Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ HUỆ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ HUỆ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Địa lí học (Địa lí kinh tế - xã hội)
Mã số: 60310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trƣờng
THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Học viên
Hoàng Thị Huệ
Xác nhận của khoa chuyên môn
Nguời huớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Xuân Trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Giang, Cục
Thống kê Hà Giang, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ long kính trọng biết ơn sâu sắc tới:
1. TS. Nguyễn Xuân Trường - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý và các thầy giáo, cô
giáo giảng dạy chuyên ngành của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, các cơ quan sở, ban, ngành tỉnh Hà
Giang, cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
-
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Học viên
Hoàng Thị Huệ (Khóa học 2012 - 2014)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Khái lược lịch sử nghiên cứu của đề tài 3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài 6
6. Những đóng góp chính của đề tài 7
7. Cấu trúc của luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 9
1.1. Cở sở lý luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế 9
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế 9
1.1.2. Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế 11
1.1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế 12
1.2. Khái quát các lý thuyết xét dưới góc độ kinh tế lãnh thổ 15
1.2.1. Lí thuyết tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh 15
1.2.2. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber 15
1.2.3. Lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp trong phạm vi ảnh
hưởng của thành phố 16
1.2.4. Lí thuyết về các điểm trung tâm của W. Christaller 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2.5. Lí thuyết cực phát triển 17
1.2.6. Lý thuyết 17
1.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế và thực tiễn Việt Nam 18
1.3.1. Theo không gian 18
1.3.2. Một số hình thức tổ chức kinh tế ngành 23
1.4. Tổ chức lãnh thổ kinh tế vùng biên giới phía Bắc và vận dụng cho tỉnh
Hà Giang 28
1.4.1. Nhận diện vùng biên giới Việt - Trung 28
1.4.2. Chính sách phát triển các địa phương vùng biên giới Việt - Trung 30
1.4.3. Các nội dung TCLTKT cấp tỉnh vận dụng cho tỉnh Hà Giang 32
Tiểu kết chương 1 33
Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ
CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ HÀ GIANG 35
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang 35
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 35
2.1.2. Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu 37
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 47
2.1.4. Đánh giá chung 63
2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang 65
2.2.1. Khái quát chung về nền kinh tế 65
2.2.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành 73
2.2.3. Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian 92
2.2.4. Đánh giá chung về TCLTKT tỉnh Hà Giang 102
Tiểu kết chương 2 103
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ
KINH TẾ TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 105
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang 105
3.1.1. Quan điểm phát triển 105
3.1.2. Mục tiêu phát triển 105
3.1.3. Định hướng phát triển 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà
Giang 112
3.2.1. Quan điểm phát triển lãnh thổ tỉnh Hà Giang 112
3.2.2. Định hướng phát triển không gian vùng 113
3.2.3. Định hướng phát triển bộ khung lãnh thổ: Hệ thống giao thông 122
3.3. Giải pháp tổ chức lãnh thổ kinh tế đến 2020 125
3.3.1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang 125
3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 126
3.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư 127
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 128
3.3.5. Khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường 128
3.3.6. Cơ chế chính sách 129
3.3.7. Hợp tác phát triển, khu vực và các địa phương khác. 130
3.3.8. Giải pháp các chính sách và biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giảm nhẹ thiên tai 130
Tiểu kết chương 3 131
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
PHỤ LỤC 139
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- TỪ
- NGHĨA
- CN
- Công nghiệp
- NN
- Nông nghiệp
- DV
- Dịch vụ
- KT - XH
- Kinh tế - Xã hội
- TCLTKT
- Tổ chức lãnh thổ kinh tế
- TCLT
- Tổ chức lãnh thổ
- UBND
- Ủy ban nhân dân
- QL
- Quốc lộ
- CNH - HĐH
- Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
- KCN
- Khu công nghiệp
- TTCN
- Tiểu thủ công nghiệp
- KTT
- Khu kinh tế
- TP
- Thành phố
- CMH
- Chuyên môn hóa
- CVĐC
- Công viên địa chất
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam 19
Bảng 1.2: Các Khu kinh tế của Việt Nam (tính đến 2/2011) 20
Bảng 1.3: Các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, năm 2007 27
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Giang năm 2012 37
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh Hà Giang 39
Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2010, định hướng 2020 42
Bảng 2.4: Bảng thống kê di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 45
Bảng 2.5: Sự phân bố địa bàn cư trú một số dân tộc ở tỉnh Hà Giang 49
Bảng 2.6: Dân số, lao động, nghề nghiệp trung bình qua các năm 51
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 – 2012 51
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu 66
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Giá
hiện hành) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2012 68
Bảng 2.10: Số lượng một số vật nuôi của tỉnh Hà Giang 2005 - 2012 70
Bảng 2.11: Diện tích và sản lượng gieo trồng cây lương thực có hạt theo tiểu
vùng năm 2010 75
Bảng 2.12: Một số cây trồng, vật nuôi tập trung theo địa bàn 2012 77
Bảng 2.13: Hệ thống các đô thị, tính chất, chức năng, quy mô, tỷ lệ đô thị hóa 96
Bảng 2.14: Hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Hà Giang 101
Bảng 3.1: Một số mục tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh Hà Giang thời kỳ 2010 - 2020 108
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Giang đến 2020 109
Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản theo các tiểu vùng kinh tế tỉnh Hà Giang 114
Bảng 3.3: Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hà Giang đến năm 2020 117
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang 36
Hình 2.2: Quy mô và gia tăng dân số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 - 2012 47
Hình 2.3: Cơ cấu dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2011 48
Hình 2.4: Bản đồ Địa lí dân cư tỉnh Hà Giang năm 2010 50
Hình 2.5: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 – 2012 66
Hình 2.7: Bản đồ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Hà Giang 74
Hình 2.8: Bản đồ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Hà Giang 81
Hình 2.9: Bản đồ tuyến và điểm du lịch Hà Giang 91
Hình 2.10: Phác thảo mô hình không gian kinh tế Hà Giang : 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những khái niệm cơ bản của Địa lí học,
là gạch nối giữa nhận thức lý luận và hành động thực tiễn của khoa học này. Tổ chức
lãnh thổ kinh tế là một trong những kế hoạch và hành động nhằm phát huy tốt nhất
các nguồn lực để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ. Đây là
vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng đối với Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề từ
lí luận đến thực tiễn chưa được làm rõ và còn phải tiếp tục nghiên cứu.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa
ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội,
môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực.
TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu
để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng
chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát triển
rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để hướng tới
sự phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, tổ chức lãnh thổ kinh tế đã thu hút được sự quan
tâm đặc biệt và được coi như một trong những công cụ quan trọng để phát triển
vùng. Hay nói cách khác, muốn phát triển một cách có hiệu quả thì không thể không
tiến hành tổ chức lãnh thổ kinh tế một cách hợp lí.
Hà Giang là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế,
lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Cho đến nay, Hà
Giang đã tiến hành điều tra nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cả theo
ngành và theo không gian, một số hình thức TCLTKT chủ yếu đã hình thành và phát
triển như trang trại, vùng chuyên môn hóa; khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp;
điểm, khu, đô thị, tuyến du lịch; khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm kinh tế, tiểu vùng
kinh tế… Tuy nhiên, TCLTKT của tỉnh chưa thật sự hợp lí, các hình thức TCLTKT
chưa phát huy hết hiệu quả theo thế mạnh của lãnh thổ cho phát triển kinh tế chung.
Đây là một trong những nguyên nhân chính lý giải vì sao phát triển KT - XH của tỉnh
Hà Giang còn ở trình độ thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang”
nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT
hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH),
sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn.
2.1. Mục tiêu
Đề tài làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTKT theo ngành, theo
không gian ở tỉnh Hà Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp mang tính khuyến nghị
nhằm TCLTKT của tỉnh hợp lý, có hiệu quả và bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn
xa hơn.
:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các chỉ
tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh.
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Hà Giang.
- Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Hà Giang theo ngành và theo không gian
trong giai đoạn 2001 - 2012.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các hình
thức TCLTKT tỉnh Hà Giang một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh
Hà Giang và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành và theo không gian.
