Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 96 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập, tổng hợp từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham
khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các
tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

Học viên


Phạm Lê Hùng










ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ HIỆU QUẢ CỦA FDI ĐỐI VỚI KINH
TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG 4
1.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4
1.1.1. Khái niệm vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4
1.1.2. Các hình thức đầu tư FDI 4
1.1.3. Đặc điểm của vốn FDI 5
1.2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 6
1.2.1. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế 6
1.2.2. Vai trò của FDI về mặt môi trường và xã hội 8
1.3. Tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia, địa phương trong nước về đánh giá vai trò của
FDI đối với kinh tế, xã hội và môi trường 10
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 10
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 13
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 14
1.3.4. Bài học kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI của tỉnh Hà Nam 17
1.4. Tình hình nghiên cứu về FDI và đánh giá vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, xã hội,
môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về vai trò của FDI với phát triển kinh tế, xã hội 18
1.4.2. Một số nghiên cứu của Việt Nam về vai trò của FDI với phát triển kinh tế, xã hội 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI, VAI TRÒ VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA FDI
TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG TẠI HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006-
2013 29
2.1. Tổng quan về sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam 29
2.1.1. Vị trí, chức năng 29
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 30
iii


2.1.4. Tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị trong 03 năm vừa qua. 31
2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2013 34
2.2.1. Thực trạng cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011
– 2013…. 34
2.2.2. FDI của tỉnh Hà Nam theo đối tác đầu tư 36
2.2.3. FDI của Hà Nam theo hình thức đầu tư 38
2.2.4. FDI tại Hà Nam theo địa bàn đầu tư: 40
2.2.5. FDI của Hà Nam theo lĩnh vực đầu tư 42
2.2.6. FDI vào Hà Nam theo quy hoạch đầu tư 45
2.3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tỉnh Hà Nam 46
2.3.1. Vai trò của FDI đối với kinh tế 46
2.3.2. Vai trò của FDI đối với xã hội và môi trường 58
2.3.3. Tổng hợp chung các chỉ tiêu đánh giá vai trò FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2006-2013 68
2.4. Đánh giá vai trò của FDI đối với kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Hà Nam. 70
2.4.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân 70
2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 75
CHƢƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI
VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI TỈNH HÀ NAM ĐẾN 2020 81
3.1. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI thực sự có chất lượng 81
3.2. Về việc thực hiện pháp luật và chính sách của tỉnh 82
3.3. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh 83
3.4. Điều chỉnh cơ cấu FDI thu hút vào tỉnh Hà Nam theo hướng tăng cường hiện đại và nâng cao
hiệu suất 84
3.5. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho lập, xây dựng và đánh giá dự án cũng như
làm việc trong khu vực FDI 85
3.6. Nâng cao chất lượng công tác hậu cấp phép 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88




iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Chữ đƣợc viết tắt
1
KCN
Khu công nghiệp
2
KTT
Khu kinh tế
3
CTTCN
Cụm tiểu thủ công nghiệp
4
KHĐT
Kế hoạch đầu tư
5
VĐT
Vốn đầu tư
6
UBND
Ủy ban nhân dân
7
HĐND

Hội đồng nhân dân
8
CCN
Cụm công nghiệp
9
CN
Công nghiệp
10
Tr. USD
Triệu USD
11
XTĐT
Xúc tiến đầu tư
12
GTGT
Giá trị gia tăng
13
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
14
IMF
Tổ chức tiền tệ quốc tế
15
BOT
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao
16
BT
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao
17
TFP

Năng suất lao động tổng hợp
18
ICOR
Hiệu quả sử dụng tổng hợp của vốn đầu tư phát
triển
19
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
v

20
VAT
Thuế giá trị gia tăng
21
NĐ-CP
Nghị định chính phủ
22
VNĐ
Việt Nam đồng
23
BHYT
Bảo hiểm y tế
24
BHXH
Bảo hiểm xã hội





















vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
BẢNG
BIỂU
TÊN BẢNG
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức sở KHĐT Hà
Nam
31
2

Bảng 1.1
Một số chỉ tiêu chủ yếu của khu vực FDI tỉnh
Vĩnh Phúc
15
3
Bảng 1.2
Một số chỉ tiêu hiệu quả FDI tỉnh Vĩnh Phúc
15
4
Bảng 2.1
Tình hình cấp phép đầu tư ở Hà Nam giai
đoạn 2012-2013
35
5
Bảng 2.2
Cơ cấu Vốn thực hiện lũy kế theo đối tác đầu

37
6
Bảng 2.3
Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
39
7
Bảng 2.4
Cơ cấu đầu tư mới theo địa bàn đầu tư 40
41
8
Bảng 2.5
Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề
43

9
Bảng 2.6
Cơ cấu đầu tư mới theo quy hoạch dự án

45
10
Bảng 2.7
Đóng góp của FDI vào NSLĐ
46
11
Bảng 2.8
NSLĐ khu vực FDI tỉnh Hà Nam và cả nước
giai đoạn 2006 – 2013

