Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 79 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp của em được thực hiện dưới sự hướng
dẫn nhiệt tình và tận tụy của PGS. TS. Ngô Thị Tuyết Mai và sự tìm tòi, tổng hợp
của bản thân em qua các tài liệu. Nội dung bài viết không hề có sự sao chép từ bất
kì chuyên đề hay luận văn tốt nghiệp nào. Mỗi trích dẫn đều được cho vào trong
ngoặc kép và có chú thích rõ nguồn gốc. Nếu có bất kì sai phạm nào em xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Phan Thị Hòa




















ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG PHILIPPINES 4
1.1. Đặc điểm thặc điểm thị trƣờng philippines ảnh hƣởng đến xuất khẩu gạo
của việt nam 4
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kiện tự nhiên 4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
1.1.3. Đặc điểm chính sách pháp luật trong quản lý nhập khẩu gạo của
Philippines 12
1.2. Đặc điểm của gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Philippines 13
1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 14
1.3.1. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế 14
1.3.2. Tạo nguồn vốn chủ yếu, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 15
1.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy phát triển sản xuất 15
1.3.3. Góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân 15
1.3.4. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại với Philippines 16
1.4.1. Đặc điểm thị trường Philippines 16
iii


1.4.2. Nhân tố nội tại của Việt Nam 18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ
TRƢỜNG PHILIPPINES 20
2.1. Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam 20
2.1.1. Tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 20
2.1.2. Tổng quan tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 23
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị
trƣờng Philippines 30
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 30
2.2.2. Cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu 34
2.2.3. Hình thức xuất khẩu gạo 35
2.2.4. Chất lượng, giá cả và thương hiệu gạo xuất khẩu 37
2.3. Đánh giá kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trƣờng Philippines
thời gian qua 40
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 40
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 43
CHƢƠNG 3. DỰ BÁO, ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
PHILIPPINES 47
3.1. Dự báo thị trƣờng gạo thế giới và nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines 47
3.1.1. Dự báo thị trường gạo thế giới 47
3.1.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines 52
3.2. Định hƣớng cho thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trƣờng
Philippines 54
3.2.1. Mục tiêu 55
iv

3.2.2. Định hướng 55
3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trƣờng Philippines 56

3.3.1. Rà soát và hoàn thiện quy hoạch vùng trồng lúa gắn với thị trường xuất
khẩu 56
3.3.2. Đầu tư khoa học kỹ thuật về giống, canh tác, quy trình sản xuất đảm bảo
năng suất và chất lượng 57
3.3.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường
Philippines 59
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp 61
3.3.5. Tổ chức xuất khẩu quy mô lớn, ổn định và tăng cường liên kết 4 nhà 62
3.3.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam 63
3.4. Một số kiến nghị đối với Doanh nghiệp 65
3.4.1. Một số kiến nghị đối với Doanh nghiệp xuất khẩu gạo 65
3.4.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam 67
KẾT LUẬN 67












v

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Các ký

hiệu viết
tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ADB
Asia Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á
2
APEC
Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương
3
ARF
ASEAN Region Forum
Diễn đàn Khu vực ASEAN
4
Bộ NN
&PTNN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
5
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

6
CA - TBD

Châu Châu Á – Thái Bình Dương
7
CIA
Central Intelligence Agency
Cơ quan tình báo Trung ương
Hoa Kỳ
8
CIF
Cost - Insurance - Freight
Chi phí – Bảo hiểm – Tiền hàng
9
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
10
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc
11
FAPRI
Food and Agricutural Policy
Research Institute
Viện Nghiên cứu Chính sách
Nông nghiệp và Lương thực Hoa
Kỳ
12

FDI
Foreign Direct investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
13
FOB
Free On Board
Giao hàng trên tàu
14
ICC
International Chamber of Commerce
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Quốc tế
15
IGC
International Grains Council
Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế
vi

16
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
17
MAV
Minimum access volume
Khối lượng tiếp cận tối
thiểu
18
NFA
National Food Authority

Cơ quan Lương thực Quốc
gia Philippines
19
NFSA
Nation Food Strategy Action
Chương trình Hành động
đảm bảo An ninh Lương
thực Quốc gia
20
PCCI
Philippines Chamber of Commerce and
Industry
Phòng Công nghiệp và
Thương mại Philippines
21
QRs
Quantitative Restrictions
Quy định hạn chế định
lượng
22
IRN
The Indian Rupee
Đồng Rupi Ấn Độ
23
UN
United Nations
Liên Hiệp Quốc
24
UNCTAD
United Nations Conference on Trade

and Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc
về Thương mại và Phát
triển
25
USD
The United States of Dollar
Đồng Đôla Mỹ
26
VFA
Vietnam Food Association
Hiệp hội Lương thực Việt
Nam
27
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
28
WCO
World Customs Organization
Tổ chức Hải quan Thế giới
29
WFTU
World Federation of Trade Unions
Liên hiệp Công đoàn Thế
giới
30
WIPO
World Intellectual Property
Organization

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ
Thế giới
31
WMO
World Meteorological Organization

Tổ chức Khí tượng Thế
giới
32
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế
giới
vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU







STT
TÊN BẢNG BIỂU

TRANG
1
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của Việt Nam


13
2
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả nước giai đoạn
2010 - 2013
21
3
Bảng 2.2. Năng suất, diện tích, sản lượng lúa phân theo các Vụ sản
xuất chính của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013
22
4
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
từ 2007 đến Quý I/2014
24
5
Bảng 2.4. Cán cân thương mại Việt Nam – Philippines giai đoạn
2009 - 2013
31
6
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines
từ 2009 đến QI/2014
32
7
Bảng 3.1. Nguồn cung và cầu lúa gạo thế giới

51
8
Bảng 3.2. Dự báo diện tích, sản lượng và năng suất lúa gạo
Philippines giai đoạn 2014/15 - 2018/19
53
9

Bảng 3.3. Dự báo nguồn cung và nhu cầu lúa gạo của Philippines
giai đoạn 2013/14 – 2018/19
54
viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
TÊN BIỂU ĐỒ
TRANG
1

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các vùng sản xuất lúa gạo của Việt Nam
23
2

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam
24
3
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong
giai đoạn 2007 - 2013
27
4
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam
năm 2013
29
5
Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang tị
trường Philippines từ năm 2009 đến Q1/2014
33

6
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu, chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang
thị trường Philippines trung bình trong giai đoạn 2009 - 2013
35



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đang diễn ra hiện nay, và Việt Nam
cũng đang từng bước đi theo xu hướng phát triển đó. Sau gần 28 năm thực hiện
công cuộc đổi mới, mở cửa bước ra thị trường thế giới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế
luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện
tốt hơn. Để đạt được những thành công này, chúng ta không thể không nhắc đến vai
trò của hoạt động xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình
160% trong giai đoạn 2009 – 2013, trong đó ngành lúa gạo đóng góp một phần
không nhỏ. Đặc biệt, Việt Nam là một nước đang phát triển đi lên từ nông nghiệp,
theo số liệu điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục Thống kê, 70,4% dân số nước ta
đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn chiếm 75% tổng lao động cả
nước, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông lâm thủy sản. Với những đặc thù, thuận lợi
trong điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), Việt Nam đã tạo ra lượng lúa gạo không
chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn cung ứng một lượng lớn ra thị trường thế
giới. Điều đó góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Từ một nước từng thiếu đói nghiêm trọng chuyển thành một nước xuất khẩu
gạo nằm trong top 3 các nhà xuất khẩu gạo trên thế giới là một sự nỗ lực, cố gắng
trỗi dậy thần kì của Việt Nam. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các thị
trường xuất khẩu, bạn hàng của Việt Nam, và phải kể đến thị trường truyền thống

và đầy tiềm năng là Philippines. Philippines là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt
Nam trong những năm 2009, 2010, 2011 và vẫn tiếp tục duy trì là một trong những
nhà nhập gạo lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự đứng
vững trên thị trường này. Với tiềm năng của một đất nước xuất khẩu gạo hàng đầu,
Việt Nam có đủ sức chinh phục được tất cả yêu cầu của thị trường này. Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Philippines là một hướng đi đúng đắn trong tương lai,
đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này là việc làm cấp thiết đối với hoạt
động thương mại của nước ta.
Nhận thấy được vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo vào thị trường
Philippines trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gạo trong
những năm tiếp theo, em đã lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang thị trƣờng Philippines” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.


2
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu gạo của một quốc gia.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang
thị trường Philippines.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines
của Việt Nam, từ đó rút ra những thành công và những mặt tồn tại, hạn chế cũng
như nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó.
- Nghiên cứu triển vọng của thị trường Philippines, từ đó đưa ra những định
hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này.

4. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt hàng: Chỉ nghiên cứu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Không gian: Giới hạn trên thị trường Philippines.
Thời gian: Chuỗi số liệu nghiên cứu thực trạng chủ yếu từ năm 2009 đến Quý
I/2014 và đề xuất kiến nghị giải pháp đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phương
pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp, thống kê những thông tin thu thập được từ giáo
trình, sách, Internet, Thư viện, Tạp chí và hiểu biết của bản thân về vấn đề này.






3
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, danh mục biểu đồ và danh mục chữ viết tắt, khóa luận được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Philippines
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường
Philippines
Chương 3: Dự báo, định hướng, giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu gạo
Việt Nam sang thị trường Philippines


















4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG PHILIPPINES
1.1. Đặc điểm thị trƣờng Philippines ảnh hƣởng đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kiện tự nhiên
Cộng hòa Philippines là một quốc gia quần đảo với khoảng 7.107 đảo, tổng
diện tích 300.000 km
2
, đường bờ biển dài 3.289 km, bốn mặt giáp biển và không có
đường biên giới với bất kì quốc gia nào

(Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2012). Phía
Bắc giáp biển Đài Loan, phía Nam ngăn cách với Malaysia bởi biển Sulu và
Celebes, phía Đông là Thái Bình Dương và phía Tây ngăn cách với Việt Nam bởi
Biển Đông (cách Việt Nam khoảng 1500 km).
Như vậy, Việt Nam và Philippines cách nhau khoảng cách không quá xa (tính

theo đường biển), hơn nữa Philippines lại là một quốc gia có ưu thế về mặt giao
thông đường biển với hệ thống cảng biển (5 cảng biển) khá hiện đại, đạt tiêu chuẩn
cảng biển quốc tế: Cảng Manila, Cảng Davao, Cảng Zamboanga, Cảng Iloilo, Cảng
Subic, Cảng Legaspi và Cảng Cebu. Các cảng này được phân bố đều trên diện tích
Philippines, thuận lợi trong giao thương hàng hóa khi phân phối đến tất cả các vùng
lãnh thổ Philippines. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang Philippines khi tất cả các chuyến hàng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị
trường này đều được vận chuyển bằng đường biển.Do vậy, có thể nói biển Đông là
con đường huyết mạch, là “van điều tiết” dòng chảy thương mại giữa Việt Nam –
Philippines, tạo điều kiện giảm thiểu chi phí cũng như thời gian vận chuyển hàng
hóa.
Philippines nằm ở vành đai bão ngoài khơi Thái Bình Dương và rìa Tây Bắc
vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Vì vậy, hàng năm quốc gia này phải gánh chịu
những thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn con người do bão, núi lửa, động đất.
Trung bình mỗi năm Philippines trải qua 20 cơn bão lớn nhỏ và còn những nguy cơ
tiềm ẩn từ hàng chục núi lửa vẫn đang hoạt động. Do vậy, hoạt động sản xuất nông
nghiệp của quốc gia này đối mặt với rất nhiều rủi ro, điển hình như cơn bão Haiyan
xảy ra tháng 11/2013, sản xuất lúa gạo và cây nông nghiệp khác ở vùng Tacloban


5
và nhiều vùng lân cận mất trắng. Cơ sở vật chất, hệ thống thủy lợi bị hư hại hầu như
hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động tái sản xuất những năm tiếp theo.
Philippines là quốc gia với 3/4 diện tích rừng núi, không có những đồng bằng
châu thổ rộng lớn, chỉ có đồng bằng thấp nhỏ hẹp và có nhiều thung lũng xen kẽ các
sườn núi, diện tích canh tác bị chia nhỏ. Quốc gia này có 4,35 triệu ha cho sản xuất
lúa gạo, trong đó chỉ có 3,01 triệu ha có đủ điều kiện tưới tiêu. Trung bình mỗi
người nông dân ở Philippines chỉ có khoảng 0,05 ha để canh tác, trong khi ở Việt
Nam là 0,12 ha và Thái lan 0,15 ha (theo Philippines Rice Industry Primer Series.
Philrice). Như vậy, Philippines gặp phải khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là sản xuất lúa gạo theo hướng tập trung, quy mô lớn.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm dân cư và văn hóa xã hội
 Đặc điểm dân cƣ
Philippines là quốc gia đứng thứ hai về dân số trong khu vực Đông Nam Á và
thứ 12 trên thế giới với 105.720.644 người (tính tới tháng 7/2013, Tổng cục Thống
kê Việt Nam). Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Philippines trong giai đoạn
2009 - 2013 dao động trong khoảng 1,8 - 2%. Do vậy, nhu cầu lương thực càng
ngày càng gia tăng tương đối theo tốc độ tăng trưởng dân số của quốc gia này.
Với 3 nhóm dân tộc chính là Indio theo Cơ đốc giáo chiếm 3/4 dân số, các
dân tộc miền núi chiếm khoảng 5% và nhóm người Moro theo Hồi giáo khoảng 5%,
ngoài ra ngoại kiều chiếm 2%.
Philippines là quốc gia duy nhất ở Châu Á lấy Thiên chúa giáo làm quốc đạo với
85% dân số theo tôn giáo này, Hồi giáo 10%, 5% theo đạo Tin lành và các đạo khác.
Người dân Philippines cũng có những nét tương đồng về phong tục, tập quán
trong khu vực Đông Nam Á. Họ coi gạo là thực phẩm chính của mình, gạo cung cấp
45% lượng calo cần thiết cho họ trong một ngày và chi tiêu dành cho gạo chiếm
20% thu nhập của một người dân Philippines điển hình, theo thống kê của Cơ quan
Lương thực quốc gia Philippines (NFA).
Ngôn ngữ Philippines sử dụng chủ yếu là tiếng bản ngữ Filipino và Tiếng
Anh. Người Philippines có thói quen sử dụng kết hợp cả hai thứ tiếng này trong
cuộc sống sinh hoạt.


6
 Đặc điểm văn hóa
Nền văn hóa Philippines là sự kết hợp đa dạng giữa văn hóa bản địa với văn
hóa Tây Ban Nha, Hoa kỳ và đạo Hồi.
Nếu xét về màu sắc và gia vị, ẩm thực của Philippines không khác biệt mấy so
với các nước Đông Nam Á. Đa số món màu đỏ của cà ri, màu vàng của nghệ, màu

