Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thực trạng chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nứơc ngoài (FDI) của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 129 trang )



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN


Trí Tuệ Và Phát Triển

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) CỦA HÀN QUỐC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM



Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Bùi Thúy Vân
Sinh viên thực hiện : Lê Minh Phƣơng
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại




HÀ NỘI - NĂM 2014

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôixin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong khóa luận không sao chép nguyên văn của bất kỳ tài
liệu nào. Các số liệu và trích dẫn nêu trong khóa luận hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết này.

Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả




LÊ MINH PHƢƠNG

ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ,
giảng viên Học viện Chính sách và Phát triển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
dạy bảo tận tình những sinh viên khóa I chúng tôi như đứa con đầu lòng.
Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Bùi Thúy Vân đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực tập và làm khóa luận, cũng như yêu
thương, chia sẻ cho tôi những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống trong suốt 4
năm qua.
Tôi xin cảm ơn ông Roh Young Guhk – chuyên gia KOICA tại Học
viện Chính sách và Phát triển đã trực tiếp hướng dẫn tôi tìm hiểu, hoàn thành
khóa luận này. Tôi xin đồng cảm ơn ông Park Jae Ho – cựu chuyên gia
KOICA tại Học viện Chính sách và Phát triển, Th.S Nguyễn Thái Nhạn –
Trưởng bộ môn Luật Học viện Chính sách và Phát triển đã giải đáp thắc mắc,
hỗ trợ tôi nghiên cứu đề tài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, chuyên viên Phòng Đầu tư nước

ngoài thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập tại Phòng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến Th.S Đỗ Văn Sử - Trưởng Phòng Đầu tư nước ngoài và cô Lê Thị
Xuân Vinh – Chuyên viên chính Phòng Đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể sinh viên lớp Kinh tế đối
ngoại 1A nói riêng và cộng đồng sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển
nói chung. Tôi xin cảm ơn vì có những người bạn chân thành luôn ở bên tôi từ
khi là tân sinh viên Học viện, đến khi là một sinh viên năm cuối sắp ra trường,
những người đã cùng tôi trải qua một thời sinh viên nhiệt huyết, khó phai
trong cuộc đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ CHĂM SÓC SAU ĐẦU
TƢTRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 5
1.1. Lý luận chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 5
1.1.1. Khái niệm về FDI 5
1.1.2. Đặc điểm của FDI 6
1.1.3. Các hình thức của FDI 7
1.1.4. Vai trò của FDI 8
1.1.5. Xu hướng FDI hiện nay 8
1.2. Lý luận chung về về chăm sóc sau đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 13
1.2.1. Khái niệm chăm sóc sau đầu tư (CSSĐT) 13
1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động CSSĐT 14
1.2.3. Nội dung và chất lượng hoạt động CSSĐT 15
1.2.4. Vai trò của CSSĐT 17

1.3. Hoạt động giải quyết khiếu nại, thắc mắc trong khuôn khổ CSSĐT 18
1.3.1. Khái niệm khiếu nại, thắc mắc ĐTNN 18
1.3.2. Sự cần thiết của hoạt động giải quyết khiếu nại, thắc mắc nhà đầu tư
nước ngoài 20
1.3.3. Nội dung hoạt động giải quyết khiếu nại, thắc mắc 22
1.3.4. Mô hình giải quyết khiếu nại, thắc mắc 23
1.3.5. Yêu cầu đặt ra cho công tác giải quyết khiếu nại, thắc mắc 24
1.3.6. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, thắc mắc 24
1.3.7. Hệ thống cơ quan giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN theo thông lệ phổ
biến trên thế giới 25
1.5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU ĐẦU TƢTRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI CỦA HÀN QUỐC 29
2.1. Tình hình thu hút FDI của Hàn Quốc 29
2.2. Hệ thống cơ quan thực hiện CSSĐT của Hàn Quốc 33
2.2.1. Hệ thống cơ quan giải quyết khiếu nại, thắc mắc 33
2.2.2. Cơ quan Thanh tra Đầu tư nước ngoài Hàn Quốc 35
2.3. Quy trình giải quyết khiếu nại, thắc mắc 42
2.3.1. Quy trình chung giải quyết khiếu nại, thắc mắc 42
2.3.2. Quy trình đặc biệt để giải quyết khiếu nại, thắc mắc thường gặp 46

iv

2.3.3. Điểm khác biệt của hệ thống thanh tra đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc 48
2.4. Thực trạng hoạt động giải quyết khiếu nại, thắc mắc 49
2.4.1. Thực trạng giải quyết khiếu nại, thắc mắc nói chung 49
2.4.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại, thắc mắc theo phương pháp xử lý 51
2.4.3. Thực trạng giải quyết khiếu nại, thắc mắc theo lĩnh vực 53
2.4.4. Một số vụ việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc tiêu biểu 61
2.5. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại, thắc mắc 65

2.5.1. Kết quả đã đạt được 65
2.5.2. Những ưu điểm 66
2.5.3. Những hạn chế 67
2.5.3. Khuyến nghị giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN của Hàn Quốc 69
CHƢƠNG 3:BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HÀN QUỐC VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHĂM SÓC SAU ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 70
3.1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam 70
3.2. Hệ thống cơ quan quản lý hoạt động CSSĐT trực tiếp nƣớc ngoài
ở Việt Nam 77
3.2.1. Cơ quan cấp trung ương 77
3.2.2. Cơ quan cấp địa phương 82
3.3. Thực trạng giải quyết khiếu nại, thắc mắc ở Việt Nam 88
3.3.1. Các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, thắc mắc 88
3.3.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại, thắc mắc ở Việt Nam 91
3.3.3. Các nguyên nhân phát sinh khiếu nại, thắc mắc của nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam 95
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ hoạt động CSSĐT của
Hàn Quốc 96
3.5. Các khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả CSSĐT nói chung và giải
quyết khiếu nại, thắc mắc cho Việt Nam nói riêng 98
3.5.1. Cơ sở khuyến nghị, giải pháp giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho Việt Nam 98
3.4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động CSSĐT nói chung và
giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN nói riêng cho Việt Nam 100
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 115