47
12
Bảng 2.9
Đóng góp của FDI vào gia tăng GDP của tỉnh
Hà Nam

48
13
Bảng 2.10
Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư xãhội
của tỉnh Hà Nam
50
vii

14
Bảng 2.11

Đóng góp của FDI vào giá trị xuất khẩu của
tỉnh Hà Nam

52
15
Bảng 2.12
Giá trị xuất khẩu khu vực FDI so với giá trị
xuất khẩu toàn tỉnh Hà Nam

53
16
Bảng 2.13
GTXK/ diện tích đất sử dụng của khu vực
FDI
55
17
Bảng 2.14
GTGT/ diện tích đất sử dụng của khu vực
FDI

57
18
Bảng 2.15
Đóng góp của FDI tới tạo việc làm của tỉnh
hà nam
59
19
Bảng 2.16
Đóng góp của FDI tới thu nhập của người lao
động tỉnh hà nam

61
20
Bảng 2.17
Thu nhập trung bình của người lao động
trong khu vực FDI của tỉnh hà nam
63
21
Bảng 2.18
Số tiền đầu tư cho xử lý chất thải tịa 1 số dự
án FDI lớn của tỉnh hà Nam
65
22
Bảng 2.19
Tổng hợp chung các chỉ tiêu đánh giá vai trò
FDI đối với phát triển kinh ttế - xã hội tỉnh hà
nam giai đoạn 2006-2013
69
23
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu vốn thực hiện lũy kế theo hình thức
đầu tư.

40
24
Biểu đồ 2.2
Cơ cấu đầu tư theo địa bàn.
42
25
Biểu đồ 2.3
Biểu diễn cơ cấu đầu tư theo ngành nghề.

44
viii

26
Biểu đồ 2.4
NSLĐ của khu vực FDI tỉnh hà nam 46
47
27
Biểu đồ 2.5
Tỷ lệ nộp ngân sách khu vực FDI so với tổng
thu ngân sách tỉnh và tỷ lệ tăng trung bình
của chỉ số này
49
28
Biểu đồ 2.6
Tỷ lệ vốn FDI thực hiện lũy kế/ tổng vốn đầu
tư thực hiện toàn tỉnh và tốc độ tăng trung
bình của chỉ số này
51
29
Biểu đồ 2.7
Hệ số ngoại hối ròng trực tiếp
53
30
Biểu đồ 2.8
Tỷ lệ giá trị xuất khâu FDI so với giá trị xuất
khẩu toàn tỉnh
54
31
Biểu đồ 2.9

Giá trị xuất khẩu/ diện tích đất sử dụng của
khu vực FDI và giá trị tăng trung bình của
chỉ số này
56
32
Biểu đồ
2.10
GTGT của khu vực FDI/ diện tích đất
sử dụng của khu vực FDI
58
33
Biểu đồ
2.11
Hệ số tạo việc làm trực tiếp của khu
vực FDI tỉnh Hà Nam và tôc độ tăng trung
bình của chỉ số này
60
34
Biểu đồ
2.12
Hệ số tạo thu nhập cho người lao
động
62
35
Biểu đồ
2.13
Thu nhập trung bình của người lao
động trong khu vực FDI
64


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với các tỉnh thành trong cả nước, sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới
theo đường lối của Đảng và nhà nước, tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
và đáng ghi nhận cả về kinh tế lẫn văn hóa, xã hội. GDP Hà Nam tăng nhanh qua các
năm, đưa Hà Nam tham gia vào nhóm câu lạc bộ các tỉnh thành có GDP trên 1000
tỷ/năm, Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân (GDP) 12,9%/năm giai đoạn 2001
– 2013, GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 31,33 triệu đồng , Thu ngân sách
(2011 - 2013) đạt 7.070,27 tỷ đồng, tăng bình quân 28%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 2011-2013 là 1,66%/năm. Trong những năm trở lại đây, tỉnh Hà Nam luôn được
xếp vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ giảm hộ nghèo nhanh so với
mặt bằng chung của cả nước.
Những thành tựu đạt được trên có được là do sự chỉ đạo, thực hiện nhất quán đường
lối của Đảng và nhà nước kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào tình hình
thực tế, cụ thể của địa phương. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa của đất nước, Hà Nam
đã tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư bằng hàng loạt các hội thảo xúc tiến
đầu tư cả trong và ngoài nước, tăng cường giới thiệu đến bạn bè quốc tế hiểu hơn về
điều kiện tự nhiên, xã hội cũng như lợi thế của tỉnh để mời gọi các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào tỉnh Hà Nam. Tính đến hết năm 2013 trên địa bàn toàn tỉnh đã có 169
dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 79 dự án đầu tư FDI,với tổng số vốn đăng ký là
701,8 triệu USD. Bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội chung của toàn tỉnh với việc giá trị nộp ngân sách tăng đều qua các năm và tạo
ra hơn 3.776 việc làm mới trong năm 2013.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng một thực tế đặt ra là Hà Nam
vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được hiệu quả lợi ích
mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại. Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ,
công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình. Thực trạng

