Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ giáo
viên hướng dẫn là Th.s Nguyễn Bích Phương. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên
cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong
phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong
phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như
kết quả khóa luận của mình.
Sinh viên
Lê Thị Khánh Hòa


LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của khoa Quy hoạch phát triển, Học viện Chính sách và
Phát triển, cùng với sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Bích Phương
tơi đã thực hiện đề tài: “Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng
nghiệp tỉnh Bắc Giang”
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi trân trọng gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám đốc, các giảng viên của Học viện Chính sách và Phát triển đã
tạo điều kiện cho chúng tôi được học tập trong một môi trường tốt.
- Ths. Nguyễn Bích Phương_Giảng viên khoa Quy hoạch phát triển, được sự
hướng dẫn nhiệt tình của cơ đã giúp tôi định hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu và
hỗ trợ rất nhiều để giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do mới làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp cận thực tế cũng như hạn chế
về kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân


chưa thấy được. Tơi rất mong được sự góp ý của q Thấy cơ để khóa luận của tơi
được hồn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Khánh Hòa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ...........................................................................1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ..............................................................2
4. Phạm vi và giới hạn ..........................................................................................3
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .....................................................3
6. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP ........................................................................................................6
1.1. Quan niệm tổ chức lãnh thổ nông nghiệp .........................................................6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ................................8
1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ..................................................11
1.4. Thực tế các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ..................................16
CHƢƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TCLTNN THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NƠNG NGHIỆP
TỈNH BẮC GIANG.................................................................................................22
2.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Giang ......................................................................22
2.1.1.

Vị trí địa lý ............................................................................................22


2.1.2.

Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................22

2.1.3.

Đặc điểm dân cư- xã hội .......................................................................22

2.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế ....................................................................24
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến TCLTNN tỉnh Bắc Giang.............................28
2.2.1.
2.2.2.

Vị trí địa lý ...............................................................................................28
Đặc điểm tự nhiên và tài ngun thiên nhiên .......................................28

2.2.2.1. Địa hình .................................................................................................28
2.2.2.2. Khí hậu ..................................................................................................30
2.2.2.3. Tài nguyên nước ....................................................................................31
2.2.2.4. Tài nguyên đất .......................................................................................32
2.2.2.5.Tài nguyên rừng .....................................................................................35


2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội ......................................................................37
2.2.3.1.Dân cư, lao động ....................................................................................37
2.2.3.2.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật .....................................................40
2.2.3.3.Khoa học, công nghệ ..............................................................................43
2.2.3.4. Vốn đầu tư .............................................................................................45
2.2.3.5. Đường lối, chính sách ...........................................................................46

2.2.4.

Đánh giá chung theo mơ hình SWOT ..................................................48

2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp tỉnh Bắc Giang ...............50
2.3.1. Hộ gia đình ..............................................................................................50
2.3.2. Trang trại .................................................................................................54
2.3.4. Doanh nghiệp nông nghiệp ......................................................................63
2.3.5.Tiểu vùng nông nghiệp ..............................................................................65
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ...................................................................71
3.1. Mục tiêu phát triển...........................................................................................71
3.2. Định hƣớng phát triển ..................................................................................72
3.2.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 ................72
3.2.2 Định hướng phát triển nông nghiệp ..........................................................73
3.1.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp...............................................77
3.3 Các giải pháp phát triển TCLTNN ..............................................................79
3.3.1 Quy hoạch và quản lí đất đai ....................................................................79
3.3.3 Phát triển những dịch vụ phục vụ nông nghiệp ........................................80
3.3.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ........................................................80
3.3.5 Giải pháp thị trường ..................................................................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TCLTNN: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
CN-XD: Công nghiêp- xây dựng
CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

KT-XH: Kinh tế- xã hội
KHCN: Khoa học công nghệ
TCLT: Tổ chức lãnh thổ
DN: Doanh nghiệp
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
HTX: Hợp tác xã
HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
HTXLN: Hợp tác xã lâm nghiệp
HTXTS: Hợp tác xã thủy sản
HGĐ: Hộ gia đình
DNNN: Doanh nghiệp nơng nghiệp
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
NLTS: Nông, lâm, thủy sản
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
TDMNPB: Trung du miền núi phía bắc
BTB&DHMT: Bắc trung bộ và duyên hải miền trung
ĐNB: Đông Nam Bộ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số lượng hộ nông lâm thủy sản giai đoạn 2006-2011 .................................17
Bảng 2 : Thống kê tiêu chí định lượng để xác định trang trại ..................................19
Bảng 3: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh BG giai đoạn 2006-2013 .............33
Bảng 4 : Sử dụng đất của các đơn vị nơng, lâm, thủy sản phân theo các hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp năm 2012. ......................................................................34
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn ở khu vực nông thôn của tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................................39
Bảng 6 : Số lao động trong các đơn vị nông, lâm, thủy sản phân theo các hình thức
tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp năm 2011. ..................................................................39

Bảng 7: Một số máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp phân
theo hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ............................................................43
Bảng 8 : Số hộ nơng nghiệp chia theo loại hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2006-2011 .......................................................................................52
Bảng 9: Diện tích đất sử dụng cho kinh tế hộ gia đình .............................................53
Bảng 10 :Tình hình hoạt động kinh tế hộ gia đình tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 –
2009 ...........................................................................................................................53
Bảng 11: Số lượng trang trại phân theo các huyện của tỉnh Bắc Giang ...................56
giai đoạn 2006 - 2012 ................................................................................................56
Bảng 12: Số lao động làm việc trong HTX của tỉnh giai đoạn 2006-2011 ...............62
Bảng 13: Diện tích đất của HTX tỉnh Bắc Giang năm 2011 ....................................62
Bảng 14: Diện tích đất sử dụng cho doanh nghiệp phân theo ngành của tỉnh năm
2011 ...........................................................................................................................65
Bảng 15: So sánh tỉ trọng sản xuất nông nghiệp giữa hai tiểu vùng nông nghiệp năm
2009 ...........................................................................................................................69


