Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn tổ chức cho học sinh tự học theo nhóm ở nhà đối với môn toán trường tiểu học đồng quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.63 KB, 23 trang )

Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I) THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1- Họ và tên: Văn Quang Tiến
2- Ngày tháng năm sinh: 10 – 09 - 1965.
3- Nam, nữ: Nam
4- Địa chỉ: 4172 H- Bến Nôm 2 – Phú Cường – Định Quán – Đồng Nai.
5- Điện thoại: ( CQ): 0613639132 (NR); ĐTD Đ: 01696 364 001.
6- Fax:… E – mail: …….
7- Chức vụ: Khối trưởng Bốn.
8- Đơn vị công tác: Trường TH Phù Đổng.
II) TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị ( Hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP – TP: HCM
- Năm nhận bằng: 2006.
- Chuyên ngành đào tạo: GD Tiểu học – Chuyên tu
III) KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học Tiểu học.
- Số năm có kinh nghiệm: 21 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: …
Biện pháp dạy học sinh yếu tại lớp 4/5 – Phân hiệu Bến Nôm 2- TH Phù Đổng.
Trang1
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Đơn vị: Trường TH Phù Đổng
Mã số:…………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU
TẠI LỚP 4/5 – PHÂN HIỆU
BẾN NÔM 2 – TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG
Người thực hiện: VĂN QUANG TIẾN
Lĩnh vực nghiên cứu:


Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn: ………………
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác:………………………………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2010 - 2011
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
MỤC LỤC:
STT NỘI DUNG SỐ TRANG GHI CHÚ
1
Sơ lược lí lịch khoa học
1
2 Mục lục 2
3 Khung nghiên cứu 3-4
4 Hiện trạng 4-5
5 Giải pháp thay thế

5-6
6 Vấn đề nghiên cứu 6-7
7 Thiết kế 7
8 Đo lường

8
9 Phân tích dữ liệu 8-9
10 Kết quả 9-10
11 Phụ lục Từ trang 11 trở đi
Trang:2
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
ĐỀ TÀI: Tổ chức cho học sinh tự học theo nhóm ở nhà đối với môn Toán

sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh tiểu học.
(lớp 4/5 trường Tiểu học Phù Đổng, Phú Cường, Định Quán – Đồng Nai)

Khung nghiên cứu:
Hiện
trạng
- Học sinh (HS) lớp 4/5 còn nhiều em học yếu môn Toán thể hiện rõ nhất
qua kết quả kiểm tra chất lượng vào đầu năm học, môn Toán có 08 / 22 em
yếu. Cách mà giáo viên thường áp dụng để giúp đỡ các em còn yếu là tổ
chức cho các em về nhà tự làm một số bài tập theo hình thức cá nhân, hoặc
kèm cặp, phụ đạo thêm ở lớp… nhưng hiệu quả không cao.
- Nguyên nhân là do phương pháp dạy học chưa phù hợp; do HS chưa tích
cực học tập và chưa biết cách tự học; do gia đình các em đa số có hoàn
cảnh khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình…
- Việc cho các em tự học ở nhà theo hình thức cá nhân là hiệu quả thấp.
Giải
pháp
thay thế
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Một số tài liệu tôi đã nghiên cứu như: Tài
liệu: Một số vấn đề cơ bản của Chương trình Tiểu học mới- Đỗ Đình Hoàn
– NXB Giáo dục (2002) hoặc Bài 4: Tổ chức dạy học theo nhóm; Bài 12:
Một số kĩ thuật dạy học môn Toán theo chương trình Tiểu học mới - Tài
liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III (2003-
2007).
- Giải pháp thay thế: Giáo viên – người nghiên cứu: Tổ chức cho học sinh
học tập ở nhà theo hình thức nhóm, hằng ngày giáo viên đến từng nhóm để
kiểm tra, động viên, khích lệ và hướng dẫn cách học, cách hợp tác nhóm
khi học để các em có thể hỗ trợ nhau học tập môn Toán và cùng tiến bộ.
- Quy trình và khung thời gian thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề.
Vấn đề

nghiên
cứu
- Việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo nhóm đối với môn Toán có
làm nâng cao kết quả học tập môn Toán của học sinh Tiểu học?
- Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo
nhóm sẽ làm nâng cao kết quả học tập của học sinh Tiểu học (lớp 4/5
Trường Tiểu học Phù Đổng – xã Phú Cường – Định Quán – Đồng Nai).
Thiết
kế
- Khách thể nghiên cứu:
+ Giáo viên (GV): 03 GV hỗ trợ.
+ Học sinh (HS): 22 HS của lớp 4/5 do tôi chủ nhiệm trong năm học 2011 –
2012.
- Thiết kế mà tôi sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế kiểm tra trước
tác động và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.
- Mô tả các nhóm:
Trang:3
Người nghiên cứu: Văn Quang Tiến – Giáo viên trường Tiểu học Phù Đổng
Xã Phú Cường – Định Quán – Đồng Nai.
GV hỗ trợ: Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Bùi Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Liễu
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động Tác động
Kiểm tra
sau tác
động
N1(Nhóm thực nghiệm -11
em)
01
Tổ chức học sinh tự