này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI với các tỉnh

2

thành trong cả nước cũng như cạnh tranh với Trung Quốc và các nước trong khu vực
đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với Hà Nam. Cần có thể đánh giá một cách định
lượng và cụ thể, chính xác được hiệu quả của dòng vốn FDI đối với sự phát triển kinh
tế xã hội của Hà Nam trong điều kiện hiện nay để có thể có một cái nhìn chính xác nhất
vai trò cả tích cực lẫn hạn chế của dòng vốn FDI tới phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà
Nam. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013”.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng trực tiếp
+ Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hà Nam
- Đối tượng gián tiếp
+ Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nam
+ Chính sách liên quan đến FDI
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tính toán được các chỉ số đánh giá vai trò của FDI tác động tới sự phát triển kinh tế
- xã hội Hà Nam trong điều kiện hiện nay từ đó góp phần hoạch định chính sách nâng
cao vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ, đồ thị
- Phương pháp chuyên gia
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Hà Nam

- Thời gian: 2006-2013
5. Kết cấu của khóa luận

3

Ngoài phần mở đầu và phụ lục kèm theo, Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Vai trò
của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển kinh tế - xã hội tại Hà
Nam giai đoạn 2006-2013” gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về FDI và hiệu quả của FDI đối với kinh tế, xã hội và
môi trường
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI, vai trò và đánh giá vai trò của FDI đối với phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2013
Chương 3: Các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của FDI đối với kinh tế,
xã hội và môi trường tỉnh Hà Nam đến 2020




















4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ HIỆU QUẢ CỦA FDI ĐỐI
VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG
1.1. Tổng quan về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với quan
hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi
ích lâu dài tư một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư
trực tiếp là có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế
khác. Luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công
ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc
vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI, FDI có 3 bộ
phận: Vốn cơ sở, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 lại đưa ra khái niệm “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được Chính Phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này.”
1.1.2. Các hình thức đầu tư FDI
 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một loại
hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một
hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ
đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh.
 Doanh nghiệp liên doanh: Do các bên ngước ngoài với nước chủ nhà cùng góp
vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh

nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư
cách pháp nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm
đối với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn của mình trong

5

vốn pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên
liên doanh thỏa thuận.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà.
 Một vài dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài là: Hợp
đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao –
kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Đây là các dạng đầu tư
được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.1.3. Đặc điểm của vốn FDI
 Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là
tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý
điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ
mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục
đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy
định không giống nhau về vấn đề này.
 Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào

tỷ lệ này.
 Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải
lợi tức.
 Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình

6

thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ
tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
 FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên
tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
1.2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng
1.2.1. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế
Vai trò kinh tế của FDI thể hiện như sau:
 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phải là khu vực có năng suất lao động cao,
hay nói cách khác là FDI phải đóng góp làm tăng năng suất lao động khu vực FDI nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Và quan trọng hơn là đóng góp cho tăng năng
suất lao động tổng hợp (TFP). FDI cũng cần có đóng góp cho tăng năng suất của một
ngành hoặc nhiều ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư FDI.
 FDI phải đóng góp cho tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác là FDI đóng góp
cho tổng sản phẩm quốc nội( GDP) của nước tiếp nhận đầu tư và tỷ lệ đóng góp này
cần phải tăng lên theo thời gian hoặc kỳ này cao hơn so với kỳ trước( kỳ gốc).
FDI đóng góp làm tăng GDP bình quân đầu người. GDP bình quân đầu người thể
hiện mức sống trung bình của toàn bộ người dân, chỉ tiêu này phản ánh tốt hơn là chỉ
nói đến GDP một cách chung nhất.
 FDI bổ sung vốn cho ngân sách nhà nước. Sự đóng góp của khu vực FDI cho
nguồn vốn sẽ giúp quốc gia tiếp nhận thêm vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển

các ngành nghề đặc biệt là các ngành công nghiệp, khai khoáng đòi hỏi nhiều vốn lớn,
phát triển cho các lĩnh vực y tế, giáo dục Tuy nhiên, điều quan trọng là việc sử dụng
nguồn vốn này cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
 Hiệu suất sử dụng vốn FDI (ICOR). Hiệu quả của khu vực FDI còn được biểu
hiện ở hiệu suất sử dụng vốn. Nếu hiệu suất này càng cao thì vốn FDI được sử dụng
càng có hiệu quả và ngược lại. Người ta thường tính toán chỉ số ICOR để đánh giá chỉ
tiêu này.