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1: Cơ cấu hộ NLTS nông thôn cả nước giai đoạn 2006-2011 .....................17
Biểu đồ 2: Cơ cấu hộ NLTS nông thôn phân theo vùng giai đoạn 2006-2011 .........18
Biểu đồ 3: Số trang trại cả nước giai đoạn 2000-2011 .............................................20
Biểu đồ 4: Diễn biến GTSX ngành nông nghiệp ......................................................25
giai đoạn 2006-2013 (Giá SS 2010) .........................................................................25
Biểu đồ 5: Gía trị sản xuất nơng nghiệp tính theo giá hiện hành phân theo địa
phương năm 2012 ......................................................................................................26
Biểu đồ 6: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2012 ..............26
Biểu đồ 7: Phân vùng của tỉnh Bắc Giang ................................................................29
Biểu đồ 8: Diện tích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. ................................32
Biểu đồ 9: Cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ...........................35
Biểu đồ 10: Diện tích 3 loại rừng Bắc Giang năm 2013 ...........................................36

Biểu đồ 11: Diễn biến đất lâm nghiệp Bắc Giang giai đoạn 2006-2013 ..................36
Biểu đồ 12: Chuyển dịch lao động Bắc Giang giai đoạn 2006-1013.......................38
Biểu đồ 13: Vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2006-2011 ..........................................................................................45
Biểu đồ 14: Số hộ gia đình chia theo ngành của tỉnh Bắc Giang 2006-2011 ..........51
Biểu đồ 15 : Cơ cấu số hộ nông nghiệp chia theo địa phương của tỉnh năm 2011 ...51
Biểu đồ 16: Số lượng trang trại tỉnh Băc Giang giai đoạn 2006 – 2009 ...................55
Biểu đồ 17: Số lượng trang trại phân theo địa phương năm 2012 ............................55
Biểu đồ 19: Số đơn vị trang trại phân theo loại hình sản xuất và ngành giai đoạn
2006-2011 của tỉnh Bắc Giang ..................................................................................57
Biểu đồ 18 : Số lượng lao động làm việc trong trang trại phân theo địa phương của
tỉnh Bắc Giang năm 2010 ..........................................................................................58
Biểu đồ 20: Trình độ chun mơn của chủ trang trại tỉnh Bắc Giang ......................58
năm 2009 ...................................................................................................................58
Biểu đồ 21: Số lượng HTX phân theo hình thức sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2006-2011..................................................................................................................60
Biểu đồ 22: Số lượng HTX phân theo địa phương của tỉnh năm 2011.....................61
Biểu đồ 23: Số doanh nghiệp phân theo ngành của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20062011 ...........................................................................................................................63


Biểu đồ 24: Cơ cấu lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo ngành của tỉnh
năm 2011 ...................................................................................................................64
Biểu đồ 25: Cơ cấu diện tích và sản lượng cây vải thiều của tiểu vùng phía Đơng và
tồn vùng. ..................................................................................................................66
Biểu đồ 26: Tỉ trọng cây lương thực có hạt của tiểu vùng phía Tây so với cả nước
năm 2009 ...................................................................................................................68


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Để tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội của bất kì một quốc gia nào thì việc
tổ chức lãnh thổ nền kinh tế - xã hội nói chung là một trong những biện pháp quan
trọng hàng đầu. Việt Nam là một quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển lâu đời,
hoạt động nơng sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế- xã hội nước ta. Vì vậy, chìa khóa để chuyển từ nền nông nghiệp
truyền thống, lạc hậu sang nền nơng nghiệp hàng hóa hiện đại chính là tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu TCLTNN của một tỉnh có ý nghĩa thực tiễn to
lớn khơng chỉ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đó mà cịn có ý nghĩa trên
phạm vi cả nước.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, thuộc bộ
phận Đơng Bắc. Đây là một tỉnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển nơng
nghiệp, để tạo đà cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh
vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của mình, vì vậy đây vẫn được xem là tỉnh nghèo
của nước ta. Để khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển nông nghiệp của tỉnh
thì rất cần có những nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp tỉnh Bắc Giang vì tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp là phương pháp tốt nhất để khai thác được triệt để, toàn
diện các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng thời đẩy mạnh việc chun mơn
hóa sản phẩm và tăng nhanh năng suất lao động xã hội.
Trong khi đó việc TCLTNN tỉnh Bắc Giang hiện vẫn cịn nhiều vấn đề bất
cập, vì thế việc nghiên cứu TCLTNN nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh thông qua một số giải pháp cụ thể. Chính từ tính cấp thiết và thực tiễn của vấn
đề trên mà em đã chọn “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệi tỉnh Bắc Giang” làm đề tài
cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới:
Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã và đang thu hút được khá nhiều
sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà địa lý học và nơng nghiệp học trên tồn thế
giới. Các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến từng khía cạnh của nội dung đề tài
tương đối phong phú. Lý thuyết “vành đai giữa trung tâm và ngoại vi” của nhà
khoa học V.Thunen đã đề cập về phát triển chun mơn hóa nơng nghiệp. Cuốn“Tổ

chức các xí nghiệp nơng nghiệp xã hội chủ nghĩa” của tác giả S. G. Culotsnhop
xuất bản năm 1976 đã trình bày những vấn đề về tổ chức sản xuất trong các nông
trang tập thể và nông trường quốc doanh. Cuốn “Kinh tế xí nghiệp nơng nghiệp xã

1


hội chủ nghĩa” của tác giả Gerhard Jannermann, Karl, Diether Gussek do Hồ Sĩ
Phấn dịch đề cập tới thực trạng phát triển của hình thức tổ chức xí nghiệp nơng
nghiệp trong xã hội chủ nghĩa.
2.2. Trong nước:
Trong khoa học Địa lí ở Việt Nam, về phương diện lý luận có rất ít tài liệu
nghiên cứu sâu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Liên quan đến vấn đề này chỉ có
một vài nghiên cứu của tác giả Minh Chi đã công bố vào những năm 60. Cũng trong
thời gian này, ở khoa Địa lý trường đại học Sư Phạm Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Văn
Quang đã đưa vào giảng dạy giáo trình “ Phân vùng nơng nghiệp” trong đó đề cập
tới các nguyên tắc, phương pháp và nội dung cụ thể tập trung vào hướng dẫn lập
quy hoạch nông nghiệp. Ngồi ra, các cơng trình nghiên cứu về tổ chức về tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp không thực sự nhiều nhưng có thể kể tên các cơng trình
nghiên cứu như:“Một số biện pháp kinh tế quản lý chủ yếu để tăng cường củng cố
HTX vùng đồng bằng miền Bắc XHCN”(Nguyễn Lâm Tốn, Tơ Dũng Tiến,
1976) trên cơ sở xác định thực trạng của các HTX ở miền Bắc, các tác giả đã đề
xuất một số giải pháp khả thi để phát triển HTX trong thời gian này. “Khảo sát mơ
hình kinh tế hộ nông dân ngoại thành Hà Nội”(Đề tài cấp thành phố, 1988. Chủ trì:
Trần Đình Đằng. Tham gia chính: Tơ Dũng Tiến, Phạm Vân Đình), đề cập đến thực
trạng phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân ngoại thành Hà Nội. “ Kinh tế
trang trại ở nông thôn Nam Bộ”, đề tài đang tiến hành tại trường Ðại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm Nguyễn Thị Song An, trên cơ sở tìm hiểu về thực
trạng phát triển mơ hình trang trại của người dân Nam Bộ, tác giả đã đưa ra những
định hướng, giải pháp thiết thực cho mơ hình này.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề tổ chức lãnh thổ
nơng nghiệp tỉnh Bắc Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu
Vận dụng các vấn đề lí luận và thực tiễn về TCLTNN, đề tài này tập trung vào
phân tích những nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng TCLTNN của tỉnh Bắc Giang. Trên
cơ sở đó, kiến nghị một số định hướng và các giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế trong TCLTNN của tỉnh, góp phần khai thác tốt những tiềm năng, mang lại hiệu
quả về kinh tế – xã hội của tỉnh.
3.2.