cam của hạt điều. Bữa ăn thường ít rau, đa số món ăn đậm đặc gia vị, cho dù là món
nướng, món xào hay món hấp. Thức ăn Philippines ít dùng đến ớt, ngoại trừ một số
vùng miền Nam. Người Philippines không có thói quen bỏ thừa thức ăn, mọi thức
ăn thừa đều được gói mang về.
Tất cả người dân Philippines đều ăn cơm trong bữa ăn. Nhiều người nói rằng
họ sẽ không hoàn toàn hài lòng với một bữa ăn mà không có cơm. Người dân
Philippines thậm chí có thể trộn cơm và cà phê làm thành bữa sáng. Ngoài ra, gạo
còn được người dân ở đất nước này chế biến thành bánh gạo, rượu gạo và những
thực phẩm cần thiết cho cuộc sống của họ. Như vậy, có thể nhận ra tầm quan trọng
của gạo - lương thực chính của người dân Philippines. Ngoài gạo thì ngô, lúa mì,
sắn, khoai cũng được coi là thực phẩm chính ở quốc gia này, song khó thay thế cho
gạo trong đời sống của người dân Philippines.
Mùa lễ hội ở Philippines kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5 với hàng trăm lễ hội
lớn nhỏ. Một số lễ hội tiêu biểu được cả thế giới biết đến là: Lễ hội Sinilog, lễ hội
Pahiyas Quezo và lễ hội Ati – Atihan.
1.1.2.2. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư của
Philippines
 Kinh tế
Philippines là một nước công nghiệp mới ở Đông Nam Á. Đây cũng là một
trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á với tỷ lệ tăng
trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1,5 tỷ Peso trong năm 2013, đứng thứ 4
trong khối các nước thuộc khu vực Đông Nam Á theo tỷ lệ dịch vụ chiếm 50%,
công nghiệp chiếm 33% và nông nghiệp chiếm 17%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2011 là 3,7 %; năm 2012 là 6% và năm 2013 là 7,2%, Philippines được so sánh
với nền kinh tế Ấn Độ về sự tăng trưởng nhanh và đột biến.


7
Các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của Philippies gồm nông nghiệp và
công nghiệp. Ngành công nghiệp hầu như tập trung vào các thành phố xung quanh

thủ đô Manila, trong đó thành phố Cebu đang trở thành địa điểm hấp dẫn cho các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về lĩnh vực công nghiệp trong thời gian gần
đây. Ngành khai thác mỏ cũng có tiềm năng lớn ở Philippines nhờ sở hữu một
lượng dự trữ lớn chromite, niken, đồng. Gần đây các khí gas tự nhiên cũng được tìm
ra và thêm vào nguồn dự trữ năng lượng của quốc gia này.
Nền kinh tế Philippines tăng trưởng nhanh và khá ổn định. Chỉ số lạm phát
đang có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến nay. Năm 2011, chỉ số lạm phát là
4,3% đến năm 2012 giảm còn 3,7% và năm 2013 là 2,9%. Tuy nhiên, trong quý
I/2014 tỷ lệ lạm phát tăng lên và giữ ở mức khoảng 4%.
Philippines có ưu thế riêng là nền kinh tế vượt qua suy thoái toàn cầu tốt hơn
so với các nước khác trong khu vực khi ít phụ thuộc vào xuất khẩu, có thể điều
chỉnh lượng tiêu thụ trong nước. Hơn nữa, lượng kiều hối lớn từ 4 đến 5 triệu lao
động Philippines ở nước ngoài.
Mặc dù Philippines có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng nghèo đói càng
ngày càng gia tăng. Từ khi nhậm chức, Chính quyền Aquino đã nỗ lực và đã giảm
thâm hụt ngân sách 3,9% xuống còn 2% GDP vào năm 2013. Chính phủ gặp khó
khăn trong việc phát hành nợ, cả trong nước và quốc tế để tài trợ cho thâm hụt
ngân sách. Tuy nhiên, việc thiếu các chi tiêu Chính phủ, đặc biệt về cơ sở hạ tầng,
là một trong nhiều nhân tố làm chậm lại tốc độ tăng trưởng GDP trong nửa cuối
năm 2011, lãnh đạo Nhà nước công bố một nỗ lực kích thích kinh tế và tăng chi
tiêu công cho cơ sở hạ tầng trong năm 2012. Ông Aquino ưu tiên đầu tư cho giáo
dục, y tế, chuyển giao tiền mặt có điều kiện cho người nghèo và các chương trình
chi tiêu xã hội khác nhưng hầu hết Chính phủ vẫn dựa vào khu vực tư nhân để tài
trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Vấn đề thu thuế yếu kém đã hạn chế
khả năng của Chính phủ giải quyết những thách thức lớn. Chính quyền Aquino đã
tuyên bố sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả thu thuế, thay vì áp đặt thuế mới
để tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Nền kinh tế vẫn phải đối mặt với một số
thách thức dài hạn, bao gồm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và lượng
kiều hối của người lao động Philippines tại nước ngoài.