7

 FDI tác động tới việc cải tiến cơ cấu xuất khẩu trong đó có cơ cấu hàng xuất
khẩu theo hướng tiến bộ tức là cơ cấu xuất khẩu phải bao gồm các nhóm hàng có giá trị
gia tăng cao. Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI phải chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế và tỷ trọng này phải tăng lên theo thời
gian. Song một trong các yếu tố cần xem xét để đánh giá xác đáng hơn về hiệu quả của
FDI về đóng góp cho xuất khẩu chỉnh là xuất khẩu ròng của khu vực FDI. Nếu xuất
khẩu của khu vực này lớn hơn nhập khẩu thì có thể nói là FDI có đóng góp và ngược
lại cần xem xét lại hiệu quả của FDI.
 Một trong các yêu cầu tiếp theo của việc xem xét đến hiệu quả của FDI đó là
FDI đối với công nghệ
Công nghệ được coi là yếu tố thiết yếu của một nền kinh tế. Công nghệ là sản phẩm
của R&D đó là sự phát minh ra sản phẩm mới hoặc kỹ thuật sản xuất hoặc là cả hai.
Hiệu quả của FDI được biểu hiện bằng việc nhà đầu tư FDI tiến hành triển khai hoạt
động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ và thực hiện chuyển giao
công nghệ. FDI được coi là hiệu quả nếu nguồn vốn này phải giúp cải thiện năng lực
công nghệ của nước tiếp nhận đầu tư bằng chuyển giao các công nghệ tiên tiến thay vì
chỉ mang theo các công nghệ đã hết vòng đời của nước mình để biến nước tiếp nhận
thành bãi thải công nghệ của họ. Như vậy, FDI có vai trò đối với chuyển giao công
nghệ ở các nước sở tại, tuy nhiên việc này sẽ gặp phải những hạn chế nếu công nghệ
nguồn là từ công ty đa quốc gia do phải có các điều kiện đi kèm với công nghệ được

chuyển giao.
 FDI có tác động lan tỏa sang các doanh nghiệp trong nước. Một trong các đặc
điểm của các doanh nghiệp trong nước là sự yếu kém về công nghệ, thiếu kinh nghiệm
thị trường, marketing quốc tế, kinh nghiệm quản lý điều hành doanh nghiệp, cải tiến
mẫu mã, tạo thương hiệu sản phẩm Do vậy, bản thân các doanh nghiệp FDI một mặt
cần hoạt động có hiệu quả để đảm bảo lợi nhuận như mong muốn mặt khác phải tạo ra
được mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, góp phần
giúp các doanh nghiệp này phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc
có khả năng sản xuất các đầu vào cần thiết và cung ứng lại cho các doanh nghiệp FDI.

8

Việc đánh giá tác động lan tỏa của FDI ngày càng được coi là một trong các chỉ tiêu
quan trọng khi nói về hiệu quả của khu vực FDI.
 FDI đối với sự thay đổi cơ cấu ngành nghề. Xét về góc độ này thì FDI phải có
tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng có hiệu quả tức là phát
triển các ngành có lợi thế so sánh, làm tăng năng lực cạnh tranh của ngành đó, giảm tỷ
trọng của các ngành gây bất lợi cho nền kinh tế. Thêm vào đó, cần xem xét FDI với sự
xuất hiện của các ngành nghề mới, sản xuất các chủng loại hàng hóa mới. Một cơ cấu
kinh tế ngành mạnh, phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế mạnh và bền
vững. Do vậy, nói đến hiệu quả của FDI thì cần đánh giá đóng góp của khu vực này với
sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của một nước. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một đặc điểm
vốn có của FDI đó là dòng vốn này chỉ chảy vào các ngành mang lại lợi nhuận, lợi
nhuận càng cao, càng có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cho nên nếu không
quản lý và định hướng tốt thì chính dòng vốn này sẽ gây mất cân đối ngành nghề theo
hướng bất lợi cho nước tiếp nhận đầu tư đó là các ngành gây thiệt hại cho xã hội thì
FDI lại vào mà các ngành có lợi hoặc cần phát triển thì FDI lại không vào. Điều này
cần có sự chủ động của nước tiếp nhận đầu tư trong thu hút và sử dụng FDI.
 FDI với hao phí tài nguyên: Diện tích sử dụng đất của khu vực FDI. Một trong
các vấn đề rất đáng quan tâm là khu vực FDI khi tiến hành triển khai đầu tư và trong

quá trình hoạt động thì sự hao phí tài nguyên như thế nào. Trong thực tế, khu vực FDI
có tác động tiêu cực làm hao phí nguồn tài nguyên mà nhiều khi là có tình trạng sử
dụng lãng phí, phá hủy đến tài nguyên. Do vậy, cần phải đánh giá hiệu quả FDI thể
hiện ở tiêu phí về tài nguyên của khu vực này như là chỉ tiêu về giá trị gia tăng trên
diện tích đất sử dụng.
 FDI với hao phí nhiên liệu, năng lượng: Tiêu thụ năng lượng (điện, nước, xăng
dầu) của khu vực FDI. Cũng như việc sử dụng tài nguyên thì các tiêu hao về sử dụng
nhiên liệu, năng lượng như điện, nước, xăng dầu cũng rất cần phải có các tính toán thể
hiện các hao phí này của các doanh nghiệp FDI để so sánh với những lợi ích mang lại
như giá trị gia tăng trên số lượng điện tiêu thụ.
1.2.2. Vai trò của FDI về mặt môi trường và xã hội
Vai trò của FDI về xã hội và môi trường biểu hiện ở các khía cạnh sau:

9

 FDI với tạo việc làm. Có mối quan trực tiếp giữa FDI và việc làm thể hiện ở khi
FDI vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy, triển khai sản
xuất, tuyển dụng lao động để thực hiện các công việc. Khi đó việc làm sẽ được tạo ra,
đồng thời trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất
được mở rộng, nhiều việc làm mới được tạo ra. FDI cần phải gắn với mục tiêu tạo ra
càng nhiều việc làm càng tốt cho nước tiếp nhận đầu tư và nếu nói đến hiệu quả xã hội
của FDI thì phải gắn với tạo việc làm.
 FDI với nâng cao thu nhập và thu nhập bình quân. Xét về hiệu quả, FDI không
chỉ dừng lại ở việc làm, nếu mỗi việc làm đó chỉ với mức thu nhập thấp hoặc quá thấp
không đủ trang trải chi tiêu tối thiểu hàng ngày thì cũng không thể nói là FDI có hiệu
quả, do vậy FDI tạo ra nhiều việc làm còn phải đi kèm với nâng cao thu nhập và thu
nhập bình quân cho người lao động. Rất nhiều các doanh nghiệp FDI chỉ trả cho người
lao động mức lương rất thấp so với mức bình quân và mức lương này không thay đổi
trong nhiều năm. Đây là một thực tế đã xảy ra ở Việt Nam.
 FDI với đào tạo tay nghề cho người lao động và nâng cao trình độ lao động. FDI

vào nước tiếp nhận với các thế mạnh về công nghệ, trình độ quản lý, trình độ tay nghề.
Song song với tiến trình đầu tư là quá trình tuyển dụng lao động và sau đó là đào tạo
nâng cao cho người lao động để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc ở mức độ
cao hơn. Lao động ở trong nước thường yếu kém về tay nghề, trình độ tiếp cận với
trang thiết bị hiện đại, khả năng vận hành, xử lý công việc còn nhiều hạn chế, khả năng
làm việc trong môi trường nhiều sức ép và áp lực công việc cao là rất kém. Nâng cao
trình độ tay nghề thông qua quá trình đào tạo và đào tạo lại ở các doanh nghiệp FDI là
mục tiêu sử dụng lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Công nghệ mà FDI đưa vào
nước tiếp nhận luôn đi kèm với trình độ của nguồn lao động vì vậy nếu muốn được tiếp
nhận những công nghệ hiện đại tiên tiến thì việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho
người lao động không chỉ trong khu vực FDI mà trên toàn nền kinh tế mà một yêu cầu
cấp thiết.
 FDI với việc thực hiện các chế độ cho người lao động. (Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp). Để đảm bảo sự ổn định của xã hội thì các việc thực
hiện các chế độ cho người lao động là hết sức cần thiết. Khi đánh giá hiệu quả của FDI

10

cần xem xét tới việc thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động của khu vực
doanh nghiệp FDI. Có một thực tế là việc thực hiện các chế độ trên cũng chiếm tỷ
trọng lớn trong ngân sách của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp FDI còn chốn tránh
thực hiện nghĩa vụ với người lao động hoặc thực hiện theo kiểu đối phó với các cơ
quan chức năng. Việc làm này rõ ràng đã gây thiệt hại cho người lao động và xã hội.
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của FDI rất cần phải đánh giá thực hiện nghĩa vụ với
người lao động.
 FDI với các bất ổn và tệ nạn xã hội. Để đánh giá hiệu quả xã hội cần dự tính
được ảnh hưởng của FDI tới các bất ổn và tệ nạn xã hội. Các bất ổn ở đây bao gồm FDI
với tình trạng xa thải nhân công, mất việc làm, ảnh hưởng của FDI tới các tệ nạn xã
hội, lối sống
 FDI với cải thiện, bảo vệ môi trường. Đánh giá hiệu quả của khu vực FDI không

thể không tính đến yếu tố môi trường. Vấn đề môi trường là rất quan trọng và ngày
càng được quan tâm. Trước đây, nhiều khi vì lợi ích trước mắt mà vấn đề này chưa
được quan tâm đúng, đánh giá và chưa được đặt thành một yêu cầu khi kêu gọi FDI mà
chỉ quan tâm đến FDI về mặt số lượng hay nói cách khác là chỉ tính đến việc thu hút
được càng nhiều vốn FDI.Nếu không có cái nhìn khác về quan hệ giữa FDI và vấn đề
môi trường thì chúng ta sẽ phải nhận hậu quả môi trường không hề nhỏ trong tương lai
gần.
 FDI với mức độ gây ô nhiễm môi trường: Do chi phí đầu tư cho việc xử lý chất
thải trong quá trình sản xuất thường lớn vì vậy các doanh nghiệp nói chung và FDI nói
riêng thường tìm đủ mọi cách trốn tránh việc này. Đi kèm với đó là khả năng quản lý
còn yếu kém, lỏng lẻo của đội ngũ cán bộ nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp FDI cắt giảm hoặc không đầu tư cho việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi
trường. Đây là một vấn đề đã được dư luận và xã hội rất bức xúc trong giai đoạn gần
đây.
1.3. Tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia, địa phƣơng trong nƣớc về
đánh giá vai trò của FDI đối với kinh tế, xã hội và môi trƣờng
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Vai trò của FDI đối với Trung Quốc