Nhiệm vụ

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTNN áp dụng vào tỉnh
Bắc Giang.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN của tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng TCLTNN của tỉnh.

2


- Đưa ra định hướng và các giải pháp phù hợp cho TCLTNN của tỉnh.
4. Phạm vi và giới hạn
- Về phương diện lãnh thổ: đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn các huyện của
tỉnh Bắc Giang.
- Về nội dung: đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng
TCLTNN của tỉnh.
- Về phương diện thời gian: tập trong nghiên cứu giai đoạn từ 2005 đến nay.
5. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1.

Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có một mối quan hệ
mật thiết với nhau tạo nên một thể tổng hợp thống nhất và hoàn chỉnh. TCLTNN là
một bộ phận quan trọng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, nó gắn bó chặt chẽ với
hoạt động sản xuất của con người, môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã
hội. Mặt khác, nội dung nghiên cứu của TCLTNN rất đa dạng và phức tạp, liên
quan đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh có quy mơ và bản chất khác nhau, nhưng lại
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, TCLTNN của tỉnh Bắc Giang được nghiên
cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hồn
cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đồng thời
phải thấy rằng, sự phát triển TCLTNN tỉnh Bắc Giang không nằm ngồi quy luật về
tính hệ thống và cân bằng động. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bắc Giang phát
triển phải tạo được một hệ thống, đồng bộ, toàn diện, mang lại hiệu quả cao nhất về
các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Chính vì
vậy, đối tượng nghiên cứu phải được gắn với khơng gian xung quanh nó đang tồn
tại. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Băc Giang phải được đặt trong tổ chức lãnh
thổ kinh tế - xã hội của vùng TDMNPB nói riêng và trong phạm vi của cả nước.
Nghiên cứu TCLTNN của tỉnh Bắc giang cần tìm ra những nét độc đáo, đặc trưng
riêng biệt nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng.
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng vân động và biến đổi theo thời gian
và không gian. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bắc Giang khơng nằm ngồi quy
luật đó. Vì vậy, cần xem xét sự phát triển TCLTNN tỉnh Bắc Giang trong từng giai
đoạn cụ thể và đặt trong mối quan hệ với những thay đổi về thể chế, chính sách phát


3


triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì nhất định. Để từ đó có thể đánh giá được
những khả năng, triển vọng của TCLTNN tỉnh Bắc Giang hiện tại và đề ra những
giải pháp và phương hướng phát triển trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng có tác
động trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế. Mặt khác, hoạt động phát
triển kinh tế đã tác động và làm thay đổi môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên. Hoạt động nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố tự nhiên, đồng
thời trong quá trình sản xuất cũng tác động mạnh đến mơi trường tự nhiên. Vì vậy,
cần có giải pháp hiệu quả để khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sinh thái.
TCLTNN tỉnh Bắc Giang phải thỏa mãn các yêu cầu về khả năng tài nguyên
và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vì vậy, khi tiến hành TCLTNN phải xem xét đến các nguyên tắc phân
bố sản xuất, đặc điểm và điều kiện phân bố của từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt
khác, TCLTNN nhất thiết phải tính đến nhu cầu thị trường, đó là sự thỏa mãn yếu tố
khả năng và đáp ứng nhu cầu nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường của
tổng thể. Thước đo của TCLT kinh tế là lợi ích hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đối
với TCLTNN cũng vậy.
5.2.

Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
Trên cơ sở phân tích, xử lí các số liệu cần thiết có liên quan đến nội dung
nghiên cứu thu được từ các nguồn khác nhau. Việc phân tích, đánh giá, tổng hợp
các thơng tin thu được từ các nguồn khác nhau. Việc phân tích, đánh giá, tổng hợp

các thông tin thu được nhằm đưa ra các kết quả chính thức theo mục tiêu và nhiệm
vụ nghiên cứu đề tài.
Đề tài đã vận dụng phương pháp này khá nhiều trong phần nội dung chính:
phân tích nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển các hình thức TCLTNN tỉnh
Bắc Giang. Trên cơ sở thu thập được những số liệu đáng tin cậy, xử lý các số liệu
cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ đó, đưa ra các đánh giá, phân
tích chính xác, sát với thực tế hơn.
5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trong quá trình thu thập và xử lí tài liệu thì rất cần thiết phải sử dụng
phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Nhờ có phương pháp này mà ta có thể
tìm thấy bản chất các sự sự vật, hiện tượng được phản ánh. Đây là phương pháp có

