Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa (Tóm tắt )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.58 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu Văn học trong mối quan hệ với văn hoá là một hướng tiếp cận
từng diễn ra ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức với nhiều trường phái khác
nhau từ những thập niên 50 của thế kỉ trước trở đi như Birmingham (R.Williams,
R.Hoggart), Frankfurt (D. Kellner), R. Barthes và hơn hai mươi năm qua nghiên cứu văn
hóa học đã phát triển mạnh sang các nước châu Mĩ và các quốc gia châu Á. Cho đến
nay, phương pháp nghiên cứu văn hóa học đang được giới nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm, vì nó khắc phục được “tính chủ quan, bó hẹp và kinh viện” của phương
pháp nghiên cứu cũ, đặc biệt là di sản văn học dân gian có quan hệ mật thiết với môi
trường xã hội, lịch sử. Hoạt động nghiên cứu có phương hướng thích hợp sẽ đem lại
nhiều kết quả thiết thực.
1.2. Thơ ca dân gian Mông là một trong những di sản tinh thần độc đáo của nền
văn nghệ dân tộc, là bộ phận tiêu biểu trong văn hóa dân tộc Mông chứa đựng nhiều giá
trị nghệ thuật đặc sắc, nhưng kết quả sưu tầm chưa tương xứng với tiềm năng vốn có;
hoạt động nghiên cứu chưa toàn diện và hệ thống. Thậm chí một thời gian dài nhiều nhà
nghiên cứu còn loại bỏ phần thơ ca về lễ nghi phong tục phản ánh những quan niệm về
tín ngưỡng có chiều sâu nhân bản và nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo của đồng bào, chưa
đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều rộng mở trong trào lưu học thuật hiện nay.
1.3. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chú ý tới vấn đề phát triển kinh tế văn
hoá miền núi đặc biệt là khu vực các dân tộc thiểu số vùng cao. Trong Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Do đó, việc sưu tầm,
khai thác di sản thơ ca dân gian của đồng bào Mông sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động
văn hoá giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Mặt khác các sinh hoạt văn hóa lễ hội
đang đặt ra những yêu cầu bức thiết trong việc quảng bá di sản văn hoá của đồng bào
các dân tộc thiểu số trên địa phận công viên đá Đồng Văn, nơi được UNESSCO công
nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
1.4. Là người con của dân tộc Mông, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà
Giang – địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi tập trung đông nhất đồng bào Mông ở Việt


Nam, “nơi còn lưu giữ được những yếu tố văn hoá cổ truyền nhất xứng đáng được coi
là trung tâm văn hoá truyền thống của người Mông ở Việt Nam và Đông Nam Á”, bản
thân từng tham gia trực tiếp vào công tác sưu tầm, nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ
nhiều năm nay, tôi muốn góp thêm một phần sức lực vào hoạt động nghiên cứu văn hóa
Mông trong cả nước, và sự phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế, du lịch của đồng bào
trên quê hương Hà Giang.
1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án của chúng tôi tập trung khảo sát các văn bản thơ ca dân gian Mông đã
được công bố trên các loại sách báo và các văn bản chúng tôi trực tiếp sưu tầm được ở
địa phương (bao gồm những tác phẩm thơ ca nguyên bản tiếng Mông có sự đối chiếu
với bản dịch tiếng Việt), trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ trương tìm hiểu toàn bộ các di sản thơ ca dân gian Mông trên phạm vi
cả nước, bao gồm các tài liệu về các chủ đề lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tín
ngưỡng tâm linh, lễ nghi phong tục ma chay, cưới xin, cầu cúng theo quan niệm “vạn vật
hữu linh” mà trước đây hoạt động nghiên cứu chưa quan tâm toàn diện; đồng thời khảo sát
các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội của đồng bào Mông ở trong và ngoài
nước; tìm mối tương đồng và khác biệt giữa thơ ca dân gian Mông với thơ ca dân gian các
dân tộc khác.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát hệ thống thơ ca dân gian Mông ở cả hai bình diện nội dung và hình
thức (có sự đối chiếu giữa nguyên bản tiếng Mông với bản dịch tiếng Việt), nhằm khám
phá từ quan niệm nghệ thuật đến quan niệm nhân sinh, cơ sở hình thành sáng tác và
những đặc trưng nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân gian Mông.
- So sánh, đối chiếu thơ ca dân gian Mông với thơ ca của dân tộc Kinh và một số
dân tộc thiểu số khác để thấy được những nét tương đồng và những đặc điểm riêng
mang bản sắc của thơ ca dân gian Mông.
- Tiếp thu có chọn lọc kết quả của những người đi trước, đồng thời bao quát toàn

diện hơn về đối tượng nghiên cứu và đưa ra những nhận định riêng về giá trị tư tưởng và
nghệ thuật của thơ ca dân gian Mông trong nền văn hoá Mông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những yêu cầu của đối tượng, chúng tôi chủ trương nghiên cứu thơ ca dân
gian Mông từ góc nhìn văn hóa trên cơ sở vận dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu Phương pháp phê bình văn hóa; phương pháp nghiên cứu loại hình; phương pháp
nghiên cứu hệ thống - cấu trúc; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân
tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; kết hợp lí thuyết về thi pháp học để làm nổi rõ
các phương thức, phương tiện biểu đạt của nghệ thuật thơ ca dân gian Mông.
Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điền dã sưu tầm, điều tra các di sản văn hoá dân
gian, khảo sát phong tục và môi trường sinh thái liên quan với thơ ca dân gian của đồng
bào Mông để đạt mục tiêu nghiên cứu.
2
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Luận án Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa là công trình đầu tiên
nghiên cứu theo hướng toàn diện, quy mô và hệ thống các di sản thơ ca dân gian của
đồng bào Mông từ góc nhìn văn hoá nhằm làm rõ thêm những nhân tố về tộc danh, lịch
sử, văn hoá và những giá trị tư tưởng, đặc điểm kết cấu nghệ thuật đã làm nên bản sắc
độc đáo của thơ ca dân gian Mông không trộn lẫn với thơ ca dân gian các dân tộc khác.
5.2. Luận án của chúng tôi đã mở rộng phạm vi khảo sát tới các di sản thơ ca dân
gian Mông ở các bình diện phong tục tập quán từ hôn lễ cho đến tang ma, tín ngưỡng
bản địa mang tính đặc thù của người Mông, như các bài khèn, bài ca trong đám tang, bài
cúng vong hồn người chết; các bài ca tế lễ theo quan niệm “vạn vật hữu linh” như cúng
thổ công; cúng tổ tiên, cúng ma v.v…
5.3. Từ việc xác định vai trò đặc biệt của thơ ca dân gian trong đời sống đồng bào
Mông và vị trí của nó trong nền văn nghệ dân gian Việt Nam, chúng tôi đề xuất những
giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc, tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc Mông
trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay.
5.4. Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ phục vụ kịp thời cho công tác giảng dạy

văn học trong nhà trường đặc biệt là các trường dân tộc nội trú và các hoạt động tham
quan du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO vinh danh là Công viên
địa chất toàn cầu.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án của chúng tôi
được triển khai thành 4 chương:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ ca dân gian Mông và văn hóa Mông
- Chương 2. Quan niệm nghệ thuật, vũ trụ, nhân sinh trong thơ ca dân gian Mông
- Chương 3. Bức tranh hiện thực muôn màu trong thơ ca dân gian Mông
- Chương 4. Các phương diện nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ CA DÂN GIAN MÔNG
VÀ VĂN HÓA MÔNG
1.1. Khái quát về thơ ca dân gian Mông và văn hoá Mông
1.1.1. Khái niệm về thơ ca dân gian và thơ ca dân gian Mông
Từ việc điểm qua các khái niệm thơ ca dân gian của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước, xác định khái niệm để đưa ra một cách hiểu cơ bản thống nhất về thơ ca dân
gian và thơ ca dân gian Mông là mục đích chính của chúng tôi trong phần này.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào ba
yếu tố: hình thức biểu đạt, vị trí và chức năng thể loại cùng với thực tế khảo sát, chúng
3
tôi đi đến khái niệm thơ ca dân gian Mông như sau: Thơ ca dân gian Mông là một loại
hình nghệ thuật dân gian của dân tộc Mông hình thành và phát triển trong môi trường
diễn xướng dân gian, phản ánh hiện thực muôn màu của đời sống bằng ngôn ngữ và
cảm quan nghệ thuật của đồng bào Mông. Thơ ca dân gian Mông có nhiều phương thức
biểu hiện phong phú trong sinh hoạt khi nói, khi đọc thành lời, kết hợp với âm nhạc trở
thành những làn điệu dân ca.
Như vậy, đối tượng quan tâm của công trình này là các văn bản nghệ thuật thơ ca
dân gian Mông bao gồm cả nội dung và hình thức, thể hiện trực tiếp ở phần lời các bài
ca, truyện thơ, kể cả một số câu đố, tục ngữ có nội dung kèm vần điệu.

1.1.2. Khái niệm văn hóa và văn hóa Mông
Các định nghĩa về văn hóa trên thế giới và trong nước rất đa dạng (S.Pfendorf, W.
Thomas, E.B. Tylor, F. Boas, Hồ Chí Minh UNESCO ) . Mỗi định nghĩa đề cập đến
những dạng thức, bình diện hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Tuy nhiên,
dù nhấn mạnh về khía cạnh tinh thần hay nhấn mạnh cả hai khía cạnh vật chật và tinh
thần thì cũng có những điểm chung khi nhận định văn hóa là tất cả những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được chi phối bởi môi trường (tự nhiên và
xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Từ những khái niệm văn hóa của
các nhà khoa học trong và ngoài nước, kết hợp với thực tiễn khảo sát và nghiên cứu các
di sản văn hóa của dân tộc mình, chúng tôi đi đến nhận định về khái niệm văn hóa
Mông: Văn hóa Mông là một nền văn hóa có truyền thống lâu đời được kết tinh bởi
những giá trị vật chất và tinh thần của người Mông trong mối quan hệ gắn bó với thiên
nhiên, xã hội, phong tục tập quán, hình thành trong quá trình lịch sử cư trú, đấu tranh
sinh tồn, lao động sản xuất và sáng tạo mang tính đặc thù dân tộc, là một phần tinh hoa
và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Theo hướng tiếp cận lấy hoàn cảnh văn hóa – xã hội, lịch sử như “ngọn nguồn” của
sáng tạo văn học, luận án Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa của chúng tôi tập
trung đi sâu khai thác thơ ca dân gian với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể và đặt
nó trong mối quan hệ với đời sống hiện thực phong phú của đồng bào gắn bó mật thiết
với lao động sản xuất, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội của người
Mông. Văn hóa chính là cơ sở quan trọng cho việc tiếp cận và lí giải những đặc trưng
mang tính bản sắc của thơ ca dân gian dân tộc Mông.
1.2. Vấn đề tộc danh và lịch sử dân tộc Mông
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Qua các công trình, khảo sát dân tộc học của các học giả nước ngoài cho thấy, về
nguồn gốc lịch sử người Mông đều có điểm chung: Đây là một cộng đồng dân tộc thiểu
số cư trú lâu đời ở vùng núi cao thuộc các nước Đông Nam Á, có ngôn ngữ riêng và tập
quán du cư, nhưng vấn đề tộc danh vẫn chưa có sự thống nhất trong cách phiên âm theo
hệ thống chữ cái la tinh.
4