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
CSSĐT
Chăm sóc sau đầu tư trực
tiếp nước ngoài

ĐTNN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Foreign Direct Investment
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
International Monetary Fund
IPA
Cơ quan xúc tiến đầu tư
Investment Promotion Agence
ISD
Tranh chấp giữa nhà đầu tư
và Nhà nước
Investor State Dispute
KOTRA
Cơ quan Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư Hàn Quốc
Korea Trade – Investment
Promotion Agency

OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
Organization for Economic Co-
operation and Development
OFIO
Văn phòng Thanh tra Đầu tư
nước ngoài
Office of Foreign Investment
Ombudsman
TNC
Công ty xuyên quốc gia
Transnational Corporation
UN
Liên hợp Quốc
United Nations
UNCTAD
Diễn đàn về Thương mại và
Hợp tác của Liên hợp Quốc
United Nations Conference
onTrade and Development
VCCI
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry





vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1.Dòng vốn FDI vào các khu vực chính trên thế giới
trong giai đoạn 2010-2013
10
2
Bảng 1.2. Dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển ở Châu
Á theo khu vực, giai đoạn 2011-2013
11
3
Bảng 1.3. Dòng FDI vào các nhóm tầm khu vực và liên khu
vực, trung bình 2005-2007 và giai đoạn 2008-2013
12
4
Bảng 1.4. Hệ thống giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN
thông thường trên thế giới
26
5
Bảng 1.5. Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết khiếu nại,
thắc mắc
26
6
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân “thần kỳ”của
Hàn Quốc giai đoạn 1981-2000

29
7
Bảng 2.2. Dòng vốn FDI vào Hàn Quốc giai đoạn 2001 -
9/2013
30
8
Bảng 2.3. Lịch sử hình thành, phát triển của OFIO
36
9
Bảng 2.4. Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, thắc mắc đầu tư nước
ngoài của Hàn Quốc giai đoạn 1999-2012
49
10
Bảng 2.5. Kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN của
Hàn Quốc thống kê theo phương pháp xử lý, giai đoạn 2003-
2012
51
11
Bảng 2.6. Kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN của
Hàn Quốc thống kê theo lĩnh vực, giai đoạn 2001-2012
54
12
Bảng 2.7. Đặc thù lĩnh vực khiếu nại, thắc mắc ĐTNN ở Hàn
Quốc trong giai đoạn 2001-2006, 2007-2012
59

vii

13
Bảng 2.8. Đánh giá hiệu quả theo lĩnh vực khiếu nại, thắc mắc

được giải quyết giai đoạn 2001-2006, 2007-2012
59
14
Bảng 2.9. Đánh giá và khuyến nghị công tác xúc tiến đầu tư ở
Hàn Quốc
69
15
Bảng 3.1. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của Việt
Nam giai đoạn 1991-2013
71

16
Bảng 3.2. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp (DN) FDI
trong giai đoạn 2010-2013
76
17
Bảng 3.3. Giải pháp xây dựng cơ quan CSSĐT tại Việt Nam
103
18
Bảng 3.4. Đánh giá chất lượng CSSĐT dành cho doanh
nghiệp FDI
105
19
Bảng 3.5. Bảng tự đánh giá của chuyên viên phụ trách
CSSĐT
105





DANH MỤC HÌNH VẼ SỬ DỤNG
STT
Tên hình
Trang
1
Hình 1.1. Dòng vốn FDI vào toàn cầu, trung bình 2005-2007,
2007-2013
9
2
Hình 1.2: FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 2009 - 2012
9
3
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động CSSĐT và Vận động
Chính sách
21
4
Hình 2.1. Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào Hàn Quốc giai đoạn
2001 – 9/2013
31

viii

5
Hình 2.2. Tỷ lệ tái đầu tư FDI trong cơ cấu vốn FDI vào Hàn
Quốc giai đoạn 2001 - 9/2013
32
6
Hình 2.3. Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, thắc mắc đầu tư nước
ngoài của Hàn Quốc giai đoạn 2000-2012
50

7
Hình 2.4. Kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN tại
Hàn Quốc thống kê theo phương pháp xử lý, giai đoạn 2003-
2012
52
8
Hình 2.5. Kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc theo lĩnh vực
tại Hàn Quốc trong giai đoạn 2001– 2006
56
9
Hình 2.6. Kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc theo lĩnh vực
kinh doanh tại Hàn Quốc trong giai đoạn 2007 – 2012
57
10
Hình 2.7. Kết quả giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN của
Hàn Quốc theo lĩnh vực trong 2 giai đoạn 2001-2006 và 2007-
2012
58
11
Hình 3.1. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về thu hút đầu tư
FDI
72
12
Hình 3.2. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường kinh
doanh của Việt Nam quy định ít hơn
73
13
Hình 3.3. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường kinh
doanh ở Việt Nam ít tham nhũng hơn
74

14
Hình 3.4. Tỷ lệ thực hiện của các dự án FDI đăng ký giai đoạn
1991 – 2013
75
15
Hình 3.5. Tỷ lệ tái đầu tư dòng vốn đầu vào giai đoạn 1991 –
2013
76



ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG

STT
Tên sơ đồ
Trang
1
Sơ đồ 2.1. Hệ thống cơ quan giải quyết khiếu nại, thắc mắc ở
Hàn Quốc
35
2
Sơ đồ 2.2. Giải quyết khiếu nại, thắc mắc ĐTNN có vai trò
cốt lõi trong hoạt động CSSĐT của Hàn Quốc
38
3
Sơ đồ 2.3. Bộ máy Cơ quan phối hợp thực hiện CSSĐT của
Hàn Quốc
39

4
Sơ đồ 2.4. Bộ máy tổ chức Cơ quan Xúc tiến đầu tư – thương
mại
39
5
Sơ đồ 2.5. Bộ máy tổ chức của Cơ quan Thanh tra Đầu tư
nước ngoài
41
6
Sơ đồ 2.6. Quy trình chung để giải quyết khiếu nại, thắc mắc
42
7
Sơ đồ 2.7. Quy trình giải quyết khiếu nại, thắc mắc
44
8
Sơ đồ 2.8. Mối quan hệ của các chủ thể trong quá trình giải
quyết thắc mắc, khiếu nại
45
9
Sơ đồ 2.9. Chương trình hỗ trợ tìm kiếm lao động chất lượng
cao cho doanh nghiệp FDI tại Hàn Quốc
47
10
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Cục Đầu tư nước ngoài
79
11
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức Phòng Đầu tư nước ngoài
81
12
Sơ đồ 3.3. Tổng quan quy trình giải quyết khiếu nại ở Việt

Nam
89
13
Sơ đồ 3.4. Quy trình giải quyết khiếu nại cấp Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bình Dương
90

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, trải qua 26
năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Namkhông chỉ có những đóng góp trực tiếp cho
thành tựu tăng trưởng, phát triển của đất nước mà còn có tác động lan tỏa đến
các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế hiện nay, cũng như ngày càng
khẳng định tầm quan trọng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong
thời gian tới.
Thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã dồn nhiều nỗ lực “trải thảm
đỏ” thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước, tuy nhiên, theo như các chuyên
gia nhận định, tỷ lệ thực hiện của dòng vốn FDI đăng ký chưa cao, chưa thỏa
mãn được kỳ vọng của các nhà chức trách về đóng góp của FDI vào đời sống
kinh tế - xã hội Việt Nam.
Trên thực tế, bài toán thu hút FDI đã khó, thuyết phục nhà đầu tư hiện
tại tăng quy mô đầu tư, tái đầu tư, tiếp tục giữ chân doanh nghiệp ĐTNN ở lại
gắn bó với quốc gia cũng không đơn giản. Chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước
ngoài (CSSĐT) là một trong những nỗ lực của Chính phủ nhằm khuyến
khích, tạo điều kiện cho nhà đầu tư hiện có tiếp tục dùng lợi nhuận quay trở
lại để tăng vốn đầu tư, tái đầu tư. CSSĐT tự thân tên gọi này đã thể hiện cốt
lõi của hoạt động là: nhà đầu tư sau khi được cấp phép sẽ được “chăm sóc”,

hỗ trợ bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đem lại thịnh vượng và
thành công bền vững cho doanh nghiệp đó. Có thể coi CSSĐT là khâu cuối
cùng hoàn thiện quy trình xúc tiến đầu tư từ khi thu hút vốn FDI đến khi
doanh nghiệp đi vào hoạt động và còn kéo dài song song với quá trình vận
hành của doanh nghiệp. Vì thế, CSSĐT có vai trò vô cùng quan trọng, góp
phần thúc đẩy tiềm năng của các doanh nghiệp FDI hiện tại để tiếp tục mở
rộng đầu tư, tái đầu tư vào quốc gia tiếp nhận vốn.

2

Có thể thấy, CSSĐT là một khái niệm còn mới ở Việt Nam nhưng đã
được đề cập trên thế giới từ những năm 90 của thế kỷ trước. Nhiều nước trên
thế giới đã và đang áp dụng thành công mô hình này như một công cụ thúc
đẩy tái đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Vì vậy ở Việt
Nam, vấn đề CSSĐT tuy mới nhưng khẳng định có tính thực tiễn cao và có
khả năng áp dụng. CSSĐT mang lại kỳ vọng cải thiện môi trường đầu tư của
Việt Nam cũng như làm hài lòng nhà đầu tư, tạo dựng mối quan hệ thân thiết
giữa Chính phủ và doanh nghiệp, điều mà bấy lâu nay Việt Nam vẫn chưa
thực sự làm tốt.
Trên thế giới, Hàn Quốc là một điển hình được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao trong hoạt động CSSĐT. Từ những điểm tương đồng giữa Việt Nam
và Hàn Quốc và sự thành công của Hàn Quốc trong hoạt động CSSĐT, tác giả
rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với trường hợp của Việt Nam và đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng CSSĐT với các dự án FDI.
Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khóa luận bao gồm những phần sau:
Chương 1: Lý luận chung về FDI và chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Chương 2: Thực trạng chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Hàn Quốc.
Chương 3: Các bài học kinh nghiệm và các giải pháp nâng cao chất

lượng chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động chăm sóc sau đầu tư
của Hàn Quốc, tập trung vào nội dung giải quyết khiếu nại, thắc mắc của nhà
đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích hoạt động chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập
trung vào hoạt động giải quyết khiếu nại và giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư
nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn 2001 – 2012.