+ Đối với các hình thức TCLTKT theo ngành, đề tài phân tích một số hình thức
tiêu biểu của TCLT các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, về
công nghiệp, luận văn kế thừa và làm rõ thêm về khu công nghiệp; về nông nghiệp,
hình thức được lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, tổ chức lãnh thổ du
lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du
lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
+ Đối với các hình thức TCLTKT theo không gian, đề tài tập trung nghiên cứu một
số hình thức đang được triển khai và đặc trưng cho Hà Giang: Khu kinh tế cửa khẩu,
trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Riêng về tiểu vùng kinh tế, đề tài thừa nhận
ranh giới các tiểu vùng đã được tỉnh quy hoạch (dựa trên ranh giới hành chính cấp
huyện) và đánh giá theo các tiêu chí xác định, đó là các tiểu vùng: Khu vực đồi núi
thấp, khu vực vùng cao núi đá, khu vực vùng cao núi đất.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ tỉnh Hà Giang với 10 huyện
và 1 thành phố (TP), trong đó có chú ý so sánh với vùng Trung du và miền núi phía Bắc
và cả nước.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2006-2012 và tầm nhìn
đến 2020.
4. Khái lƣợc lịch sử nghiên cứu của đề tài
4.1. Trên thế giới
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là vấn đề không mới trên thế giới, nhiều nhà
khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau đã giành nhiều công sức nghiên cứu
vấn đề này, trong đó tiên phong là các nhà khoa học Địa lí.
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã
trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội
theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen
(1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung
tâm " của W.Christaller (1933) Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên
cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm
trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị. Từ việc
nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể được coi là
những lí luận cổ điển về tổ chức lãnh thổ kinh tế quý báu để học tập và áp dụng, như
W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng; Francoi-Perroux với vấn
đề phát triển các cực tăng trưởng; Von Thunen với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp theo
các vành đai xung quanh các đô thị [32].
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về TCLT nền sản xuất được tiến hành sâu
rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950)
nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về phát
triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và những
giải pháp thực tiễn về TCLT cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ hợp
nông – công nghiệp như những thành phố hạt nhân. Nghiên cứu về tổ chức không gian
cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ
XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách
nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould.[36].
Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại
diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman – một nhà kinh tế học người Mỹ.
Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy
công nghiệp hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra
sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản
xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định
đó phụ thuộc vào tính CMH của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm hay ngoại
vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của sản xuất
vào thu nhập quốc gia.
Báo cáo phát triển thế giới 2009 - quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy
tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành
phố với sự di cư và chuyên môn hóa. “Không nước nào trở nên giàu có mà không
phải thay đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ
động, thương mại sôi động là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát
triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực
cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển”[10].
4.2. Ở Việt Nam và tỉnh Hà Giang
Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ kinh tế là đối tượng nghiên cứu quan trọng của
khoa học Địa lí từ giữa thế kỉ XX. Đã có nhiều luận án, bài báo, giáo trình về tổ chức
lãnh thổ kinh tế được công bố. Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ KH&ĐT đã
nghiên cứu và công bố các quy hoạch phát triển cho cả nước cũng như cho từng vùng
lãnh thổ. Tuy vậy, những công trình đó phạm vi nghiên cứu có qui mô lớn, mặt khác
các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ cũng có nhiều thay đổi do tác động của nền
kinh tế thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Đối với tỉnh Hà Giang cũng cố một tác giả viết về địa lí kinh tế xã hội của tỉnh,
trong đó có liên quan ít nhiều đến vấn đề tổ chức lãnh thổ của các ngành kinh tế của
tỉnh. VD, GS.TS. Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã
hội của Hà Giang trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”.[20]
Năm 2000, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang đã “Nghiên cứu và biên soạn
giáo trình Địa lý Hà Giang” dùng trong giảng dạy và học tập. Mặc dù, đã khái quát
được toàn bộ các đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên đề tài vẫn
chưa làm rõ được những tiềm năng cho phát triển KTXH của tỉnh và hướng phát
triển kinh tế xã hội trong những năm tới.
Năm 2002, Sở Văn hóa thông tin Hà Giang cùng với Trung tâm UNESCO
thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam đã biên soạn cuốn Địa chí Hà Giang-
Tập 1. Cuốn sách đã giới thiệu một cách khá cụ thể về địa lý và kinh tế tỉnh Hà
Giang.
Trong “Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà
Giang thời kì 2006-2020„của UBND Hà Giang hay các báo cáo, thống kê khác của
Tỉnh Ủy, UBND Hà Giang, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT Hà Giang các vấn đề phát
triển KTXH của Hà Giang, và các vấn đề liên quan tổ chức lãnh thổ của các ngành
kinh tế của tỉnh. [27, 28].
