kinh tế – Xã hội.
Phát triển kinh tế bền vững đảm bảo tiến bộ và công bằng Xã hội,
tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thu hẹp khoảng cách về
mức sống và trình độ dân trí giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư.
Phát triển kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng an ninh giữ vững
trật tự an toàn xã hội
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
22
Chuyờn thc tp tt nghip
Duy trỡ tc phỏt trin kinh t cao v bn vng, y mnh chuyn dch
c cu ngnh kinh t, tp trung phỏt trin cỏc sn phm cú th trng, cú
sc cnh tranh cao. Huy ng ti a v s dng cú hiu qu cỏc ngun lc
nht l cỏc ngun lc phỏt trin kinh t xó hi tip tc xoỏ úi gim
nghốo, ci thin i sng ca nhõn dõn. Nõng cao cht lng cỏc hot ng
giỏo dc, y t, vn hoỏ, xó hi, gii quyt tt cỏc vn xó hi, gi vng n
nh chớnh tr v trt t an ton xó hi. Xõy dng ng chớnh quyn v h
thng chớnh tr vng mnh. Tng tớch lu t ni b nn kinh t mnh
cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ.

V kinh t:
-Tc tng trng kinh t n nh hng nm mc t 11 n 15%,
phn u n nm 2010 tng trng kinh t t 11.7% tr lờn.
- C cu kinh t theo hng gim t trng nụng lõm nghip, tng t
trng cụng nghip, xõy dung v thng mi dch v n nm 2010 c cu
nụng lõm nghip gim 7% so vi nm 2005; cụng nghip xõy dng tng
5,5% so vi nm 2005; Dch v tng 1,5% so vi nm 2005.
- Thu nhp bỡnh quõn u ngi n nm 2010 tng 2.600.000 ng
so vi nm 2005,
- Bỡnh quõn lng thc u ngi n nm 2010 l 339,2 kg tng
39,1kg so vi nm 2005.
Bng k hoch v mt s ch tiờu kinh t xó hi ch yu
ch tiờu n
v
Giai on
2006 2007 2008 2009 2010
1) Tổng sản phẩm trong nớc(GDP
giá 1994)
Tr. đồng
- Tốc độ tăng trởng % 11,3 11,5 11,5 11,5 11,7
Trong đó: Nông, lâm, ng nghiệp Tr. đồng 276.000 297.00
0
323.700 349.000 379.000
- Công nghiệp xây dựng Tr. đồng 126.000 148.00
0
171.400 204.000 239.500
SV: Vn Thnh Lp K hoch 46B
23
Chuyờn thc tp tt nghip
- Dịch vụ Tr. đồng 119.500 136.00

0
152.400 169.000 188.000
- GDP bìnhquân đầu ngời(giá TT) N.đồng 3.900 4.350 4.850 5.400 6.100
2) Cơ cấu GDP (giá thực tế)
- Nông, lâm, ng ngiệp % 52,6 51,2 49,7 48,2 47,0
- Công nghiệp xây dựng % 20,1 21,2 22,4 23,6 24,5
- Dịch vụ % 27,3 27,6 27,9 28,2 28,5
3) Tổng vốn đầu t toàn xã hội
Tr. đồng 155.143 174.42
1
193.860 213.260 244.350
Trong đó:
- Vốn trong nớc Tr. đồng 133.880 162.55
7
193.860 213.260 244.350
- Vốn ngoài nớc Tr. đồng 21.263 11.864
4) Xuất, nhập khẩu
Tr. đồng 135.000 160.00
0
187.000 219.000 245.000
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong địa bàn Tr. đồng 83.800 105.00
0
120.000 135.000 152.000
Trong đó: Xuất khẩu địa phơng Tr. đồng 83.800 105.00
0
120.000 135.000 152.000
Tổng kim ngạch nhập khẩu dịa phơng Tr. đồng 30.000 40.000 52.000 67.000 80.000
Chênh lệch Xuất Nhập khẩu Tr. đồng 75.000 80.000 83.000 85.000 95.000
% so với xuất khẩu %
5) Thu ngân sách trên địa bàn

Tr. đồng 68.623 82.348 98.818 118.580 142.296
- Trong đó: Thuế xuất nhập khẩu
- Trong đó: + Thu từ KV TW Tr. đồng
+ Thu QD địa phơng Tr. đồng
+ Thu ngoài quôc doanh Tr. đồng
+ Thu từ KV có vốn ĐTNN Tr. đồng
6) Chi ngân sách địa phơng
Tr. đồng 68.082 81.698 98.038 117.646 141.175
- Trong đó: Chi đầu t phát triển Tr. đồng
7) Dân số trung bình
Ngời 114.754 116.07
4
117.467 118.935 120.445
8) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
% 1,15 1,20 1,25 1,27 1,30
.
Cỏc lnh vc kinh t ch yu:
a. Sn xut nụng nghip:
Ngnh nụng lõm nghip chim t trng ln trong ton b nn kinh
t. Vỡ vy t nm 2006 2010 tip tc chuyn dch c cu kinh t ni
ngnh, cõy trng vt nuụi nõng cao giỏ tr trong sn xut nụng lõm
nghip, phn u n 2010 giỏ tr sn xut ngnh nụng lõm nghip l 379
t ng chim 47% giỏ tr ton b nn kinh t.
SV: Vn Thnh Lp K hoch 46B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Cây lương thực: Chuyển mạnh sang hướng sản xuất giống lúa có
chất lượng cao như HT1, AYT 77, chiêm hương…, cây có hạt như ngô góp
phần ổn định lương thực phấn đấu đến 2010.
Diện tích lúa là 5.500 ha, năng suất cả năm trên 100 tạ/ha, diện tích

ngô 2010 bằng 1800 ha, năng suất trên 40 tạ/ha đưa tổng sản lượng lương
thực có hạt lên 40.855 tấn.
- Sắn: ổn định vững chắc diện tích sắn đến 2010 bằng 4000 ha trong
đó sắn công nghiệp đạt 3000 ha; đảm bảo canh tác bền vững và phát huy
hiệu quả phục vụ đủ sản lượng sắn củ tươi cung cấp cho nhà máy chế biến
tinh bột sắn.
- Cây công nghiệp – cây ăn quả:
+ Cây dứa: Thâm canh tốt diện tích dứa hiện có, phấn đấu đưa diện
tích năm 2010 là 2.500 ha sản lượng 80.000 tấn đảm bảo nguyên liệu cho
nhà máy dứa hộp xuất khẩu hoạt động.
+ Cây mía: Diện tích mía giảm để chuyển một số diện tích sang
trồng dứa đến năm 2010, diện tích cây mía còn lại là 600 ha đủ nguyên liệu
cho sản xuất đường phục vụ tiêu dùng trong huyện và các vùng lân cận.
+ Cây chè: Cung cấp đủ sản lượng chè búp tươi cho nhà máy chế
biến, ổn định diện tích chè đến năm 2010 là 490 ha.
+ Cây ăn quả: Chủ yếu vẫn là nhãn, vải, cam, quýt. Đến năm 2010
đầu tư cải tạo giống, thâm canh sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Chăm nuôi: Phấn đấu chăn nuôi trở thành hàng hoá tiêu thụ trong
và ngoài huyện. Đến năm 2010 đưa tổng đàn gia súc gia cầm lên 600.000
con. Cần cải tiến áp dụng phương pháp chăn nuôi bán công nghiệp và tập
trung để tăng sản lượng đàn gia súc gia cầm.
- Lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Khai thác
hợp lý diện tích rừng trồng “ Khai thác đến đâu trồng ngay đến đó” đến
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
25

×