Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 113 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC
THỜI KỲ HẬU WTO BÀI HỌC CHO VIỆT NAM





Sinh viên thực hiện : Phạm Kiều Anh
Lớp : Anh 11
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Hồng Yến

Hà Nội, tháng 5/2009




MC LC

Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
L
L


i
i


n
n
ó
ó
i
i


đ
đ


u
u
1

Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận chung và Tổng quan về doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc 4
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1. Khái niệm 4
1.1.1. ở các nền kinh tế trên thế giới 4
1.1.2. ở Việt Nam 9
1.1.3. ở Trung Quốc 11
2. Vai trò ca doanh nghiệp vừa và nhỏ i vi nn kinh t 12
3. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc 16
3.1. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc 16
3.1.1. Giai đoạn tr-ớc khi Trung Quốc gia nhập WTO 16
3.2.2. Giai đoạn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO 18
3.2. Sự phân bổ và các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ21
3.2.1. Xét theo vị trí địa lý 21
3.2.1. Xét theo lĩnh vực hoạt động 21
Ch-ơng 2: KINH NGHIệM phát triển Doanh nghiệp vừa và
nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO 24
1. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc 24
1.1. Sự đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế 24
1.2. Về quy mô vốn và tiếp cận vốn 25
1.3. Về lao động và chất l-ợng nguồn nhân lực 26
1.3. Về khoa học công nghệ 28
2. Nguyên nhân và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa
và nhỏ Trung Quốc 30
2.1. Nguyên nhân 30
2.2. Thách thức 32


ii
2.2.1. Thách thức trong ngắn hạn 32

2.2.2. Thách thức trong dài hạn 34
3. giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu
WTO 38
3.1. cải thiện môi tr-ờng chính sách dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
38
3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ 47
3.2.1. Xây dựng cụm công nghiệp tập trung của doanh nghiệp vừa và nhỏ
47
3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu 51
3.3. Khuyến khích các DNV&N đầu t- vào khoa học công nghệ 52
3.4. Phát triển v-ờn -ơm doanh nghiệp 58
Ch-ơng 3: Các giải pháp vận dụng nhằm phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 62
1. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 62
1.1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 62
1.1.1. Về số l-ợng doanh nghiệp 62
1.1.2. Về quy mô vốn và tiếp cận vốn 63
1.1.3. Về lao động và chất l-ợng nguồn nhân lực 65
1.2.4. Về ngnh nghề 66
1.2.4. Về doanh thu và lợi nhuận 68
1.2.5. Về khả năng cạnh tranh 68
1.2.6. Về máy móc thiết bị và khoa học công nghệ 69
1.2. Thực trạng luật pháp và thể chế hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam 70
1.3. Những tồn tại, khó khăn, hạn chế mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam đang phải đối mắt 72
1.3.1. Khó khăn trong vic vay vn 73
1.3.2. Khó khăn về mt bng kinh doanh 73
1.3.3. Khó khăn về nguồn nhân lực 74
1.3.4. Khó khăn về cơ sở hạ tầng 75

1.3.5. Khó khăn trong tiếp cận thông tin công nghệ và lựa chọn, ứng
dụng công nghệ 75



iii
1.3.6. Khó khăn trong việc xúc tiến mở rộng thị tr-ờng trong n-ớc và thị
tr-ờng xuất khẩu 76
2. Định h-ớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 77
2.1. Xu h-ớng các chính sách bên ngoài, các cam kết và các lực l-ợng thị
tr-ờng tác động tới doanh nghiệp vừa và nhỏ 77
2.1.1. Các cam kết trong khuôn khổ WTO 77
2.1.2. Tiến triển trong kinh doanh quốc tế 79
2.2. Định h-ớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 81
3. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 83
3.1. Những nét t-ơng đồng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và
Trung Quốc 83
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các biện pháp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc 85
3.2.1. Thống nhất nhận thức, quan điểm về phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ 85
3.2.2. Mở cửa thị tr-ờng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia 85
3.2.3. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu t- vào khoa học
công nghệ 86
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 86
3.3.1. Cải thiện môi tr-ờng pháp lý và đầu t- kinh doanh phù hợp 86
3.3.2. Hình thành và củng cố các đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ 91
3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 95

3.3.4. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực 97
3.3.5. Thành lập các v-ờn -ơm doanh nghiệp 100
Kết luận 102
Danh mục Tài liệu tham khảo







iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SME
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Company
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
EC
Cộng đồng chung Châu Âu (European Commission)
EU
Liên minh Châu Âu (European Union)
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization
SBA
Small Business Asdministration
USD
Đồng đôla Mỹ (United State Dollar)
EUR

