i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường
Học viện Chính sách và Phát triển nói chung và các thầy cô trong Khoa Chính
sách công nói riêng đã tận tình, chỉ bảo và tạo những điều kiện học tập tốt
nhất cho chúng em trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn đến Th.S. Nguyễn Thị Thu – cô đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như làm báo cáo thực tập và
khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, Phòng Nghiệp vụ Du lịch và cảm ơn anh
Trần Anh Tuấn – Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch đã tạo điều kiện cũng
như chỉ bảo, hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực tập.
Do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo nghiên cứu
này khó tránh khỏi thiếu sót. Em mong sẽ nhận được góp ý và hướng dẫn của
thầy cô để nghiên cứu này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vi Hồng Nga
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là khóa luận do em thực hiện. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả này là trung thực, không sử dụng hình thức sao chép
trái phép nào. Những số liệu trong bài được thu thập từ Phòng Nghiệp vụ Du
lịch cũng như ở các nguồn khác có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Công
trình nghiên cứu được sự hỗ trợ của Th.S. Nguyễn Thị Thu – Giảng viên
Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển và anh Trần Anh
Tuấn – Phó trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của khóa luận này.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC ………………………………………………………………… iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu luận văn 3
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG. 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1. Khái niệm chính sách 4
1.1.2. Khái niệm du lịch 7
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững 7
1.1.4. Khái niệm du lịch bền vững 8
1.2. Vai trò của phát triển du lịch bền vững 9
1.3. Các điều kiện cơ bản tạo môi trường cho phát triển du lịch bền vững 10
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững 11
1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam 13
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC
THI CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG CỦA LẠNG SƠN 17
2.1. Vài nét khái quát về Lạng Sơn 17
2.1.1. Vị trí địa lý 17
2.1.2. Kinh tế 17
vi
2.1.3. Văn hóa – xã hội 18
2.1.4. Vị trí, vai trò của du lịch ở Lạng Sơn. 20
2.2. Giới thiệu về các cơ quan quản lý ngành du lịch tại Lạng Sơn 21
2.2.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn .…………………………22
2.2.2. Ban quản lý di tích 23
2.2.3. Trung tâm xúc tiến du lịch 24
2.2.4. Ban quản lý khu du lịch Mẫu Sơn 25
2.2.5. Giới thiệu phòng Nghiệp vụ Du lịch 26
2.3. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh
Lạng Sơn 27
2.3.1. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững. 27
2.3.2. Các chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Lạng Sơn 32
2.4. Tính bền vững trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách du
lịch ở Lạng Sơn. 36
2.4.1. Đối với quá trình xây dựng, sử dụng các công cụ chính sách phát triển
du lịch 36
2.4.2. Đối với công tác quản lý trong một số lĩnh vực của ngành du lịch 41
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG Ở LẠNG SƠN 55
3.1. Một số khuyến nghị 55
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………62
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CSLTDL
Cơ sở lưu trú du lịch
BVMT
ĐBBB
DLCĐ
Bảo vệ môi trường
Đồng bằng Bắc Bộ
Du lịch cộng đồng
GTVT
HĐND
Giao thông, vận tải
Hội đồng nhân dân
KHĐT
Kế hoạch đầu tư
TNMT
Tài nguyên môi trường
TPLS
Thành phố Lạng Sơn
VHTTDL
Văn hóa, thể thao và du lịch
VH,GĐ
Văn hóa, gia đình
UBND
TDMNBB
TTXTDL
Ủy ban nhân dân
Trung du miền núi Bắc Bộ
Trung tâm xúc tiến du lịch
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chính sách.
Hình 1.2: Sơ đồ các cơ quan quản lý ngành du lịch tại Lạng Sơn.
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở VHTTDL.
Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch đến Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2013.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói và đang ngày càng phát
triển. Không thể phủ nhận được rằng du lịch mang lại nguồn thu lớn vào
Ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân địa phương, góp phần quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của
từng vùng đến cả nước và nước ngoài. Tuy nhiên, sau một thời kì tăng trưởng
du lịch đang phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến phát triển bền
vững, những vấn đề du lịch vẫn chưa thực sự gắn với các vấn đề về môi
trường, an ninh, hệ thống cơ sở vật chất chưa tương xứng, thiếu sự đa dạng
của sản phẩm du lịch, một số tài nguyên khai thác chưa hợp lý và hiệu quả.