4


tính khoa học cao, áp dụng thiết thực vào qúa trình nghiên cứu địa lí học, vì trong
địa lí học, các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của một địa phương cụ thể nếu
không áp dụng phương pháp này thì sẽ khơng tìm thấy sự khác biệt với các địa
phương khác, bởi thế sẽ khó xác định là địa phương đó phát triển hay lạc hậu.
5.2.3. Phương pháp thống kê
Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế
nơng nghiệp nói riêng của tỉnh là những thơng tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên
cứu đề tài. Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo
và so sánh lưu trữ tại các cơ quan hữu quan, thống kê qua các số liệu khảo sát ngoài
thực địa, thống kê qua đo đạc và tính tốn trên bản đồ, thống kê qua các bảng tra
với hệ thống dữ liệu đã định,… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không
thể thiếu được, số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm
bớt thời gian đi thực địa.
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lớ trờn thực địa, giúp cho

việc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lí một cách
khoa học và trực quan nhất. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy
nhất thể hiện sự phân bố không gian của các phương án quy hoạch và tổ chức lãnh
thổ kinh tế - xã hội. Trong đề tài này, bằng những kiến thức đã học về bản đồ và
ứng dụng công nghệ GIS, tác giả đã tiến hành biên tập bản đồ như bản đồ hành
chính tỉnh, bản đồ phân bố cây trồng vật ni của tỉnh Bắc Giang. Cùng với các bản
đồ, các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, quá trình thay đổi của các hiện
tượng địa lí kinh tế - xã hội theo thời gian hoặc theo không gian. Biểu đồ làm cụ thể
hóa các sự vật, hiện tượng, giúp cho việc thể hiện các kết quả nghiên cứu trở nên
trực quan và sinh động.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTNN tỉnh Bắc Giang
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN tỉnh Bắc Giang và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho TCLTNN tỉnh Bắc Giang đến năm
2015, tầm nhìn 2020

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP
1.1.

Quan niệm tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1.1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ
Nhiều nhà khoa học thuộc hàng loạt các lĩnh vực chuyên môn đã đưa ra khái
niệm tổ chức lãnh thổ với những quan niệm ít nhiều có sự khác nhau.
Theo quan điểm của trường phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ là sự sắp

xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau , có mối quan hệ qua
lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực
để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường
Theo quan điểm của các trường phái địa lý Phương Tây, tổ chức lãnh thổ
được coi là sự lựa chọn của nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm
tìm kiếm một tỷ lệ, quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành
hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối liên hệ giữa các quốc
gia để tạo ra các giá trị mới.
Ở Việt Nam, trong tập bài giảng môn Tổ chức lãnh thổ kinh tế trong chương
2 của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ cho rằng :“Tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp các đối
tượng địa lý trên lãnh thổ nhất định theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội do chủ
thể của phát triển vùng tổ chức. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội theo
các vùng lớn hoặc theo các vùng đặc biệt mà các lãnh thổ có đối tượng trọng điểm
đầu tư.Tổ chức theo khu vực đặc biệt bao gồm các hình thức chủ yếu : vùng kinh tế
trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế phát triển, khu công nghiệp, đặc khu kinh
tế, tam giác tăng trưởng kinh tế”.
Mặc dù, được định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, các tác giả đều cho thấy nội
dung chung nhất của TCLTNN như sau:
-

Về bản chất: sự sắp xếp, bố trí hợp các đối tượng trên lãnh thổ nhất định.
Về mục đích: nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về
kinh tế, xã hội, môi trường.

1.1.2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản xuất
xã hội theo lãnh thổ, với tư cách là việc tổ chức ngành sản xuất vật chất, ngành kinh
tế then chốt đang được quan tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nền
sản xuất xã hội. Vấn đề này đã được các nhà khoa học quan tâm chú ý, có nhiều
cơng trình nghiên cứu ra đời, trong đó phải kể đến sự cống hiến to lớn của các


6


chuyên gia địa lý Xô Viết như giáo sư tiến sỹ K.I.I Varov, V.G.Kriustkov,
A.N.Rakinikov…với các cơng trình về tổ chức lãnh thổ
Qua các cơng trình của K.I.I.Varov, V.G.Kriustkov và một số tác giả khác có
thể quan niệm về vấn đề này như sau:“Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là
hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nơng nghiệp và các lãnh
thổ dựa trên cơ sở các quy định kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa,
liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác
nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo
năng suất cao nhất”.
1.1.3. Đặc điểm tiêu biểu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với sự kết hợp giữa tự nhiên, kinh
tế, nguồn lao động là cơ sở để hình thành mối quan hệ qua lại theo khơng gian.
- Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong việc tổ
chức lãnh thổ nơng nghiệp bởi vì trong tổ chức nơng nghiệp ngành và lãnh thổ có
mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Cần phải đi từ ngành đến các kết hợp sản xuất lãnh thổ, vì nếu thiếu những
tri thức về đặc trưng của ngành thì khơng thể hiểu đúng đắn sự kết hợp không gian
của chúng ở bất cứ hình thức nào.
- Các đặc điểm khơng gian của sản xuất phần nhiều bắt nguồn từ tính chất
của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có.
- Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong TLTNN. Tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp không phải là bất biến. Trong điều kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền
với khoa học cơng nghệ và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.4. Vai trị của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- TCLTNN tạo ra tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực tự
nhiên và kinh tế- xã hội của các nước cũng như từng vùng, từng địa phương.

- TCLTNN tạo ra những điều kiện đẩy mạnh và chun mơn hóa sản xuất
nơng nghiệp. Khi chun mơn hóa phát triển đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ
dẫn đến q trình hợp tác hóa, liên hợp hóa trong phạm vi vùng, quốc gia, quốc tế.
- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nền sản
xuất xã hội nên nó thường thực hiện những nhiệm vụ: Sử dụng hợp lý và hiệu quả
các nguồn lực của lãnh thổ. Giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan nhất là vấn đề
việc làm cho người lao động. Giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển các
địa phương trong vùng và giữa các vùng trong phạm vi cả nước. Bảo vệ và tôn tạo
tài nguyên, môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững.

7


1.2.

Các nhân tố ảnh hƣởng tới tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp

1.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý cùng với hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng quan trọng tới
TCLTNN, trước hết thể hiện ở sử hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao
thông vận tải phục vụ cho việc quy hoạch TCLTNN. Vị trí địa lý là lợi thế so sánh
trong việc thu hút vốn đầu tư, hình thành thị trường tiêu thụ và từ đó tạo điều kiện
cho phát triển sự phát triển của các loại hình tổ chức lãnh thổ như trang trại, vùng
chuyên canh.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nơng nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác hẳn với các ngành sản xuất
khác ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên. Các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến ngành nơng nghiệp là đất đai, khí hậu và
nguồn nước. Đất đai, khí hậu, nguồn nước với tư cách là tài nguyên nông nghiệp sẽ
quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây con cụ thể trong từng lãnh thổ. Nó sẽ là

cơ sở cho việc hình thành trang trại và vùng chuyên canh hợp lý.
1.2.2.1.