1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Sang đầu thế kỉ XX, lịch sử đất nước có nhiều thay đổi, trên một số tờ báo và cuốn
sách đã đề cập tới dân tộc Mông nhưng chỉ là những thông tin ít ỏi. Lâm Tuyền Khách
(Lan Khai) là cây bút đầu tiên có bài khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Mông nhan đề
“Mán Mèo” đăng trên báo Đông Pháp số 3043 năm 1935, tác giả cho biết nguồn gốc tên
gọi và gốc tích dân tộc Mông có từ Trung Hoa di cư sang Việt Nam dựa vào những căn
cứ lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa. Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên
cứu về văn học dân gian và văn hóa Mông, tìm hiểu nguồn gốc quá trình phát triển của
dân tộc. Mông
Là một cộng đồng dân tộc thiểu số có tên gọi riêng, người Mông có ý thức về tộc
danh của mình với cách phát âm của đồng bào “H’Mông”, nhưng cách gọi tên và phiên
âm trong Tiếng Việt hơn nửa thế kỉ qua không thống nhất (Mán Mèo, Mèo, H’Mông,
Mongz). Vấn đề xác định tộc danh và vị trí dân tộc của đồng bào Mông đã được đặt ra
từ trước 1945, nhưng chưa đầy đủ và sát thực.
1.2.3. Kết luận về tộc danh
Dựa trên cơ cấu về ngữ âm học lịch sử, truyền thống văn hóa và ý thức của người
Mông về tộc danh cùng với các văn bản mang tính pháp quy đã ban hành, chúng tôi đề
nghị dùng tên gọi dân tộc Mông là tộc danh chính thức cho dân tộc mình.
1.3. Hoạt động sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu thơ ca dân gian và văn hóa
Mông
1.3.1. Thời kỳ trước 1945
Trước 1945 khi nước ta còn là thuộc địa của thực dân Pháp, trong nước chưa có
phong trào sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu thơ ca dân gian các dân tộc thiểu số một
cách hệ thống. Năm 1932, Lan Khai là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam đã sưu tầm, dịch
thuật và giới thiệu một số bài ca dân gian và truyện cổ dân gian Mông ở các tỉnh miền
núi phía Bắc dùng làm thành phần xen cho tiểu thuyết “Lô HNồ”. Trong đó có bài ca Xứ
Mông nói về nguồn gốc người Mông cùng các Bài ca trồng Ngô (Oa tê páo cư) và Bài
ca trồng lúa (Crông oa là) nói về lịch biểu gieo trồng ngô lúa của người Mông. Năm
1936, Lan Khai sưu tầm và dịch thần thoại Chử Lầu từ tiếng Mông sang tiếng Việt, xen
trong tiểu thuyết Bóng cờ trắng trong sương mù đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy

1.3.2. Thời kỳ sau 1945 trở đi
Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề sưu tầm, nghiên cứu thơ ca dân gian Mông, chúng
tôi đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về tình hình sưu tầm thơ ca dân gian từ sau 1960 trở đi đã từng bước phát
triển, đặc biệt là các di sản văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc
Mông nói riêng, nhưng kết quả sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu Thơ ca dân gian
Mông vẫn chưa toàn diện, chủ yếu ở bề nổi mà bỏ qua “bề chìm” của lễ nghi phong tục.
Thậm chí thời gian trước đây do quan điểm văn hóa còn phiến diện và cực đoan, nên
những di sản văn hóa tâm linh bị qui vào phạm trù mê tín dị đoan không được nghiên
5
cứu tới. Nhiều nhà sưu tầm đã bỏ qua các di sản thơ ca liên quan tới tín ngưỡng bản địa
và đặc thù phong tục tập quán của người Mông. Đó là các bài cúng tế của các thày mo,
những bài ca trong cưới xin, tang lễ, trong cầu mùa, cầu an, giải hạn, các tài liệu về lí số,
các tục kiêng kị theo tín ngưỡng dân gian lưu truyền trong sinh hoạt của đồng bào. Mặt
khác, hoạt động sưu tầm văn hóa Mông trong đó có thơ ca dân gian trên 40 năm qua
diễn ra chưa đồng đều trong cả nước, chủ yếu tập trung ở Hà Giang và một số tỉnh Lao
Cai, Sơn La, do vậy còn nhiều di sản hay của đồng bào ở các vùng như Lạng Sơn, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Nghệ an vẫn chưa được khám phá đầy đủ.
Thứ hai, về tình hình nghiên cứu thơ ca dân gian Mông, cho đến nay chưa có công
trình nào khảo sát toàn diện những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của thơ ca dân gian
Mông với tính đặc thù nghệ thuật từ góc nhìn văn hóa; chưa kết hợp một cách hài hòa
giữa nghiên cứu văn hóa học với nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, sưu tầm điền
dã, khảo sát môi trường sinh thái văn hóa của đồng bào Mông. Do đó, có công trình khái
quát về văn hóa, nhưng chưa bao quát được trung tâm văn hóa người Mông; có công
trình đi vào một số nét về loại hình nghệ thuật nhưng chưa sâu, có công trình nhắc đến
truyền thống thơ ca dân gian nhưng còn sơ lược; một số bài viết có nói đến đặc điểm
phong tục nhưng chưa làm nổi bật được bức tranh toàn cảnh thơ ca dân gian muôn màu
sắc của đồng bào.
Thứ ba, thao tác cần thiết của người nghiên cứu không thể chỉ căn cứ qua bản dịch
mà phải đối chiếu bản dịch với nguyên tác, hoặc phải được tiếp cận với văn bản ngôn

ngữ của chính dân tộc ấy. Ngoài các công trình của tác giả Hùng Đình Quí chuyển dịch
từ nguyên bản, còn phần lớn các công trình trên đều bỏ qua nguyên tác mà cảm thụ nghệ
thuật thơ ca dân gian Mông chỉ qua bản dịch.
Việc nghiên cứu về thơ ca dân gian Mông một cách toàn diện, quy mô, hệ thống từ
góc nhìn văn hóa chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức đã khiến cho việc nhìn
nhận, đánh giá chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của thơ ca dân gian trong đời sống đồng bào.
Do vậy, việc triển khai thực hiện luận án Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa là
một công việc cần thiết cho nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, VŨ TRỤ, NHÂN SINH
TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG
2.1. Thơ ca dân gian Mông trong đời sống dân tộc Mông
Trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông đứng hàng thứ 8 về dân số
(trên 80 vạn người), chiếm tỷ lệ gần 1% dân số cả nước. Đây là một dân tộc có bề dày
lịch sử và nền văn hóa dân gian độc đáo.
2.1.1. Vị trí thơ ca dân gian Mông
Tồn tại dưới dạng các làn điệu dân ca và những câu nói có vần nhịp, thơ ca dân
gian Mông trở thành phương tiện sinh hoạt, kinh nghiệm sống, lưu giữ nếp sống cộng
6
đồng, gắn liền với nhịp sống của đồng bào. Thơ ca dân gian Mông được dùng trong mọi
sinh hoạt sống thác của người Mông.
2.1.2. Đời sống thơ ca của người Mông
Trong kho tàng văn học dân gian Mông, thơ ca chiếm một dung lượng lớn và gắn
liền với mọi sinh hoạt con người từ khi lọt lòng đến lúc về với tổ tiên.
Thơ ca dân gian Mông là hình ảnh của nền văn hóa Mông, trong lao động, sinh
hoạt, cư trú, vui chơi, ẩm thực, trang phục, hội hè, tang lễ, cưới xin Thơ ca dân gian
tồn tại trong sinh hoạt gắn liền với các làn điệu (khơưr cxiêx, fiêx phangz, hu gâux, hu
plì, heil jangz yôngz, xưr mê nhuôv).
Sinh hoạt dân ca là hình thức thường trực, phổ biến trong cuộc sống người Mông,

nơi đâu có hoạt động sống của người Mông nơi đó có thơ ca dân gian Mông.
2.1.3. Hình thức diễn xướng
Các bài dân ca được hát với 2 hình thức: hát theo nghi lễ và hát tự do. Hát nghi lễ
là hát trong đám cưới, đám ma, cúng lễ các thần linh Hát tự do là hát trong bất kỳ môi
trường diễn xướng nào.
2.2. Các quan niệm trong thơ ca dân gian Mông
2.2.1. Quan niệm nghệ thuật
Thơ ca dân gian Mông phản ánh và sáng tạo cái đẹp, nâng cao nhận thức của con
người và là bức tranh chân thực về con người và hoạt động; là hình ảnh ước mơ và hạnh
phúc; là trò chơi hồn nhiên và trí tuệ.
2.2.2. Quan niệm về vũ trụ, thời gian, không gian
2.2.2.1. Quan niệm về vũ trụ
Quan niệm về thế giới một cách hồn nhiên, trong thơ ca dân gian, vũ trụ không
phải được tạo ra bởi một đấng độc tôn, mà được tạo ra bằng những hành động lao động
cụ thể của con người. Nếu các dân tộc khác giải thích nguồn gốc loài người bằng hình
ảnh “quả bầu”, “bọc trăm trứng” thì ở thơ ca dân gian Mông xuất hiện hình tượng “bọc
thịt”. Hình tượng “bọc thịt” ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào Mông từ bao đời nay và
góp phần không nhỏ vào việc xây dựng ý thức gắn kết cộng đồng. Thơ ca dân gian
Mông còn phản ánh những quan niệm rất riêng về trời, đất, thiên nhiên, nương rẫy
Nét độc đáo trong thế giới quan của người Mông ở chỗ là tất cả những lý giải về
nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc con người và muôn loài, ý thức cộng đồng mang đậm
chất thần thoại được kết cấu chặt chẽ trong áng văn chương mang tính sử thi: "Bài ca chỉ
đường". Bài ca thần thoại ấy, cho đến nay vẫn tồn tại sống động trong cộng đồng, và
chính vì thế nó vẫn tiếp tục được lưu truyền và bảo lưu bền vững trở thành một lệ tục
“linh thiêng” không thay đổi trong suốt quá trình lịch sử.
7
2.2.2.2. Quan niệm thời gian và không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông rất đa dạng, có lúc là thiên
nhiên đa sắc màu, không gian sinh hoạt hàng ngày, có lúc lại là không gian siêu nhiên
huyền bí biểu hiện quan niệm tâm linh của con người. Do cư trú ở vùng núi cao, heo hút,