Để du lịch thực sự phát triển bền vững cần có nhiều yếu tố quyết định,
ngoài các yếu tố chủ quan như khí hậu, địa hình,… thì yếu tố khách quan như
trách nhiệm, ý thức của người dân, khách du lịch, sự tác động của các doanh
nghiệp du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch.
Đây là một thách thức lớn đặt ra đối với du lịch nước nhà.
Đứng trước xu thế phát triển của thế giới nói chung và của đất nước nói
riêng, Lạng Sơn cũng đang từng bước phát triển du lịch theo hướng bền vững,
những kế hoạch, dự án về mô hình làng du lịch cộng đồng, phát triển các khu
du lịch kết hợp bảo vệ môi trường đang được thực hiện tại Lạng Sơn. Tuy
nhiên, đã có nghiên cứu về “Đánh giá các điểm du lịch Lạng Sơn trong thời
kì hội nhập” của Th.S. Cao Hoàng Hà và các báo cáo về thực trạng nguồn
nhân lực du lịch, báo cáo về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng, định hướng phát
triển du lịch của Sở VHTTDL Lạng Sơn đã chỉ ra rằng, công tác quản lý vẫn
chưa kiện toàn, một số các quy hoạch diễn ra không đúng dự kiến và chậm
tiến độ, ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên du lịch khai
thác đơn lẻ, chưa có mối liên kết đồng bộ giữa các điểm, tuyến du lịch.
Dựa trên kinh nghiệm của nước ngoài cũng như một số tỉnh trong cả
nước ta có thể nhận thấy rằng du lịch phát triển bền vững là một tất yếu khách
2
quan, cần thiết để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng
cao được trách nhiệm giữa các bên tham gia, cũng như đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho địa phương. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Quá
trình thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Lạng
Sơn” . Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi:
- Quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Lạng Sơn đã được
thực hiện như thế nào? Các chính sách đã được thực hiện theo hướng bền
vững hay chưa? Cần có giải pháp chính sách gì giúp cho du lịch ở Lạng Sơn
phát triển theo hướng bền vững?
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm rõ thực trạng quá
trình thực hiện các chính sách phát triển du lịch ở Lạng Sơn, những bất cập
nảy sinh từ công tác quản lý các hoạt động du lịch, từ đó đưa ra một số biện
pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở Lạng Sơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện những
nhiệm vụ là:
Nghiên cứu lý luận chung về du lịch và phát triển du lịch bền vững để
có cái nhìn khái quát về các đặc điểm của ngành du lịch.
Nghiên cứu các chính sách du lịch cơ bản của Lạng Sơn đồng thời
phân tích, đánh giá về quá trình thực thi các chính sách du lịch theo hướng
bền vững của Lạng Sơn.
Trên cơ sở đánh giá về quá trình thực hiện chính sách phát triển du
lịch ở Lạng Sơn nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển du
lịch theo hướng bền vững ở Lạng Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về các chính sách
phát triển du lịch và quá trình hoạch định, thực thi các chính sách du lịch tại
Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu chính sách phát triển
các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 cho đến nay.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp kết hợp
với sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và sử dụng số liệu khác
nhau như:
Dữ liệu trên internet.
Các tài liệu, Luật Du lịch, Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết,
Quyết định của UBND tỉnh, báo cáo thực trạng nguồn nhân lực, tiềm năng,
lợi thế, báo cáo tổng kết cuối năm,… của Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương I: Một số lý luận chung về du lịch và chính sách phát triển du
lịch bền vững.
Chương II: Thực trạng quá trình xây dựng và thực thi các chính sách
phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Lạng Sơn.
Chương III: Một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch bền vững ở
Lạng Sơn.
4
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chính sách
Khái niệm chính sách
Cho đến nay trên thế giới, đã có nhiều cuộc tranh luận về định nghĩa
chính sách hay chính sách công, thuật ngữ này ngày càng được sử dụng rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, tivi,… cũng như
trong đời sống xã hội.
Có thể hiểu một cách đơn giản, chính sách là chương trình hành động
do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra nhằm giải quyết một số vấn đề
nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
Trong từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như
sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ
thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào
tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa”.
1
Chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở các tầng nấc khác nhau: có
thể là chính sách của Liên hợp quốc, của Chính phủ, chính quyền, địa
phương,… nhưng cũng có thể là chính sách của doanh nghiệp, đoàn thể, tổ
chức ban hành.