Đồng Euro
R&D
Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)
NDRC
Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia
(National Development and Reform Commision)
CSB
Tổng cục Thống kê Trung Quốc
TVEs
Xí nghiệp hương trấn (Town Village Enterprises)
VAT
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Value- added Tax)
UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
(United Nation Industrial Development Organisation)
MIGA
Tổ chức Tín thác và Đầu tư Đa phương Quốc tế
(Multilateral Investment Guarantee Agency)
IFC
Tổ chức tài chính quốc tế
(International Finanve Corporation)
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-Thái Bình Dương
(Asian- Pacific Economic Cooporation)
DNN&V
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
NDT
Nhân dân tệ




v
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1
Tiêu chí phân loại DNV&N của EU
5
Bảng 1.2
Phân biệt DNV&N và doanh nghiệp lớn dựa trên tiêu
chí về lượng
7
Bảng 1.3
Định nghĩa DNV&N của WB
7
Bảng 1.4
Tiêu chí phân loại DNV&N của Nhật Bản
8
Bảng 1.5
Tiêu chí phân loại DNV&N ở Mỹ
9
Bảng 1.6
Định nghĩa về DNV&N theo “Luật thúc đây doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc” năm 2003
11
Bảng 1.7
DNV&N Trung Quốc theo vị trí địa lý
20

Bảng 1.8
DNN&V phân theo ngành nghề kinh doanh
22
Bảng 1.9
DNN&V theo thành phần đăng ký
23
Bảng 2.1
Đóng góp của DNV&N vào GDP (NDT)
25
Bảng 2.2
Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của các DNV&N
Trung Quốc
50
Bảng 2.3
Chi phí dành cho Khoa học và Công nghệ từ năm 2001-
2005
54
Bảng 3.1
Cơ cấu vốn của DNV&N
62
Bảng 3.2
Số lượng DNV&N phân theo ngành nghề kinh doanh
(Giai đoạn 2000 – 20006)
65












vi
DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1.1
Tỷ lệ DNV&N theo khu vực (năm 2006)
21
Hình 2.1
Đóng góp của DNV&N Trung Quốc năm 2007
24
Hình 2.2
Sự đóng góp vào nền kinh tế của DNV&N ở các tỉnh
thành
25
Hình 2.3
Quỹ đầu tư khoa học công nghệ dành cho DNV&N
(1999-2005)
29
Hình 3.1
Số lượng doanh nghiệp qua các năm
61
Hình 3.2
Hệ thống thể chế hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động
dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng
91





1
L
L


I
I


N
N
Ó
Ó
I
I


Đ
Đ


U
U




1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang cuốn hút mọi quốc gia, khuyến
khích tất cả các chủ thể kinh doanh cùng bước vào một sân chơi chung, nơi
mà các doanh nghiệp có thể phát huy được sự năng động, nhạy bén, khả
năng tiềm tàng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giữ ổn định xã hội đồng thời là
khu vực có khả năng thu hút tích cực nhất các nguồn vốn, nguồn nhân lực
trong dân cư nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực xã hội cho tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội
nhập và toàn cầu hóa là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Trung Quốc- quốc gia láng giềng của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO đã tận dụng các cơ hội phát triển để trở thành một trong những cường
quốc lớn có tầm ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nền kinh
tế thế giới. Trung Quốc cũng đồng thời là một quốc gia đạt được nhiều
thành công trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu
thống kê của Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia (NDRC), các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đóng góp tới 60% GDP, 50% thu nhập từ
thuế, 68% tổng xuất khẩu và 75% việc làm được tạo ra hàng năm.
Ngày 11 tháng 1 năm 2007 là một dấu ấn lịch sử đối với Việt Nam
đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới- WTO. Cánh cửa hội nhập mang đến những cơ
hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhưng cũng đồng thời
tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với những doanh nghiệp còn non trẻ về kinh
nghiệm, yếu về tiềm lực tài chính, công nghệ kỹ thuật lạc hậu… Trước đòi


2
hỏi bức thiết của tình hình mới, bất kỳ một kinh nghiệm quý báu nào của các
quốc gia đi trước cũng cần được nghiên cứu và học hỏi một cách nghiêm

túc. Do đó việc tìm hiểu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt
Nam” là việc làm cấp thiết, nhằm học tập những kinh nghiệm quý báu trong
việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc và sớm tạo ra một
môi trường kinh doanh thuận lợi để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam vươn lên khẳng định chính mình và có cơ hội phát triển thành những
doanh nghiệp có quy mô lớn trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung
Quốc trước và sau khi nước này gia nhập WTO
- Phân tích các giải pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ hậu WTO
- Đề xuất các giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển của doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc thời kỳ hậu WTO cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO, các chính sách
Trung Quốc đã sử dụng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình
trong thời kỳ hội nhập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về kinh tế. Ngoài ra khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích, so


3
sánh, thống kê, tập hợp nhằm tìm ra những nhận xét, đánh giá, giải pháp phù
hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
5. Bố cục khoá luận

Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục bảng biểu hình vẽ… khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
Chƣơng 2: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời
kỳ hậu WTO
Chƣơng 3: Các giải pháp vận dụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, TS. Phạm
Thị Hồng Yến, người đã trực tiếp hướng dẫn, và cung cấp cho em rất
nhiều tài liệu cung như những chỉ dẫn quý báu để giúp em có thể hoàn
thành luận văn này.