nơi thưà đá nhưng thiếu đất và nước nên trong thơ ca dân gian Mông hình ảnh núi cao,
suối lũ, thung lũng, hang sâu, hốc đá, nương rẫy, phiên chợ, con đường gập ghềnh
luôn
hiện lên tràn ngập trong các bài ca
Không gian hẹn hò đặc biệt: “Mình có lòng thương ta/ Xin hẹn phiên chợ tới ta
gặp nhau một ngày”. Không gian ấy khi cần lại diễn tả thật sâu sắc nỗi khổ đau bất hạnh
của con người :“Đường làm dâu con đường như ống đũa/ Đường làm dâu đường nước
mắt giàn giụa”.
Khác với thơ ca dân gian các dân tộc, thơ ca dân gian Mông rất ít sử dụng từ chỉ
địa danh, có lẽ do tập quán du cư.
Thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông không chỉ thể hiện quan niệm
của người Mông về thời gian mà còn là một hình tượng thời gian sinh động, là sự cảm
thụ, là ý thức về thời gian được dùng làm phương tiện nghệ thuật để tổ chức mạch cảm
xúc và kết cấu lời ca.
Thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian Mông chủ yếu là thời gian hiện tại,
tương lai.
Nhưng trong các bài ca nghi lễ tang ma là thời gian đồng hiện, từ hiện tại trở
về quá khứ rồi hướng đến tương lai nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc và phản ánh quan
niệm sống của đồng bào.
Thơ ca dân gian Mông thể hiện sự chảy trôi của thời gian bằng những hình ảnh rất
riêng, thời gian ấy không thể tính bằng giây, bằng phút một cách đơn giản, mà được đo
đếm một cách độc đáo:
“Gầu Mông giấu hình dạng ngón tay đrâu Mông/ Đem ngắm
hàng chợ hàng tháng không xong…”.
Người Mông không sử dụng trong câu hát của mình các đơn vị thời gian như giây,
phút, giờ, tuần mà chỉ tập trung vào các đơn vị ngày, tháng, năm, đêm.
2.2.3. Quan niệm nhân sinh
Hình tượng thơ ca và phương thức biểu hiện của người Mông có quan hệ đến tín
ngưỡng, cảm quan thẩm mĩ của dân tộc. Người Mông có cả một hệ thống quan niệm về
sống chết, đẹp xấu, yêu ghét, bạn thù v.v.

Quan niệm sống của người Mông, xuất hiện trong các sinh hoạt phong tục và lao
động cụ thể. Ngay trong tiếng khóc ngày tang lễ cũng nói nhiều đến sự sống. Xuất phát
từ cảm nhận “Tuổi xuân ngắn tũn tựa ống bương/ Tuổi già dằng dặc như chân trời
cùng” và cái ý thức “Sống là khổ đấy/ Chết là nát tan” đã hình thành một quan niệm
sống rất cụ thể: “Ít khóc, ít than mà nghĩ nhiều đến công việc làm ăn”.
Xuất phát từ quan niệm về vòng đời, người Mông cho rằng, con người dù chỉ sống
ba buổi sáng cũng là một đời; khi ai đó trút hơi thở cuối cùng, có nghĩa là đã hoàn thành
8
phận sự ở thế giới mặt đất; chết chưa phải là hết mà là được đi đầu thai kiếp khác nên
khi bế tắc, người ta đặt niềm tin vào cuộc sống ở kiếp khác.
Lòng tin là thước đo là quy ước sống của đồng bào Mông. Mất niềm tin với nhau là
mất đi tất cả những giá trị sống ở đời. Điều đó nằm trong “cái lí” của người Mông hình
thành lâu đời trong lịch sử; thứ lý lẽ “độc nhất vô nhị” tạo nên một nguyên tắc ứng xử
rất riêng.
Quan hệ họ hàng, “sự ràng buộc và liên kết người “cùng ma” rất chặt chẽ”: Sống là
người của dòng họ, chết là ma của dòng họ. Sống phải bảo vệ nhau, chết phải chôn cất
cho nhau.
Đồng bào Mông rất coi trọng và đề cao mối quan hệ gia đình và có quan niệm rất
rõ ràng: “Một tay cầm không chắc, một chân đứng không vững, ở một mình không thể
gọi là một gia đình”. Trong gia đình người Mông, nam giới là nhân tố được quan tâm
hàng đầu trong xã hội, là cốt lõi của gia đình, là “hình bóng” của cha mẹ, là niềm tin của
thế hệ đi trước. Thân phận của người phụ nữ được thể hiện rõ qua mối quan hệ “nam tôn
nữ ti” giữa các thành viên của gia đình: “Nuôi con lợn béo còn được ăn mỡ/ Nuôi con
gái lớn không được cái gì”. Với những người phụ nữ Mông phục tùng chồng và chăm
sóc chồng được coi là nghĩa vụ tất yếu. Mối quan hệ một vợ một chồng tồn tại vững
chắc và là hạt nhân của quan hệ gia đình người Mông.
CHƯƠNG 3
BỨC TRANH HIỆN THỰC MUÔN MÀU
TRONG THƠ CA DÂN GIAN MÔNG
3.1. Thơ ca dân gian Mông với môi trường sinh thái và quan hệ cộng đồng

3.1.1. Bức tranh thiên nhiên trong thơ ca dân gian Mông
3.1.1.1. Thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ
Trong thơ ca dân gian Mông mọi biểu hiện tình cảm của con người đều liên quan
mật thiết với thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành bối cảnh, duyên cớ dẫn dắt cảm xúc để
cho tâm trạng con người bộc lộ. Tình cảm con người luôn được so sánh, ví von với các
hình tượng tự nhiên.
Thiên nhiên trong thơ ca dân gian Mông không chỉ là nỗi khiếp sợ: "Núi đá đè
hang núi sắp sập" mà còn là những bức tranh đẹp, sinh động và gần gũi như cỏ cây,
hoa lá chim muông. Nói đúng hơn, tất cả những gì thân thuộc gắn bó với cuộc sống của
người Mông đều in bóng trong thơ ca.
3.1.1.2. Mối quan hệ con người với thế giới thiên nhiên
Thơ ca dân gian Mông mô tả thiên nhiên trong mối quan hệ mật thiết với con người,
thiên nhiên luôn là phương tiện đắc lực, giúp đôi lứa thổ lộ tâm tình, là “cái cớ” để đôi lứa tìm
đến với nhau. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực để diễn tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là
hoàn cảnh sáng tác hoàn cảnh nảy sinh và hình thành thi hứng dân gian và là một trong
9
những yếu tố cấu tứ của bài hát; hơn tất cả “thiên nhiên là cái nôi tuyệt vời chắp cánh cho tâm
hồn con người”.
3.1.2. Bức tranh về lao động sản xuất, quan hệ xã hội trong thơ ca dân gian Mông
3.1.2.1.Môi trường lao động sản xuất
Quan niệm “Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ” đã gắn chặt cuộc đời
người Mông với núi rừng, với nương rẫy nên người ta hiểu và trân trọng giá trị của lao
động: "Có được miếng ăn/ Chẳng biết phải bao nhiêu nước mắt rơi xuống các ngọn đồi/
Làm ra miếng mặc/ Chẳng hiểu bao nhiêu nước mắt rụng xuống các thung lũng" . Cũng
vì thế nên thơ ca dân gian Mông rất ít bài nói riêng về lao động sản xuất nhưng vẫn chứa
chan tình yêu lao động, lao động luôn đi liền với đạo lý làm người.
3.1.2.2. Quan hệ con người với con người
Thơ ca dân gian Mông phản ánh sâu sắc các mối quan hệ gia đình và cộng đồng.
Truyền thống cần cù lao động, trung thực thẳng thắn, hiếu khách là đặc điểm nổi bật
trong lối sống của người Mông. Với quan niệm: “nói ít làm nhiều, không làm dứt khoát

không nói trước”, người Mông rất coi trọng tín nghĩa, danh dự, niềm tin luật tục bản
làng và tình cảm cộng đồng. Người Mông đã có những câu nói cửa miệng như: “Người
Mông ta” (Pêz Hmôngz) hay như cách nói: “Chúng ta cùng một hạt lanh gieo xuống
đất” (pêz sơưr đơưl iz luz nôngz max kril têz). Dù ở bất cứ nơi đâu, quốc gia nào, dù mới
lần đầu gặp nhau nhưng khi đã nhận ra người cùng dân tộc, đặc biệt cùng dòng họ thì
người Mông coi như anh em ruột thịt, sống chết cùng nhau.
Trong thơ ca dân gian Mông, tình cảm gia đình được nói bằng hình ảnh rất cụ thể:
“Mẹ sinh ra các ngươi còn bé tẹo/ Ngón chân bằng quả lanh/ Các người còn ăn ở trên
cánh tay cha/ Mẹ lấy đầu gối làm ghế cho ngồi…/ Các người còn ăn ở hai bên ngực mẹ/
Mẹ lấy đầu gối làm ghế cho đứng/ Mẹ lấy lưng địu mình nằm…”. Vì thế, cho dù: “Củi
cong khó đun – Người già khó chiều” nhưng phụng dưỡng và kính yêu cha mẹ là đạo lý
muôn đời. Dưới mái nhà Mông, mối quan hệ anh em cũng chiếm một vị trí quan trọng.
Anh em trưởng thành, dù sống gần hay xa nhau, khác nhau về quan điểm, lẽ sống, thậm
chí có thể đối lập nhau về ý thức chính trị, khác xa nhau về vị trí trong xã hội nhưng
chẳng ai có thể quên cái gốc “cùng ma” của gia đình và dòng họ.
Thành tố quan trọng được đề cao trong xã hội truyền thống của đồng bào Mông là
sự thương yêu và lòng chung thủy. Biểu trưng cho hạnh phúc đơn sơ của vợ chồng
người Mông còn được thể hiện qua hình ảnh cụ thể chiếc giường hẹp với ý nghĩa “Vợ
chồng cãi nhau không bỏ giường”, và hình ảnh“ Anh sẽ cho em đi trước suốt đời”
3.1.3. Tình yêu đôi lứa trong thơ ca dân gian Mông
Những bài thơ tình yêu chiếm vị trí quan trọng và nhiều giá trị nhất. Chúng tôi
thống kê trong 335 bài ca đã được sưu tầm và xuất bản có tới hơn 296 bài nói đến đề tài
tình yêu (chiếm 88%). Đã có những ý kiến cho rằng “có sự phân chia và có thể phân
biệt rõ về đối tượng và phạm vi sử dụng của từng bài” trong tiếng hát tình yêu của
10
người Mông. Tuy nhiên, trên cơ sở khảo sát văn bản và kết quả điền dã thực tế việc căn
cứ vào nội dung các bài hát để xác định đối tượng sử dụng chỉ là tương đối.
Trong thơ ca dân gian Mông mọi cung bậc và trạng thái tâm hồn con người từ lúc
bắt đầu làm quen, ướm hỏi cho đến khi kết tóc xe tơ hay những nghịch cảnh éo le gây
nên bao đau thương uất hận đều được diễn tả một cách sống động.