Khái niệm chính sách công
Từ các khái niệm về chính sách, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những
khái niệm cụ thể về chính sách công. Cụ thể như, Peter Aucoin (1971) đưa ra
định nghĩa: “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến
hành”
2
; Theo Guy Peter (1990) thì: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động
1
Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
2
Thuật ngữ hành chính, Viện nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2009.
5
của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công
dân”
1
; Theo Wiliam N. Dunn (1992): “Chính sách công là một kết hợp phức
tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không
hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra”;
2
Từ các định nghĩa, khái niệm trên đây, có thể hiểu: “Chính sách công là
những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống
cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã
hội phát triển theo định hướng ”.
3
Bản chất của chính sách là công cụ định hướng của Nhà nước cho
mọi hành vi xã hội đối với các quá trình phát triển. Điều kiện tồn tại của
một chính sách là tổng hòa những hành động tích cực theo hướng chính trị
của Nhà nước nhằm tác động, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng
giai đoạn phát triển.
Một tiến trình chính sách có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản là: hoạch
định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách.
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình hoạch định chính sách
Các giai đoạn này có liên hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: giai
đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn tiếp theo và kết quả của giai đoạn trước
là thông tin cần và đủ cho giai đoạn tiếp theo. Về thực chất, khó có thể miêu
tả tiến trình chính sách một cách đơn giản, rõ ràng, vì nó vừa có tính liên tục,
vừa có tính biến động. Thực tế cho thấy rất khó xác định một chính sách nào
đó hoàn toàn ổn định trong một thời gian dài vì chúng thay đổi thường xuyên
và cần được điều chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện.
1
Thuật ngữ hành chính, Viện nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2009.
2
Thuật ngữ hành chính, Viện nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2009.
3
Giáo trình Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội, 2012.
6
Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và
ban hành đầy đủ một chính sách. Hoạch định chính sách là điểm khởi đầu
trong tiến trình chính sách nhằm cho ra đời một chính sách có ảnh hưởng tốt
đến đời sống kinh tế - xã hội, là công cụ quản lý của Nhà nước để vừa định
hướng, vừa khuyến khích và điều tiết các quá trình kinh tế - xã hội vận động
phát triển. Hoạch định chính sách được coi là nguyên liệu đầu vào, đồng thời
cũng là kết quả đầu ra của các quá trình quản lý nói chung, quản lý Nhà nước
nói riêng. Hoạch định chính sách cũng được coi là một loại quyết định quản lý
đặc biệt cho cả một giai đoạn tồn tại phát triển của xã hội nhằm đạt mục tiêu
quản lý. Nếu quyết định đúng đắn, khoa học sẽ giúp cho chủ thể có nhiều thuận
lợi trong quá trình vận động đến mục tiêu. Nếu quyết định sai sẽ làm cho các
chủ thể không những mất phương hướng trong quá trình vận động, mà còn gây
ra những hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý điều hành.
Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của
chủ thể trong quá trình chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước. Trong quá trình thực thi
chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ và con
người được đưa vào các hoạt động có tính định hướng để đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Nói cách khác, đây là quá trình kết hợp giữa con người với các
nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ nhằm sử dụng các nguồn
lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đề ra.
Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu
được khi thực thi một chính sách công. Đánh giá chính sách có vị trí quan trọng
trong quy trình chính sách, được tiến hành trên cơ sở một chính sách đã được
hoạch định và thực thi phản ánh các kết quả của giai đoạn hoạch định và thực
thi, có mối quan hệ nhân quả với hai giai đoạn này và có tác động trở lại nhau.
Chính sách du lịch là một chính sách công do cơ quan có chức năng
quản lý nhà nước về du lịch ban hành. Cũng giống như các chính sách khác,
chính sách du lịch cũng đều phải trải qua quy trình chính sách đã nêu.
7
1.1.2. Khái niệm du lịch
Theo tổ chức du lịch Thế giới: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến
một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.
1
Trong Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.
2
Có thể khái quát lại: Du lịch chính là hoạt động của con người có liên
quan đến các chuyến đi ra khỏi nơi thường trú của họ để tham quan, vui chơi
giải trí, nghỉ dưỡng hay các mục đích khác như kết hợp đi công tác,… trong
một khoảng thời gian nhất định.
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được xuất hiện trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới được công bố năm 1980 bởi Hiệp hội Bảo
tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) với nội dung: “Sự
phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn
phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học”.