Hà Nội tháng 5 năm 2009


4

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Ở các nền kinh tế trên thế giới
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) hay SMEs (Small and medium
enterprise) là đối tượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế. DNV&N
rất linh hoạt, năng động, có nhiều lợi thế phát triển nhưng cũng dễ bị tổn
thương, vì thế hầu hết các nước đều có những chính sách, quy định, biện
pháp hỗ trợ để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Việc nêu ra được một
định nghĩa rõ ràng và hợp lý về DNV&N là rất quan trọng vì điều này sẽ

quyết định phạm vi quản lý, môi trường hoạt động của thành phần kinh tế
này, mức độ giúp đỡ mà thành phần kinh tế này cần đến từ phía Chính phủ
và xã hội cũng như những tác động của chính sách kinh tế quốc gia đối với
sự phát triển của thành phần kinh tế này.
Với mục tiêu xác định thế nào là một DNV&N, mỗi quốc gia phải đưa
ra một số chỉ tiêu phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng
giai đoạn, cũng như phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia. Tuy
nhiên, không có định nghĩa DNV&N thống nhất trên thế giới, mỗi nước dựa
vào điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cụ thể để định nghĩa. Sau đây là định
nghĩa về DNV&N của một số tổ chức, quốc gia và khu vực trên thế giới.
Thứ nhất, định nghĩa của Uỷ ban Châu Âu (EC):
EC sử dụng ba tiêu chí là số lao động, doanh thu hàng năm và tài sản
để định nghĩa DNV&N. Tiêu chí số lao động luôn luôn được giữ cố định
trong khi hai tiêu chí còn lại có thể linh hoạt bằng việc kết hợp tiêu chí số
lao động với một trong hai tiêu chí. Định nghĩa này nhằm đảm bảo phân loại


5
DNV&N đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Định nghĩa này cũng đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, ví dụ như
quy định tiêu chí về doanh thu của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất sẽ
thấp hơn doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và phân phối.
Theo thông cáo báo chí của Uỷ ban châu Âu (EC) ban hành ngày
6/5/2003 có hiệu lực ngày 1/1/2005 (2003/361/EC) thì DNV&N là những
doanh nghiệp hoạt động độc lập có số lao động dưới 250 người và có doanh
thu hàng năm không vượt quá 67 triệu USD hoặc tổng tài sản không vượt
quá 56 triệu USD. Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới
50 người, có doanh thu hàng năm không vượt quá 13 triệu USD hoặc tổng
tài sản không vượt quá 13 triệu USD. Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh
nghiệp có số lao động dưới 10 người, có doanh thu hàng năm hoặc tổng tài

sản không vượt quá 3 triệu USD.
Đây là định nghĩa mới thay thế định nghĩa cũ của EC năm 1996. Định
nghĩa cũ cũng có chung tiêu chí về lao động như định nghĩa mới, còn các
tiêu chí về doanh thu hàng năm và tổng tài sản đều thấp hơn. Sự gia tăng các
tiêu chí tài chính được lý giải là do sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự
phát triển về giá cả và năng suất lao động trong các nước thành viên Cộng
đồng chung Châu Âu (EU).
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNV&N của EC
Loại doanh
nghiệp
Số lƣợng
lao động (ngƣời)
Doanh thu hàng
năm (triệu USD)
Tổng tài sản
(triệu USD)
Doanh nghiệp vừa
< 250
≤ 67
≤ 56
Doanh nghiệp nhỏ
< 50
≤ 13
≤ 13
Doanh nghiệp
siêu nhỏ
< 10
≤ 3
≤ 3
Nguồn: Trang web www. ec.europa.eu