8
Tình hình nợ công của Philippines đang ở mức 52% năm 2012. Chính phủ
Philippines vẫn nỗ lực cố gắng kiểm soát tình hình và giảm thâm hụt ngân sách để
giảm bớt tình trạng nợ công này.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thất nghiệp vẫn đang là vấn đề
khó giải quyết của Chính phủ nước này. Tỷ lệ thất nghiệp của Philippines cao nhất
trong khu vực ASEAN và đang ở mức hơn 7%/năm, (năm 2011: 7%; năm 2012:
7,2%; năm 2013: 7,3%) và hàng năm, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên vì vậy
ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của nền kinh tế của quốc gia này.
Các ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế Philippines
Nông nghiệp
Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp với trình độ phát triển còn
thấp, 34% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Theo ước tính của Cục Tình báo
Trung ương Hoa Kỳ (CIA), năm 2013 nông nghiệp chiếm 11,2% tổng thu nhập
quốc nội (GDP). Cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, cà phê, thuốc lá,
bông, đay, các loại đậu và cây Abaca để lấy sợi.
Sản xuất nông nghiệp Philippines không ngừng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ
của Chính phủ và đã có những thành quả, tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, điều kiện tự
nhiên, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp còn lạc hậu nên Philippines vẫn đang và sẽ
là nhà nhập khẩu nông sản lớn trên thế giới. Đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu đối với
gạo vì hiện tại năng lực sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng đủ khoảng 90% nhu
cầu gạo của người dân Philippines.
Công nghiệp
Hai ngành công nghiệp chủ đạo của Philippines là chế biến thực phẩm và
ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn.
Chế biến thực phẩm đóng góp đáng kể vào GDP của Philippines và chiếm
khoảng 31,6 % GDP của đất nước này. Hiện nay, Philippines có hơn 3000 sản phẩm
thực phẩm xuất khẩu và lĩnh vực này thu hút gần 200.000 lao động.
Ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim

ngạch xuất khẩu. Hiện nay, ngành này đang thu hút khoảng 460.000 lao động và
mỗi năm kiếm được 31 tỷ USD từ xuất khẩu.



9
Dịch vụ
Dịch vụ phát triển khá mạnh ở Philippines, chiếm 57,2% GDP năm 2013 theo
ước tính của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA. Theo Cục quản lý lao động
nước ngoài Philippines, số người dân Philippines làm việc ở nước ngoài ước tính
khoảng 9 – 11 triệu người, chiếm khoảng 10% tổng dân số do vậy nguồn ngoại tệ
gửi về của nguồn lao động này vẫn tiếp tục tăng và là trụ cột quan trọng của nền
kinh tế Philippines.
Để phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là giải quyết vấn đề thất nghiệp cho
người dân Philippines. Chính phủ Philippines đang nỗ lực tạo thêm nhiều việc làm,
đặc biệt ở khu vực nông thôn, từ đó giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước.
Trong đó, chú trọng phát triển toàn diện các ngành kinh tế trọng điểm quốc gia
gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, hơn nữa, nông nghiệp vẫn tiếp tục nhận
được sự quan tâm hỗ trợ lớn từ Chính phủ Philippines. Chính phủ đã gia tăng đầu
tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và
tiêu thụ, do vậy mà nông nghiệp Philippines trong giai đoạn 2009 – 2013 không
những đạt được những thành tựu tolớn mà còn đóng góp vào GDP của quốc gia ở
mức đáng kể. Năm 2012, ngành nông nghiệp nước này đóng góp tới 18% GDP
(mức cao nhất từ trước đến nay). Góp phần vào sự thành công đó là sự phát triển
tương đối đáng kể của ngành lúa gạo Philippines. Năm 2013 mức nhập khẩu trong
năm 2013 giảm mức đáng kể, chỉ bằng 45% so với năm 2009. Điều này đã làm
giảm kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua và sẽ còn ảnh
hưởng không nhỏ trong thời gian tới.
 Thƣơng mại
Tình hình nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là 46,39 tỷ USD giảm 4,01% so với
năm 2008 (48,25 tỷ USD). Philippines là một nước nhập siêu từ trước đến nay và
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi giá dầu và giá lương thực thế giới liên tục tăng
cao.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Philippines là sản phẩm điện tử, nhiên
liệu khoáng, máy móc và thiết bị vận tải, sắt thép, vải dệt, lúa gạo, hóa chất, nhựa.


10
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là 63,42 tỷ USD tăng 1,21% so với năm
2011 (62,66 tỷ USD).
Các đối tác nhập khẩu chính năm 2012 là: Hoa kỳ (11,5%);Trung Quốc
(10,8%); Nhật Bản (10,4%); Hàn Quốc (7,3%); Singapore (7,1%); Thái Lan
(5,6%); Ả rập Xê út (5,6 %); Indonesia (4,4%) và Malaysia (4%).
Tình hình xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là 52,7 tỷ USD tăng 11,58% so với năm
2011 (47,23 tỷ USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chính là sản phẩm điện, điện tử; chất bán dẫn; thiết bị
vận tải; hàng dệt may; sản phẩm từ đồng; sản phẩm dầu mỏ; dầu dừa; hoa quả.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu năm 2012 là: Nhật Bản (19%); Hoa kỳ
(14,2%); Trung Quốc (12,7%); Singapore (9,3%); Hồng Kông (9,2%); Hàn Quốc
(4,6%);Thái lan (4,7%).
Cán cân thương mại
Philippines là quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt lớn và kéo dài từ trước
đến nay, ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Theo Phòng
Công nghiệp và Thương mại Philippines (PCCI), năm 2012 mức thâm hụt thương
mại lên tới 10,03 tỷ USD, đến năm 2013 mức thâm hụt này đã giảm xuống còn
7,73 tỷ USD tương đương 23% nhưng đây vẫn là con số thâm hụt lớn, đặt ra thách
thức cho chính quyền Philippines trong thời gian tới.
Để cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài, Chính phủ Philippines

đã hết sức nỗ lực bằng cách tiếp tục gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như:
thiết bị điện tử và chất bán dẫn; các bộ phận lắp ráp của máy bay và tàu thủy; các
khoáng chất, đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ nội thất; các sản phẩm nông nghiệp
như ngô, dừa, dầu cọ….Bên cạnh đó, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng và thay thế
bằng sản xuất trong nước như: gạo, sản phẩm điện tử, thiết bị điện…Những nỗ lực
của Chính phủ Philippines trong chương trình tự túc lương thực cho quốc gia nhằm
mục đích hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại sẽ ảnh hưởng tới kim
ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines trong giai đoạn tới.