3
Năm 1987 khái niệm này được phổ biến rộng rãi nhờ báo cáo
Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) định nghĩa
này được phát biểu như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các
thế hệ tương lai”
4
. Sau này cũng có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về
phát triển bền vững nhưng cơ bản đều xuất phát từ định nghĩa này.
1
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO).
2
Theo Luật Du lịch 2005.
3
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN), 1980.
4
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WECD), 1987.
8
Như vậy, phát triển bền vững chính là sự phát triển không làm tổn hại
đến môi trường sống, thiên nhiên, con người nhưng vẫn đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại.
1.1.4. Khái niệm du lịch bền vững
Khái niệm “Du lịch bền vững” đã được các tổ chức, học giả, các nhà
kinh tế, nhà khoa học đưa ra như sau:
a) Theo Liên mình bảo tồn thiên nhiên quốc tế (World conservation
Union) năm 1996 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch bền vững là việc di chuyển và
tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để
tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm
theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có
tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về
kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương”.
1
b) Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (World committee
on Enviroment and Development) năm 1996: “Du lịch bền vững là đáp ứng
nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả
năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai”.
2
c) “Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí, nâng cao tối đa
lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể
thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc”.
d) Ở Việt Nam, du lịch bền vững bao gồm các loại hình du lịch như: du
lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, du lịch xanh.
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với
bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển
bền vững”.
3
Du lịch có trách nhiệm được hiểu là trách nhiệm của các tổ chức và
khách du lịch về kinh tế, xã hội, môi trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt
1
Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), 1996.
2
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WECD), 1996.
3
Theo Luật Du lịch 2005.
9
động của du lịch, từ các quy hoạch, chính sách đến khai thác tài nguyên, sản
phẩm, dịch vụ du lịch,…
Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch huy động cộng đồng dân cư
tại địa phương đó tham gia làm du lịch với mục tiêu giữ gìn, bảo vệ và phát
huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường sinh thái, môi
trường xã hội nhằm phát triển bền vững.
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có
giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Có thể nhận thấy rằng, dù là loại hình du lịch nào thì cũng đều có các
đặc trưng như: phải bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học, có trách nhiệm giữa
các cơ quan quản lý, người dân và khách du lịch cũng như trách nhiệm với
các di sản, bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa
phương, tối đa hóa lợi ích nhưng phải tối thiểu hóa các chi phí.
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng chính sách phát triển du lịch
bền vững là chính sách có đặc điểm:
Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi
trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường.
Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương, giảm
chi phí, tăng thu nhập cho địa phương.
Du lịch bền vững phải gắn liền với trách nhiệm, trách nhiệm đối với
hôm nay và đối với mai sau.
1.2. Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Quá trình phát triển du lịch hiện nay đã mang lại nhiều kết quả tích cực,
song do tốc độ phát triển du lịch ngày càng nhanh mà ngành du lịch vẫn có
những hạn chế như: ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên, ý thức về mặt văn
hóa – xã hội của con người đối với du lịch ngày càng kém, thiếu sự đồng bộ
trong cách quản lý, thiếu sự gắn kết và trách nhiệm của các bên tham gia. Để
khắc phục những hạn chế này, chính sách phát triển du lịch bền vững đã được
10
phát triển ở nhiều quốc gia và nó đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng,
cụ thể như:
Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Đây là
môi trường cần và đủ để chúng ta sinh sống, là môi trường tồn tại của các loài
sinh vật trên trái đất.
Phát triển du lịch bền vững giúp phát triển kinh tế. Du lịch luôn
được coi là một ngành công nghiệp không khói góp phần không nhỏ vào tổng
doanh thu của cả nước, nhờ sự khai thác các danh lam thắng cảnh, đặc sản
văn hóa dân tộc, du lịch mua sắm,… giúp nâng cao đời sống của người dân
địa phương, giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân lao động.
Phát triển du lịch bền vững giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Nhờ
có công ăn việc làm cho người dân tại nơi có các điểm du lịch sẽ giúp giảm
bớt các tệ nạn xã hội, giảm bớt tình trạng ăn xin, chặt chém khách, cùng tạo ra
môi trường đôi bên cùng có lợi.
Việc cải thiện môi trường sống, kinh tế, xã hội luôn là mục tiêu quan
trọng trong tất cả các chính sách phát triển của các quốc gia. Trong lĩnh vực
du lịch, việc xây dựng các chính sách phát triển du lịch bền vững là rất cần
thiết, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu quan trọng của
quốc gia.