6
Thứ hai, định nghĩa của Tổ chức Bảo lãnh và Đầu tư đa phương
(MIGA) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC):
MIGA và IFC định nghĩa doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp thoả mãn
hai trong ba điều kiện sau: có số lao động dưới 50 người; có doanh thu hàng
năm không vượt quá 3 triệu USD; có tổng tài sản không vượt quá 3 triệu
USD. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp thoả mãn hai trong ba điều kiện
sau: có số lao động dưới 300 người; có doanh thu hàng năm không vượt quá
15 triệu USD; có tổng tài sản không vượt quá 15 triệu USD.
Không giống như EC, MIGA và IFC không quy định tiêu chí lao động
là tiêu chí bắt buộc trong định nghĩa DNV&N.
Thứ ba, định nghĩa của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC):
Các nền kinh tế thành viên APEC hầu hết đều đưa tiêu chí về lao động
trong định nghĩa DNV&N của mình. APEC định nghĩa DNV&N là doanh
nghiệp có số lao động dưới 100 người, doanh nghiệp vừa có số lao động từ
20- 99 người, doanh nghiệp nhỏ có số lao động từ 5- 9 người, doanh nghiệp
siêu nhỏ có số lao động dưới 5 người.
Thứ tư, định nghĩa của Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên
Hiệp Quốc (UNIDO):
UNIDO cho rằng việc định nghĩa rõ ràng DNV&N là việc làm rất
quan trọng để đề xuất và thực thi các chính sách phát triển. UNIDO định
nghĩa doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 1- 9 người
và/hoặc có vốn đăng ký không quá 42.300 USD, doanh nghiệp nhỏ là doanh
nghiệp có số lao động từ 10 - 49 người và có vốn đăng ký lớn hơn 42.300
USD, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 – 249 người
và có vốn đăng ký lớn hơn 42.300 USD.
Vì mục đích phát triển chính sách, UNIDO cho rằng các quốc gia nên

áp dụng hiệu quả các tiêu chí cả về chất và lượng để định nghĩa DNV&N.


7
Bảng sau sẽ tóm tắt các chỉ số về lượng để phân biệt DNV&N và doanh
nghiệp lớn:
Bảng 1.2: Phân biệt DNV&N và doanh nghiệp lớn dựa trên
tiêu chí về lƣợng
Tiêu chí
DNV&N
Doanh nghiệp lớn
Quản lý
Khả năng hạn chế
Có khả năng quản lý
Nguồn nhân lực
Thiếu bằng cấp, dựa
vào kinh nghiệm thực tế
Có bằng cấp, có
chuyên môn
Doanh thu
Không ổn định
ổn định
Quan hệ với khách hàng
Không ổn định
Dựa trên các hợp đồng
lâu dài
Sản lượng
Không ổn định
ổn định
Phát triển nghiên cứu

Theo xu hướng thị
trường
Có nghiên cứu, phân
tích kỹ lưỡng
Tài chính
Nguồn vốn gia đình,
vốn tự có
Nguồn vốn đa dạng
Nguồn: Boooklet of Standardized Small and Medium Enterprises
Definition-2007
Thứ năm, định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB):
Bảng 1.3: Định nghĩa DNV&N của WB
Loại doanh nghiệp
Lao động (ngƣời)
Tổng tài sản (USD)
Doanh nghiệp siêu nhỏ
< 10
10.000 hoặc doanh thu
hàng năm 100.000 USD
Doanh nghiệp nhỏ
10 - 50
3.000.000
Doanh nghiệp vừa
50 -300
15.000.000
Nguồn: The Industry Policy 1999



8


Thứ sáu, định nghĩa của Nhật Bản:
Nhật Bản là đất nước đã tạo nên huyền thoại “thần kỳ” trong phát triển
kinh tế vào những năm của thập kỷ 50 đến thập kỷ 70. Từ những năm 60,
Nhật Bản đã có đạo luật cơ bản về DNV&N. Hiện nay, tiêu chí về DNV&N
của Nhật Bản được xác định như bảng sau:
Bảng 1.4: Tiêu chí phân loại DNV&N của Nhật Bản

Lao động
(ngƣời)
Doanh thu hàng năm
(Triệu Yên)
DNV&N
Ngành sản xuất và các ngành khác
< 300
< 300
Ngành bán buôn
< 100
< 100
Ngành bán lẻ
< 50
< 50
Ngành dịch vụ
< 100
< 50
Doanh nghiệp nhỏ
Ngành sản xuất và các ngành khác
< 20

Ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ

< 5

Nguồn: J.Abe, Hỗ trợ Tài chính cho DNV&N Nhật Bản,
2005/SMEWG/MEWG/004
Thứ bảy, định nghĩa của Mỹ:
Ở Mỹ, định nghĩa về DNV&N do SBA (Small Business
Administration) quy định. SBA không có định nghĩa chung về DNV&N như
Cộng đồng chung châu Âu hay Nhật Bản, SBA định nghĩa DNV&N ở Mỹ
theo từng lĩnh vực riêng như bảng sau:






9

Bảng 1.5: Tiêu chí phân loại DNV&N của Mỹ
Lĩnh vực hoạt động
Lao động
(ngƣời)
Doanh thu hàng
năm (triệu USD)
Công nghiệp khai khoáng
500