học ở nhà theo nhóm
03
N2 (Nhóm đối chứng - 11
em)
02
Tổ chức cho học sinh
tự học ở nhà theo cá
nhân
04
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
Nhóm thực nghiệm (N1): gồm 11 học sinh.
Nhóm đối chứng (N2): gồm 11 học sinh.
Đây là hai nhóm tương đương được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Đo
lường
- Thu thập dữ liệu: Kết quả kiểm tra sau tác động môn Toán của các em
học sinh lớp 4/5 được tổ chức gồm 8 câu hỏi dạng trắc nghiệm và 2 bài tự
luận.
- Công cụ đo: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra chất lượng đầu
năm, được kiểm chứng bởi Ttest để xác định sức học Toán của hai nhóm là
tương đương và một bài kiểm tra sau tác động.
- Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra sau tác động với 2 GV
khác.
- Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng cách chấm điểm nhiều lần do 02
GV khác đảm nhiệm.
Phân
tích
- Mô tả, so sánh và liên hệ dữ liệu thông qua bài kiểm tra của học sinh ở
cả 02 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để đi đến kết quả nghiên cứu.
Sử dung phép kiểm chứng Ttest độc lập, P = 0,04 là có ý nghĩa; Chênh lệch

giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,82 , nên mức độ ảnh hưởng của tác động
thực nghiệm là lớn.
Kết quả
- Kết quả: Chênh lệch giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của
nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy kết quả học
tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt và có
ý nghĩa, kiểm tra Ttest độc lập, P = 0,04; P < 0,05 Như vậy chênh lệch giá
trị trung bình của hai bài kiểm tra có ý nghĩa, và chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn: SMD = 0,82 nên mức độ ảnh hưởng của tác động thực nghiệm
là lớn, kết quả học tập môn Toán của nhóm N1( nhóm thực nghiệm) đã
được cải thiện và nâng cao.
- Kết luận: Như vậy giả thuyết của đề tài: “Tổ chức cho học sinh tự học
theo nhóm ở nhà đối với môn Toán sẽ nâng cao kết quả học tập của học
sinh tiểu học” đã được kiểm chứng.
- Bàn luận, khuyến nghị.
Hiện trạng:
-Sau khi nhận lớp và tiến hành kiểm tra chất lượng đầu năm theo quy định của
nhà trường, bản thân tôi nhận thấy học sinh của lớp 4/5 do mình chủ nhiệm còn nhiều
em học yếu môn Toán (8/22 HS yếu toán). Tôi và các giáo viên khác thường thực
hiện rèn kĩ năng tự học theo hình thức cá nhân: sau mỗi tiết dạy giáo viên thường yêu
cầu các em về nhà làm thêm một số bài tập toán có nội dung liên quan với những kiến
thức cơ bản cần đạt của bài nhằm giúp các em nắm chắc hơn kiến thức đã học. Tuy
vậy, việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo hình thức cá nhân giáo viên không
theo dõi, kiểm tra được một cách thường xuyên và hiệu quả không cao.
- Nguyên nhân là do HS chưa tích cực học tập, chưa biết cách tự học; do
phương pháp dạy học chưa phù hợp; do gia đình các em đa số có hoàn cảnh khó khăn,
cuộc sống không ổn định nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình…
- Việc cho các em tự học ở nhà theo hình thức cá nhân hiệu quả thấp. Làm thế
nào để giúp các em học tập tiến bộ hơn, tôi đã đưa ra các giải pháp khác nhau như: Phụ
đạo cho đối tượng học sinh yếu Toán vào thời gian 15 phút cuối mỗi buổi học để củng

cố kiến thức cơ bản cho các em nhưng do HS mệt mỏi vì thời gian học kéo dài nên
Trang:4
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
hiệu quả thấp hay ôn tập cho các em vào những tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ…
Nhưng kết quả cũng không như mong muốn, vì thế cần tìm ra giải pháp thay thế.
Giải pháp thay thế:
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Một số tài liệu tôi đã nghiên cứu như: Tài liệu:
Một số vấn đề cơ bản của Chương trình Tiểu học mới- Đỗ Đình Hoàn – NXB Giáo
dục ( 2002) hoặc Bài 4: Tổ chức dạy học theo nhóm; Bài 12: Một số kĩ thuật dạy học
môn Toán theo chương trình Tiểu học mới - Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên Tiểu học chu kì III (2003- 2007).
- Giải pháp thay thế: Vấn đề nảy sinh là việc tổ chức cho học sinh tự học theo
hình thức cá nhân và tổ chức cho học sinh tự học theo hình thức nhóm ở nhà thì
hình thức học tập nào cho kết quả cao hơn? Để nhận biết điều đó, vào đầu năm học,
tôi – người nghiên cứu đã thực hiện chia lớp thành hai nhóm theo số thứ tự ở danh
sách lên lớp, em có số thứ tự là số lẻ thi ngồi ở một dãy (nhóm N1) và những em có số
thứ tự là số chẵn thì ngồi vào dãy còn lại (nhóm N2). Sở dĩ tôi tiến hành chia nhóm
như vậy là để tạo ra hai nhóm theo một cách ngẫu nhiên. Tôi chọn nhóm các em có số
thứ tự theo là số lẻ làm nhóm thực nghiệm (N1): gồm 11 học sinh và nhóm các em có
số thứ tự là số chẵn làm nhóm đối chứng (N2): gồm 11 học sinh. Nhóm N1 tôi tổ
chức cho các em tự học ở nhà theo nhóm, nhóm N2 tôi tổ chức cho các em tự học ở
nhà theo cá nhân.
Trước tiên tôi đến thăm gia đình các em trong nhóm N1 nhằm liên hệ với cha
mẹ học sinh để mượn chỗ cho các em tập trung học nhóm là nhà của ông Nguyễn Văn
Lai ( Phụ huynh của em Nguyễn Tuấn Kiệt) và nhà ông Phùng Nguyễn Văn Hoán
( Phụ huynh của em Phùng Văn Đồng); đồng thời nhờ 02 phụ huynh này giúp đỡ, đốc
thúc các em học tập siêng năng và đúng giờ.
Việc tổ chức cho HS tự học theo nhóm ở nhà được phụ huynh HS, người
dân ấp Bến Nôm 2 ủng hộ và tích cực hỗ trợ bằng nhiều hình thức như tham gia
động viên, nhắc nhở con em đi học đúng giờ, kiểm tra xem con mình có làm bài