1.3. Các điều kiện cơ bản tạo môi trƣờng cho phát triển du lịch bền vững
Các chính sách của Nhà nước, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng hay các
sản phẩm, dịch vụ du lịch,… luôn là các yếu tố cần thiết để tạo môi trường
cho sự phát triển du lịch. Cụ thể như:
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: để phát triển du lịch bền
vững cần có đường lối, quan điểm rõ ràng, một chính sách tốt, một chính
sách tốt là một chính sách định hướng được hướng đi, sử dụng, phân bổ hiệu
quả các nguồn tài nguyên sẵn có, phát huy được thế mạnh của từng vùng,
từng địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch
luôn cần phải thực hiện thường xuyên, chặt chẽ nhằm hạn chế được các tác
động xấu đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của người dân
11
gần các điểm du lịch. Các quan điểm này cần phải được cụ thể hóa, rõ ràng.
Nếu như ở Trung ương có các nhóm chính sách cơ bản: chính sách đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách
bảo vệ môi trường, Thì ở địa phương cần chú trọng các chính sách phát
triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực, phát triển các lợi
thế của địa phương,…
Nguồn nhân lực: con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến
sự thành công của mọi vấn đề. Để đáp ứng được nhu cầu về du lịch bền vững,
nguồn nhân lực cần được đào tạo bài bản, luôn học hỏi, cầu tiến trong công
việc, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ du lịch, chất
lượng nguồn nhân lực tốt sẽ nâng cao uy tín của ngành du lịch, có nhiều ý
tưởng hay, sáng tạo, góp phần vào sự thành công của chính sách phát triển du
lịch bền vững.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: ngoài các địa danh, danh lam thắng
cảnh đẹp, phát triển du lịch, tại các điểm du lịch còn phải thu hút đầu tư nâng
cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống
chất lượng, được đầu tư hiện đại; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch như
du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch xanh.
Đầu tư, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng là một yếu tố quan trọng
trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, đưa hình ảnh du lịch địa
phương đến mọi miền đất nước và nước ngoài.
Trên đây là các điều kiện cần để tạo môi trường cho phát triển du lịch
bền vững. Ngoài những yếu tố trên, mỗi quốc gia cần tạo ra những điều kiện
đủ nhằm duy trì sự phát triển bền vững, ví dụ như: cần xây dựng môi trường
chính sách tốt, tạo các sân chơi cho các doanh nghiệp lữ hành, cần tạo không
gian chính sách giúp cho các bên có thể sáng tạo trong quá trình thực thi các
chính sách, giúp cho chính sách phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững
Hiện nay, do phát triển du lịch bền vững có vai trò quan trọng nên
nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng khá nhiều chính sách
12
về du lịch bền vững. Phần này sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đã
đạt được những thành công trong việc phát triển du lịch bền vững.
Malaysia: phát triển du lịch xanh
Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Năm 2010, Malaysia
đã đón được 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt
17,93 tỷ USD. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở
thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Trong chiến lược phát triển ngành du lịch, Malaysia tập trung vào hai
hướng chính trọng điểm là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường, phát triển
du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một
Malaysia xanh, sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính
bền vững, nâng cao tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng. Malaysia luôn có
các sáng kiến lôi kéo khách du lịch, tập trung vào thị trường có khả năng chi
trả cao, đẩy mạnh tiêu dùng của khách du lịch.
Indonesia: phát triển du lịch cộng đồng
Tư tưởng chính trong phát triển du lịch của Indonesia đó chính là tập
trung vào chất lượng du lịch. Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng, Chính phủ hỗ trợ cho thuê đất giá rẻ để cộng đồng làm du
lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch.
Một trong những điều làm nên thành công trong ngành du lịch của
Indonesia chính là việc tôn trọng ý kiến, phong tục của người bản địa, ban
hành các quy định, có chính sách bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa
truyền thống.
Nam Mỹ: phát triển du lịch cộng đồng, bảo vệ đa dạng sinh học
Du lịch ở Nam Mỹ được coi là một trong những công nghệ tạo nên lợi
tức nhất cho đất nước. Vì vậy, mà du lịch nơi đây luôn được chú trọng phát
triển và có nhiều thành công nhất là về du lịch bền vững, các hoạt động du
lịch hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, sự
nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học.