3

- Đánh giá hoạt động CSSĐT nước ngoài của Hàn Quốc, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam trong công tác này, trong đó quan
trọng hơn cả là khuyến nghị giải pháp cho hoạt động giảiquyết khiếu nại và
giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu số liệu thống kê về FDI và chăm sóc
sau đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2001 đến 2013.
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu về hoạt động chăm sóc sau đầu tư của
Hàn Quốc, tập trung vào nội dung giải quyết khiếu nại và giải đáp thắc mắc
cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Dựa vào số liệu thống kê trong quá
khứ về chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc, từ đó phân
tích thực trạng và đưa ra bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm đánh giá thực trạng chăm
sóc sau đầu tư ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu số liệu qua các năm từ đó rút ra nhận
xét cần thiết để làm sáng tỏ vai trò của chăm sóc sau đầu tư trực tiếp nước

ngoài với sự thành công trong thu hút và phát huy hiệu quả nguồn FDI của
Hàn Quốc, so sánh thực trạng giải quyết khiếu nại, giải đáp thắc mắc của nhà
đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc và Việt Nam, nhằm tìm ra bài học phù hợp
với trường hợp của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận của đề tài
Do yêu cầu bảo mật thông tin ở các cơ quan Nhà nước về khiếu nại,
thắc mắc liên quan đến khu vực FDI, số liệu thống kê về xử lý khiếu nại, thắc
mắc cho nhà đầu tư nước ngoài không thể tiếp cận được. Vì vậy, việc tìm số
liệu về thực trạng công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vô cùng khó khăn. Hơn
nữa, Việt Nam chưa có công bố nào về số liệu thống kê các vụ khiếu nại, thắc
mắc của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ giải quyết khiếu nại ở Việt

4

Nam,… Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để phân
tích thực trạng chăm sóc sau đầu tư của Việt Nam là chủ yếu.
Đồng thời, tác giả dựa vào các số liệu thống kê liên quan đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài như lượng vốn FDI đăng ký để phân tích xu hướng FDI
của Việt Nam hiện nay, và chỉ ra sự cần thiết của hoạt động chăm sóc sau đầu
tư nước ngoài tại thời điểm này. Mặt khác, tác giả sử dụng các loại chỉ số do
quốc tế đánh giá về Việt Nam như năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số minh
bạch quốc gia, chỉ số cảm nhận tham nhũng quốc gia,… để làm rõ những vấn
đề liên quan đến môi trường đầu tư quốc gia, từ đó chỉ ra sự cần thiết của việc
nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, thắc mắc của nhà đầu tư nước
ngoài.
Dựa trên các số liệu thống kê của cơ quan chuyên trách về chăm sóc sau
đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc, tác giả tập trung phân tích công tác giải
quyết khiếu nại, giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư nước ngoài – chức năng cốt
lõi của công tác chăm sóc sau đầu tư tại quốc gia này. Tiếp đó, tác giả tìm ra
nguyên nhân thành công của Hàn Quốc và đưa ra những bài học từ thành

công này. Thêm vào đó, dựa trên những điểm tương đồng về đời sống kinh tế
- văn hóa, cũng như dựa vào cơ sở quy định về đầu tư của pháp luật hai nước,
tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác CSSĐT,
đặc biệt là giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho nhà đầu tư FDI của Việt Nam.
Mặc dù rất mong muốn nghiên cứu cụ thể về thực trạng CSSĐT, tập
trung vào giải đáp thắc mắc, giải quyết khiếu nại của Việt Nam để từ đó đưa
ra giải pháp, nhưng do không tiếp cận được số liệu, nên ở thời điểm hiện tại,
bài nghiên cứu này còn nhiều hạn chế.Tác giả mong rằng sẽ nhận được những
ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn nhằm hoàn thiện hơn nữa khóa luận
này để có thể phát triển nghiên cứu sâu hơn chủ đề này trong tương lai.


5

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ CHĂM SÓC SAU ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. Lý luận chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một phương pháp đầu tư truyền
thống của một công ty sản xuất, kinh doanh nước ngoài đầu tư vào lãnh thổ
quốc gia khác và là một nguồn lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và
toàn cầu hóa. Không chỉ cung cấp vốn đầu tư, kỹ năng quản lý, chuyển giao
công nghệ, tạo việc làm, FDI còn có thể tích hợp nền kinh tế đất nước thâm
nhập vào mạng lưới kinh tế toàn cầu (Kaminski, Barlomiej and Smarzynska,
2001).
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc (UN), FDI là một khoản đầu tư dài
hạn, phản ánh lợi ích lâu dài từ sự kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài hoặc
công ty mẹ đối với các xí nghiệp của mình ở một nền kinh tế khác. Ngoài ra,
Hymer (1966) có định nghĩa hẹp hơn là nguồn FDI phản ánh luồng vốn (con

người, tài chính, vật thể) lưu chuyển quốc tế được kiểm soát và quản lý bởi
các công ty đa quốc gia.
Trong khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra thì FDI là nguồn
vốn được đầu tư trực tiếp nhằm đạt được những lợi ích lâu dài cho một đơn vị
kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác với nền kinh tế
nước chủ đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành quyền quản lý và chi phối
doanh nghiệp đó.
Thêm vào đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng
FDI là một loại hình đầu tư phản ánh sự chủ động của doanh nghiệp thường
trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) trong việc thiết lập lợi nhuận lâu
dài cho doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp), mà doanh nghiệp này
được cư trú ở một nền kinh tế khác với quốc gia cư trú của nhà đầu tư trực