Ngành bán buôn
100

Ngành bán lẻ và dịch vụ


6,5
Ngành xây dựng

31
Ngành nông nghiệp

0,75
Nguồn: So sánh chính sách đối với SMEs của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc
Harbin Institute of Technology
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo điều 3, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày
23/11/2001 về trợ giúp DNV&N định nghĩa DNV&N như sau: DNV&N là
cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người.
Theo điều 4, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày
23/11/2001 về trợ giúp DNV&N, đối tuợng áp dụng của định nghĩa này là:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà
nước;
- Các Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP
ngày 3/2/2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Hình thức pháp lý của DNV&N có thể là: doanh nghiệp Nhà nước;
doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH; công ty hợp danh; hợp tác xã; hộ
kinh doanh cá thể.
Hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp.



10
Bên cạnh cách phân loại do Chính phủ quy định, có nhiều tổ chức tài
chính phi chính thức (không có chức năng thực thi các chính sách của Nhà
nước) sử dụng các tiêu thức phân loại khác nhau để phân loại DNV&N để
xác định các chính sách ưu tiên:
- Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ DNV&N Việt Nam do UNIDO tài
trợ coi các doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 30 lao động trở xuống và
vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD; doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số lao
động từ 31-200 người, vốn đăng ký lớn hơn 0,4 triệu USD.
- Quỹ hỗ trợ DNV&N thuộc chương trình Việt Nam - EU quy định
DNV&N được hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số công nhân từ 10-500
người, vốn điều lệ từ 50.000 – 300.000 USD (750 – 4,5 tỷ VND)
So với định nghĩa về DNV&N của các nước trong khu vực và trên thế
giới, định nghĩa DNV&N của Việt nam có tính tổng quát, không đi sâu vào
chi tiết loại hình, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và chưa phản ánh
được thực chất về quy mô doanh nghiệp đối với các lĩnh vực khác nhau.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, vốn đăng ký của doanh nghiệp
là do người thành lập doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm về sự kê
khai của mình, trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi phải
có mức vốn pháp định như kinh doanh vàng, du lịch lữ hành, bảo hiểm, kinh
doanh địa ốc. Mức vốn này chỉ phản ánh trách nhiệm pháp lý của các thành
viên công ty, của doanh nghiệp đối với khoản nợ, lãi phát sinh trong quá trình
hoạt động. Trên thực tế, vốn đăng ký có sự chênh lệch so với vốn hoạt động
của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp cũng
chỉ là con số dự kiến và pháp luật hiện hành cũng không bắt buộc người
thành lập doanh nghiệp phải kê khai nên cũng không có căn cứ để phân loại
doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong
các ngành nghề khác nhau sử dụng số lao động rất khác nhau.
Việc sử dụng một trong hai tiêu chí (vốn đăng ký và bình quân lao

động) khiến cho việc xác định một doanh nghiệp có phải là DNV&N hay


11
không đôi khi gặp khó khăn, đôi khi bỏ sót đối tượng của các chương trình
trợ giúp, đôi khi có doanh nghiệp không thuộc diện đối tượng trợ giúp của
chương trình lại vẫn được tham gia. Hơn nữa, tiêu chí về số lao động bình
quân trong năm là một tiêu chí có tính “động” rất lớn do hiện tượng lao động
theo mùa vụ của Việt Nam rất phổ biến và số lao động này thay đổi công
việc thường xuyên nên càng gây khó khăn hơn trong việc xác định một
doanh nghiệp có phải là DNV&N hay không.
1.1.3. Ở Trung Quốc
Cuốn sách “The Interim Categorizing Criteria on Small and Medium-
sized Enterprises (SMEs)”, xuất bản năm 2003 và “Luật thúc đẩy DNV&N
Trung Quốc” (SME Promotion Law of China) đã đưa ra chỉ dẫn cho việc
định nghĩa thế nào là DNV&N Trung Quốc. Những chỉ dẫn mới này đã thay
thế cho những chỉ dẫn cũ có hiệu lực từ năm 1988 và một số tiêu chuẩn bổ
sung vào năm 1992.
Bảng 1.6: Định nghĩa về DNV&N theo “Luật thúc đẩy DNV&N
Trung Quốc” năm 2003

Lĩnh vực hoạt động
Lao động
(Ngƣời)
Tổng tài
sản (Triệu
NDT)
Doanh thu
(Triệu
NDT)

Doanh
nghiệp
nhỏ
Công nghiệp
< 300
< 40
< 30
Xây dựng
< 600

< 30
Bán buôn
< 100

<30
Bán lẻ
< 100

< 10
Vận tải
< 500

<30
Bưu chính
< 400

< 30
Nhà hàng & Khách sạn
< 400


< 30
Doanh
nghiệp
vừa
Công nghiệp
300-2000
40- 400
30-300
Xây dựng
600-3000
40- 400
30-300
Bán buôn
100-200