Tâm lý, thị hiếu và điều kiện sống không phải bao giờ cũng đồng nhất giữa các dân
tộc cho nên bên cạnh những nét chung, thơ ca dân gian Mông vẫn nổi rõ sắc thái biểu
hiện riêng trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh không trộn lẫn với các dân tộc khác.
Nghệ sĩ dân gian đưa vào thơ hình ảnh sinh hoạt đời thường. Dân gian chỉ nói sàng
gạo, sàng bột nhưng ở đây lại “Sàng tốt sợi chỉ tình”. Coi trọng hạnh phúc gia đình, đề
cao tình yêu chân chính, nhưng ước mơ lại thật giản dị: “ Giá thân em là sợi lanh sợi tơ/
Anh quấn vào người để sợi cùng anh đi” “cái kim, sợi chỉ cài vạt áo”
Trong dân ca Mông, nỗi nhớ được nói đến thật đặc biệt: “Ta lê bước về nhà/ Mà
hồn còn ngủ ở thắt lưng em”. Không bàn nhiều về nỗi nhớ, nhưng chỉ riêng hình ảnh xa
nhau mà “hồn còn ngủ ở thắt lưng em”, đã nói hết được cái chân thành thắm thiết của
tâm trạng con người đang yêu.
Muốn hiểu thơ ca của mỗi dân tộc, trước hết hãy hiểu chính con người và đời sống
sinh hoạt của họ. Có như vậy, mới thấy sự sâu sắc về tình yêu, sự chân thật trong khát
vọng sống của đồng bào: Anh mà lấy được em/ Anh sẽ cho em đi trước vui mừng ”.
Trong tư thế đi sau, chàng trai Mông muốn khẳng định vị trí: sẽ là người bảo vệ, che chở
cho người thân yêu của mình. Cách chứng minh tình yêu của nam nữ thanh niên Mông
cũng thật độc đáo, hình ảnh giàu sức cảm hoá:“cắt máu ăn thề”.
Thơ ca dân gian Mông phản ánh tín ngưỡng và cảm quan thẩm mỹ của người
Mông. Đồng bào xưa tin rằng: con người chết chưa phải đã hết, cho nên khi mối tình
tuyệt vọng trai gái Mông vẫn hy vọng vào cuộc sống tương lai khác. Vì thế, họ thề
nguyền lòng chung thuỷ cả khi chết ; xuất phát từ thú vui trảy chợ, họ quan niệm nếu
không lấy được nhau trên cõi trần thì bước vào kiếp khác: “Chúng ta chết đi nắm tay
nhau trảy chợ thong dong”. Dù không nhiều, song ta cũng gặp trong thơ ca dân gian
Mông những đoạn kết dang dở nhưng vẫn chan chứa tình: “Tình yêu lứa đôi đến giờ
này/ Hai đứa để làm ngoại nội mà thăm nhau”. Câu thơ như một lời tự an ủi mình,
nhưng lại sáng lên niềm tin vào tương lai.
Mỗi bài thơ là một cuộc đời, họ hát lên là để kể lại chính cuộc đời mình với những
hạnh phúc, khổ đau, bất hạnh. Tiếng hát tình yêu, vì thế, có thể vang đến mọi nơi, mọi
nhà, trên nương và trong các ngày hội ngày chợ
3.1.4. Tiếng hát than thân, phản kháng trong thơ ca dân gian Mông

3.1.4.1. Tiếng hát làm dâu
Tiếng hát làm dâu là một mảng đề tài lớn của thơ ca dân gian Mông, đó “là tiếng hát yêu
thương, tiếng hát căm hờn, ngàn đời của phụ nữ Mèo” phản ánh sâu sắc bi kịch thân phận và
11
quyền sống của con người. Chế độ “hôn nhân mua bán” từ lâu ăn sâu vào tiềm thức của người
Mông trở thành một luật tục truyền đời khiến cho lời than thân trách phận bao trùm trong thơ ca.
Khát vọng tình yêu, những cảnh đời éo le, những uất ức đau khổ kết đọng lại trong người
phụ nữ thành những bài ca cháy bỏng tự do.
3.1.4.2. Tiếng hát mồ côi
Trong xã hội người Mông xưa bất công và hủ tục lạc hậu đè nặng lên cuộc đời
mỗi con người. Vì thế, bên cạnh tiếng hát than thân phản kháng trong tình yêu, hôn nhân
là tiếng hát than thân phản kháng của những kẻ mồ côi sống bơ vơ, khốn khổ. Sống ở
những vùng núi cao hiểm trở lạnh giá quanh năm, cuộc sống nghèo nàn lạc hậu nên kẻ
mồ côi được ví như con chim lôi, que đuổi gà.
Đằng sau tất cả những lời than vãn, phê phán là khát khao cháy bỏng về tình yêu tự
do, về cuộc sống bình đẳng, đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần và cao hơn hết là khát vọng
một xã hội công bằng.
3.1.5. Phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
Cùng với tiếng hát than thân phản kháng của nam nữ trong tình yêu, tiếng nói phê
phán thói hư tật xấu cái ác trong xã hội người Mông cũng thật mạnh mẽ. Nó có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc đối với sự rèn luyện phát triển nhân cách của mỗi người. Đó là những
kinh nghiệm trong cuộc sống để nâng cao nhận thức và hành động về đạo lý, nếp sống
thuần phong mỹ tục, cách xử thế có tình có lý để sống và hành động theo đạo đức truyền
thống của dân tộc. Từ sự phê phán cái xấu để hướng con người tới cái đẹp, sự chuẩn
mực trong cuộc sống của con người.
3.2. Thơ ca dân gian Mông với lễ nghi phong tục
3.2.1. Thơ ca dân gian với lễ hội
Tác giả Hồng Thao trong cuốn “Âm nhạc dân tộc Hmông” đã nhận định: "Tiếng
hát điệu khèn của người Hmông như những bát "miền miến"


mỗi ngày hai bữa", thơ ca
có mặt ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào, có thể nói "ở đâu có sự sống" ở đó có tiếng
hát. Điều này cũng được thơ ca dân gian phản ánh: “Người Mông lấy đàn hát ca múa
làm vui quanh năm”
Tết Nguyên Đán được coi là ngày lễ lớn mang tính cộng đồng. Trong những ngày
tết, ngoài việc đi thăm hỏi chúc tụng, bà con người Mông còn tổ chức nhiều hội vui xuân
như đánh yến, đánh quay, chơi quay người đập bóng, hội vỗ mông và đặc biệt là hội
hát giao duyên với hình thức hát đối trực tiếp hoặc cũng có thể hát ống. Người ta có thể
hát đối đáp thâu đêm suốt sáng, hát ca ngợi cuộc sống, trao đổi tâm tình, song cũng có
khi họ hát để kể về chính cuộc đời của mình Có khi cuộc hát kéo dài mấy ngày liền, lời
hát cứ trải dài bất tận: " Đôi ta không biết hát thì thôi/ Biết hát, ta hát như cây tre cây
bương đua nhau mọc" và:"Bài hát sắp hết lại không hết/ Hết như bầy trẻ trai ". Lời hát
cứ vang lên cho đến khi "trâu đất biết đi lại húc nhau giữa bàn" mà vẫn còn bịn rịn, lưu
luyến “chỉ lo ngày kể chuyện khổ chẳng được bao nhiêu/ ngày kể chuyện khổ chẳng
được là mấy”.
12
Một sinh hoạt mang sắc thái miền núi rõ nét phải kể đến văn hóa chợ. Chợ tiếng
Mông là kiê hoặc khư. Với người Mông, chợ không chỉ là nơi giao lưu hàng hóa, mà còn
là nơi gặp gỡ, giao lưu tình cảm, vì vậy người Mông quan niệm:“ Lòng dạ có tốt thì ra
chợ mới biết ”. Sống ở vùng núi cao, giao thông khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt,
cuộc sống lao động vất vả thì mỗi phiên chợ là niềm vui sống và hy vọng.
Thơ ca dân gian không miêu tả khung cảnh chợ mà đã đề cập đến chợ phiên như
một nét sinh hoạt tự nhiên của đồng bào. Hình ảnh chợ và chợ phiên vì thế đi vào lời ăn
tiếng nói hàng ngày và trở thành cách tính thời gian thông dụng của đồng bào: "Mình có
lòng yêu ta/ Xin hẹn phiên chợ này ta gặp nhau một buổi/ Mình có lòng thương ta/
Xin hẹn phiên chợ tới ta gặp nhau một ngày” và tạo linh hồn cho lời ca: "Chết đi được
nắm tay nhau trảy chợ thong dong".
Lễ hội đặc sắc nhất của người Mông là hội Gầu tào (Guôv taox). Lễ hội Gầu
tào được tổ chức vào dịp tết hàng năm, là thời điểm kết thúc vụ mùa năm trước, chuẩn bị
cho vụ mùa năm sau. Đây là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng thể hiện rõ bản sắc văn

hóa dân tộc, có sức hấp dẫn, lôi cuốn các lứa tuổi tham gia. Hội Gầu tào được tổ chức
vào một ngày được ấn định sẵn với mục đích cúng tạ ơn trời đất đã ban cho con người
sức khỏe, no ấm; bài ca trong lễ hội là lời cầu phúc, cầu lộc.
Hội gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Thày cúng sẽ thực hiện bài cúng với
những bài ca có tính chất nghi lễ ôn lại truyền thống, thể hiện những quan niệm về vũ trụ
nhân sinh, tín ngưỡng, nguồn gốc cây nêu, nguồn gốc lễ hội :
Phần hội được bắt đầu với nhiều trò chơi dân gian, nhưng lôi cuốn nhiều đối tượng
tham gia nhất chính là hát đối đáp với nhiều chủ đề: hát gặp gỡ làm quen, bạn bè, hát cầu
nguyện sức khỏe, may mắn, hát giao duyên hết đôi này đến đôi khác, tốp này đến tốp
khác, cuộc hát kéo dài ba, bốn ngày trong không khí vui mừng, với nhiều cung bậc sôi
nổi, yêu thương, tha thiết, hờn giận, buồn tủi, lưu luyến Không phân biệt tuổi tác, mọi
người đều có thể tham gia hát. Người đã có vợ, có chồng rồi cũng hát về những niềm
vui, nỗi buồn trong cuộc sống của mình. Cái hay cái đẹp của câu hát không chỉ thể hiện
tâm hồn phóng khoáng, mà còn diễn tả tâm trạng của người hát.
Lễ hội Gầu tào vừa mang tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn, là tổng hòa của tín
ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và vật chất, linh thiêng và dân dã; là nơi nuôi
dưỡng, bảo lưu và phát triển nền văn học nghệ thuật Mông.
3.2.2. Thơ ca dân gian trong hôn lễ
Tiếng hát trong lễ cưới của người Mông được chia làm hai loại nhỏ là hát nghi thức
và hát vui chơi. Hát nghi thức do nam giới, chủ yếu là các ông mối của nhà trai, nhà gái
thực hiện. Các ông mối dùng lời hát để trao đổi với nhau về các vấn đề cưới hỏi bằng
những bài hát theo trình tự các nghi thức bắt buộc: "Từ nhà trai", “Nhận lễ đem đi”,
"Tới nhà gái", “Xin mở cửa”, “Hát giấu chìa khóa”, “Xin ghế ngồi”, “Kê chân bàn”,
“Giao thịt rượu”, “Xin mâm giao tiền”, “Giao tiền”, “Cám ơn chè thuốc”, “Lật bàn”,
“Phép cơm”, “Xin ô”, “Trao ô” Cách hát đố tế nhị có hình ảnh, câu trả lời cũng khéo
léo không chỉ làm không khí đám cưới thêm vui vẻ, mà còn là cách thức để tạo sự gắn
13
bó giữa hai bên, đồng thời qua câu hát, nhà trai cũng tự khẳng định trách nhiệm của
mình trước hạnh phúc của đôi trẻ.
Lễ cưới người Mông diễn ra rất độc đáo như một trò diễn có nhân vật, kịch tính,