Địa hình:

Địa hình là nhân tố ảnh hưởng nhất định đến TCLTNN. Mỗi một vùng, lãnh
thổ quốc gia điều có những đặc điểm địa hình khác nhau, tạo nên những nét văn hóa
riêng biệt. Từ những đặc điểm ấy nó sẽ ảnh hưởng đến việc quy hoạch, tổ chức các
hình thức hay loại hình TCLTNN riêng, tùy vào độ rộng hẹp, cao, thấp của địa hình
mà có thể bố trí các hình thức TCLTNN phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu địa hình bằng phẳng, diện tích đồng bằng rộng lớn sẽ là cơ sở thuận lợi để hình
thành các vùng chuyên canh, hay trang trại có quy mơ lớn. Cịn nếu diện tích đồi
núi chiếm tỉ lệ cao, sự chia cắt mạnh mẽ thì tùy thuộc vào các điều kiện khác để
hình thành trang trại quy mơ nhỏ, hộ gia đình, hợp tác xã và từ đó có thể hình thành
nên các tiểu vùng nông nghiệp.
1.2.2.2.

Đất đai

Như chúng ta đã biết, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông
nghiệp, là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp, là nguồn lực không thể
thay thế được. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với TCLTNN là nguồn lực cần được sử
dụng như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên một lãnh thổ cụ thể đất đai
kết hợp với đặc điểm khí hậu sẽ quy định sự có mặt của các loại cây trồng, vật ni.
Đó sẽ là cơ sở để hình thành các vùng chun canh, góp phần tạo ra những sản
phẩm chun mơn hóa sản phẩm đặc trưng của vùng, lãnh thổ đó. Như vậy, đất đai
là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hình thức tổ chức lãnh thổ

8



1.2.2.3.

Khí hậu:

Khí hậu cùng với yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió, bão, lũ
lụt…có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen
canh tăng vụ, từ đó ảnh hưởng tới việc hình thành các hình thức TCLTNN. Mỗi loại
cây trồng, vật ni thích ứng với các điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau. Nếu biết
cách trồng hợp lí thì sẽ tạo ra sự phát triển, ít rủi do, ngược lại có những thiệt hại
đáng kể và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động bình thường hay khó
khăn của các loại hình TCLTNN
1.2.2.4.

Nguồn nước:

Trong q trình sản xuất nơng nghiệp, nguồn nước có vai trò quan trọng hàng
đầu (đặc biệt là nước ngọt), do vậy cha ơng ta thường có câu “nhất nước nhì phân”.
Nước là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu hay
thừa nước cũng đều ảnh hưởng đến sự hoạt động của các ngành nông nghiệp, từ đó
ảnh hưởng đến việc TCLTNN. Một lãnh thổ chỉ có thể tổ chức nơng nghiệp hiệu quả
khi nó hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là nguồn nước. Ngược lại nó sẽ
kìm hãm sự phát triển nơng nghiệp của một lãnh thổ đó khi nguồn nước gặp khó
khăn. Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại cây trồng cần nhiều hay ít nước để ta có
thể phân vùng, tạo thành các vùng chuyên canh, trang trại quy mô lớn nhỏ một cách
phù hợp để có thể tận dụng hết được lợi thế về nguồn nước đem lại.
1.2.2.5.

Sinh vật:


Đối tượng sản xuất của nông nghiệp nói chung, của TCLTNN nói riêng là các
cây trồng, vật ni. Với bất kể một hình thức tổ chức lãnh thổ nào, từ nhỏ đến lớn
như kinh tế hồ, trang trại, nơng, lâm trường…đều phải có hệ thống cây cối, con. Do
vậy, tập đồn cây trồng vật ni góp phần làm phong phú, đa dạng hóa các loại hình
TCLTNN của một vùng lãnh thổ nhất định.
Tuy nhiên trên một lãnh thổ cụ thể cùng với các điều kiện của nó sẽ góp
phần quy định vào việc trồng cây gì, ni con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao,
ngược lại nếu sự tác động đó là khơng phù hợp thì việc phát triển, quy hoạch sẽ gặp
nhiều khó khăn từ đó lãnh thổ sẽ gặp phải những trở ngại trong việc tổ chức ngành
nông nghiệp. Đây là yếu tố phải chú ý khi tiến hành tổ chức lãnh thổ.
1.2.3. Nhân tố kinh tế- xã hội
1.2.3.1. Dân cư và nguồn lao động:
Dưới khía cạnh của TCLTNN mà nói, dân cư và nguồn lao động là nhân tố
ảnh hưởng rất lớn. Dân cư nguồn lao động thường được nhìn nhận dưới góc độ là
sản xuất và tiêu dùng.

9


Về mặt sản xuất: đây là lực lượng sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp xét cả
về mặt chất lượng lẫn số lượng. Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì sẽ thận lợi
cho phân bố, phát triển các loại cây trồng cần nhiều công chăn súc. Cũn với những
loại cây trồng, vật ni cần ớt cụng chăm sóc thường phân bố ở những nơi thưa dân.
Nguồn lao động đơng, có chất lượng tức là có trình độ khoa học kĩ thuật sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các hình thức TCLTNN. Ngược lại nó
sẽ hạn chế sự phát triển đó.
Về mặt tiêu dùng: dân cư và nguồn lao động ngoài vai trị là người sản xuất
thì đồng thời cũng là người tiêu thụ các sản phẩm nơng nghiệp, vì thế thị trường tiêu
thụ gắn với số dân có thể coi là một nguồn lực quan trọng. Tập quán tiêu dùng của
dân cư có thể thay đổi, từ đó sẽ dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian của tổ

chức lãnh thổ nông nghiệp.
1.2.3.2.

Cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ nông nghiệp:

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật có vai trị nhất định đối với
việc TCLTNN. Nó là tiền đề thuận lợi hay cản trở sự phát triển nơng nghiệp nói
chung hay TCLTNN nói riêng.
Hệ thồng cơ sở hạ tầng (gồm giao thơng vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp
điện nước) và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động sản xuất nơng nghiệp (cơng
trình thủy lợi, trạm giống, các cơ sở bảo vệ thực vật…) có vai trị ngày càng quan
trọng trong TCLTNN. Sự tập trung cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật trên một
lãnh thổ và góp phần làm cho bộ mặt TCLTNN có nhiều đổi mới.
1.2.3.3.