tập chưa do họ nhận thức được lợi ích của nó mang lại cho con em mình vì thế
giải pháp mang tính xã hội hóa cao.
Hằng ngày, tôi đến nhà 02 nhóm nhỏ của nhóm N1là: N1-1và N1-2 ( 2 nhóm
nhỏ N1-1và N1-2 này được chia theo địa bàn cư trú để thuận lợi cho việc học ở
nhà của các em, nhóm do em Đồng làm nhóm trưởng có 5 em và nhóm do bạn
Kiệt làm nhóm trưởng có 6 em) để hướng dẫn cách học, cách hợp tác với nhau để
cùng thực hiện bài tập đã cho một cách chi tiết, cụ thể Trên cơ sở đó, tôi thiết kế các
dạng bài tập phù hợp cho từng ngày, tuần và từng giai đoạn, từng thời điểm học tập
của học sinh để giúp các em từng bước nắm được những kiến thức cơ bản cần đạt. Tôi
thường xuyên hướng dẫn cách tự học một cách cụ thể: Trước tiên các em trong mỗi
nhóm nhỏ cần thống nhất làm bài tập nào trước, sau đó một em có giọng đọc to, rõ đọc
nội dung và yêu cầu của bài, cá nhân tự suy nghĩ và làm bài vào vở nháp, sau khi các
em làm xong thì cả nhóm tiến hành thảo luận, chọn bài làm đúng. Các bạn làm tốt thì
chỉ bài giúp cho bạn làm chưa tốt tự làm bài và làm bài vào vở. Tiến hành tương tự cho
các bài tập Toán còn lại. Sau khi HS làm xong bài tập về nhà của môn Toán, tôi
còn yêu cầu các em thực hiện tương tự đối với các môn học khác như Tiếng Việt,
Khoa, Lịch sử - Địa lí…
Ở lớp, vào đầu mỗi tiết học tôi – người nghiên cứu đã kiểm tra việc học ở nhà
của học sinh cả 02 nhóm N1, N2 và đánh dấu (x) để kiểm tra tổng số buổi mà học sinh
Trang:5
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
cả hai nhóm N1, N2 tham gia tự học ở nhà theo hai hình thức cá nhân và nhóm có làm
bài tập Toán về nhà theo quy định không. (kết quả đánh dấu x ở phần phụ lục)
Hằng ngày, tôi đi sớm để giúp các em đặc biệt là đối tượng HS còn yếu chữa bài
thật kĩ. Em nào chưa hiểu, tôi yêu cầu các em khá giỏi hướng dẫn để các em này có thể
làm được bài tập đó.
Việc tổ chức cho HS tự học theo nhóm được phụ huynh HS, người dân, ban ấp
Bến Nôm 2 ủng hộ và tích cực hỗ trợ vì thế mang tính xã hội hóa cao.
Sau hai tháng, tôi – người nghiên cứu ra đề và tiến hành kiểm tra cả hai nhóm
học sinh trên rồi phân tích kết quả để kiểm chứng xem việc tự học theo nhóm ở nhà

của học sinh có kết quả như thế nào?
- Quy trình và khung thời gian thực hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề:
+ Quy trình: GV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học
2011 – 2012: có 08/22 HS yếu môn Toán-> Tiến hành tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên
cứu-> Chia lớp thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên, mỗi nhóm 11 HS và chọn nhóm
N1 làm nhóm thực nghiệm, nhóm N2 làm nhóm đối chứng-> Xác định mức độ tương
đương về dân tộc, nam, nữ, hoàn cảnh sống, năng lực học tập của các nhóm-> Thực
hiện tác động lên nhóm thực nghiệm-> Thu thập dữ liệu cần thiết-> Kiểm chứng,
thông kê dữ liệu-> Kết quả, kết luận-> Tiến hành nhân rộng quy mô của giải pháp của
đề tài trong lớp, khối, trường-> Rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
+ Khung thời gian:
Tháng Tuần Thời gian
Nội dung cơ bản cần đạt, dạng bài tập mà HS lớp 4
thường gặp khó khăn
09
01 22/08-01/09 + Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
+ Tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ
02 05/09-09/09 + Đọc viết số có 6 chữ số
+ Hàng lớp
+ So sánh các số có nhiều chữ số
03 12/09-16/09 + Đọc viết số đến lớp triệu
+ Củng cố về dãy số tự nhiên
04 19/09-23/09 + So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
+ Đổi đơn vị đo khối lượng; Giây, thế kỉ
05 26/09-30/09 + Tìm số trung bình cộng của 2 hay nhiều số
+ Tìm hiểu về biểu đồ
10
06 03/10-07/10 + Phép cộng, phép trừ
07 10/10-14/10 + Tính giá trị biểu thức có chứa hai, ba chữ
+ Tính chất kết hợp của phép cộng