có cái thực và có cái ước lệ. Về cơ bản lời bài hát vẫn mang tính nghi thức, nhiều ngôn
từ mang tính hoa mỹ nhưng đã thể hiện được những tình cảm riêng tư. Có thể nói tính tự
sự và trữ tình đã hòa quyện đan xen với nhau và điều rõ nhất toát lên từ các bài ca cưới
xin đó là ngôn ngữ, hình ảnh mộc mạc, bình dị và gần gũi với thiên nhiên tạo nên một
nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Mông.
Sự tồn tại hình thức sinh hoạt như hát đối đáp trong đám cưới mang tính chuyên
dùng là một hiện tượng quý song đã và đang mai một dần cùng với thời gian trong hoàn
cảnh văn hóa hôm nay.

3.2.3. Thơ ca dân gian trong tang lễ
Cùng chung quan niệm “sống gửi thác về” như các dân tộc khác, tang lễ không chỉ
là một nghi lễ lớn trong đời sống gia đình và xã hội người Mông gắn với ý thức tâm linh,
mà còn là một hiện tượng văn hóa bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau, phản ánh các quan
niệm về lịch sử xã hội của một cộng đồng dân tộc.
Tang lễ được tổ chức chu đáo và trọng thể, ứng với mỗi nghi lễ có bài hát và bài
khèn, gồm bài hát chỉ đường và các bài hát làm đám. Trong đó Bài ca Chỉ đường (Khúa
kê – kuôz cê) vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là nghi thức phong tục độc đáo của người
Mông. Bài ca Chỉ đường trước hết thể hiện đầy đủ các nghi thức mà thầy cúng sẽ tiến
hành trong lễ Chỉ đường.
Cũng là những bài ca tiễn biệt người đã khuất, văn tế của đồng bào Kinh có thể
đem đọc cho nhau nghe mà không hề cấm kỵ. Song bài ca Chỉ đường của người Mông
chỉ được hát lên trong những giây phút đặc biệt linh thiêng, theo tập quán của đồng bào
đây là biệt loại ca, không bao giờ được phép hát hay đọc ngoài đám ma. Sự nghiêm ngặt
này cho thấy ý nghĩa thiêng liêng của bài ca.
Không chỉ là bài ca nghi lễ, “Chỉ đường” còn là một áng thần thoại phản ánh lịch
sử, thế giới quan, nhân sinh quan của người Mông thời xa xưa. Xuyên suốt những bài ca
nghi lễ tang ma là một hệ thống những lời dặn dò, lo lắng cho cuộc sống của người thân,
mở ra hướng đi cho những người ở lại: “Thầy hãy về giúp ta bảo con cháu/ Ít khóc than
mà nghĩ nhiều đến công việc làm ăn”. Xuất phát từ nhận thức về vòng đời, người Mông
cho rằng, con người chỉ sống ba buổi sáng cũng là trọn một đời; chết chính là đi đầu thai

kiếp khác. Và sự chết chẳng qua mở đầu cho một kiếp sống mới. Vì thế khi bước vào
kiếp mới người chết cần được chỉ đường dẫn lối. Cũng từ quan niệm ấy, bài ca Chỉ
đường còn có lời dặn dò người chết chọn kiếp để đầu thai: "Ông chết đi xuống âm phủ/
Ông đừng đầu thai bò cho người cày/ Ông đừng đi đầu thai ngựa cho người cưỡi…". Có
thể thấy, quan niệm về sự sống, cái chết chi phối mạnh mẽ hành động và suy nghĩ của
đồng bào Mông. Quan niệm ấy tuy thuần phác nhưng chứa đựng chiều sâu nhân bản.
14
Qua khảo sát 13 bài ca, 42 bài khèn tang lễ và 1 bài giới thiệu về lễ ma bò trong
cuốn “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang” của tác giả Hùng Đình Quý cho
thấy mỗi nghi lễ trong đám ma tươi, ma khô, ma bò lại có một bài khèn, bài ca riêng.
Nét đặc sắc của thơ ca nghi lễ trong nghi lễ tang ma của người Mông là nội dung
rất phong phú, người chết là nam hay nữ, già hay trẻ; nguyên nhân chết (ốm đau, tai
nạn), cách chết (treo cổ, ăn lá ngón, ) đều có bài khèn riêng.
Trong tang lễ, lời đối đáp giữa tổng quản và khách viếng được lặp đi lặp lại nhiều
lần nhấn mạnh tinh thần gắn bó trách nhiệm, tính cộng đồng sâu đậm của người Mông:
“Anh em tới là có ơn/ Họ hàng đến là có nghĩa…/ Nghĩa của họ hàng ta xin báo đền
trọn vẹn”, chỉ có “Tang chủ không biết làm người/ Thì mới đem ơn nghĩa ấy vứt vào
rừng, bỏ vào núi… ”.
Không giống với nghi lễ của dân tộc Kinh khi tổ chức đám tang, sau đó cúng tưởng
nhớ người thác mệnh, người Mông khi có người thân qua đời phải tổ chức hai đám: đám
ma tươi và đám ma khô. Đám ma khô có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm
linh của đồng bào Mông, là lễ cuối cùng của người sống cúng cho người chết, tiễn hồn
người chết vĩnh viễn về với tổ tiên.
Qua các bài ca trong đám tang, người đọc không chỉ hiểu đầy đủ các nghi lễ mà
còn hiểu thêm những điều mà người Mông kiêng kỵ như: kiêng úp bát, úp chén hoặc gác
đũa trên miệng bát trong khi ăn; đồng thời hiểu được vị thế "nhạc cụ thiêng" của cây
khèn trong đời sống đồng bào
.
Ngoài các bài ca gắn với lễ hội, đám cưới, đám tang, còn một số bài ca được sử
dụng trong các nghi thức gọi hồn. Đặc biệt là lễ gọi hồn chung cho tất cả các thành viên

trong gia đình vào thời khắc giao thừa thiêng liêng và lời cầu mong năm mới thật đặc
biệt: Trừ rắn rết, trừ đá lăn, trừ cây đè,/ Trừ lời xấu, lời gở, lời bịa đặt, lời vu khống/
Trừ ngựa vằn, ngựa đốm,/ Trừ gấm đỏ, máng rách;/ Trừ giấy goá, giấy bụa… hình ảnh
“gấm đỏ, máng rách, giấy goá giấy bụa” lặp đi lặp lại đều chung mong ước tránh được
bệnh tật, chết chóc, li tán…; đến cả trong câu hát người Mông cũng rất kiêng kỵ việc
dùng những lời nói làm đau nhau, vì thế người ta“Trừ lời xấu, lời gở, lời bịa đặt, lời vu
khống”. Có sống ở nơi đầy khó khăn với núi cao, vực sâu, giữa trùng trùng đá, luôn
phải đương đầu với lũ quét, đá lở, có hiểu sâu sắc cuộc sống và khát vọng mang đậm nét
văn hóa của người Mông, mới hiểu ý nghĩa của những hình ảnh trong thơ ca dân gian
của họ.
Tuy phần diễn xướng còn đơn giản, tính chất nhạc chưa nhiều song phần lời ca trong
bài hát nghi lễ của dân tộc Mông lại chứa đựng những nội dung sâu sắc và phong phú.
15
CHƯƠNG 4
CÁC PHƯƠNG DIỆN CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ CA DÂN GIAN MÔNG
4.1. Đặc điểm ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu
4.1.1. Ngôn ngữ
Tiếng Mông nằm trong họ ngôn ngữ Miao – Yao (Mông – Miến), loại hình ngôn
ngữ đơn lập âm tiết tính, với đặc điểm nổi bật là phụ âm đầu có số lượng lớn (55 âm vị),
nhiều thanh điệu (8 thanh điệu); do chỉ có 8 nguyên âm và 4 âm cuối, lại không có âm
đệm nên hệ thống vần rất ít (20 vần).
Một đặc điểm quan trọng của tiếng Mông khi sử dụng láy từ là cả hai cách láy
(cách láy vị từ và láy danh từ) đều là láy toàn bộ (vỏ ngữ âm của từ không biến đổi ).
Về mặt ngữ pháp, trật tự câu đơn giản trong tiếng Mông cũng theo mô hình: Chủ
ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ. Nhưng trật tự cú pháp trong cụm danh từ chỉ sở hữu thì có sự
khác biệt, từ xác định sở hữu bao giờ cũng đứng trước từ được xác định, ví dụ: cur luz
mov – tôi cái mũ (cái mũ của tôi.
Tiếng Mông xưa kia không có chữ viết, điều này cũng được phản ánh trong thơ ca
dân gian. Năm 1961, phương án chữ Mông được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa phê chuẩn theo Nghị định 206/CP ngày 27/11/1961 “về việc phê chuẩn phương án
chữ Thái, Tày, Nùng, Mèo” và đưa vào sử dụng thống nhất trong cả nước.
Tính chất đa thanh cùng với sự phối hợp các âm vực cao thấp trong ngôn ngữ thơ
tạo cho thơ ca dân gian Mông sự cân đối, hài hòa. Sự cân đối của các câu thơ không chỉ
ở số lượng câu chữ mà ở cả sự cân đối về thanh điệu.
4.1.2. Thể thơ
Có thể khẳng định, việc tìm kiếm và xác định các thể thơ truyền thống như kiểu lục
bát của người Kinh hay theo lối 7 chữ của người Cao Lan, thơ năm chữ của người Lô
Lô thì rất khó.
Trên cơ sở kết quả khảo sát và đi sâu nghiên cứu số âm tiết, số dòng thơ, khổ thơ,
bài thơ chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, đặc trưng của thơ ca dân gian Mông là thể thơ biến đổi linh hoạt. Nếu
thơ ca một số dân tộc khác thường theo thể duy nhất (5 chữ là thể thơ duy nhất trong dân
ca Lô Lô kể cả bài Lôx mi pho 200 câu; hình thức sử dụng chung trong thơ ca Dao là 7
chữ); theo các mô hình thể thơ phổ biến (thể lục bát, song thất lục bát trong ca dao
Kinh ) thì
thơ ca dân gian Mông không bị gò ép bởi luật thơ, không quy định số âm tiết
trong một câu thơ, có thể dài, ngắn khác nhau, miễn là trọn vẹn chủ đề. Có những câu
chỉ 2 - 4 âm tiết, nhưng có những câu dài tới 17 âm tiết.
Nếu nhận định hình thức nghệ thuật và giá trị biểu hiện của mỗi thể thơ khác nhau
nên tác động của chúng đối với giai điệu và hình thức diễn xướng dân ca cũng khác nhau
16
(ví dụ: trong ca dao dân tộc Kinh, thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có
nội dung trữ tình hoặc giao duyên; thể song thất lục bát thường dùng trong những bài hát
có âm điệu “nói lối” và ca xướng do sắc thái giãi bày nội tâm của nhịp điệu thơ; thể hỗn
hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong
những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên) thì
hoàn toàn không đúng với thơ ca dân gian Mông.
Thứ hai, thơ dân gian Mông không quy định số câu, dòng, khổ thơ trong một bài.
Có bài rất ngắn chỉ 4 dòng, có những bài dài trên 400 dòng.