Khoa học công nghệ:

Tiến bộ khoa học trong nơng nghiệp phải kể đến những khía cạnh như cơ
giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, cuộc cách mạng xanh, công nghệ
sinh học…tất cả những tiến bộ khoa học kĩ thuật đó sẽ làm nâng cao năng suất, sản
lượng cây trồng, vật ni, từ đó tác động trực tiếp đến TCLTNN.
Muốn TCLTNN tốt, mang lại hiệu quả cao thì rất cần thiết phải áp dụng sự
tiến bộ của hệ thống khoa học hiện đại, nếu không trong sự phát triển sẽ bị tụt hậu,
khả năng tiếp cận thị trường sẽ ngày càng yếu kém.
1.2.3.4.

Thị trường:

Thị trường ở đây phải xét đến cả thị trường trong nước và quốc tế. Thị
trường có tác động rất lớn đến q trình sản xuất, hướng chun mơn hóa và chi

phối trực tiếp đến TCLTNN. Sự phát triển của bất kì một quốc gia nào cũng đều
nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước với thị trường thế giới. Do vậy, thị trường là
nhân tố có tác động rất lớn đến TCLTNN

10


1.2.3.6. Vốn đầu tư
Trong khi tiến hành TCLTNN, nguồn vốn là yếu tố khơng thể thiếu được.
Nguồn vốn góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng của sản
phẩm nông nghiệp, làm cho khả năng tiết kiệm thị trường sẽ có thuận lợi hơn. Tuy
nhiên nếu thiếu vốn thì quá trình sản xuất sẽ gặp nhiều trở ngại, từ đó việc
TCLTNN sẽ gặp nhiều khó khăn.
1.2.3.5.Đường lối chính sách:
Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp, chính
sách là cơng cụ đắc lực để nhà nước can thiệp vào sản xuất, khuyến khích hoặc hạn
chế sản xuất nơng nghiệp.
1.3.

Các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp

Các hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp rất đa dạng, tùy theo tình hình
cụ thể của mỗi quốc gia. Trong q trình nơng nghiệp ngày càng trở thành ngành
sản xuất hàng hóa, đi sâu vào thâm canh, chun mơn hóa nơng nghiệp kết hợp với
cơng nghiệp, thì các hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp vốn có cũng có những
thay đổi sâu sắc. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp tiêu biểu như Hộ
gia đình, Hợp tác xã, Trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, khu nông nghiệp công
nghệ cao, vùng chuyên canh, vành đai nông nghiệp ngoại thành, vùng nông nghiệp
sinh thái.
1.3.1. Hộ gia đình

Khái niệm: Hộ là một đơn vị kinh tế- xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện
nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác khơng thể có được. Hộ là một tế bào
của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành
viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại.
Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình
- Về mục đích sản xuất: chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của gia
đình, ít có quan hệ với thị trường.
- Về quy mô đất đai: nhỏ bé, thể hiện tính chất tiểu nơng (bình qn diện tích
đất canh tác 2-3 ha/1 hộ). Ở Ấn Độ bình quân diện tích đất canh tác <2ha/hộ,
Philippin < 3ha/hộ, Việt Nam từ 0,5ha/hộ (miền Bắc), 0,6-1 ha/hộ ở đồng bằng sơng
Cửu Long. Ở nước ta, hộ gia đình khơng có quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có
quyền sử dụng.
- Về vốn: đại bộ phận ít vốn, quy mơ thu thập nhỏ, khả năng tích lũy thấp
làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất. Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từ
tiền bán nông phẩm.

11


- Về kỹ thuật canh tác, công cụ sản xuất: lạc hậu, thơ sơ, tính truyền thống.
- Về lao động: chủ yếu sử dụng lạo động gia đình, tự cung tự cấp thỏa mãn
nhu cầu trong gia đình.
-Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức sau:
+ Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: là dạng rất thấp của kinh tế hộ. Sản xuất một vài
nông sản chủ yếu để duy trì sự sống của gia đình, ít vốn, công cụ sản xuất thô sơ,
phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất lao động thấp. Hiện nay, nhóm này cịn tồn
tại ở một số ít dân tộc ít người thuộc các vùng xa xơi hẻo lánh.
+Nhóm kinh tế hộ tự cung, tự cấp: với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc
hậu, phân tán. Sản xuất chủ yếu để cung cấp lương thực, thực phẩm và một số nông
sản cần thiết khác đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho gia đình.

+Nhóm hộ sản xuất hàng hóa nhỏ: trong q trình sản xuất, một bộ phận
nơng dân làm ăn khá giả, ngồi phần tiêu dùng cho gia đình, cịn dư ra một ít sản
phẩm, hộ đã đưa ra thị trường. Khi cung đã vượt cầu, họ đem những sản phẩm thừa
trao đổi trên thị trường và trở thành những hộ sản xuất hàng hóa nhỏ.
+Hộ sản xuất hàng hóa lớn: động lực phát triển của nhóm hộ này là tối ưu
hóa lợi nhuận, hướng sản xuất tới trao đổi sản phẩm trên thị trường. Phần lớn các
trang trại gia đình đều trưởng thành từ những hộ sản xuất hàng hóa lớn.
Vai trị của hộ gia đình
- Hộ gia đình trong nông nghiệp được gọi là hộ nông dân, phát triển với
những hình thức và mức độ khác nhau, có vai trị quan trọng trong sản xuất nơng
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Hộ nông-lâm-thủy sản là đơn vị sản xuất quan trọng
nhất trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản trên các phương diện sử dụng đất, lao động,
hàng hóa sản xuất…
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.
- Là cơ sở của kinh tế tập thể, thúc đẩy nông thôn quá độ lên nơng thơn sản
xuất hàng hóa- tiền đề CNH, HĐH nông thôn.
- Phù hợp với thực trạng nước nhà, phát huy được khả năng của nền kinh tế.
1.3.2.Trang trại
Khái niệm: Trang trại là hình thức TCLT và tổ chức sản xuất cơ bản của
nơng-lâm-thủy sản trong q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, có mục đích chủ
yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của chủ
thể độc lập, quy mô ruộng đất tương đối lớn, cách thức tổ chức quản lí tiến bộ và
trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và gắn với thị trường.