11

 Lợi ích về kinh tế
Tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả của FDI đối với quốc gia được đầu tư là sự
đóng góp của FDI đối với tăng trưởng GDP. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại
Trung Quốc, năm 2013 GDP của Trung Quốc gấp 138 lần so với năm 1978 (thời điểm
cải cách mở cửa), trong đó tỉ trọng FDI trong GDP của Trung Quốc phát triển ổn định
và tăng rất nhanh trong những năm gần đây. FDI trong lĩnh vực công nghiệp của Trung
Quốc phát triển rất nhanh đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa của nước này.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã dần dần trở thành một nguồn cung sản
lượng dồi dào, chiếm một vị trí quan trọng trong sản lượng công nghiệp của Trung

Quốc, từ tỉ lệ 8,4% năm 1993 đến 38,1% năm 2013 và đồng thời trở thành trọng tâm
của phát triển thương mại Trung Quốc thời gian gần đây. Tính đến năm 2013, các
doanh nghiệp nước ngoài đã xuất khẩu được 2.255 tỷ USD, tăng trưởng 32,5% và
chiếm 58,5% xuất khẩu của toàn Trung Quốc.
 Chuyển dịch cơ cấu
Mở rộng và nâng cao chất lượng FDI vào lĩnh vực sản xuất đóng một vai trò quan
trọng. Đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, góp công
đưa các sản phẩm nội địa thâm nhập thị trường quốc tế, giúp cho doanh nghiệp nội địa
có thể mở rộng thị phần ra bên ngoài và tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi
trong nhu cầu thị trường ở nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong
nước, dần dần từ công nghệ thấp truyền thống, sử dụng nhiều lao động chuyển sang
các ngành công nghiệp công nghệ cao, giảm dần ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn
và đặc biệt là góp phần cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đến một hiệu quả cao hơn nhờ
phân bổ nguồn lực cộng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
 Chuyển giao công nghệ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh quan trọng để chuyển giao công nghệ và
cơ chế vận hành quản lý. Những năm 80 của thế ký trước, Trung Quốc chủ yếu thông
qua thương mại (nhập khẩu thiết bị) để tiếp cận và sử dụng kĩ thuật cũng như công

12

nghệ tiên tiến của nước ngoài, tuy nhiên sự xuất hiện của đầu tư nước ngoài đã thay đổi
cách thức chuyển giao công nghệ này.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc thống kê, năm 2013 có 6925 hợp đồng chuyển
giao, hợp tác, nhập khẩu công nghệ với giá trị lên tới 25,6 tỷ USD, tăng 11,1% so với
cùng kì. Mặt khác, hàng loạt các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư
vào sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Trung Quốc cũng như thành lập các trung tâm
nghiên cứu phát triển công nghệ, sự thay đổi này có tác dụng đẩy nhanh sự phát triển
công nghệ của Trung Quốc. Lợi ích từ chuyển giao công nghệ không chỉ đóng góp vào

phát triển kinh tế mà còn giúp cho Trung Quốc có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên
tiến trên thế giới cũng như hệ thống quản lý, vận hành nó.
 Phát triển nguồn nhân lực
Nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp FDI không ngừng tăng cao, năm 2013 số
lao động tìm được việc làm tại doanh nghiệp FDI tăng thêm 8,5%, giúp giảm áp lực
giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp trên cả nước cũng như có tác dụng đảm
bảo ổn định an sinh xã hội của Chính phủ Trung Quốc.
Ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại Trung Quốc chuyển sang sản xuất,
chế tạo các thiết bị điện tử, viễn thông có giá trị cao, do đó bằng nhiều cách doanh
nghiệp phải sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ ổn định nhằm đáp ứng
sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh như trên. Thông qua nhiều hình thức, các doanh
nghiệp FDI phải tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cho các lao động Trung Quốc có
trình độ đảm bảo để vận hành, sử dụng và sản xuất được các sản phẩm công nghệ, kĩ
thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao.
 Tài nguyên môi trường
Với sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc, vấn đề tiêu thụ
năng lượng và ô nhiễm môi trường đã trở nên ngày càng nổi bật. Nhất là khi hiện
tượng sương mù do khí thải ô nhiễm tại các thành phố lớn ở Trung Quốc đang diễn ra
với mật độ và cường độ ngày càng dày đặc. Nguyên nhân là do chưa có tiêu chuẩn
đánh giá hoặc tiêu chuẩn đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường thấp, hàng loạt các quốc
gia phát triển do không đáp ứng được tiêu chuẩn về ô nhiễm tại quốc gia mình đã ồ ạt