6

tiếp. Lợi nhuận lâu dài nghĩa là sự tồn tại trong dài hạn mối quan hệ giữa nhà
đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, và có mức độ ảnh hưởng
đến việc quản lý doanh nghiệp này. Dấu hiệu của mối quan hệ lợi nhuận lâu
dài là việc nhà đầu tư cư trú ở quốc gia này trực tiếp sở hữu lớn hơn hoặc
bằng 10% quyền biểu quyết của doanh nghiệp cư trú ở quốc gia khác.
Khái niệm về FDI của Bùi Thúy Vân (2011): “FDI là hoạt động đầu tư
do các tổ chức, cá nhân ở quốc gia này tự thân hoặc kết hợp với tổ chức, cá
nhân khác đưa vốn và tài sản vào một quốc gia khác dưới hình thức đầu tư
nhất định. Họ tự mình hoặc cùng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ
nắm giữ quyền kiểm soát và sở hữu vốn.”
1.1.2. Đặc điểm của FDI
FDI là loại hình đầu tư vào quốc gia không phải là nơi cư trú ban đầu
của chủ đầu tư, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp
quản lý và điều hành hoạt động sử dụng nguồn vốn này. Thực chất, FDI là

loại hình mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay toàn bộ
vốn đầu tư, chịu trách nhiệm và hưởng lợi dựa vào phần trăm sở hữu vốn
cũng như kết quả kinh doanh của dự án đầu tư mà họ đang điều hành hoặc
tham gia điều hành.
Tùy vào luật đầu tư nước ngoài của từng nước mà mức độ sở hữu vốn
tiêu chuẩn của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định, phù hợp với
điều kiện cụ thể của nước sở tại. Tỷ lệ góp vốn đầu tư sẽ quyết định việc phân
chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đầu tư trước pháp luật.
Hoạt động FDI vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư
nên vốn đầu tư được tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại
lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, thỏa mãn mục đích tối đa hóa lợi nhuận của
họ.FDI là do các chủ đầu tư quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết
quả sản xuất kinh doanh của mình nên hình thức này thường mang lại tính
khả thi và hiệu quả kinh tế cao đồng thời là dự án mang tính lâu dài do việc

7

thu lại số vốn ban đầu của một dự án FDI không dễ dàng như hình thức đầu tư
gián tiếp.
Như vậy, FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế và quá
trình tự do hóa tài khoản vốn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới,
nước tiếp nhận đầu tư có chính sách về FDI trong đó thể hiện quan điểm mở
cửa và hội nhập quốc tế đầu tư.
1.1.3. Các hình thức của FDI
Theo cách phân loại từ phía chủ đầu tư và nước nhận đầu tư của Imad
A.Moosa (2002), từ góc nhìn của nước chủ đầu tư, FDI bao gồm 03 loại. Thứ
nhất, FDI theo chiều ngang là loại FDI nhằm mục đích mở rộng việc sản xuất
các sản phẩm tương tự ở nước tiếp nhận đầu tư như các sản phẩm ở nước của
nhà đầu tư trực tiếp. Thứ hai, FDI theo chiều dọc có mục đích khai thác
nguồn nguyên liệu hoặc ở gần người tiêu dùng thông qua kênh phân phối.

Loại cuối cùng là FDI tập đoàn, đây là kiểu FDI tổng hợp của cả hai dạng FDI
theo chiều ngang và chiều dọc nói trên.
Từ góc nhìn của nước tiếp nhận đầu tư, FDI có 03 loại chính là: FDI
thay thế nhập khẩu, FDI gia tăng xuất khẩu và FDI theo nỗ lực của Chính
phủ. Cụ thể, FDI thay thế nhập khẩu tức là nguồn vốn trực tiếp nước ngoài
được đầu tư để sản xuất các sản phẩm mà trước đó phải nhập khẩu từ nước
tiếp nhận đầu tư. Thứ hai là loại hình FDI gia tăng xuất khẩu nhằm tìm kiếm
nguồn đầu vào mới cho sản xuất như nguyên nhiên liệu và hàng hóa trung
gian, từ đó xuất khẩu mặt hàng này sang nước chủ đầu tư hoặc nước khác có
chi nhánh của công ty đa quốc gia đi đầu tư. Thứ ba, FDI theo nỗ lực của
Chính phủ là việc Chính phủ nước tiếp nhận khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài trong nỗ lực cân bằng sự thiếu hụt cán cân thanh toán.
Ngoài ra, phân loại theo công cụ đầu tư thì nguồn tài chính hình thành
dòng vốn FDI có thể từ vốn chủ sở hữu, thu nhập từ tái đầu tư, hoặc các
nguồn khác như vay nợ, liên doanh,…


8

1.1.4. Vai trò của FDI
Thu hút FDI có vai trò quan trọng với nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư
trong việc tránh khỏi những khó khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh
nghiệm quản lý và kinh doanh quốc tế. Với những biện pháp đảm bảo pháp lý
có tính quốc tế, bằng cách điều chỉnh: ưu đãi thuế, tài chính, tiền tệ, phát triển
hạ tầng cứng – mềm, các thủ tục hải quan, hành chính, các nước chủ nhà có
thể hướng dẫn luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đúng chỗ, đúng lúc,
đủ khố lượng cần thiết theo kế hoạch định hướng sự phát trển kinh tế - xã hội
của quốc gia đó.
Không chỉ giúp bổ sung nguồn vốn ổn định phát triển kinh tế trong
nước, tạo nguồn thu ngân sách cho Chính phủ, FDI còn đẩy nhanh việc tiếp

thu thành tựu công nghệ, bí quyết quản lý hiện đại tầm quốc tế và góp phần
tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng lao động trong nước. Khu vực FDI
phát triển tốt, tạo hiệu ứng tràn, tăng tính cạnh tranh với các khu vực sản xuất,
kinh doanh trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FDI giúp thúc đẩy kinh tế trong nước tham gia vào phân công lao động quốc
tế, thâm nhập cao hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1.1.5. Xu hướng FDI hiện nay
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chínhthế giới bùng nổ
năm 2008, dòng vốn FDI toàn cầu trong những năm gần đâygặp nhiều biến
động, xu thế vốn đi theo chiều hướng suy giảm trong giai đoạn 2007-2013.
Sau hai lần FDI giảm xuống đáy vào năm 2009 và 2012, lượng vốn này có
tăng nhẹ vào năm 2013, trở về mức tương đương với lượng FDI toàn cầu
trung bình của giai đoạn trước khủng hoảng 2005-2007. Đây là tín hiệu khả
quan, báo hiệu sự phục hồi dòng vốn FDI toàn cầu. Theo UNCTAD, FDI toàn
cầu năm 2014 sẽ tăng lên 1600 tỷ USD so với 1461 tỷ USD năm 2013. Như
vậy, dòng vốn FDI toàn cầu đang có xu hướng phục hồi và tăng trưởng. (xem
hình 1.1)