Thứ ba, đặc điểm nổi bật trong thơ ca dân gian Mông là mỗi bài gồm nhiều khổ
thơ, mỗi khổ thơ gồm 2 vế, vế sau lặp lại hoàn toàn vế trước chỉ khác ở từ để gieo vần,
ví dụ: Vế (1) Lưỡi đồng gậy lưỡi sắt/ Lưỡi sắt gẫy vụn nát/ Không gắn được thành
hình/ Nói bao nhiêu nữa chắc hai ta cũng không thành gia đình, Vế (2) Lưỡi đồng gậy
lưỡi sắt/ Lưỡi sắt gẫy vụn nát/ Không gắn lại thành miếng/ Nói bao nhiêu nữa chắc hai
mình cũng không thành gia quyến.)

Vần trong thơ ca dân gian Mông là yếu tố được quy định khá chặt chẽ, vần chỉ gieo
trong cùng một vế (vần chân), thông thường tiếng cuối cùng của câu đầu vế vần với
tiếng cuối cùng của câu cuối vế nhưng tách câu. Cũng có lúc vần nằm ở hai tiếng cuối vế
(tiếng cuối câu trên được lặp lại trong tiếng cuối câu dưới)
Đặc điểm trên ngoài việc tạo ra sự cân đối về nhịp điệu trong mỗi khổ thơ còn giúp
người hát dễ nhớ, dễ thuộc, dễ ứng tác lời trong mỗi cuộc hát.
4.1.3. Giọng điệu
Thơ ca dân gian Mông thể hiện ở một số giọng điệu chính như sau: giọng điệu kể,
giọng tâm sự giãi bày, giọng than vãn, oán hận hoặc có sự đan xen nhiều giọng điệu
trong một bài ca. Thơ ca dân gian Mông không mượt mà mà có tính chất gãy khúc, nhấp
nhô do đặc thù ngôn ngữ và thể thơ. Lời thơ mang nhiều chất văn xuôi, đồng điệu với
mạch tư duy của người Mông, không gò ép trong phạm vi câu thơ, không giới hạn số
lượng chữ trong câu. Cái “ngổn ngang” của đời sống đi vào câu ca rất tự nhiên; cái thô
mộc, mạnh mẽ với những biến đổi bất thường có sức chinh phục người nghe trước
những bài ca của đồng bào.
4.2. Đặc điểm kết cấu nghệ thuật
4.2.1. Kết cấu thể thơ độc đáo
Tồn tại trong cuộc sống dưới hình thức sinh hoạt diễn xướng, thơ ca dân gian
Mông mang đậm lối đối đáp, dù bài thơ còn giữ nguyên kết cấu hai vế hay chỉ còn lưu
lại hình thức một vế thì dấu ấn của lối đối đáp vẫn in khá rõ trong cách thể hiện. Kết quả
khảo sát văn bản cho thấy hình thức đối đáp là đặc trưng cơ bản, chiếm số lượng lớn
trong thơ ca dân gian Mông: tỷ lệ 235/272 bài. Các bài ca tồn tại trong hai hình thức: độc
thoại và đối thoại.

Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình thể hiện rõ qua các bài ca nghi lễ cúng ma
của người Mông. Với lời ca chan chứa tình yêu thương “Khúa kê” còn là một lễ thức
17
quan trọng dẫn dắt linh hồn người chết về được với tổ tiên. Với “mô hình cấu trúc vòng
tròn khép kín, bắt đầu là cái chết, sự hủy diệt và kết thúc là sự sống”, tính chất tự sự
đậm đà, lời kể tuy dàn trải, nhưng có sức lôi cuốn riêng, người đọc bài ca này trong đám
tang đã hóa thân thành người dẫn đường đầy linh thiêng như đưa người nghe (cả người
sống và người chết) thâm nhập vào cõi ấy. Chính yếu tố cốt truyện làm cho những câu
thơ, khúc hát trong bài liên kết chặt chẽ hơn, tình tiết truyện theo những khúc hát cứ liên
tiếp nhau, khiến cho người nghe có cảm giác như nghe một câu chuyện trong đời.
Thơ ca dân gian Mông đều tuân theo một mô hình cấu trúc chung: ban đầu là bức
tranh thiên nhiên, sinh hoạt ở phần trước bài ca làm duyên cớ dẫn dắt cảm xúc sau đó
mới là bức tranh tâm hồn của con người. Với kiểu cấu trúc này, giữa hai bức tranh có sự
giao nhau, cái này làm sáng tỏ cái kia tạo nên bức tranh tâm trạng của con người.
Có thể nói, sức sống mãnh liệt của thơ ca dân gian Mông trong đời sống thường nhật
không chỉ bởi nội dung phong phú, mà còn bởi nghệ thuật liên kết các hình tượng trong một
bài thơ; bao nhiêu lời ca bấy nhiêu tâm trạng, bấy nhiêu cuộc đời. Sự hài hòa giữa tự sự với
trữ tình tạo nên vẻ đẹp hồn nhiên chân thành và sự đồng cảm với người đọc.
4.2.2. Một số dạng kết cấu tiêu biểu
4.2.2.1. Thủ pháp đối ngẫu
Kết cấu đối ngẫu tạo nên sự rung cảm lớn của chất thơ và giàu sức thuyết phục. Các
hình ảnh đối ngẫu được sử dụng không phải là sự đồng nhất cuộc sống của con người với
tự nhiên; cũng không phải là sự so sánh các nhận thức khác nhau về đối tượng so sánh mà
là sự đối chiếu theo dấu hiệu chuyển động của thực tế khách quan: “Con ạ, măng non bẻ
măng ăn / Măng già chặt đan cót /Là thân con gái phải đi làm dâu.
Phép đối ngẫu trong thơ ca dân gian Mông còn thể hiện sự quan sát thiên nhiên một
cách tinh tế. T
hủ pháp đối ngẫu đã len lỏi trong từng ý, từng câu tạo ra một nội dung diễn
đạt vừa hoàn chỉnh vừa sâu sắc.
4.2.2.2. Kết cấu trùng điệp

Trong thơ ca dân gian Mông, trùng điệp là kết cấu nghệ thuật rất đặc trưng, phổ
biến. Nếu thơ ca các dân tộc khác có ưu thế lặp một dòng thơ, hai dòng thơ thì ưu thế của
thơ ca dân gian Mông là thủ pháp trùng điệp cả khổ thơ. Đây là nét nổi trội không thể trộn
lẫn.
Thủ pháp trùng điệp tạo nên sự tràn đầy trong mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình,
tăng sức thuyết phục của lý lẽ và tính nhất quán của hình tượng thơ.
Sự có mặt của các cụm từ, các ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần và mỗi lần lặp lại
đều có sự biến đổi đôi chút theo quy luật phù hợp với âm, vần khiến việc lặp lại không bị
nhàm chán, đơn điệu, vừa sinh động, vừa khắc hoạ rõ ý đồ nghệ thuật tạo nên sắc thái
biểu đạt riêng cho bài ca
Bản thân một khổ thơ đã mang đến cho người đọc, người nghe sự rung cảm đặc biệt
bởi cách giãi bày tình cảm bộc trực, thẳng thắn, cách so sánh, ví von giàu hình ảnh… khi
18
dùng thủ pháp trùng điệp cả khổ thơ thì hiệu quả càng tăng lên rõ rệt. Về cơ bản, điêp khổ
thơ đã bao hàm cả thủ pháp điệp từ, điệp câu. Việc lặp lại không hề gây nhàm chán, đơn
điệu bởi một số từ ngữ đã được thay đổi, thêm bớt, đảo trật tự, để tạo ra nhịp điệu khi diễn
xướng. Cũng chính nhờ kết cấu trùng điệp mà bài ca dân gian Mông tuy dài nhưng không
tạo cảm giác nhàm chán, trái lại vẫn hấp dẫn, thú vị. Thủ pháp trùng điệp góp phần tạo
nên nhịp điệu, tiết tấu cho khúc hát, tạo lập mối liên kết giữa các câu thơ liền mạch cảm
xúc nhất định phù hợp với hoàn cảnh diễn xướng cụ thể.
4.3. Các phương thức so sánh, ẩn dụ, nhân hóa trong thơ ca dân gian Mông
Một nét đặc trưng trong cách tư duy, diễn đạt của người Mông là cách nói bằng
hình ảnh, hình tượng. Để biểu đạt tư duy và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, thơ ca dân gian sử
dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
4.3.1. So sánh
Đặc điểm nổi bật của thơ ca dân gian Mông là các hình ảnh, chất liệu để xây dựng
hình tượng nghệ thuật luôn gắn với thiên nhiên, với hoàn cảnh sống và điều kiện sinh
hoạt gần gũi của đồng bào.
Thơ ca dân gian Mông sử dụng nghệ thuật so sánh chủ yếu trên hai phương diện:
về ngoại hình và nội tâm nhân vật. Về ngoại hình cô gái Mông luôn được ví với hình