13

đầu tư các dây truyền, công nghệ sản xuất này sang các nước đang phát triển như
Trung Quốc.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI đang hoạt động cũng không quan tâm đến bảo
vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường
của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2013 có 42.5% các doanh
nghiệp sản xuất không đạt được các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, trong số đó

doanh nghiệp FDI chiếm 46,5%. Hiệu quả mà FDI đem lại cho quốc gia phải hài hòa
với các ảnh hưởng do lợi ích đo đem lại, đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm môi trường, để
đem lại thực sự hiệu quả từ FDI cho quốc gia cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
mức độ ô nhiễm cũng như nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan chức năng về vấn
đề này.
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc
 Doanh thu và việc làm: doanh thu của các doanh nghiệp FDI năm 2013 là 526
nghìn tỷ won, chiếm 15,1% doanh thu của tất cả các ngành công nghiệp kết hợp, và các
công ty nước ngoài sử dụng 526.000 công nhân (không bao gồm các lĩnh vực tài
chính), hoặc 5,8% tổng dân số làm việc tại Hàn Quốc.
 Sản xuất năm 2013 chiếm 15,0% tổng doanh thu của các công ty nước ngoài.
 Giá trị gia tăng và xuất khẩu/nhập khẩu: tổng số tiền giá trị gia tăng bởi các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài năm 2013 là 45,8 nghìn tỷ won (không bao gồm lĩnh
vực tài chính), 8.3% của tổng giá trị của Hàn Quốc.
 Xuất khẩu trong sản xuất năm 2013 (không tính lọc dầu) là 62,8 tỷ USD, chiếm
15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc; nhập khẩu đạt 56,2 tỷ USD, chiếm
21,1%.
 Hiệu suất kém của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong xuất khẩu
phản ánh một sự suy thoái trong các lĩnh vực lớn như lọc dầu, thiết bị giao thông vận
tải, và điện/điện tử bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính.

14

 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài (10,08%)
cũng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước (8,34%).
 Ngoài các yếu tố trên, vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng
cách gia tăng tổng năng suất và hiệu quả sử dụng tài nguyên trong nền kinh tế. Điều
này được thực hiện thông qua ba kênh:
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng FDI góp phần vào yếu tố năng

suất và tăng trưởng thu nhập ở các Hàn Quốc bên cạnh đầu tư trong nước.Tuy nhiên
khi nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển, vốn đầu tư nước ngoài dường như có một hiệu
ứng nhỏ vào tăng trưởng, mà đã được quy cho sự hiện diện của "yếu tố bên ngoài
ngưỡng". Rõ ràng, qua bảng tóm lược về quá trình mở cửa nền kinh tế đối với
ĐTNN,Hàn Quốc phải đạt đến một mức độ nhất định của sự phát triển giáo dục, cơ sở
hạ tầng, công nghệ và y tế trước khi có thể được hưởng lợi từ sự hiện diện nước ngoài
tại thị trường. Rõ ràng bên cạnh những mặt hạn chế, dù nhiều hay ít, dòng vốn FDI
cũng đã có những tác động tích cực nhất định tới sự phát triển kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
1.3.3.1. Thực trạng vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc
Đến tháng 6 năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 119 dự án FDI với tổng số
vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án khoảng 960
triệu USD, đạt hơn 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các nhà đầu tư đến từ 13 quốc gia và
vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là từ Đài Loan (45 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký
1,24 tỷ USD), Nhật Bản (16 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 625 triệu USD), Hàn
Quốc (37 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 223 triệu USD), Singapore (05 dự án với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,9 triệu USD).
1.3.3.2. Vai trò của vốn FDI đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Những chỉ tiêu cơ bản về sản xuất kinh doanh của khu vực FDI đều tăng nhanh qua
các năm và tăng với tốc độ cao.



15

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của khu vực FDI ở Vĩnh Phúc
STT
Chỉ tiêu
2001

2005
2010
BQ
1.
Gía trị sản lượng (tỷ VNĐ)
5233
19335
51730
28,99
2.
Gía trị xuất khẩu (nghìn USD)
2283
126909
497658
81,90
3.
Nộp NSNN (tỷ VNĐ)
648
2495
13053
39,61
4.
Số lao động (người)
2900
14652
33080
30,75
Nguồn: Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI của Việt Nam- Học
viện Chính sách và Phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả FDI của Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu chủ yếu
2001
2005
2010
Tăng, giảm thời ký 2001
-2010, %/năm
Năng suất lao động tr.VNĐ/LD
1766,32
1319,65
1563,83
-1,34
Gía trị sản lượng/vốn đầu tư
0,02
0,023
0,03
1,34
Hiệu suất sử dụng điện
triệu VNĐ/KWH
220,64
215,95
246,89
1,26
Gía trị sản lượng/ha tr VND/Ha
228,93
777,76
1860,18
26,21
Nguồn: Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI của Việt Nam- Học
viện Chính sách và Phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các chỉ tiêu hiệu quả của khu vực FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc đều cao hơn so với trung