9

Hình 1.1. Dòng vốn FDI vào toàn cầu, trung bình 2005-2007, 2007-2013
Đơn vị: tỷ USD

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa vào số liệu của UNCTAD)
Bên cạnh đó, từ giữa năm 2011, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các
nước đang phát triển đã vượt lượng vốn FDI thu hút được của các nước phát
triển. (xem hình 1.2)
Hình 1.2.Dòng vốn FDI vào các nhóm nƣớc, giai đoạn 2009 - 2012


(Nguồn: UNCTAD)
Có thể thấy, dòng vốn FDI đầu tư vào các nhóm nền kinh tế trọng điểm
là nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chuyển đổi đều tăng. Cụ thể, các
nước phát triển có nguồn FDI chảy vào giữ nguyên ở mức thấp lịch sử trong
tổng vốn FDI toàn cầu (39%) trong 2 năm liên tiếp. Dòng vốn FDI vào các
nền kinh tế chuyển đổi tăng lên mức 126 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2012,
1494
2002
1819
1221
1412
1691
1317
1461
0
500
1000
1500
2000
2500
2005-2007
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
6.1
5.3

5.8
6.5
9
43.3
45.2
44.5
52
52
50.6
49.5
49.7
41.5
39
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2009
2010
2011
2012
2013
Các nền kinh tế chuyển đổi

Các nền kinh tế đang phát triển
Các nền kinh tế phát triển

10

chiếm 9% vốn FDI toàn cầu. Trong khi đó, dòng vốn này vào nhóm nước
đang phát triển vươn tới ngưỡng cao mới là 789 tỷ USD, chiếm 52% FDI toàn
cầu năm 2013. (xem hình 1.2)
Bảng 1.1. Dòng vốn FDI vào các khu vực chính trên thế giới trong giai
đoạn 2010-2013
Nhóm
nƣớc
Khu vực
2010
2011
2012
2013
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
(1)
(2)
Phát
trển
Châu Âu
435
31,6

521
32,3
236
18,9
296
21,1
Bắc Mỹ
230
16,7
267
16,6
211
16,9
223
15,9
Đang
phát
triển
Châu Phi
44
3,2
46
2,9
53
4,2
56
4,0
Châu Mỹ La tinh và
Ca-ri-bê
190

13,8
242
15,0
250
20,1
294
21,0
Nhóm nước đang
phát triển ở Châu Á
401
29,2
439
27,2
409
32,8
406
29,0
Nhóm nền kinh tế chuyển
đổi
75
5,5
96
6,0
87
7,1
126
9,0
Chú thích:
(1): Lượng vốn FDI vào khu vực (tỷ USD)
(2): Tỷ lệ vốn FDI của khu vực so với toàn cầu (%)

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa vào các Báo cáo Global Investment
Trends MonitorNo. 13, No.14, No.15 của UNCTAD )
Ở mức độ khu vực, dòng vốn vào Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và vùng
biển Ca-ri-bê tăng, ngoài ra, tuy nhóm các nước đang phát triển ở Châu Á có
mức tăng tương đương năm 2012 nhưng vẫn là khu vực thu hút FDI cao nhất
thế giới. Nhóm các nước đang phát triển chiếm hơn một nửa lượng vốn FDI
toàn cầu trong hai năm 2012, 2013. Năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu vực này đạt 759 tỷ USD. Dù lượng tăng FDI năm 2013 đều do
nhóm các nước đang phát triển ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Vùng biển Ca-ri-bê,
nhóm các nước đang phát triển ở Châu Á vẫn duy trì lượng vốn FDI vào lớn
nhất thế giới.

11

Trong số các nước phát triển ở Châu Á, dòng vốn FDI chảy vào từng
khu vực như sau:
Bảng 1.2. Dòng vốn FDI vào các nƣớc đang phát triển ở Châu Á
theo khu vực, giai đoạn 2011-2013
Khu vực
Dòng vốn FDI (tỷ USD)
Tỷ lệ tăng trƣởng (%)
2011
2012
2013
2011-2012
2012-2013
Tây Á
49
48
38

-2.0
-19,6
Đông Á
236
216
219
-8.5
1,1
Nam Á
44
32
33
-27.3
3,2
Đông Nam Á
110
113
116
2.7
2,4
Tổng
439
409
406
-6.8
-0,8
(Nguồn: Tác giả xây dựng theo số liệu của UNCTAD)
Có thể thấy Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là khu vực thu hút vốn
ĐTNN cao thứ 2 ở Châu Á. Dù tỷ lệ tăng trưởng năm 2013 chỉ xếp thứ 2 sau
Nam Á nhưng lại gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng của khu vực Đông Á, chứng tỏ

tiềm năng thu hút FDI của khu vực Đông Nam Á ở Châu Á rất khả quan.
Bên cạnh đó, trong số các tổ chức tầm khu vực lớn và vừa, APEC
1