Luận văn thạc sĩ: “Địa lí nông nghiệp tỉnh Hà Giang„ của Lê Thị Thu Thủy
cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Hà Giang. Luận văn
thạc sĩ “Kinh tế Hà Giang thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa „ của Phan Đức
Tráng đã giới thiệu về sư tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang với 2 vùng riêng
biệt
Việc nghiên cứu đề tài về tổ chúc lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà giang được hỗ trợ bởi
nguồn tài liệu rât có giá trị. Đó là các quyết định của Chính phủ về Quy hoạch xây
dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020. Quyết định số115/2007/QĐ - TTg,
Hà Nội 30-8-2007, WEBSITE: http://www. google.com/ quyết định
115/2007/QDTTg. Quyết định v/v Quy hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu Việt Nam
đến năm 2010. biên giới Việt - Trung đến năm 2020. Quyết định của Chính phủ số 52
/ QĐ-TTg, ngày 24/5/2008. [11 / 12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Đặc biệt gốc giá trị về nội dung nghiên cứu đề tài là Báo cáo của UBND Tỉnh
Hà Giang về đề án điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội vùng tỉnh Hà Giang phù
hợp với điều kiện phát triển và hội nhập các năm 2015 – 2020. [29].
Tuy nhiên, đối với Hà Giang, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo, công
trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tể của tỉnh.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm lãnh thổ: Các sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển
trên một không gian lãnh thổ nhất định. Vấn đề là phải tìm ra sự phân hoá của các sự
vật, hiện tượng và quy luật phân bố của chúng trong không gian. Nghiên cứu đề tài
cần dựa trên quan điểm này để phân tích sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng và
quá trình địa lí, đồng thời vạch ra những mục tiêu, phương hướng sử dụng phù hợp
với điều kiện của lãnh thổ.
- Quan điểm hệ thống: Quán triệt quan điểm này làm cho việc phân tích, đánh
giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học và qua đó hiểu được các mối quan hệ tác
động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống và giữa các hệ thống với nhau.
- Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Sự phát triển của một lãnh thổ kinh tế là một
quá trình xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Qua đó có thể thấy được sự
biến đổi, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi đó và xu hướng phát triển
trong tương lai.
- Quan điểm phát triển bền vững: Quán triệt quan điểm bền vững đòi hỏi phải
đảm bảo cả về ba mặt: kinh tế; xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ tăng
trưởng, hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến
việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Việc thu thập tài liệu phải từ nhiều
nguồn để có thể chọn lọc những tài liệu cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công tác
nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu chủ yếu từ các Ban / Ngành / Cơ quan chức năng
trên địa bàn Hà Giang và các nguồn tài liệu khác trên báo chí, giáo trình…
- Phương pháp phân tích hệ thống: Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà
Giang có thể thấy được qua phân tích các mối quan hệ không gian, thời gian của các
ngành cũng như các lĩnh vực kinh tế, các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là những phương pháp đặc trưng của Địa
lí, được sử dụng để làm rõ hiện trạng kinh tế, sự phân bố, các mối liên hệ lãnh thổ trong
không gian, những mối liên hệ kinh tế và những dự kiến phát triển kinh tế.
- Phương pháp thực địa: Tiến hành khảo sát thực tế ở một số huyện, một số
cơ sở sản xuất. Tham khảo những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lí có am
hiểu về lĩnh vực tổ chức lãnh thổ kinh tế.
- Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của: Strengths
(điểm mạnh); Weaknesses (điểm yếu); Opportunities (cơ hội); và Threats (nguy cơ).
Đây là công cụ cực kì hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong
việc tổ chức, quản lí cũng như trong kinh doanh. Trên thực tế, việc vận dụng SWOT
trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh
tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu
đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ
một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được
không có hoặc có nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Tác giả đã trao đổi và
tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực TCLTKT và các vấn đề
liên quan. Đặc biệt là từ các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Giang, các giảng viên chuyên ngành địa lý KT - XH của Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Phương pháp dự báo: Trong việc xây dựng phương hướng phát triển
TCLTKT Hà Giang, tác giả đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số
kết quả từ Quy hoạch tổng thể phát triển theo ngành và quy hoạch tổng thể phát triển
KT - XH Hà Giang do Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Hà Giang thực hiện.
Đồng thời sử dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được
những dự báo có tính khả thi.
6. Những đóng góp chính của đề tài
- Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc những vấn đề liên quan nhằm làm sáng tỏ
thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng chúng vào
việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang.
Xác định rõ các thế mạnh và những hạn chế hay những lợi thế so sánh giữa tỉnh Hà
Giang với các địa phương khác.