30-300


12
Bán lẻ
100-500

10-150
Vận tải
500-3000

30-300
Bưu chính
400-1000


30-300
Nhà hàng & Khách sạn
400-800

30-150
Nguồn: “ Luật thúc đẩy DNV&N Trung Quốc” năm 2003
Lưu ý: DNV&N chỉ cần đáp ứng một trong 3 điều kiện, doanh nghiệp
vừa phải đáp ứng đồng thời cả 3 điều kiện, doanh nghiệp nhỏ phải đáp ứng
các điều kiện thấp hơn quy định dành cho doanh nghiệp vừa.
Định nghĩa DNV&N của Trung Quốc chủ yếu bao gồm các tiêu chuẩn
về tiền lương, doanh thu, tổng tài sản của doanh nghiệp như ở bảng trên. Các
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có tiêu chuẩn quy định
khác nhau. Ví dụ như đối với doanh nghiệp nằm trong các cụm công nghiệp,
tiêu chí để xác định DNV&N là có số lao động tối đa 2000 người, doanh thu
hàng năm không vượt quá 300 triệu NDT, tổng tài sản không vượt quá 400
triệu NDT; tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa là có số lao động tối đa
300 người, doanh thu hàng năm không vượt quá 30 triệu NDT, tổng tài sản
không vượt quá 40 triệu NDT. Những doanh nghiệp thoả mãn các điều kiện
thấp hơn mức đưa ra dành cho doanh nghiệp vừa được coi là loại doanh
nghiệp nhỏ.
Trong các nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
cũng có rất nhiều định nghĩa về DNV&N nhưng nhìn chung các quốc gia
và vùng lãnh thổ đều đưa ra tiêu chí giống nhau về số nhân công từ 100
cho đến 500 người. So với định nghĩa các quốc gia khác ở trên, định nghĩa
DNV&N của Trung Quốc tương đối rộng hơn. Tuy vậy, một số lượng lớn
các DNV&N (khoảng 70%) có số lao động từ 5 người trở xuống hoặc chỉ
do một cá nhân điều hành.
2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế
Ngày nay, tầm quan trọng của DNV&N được quốc tế thừa nhận, hoạt



13
động và sự phát triển của chúng đóng vai trò lớn trong sự phát triển nền kinh
tế quốc gia. DNV&N thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư,
tạo việc làm trong guồng máy kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ khác nhau các
DNV&N có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau song nhìn chung
các DNV&N có một số vai trò tương đồng như sau:
Thứ nhất, DNV&N tạo việc làm cho người lao động, cung cấp một
số lượng lớn chỗ làm việc cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo
đánh giá của WB, các DNV&N thu hút khoảng 70% lực lượng lao động tại
những nước có tổng thu nhập quốc dân (GDP) từ 100-500 USD/năm/người
và chiếm 65% lực lượng lao động tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và
Phát triển (OECD). Ở hầu hết các nước, DNV&N tạo việc làm cho khoảng
từ 50- 80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong khối
EU, các DNV&N chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp và tạo ra 65 triệu
việc làm cho người lao động
1
. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung
Quốc, năm 2007 các DNV&N nước này đã tạo ra 75% việc làm cho tổng số
lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, con số này năm
2008 là 50%
2
. DNV&N còn góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức
xúc có nguy cơ gia tăng nếu không có việc làm. Đặc biệt trong nhiều thời
kỳ, khi các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực DNV&N lại thu
hút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu
vực doanh nghiệp lớn.
Thứ hai, DNV&N góp phần tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các quốc
gia, các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số

doanh nghiệp do đó đóng góp của các DNV&N vào tăng trưởng kinh tế là
rất đáng kể. DNV&N chiếm 98% trong tổng số doanh nghiệp của các thành


1
www.sdh.ueh.edu.vn
2
/>26


14
viên APEC, đóng góp 30% xuất khẩu trực tiếp và 50% sản lượng và giá trị
gia tăng
3
. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong năm 2007,
Trung Quốc có 4,3 triệu DNV&N đóng góp 60% vào GDP, đóng góp 50%
nộp thuế. Việt Nam hiện có trên 350.000 DNV&N đã đăng ký kinh doanh,
chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp và là khu vực phát triển nhanh
đóng góp trên 40 % vào GDP, đóng góp 29% vào tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước, đóng góp khoảng 17,46% tổng thu ngân sách Nhà nước
4
.
Thứ ba, đảm bảo tính năng động, ổn định cho nền kinh tế. Với quy
mô kinh doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, DNV&N có nhiều khả năng chuyển đổi
mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu thị trường mà ít gây biến động lớn, ít
chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồi nhanh sau những cuộc khủng
hoảng kinh tế trên góc độ kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, các DNV&N tham
gia vào quá trình sản xuất, giảm tải cho các doanh nghiệp lớn, nâng cao hiệu
quả nhờ khả năng tập trung hoá. Các DNV&N lấp kín những khe hở thị
trường mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ, sẵn sàng tham gia khi có mảng