BRICS hầu như đã gấp đôi thị phần của mình trong tổng vốn FDI toàn cầu so
với giai đoạntrước 2007 hay còn gọi là trước khủng hoảng kinh tế thế giới. Cụ
thể, APEC chiếm hơn 50% FDI toàn cầu, BRICS
2
chiếm 1/5. Bên cạnh đó,
ASEAN
3
và MERCOSUR
4
có FDI tăng gấp đôi giai đoạn trước khủng hoảng.
Cụ thể, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 21 nền kinh tế thành
viên của APEC đạt mức 757 tỷ USD vào năm 2013, tăng hơn 8% so với năm
2012. Thị phần của khu vực này trong tổng vốn FDI toàn cầu là 52%, cao hơn
15 bậc so với giai đoạn trước khủng hoảng. Các nước BRICS tiếp tục có
thành tựu thu hút FDI lớn. Thị phần hiện nay của nhóm nước này là 22% vốn
FDI toàn cầu, gấp đôi giai đoạn trước khủng hoảng. (xem bảng 1.3)

1
APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương).
2
BRICS: Brazil, Russia, India, China and South Africa ( Nhóm nước gồm có Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung
Quốc và Nam Phi).
3
ASEAN: Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
4
MERCOSUR: Common Market of the South (Khối thị trường chung Nam Mỹ).


12

Bảng 1.3. Dòng FDI vào các nhóm tầm khu vực và liên khu vực,
trung bình 2005-2007 và giai đoạn 2008-2013
Khu vực/
Nhóm liên
khu vực
2005-
2007
Dòng FDI vào các nhóm (Tỷ USD)
2008-
2013
(1)
(2)
2008
2009
2010
2011
2012
2013
(1)
(2)
G20
5

879
26,2
992
629

740
887
712
789
792
22,9
APEC
559
16,6
809
486
656
781
699
757
698
20,2
TTIP
6

834
24,8
852
502
573
700
375
444
574
16,6

TPP
7

362
10,8
523
276
379
466
404
413
410
11,8
RCEP
8

195
5,8
293
227
284
335
329
326
299
8,6
BRICS
158
4,7
284

201
237
286
267
322
266
7,7
NAFTA
9

279
8,3
396
183
249
290
226
260
267
7,7
ASEAN
64
1,9
51
48
98
110
113
116
89

2,6
MERCOSUR
31
0,9
59
30
61
85
85
83
67
1,9
Chú thích:
(1): Trung bình chung (tỷ USD);
(2): Tỷ lệ FDI vào các nhóm (%);
(Nguồn: UNCTAD)
Thêm vào đó, 3 sáng kiến hợp nhất siêu khu vực là TTIP, TPP và RCEP
đã thể hiện các xu hướng FDI đa dạng. Trong khi FDI của các nước đàm phán
TTIP từ 56% xuống 28% trong giai đoạn 2005-2007 thì thị phần trong tổng
vốn FDI toàn cầu của 12 quốc gia tham gia trong TPP là 28% năm 2013, nhỏ
hơn thị phần của họ trong GDP toàn thế giới (40%). RCEP (đàm phán giữa
ASEAN và 6 đối tác Hiệp định thương mại tự do FTA) chiếm hơn 20% của
vốn FDI toàn cầu những năm qua, gần gấp đôi quy mô tiền khủng hoảng.
Cũng theo UNCTAD dự báo, dòng vốn FDI sẽ tăng nhanh trong 2014,
2015, kỳ vọng từ 1.6 tỷ USD lên 1.8 tỷ USD, do nền kinh tế toàn cầu có được
động lực thôi thúc các nhà đầu tư dùng tài sản tiền mặt để đầu tư mới. Tuy
nhiên, các mức độ tăng trưởng không đều, nhiều nền kinh tế không ổn định,
khó dự đoán có thể kìm hãm sự khôi phục của FDI.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển của Châu Á có nền kinh tế - xã
hội ổn định, hơn nữa còn thành viên APEC, ASEAN, là nước tích cực tham


5
G20: Group of Twenty Finance Ministers and Central Bank Govermors (Nhóm các nền kinh tế lớn).
6
TTIP: Transatlantic Trade and Investment Partnership (Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại
Tây Dương).
7
TTP: Trans-Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương).
8
RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực).
9
NAFTA: North America Free Trade Agreement (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ).

13

gia đàm phán TPP, RCEP. Với tâm thế ấy, Việt Nam cần tận dụng lợi thế trên
và có chính sách phù hợp để phát huy nguồn FDI nhằm phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội theo chiến lược của Nhà nước, xây dựng một môi trường
đầu tư hấp dẫn, thu hút và giữ chân các nhà đầu tư trong bối cảnh quốc tế gặp
phải sự cạnh tranh của các nước khác trong thu hút FDI.
1.2. Lý luận chung về về chăm sóc sau đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.2.1. Khái niệm chăm sóc sau đầu tư (CSSĐT)
Young và Hood (1994) đã nêu khái niệm về CSSĐT là hoạt động “bao
gồm tất cả những dịch vụ tiềm năng được cung cấp cho công ty bởi Chính
phủ và các cơ quan Chính phủ, các dịch vụ này được thiết lập để tăng cường
cả việc khởi sự thành công doanh nghiệp mới và việc tiếp tục phát triển chi
nhánh nước ngoài ở quốc gia hay vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư với tầm nhìn
tối đa hóa sự đóng góp cho việc phát triển nền kinh tế địa phương”.
Nói cách khác, CSSĐT là dịch vụ hỗ trợ sau thành lập cho doanh
nghiệp nhằm duy trì các dự án mới và mở rộng những doanh nghiệp hiện tại

nhằm tăng mức độ hài lòng của nhà đầu tư, thúc đẩy sự thành công của doanh
nghiệp. Hoạt động CSSĐT do Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước cấp
trung ương và địa phương, cơ quan xúc tiến đầu tư thực hiện sau khi nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư, chủ yếu tại nước tiếp nhận đầu tư.
CSSĐT có vai trò cốt lõi là tạo điều kiện thuận lợi hoặc theo dõi sát sao
dự án sau thành lập và cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ giải
ngân vốn FDI, thúc đẩy tái đầu tư, tăng cường tác động tích cực của hoạt
động đầu tư. Để hoàn thành mục tiêu này, các cơ quan thực hiện CSSĐT bằng
cách giải quyết khiếu nại, vận động chính sách, chương trình hoặc sáng kiến
của Chính phủ, đáp ứng các yêu cầu và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về CSSĐT. Nhìn
chung, hoạt động này được hiểu là cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho chi nhánh địa
phương của một công ty quốc tế lớn nhằm duy trì nguồn vốn sản xuất hàng
hóa ổn định. Các IPA giúp đỡ chi nhánh công ty nước ngoài trong việc giới