ảnh hoa dưa., hoa bí, hạt đậu non, bó củi trên nương, hoa hồng trên đá Về nội tâm, thế
giới riêng tư thầm kín được thể hiện sinh động và độc đáo: “Buồn như chiếc nỏ lên dây
không được bắn/ Lòng thảm như chiếc nỏ lắp tên không được bật”. Cách so sánh, ví von
dùng cái cụ thể, gần gũi nhất để nói về cái trừu tượng xa xôi: "Lứa tuổi đôi ta/ Tuổi
xuân ngắn tũn tựa sào phơi/ Tuổi già dài dằng dặc như chân trời rơi/ Tuổi xuân ngắn
tũn như ống bương/ Tuổi già dài dằng dặc như chân trời cùng" khiến người đọc, người
nghe dễ dàng hình dung, cảm nhận được cảm xúc tỏa ra từ chiều sâu của tứ thơ, hồn thơ
4.3.2. Ẩn dụ
Trong thơ ca dân gian Mông ẩn dụ được dùng khá phổ biến thông qua hình ảnh:
lanh, đôi bồ giáo, tổ ong bầu, ong khoái Nhờ đó, thơ ca dân gian Mông đã diễn tả
những cung bậc tình cảm khác nhau, những khái niệm trừu tượng, khó đong đếm và tạo
khả năng làm xích lại gần nhau những sự vật hiện tượng khác nhau.; đồng thơi đưa đến
nhận thức mới: “Hai mình đem tuổi xuân lăn xuống hang”.
Ẩn dụ thơ ca dân gian góp phần tăng tính chất trữ tình của lời ca: “Sao em nỡ cầm
dao cắt đứt sợi dây lưng trước đây ta tặng/ Khiến ta đành ra về không thể trở lại đây”.
Ẩn dụ phản ánh một cách kín đáo, cho dù hình tượng bên ngoài là trời đất, cỏ cây, chim
muông thì bên trong vẫn là con người:“Trời không ba ngày sáng /Đất không ba thước bằng”.
Ẩn sau hình ảnh trời, đất là cuộc đời, là số phận của con người: đời người vui, buồn, sướng, khổ
vốn là lẽ thường. Câu thơ hướng người đọc về phía trước, cho con người niềm tin vào tương lai.
4.3.3. Nhân hóa
19
Trong thơ ca dân Mông, thế giới quan thần thoại và quan niệm “vạn vật hữu linh” đã thổi
vào thế giới tự nhiên linh hồn, sự sống của con người. Thơ ca dân gian thường sử dụng hai cách
cấu tạo nhân hóa: Thứ nhất, dùng những từ chỉ tính chất, hành động của con người để biểu thị
tính cách, hành động của sự vật, hiện tượng không phải là người; thứ hai, coi sự vật như con
người để trao gửi, tâm sự.
4.4. Một số biểu tượng trong thơ ca dân gian Mông:
Thế giới hình ảnh và biểu tượng trong thơ ca dân gian Mông phong phú và đa
dạng, từ những vật vô tri vô giác cho đến thiên nhiên muôn màu. Từ sự quan sát tự nhiên
và cuộc sống hàng ngày, biểu tượng hình thành trong kí ức và chuyển thành nghệ thuật,

giúp người đọc có thể hiểu thêm về đời sống phong tục và tâm lí cộng đồng của một dân
tộc. Thế giới biểu tượng trong thơ ca và tiềm thức dân gian đã cộng hưởng với nhau tạo
nên rung động thẩm mỹ, màu sắc riêng của thơ ca dân gian Mông. Hành trình khám phá
biểu tượng trong văn học là hành trình trở về cội nguồn văn hóa với những giá trị chân,
thiện, mỹ của mỗi dân tộc.
Một số biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông: Biểu tượng cây lanh, biểu
tượng cây khèn, biểu tượng con đường, biểu tượng nước, biểu tượng hoa, biểu tượng
con số, biểu tượng bồ giáo, thắt lưng, xà cạp, khăn đội đầu, biểu tượng lá ngón, cuộn
dây, biểu tượng chiếc ô, biểu tượng con ngựa
4.5. Những tương đồng và khác biệt về phương thức biểu hiện của thơ ca dân
gian Mông với thơ ca dân gian các dân tộc khác
Đặc điểm chung của thơ ca dân gian các dân tộc là ra đời bởi nhu cầu của đời sống,
tồn tại trong môi trường diễn xướng dân gian, vì thế nội dung các bài ca đều tập trung
phản ánh hiện thực đời sống, thế giới quan, nhân sinh quan, những cảm nhận về thiên
nhiên – con người, những ước mơ, khát vọng của quần chúng nhân dân lao động.
Tuy nhiên, mỗi dân tộc có một phương thức biểu hiện riêng có quan hệ với môi
trường, tín ngưỡng và cảm quan thẩm mỹ của dân tộc. Vì thế, trong thơ ca dân gian
Mông, hình tượng thơ ca gắn bó mật thiết với môi trường và tâm lý đồng bào, ví dụ:
người con gái Mông đẹp phải có “mặt mũi mỏng manh như lá dong/ Lưng thắt đáy như
ong kiến lưng thắt đáy như ong bầu”, có tấm váy “Xếp ngay ngắn như vành nấm đa”
và biết “quấn xà cạp đẹp như trôn ốc xoáy”.
Nói về số phận hẩm hiu, cảnh đời tủi cực
của mình trong xã hội xưa, cô gái Mông tự ví mình như “bó củi trên nương ”, như
“loài dơi sống treo chân…” “con đường ống đũa, ống tre”, “như hoa trân châu không
nở nổi”, “như dao ở trong bao”… Nói đến nỗi đau mất người yêu: “tim gan anh -
Rung động khác nào hang đá sập ”; nỗi đau khi bị gả bán, ép duyên: “Nhà Mông lạ
đem gầu Lía mổ ăn/ moi gan lấy lòng/ Đem ấu canh húp/ Đãi cả nhà Mông kia một đám
khứa/ Ai cũng khen vừa ý vừa lòng”
; n
ỗi bất hạnh của cảnh mồ côi cũng được diễn tả

lên bằng hình ảnh cụ thể “Bố mẹ giang tay luôn trên đá” “Sợ sẽ như xa quay xa đòi con
thoi… Sợ sẽ như xa quay xa đòi quàng ách…”. Cha mẹ mất đi “để cho cái cuốc, cái cày
bị mọc rêu…Để cho cái cuốc, cái cày bị mọc rễ…”. Đến như cái chết đi vào thơ ca dân
gian Mông cũng được thể hiện bằng những hình ảnh rất riêng như: “Quay lưng em
20
chống đất/ Quay ngực em chống trời” hay “chân bám thung tay bám núi/… chân bám
núi tay bám thung”. Có hiểu được tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng thì mới hiểu
sâu sắc ý nghĩa những lời so sánh ví von ấy. Sử dụng so sánh tu từ dày đặc, ẩn dụ tu từ
kín đáo và tinh tế, chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật gắn với thiên nhiên, với
đời sống sinh hoạt thể hiện rõ cách cảm cách nghĩ của đồng bào Mông.
Thủ pháp phóng đại cũng được đồng bào sử dụng theo cảm quan của mình nên
mang sắc thái rất riêng và dù cách nói tương đối xa hiện thực thì sự phóng đại cũng có
mức độ và mang phong cách riêng.
Tâm lý dân tộc Mông được in vào thơ ca khá đậm nét. Xuất phát từ cảm quan tín
ngưỡng của dân tộc mình, nếu không lấy được nhau trên cõi trần, họ sẽ lấy nhau ở cõi âm.
Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật cũng tạo nên sự khác biệt của thơ ca
dân gian Mông so với thơ ca dân gian các dân tộc khác. Nét độc đáo thể hiện ở chỗ
người Mông không sử dụng trong câu hát của mình các đơn vị thời gian như giây, phút,
giờ, tuần mà chỉ tập trung váo các đơn vị ngày, tháng, năm, đêm và cũng ít đưa địa danh
cụ thể vào trong thơ ca.
Về kết cấu, dung lượng bài thơ dân gian Mông thường dài hơn so với bài thơ dân
gian người Kinh. Tính trần thuật, kể lể, phô diễn của bài dân ca Mông đậm nét hơn. Nếu
trong ca dao dân tộc Kinh, nỗi nhớ nhung của đôi lứa được bộc lộ một cách ngắn gọn:
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi/Như đứng đống lửa như ngồi đống than”. Cũng nỗi niềm ấy,
thơ ca dân gian Mông lại diễn đạt bằng nhiều hình ảnh kèm theo lời giãi bày kể lể: “Bên
hang lá chuối tỏa/ Xòe tròn như cái nong/ Đêm qua, đêm tàn, ngày mai sáng lối/ Ta lê
bước về nhà / Hồn còn ngủ trong thắt lưng em/ Bên hang lá chuối xòe/ Xòe tròn tựa
chiếc quạt/ Đêm đã qua, sao lượn vòng đổi chỗ/ Ngày đã rạng lối đi sáng rõ/ Ta quay
gót về nhà/ Mà hồn như còn ngủ trong tà áo em”.
Có thể nói nếu đem so sánh với lối nói

cô đọng, giàu màu sắc ẩn dụ, bóng bảy của ca dao dân ca dân tộc Kinh và một số dân tộc
khác thì cách diễn tả của thơ ca Mông hồn nhiên, trữ tình và giàu chất hiện thực.
Một đặc điểm nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân gian Mông đó là lối tư duy trực
cảm của đồng bào: “Có trời mới có đất/ Có đất mới có cỏ cây/ Có già mới có trẻ/ Có
trên mới có dưới”.
Thơ ca dân gian Mông không gò ép trong phạm vi câu cú, tiết độ câu thơ
không hạn định.
Cách gieo vần cùng với thủ pháp kết cấu trùng điệp khổ thơ
khiến cho ý tưởng nghệ thuật được triển khai một cách thấu đáo, cặn kẽ, tăng
hiệu quả biểu đạt và liền mạch của mỗi bài thơ. K
ết cấu trùng điệp một cách
đậm đặc tạo nên đặc trưng riêng trong thơ ca dân gian Mông, nhờ lối kết cấu
này mà dân ca Mông dễ nhớ dễ thuộc và gần gũi với đời sống đồng bào hơn bao
giờ hết. Điều đó làm cho thơ ca dân gian Mông không bị lẫn với thơ ca dân gian
dân tộc khác.
21
KẾT LUẬN
Thơ ca dân gian Mông là một loại hình nghệ thuật đặc sắc hình thành và phát triển
trong tiến trình lịch sử văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Mông. Từ góc nhìn
văn hóa, chúng tôi muốn khẳng định nền móng vững chắc của di sản văn học lâu đời này
của dân tộc Mông đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam nói
chung. Nghiên cứu thơ ca dân gian từ góc nhìn văn hóa là con đường phù hợp và có
nhiều triển vọng, đem đến những kết quả mới, giúp người đọc hiểu một cách sâu sắc
hơn, toàn diện hơn về giá trị của thơ ca dân gian Mông nói riêng và thơ ca các dân tộc
thiểu số nói chung. Luận án của chúng tôi đã đưa ra cái nhìn bao quát từ tộc danh đến
con người, hoàn cảnh địa lý, lịch sử kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; đồng thời đi sâu tìm
hiểu những đặc điểm về quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh cùng nội dung hiện
thực và các phương thức biểu hiện nghệ thuật độc đáo đã làm nên bản sắc của thơ ca dân
gian Mông.
Quá trình đi sâu nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi

rút ra một số nhận định sau:
1. Lịch sử và điều kiện sống đặc biệt của dân tộc Mông đã sản sinh ra nền văn học
dân gian Mông khá độc đáo mang đậm dấu ấn miền núi cao. Sống giữa thiên nhiên hào
phóng với cảm quan nghệ thuật hồn nhiên, cùng với cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ để
chống lại thiên tai và kẻ thù, đồng bào Mông đã sáng tạo ra nền thơ ca dân gian có nội
dung và hình thức phong phú góp vào kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông, phản
ánh trung thành đời sống tinh thần của đồng bào. Thơ ca dân gian Mông là tiếng hát lời
ca, lời nhắn gửi tâm tình, là “phiên bản” lịch sử văn hóa dân tộc Mông. Chính môi
trường sống, phong tục tập quán và tâm hồn con người vùng cao đã tạo nên nguồn cảm
hứng cho những bức tranh hiện thực muôn màu của thơ ca dân gian và thơ ca dân gian
cũng đem lại vẻ đẹp muôn màu cho cuộc sống con người.
2. Thơ ca dân gian Mông là một bộ phận đặc sắc trong văn hóa truyền thống dân
tộc Mông. Đó là bức tranh hiện thực phong phú về cuộc sống con người trong mối quan
hệ tổng hòa với thiên nhiên và xã hội. Lấy cảm hứng từ đời sống, thơ ca dân gian Mông
đề cập đến mọi mặt của hiện thực, phản ánh các quan niệm về thẩm mĩ, về vũ trụ, nhân
sinh, đời sống sản xuất, tình cảm gia đình, bản làng, tình yêu thiên nhiên, tình yêu lao
động, những bất công ngang trái trong xã hội và tất cả các cung bậc của tình yêu nam nữ
v.v thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của con người. Đồng thời thơ ca dân gian Mông
còn chứa đựng trong đó những phong tục tập quán, nếp cảm, nếp nghĩ, là triết lý nhân
sinh được hun đúc lên qua nhiều thế hệ và trở thành tài sản văn hóa của cả cộng đồng
dân tộc Mông. Từ thơ ca dân gian Mông, có thể nhận thức khá đầy đủ về đời sống xã
hội, tình cảm, những tinh hoa và hủ tục của người Mông; sự gắn bó đoàn kết trong cộng
đồng người Mông; những nét tâm lí mang tính đặc thù của đồng bào Mông. Sự kết hợp
giữa lời thơ và nhạc điệu cùng với phương thức diễn xướng sinh động, vừa mang tính
nghệ thuật vừa mang tính dân gian, vừa phổ biến, vừa độc đáo đã phản ánh nhiều sắc
điệu về tình cảm qua ngôn ngữ nghệ thuật của đồng bào.
22
3. Bên cạnh những đặc điểm tương đồng với thơ ca dân gian các dân tộc khác, thơ
ca dân gian Mông có nét riêng độc đáo trong quan niệm thẩm mĩ, phương thức thể hiện:
cấu trúc thể thơ, cách gieo vần độc đáo, các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ và

các biểu tượng gắn với nếp nghĩ, nếp cảm của người Mông đều có mặt trong thơ ca. Thơ
ca dân gian Mông có sự kết hợp hài hòa giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày và ngôn ngữ
nghệ thuật, giàu nhạc điệu, kết cấu đối đáp cùng các thủ pháp điệp từ, điệp ý thể hiện rõ
hình thức diễn ngôn độc đáo tồn tại trong môi trường văn hóa dân gian của người Mông.
Tất cả những yếu tố đó đã làm nên bản sắc thơ ca dân gian dân tộc Mông không trộn lẫn
với những thuộc tính của thơ ca dân gian dân tộc khác.
Thơ ca dân gian Mông phong phú cả về nội dung và hình thức, nhưng ở mỗi bình
diện đều toát lên vẻ đẹp tâm hồn yêu thương đằm thắm nhưng cũng cứng cỏi, bộc trực
bằng những lời thơ sống động giàu nhạc tính. Với đồng bào, những lời thơ, những làn
điệu dân ca đã ngấm sâu vào lòng người bao đời nay, khiến họ có thế ca hát từ ngày nay
sang ngày khác, nơi này sang nơi khác. Thơ ca dân gian Mông được diễn xướng trong
nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong lao động sản xuất, sinh hoạt gia đình, trong hôn lễ,
tang ma, trong lễ hội dân gian, các sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh như cầu cúng thổ công,
tổ tiên, cầu an giải hạn theo quan niệm “vạn vật hữu linh”. Ra đời từ môi trường diễn
xướng dân gian miền núi cao, lời thơ cùng các làn điệu dân ca đã đưa con người với con
người xích lại gần nhau.
4. Thơ ca dân gian Mông phong phú cả về số lượng và chất lượng. Việc tổ chức
hát đối đáp dân ca là những sinh hoạt tinh thần hồn nhiên, lành mạnh đối với đồng bào
dân tộc vùng cao, nơi đời sống kinh tế văn hóa còn nghèo nàn lạc hậu. Dân ca đã trở
thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Đây là phương
tiện hữu hiệu nhất để nuôi dưỡng tâm hồn con người. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát
triển của kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế văn hoá giữa các
vùng dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần đã có nhiều thay đổi, nhưng mặt trái của
cuộc sống hiện đại lại cho thấy việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc
thiểu số gặp nhiều khó khăn. Các sinh hoạt văn hoá trong lễ hội chưa được quan tâm
đúng mức thậm chí nhiều nơi tỏ ra mờ nhạt; nhiều bài dân ca chỉ còn lại trong kí ức
người cao tuổi vẫn chưa được sưu tầm lưu giữ. Các làn điệu dân ca đang dần dần mai
một, đó là bài toán khó đang đặt ra trước mắt chúng ta.
Qua khảo sát thực tế nguồn di sản thơ ca dân gian Mông, với tư cách là một người
dân tộc Mông, tôi luôn luôn quan tâm và trân trọng di sản văn hóa của dân tộc mình và

mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị của cá nhân về việc giữ gìn và phát huy các giá trị thơ
ca dân gian Mông nói riêng và bản sắc văn hóa Mông nói chung, như sau :
- Đảng, Nhà nước đặc biệt cần có chế độ, chính sách thoả đáng, kịp thời dành cho
những nghệ nhân trình diễn nghệ thuật dân gian, những nhà nghiên cứu, sưu tầm văn
hoá dân gian các dân tộc. Bởi các di sản văn nghệ dân gian nếu không kịp bảo tồn sẽ dễ
dàng một đi không trở lại.
- Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông cần lựa chọn, kế thừa
và phát huy những tinh hoa của đồng bào và giúp đồng bào Mông nhận thức về tiềm
23
năng của mình. Cần có những hình thức tuyên truyền vận động thiết thực để đồng bào
Mông hiểu rõ những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc, biết gạt bỏ hủ tục và phát huy
mĩ tục đưa văn hóa xã hội tiến lên.
- Các nhà quản lí văn hóa cần có kế hoạch kiểm kê đầy đủ và đánh giá đúng mức
đối với các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân
gian Mông nói riêng; tiến hành nghiên cứu sưu tầm, dịch thuật ghi hình, ghi âm, quảng
bá các tác phẩm, các làn điệu dân ca thông qua phát thanh truyền hình bằng tiếng dân
tộc. Nhân các ngày tết, lễ hội, cưới xin, tang ma nên khơi dậy các sinh hoạt văn nghệ
dân gian, tạo không gian văn hóa cho người Mông nhằm thể hiện bản sắc dân tộc và
nuôi dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống.
- Đối với việc giữ gìn tiếng Mông và chữ Mông: Thứ nhất, với các địa phương có
đông đồng bào Mông sinh sống, việc học và sử dụng tiếng Mông phải được coi là nghĩa
vụ nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Thứ hai,
cần quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số cũng như dân tộc Mông nhằm
tiến tới xây dựng chương trình dạy ngữ âm – chính tả tiếng Việt thích hợp với học sinh
dân tộc Mông nói riêng và học sinh các dân tộc thiểu số (đã có chữ viết) nói riêng. Thứ
ba, phải làm sao để việc học chữ Mông trở thành một nhu cầu của chính đồng bào
Mông, chữ Mông trở thành phương tiện để đồng bào có thể tiếp cận với nền văn hóa
khoa học hiện đại nhanh nhất.
Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học nghê thuật,
ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc là phương hướng đúng đắn

đồng thời là nhiệm vụ của những người làm công tác văn hóa văn nghệ nước ta hiện nay.
Với kho tàng khá đồ sộ, đề tài phong phú, lại được thử thách qua bao thăng trầm của lịch
sử chứa đựng trong mình nhiều trầm tích văn hóa, thơ ca dân gian Mông xứng đáng
được bảo tồn và gìn giữ như một thứ tài sản quý báu của dân tộc.
Từ lòng yêu mến, trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, chúng tôi thực
hiện đề tài: THƠ CA DÂN GIAN MÔNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA, đây mới là
thành quả nghiên cứu trong giai đoạn đầu. Chúng tôi thấy vấn đề Thơ ca dân gian Mông
trong tương lai sẽ cần mở rộng và đi sâu nghiên cứu nhiều hơn nữa để khám phá được
nhiều tinh hoa đặc sắc của đồng bào.
24
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hùng thị Hà (2003), Một số loại hình văn học dân gian của dân tộc Hmông, Tạp
chí Văn hóa các dân tộc, số 9.
2.Hùng Thị Hà (2003) Tình yêu trong thơ ca dân gian Mông, Tạp chí Văn hóa số 20.
3. Hùng Thị Hà (2005), Dịch thơ ca dân gian Mông sang Tiếng Việt như thế nào,
Tạp chí Văn nghệ dân tộc, số 3.
4. Hùng Thị Hà (2006), Câu đố Mông, Tạp chí Văn nghệ Dân tộc, số 2.
6. Hùng Thị Hà (2008), Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian
Mông, số tháng 8+9, Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
6. Hùng Thị Hà (2011), Câu dân ca trên cao nguyên đá, Tạp chí Văn hóa các dân
tộc, số 2.
7. Hà Giang đẩy mạnh phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam,
Tạp chí Dân tộc, số 4/2012.
8. Câu dân ca trên cao nguyên đá (Lo khơưr cxiêx sâuv caoz zênhx jêz), Nxb Giao
thông vận tải, H. 2012.
9. Một số biểu tượng phổ biến trong thơ ca dân gian Mông, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3/2014.
25

×