- Phân tích hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang, từ đó đánh giá
những thế mạnh và những hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh,
đem lại hiệu quả cao trong tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế
Chương 2 Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế Hà Giang.
Chương 3 Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ kinh tế Hà Giang đến
năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
1.1. Cở sở lý luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.1.1. Tổ chức lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ kinh tế
Thuật ngữ tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian bắt nguồn từ cơ sở lí
thuyết kinh tế của Adam Smith và Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của
G.Thunen, A.Weber, W.Christaller…sau đó được phát triển về lí luận và được ứng
dụng vào thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, các
nước trên thế giới sử dụng những thuật ngữ không giống nhau.
Các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng
sản xuất. Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về “Chu
trình sản xuất - năng lượng” của N.N. Kôlôxôpky và “Thể tổng hợp lãnh thổ sản
xuất” của các nhà khoa học Xôviết. Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp
xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệ thống
sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư) trong một lãnh thổ xác định, nhằm sử
dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để
đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh
thổ đó.
Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuất theo
hướng TCLT, trong đó tiêu biểu là Xauskin.
Ở phương Tây, các nhà khoa học của các quốc gia phát triển lại tiếp cận vấn
đề này với một cách gọi khác: “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”. Khái niệm này
ra đời từ cuối thế kỉ XIX, được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ
một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là xác
định được sức chứa của lãnh thổ; tìm kiếm mối quan hệ tỉ lệ hợp lí và liên hệ chặt
chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành và giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vùng trong một vùng, cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc
gia có tính tới mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự
giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị lớn hơn, làm cho sự phát triển
hài hòa và bền vững hơn.
Về bản chất, khái niệm “Phân bố lực lượng sản xuất” của các nhà khoa học
Liên Xô cũ và khái niệm “Tổ chức không gian kinh tế” của các nhà khoa học
phương Tây gần giống nhau. Đó đều là hành vi địa lý hướng tới sự công bằng giữa
các lãnh thổ, giữa trung tâm với ngoại vi, nâng cao mức sống cộng đồng tiến tới
phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian
kinh tế - xã hội được xem là như nhau và thuật ngữ tổ chức lãnh thổ được sử dụng
nhiều hơn cả. [10 / 30].
Ở góc độ Địa lý học, TCLT được xem như là một hành động có chủ ý hướng tới
sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không
gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông
thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống. [35].
Như vậy, tổ chức lãnh thổ là tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và cả môi
trường trên bề mặt lãnh thổ một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và mang lại hiệu quả
cao. Khái niệm về TCLT bao hàm 3 nội dung chính :
- Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành,
lĩnh vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng ) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều.
- Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của
phát triển KT - XH.
- Chủ thể tổ chức cũng là chủ thể quản lý phát triển vùng. Đó là những cơ quan
Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia.
Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp
xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử
dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính
trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế -
xã hội cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một
lãnh thổ. [33]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Với tư cách là đối tượng của TCLTKT, lãnh thổ được xem là một thực thể
hay hệ thống tự nhiên, KT-XH, có ranh giới xác định. Đó là một vùng hữu hạn về
phạm vi mà ở đó các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội có
những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT-XH cho phù hợp với
đường lối chính trị và phát triển KT-XH của đất nước. Có hai hình thức TCLTKT:
(i) TCLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà
nước bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương đương
cấp tỉnh, huyện, thị…); (ii) TCLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng
điểm đầu tư, gồm có: theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế,
tam giác tăng trưởng, khu kinh tế…), theo ngành (khu công nghiệp, khu du lịch, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…).
1.1.2. Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế
- Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải tạo ra một trật tự hợp lí có tính tới khả năng
của tài nguyên và yêu cầu của thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu
quả kinh tế - xã hội cao.
Khi tổ chức lãnh thổ kinh tế phải xem xét tới các nguyên tắc phân bố sức sản
xuất tạo ra một trật tự cho một hệ thống, đảm bảo phát huy tốt nhất các điều kiện của
lãnh thổ để lựa chọn phương án phân bố từng ngành và lĩnh vực. Mặt khác tổ chức lãnh
thổ kinh tế phải tính tới nhu cầu của thị trường để giảm thiểu chi phí, tối đa hiệu quả.
- Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và
yêu cầu của thị trường nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho con
người. Thị trường có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn địa điểm phân bố cơ sở sản
xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của
tổ chức lãnh thổ.
- Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải đảm bảo sự phát triển hài hòa và tương tác
giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các lãnh thổ.
Tương tác là sự kết hợp và trao đổi lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực, tiểu
lãnh thổ này với ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh thổ khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho
lãnh thổ; bổ sung giữa nơi thừa cho nơi thiếu về một mặt nào đó trong một lãnh thổ, làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
cho nơi thừa không lãng phí, nơi thiếu thì có điều kiện để bù đắp cái mình thiếu. Đảm
bảo được sự tương tác chính là điều kiện cần thiết để có được sự phát triển nhịp nhàng.
- Tổ chức lãnh thổ kinh tế đảm bảo sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và
trình độ khoa học công nghệ. Trình độ của những người hoạch định chính sách, của
những người quản lí lãnh thổ cũng như trình độ mọi mặt của địa phương phải được
tính đến trong tổ chức lãnh thổ kinh tế [32, 34].
1.1.2.2. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế
Ở nước ta, tiếp cận nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế theo các bước và với
những nội dung chủ yếu sau đây:
Bước 1: Kiểm kê và đánh giá các yếu tố, điều kiện của lãnh thổ và các đối
tượng phải tổ chức trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu.
Bước 2: Đánh giá hiện trạng lãnh thổ có so sánh với những lãnh thổ
tương tự, phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ
chức lãnh thổ được nghiên cứu.
Bước 3: Giả định các phương án tổ chức không gian và lựa chọn phương án
hiệu quả nhất.
Bước 4: Tìm khả năng đáp ứng tài chính, xác định các giai đoạn phát triển
lãnh thổ và kiến nghị phương án quản lí lãnh thổ.
Bước 5: Đề xuất giải pháp thực hiện phương án TCLTKT từ những kết quả
nghiên cứu liên quan đến TCLTKT của lãnh thổ cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức lãnh thổ kinh tế có hai nội
dung cơ bản (theo Viện Chiến lược phát triển – Bộ KH&ĐT) : (1) Dự báo về mặt phát
triển (dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu);
(2) Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cấp tỉnh / thành phố
[35].
1.1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế
Tổ chức lãnh thổ kinh tế chịu sự tác động đồng thời và tổng hợp các nhóm
nhân tố bên trong và bên ngoài lãnh thổ dự kiến được tổ chức hay tổ chức lại. Sự tác
động của các yếu tố đến tổ chức lãnh thổ kinh tế không giống nhau về không gian và
thời gian. Có những yếu tố tác động mạnh đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế thời gian
này, nhưng giảm sút vai trò trong giai đoạn sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.1.3.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ
a) Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên
Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Bởi vì,
sự phát triển kinh tế trên một không gian đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa
sản xuất và điều kiện sản xuất, những điều kiện này được coi là đầu vào của tổ chức
lãnh thổ kinh tế.
Vị trí địa lí là nhân tố đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá
cao khi lựa chọn địa bàn để phát triển các lãnh thổ trọng điểm, các cực tăng trưởng
và phát triển của mỗi lãnh thổ.
Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thường được coi là yếu tố
tiền đề để tổ chức lãnh thổ kinh tế. Điều kiện tự nhiên, như khí hậu, thời tiết…ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của lãnh thổ và trực tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn
các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế.
b) Dân cư và nguồn nhân lực
Dân cư và mật độ dân cư có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ kinh tế.
Những nơi có mật độ dân cư đông đúc sẽ có nguồn lao động dồi dào và ngược lại,
những nơi dân cư thưa thớt nguồn lao động sẽ bị hạn chế.
Dân cư với các phẩm chất, truyền thống sản xuất và tiêu dùng, truyền thống
văn hóa ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng của lãnh thổ. Khả năng
sản xuất hàng hóa và ý thức mong muốn làm giàu chính đáng của dân cư sẽ là điều
kiện thôi thúc sự hình thành và phát triển nền sản xuất quy mô lớn và hiện đại.
Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực quyết định phương hướng phát triển cơ
cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nghề nói riêng, cũng như quyết định đến hình
thức và nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế.
c) Khoa học - công nghệ
Tiến bộ khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng giảm thiểu mức độ phụ
thuộc của phát triển lãnh thổ đối với tài nguyên không phải của lãnh thổ. Do tiến bộ
khoa học – công nghệ có thể tiết kiệm được các yếu tố đầu vào nâng cao giá trị của
các sản phẩm đầu ra. Tiến bộ khoa học – công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
lượng kinh tế, làm sâu sắc thêm phân công lao động xã hội, đa dạng ngành nghề và
nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo ra những tiền đề cho thay đổi cơ cấu kinh tế.
d) Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Mạng lưới đường giao thông, hệ thống thông tin, mạng lưới cấp điện, nước;
các trung tâm kinh tế, các vùng sản xuất; các cơ sở thương mại, ngân hàng…ảnh
hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ. Do vậy, muốn chuyển đổi
cơ cấu kinh tế lãnh thổ hiệu quả và bền vững thì phải tạo ra những tiến bộ về chất đối
với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
e) Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế thể hiện qua nhiều yếu tố, như: quy mô nền kinh tế;
cơ cấu kinh tế; trình độ của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; khả năng áp dụng
khoa học kĩ thuật trong sản xuất, trong quản lí và trong kinh doanh…Đây là những
yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của một lãnh thổ, bởi vì trình độ phát
triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chất cho tổ
chức lãnh thổ và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu mới lớn hơn, cao hơn. Mặt khác, nó
là cơ sở, tiền đề và là điều kiện để tái tổ chức lãnh thổ kinh tế.
g) Môi trường chính sách
Chính sách kinh tế và cơ chế quản lí của Nhà nước có thể tạo ra sự tiến bộ hay
không tiến bộ của một lãnh thổ. Hay nói cách khác, chính sách kinh tế và cơ chế
quản lí của Nhà nước có thể tạo ra sự thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một
lãnh thổ.
1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài lãnh thổ
Trong cơ chế kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay,
thì các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển hay việc tổ chức kinh tế ở một lãnh
thổ là rất mạnh mẽ, trong đó phải kể đến các nhóm yếu tố sau:
a) Nhóm các yếu tố về chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của
Nhà nước: Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các quy hoạch phát
triển vùng, ngành : Đây là nhóm yếu tố căn bản tác động đến việc hình thành và
phát triển cơ cấu lãnh thổ. Nó tạo ra sự thống nhất của nền kinh tế trong cái đơn lẻ
của mỗi vùng lãnh thổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
b) Nhóm các yếu tố về thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng: Bất kì
một lãnh thổ cụ thể nào không thể tách khỏi mối quan hệ với các lãnh thổ khác, nhất
là đối với các lãnh thổ lân cận trên nhiều phương diện. Thông qua nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa từ các vùng khác, những quan hệ về dùng chung mạng lưới giao
thông, hệ thống thông tin liên lạc, những quan hệ nguyên liệu - sản phẩm giữa các
vùng lãnh thổ…mà tác động đến tổ chức lãnh thổ kinh tế.
c) Nhóm yếu tố về nguồn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài: Các dòng vốn
đầu tư và công nghệ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngày càng rõ rệt, đặc biệt đối với
các quốc gia, các vùng lãnh thổ kém phát triển, nó đã góp phần làm thay đổi hình
thức, nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. Sự thu hút nguồn vốn và công nghệ phụ
thuốc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài và thương mại quốc tế.
1.2. Khái quát các lý thuyết xét dƣới góc độ kinh tế lãnh thổ
1.2.1. Lí thuyết tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh
- Lí thuyết tăng trưởng nội sinh: Trên cơ sở các kết quả quan sát thực nghiệm,
G.B.Fisher (1939) và C.Clark (1940) đưa ra thuyết tăng trưởng nội sinh. Thuyết này
nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, khả năng cung của các yếu tố
đầu vào, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng
lực sản xuất của lãnh thổ.
- Lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh hay lí thuyết dựa vào xuất khẩu để phát
triển vùng. Theo thuyết này, tăng trưởng vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của mức cầu bên
ngoài, muốn nâng cao tiềm lực kinh tế của vùng thì cần phải thu hút được các luồng tiền
từ bên ngoài vào. Để làm được điều đó thì hiệu quả nhất là gia tăng xuất khẩu.
1.2.2. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber
Lí thuyết này đưa ra mô hình không gian phân bố công nghiệp trên cơ sở
nguyên tắc cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận. Lí thuyết này ra đời đã giải
thích công nghiệp tập trung vào một địa điểm nhất định là do ba lí do, đó là: hướng
theo vận tải (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực với
chi phí vận tải thấp nhất); hướng theo lao động (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp
phân bố hướng đến các khu vực có giá nhân công rẻ) và tích tụ (nghĩa là các xí