thị truờng bị bỏ lại. ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà
thầu phụ cho các doanh nghiệp lớnSự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các
thời điểm cho phép nền kinh tế duy trì được sự ổn định. Chính vì vậy
DNV&N được ví như thanh giảm sốc cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ tư, khu vực DNV&N thu hút được khá nhiều nguồn vốn ở trong
dân cư. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào dân cư và yêu cầu về số
lượng vốn ban đầu không nhiều, cho nên các DNV&N có tác dụng rất lớn
trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư
để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lập dần tập quán đầu tư
vốn vào sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, các DNV&N có vai trò to lớn trong quá trình chuyển dịch


3
Chris Hall (2002), “Profile of SMEs and SMEs Issues in APEC”, APEC SME Working
Group
4
Báo cáo thường niên về DNV&N Việt Nam năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư


15
cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn; thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, đồng thời thúc đẩy các
ngành thương mại- dịch vụ phát triển. Sự phát triển của DNV&N cũng góp
phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thu hẹp dần tỷ trọng nông
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ sáu, DNV&N là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Nếu như các
doanh nghiệp lớn thường đặt trụ sở tại những trung tâm kinh tế của đất nước
thì các DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là nhân tố đóng góp
quan trọng vào thu ngân sách và sản luợng của địa phương, góp phần phát

triển kinh tế địa phương.
Thứ bảy, DNV&N thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ và kỹ năng
con người. Số lượng loại hình doanh nghiệp này gia tăng sẽ gúp phần tạo
điều kiện đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển ý tưởng và kỹ năng mới,
thúc đẩy sự đầu tư giữa các nền kinh tế trong và ngoài khu vực. Rất nhiều
nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng chính các DNV&N mới là động lực thúc
đẩy phát triển và đổi mới.
Các DNV&N còn là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào
tạo các nhà doanh nghiệp. Kinh doanh quy mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn
luyện các nhà doanh nghiệp làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ
kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh quy mô
vừa và nhỏ, một số nhà doanh nghiệp sẽ trưởng thành nên những nhà doanh
nghiệp lớn tài ba, biết đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển.
Thứ tám, DNV&N góp phần tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ
phụ trợ quan trọng. Trên bản đồ thương mại thế giới, các DNV&N đóng vai
trò quan trọng trong mạng lưới sản xuất và hoạt động như những nhà cung
cấp thứ cấp. Các DNV&N cung cấp hàng hoá, dịch vụ của mình cho các
doanh nghiệp lớn, thường là chuyên môn hoá vào sản xuất một vài công
đoạn nhất định cần thiết cho việc hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Nhờ
có sự tham gia đóng góp của các DNV&N mà các công ty, các tập đoàn lớn


16
có thể bỏ qua một số phân đoạn sản xuất chi tiết nhỏ nhặt tạo ra ít giá trị gia
tăng và đòi hỏi nhiều lao động, tập trung các nguồn lực của mình vào phân
đoạn phức tạp hơn.
3. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
3.1. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
3.1.1. Giai đoạn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO
Ở Trung Quốc, kể từ khi bộ máy chính quyền thay đổi năm 1948 cho

đến trước cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình bắt đầu từ những năm 80 của
thế kỷ trước, các doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là DNV&N không tồn
tại một cách chính thức bởi những lý do chính trị. Hầu hết các DNV&N
trong giai đoạn này là doanh nghiệp ở làng xã, thị trấn, được gọi chung là xí
nghiệp hương trấn (TVEs). Xí nghiệp hương trấn là các xí nghiệp do nông
dân lập nên với sự giúp đỡ (chủ yếu về chính sách) của Nhà nước, dùng vốn
tự tích luỹ để tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Xí nghiệp hương trấn là một hình thức công nghiệp hoá nông thôn
điển hình của Trung Quốc. Mọi hoạt động của các xí nghiệp hương trấn đều
dựa trên cơ chế thị trường với nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Xí nghiệp có
quyền tự chủ kinh doanh về các mặt: quản lý kinh doanh, đầu tư, hạch toán.
Chính phủ không can thiệp vào mọi hoạt động của xí nghiệp, giám đốc xí
nghiệp có đầy đủ quyền ra quyết định. Xí nghiệp có thể căn cứ vào tình hình
thị trường mà sắp xếp sản xuất, tự mua nguyên liệu, tự lo tiêu thụ sản phẩm,
tự định đoạt giá cả.
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa nền kinh tế, các
DNV&N được tạo môi trường thuận lợi để phát triển. Bằng cách chuyển đổi
nền kinh tế mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã nới lỏng những giới hạn, tạo điều
kiện cho DNV&N (doanh nghiệp tập thể ở thành thị, xí nghiệp hương trấn,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có điều kiện
phát triển.