11
 Đầu tƣ
Môi trường đầu tư
Philippines đã gây sự chú ý cho các doanh nghiệp nước ngoài trong hơn 10
năm qua (2003 – 2013) nhờ chính sách mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài
rất thông thoáng và hiệu quả của Chính phủ nước này.
Philippines tìm cách thu hút nhà đầu tư nước ngoài bằng việc giảm thuế và đề
ra nhiều chính sách ưu đãi khác nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư nước ngoài giảm
sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới.
Năm 2008, Philippines và Việt Nam được đánh giá là thị trường đầu tư hấp
dẫn nhất khu vực Châu Á (theo Nikkei Weekly, tờ báo điện tử bằng tiếng Anh về
kinh tế duy nhất tại Nhật Bản).
Tình hình đầu tư nước ngoài vào Philippines
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Metropolitan Bank & Trust Co, trong giai
đoạn 2000 - 2012, mỗi năm lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Philippines đạt khoảng 1,55 tỷ USD. Trong tương lai ngắn hạn, hiện đang có nhiều
công ty lên kế hoạch rời Trung Quốc để sang những thị trường mới đầy tiềm năng

như Philippines và Việt Nam. Manila và Cebu đang là hai thành phố thu hút được
lượng vốn FDI nhiều nhất của Philippines.
Một số ngành sản xuất công nghiệp ở đất nước này hấp dẫn nhà đầu tư nước
ngoài là dệt may, da giầy, sản xuất chất bán dẫn, chế biến thực phẩm.v.v.
Tính đến tháng 12/2012, tổng số vốn đầu tư nước ngoài có ở Philippines là
29,53 tỷ USD.
Tình hình đầu tư của Philippines ra nước ngoài
Philippines chủ yếu đầu tư vào các nước thuộc khu vực ASEAN trong lĩnh
vực về sản xuất chất bán dẫn, đồ điện tử, chế biến thực phẩm… Tổng vốn đang đầu
tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Philippines (tính đến 12/2012) là 8 tỷ USD.
 Quan hệ quốc tế của Philippines
Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm
ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở
Châu Á - Thái Bình Dương.


12
Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng
hoá, đa phương hoá; coi trọng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy hoà bình, ổn định
ở khu vực CA-TBD, phát triển quan hệ với ASEAN.
Đặc biệt, việc Philippines tham gia vào khu vực mậu dịch tự ASEAN AFTA,
đã cam kết giảm thuế theo lộ trình hết các mặt hàng xuống mức thuế trong khoảng 0
– 5%. Tuy nhiên, riêng đối với mặt hàng gạo, Philippines vẫn chưa thực hiện lộ
trình giảm thuế như đã cam kết.
Philippines tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực sau: ADB, APEC, APT,
ARF, ASEAN, FAO, IAEA, ICC, Interpol, UNCTAD, UNESCO, WCL, WCO,
WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO và rất nhiều tổ chức quan trọng khác trên thế
giới và khu vực.
1.1.3. Đặc điểm chính sách pháp luật trong quản lý nhập khẩu gạo của
Philippines

Bản hiến pháp đầu tiên của Philippines ra đời năm 1898 gọi là Hiến pháp
Malolos. Sau đó là các Hiến pháp ra đời năm 1935, 1972, 1987. Mặc dù có sự thay
đổi các bản Hiến pháp song hệ thống pháp luật nước này nhìn chung vẫn chủ yếu
dựa vào pháp luật Tây Ban Nha và pháp luật Hoa Kỳ.
Cùng là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, và Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á ASEAN, Philippines và Việt Nam đã kí kết hiệp ước thương
mại song phương trong đó có những ưu đãi cho hàng hóa. Riêng với mặt hàng gạo,
Chính phủ vẫn duy trì bảo hộ đặc biệt. Việt Nam và Philippines cùng là thành viên
của AFTA, nếu thực hiện đúng cam kết việc cắt giảm thuế theo lộ trình thì mức thuế
cho gạo nhập khẩu vào thị trường Philippines chỉ ở mức 5%. Tuy nhiên Philippines
đã không thực hiện như đã cam kết mà vẫn áp thuế theo quy định của Tổ chức
Thương mại thế giớiWTO.
Hiện tại, Philippines vẫn đang áp dụng quy định hạn chế định lượng hay QRs
đối với với mặt hàng này và đã đàm phán thành công với Tổ chức Thương mại thế
giới WTO để gia hạn thêm thời gian áp dụng quy định này tới năm 2017. Theo quy
chế Hạn chế Định lượng (QRs) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
2006, Philippinies có thể nhập khẩu khoảng 350.000 tấn gạo MAV (khối lượng
nhập khẩu tối thiểu) mỗi năm với mức thuế lên tới 40%, đồng thời được phép ấn