13
Điển hình, ở khách sạn Jamu, khách của khách sạn được tham quan
cộng đồng bản địa, được tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa bản địa ở lưu
vực Amazon, khách sạn cũng thuê người thổ dân làm các dịch vụ như tham
quan bằng ca nô, hướng dẫn viên du lịch, tạo mối quan hệ ổn định giữa quản
lý và người dân địa phương.
Công ty du lịch Aventuras Tierra Verde đã đưa ra nhiều loại hình tour
và gói tour, chương trình du lịch nhiều ngày. Aventuras Tierra Verde đã nâng
cao cách quản lý sinh hoạt của khách sạn, xử lý tái chế, phân loại rác thải,
phát triển bộ quy tắc đạo đức gồm những hướng dẫn về việc công ty ứng xử
thế nào với cộng đồng bản địa. Công ty chỉ mua những sản phẩm thân thiện
với môi trường như giấy làm từ mía, sử dụng đặt hàng online để tiết kiệm
lượng tiêu thụ giấy.
Có thể thấy rằng, việc phát triển du lịch bền vững đã mang lại nhiều
điểm tích cực cho các quốc gia trên thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ
môi trường và giải quyết được việc làm cho người dân địa phương.
1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam
Phát triển bền vững là một trong những vấn đề trọng tâm của đất nước
ta, được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trong. Cụ thể, ngày 17 tháng 8 năm
2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg về việc
ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương
trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là quan điểm chung của Nhà nước về
phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến môi trường, du
lịch. Theo chương trình này, để phát triển du lịch bền vững, các cấp quản lý
cần tập trung vào những hoạt động ưu tiên như: lồng ghép các quy hoạch phát
triển văn hóa, xã hội, môi trường với quy hoạch phát triển và kinh doanh du
lịch, lồng ghép những yêu cầu phát triển bền vững vào công tác quản lý nhà
nước về du lịch; thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả dự án
phát triển và kinh doanh du lịch; khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, hỗ
trợ cộng đồng dân cư tham gia quản lý du lịch trên địa bàn vừa có thể giám
14
sát vừa tăng thêm lợi ích kinh tế; tăng cường đầu tư, đẩy mạnh tuyên truyền,
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người để bảo tồn những di sản tự
nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc.
Thực hiện chủ trương về phát triển bền vững trong lĩnh vực du lịch,
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong chiến lược, quy
hoạch phát triển du lịch của từng vùng, cụ thể như:
Ngày 30 tháng 12 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết
định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với quan điểm phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến 2030 Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển. Trong quyết định này cũng đã nêu rõ:
Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững; có chính sách ưu đãi đối
với du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách
nhiệm. Đây là một yêu cầu lớn đặt ra đối với ngành du lịch, đòi hỏi phải có
chính sách hợp lý, phù hợp với từng địa phương, để phát triển du lịch một
cách hiệu quả và bền vững nhất.
Ngày 30 tháng 12 năm 2008 Quyết định số: 91/2008/QĐ-BVHTTDL
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ đến năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phạm vi của quy hoạch bao gồm 14 tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
(trong đó có Lạng Sơn) với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và
đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
TDMNBB, đảm bảo phát triển du lịch gắn với yêu cầu giữ vững quốc phòng,
an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững. Một số tuyến du
lịch quốc gia và quốc tế quan trọng như: Lạng Sơn – Hà Nội – các tỉnh
ĐBBB, Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh,… Và một số điểm du lịch quốc gia dự kiến phát triển trong đó có Chùa
Tam Thanh, Động Nhị Thanh, Núi Vọng Phu, Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Cao
nguyên Đồng Văn (Hà Giang).
15
Ngày 08 tháng 7 năm 2013 Quyết định số: 1064/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền
núi phía Bắc đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong phương hướng
phát triển các ngành và lĩnh vực cũng đã chú tâm phát triển dịch vụ và du lịch,
tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản
phẩm; tăng cường trao đổi thương mại của các tỉnh trong Vùng với Trung
Quốc và Lào; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
với những sản phẩm đặc sắc gắn với kì quan thiên nhiên, di tích văn hóa, di
tích lịch sử cách mạng và tham gia các công trình trọng điểm quốc gia trên địa
bàn Vùng.