17
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, các
DNV&N được thành lập ngày càng nhiều và phát triển một cách mạnh mẽ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc năm 1980, số lượng doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (không bao gồm các cơ sở tư
nhân và hợp tác xã) ở khu vực nông thôn và thị trấn là trên 377.300 doanh

nghiệp, trong đó có 1.400 doanh nghiệp quy mô lớn, 3.400 doanh nghiệp quy
mô vừa và 372.500 doanh nghiệp quy mô nhỏ, với tỷ lệ tương ứng là 0,37%,
0,9% và 98,73% trong tổng số các doanh nghiệp. Cũng trong năm 1980,
Trung Quốc có 1,81 triệu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
trong đó hơn 99% là các DNV&N. Số lượng doanh nghiệp thuộc sở hữu tư
nhân là 686.000 doanh nghiệp.
Trong những năm 1990, kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng với tốc
độ nhanh kéo theo sự bùng nổ của các DNV&N. Hầu hết các DNV&N trong
giai đoạn này đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Năm 1990, số lượng doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc là 7.975.800 doanh
nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tương ứng là 0,95%, 2,27% và
6,78%
5
. Năm 1990, Trung Quốc có khoảng 8,6 triệu DNV&N phi nông
nghiệp. Con số này thực tế đã giảm đi ở những năm sau đó do tác động của
cuộc cải cách. Năm 1995, số DNV&N phi nông nghiệp là 7 triệu với số lao
động là 119 triệu người trong tổng số 143 triệu lao động hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực xây dựng,
thương mại, thực phẩm và dịch vụ cũng tăng trưởng vượt mức 300% so với
năm 1980. Năm 1998, theo chuẩn mực mới về quy mô doanh nghiệp, Trung
Quốc có 7.864 doanh nghiệp lớn, 371 doanh nghiệp vừa và 139.798 doanh
nghiệp nhỏ, với các tỷ lệ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tương ứng là 4,85%,
8,87% và 86,28%
6
.
So sánh các số liệu năm 1980 và 1990, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp


5
Niên giám Thống kê Trung Quốc, năm 1991, trang 16-17

6
Niên giám Thống kê Trung Quốc, năm 2000, trang 412-413


18
lớn và vừa tăng lên thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ giảm xuống (khoảng 10%) do
một vài nguyên nhân:
- Các doanh nghiệp lớn và vừa tăng lên về mặt số lượng sau khi điều
chỉnh cơ cấu, sáp nhập và mua lại
- Do có sự tăng lên trong tiêu chuẩn đánh giá quy mô các doanh
nghiệp nên một số lượng lớn các DNV&N không được đưa vào danh sách
thống kê vì quy mô quá nhỏ (số lượng doanh nghiệp đưa vào thống kê năm
1999 bằng 38,9% số luợng doanh nghiệp được thống kê năm 1990)
- Kể từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế khan
hiếm sang nền kinh tế dư thừa. Việc đẩy mạnh chính sách mở cửa với các
chính sách kinh tế thông thoáng cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á
khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt gay gắt hơn với sự cạnh tranh
quốc tế. Rất nhiều DNV&N ngoài quốc doanh để mất thị trường, thậm chí
một số doanh nghiệp phải đóng cửa do áp lực phải giảm bớt sự bảo hộ từ phía
Chính phủ, khó khăn về tài chính, gánh nặng thuế khoá và sự cạnh tranh khốc
liệt của thị trường.
Như vậy, việc duy trì con số tăng trưởng ấn tượng về số lượng
DNV&N như trong những năm 1980, 1990 là một điều vô cùng khó khăn.
Khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các DNV&N ngoài quốc
doanh phát triển một cách nhanh chóng trong hai thập niên tiếp sau năm
1980. Ngoại trừ 20 triệu doanh nghiệp một chủ, tỷ lệ doanh nghiệp ngoài
quốc doanh có tư cách pháp nhân đã đăng ký, tăng từ 26,1% năm 1996 lên
59,5% năm 2001. Sự phát triển của DNV&N ngoài quốc doanh không chỉ
thay đổi cơ cấu sở hữu mà còn đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển
của nền kinh tế thị trường Trung Quốc.

3.2.2. Giai đoạn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
Từ sau khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế
Trung Quốc không ngừng tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, trở thành quốc
gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Theo các số liệu

×