08 17/10-21/10 + Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
+ Phân biệt góc nhọn, góc tù, góc bẹt
09 24/10-28/10 + Nhận diện 2 đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng
song song.
+ Vẽ 2 đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song
song, hình chữ nhật, hình vuông
30/10 + Kiểm tra, tổng hợp số liệu
Vấn đề nghiên cứu:
-Việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo hình thức nhóm đối với môn Toán
có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh Tiểu học không?
Trang:6
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
-Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo hình
thức nhóm có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh Tiểu học (lớp 4/5 Trường
Tiểu học Phù Đổng – xã Phú Cường – Định Quán – Đồng Nai).
Thiết kế:
* Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên (GV) Hỗ trợ: cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị
Thanh Liễu, Bùi Thị Nguyệt.
- Học sinh (HS):
+ Tôi chọn lớp 4/5 ( Phân hiệu Bến Nôm 2 - trường TH Phù Đổng) vì
đây là lớp do mình chủ nhiệm và là lớp thuộc vùng khó khăn của xã Phú
Cường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu của mình.
+ Học sinh lớp 4/5 được chia ngẫu nhiên theo 2 nhóm nên có nhiều
điểm tương đồng về nam/nữ, dân tộc, diện xóa đói giảm nghèo.
Nhóm N1 tôi tổ chức cho các em tự học ở nhà theo nhóm.
Nhóm N2 tôi tổ chức cho các em tự học ở nhà theo cá nhân.
+ Tôi lấy kết quả kiểm tra chất lượng vào đầu năm học làm kết quả kiểm tra
trước tác động, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là: 5,09 và điểm trung bình của
nhóm đối chứng là 5,18 và Ttest = 0,46 > 0,05 như vậy sự chênh lệch điểm số trung

bình của hai nhóm là không có ý nghĩa. Mặt khác cả hai nhóm lại có số học sinh bằng
nhau ( 11 em mỗi nhóm) và được phân chia một cách ngẫu nhiên. Nghĩa là nhóm N1
và nhóm N2 là hai nhóm ngẫu nhiên. Mặt khác theo một số thông tin điều tra trong
bảng sau:
Sĩ số HS lớp 4/5 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Số nữ 6 8
Dân tộc 11 em là dân tộc Kinh 11 em là dân tộc Kinh
HS thuộc diện Xóa
đói giảm nghèo
3 2
Nơi sinh sống
Thuộc cùng một ấp Bến Nôm 2
và nhà ở tương đối gần nhau
Thuộc cùng một ấp Bến Nôm
2 và nhà ở tương đối gần nhau
+ Nên hai nhóm N1 và N2 còn là hai nhóm tương đương.
* Thiết kế: Thiết kế mà tôi sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế kiểm tra
trước tác động và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
( Bài KTCLĐN)
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
N1 (Nhóm
thực nghiệm
11 em)
5,09
Tổ chức học sinh tự học

ở nhà theo nhóm 7,45
N2 (Nhóm đối
chứng 11 em)
5,18
Tổ chức cho học sinh tự
học ở nhà theo cá nhân
6,09
/ 7,45 – 6,09 / = 1,36 > 0 => Kết luận: Hoạt động thực nghiệm đã có hiệu quả.
Trang:7
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
Đo lường:
- Thu thập dữ liệu:
+Kết quả kiểm tra sau tác động môn Toán của các em học sinh lớp 4/5 được tổ
chức gồm 8 câu hỏi dạng trắc nghiệm và 2 bài tự luận.
- Công cụ đo:
+Công cụ đo mà tôi – người nghiên cứu sử dụng là bài kiểm tra chất lượng đầu
năm, và bài kiểm tra sau tác động cho học sinh cả hai nhóm: N1(nhóm thực nghiệm)
và N2 (nhóm đối chứng).
+Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra môn Toán theo nội dung chương trình
cơ bản của tháng 09 và 10 của năm học mới. Đề kiểm tra gồm có 08 câu hỏi dạng trắc
nghiệm, và 02 bài tập dạng tự luận. Sau hai tháng thực hiện tác động: “Tổ chức cho
học sinh tự học theo nhóm ở nhà đối với môn Toán”, tôi đã tiến hành kiểm tra một
tiết ( theo đề kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
-Kiểm chứng độ giá trị:
Để kiểm chứng độ giá trị nội dung tôi tiến hành như sau:
+Tôi đã nhờ 2 giáo viên khác là cô giáo Bùi Thị Nguyệt và cô giáo Nguyễn Thị
Tuyết Nhung đóng góp ý kiến thật cụ thể về đề kiểm tra mà tôi đã soạn, từ việc xác
định ma trận 02 chiều theo kiến thức kĩ năng cần đạt đến việc xây dựng đề kiểm tra,
soạn đáp án và nội dung câu hỏi, bài tập xem đã phù hợp và phản ánh đúng thực tế
chưa để chuẩn bị cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động nhằm tăng độ giá trị của