13
định mức thuế cao hơn đối với lượng gạo nhập khẩu vượt quá MAV để bảo vệ nông
dân của mình.
Bên cạnh đó, Chính phủ Philippines đang nỗ lực thực hiện chính sách thay thế
nhập khẩu đối với mặt hàng gạo hướng tới tự túc lương thực, chỉ nhập khẩu gạo khi
cần thiết nếu cung ứng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
1.2. Đặc điểm của gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Philippines
Việt Nam là một nước có truyền thống xuất khẩu gạo từ lâu. Hiện nay, gạo
xuất khẩu Việt Nam đã có mặt trên 120 thị trường trên thế giới. Song thị phần gạo
Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở các thị trường truyền thống ở khu vực Châu Á,

trong đó có thị trường Philippines.
Gạo xuất khẩu Viêt Nam là loại gạo trắng hạt dài, được kiểm tra kỹ lưỡng theo
tiêu chuẩn xuất khẩu ở bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của Việt Nam
Đơn vị tính: %
Tấm
5

10
15
25
Tối đa
Tạp chất

0,1
0,2
0,2
0,5
Tối đa
Hạt phấn

6
7
7
8
Tối đa
Đỏ và sọc
đỏ
2
2

5
7
Tối đa
Hạt vàng

0,5
1
1,25
1,5
Tối đa
Hạt hỏng

1
1,25
1,5
2
Tối đa
Hạt non

15
20
25
30
Tối đa
Thóc
15
20
25
30
Tối đa

Hạt/kg
Độ ẩm

14
14
14
14,5
Tối đa
Chiều dài
TB hạt
6,2 mm
6,2 mm
6,2 mm
6,2 mm
Tối thiểu
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)




14
Ngoài ra các loại gạo khác như: Gạo thơm, Gạo jasmine, Gạo nếp thì chiều dài
tối thiểu là 6,8 mm.
Về đóng gói, bao bì: Gạo được đóng gói trong bao polypropylene (PP) một
lớp, kín để thuận tiện việc hun trùng, kín không khí, trọng lượng chủ yếu là
50kg/bao, thuận tiện cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.Bao bì ghi rõ tên
sản phẩm, xuất xứ và sẽ được xem xét kỹ với các thương hiệu đã được bày bán tại
Philippines.
Ngoài ra, gạo Việt Nam trước khi xuất khẩu đều có Giấy kiểm dịch thực vật,
nêu rõ nguồn gốc và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Những tiêu chuẩn này đã được Việt Nam áp dụng hơn 20 năm. Tuy vẫn được
các thị trường đón nhận nhưng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu
thì Việt Nam nên có những quy định nâng cao hơn để có thể đáp ứng không chỉ thị
trường Philippines mà còn là thị trường toàn cầu.
1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam
Gạo là lương thực chủ yếu nuôi sống hơn 50% dân số toàn cầu, tập trung
nhiều nhất ở Châu Á. Gạo không những được bán đơn thuần như hàng hóa giữa các
nước khác nhau mà còn là mặt hàng chiến lược thực hiện chính sách đối ngoại của
Chính phủ thông qua hình thức viện trợ. Hoa kỳ là nước đã sử dụng hình thức này
như một chiến lược ngoại giao nhằm tăng cường sự phụ thuộc của các nước khác
vào nước mình trong các quan hệ kinh tế. Tương tự như vậy, EU thường nhập khẩu
gạo để cung cấp miễn phí cho các nước Châu Phi nhằm trao đổi các điều kiện kinh
tế khác. Còn với các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam thì nó lại đóng vài trò vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
1.3.1. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo ngày càng gia tăng
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với tốc độ tăng cao về giá trị sản xuất,
ngành sản xuất lúa gạo đã chuyển mạnh từ nền sản xuất tự túc, tự cấp, thiếu lương
thực triền miên trong những năm trước đổi mới sang nền sản xuất lúa gạo hàng hóa
hướng về xuất khẩu. Sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu gạo đã thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp chế biến và các dịch vụ gia tăng khác. Sự phát triển của công
nghiệp chế biến và các dịch vụ gắn với xuất khẩu lại tạo cơ hội cho việc gia tăng
xuất khẩu gạo, tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu.


15
1.3.2. Tạo nguồn vốn chủ yếu, tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần lượng vốn để nhập khẩu máy
móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp với các

nước phát triển.
Xuất khẩu gạo được xem là ngành tạo ra nguồn thu ngoại tệ cơ bản và vững
chắc nhất, góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ
ngoại tệ của đất nước ta. Trong điều kiện Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thiếu ngoại tệ và đồng nội tệ chưa có khả
năng chuyển đổi tự do, thì xuất khẩu lúa gạo càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
1.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy phát triển sản xuất
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều
phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm có nhiều lợi thế.
Chính vì khẳng định được lợi thế của việc xuất khẩu gạo, Việt Nam đã tập trung
vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kĩ thuật tiến
bộ nhằm tăng năng suất, số lượng và chất lượng gạo. Sự tập trung sản xuất sẽ kéo
theo sự phát triển của ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế.
Xuất khẩu gạo tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, từ đó hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi
với thị trường.
1.3.3. Góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc
chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế - xã
hội của đất nước. Việt Nam với nguồn lao động trẻ đông đảo, tập trung hầu hết tại
khu vực nông thôn, chưa qua đào tạo nên trình độ thấp gây ra áp lực lớn cho Nhà
nước khi đề ra phương hướng tạo công ăn việc làm cho lao động. 70% dân số và
khoảng 90% hộ nghèo ở nước ta sống ở vùng nông thôn và phần lớn sinh sống bằng