12


Phân loại trang trại: có hai loại trang trại
-Trang trại gia đình : là loại trang trại phổ biến nhất ở tất cả các quốc gia, là
những cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động trong

gia đình là chủ yếu và có thể th thêm lao động bên ngồi nhưng khơng nhiều và
chủ yếu là sản xuất nơng sản hàng hóa. Trang trại gia đình được phân loại dựa vào
hình thức tổ chức, quản lý, cơ cấu sản xuất, quy mô sản xuất, tư liệu sản xuất…
-Trang trại tư bản chủ nghĩa : là những cơ sở, doanh nghiệp nông nghiệp sản
xuất nơng sản hàng hóa theo phương thức sản xuất TBCN hoàn toàn sử dụng lao
động làm thuê.
Đặc điểm của trang trại
-Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất nơng nghiệp được hình thành và phát
triển trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, để sản xuất nơng sản phục vụ cơng nghiệp hóa,
thay thế cho kinh tế tiểu nơng sản xuất tự túc.Mục đích của kinh tế trang trại là sản
xuất nơng sản hàng hóa theo nhu cầu thị trường, quy mô sản xuất tương đối lớn.
- Quy luật phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới là thời gian bắt
đầu cơng nghiệp hóa số lượng trang trại tăng, quy mô nhỏ, đến kỳ công nghiệp hóa
phát triển ở mức độ cao thì số lượng trang trại giảm đi và quy mô trang trại tăng lên.
- Kinh tế trang trại lấy sản xuất nông sản hàng hóa là chính xuất phát từ u
cầu thị trường mà lựa chọn loại nơng sản hàng hóa để sản xuất. Nhìn chung tỷ suất
nơng sản hàng hóa ở các trang trại thường chiếm từ 60-100%.
-Các trang trại nơng nghiệp có quy mô khác nhau giữa các nước cũng như
trong từng nước và tồn tại lâu dài cả 3 loại trang trại mặc dù có sự biến động hàng
năm. Thơng thường các trang trại quy mô lớn sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, giá
thành hạ, lợi nhuận nhiều. Cịn các trang trại nhỏ, sản xuất ít nơng sản hàng hóa, chí
phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp. Ví dụ: Quy mô của một trang trại Châu Á là gần
1ha, Tây Âu là 20-30ha, Mỹ là 150-180ha.
-Tư liệu sản xuất: Trong kinh tế trang trại có trường hợp quyền sở hữu và
quyền sử dụng tư liệu sản xuất thống nhất với nhau, có trường hợp quyền sở hữu
tách khỏi quyền sử dụng tư liệu sản xuất.
- Về lao động: phần lớn các trang trại có quy mơ từ 1-2 ha đến hàng trăm ha
ruộng đất, trong đó các chủ trang trại đều là lao động chính (vừa quản lý vừa trực
tiếp sản xuất), chỉ thuê lao động thường xuyên hay thời vụ khi cần thiết.
- Trang trại gia đình khơng sản xuất kinh doanh đơn độc mà thường kết hợp

với các hợp tác xã dịch vụ kinh tế- kỹ thuật và các doanh nghiệp nông nghiệp quốc
doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu vào và đầu ra trong sản xuất kinh doanh.

13


1.3.3.Hợp tác xã
Khái niệm: HTX là tổ chức tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi
ích chung tự nguyện cùng góp vốn, sức lao động lập ra theo quy định của pháp luật
để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp đỡ nhau thực hiện
có hiệu quả hơn sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống, góp phần phát triển KTXH đất nước.
Đặc điểm cơ bản :
-Một là, HTX là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nơng hộ, nơng
trại có chung u cầu về những dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh với đời sống của
mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm nhưng kém hiệu quả.
-Hai là, cơ sở thành lập của HTX là dựa vào việc cùng góp vốn của các thành
viên và mỗi xã viên và mỗi xã viên đều có quyền bình đằng theo ngun tắc mỗi
người một phiếu bầu khơng phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều.
-Ba là, mục đích kinh doanh của HTX là nhằm trước hết dịch vụ cho xã viên,
đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng tuân theo
nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi
suất nội bộ thấp hơn giá trị thị trường.
-Bốn là, HTX thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và
cùng có lợi.
-Năm là, HTX là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên thực
sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở
những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quan lý kinh doanh.
-Sáu là, nông hộ trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong HTX,
vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hoạch toán độc lập. Do vậy,
quan hệ giữa HTX và xã viên vừa là quan hệ liên kế, giúp đỡ nội bộ vừa là quan hệ

giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập.
-Bảy là, từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của HTX là
tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ và nơng trại, mang tính chất vừa
tương tự giúp đỡ, vừa kinh doanh.
1.3.4.Doanh nghiệp nơng nghiệp
Khái niệm: DNNN là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, tức là một đơn vị
hoạt động kinh doanh và phân phối của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác
và phân công lao động xã hội, gồm một số người lao động, được đầu tư vốn, trang
bị tư liệu sản xuất để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp với
yêu cầu của thị trường, được Nhà nước quản lý và bảo vệ theo luật định.

14


Đặc điểm của doanh nghiệp nông nghiệp: tuy là một đơn vị tiến hành hoạt
động sản xuất, kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận, nhưng
DNNN có những điểm khác biệt so với DN công nghiệp và DN dịch vụ. Cụ thể là:
-Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của DNNN: Nếu các DN thuộc các
ngành công nghiệp và dịch vụ muốn tiến hành sản xuất chỉ cần một diện tích đất
khơng nhiều để có mặt bằng hoạt động, thì DNNN phải cần một diện tích tương đối
lớn để sản xuất, nguồn đất được đưa vào sản xuất chủ yếu là đất mặt, nước mặt…
-Điều kiện tự nhiên với ý nghĩa là nguồn lực “đầu vào” là yếu tố tạo sức cạnh
tranh của DNNN trên thị trường. Đồng thời, nó cũng làm cho cơ cấu sản xuất các
hàng nông sản là rất khác nhau giữa các vùng sinh thái và các địa phương
-Đặc điểm của q trình sản xuất trong nơng nghiệp: Sản xuất nơng nghiệp
chịu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời gian để có sản phẩm nơng
nghiệp thường phải kéo dài, đặc điểm này chi phối quá trình sản xuất kinh doanh
của DNNN.
-Đặc điểm thị trường của doanh nghiệp nơng nghiệp: Sản xuất thường phải
gắn với thị trường, vì thị trường vừa là điều kiện vừa là môi trường của sản xuất