dữ liệu.
-Kiểm chứng độ tin cậy:
Để kiểm chứng độ tin cậy tôi đã nhờ hai giáo viên khác trong khối là cô giáo
Bùi Thị Nguyệt và cô giáo Nguyễn Thị Thanh Liễu tiến hành chấm bài theo đáp án đã
xây dựng và ghi điểm kiểm tra của học sinh theo danh sách từng nhóm sau đó tôi tiến
hành so sánh, đối chiếu kết quả giữa hai lần chấm điểm của hai giáo viên nhằm khẳng
định tính nhất quán, ổn định của dữ liệu để tăng độ tin cậy.
Phân tích:
*Mô tả dữ liệu:
-Độ tập trung các điểm số thể hiện qua Mốt, trung vị, giá trị trung bình công,
và độ phân tán các điểm số thể hiện qua độ lệch chuẩn của từng nhóm thể hiện trong
bảng sau:
NHÓM1 ( NHÓM THỰC NGHIỆM) NHÓM 2 ( NHÓM ĐỐI CHỨNG)
Mốt 8 Mốt 5
Trung vị 8 Trung vị 6
Giá trị trung bình 7,45 Giá trị trung bình 6,09
Độ lệch chuẩn 1,81 Độ lệch chuẩn 1,64
-Đây là thông tin cơ bản về dữ liệu mà tôi đã thu thập được để thực hiện so sánh
dữ liệu ở bước tiếp theo.
*So sánh dữ liệu:
- Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
P = 0,04; P < 0,05: có ý nghĩa, tức chênh lệch không có xảy ra ngẫu nhiên mà
do tác động mang lại.
- Mức độ ảnh hưởng (ES): Được tính theo công thức:

+Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD= = 0,82

Trang:8
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
+ Vì SMD = 0,82 Nên theo tiêu chí của Cohen thì mức độ ảnh hưởng của tác

động thực nghiệm là lớn.
*Liên hệ dữ liệu:
Hệ số tương quan (Pearson)
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Giá trị r Tương
quan
Giá trị r Tương
quan
Kiểm tra trước -
Kiểm tra sau tác động
0.44
Trung
bình
0.61 Lớn
Như vậy: Với nhóm thực nghiệm, bài kiểm tra trước tác động có tương quan
trung bình đến kết quả kiểm tra sau tác động (r = 0,44) và với nhóm đối chứng thì bài
kiểm tra trước tác động có tương quan lớn đến kết quả kiểm tra sau tác động (r = 0,61).
Điều này có nghĩa là trong cả 2 nhóm, những học sinh làm tương đối tốt bài
kiểm tra trước tác động cũng sẽ đạt kết quả tương đối cao trong bài kiểm tra sau tác
động.
Kết quả:
-Kết quả các nhóm khác nhau, nhóm N1 có kết quả cao hơn N2 cho thấy sự
chênh lệch về điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mang lại.
- Mức độ ảnh hưởng (ES): do chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,82
Nên theo tiêu chí của Cohen thì mức độ ảnh hưởng của tác động thực nghiệm là lớn,
có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của việc Tổ chức cho học sinh tự học theo nhóm ở
nhà đối với môn Toán đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là: lớn.
- Với nhóm thực nghiệm, bài kiểm tra trước tác động có tương quan trung bình

đến kết quả kiểm tra sau tác động (r = 0,44) và với nhóm đối chứng thì bài kiểm tra
trước tác động có tương quan lớn đến kết quả kiểm tra sau tác động (r = 0,61).
Điều này có nghĩa là trong cả 2 nhóm, những học sinh làm tương đối tốt bài kiểm tra
trước tác động cũng sẽ đạt kết quả tương đối cao trong bài kiểm tra sau tác động.
- Kết luận: Như vậy giả thuyết của đề tài: “Tổ chức cho học sinh tự học theo
nhóm ở nhà đối với môn Toán sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh tiểu học” đã
được kiểm chứng.
-Bàn luận, khuyến nghị:
+ Kết quả điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm
là 7,45, kết quả điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là
6,09. Độ chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra của hai nhóm là 1,36; Điều đó
cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt
rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng, rõ ràng tác
động thực nghiệm đã có kết quả.
+ Việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo nhóm sẽ tạo điều kiện cho các em
hỗ trợ, giúp đỡ, bổ sung cho nhau nhằm hoàn thiện cho nhau những kiến thức cơ bản
cần đạt từ đó sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh hơn so với việc tổ chức cho các
em tự học ở nhà theo cá nhân.
+ Việc tổ chức cho HS tự học theo nhóm được phụ huynh HS, người dân ấp
Bến Nôm 2 ủng hộ và tích cực hỗ trợ vì thế mang tính xã hội hóa cao.
Trang:9
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
+ Việc tổ chức cho HS tự học ở nhà theo nhóm có thể mở rộng cho các môn
học, lớp học khác chứ không nhất thiết chỉ dùng cho môn toán lớp 4.
+ Hạn chế: Giải pháp Tổ chức cho học sinh tự học theo nhóm ở nhà đối với
môn Toán nói riêng, tất cả các môn học nói chung thì cần có sự kiểm tra, giúp đỡ, hỗ
trợ nhiệt tình của giáo viên và thời gian để kiểm tra việc học của các em một cách
thường xuyên.
+ Để đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo hình
thức nhóm, giáo viên cần năng nổ, nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ, chịu khó tìm tòi

giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh học chưa tốt môn Toán, việc tổ chức cho
học sinh tự học theo nhóm ở nhà một cách thường xuyên với sự giám sát giúp đỡ của
người thầy và sự động viên nhắc nhở của phụ huynh học sinh khi cần thiết nhằm
hướng các em biết cách tự học, biết hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong học tập và học
tốt hơn môn Toán là một trong những giải pháp mà tôi – người nghiên cứu nhận thấy
có hiệu quả đối với học sinh Tiểu học. Kính mong các thầy cô, đồng nghiệp quan tâm
chia sẻ và đóng góp ý kiến, chân thành cảm ơn.
Người viết:
Trang:10
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai

PHẦN PHỤ LỤC
Trang:11
PHẦN PHỤ LỤC:
1. Bài kiểm tra HKI ( KT trước tác động), đáp án,
bảng ma trận hai chiều
2. Bài kiểm tra sau tác động, đáp án, bảng ma trận hai
chiều.
3. Bảng kiểm tra việc HS có làm bài tập không?
4. Tài liệu nghiên cứu.
5. Ví dụ bài tập toán cho HS về nhà làm.
Phiếu giáo việc về nhà.
6. Kết quả bài kiểm tra HKI ( KT trước tác động)
7. Kết quả bài kiểm tra sau tác động.
8. Bài làm của học sinh có chấm điểm, nhận xét cụ thể
9. Hình ảnh HS lớp 4/5-( hình HS nhóm đối chứng và
Nhóm thực nghiệm). Hình ảnh HS học nhóm ở nhà.
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
MA TRẬN HAI CHIỀU
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM –LỚP 4 –NĂM HỌC 2011-2012

MÔN: Toán
ND kiến thức Câu
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
số
Tn TL TN TL TN TL
Viết và so sánh các
số tự nhiên
Câu
Điểm
1,2,3
1.5 đ
1,5
Đổi đơn vị đo độ
dài và tính chu vi
hình vuông
Câu
Điểm
4,5

1
Tính giá trị biểu
thức
Câu
Điểm
Câu 6
0,5 đ
2
(Phần2


2,5
Thực hiện 4 phép
tính
Câu
Điểm
1
Phần 2

3
Bài toán liên
quanđến rút về đơn
vị
Câu
Điểm
3
Phần
2

2
Tổng câu ;điểm
2.5 đ 3 đ 0,5đ 2đ 2đ 10 đ
Số điểm chiếm: 55% 25% 20%
Phòng GD&ĐT Định Quán
Trường Tiểu học Phù Đổng
Trang:12
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
HỌ VÀ TÊN…………………………………………LỚP 4/….
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM-NĂM HỌC 2011-2012
MÔN :TOÁN -Thời gian : 40 phút
Điểm Lời phê của giáo viên Giám

thị 1
Giám
thị 2
Giám
khảo 1
Giám
khảo 2
Phần I: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1.Số ba mươi lăm nghìn bốn trăm hai mươi được viết là;
a.35402 b.35420 c.35240 d.5204
2.Trong các số sau, số nào là số lớn nhất?
a.45590 b.45490 c.45940 d.45049
3.Dãy số nào được sắp xếp từ bé đến lớn?
a.42315; 43020; 41570; 45840 b.42315; 41570 ; 45840 ; 43020
c.41570; 42315; 43020; 45840 d.45840; 43020 ; 42315 ; 41570
4/ 5m 6cm =……………cm .Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
a.56cm b.506cm c.560cm d.5006cm
5.Một hình vuông có cạnh là 7cm .Chu vi hình vuông là:
a.49cm b.14cm c.25cm d.28cm
6.Giá trị của biểu thức 28 + 35:7 là:
a.9 b.39 c.33 d.35
Phần II:( 7đ )
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
34725+40579 64325-32076 354 x 8 18360:6


Bài 2: Tìm x
X + 3245 = 5607 x - 2845 = 3267
Bài 3: Có 45cái đĩa xếp đều vào 9 hộp. Hỏi có 40cái đĩa thì xếp được vào mấy cái hộp
như thế?

Bài giải
PhòngGD &ĐT Định Quán
Trường tiểu học Phù Đổng
Trang:13
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM-NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : TOÁN –LỚP 4
PHẦN I: (3đ)
Câu 1 2 3 4 5 6
Ý đúng b c c b d c
Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ
PHẦN II: (7 Đ)
Bài 1 : (3đ) Mỗi phép tính đúng 0,75 đ
34725+40579=75304 354 x 8= 2832
64325-32076=32249 18360 : 6= 3060
Bài 2 : (2đ) Mỗi phép tính đúng 1đ
X +3245=5607 x -2845= 3267
X=5607-3245 x = 3267+2845
X=2362 x= 6112
Bài 3: (2đ) + Tìm được số đĩa ở mỗi hộp: 1đ
+ Tìm được số hộp để đựng 40 cái đĩa :1đ

TRƯỜNG TH PHÙ ĐỔNG
LỚP 4/5
Trang:14
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
MA TRẬN HAI CHIỀU:
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Ngày: 30/10 NĂM HỌC 2011-2012.
MÔN: TOÁN

Nội dung kiến thức Câu
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TỔNG
số câu;
Trắc
nghiệm
Tự
luận
Trắc
nghiệm
Tự luận
Trắc
nghiệm
Tự luận
Viết số
Phần I
Câu 1
Điểm 0,5 0,5
So sánh để xếp các
số theo thứ tự
Câu 2
Điểm 0,5 0,5
Đổi đơn vị đo
Câu 3,4
Điểm 1 1
Xác định một năm
thuộc thế kỉ thứ mấy.
Câu 5
Điểm
0,5 0,5