16

sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực để xuất khẩu giúp tạo công ăn việc làm
cho nông dân và người lao động. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, trong năm 2010, sản xuất lúa gạo đã tạo ra việc làm cho 48,7% lực
lượng lao động xã hội. Như vậy, xuất khẩu gạo đã góp phần cải thiện đời sống nông
dân và xóa đói giảm nghèo, tạo sự cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn.
1.3.4. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại với Philippines
Phải tìm hiểu và nắm vững mức tiêu thụ trên thị trường Philippines thì xuất
khẩu ở Việt Nam mới có hiệu quả cao và cũng như xác định được phương hướng
xuất khẩu gạo. Vì thế, xuất khẩu gạo là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam hội nhập
với nền kinh tế khu vực và đặc biệt ngày càng gia tăng mối quan hệ hợp tác thương
mại giữa hai nước Việt Nam – Philippines, việc theo dõi cũng như tìm cách tiếp cận
thị trường xuất khẩu gạo Philippines giúp mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại góp
phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường Philippines nói riêng và thị
trường khu vực và thế giới nói chung.
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trƣờng
Philippines
1.4.1. Đặc điểm thị trƣờng Philippines
1.4.1.1. Nhu cầu và thị hiếu về gạo
Philippines là một quốc gia quần đảo có dân số đông thứ 2 thế giới với gần
106 triệu dân và có mức tăng trưởng dân số hàng năm xấp xỉ khoảng 2%. Đây là
một thị trường tiêu thụ rất lớn trong khu vực Đông Nam Á về gạo.
Ở Philippines, gạo là loại lương thực chủ yếu và quan trọng nhất đối với người
dân, nó là lương thực chính của hơn 80% người dân Philippines và cung cấp tới 45%
lượng calo cần thiết hàng ngày và chiếm tới 20% thu nhập của hộ gia đình tiểu biểu ở
Philippines. Do đó, gạo là mặt hàng không thể thiếu và không thể thay thế đối với họ.
Tuy nhiên, tình trạng sản xuất lúa gạo của Philippines không đủ đáp ứng được
nhu cầu trong nước do những yếu tố hạn chế về tài nguyên đất đai, vị trí địa lý, khí
hậu không thích hợp cho trồng lúa. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản
xuất, chi phí sản xuất lúa gạo ở trong nước sẽ bị lỗ nếu không có sự hỗ trợ của

Chính phủ. Hơn nữa, với điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn,


17
và sự không thuận lợi về mặt khí hậu, thời tiết nên chất lượng lúa gạo tạo ra ở
Philippines không cao, trong khi chi phí sản xuất cao nên nhập khẩu gạo là nhu cầu
thiết thực đối với quốc gia này.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Philippines đang ngày càng tăng trưởng nhanh và
khá ổn định, đời sống người dân ngày càng được tăng lên, thu nhập bình quân đầu
người của Philippines là 206000 peso (2009). Thêm vào đó, với thói quen tiêu dùng
của người Philippines yêu cầu giống như các nước phát triển nên lượng gạo tiêu thụ
sẽ giảm đi song yêu cầu chất lượng gạo sẽ ngày càng cao hơn. Tuy nhiên thì số
lượng gạo cấp thấp vẫn có nhu cấu rất lớn vì để đáp ứng cho những người có thu
nhập thấp ở nước này.
1.4.1.2. Chính sách vĩ mô
Chính phủ Philippines dành sự quan tâm đặc biệt đến nền nông nghiệp của đất
nước, đặc biệt đối với mặt hàng gạo.
Năm 2011, Chính phủ đã đề ra Chương trình tự cung cấp đủ lương thực quốc
gia thông qua các hành động cụ thể như đầu tư cho cơ sở hạ tầng, công trình thủy
lợi trong nông nghiệp, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (Chương trình
này đề ra là chính là chiến lược thay thế nhập khẩu của Philippines).
Trong chính sách thương mại đối với mặt hàng gạo, Chính phủ nước này áp
dụng quy định hạn chế đinh lượng QRs để hạn chế nhập khẩu và đảm bảo cho nền
nông nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu gạo chủ yếu vẫn do NFA, Cơ
quan Lương thực Philippines quyết định. Tuy nhiên, Chính phủ đã cho phép khu
vực tư nhân tham gia vào việc nhập khẩu gạo, mở rộng nhiều cơ hội hơn cho các
doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường này.
1.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Ở bất cứ thị trường nào, gạo Việt Nam cũng luôn có sự cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ khác. Đối với thị trường Philippines, Việt Nam phải cạnh tranh với

những đối thủ rất mạnh như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia.
Mỗi quốc gia đều có những điểm mạnh riêng, cụ thể như: Thái Lan đang
chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị phần gạo cao cấp, còn gạo cấp thấp Việt Nam cũng
rất khó cạnh tranh với gạo giá rẻ đến từ Ấn Độ và Pakistan. Vì vậy, mà Việt Nam

×