bình của cả nước càng chứng tỏ Vĩnh Phúc đã đi đúng hướng trong thu hút vốn FDI và
đã tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp FDI trên địa bàn làm ăn có hiệu quả.
Ảnh hưởng của khu vực FDI đến nền kinh tế của tỉnh là rất lớn. Khu vực FDI có
đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh: Đóng góp khoảng 43%; đó là mức đóng
góp cao so với nhiều địa phương khác ở nước ta. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội trên địa bàn giai đoạn 2001-2010 có xu hướng tăng đều qua các năm. Trong đó,
năm 2011 đạt 951 tỷ đồng, năm 2005 đạt 3.776 tỷ đồng và năm 2010 đạt 16.047 tỷ

16

đồng. (gấp 16,9 lần so với năm 2001 và gấp 4,2 lần so với năm 2005) và chiếm khoảng
41% GDP. Nguồn vốn huy động của khu vực FDI có xu hướng tăng nhanh: năm 2001
chỉ đạt khoảng 147 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên 3.450 tỷ đồng, tăng 23,5 lần so với
năm 2001 và xấp xỉ 10 lần so với năm 2005; và đóng góp khoảng 40% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội.
Khu vực kinh tế FDI đã tạo việc làm cho trên 3 vạn lao động trực tiếp trong các nhà
máy (trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 60%) và chiếm khoảng hơn
5% tổng lao động xã hội của tỉnh. Nhờ đó, lao động nhóm ngành nông, lâm nghiệp,
thủy sản so với tổng lao động giảm nhanh từ mức 81,4% năm 2001 xuống còn 55,9%
năm 2010. Lao động nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ tăng nhanh
từ 19,9% năm 2001 lên 44,1% năm 2010.
Tốc độ tăng thu ngân sách của khu vực FDI luôn đạt ở mức cao và chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước của khu vực
này giai đoạn 2001-2010 đạt 49,7%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 37,9%/năm
và tỷ trọng so với tổng thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh tăng từ 24,4% năm 2000 lên
58,6% năm 2005 và 60,3% năm 2010. Nguồn thu này đã góp phần gia tăng vốn đầu tư
phát triển, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Nguồn vốn FDI không chỉ tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà còn góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy đầu tư nội địa, thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước
mở rộng đầu tư.

Thông qua hoạt động đâu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiến hành
chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Nhờ đó, trình độ công nghệ của nhiều cơ sở sản
xuất của tỉnh đã được cải thiện và thay đổi đáng kể. Theo khảo sát sơ bộ, tỉnh có tới
hơn 20% doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ thuộc loại tương đối tiên tiến, nổi
bật là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
Khu vực kinh tế FDI góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế đồng
đều trong tỉnh, cải thiện cán cân thương mại.
Những năm qua, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã từng bước quan tâm hơn
đến đổi mới công nghệ, đặc biệt là ở những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ

17

khí, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đã áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, công
nghệ hiện đại được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công
ty mẹ. Hàng năm, các doanh nghiệp dành một khoản kinh phí nhất định cho việc đổi
mới công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển như: công ty Toyota Việt Nam,
công ty Honda Việt Nam Đối với các doanh nghiệp dệt may, do tính chất đặc thù của
lĩnh vực sản xuất gia công, các doanh nghiệp FDI ít có sự đổi mới công nghệ.
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường quan tâm đến đổi mới công nghệ, nâng cao
năng suất lao động. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan quan tâm
chưa nhiều đến vấn đề này. Các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như không có kế hoạch
đổi mới công nghệ trong quá trình hoạt động. Máy móc thiết bị phần lớn thuộc công
nghệ cũ, truyền thống.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI của tỉnh
Hà Nam
Từ việc xem xét, đánh giá quy mô vốn đầu tư FDI cũng như tác động của FDI đối
với các nền kinh tế khác nhau (Nền kinh tế đang phát triển nóng như Trung Quốc, nền
kinh tế phát triển như Hàn Quốc và nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc - một tỉnh đi đầu cả
nước trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI) có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI tại tỉnh Hà Nam như sau:

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một phần tất yếu của mọi nền kinh tế
(Dù là nền kinh tế của một quốc gia, khu vực hay nền kinh tế của một tỉnh thành như
tỉnh Hà Nam), nguồn vốn ấy đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thế
giới.
- FDI có tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phân công lao động, đóng góp vào GDP, xây dựng cơ sở hạ tầng đến an sinh xã hội và
bảo vệ môi trường
- Đánh giá vai trò của FDI là vô cùng cần thiết, nhất là đối với vấn đề môi trường.
Điều này góp phần giúp nhà chức trách đưa ra những chính sách phù hợp để hướng
nguồn vốn FDI theo hướng có lợi nhất cho cả nhà đầu tư lẫn cộng đồng xã hội. Giúp

×