Ngoài các chính sách quốc gia nêu trên, bên cạnh đó còn có các
Chương trình Hành động quốc gia về du lịch. Điển hình là Chương trình
Hành động quốc gia Về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020 của Thủ tướng Chính
phủ số: 321/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2013 với các hoạt động chính như:
hỗ trợ phát triển và nâng cao các sản phẩm du lịch; xây dựng thương hiệu,
quảng bá hình ảnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du
lịch, nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý ngành du lịch. Mục tiêu nổi bật
của chương trình là hỗ trợ được 30% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế
trong việc khai thác, phát triển sản phẩm du lịch thông qua hình thức các
nhóm doanh nghiệp cùng liên kết xây dựng khai thác một loại hình sản phẩm;
hỗ trợ 100% khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, địa bàn du lịch trọng
điểm triển khai được chương trình nâng cao chất lượng môi trường du lịch.
Quyết định số: 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng
11 năm 2013 về việc Quyết định phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch
quốc gia giai đoạn 2013 – 2020 với các nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài với quy mô lớn
tại các khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây
Âu, Đông Âu; đa dạng các nguồn kinh phí thực hiện chương trình, huy động
các nguồn vốn trong, ngoài nước, tập thể, cá nhân, xây dựng cơ chế tham gia
16
và huy động vốn đối với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc
tiến quảng bá du lịch quốc gia thuộc Chương trình.
Nhằm quảng bá hình ảnh cũng như tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi
trường du lịch, từ năm 2006, các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt
Nam đã xây dựng tiêu chuẩn khách sạn xanh, đưa ra các yêu cầu cơ bản và
khung quy định đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch và hướng dẫn nâng cao
chất lượng ngành du lịch ASEAN. Các nước thành viên đã thống nhất soạn
thảo gồm 11 nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN gồm các
tiêu chí như: chính sách môi trường và hoạt động vận hành của khách sạn,
hợp tác với cộng đồng và các tổ chức ở địa phương, sử dụng nước hiệu quả,
sử dụng sản phẩm xanh,… Đến nay, Việt Nam đã vinh dự có 31 khách sạn
xanh ASEAN.
Ngoài ra, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1355/QĐ-
BVHTTDL ngày 12 tháng 4 năm 2012 về Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững
bông sen xanh áp dụng đối với cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam. Bộ tiêu chí
có 5 cấp độ, từ 1 bông sen xanh đến 5 bông sen xanh ghi nhận mức độ nỗ lực
trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của CSLTDL, không phụ
thuộc vào loại, hạng mà CSLTDL đó được công nhận. Bộ tiêu chí Nhãn Bông
sen xanh được sắp xếp thành 4 nhóm. Nhóm A: quản lý bền vững, nhóm B:
tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho cộng đồng địa phương, nhóm C: giảm
thiểu các tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, nhóm D:
giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.
Từ vai trò của phát triển du lịch bền vững, từ kinh nghiệm của các nước
cũng như những nhìn nhận từ thực tế ngành du lịch ở Việt Nam. Có thể thấy
việc phát triển du lịch bền vững là một trong những chính sách quan trọng để
phát triển đất nước nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng. Phát triển du
lịch cần gắn với việc bảo vệ sinh thái, môi trường, có tính trách nhiệm cao,
tập trung vào chất lượng du lịch cũng như du lịch cần mang tính cộng đồng,
cùng nhau hưởng ứng và góp phần vào thành công của ngành du lịch.
17
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC THI
CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG CỦA LẠNG SƠN
2.1. Vài nét khái quát về Lạng Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới có diện tích tự nhiên là 8.305
km2, phía Bắc tiếp giáp với Quảng Tây – Trung Quốc; phía Tây tiếp giáp Cao
Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn; phía Nam tiếp giáp với Bắc Giang; phía Đông
tiếp giáp với Quảng Ninh. Có đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây –
Trung Quốc dài hơn 253 km, có 02 cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất trên đất
liền của nước ta: cửa khẩu Hữu Nghị về đường bộ, cửa khẩu Đồng Đăng về
đường sắt, 02 cửa khẩu quốc gia Chi Ma – Ái Điểm và Bình Nghi, các cặp
chợ biên giới. Hệ thống giao thông với các quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn –
Hà Nội, quốc lộ 1B Lạng Sơn – Thái Nguyên, quốc lộ 4A Lạng Sơn – Cao
Bằng, quốc lộ 4B Lạng Sơn – Quảng Ninh, quốc lộ 279 Lạng Sơn – Bắc Kạn
và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt – Trung.
Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, nơi thấp nhất là 20m, cao
nhất là đỉnh Núi Cha thuộc khối núi Mẫu Sơn cao 1.541m và đỉnh Núi Mẹ cao
1520m so với mực nước biển. Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng: vùng núi
phía Bắc, vùng núi đá vôi, vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam.
Khí hậu Lạng Sơn thể hiển rõ nét khi hậu cận nhiệt đới ẩm của miền
Bắc Việt Nam, có sự phân mùa rõ rệt, các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố
không đồng đều do sự phức tạp của địa hình của miền núi.
2.1.2. Kinh tế
Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa phong
phú,… Lạng Sơn còn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại với điều kiện
gần khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi nên việc buôn bán,
18
giao lưu hàng hóa diễn ra sôi động, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Hàng năm, thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu
ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn cần có sự hỗ trợ của Ngân sách
Trung ương do vẫn còn nhiều hạng mục cần đầu tư và tu bổ.
Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế cửa
khẩu hoạt động năng động, hiệu quả, thủ tục đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho
các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa và ngoại tệ.
Về dân số - lao động – việc làm: theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh
năm 2012, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 745 nghìn người.
Trong đó nam là 372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là
373 nghìn người chiếm 50,05 %. Dân số khu vực thành thị 143,3 nghìn người
chiếm 19,22 % tổng dân số; dân số khu vực nông thôn 602,1 nghìn người
chiếm 80,7%. Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 490,6 nghìn người tăng
2,38 % so với năm 2011; trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm
49,84%. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
78,05%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 4,65 %; khu vực dịch vụ
chiếm 17,3%. Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy
nghề cho lao động nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp
lao động cho các khu vực công nghiệp.
2.1.3. Văn hóa – xã hội
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc
ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của
nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%,
người Kinh chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao
chiếm 3,5 %, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm
khoảng 1,4 %. Sự đa dạng về dân tộc còn được biểu hiện ở những phong tục,
tập quán khác nhau như về nhà ở, trang phục, ẩm thực, các điệu hát then, sli,
hát lượn cùng với các tín ngưỡng, tôn giáo và các lễ hội khác nhau.
19
Về văn học nghệ thuật không thể không kể đến một số tác giả cùng một
số bài văn, bài thơ tiêu biểu tả cảnh xứ Lạng như Trần Khâm (1258 – 1308),
tức vua Trần Nhân Tông với bài “Lạng Châu vãn cảnh”; Phạm Sư Mạnh
“Đường đi Lạng Sơn” (Lạng Sơn đạo trung); Nguyễn Nghiễm (1668 - 1775)
soạn tập sách Lạng Sơn Đoàn thành đồ; Lê Qúy Đôn (1726 - 1784) bài thơ
“Núi chị em”; Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) với bài “Đường qua Lạng Sơn”;
Phan Huy Ích (1750 - 1822) với bài thơ “Cảnh thấy trên đường Lạng Sơn”;
Nguyễn Du (1766- 1820) tác giả Truyện Kiều đã viết bài thơ “Đường qua
Lạng Sơn”; Hai tác giả nổi bật nhất là: Ngô Thì Sỹ (1726 – 1780) với nhiều
bài thơ vịnh trên đá như: “Diễn trận sơn”, “Động Tam Thanh”; tác giả
Nguyễn Tông Khuê (1693 -1767) với bài “Cảnh sắc Lạng Sơn”, tập “Sứ trình
tân truyện” dài 1670 câu lục bát chữ Nôm. Một số bài hát về Lạng Sơn: Lạng
Sơn quê tôi (Hoàng Tùng), Hương hồi xứ Lạng (Hồng Hạnh), Lạng Sơn quê
em (Vi Hồng Nhân),… Điển hình là ca dao nổi tiếng được nhiều du khách
khắp nơi biết đến:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công Bác, mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn dò”.
Giáo dục: hệ thống giáo dục luôn được cải thiện và hoàn chỉnh từ giáo
dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học, phổ thông trung học đến chuyên
nghiệp, hướng nghiệp dạy nghề. Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục công tác tuyển sinh, nhất là vào các ngành nghề
văn hóa, du lịch. Hiện nay, ở Lạng Sơn có 02 cơ sở đào tạo nhân lực du lịch
chính, đó là: Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Lạng Sơn và Trường cao
đẳng sư phạm Lạng Sơn. Chất lượng đào tạo được nâng lên, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, khuyến khích học đi đôi với hành.