Xác định hàng và
lớp của một chữ số
của một số.
Câu 6
Điểm
0,5 0,5
Tính giá trị của biểu
thức có chứa ba chữ.
Câu 7
Điểm 0,5 0,5
Tính chu vi hình
vuông
Câu 8
Điểm 0,5 0,5
Thực hiện 4 phép
tính với số tự nhiên
Phần II
Bài 1
Điểm 4 4
Giải bài toán dạng
Tìm số trung bình
cộng
Bài 2
Điểm
2 2
TỔNG câu; điểm: 4 điểm 4 điểm 2 điểm 10 điểm
Số điểm chiếm: 40% 40% 20%
10 câu,
bài
Phòng GD&ĐT Định Quán

Trường Tiểu học Phù Đổng
Trang:15
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
HỌ VÀ TÊN : ………………………………………………………LỚP 4/5.
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG - Ngày: 30/10 NĂM HỌC 2011– 2012
MÔN :TOÁN 4 – Thời gian : (40 phút)
Điểm Lời phê của giáo viên
Giám
thị 1
Giám
thị 2
Giám
khảo1
Giám
khảo 2
PHẦN I: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. ( 4 điểm)
1) Số gồm có: Bảy chục nghìn, sáu nghìn, ba trăm, năm đơn vị được viết là :
a. 70 650 b. 76 305 c. 706 305 d. 76 035
2) Dãy số nào sau đây được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé ?
a. 51 432; 20 990; 23 844; 9 876
b. 51 432; 23 844; 20 990; 9 876.
c. 9 876; 20 990; 23 844; 51 432
3) 2 giờ 34 phút = ……………….phút
a. 124 phút b. 154 phút c. 148 phút d. 140 phút .
4) 4 tạ 60kg = … kg; số điền vào chỗ chấm là:
a. 460 b. 46 c.406 d. 4600
5) Năm 1802 thuộc thế kỷ thứ….? .
a. XVII b. XVIII c. XIX d. xx
6) Số 8 960 145 có chữ số 9 thuộc hàng , lớp nào?
a. hàng trăm nghìn, lớp nghìn b. hàng trăm triệu, lớp triệu

c. hàng chục nghìn, lớp nghìn d. hàng trăm nghìn, lớp đơn vị.
7) Cho biểu thức: a – b + c với a = 180 ; b = 50 ; c = 3, gía trị của biểu thức là:
a. 126 b. 133 c. 128 d. 129
8) Một hình vuông có cạnh là 150m, chu vi hình vuông là:
a. 300 m b. 1200 m c. 600 m d. 900 m
PHẦN 2: (6 điểm)
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :(4 đ)
143604 + 117458 482785 – 14590 2547 x 7 1620:5
Bài 2 : Một kho hàng ngày đầu nhập về 240 tạ thóc, ngày thứ hai nhập hơn ngày
đầu 40 tạ. Hỏi trung bình mỗi ngày kho hàng nhập về bao nhiêu tạ thóc ? (2đ)
Bài giải:
Phòng GD&ĐT Định Quán
Trường TH Phù Đổng
Trang:16
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Ngày: 30/10 NĂM HỌC 2011-2012.
MÔN : TOÁN - LỚP 4/5
TOÁN: ( 10 điểm)
PHẦN I: ( 4 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Ý đúng b b b a c a b c
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
PHẦN 2: (6đ)
Bài 1 : Đặt tính rồi tính : ( 4 điểm)
Mỗi phép tính đúng đạt 1 điểm.

143604 482785 2547 1620 5
117458 14590 7 12 324
261062 468195 17829 20

0
Bài 2 : (2 điểm)
Bài giải
Khối lượng thóc ngày thứ hai nhập là:
240+ 40 = 280 ( tạ)
Khối lượng thóc trung bình mỗi ngày nhập là:
( 240 + 280) : 2 = 260 ( tạ )
Đáp số: 260tạ thóc
+ Tìm được số tạ hàng ngày thứ hai nhập, đạt: 0,5đ
+ Tìm được số tạ thóc trung bình mỗi ngày nhập, đạt 1đ.
+ Đáp số đúng đạt: 0,5 đ
BẢNG KIỂM TRA VIỆC HỌC SINH CÓ LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ KHÔNG
NHÓM 1 ( NHÓM THỰC NGHIỆM) - THÁNG 09
Trang:17
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
STT HỌ VÀ TÊN CÓ LÀM BÀI TẬP TOÁN Ở NHÀ ( Đánh dấu x) Tổng
TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4
1 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
2 NGUYỄN CÔNG DANH X X X X X X X X X X X X X X X 15
3 NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
4 PHÙNG VĂN ĐỒNG X X X X X X X X X X X X X X X 15
5 TRƯƠNG VĨNH HẬU X X X X X X X X X X X X X X X X X X 18
6 TRƯƠNG VĨNH MINH PHƯƠNG X X X X X X X X X X X X X X X X 16
7 NGUYỄN THỊ THU HIỀN (A) X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
8 NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN (A) X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
9 NGUYỄN NGỌC TRẦM X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
10 NGUYỄN TUẤN KIỆT X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
11 NGUYỄN THỊ TRÚC LINH X X X X X X X X X X X X X X X X 16
190
NHÓM 1 ( NHÓM THỰC NGHIỆM) - THÁNG 10