kinh doanh. Thị trường của DNNN không chỉ là những thị trường “đầu vào”, mà
cịn có cả thị trường “đầu ra”. Đầu vào của thị trường này, ngoài nguồn lực, DNNN
còn phải cần đến thị trường các yếu tố sản xuất khác như vốn, công nghệ và đặc biệt
là thuê đất phù hợp với đối tượng sản xuất của mình. Đầu ra của DNNN là những
nơng sản.
Vai trị của doanh nghiệp nông nghiệp trong phát triển KT-XH
-Thứ nhất, đây là hình thức tổ chức sản xuất mang tính chất chun mơn hóa
trong nơng nghiệp. Một DN chỉ có thể sản xuất một hoặc một số loại cây, con nhất
định thích ứng với điều kiện tự nhiên nơi tổ chức sản xuất để cung ứng sản phẩm ra
thị trường. Do chun mơn hóa sản xuất nên DNNN tạo điều kiện để tập trung các
nguồn lực vào sản xuất một loại sản phẩm có hiệu quả hơn so với sản xuất nhỏ lẻ.
-Thứ hai, do chun mơn hóa sản xuất với quy mơ tương đối lớn, nên DNNN
có điều kiện tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất mới, các giống cây, con mới.
Nó khơng chỉ cho năng suất cao mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của vùng.
-Thứ ba, DNNN đóng vai trị là động lực phát triển kinh tế hàng hóa nơng
nghiệp. DNNN là những đơn vị chun mơn hóa và cung ứng hàng hóa theo nhu
cầu thị trường. Do chun mơn hóa sản xuất và có năng suất lao động cao hơn so
với kinh tế hộ, hoạt động của DNNN sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ đó,

15


nó có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường; có thể trở thành lực lượng đi
đầu đóng vai trị động lực cho phát triển kinh tế hàng hóa trong nơng nghiệp.
-Thứ tư, sự phát triển của DNNN sẽ tạo ra điều kiện để tăng thu nhập cho xã
hội và xây dựng nơng thơn mới. Nhờ hình thức tổ chức sản xuất này, việc làm của
người lao động ổn định hơn, có thu nhập cao hơn, nó thúc đẩy việc phát triển và
hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, sự phát triển của DNNN đóng vai trị quan trọng trong phát triển

kinh tế xã hội ở nông thôn. Nhận thức vai trò này, Nghị quyết Đại hội X của Đảng
nhấn mạnh: “Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa
và nhỏ; phát triển bền vững các làng nghề”. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5
tháng 8 năm 2008 Hôị nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X của
Đảng về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
1.4. Thực tế các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp
1.4.1. Một số mơ hình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên Thế giới
Một số trang trại trên Thế giới: Kinh tế trang trại đóng góp quan trọng trong
nền kinh tế của các quốc gia. Ở Pháp, với 98000 trang trại đã sản xuất khối lượng
nông sản gấp đôi so với nhu cầu trong nước. Ở Hà Lan, với 1500 trang trại chuyên
trồng hoa hăng năm sản xuất 7 tỷ bơng hoa và 600 triệu chậu hoa, trong đó có 70%
dành cho xuất khẩu. Ở Nhật Bản, với 4 triệu lao động ở trang trại (3,7% dân số)
đảm bảo lương thực thực phẩm cho 125 triệu người. Ở Malaysia, các trang trại sản
xuất 4 triệu tấn cọ dầu (75% sản lượng quốc gia).
Mơ hình kinh tế trang trại ở Hoa Kỳ_mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa : Các trang trại ở Mỹ đi vào sản xuất chuyên môn hóa 20 chuyên ngành phân bố
trên 10 vùng sản xuất khác nhau như vành đai ngô, vành đai sữa…nhằm tạo ra ưu
thế cạnh tranh về chất lượng nông sản và giá thành. Các trang trại không hoạt động
đơn độc mà nằm trong hệ thống kinh tế liên ngành mang tên AGRIBUSINESS.
AGRIBUSINESS bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật tư thiết bị kỹ thuật
nông nghiệp, mạng lưới các trang trại nông nghiệp và các ngành chế biến nông sản,
dịch vụ lưu thông tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu.
Băng chuyền sản xuất- lãnh thổ ở Hoa Kỳ: hệ thống băng chuyền địa lý có 2
khâu về sản xuất thịt (sinh sản, ni dưỡng, chăm sóc gia súc non) hình thành tự
phát dưới sự ảnh hưởng khác biệt lãnh thỗ về điêù kiện tự nhiên, kinh tế đặc điểm
lịch sử của việc di dân vào thế kỷ XIX. Những nơi sản xuất thịt bò(70% sản lượng)
là các bang phía Tây sơng Mixixipi, cịn những nơi tiêu thụ (70% số thịt tiêu thụ) là
các bang phía Đơng Mixixipi. Dịng gia súc lấy thịt ln từ bang phía Tây chuyển
về các bang phía Đơng.


16


1.4.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ở Việt Nam
1.4.2.1. Hộ gia đình
1/Quy mơ
Hộ gia đình vẫn là hình thức tổ chức nơng nghiệp chủ yếu của nước ta, đóng
góp quan trọng vào nền nơng nghiệp. Sản xuất của nông hộ chiếm 48% giá trị tổng
sản lượng nơng nghiệp, thu nhập từ kinh tế hộ gia đình chiếm 50-60% tổng thu
nhập của hộ. Từ Nghị Quyết 10 đã xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ
sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình ở nước ta hiện nay đóng một vai trị rất quan
trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn
Bảng 1: Số lƣợng hộ nông lâm thủy sản giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: Triệu hộ
2006

2011

Tổng số hộ nông thôn

13.77

15.34

-Số hộ NLTS chung

10.46

10.37


-Số hộ NLTS ở nông thôn

9.78

9.54

(Nguồn: Niêm giám thống kê Nông nghiệp năm 2011)
Tại thời điểm 1/7/2011, cả nước có 10,37 triệu hộ NLTS, trong đó hộ NLTS
ở nông thôn chiếm 92,0% so với tổng số hộ nông thơn thì hộ NLTS chiếm 62,2%.
So với năm 2006, biến động về hộ NLTS chung cả nước cũng như riêng hộ NLTS ở
nơng thơn khơng nhiều, giảm 94,2 nghìn hộ NLTS chung và 248,1 nghìn hộ NLTS
2/ Cơ cấu
Biểu đồ 1: Cơ cấu hộ NLTS nông thôn cả nƣớc giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: %
6.2%

0.3%

6.5%

0.5%

Nông nghiệp
Thủy sản

Lâm nghiệp
93.0%

93.5%


(Nguồn: Niêm giám thống kê Nông nghiệp năm 2011)

17


×