14

thiệu những tiềm năng về cơ sở hạ tầng, tài nguyên, nguồn nhân lực có trình
độ,… của địa phương, cũng như tư vấn các giải pháp cho doanh nghiệp FDI
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một ví dụ cụ thể của CSSĐT
là khi một công ty có thể phải tuyên bố phá sản yêu cầu sự trợ giúp của cơ
quan CSSĐT. Cơ quan này sẽ tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng qua mạng lưới
kết nối doanh nghiệp của mình, từ đó các nhà đầu tư khác sẽ tìm hiểu về
doanh nghiệp trên và có thể đầu tư tài chính vào cứu doanh nghiệp khỏi bờ
vực phá sản. Hơn nữa, các IPA thiết lập một chương trình kết nối các nhà đầu
tư nếu địa phương chưa có một mạng lưới cung cấp nguyên liệu, hệ thống
phân phối,… Việc hỗ trợ và khuyến khích các TNCs mở rộng dự án cũng là
một nội dung quan trọng của CSSĐT. Ngoài ra, các vấn đề nhập cư, điều kiện
sống của nhân viên nước ngoài hay nhà đầu tư cũng được quan tâm hỗ trợ.
1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động CSSĐT

Thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố
trọng tâm để phát triển bền vững và hiện đại hóa nền kinh tế của nhiều quốc
gia, nhất là với các nước đang phát triển. Tỷ lệ thực hiện các dự án FDI thể
hiện sự hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chính phủ cần có những chính sách và biện pháp nỗ lực xây dựng hình
ảnh xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư.
Hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động thành công nhằm mục đích khuyến
khích các nhà đầu tư nước ngoài này tiếp tục duy trì đầu tư, mở rộng đầu tư
và tái đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Bởi vì, tái đầu tư hay mở rộng phạm vi
đầu tư cũng có tầm quan trọng như hoạt động đầu tư mới.
Vì vậy, CSSĐT đóng vai trò ngày càng quan trọng, không thể thiếu
trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư.
Trên thực tế, dịch vụ CSSĐT thường xuyên bị lãng quên trong công tác
xúc tiến đầu tư của các quốc gia. Theo số liệu của UNCTAD, trên thế giới có
tới hơn 850 nghìn chi nhánh nước ngoài của các TNCs. Các TNCs thường
xuyên theo dõi và đánh giá tiềm năng của các chi nhánh nước ngoài trong

15

việc quyết định sẽ kết thúc hay duy trì, mở rộng hoạt động của mỗi chi nhánh
nước ngoài. Do đó, các Cơ quan Xúc tiến đầu tư (IPA) có thể tác động mạnh
vào quyết định trên của các TNCs nếu có chiến lược tiếp cận tích cực và chủ
động trong dài hạn.
Một cuộc điều tra tại 69 cơ quan IPAs trong năm 2008 của UNCTAD
đã chỉ ra, trung bình mỗi IPA chỉ sử dụng 10% ngân sách hoạt động mỗi năm
cho hoạt động CSSĐT. Mặc dù vậy, có tới 84% cơ quan IPA khẳng định rằng
CSSĐT có tiềm năng lớn hơn các công tác khác nhằm tăng cường tái đầu tư
hoặc mở rộng các dự án đầu tư FDI đang hoạt động. Các IPAs này cũng báo
cáo rằng 32% dòng FDI vào là từ nguồn tái đầu tư của các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài.

Như vậy, yêu cầu xây dựng và thực hiện chương trìnhCSSĐTcủa quốc
gia quan trọng như bất kỳ hoạt động tiếp thị nào khác trong khuôn khổ xúc
tiến đầu tư. Có thể thấy, hoạt động CSSĐT trên thế giới nhìn chung chưa có
sự đầu tư đúng mức, chưa phát huy được hết tiềm năng của công tác này trong
khuôn khổ xúc tiến đầu tư vào mỗi quốc gia. Chắc chắn, một chương trình
CSSĐT chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ đem lại kỳ vọng lớn trong nỗ lực cải
thiện chất lượng thực hiện các dự án FDI, đáp ứng nhu cầu đầu tư và mở rộng
ĐTNN của các nhà đầu tư.
1.2.3. Nội dung và chất lượng hoạt động CSSĐT
Nhìn chung, nội dung CSSĐT bao gồm các dịch vụ thúc đẩy và hỗ trợ
sự phát triển của các dự án FDI hiện tại, cũng như tăng cường sự kết nối giữa
các nhà đầu tư này. Cụ thể, CSSĐT gồm những hoạt động sau:
Thứ nhất, tiếp xúc định kỳ với nhà đầu tư: tiếp nhận khó khăn của họ,
thông báo về những thay đổi trong pháp luật, thông tin mới về kinh tế, đầu tư
và những vấn đề khác có liên quan,…
Thứ hai, cơ quan phụ trách CSSĐT cần giải quyết các vấn đề phát sinh
như: Thường xuyên khắc phục khó khăn nảy sinh sau khi nhà đầu tư nhận

×