STT HỌ VÀ TÊN
CÓ LÀM BÀI TẬP TOÁN Ở NHÀ ( Đánh dấu x)
Tổng
TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4
1 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
2 NGUYỄN CÔNG DANH X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20
3 NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
4 PHÙNG VĂN ĐỒNG X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20
5 TRƯƠNG VĨNH HẬU X X X X X X X X X X X X X X X X X X 18
6 TRƯƠNG VĨNH MINH PHƯƠNG X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
7 NGUYỄN THỊ THU HIỀN (A) X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
8 NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN (A) X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20
9 NGUYỄN NGỌC TRẦM X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
10 NGUYỄN TUẤN KIỆT X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
11 NGUYỄN THỊ TRÚC LINH X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 20
206
TỔNG SỐ BUỔI HỌC SINH CÓ LÀM BÀI TẬP TOÁN - THÁNG 09+10 (N1): 396
NHÓM 2( NHÓM ĐỐI CHỨNG) – THÁNG 09
STT HỌ VÀ TÊN
CÓ LÀM BÀI TẬP TOÁN Ở NHÀ ( Đánh dấu x)
Tổng
TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4
1 LÊ THỊ QUỲNH NHƯ X X X X X X X X X X 10
2 NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH X X X X X X X X X X X X X 13
3 NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆU X X X X X X X X X X X X 12
4 LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG X X X X X X X X X X X 11
5 TRƯƠNG THỊ THU HÀ X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
6 NGUYỄN HOÀNG HUY X X X X X X X X X X X X X X X X X X 18
7 NGUYỄN THỊ THU HIỀN (B) X X X X X X X X X X X X 12
8 NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN (B) X X X X X X X X X X X X X X X X 16

9 NGUYỄN VĂN LAN X X X X X X X X X X x X X X X X X 9
10 DIỆP THỊ CẨM LY X X X X X X X X X X X X X 14
11 NGUYỄN THỊ THANH X X X X X X X X X X 10
142
NHÓM 2 ( NHÓM ĐỐI CHỨNG) – THÁNG 10
STT HỌ VÀ TÊN
CÓ LÀM BÀI TẬP TOÁN Ở NHÀ ( Đánh dấu x)
Tổng
TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4
1 LÊ THỊ QUỲNH NHƯ X X X X X X X X X X X X X X X 15
2 NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH X X X X X X X X X X X 11
3 NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆU X X X X X X x X X X 10
4 LÂM NGUYỄN THÀNH TRUNG X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
5 TRƯƠNG THỊ THU HÀ X X X X X X X X X X 10
6 NGUYỄN HOÀNG HUY X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19
7 NGUYỄN THỊ THU HIỀN (B) X X X X X X X X X X X X X X 14
8 NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN (B) X X X X X X X X X X X X X X X X 16
9 NGUYỄN VĂN LAN X X X X X X X X X X X X X X X X X X 18
10 DIỆP THỊ CẨM LY X X X X X X X X X X X X 12
11 NGUYỄN THỊ THANH X X X X X X X X X X X X X X X X X 17
156
TỔNG SỐ BUỔI HỌC SINH CÓ LÀM BÀI TẬP TOÁN - THÁNG 09+10 (N2): 298
Như vậy:
Nhóm thực nghiệm N1 có tổng số buổi có làm bài tập của 11 học sinh trong 02 tháng là: 396
Và nhóm đối chứng N2 có tổng số buổi có làm bài tập của 11 học sinh trong 02 tháng là: 298
Đây là bảng thể hiện sự kiểm tra học sinh có làm bài tập không, qua đó cũng thấy được việc
học sinh tự học theo nhóm tham gia làm bài tập đầy đủ hơn so với việc học sinh tự học cá nhân.
Trang:18
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU:

- Tài liệu: Dự án Việt – Bỉ; Nghiên cứu khoa học ứng dụng:
+ Phụ lục 6.3 đề tài của B.M.Drew và các cộng sự (Trang 14).
+ Bảng C.2, Ví dụ về kế hoạch nghiên cứu KHSPUD
( Bracken (1992)). Trang 78.
- Tài liệu: Một số vấn đề cơ bản của Chương trình Tiểu học mới-
Đỗ Đình Hoàn – NXB Giáo dục ( 2002).
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III
(2003- 2007):
+ Bài 4: Tổ chức dạy học theo nhóm.
+ Bài 12: Một số kĩ thuật dạy học môn Toán theo chương trình Tiểu học mới.
Ví dụ: Một số dạng toán mà GV đã cho HS làm ở nhà:
Trang:19
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
+ Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
Thực hiện các phép tính sau: 3346+6281; 89345- 3473; 2362x 4; 2540:5
+ Tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ:
Tính giá trị của biểu thức:
27- 3x a với a = 8
82: b+12 với b= 2
+ Đọc viết số có 6 chữ số: 23 000; 24 100; 28 611; 789 142
+ Hàng lớp: Chữ số 6 trong số 964 755 thuộc hàng nào, lớp nào?
+ So sánh các số có nhiều chữ số: Điền dấu >,<,= vào các chỗ chấm:
756 211…756112; 756 211… 211 756; 856 231… 856 231
+ Đọc viết số đến lớp triệu:
Đọc các số sau: 235763; 574 342; 498 312; 985 272
Viết số: Hai trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm linh năm.
+ Củng cố về dãy số tự nhiên:
Viết số liền trước của các số sau: 123 456; 1 000; 10 000; 100 000
Viết số liền sau của các số sau: 456 789; 1 000; 10 000; 100 000
+ So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên:

Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
5438; 5483; 5480
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
1956; 1965; 1899; 1900
+ Đổi đơn vị đo khối lượng; Giây, thế kỉ
1tấn=… kg; 6 tấn= …kg; 10 tạ=…kg 8 tấn = tạ
1phút= …giây; 5 phút= giây; 300 giây = …phút.
1 giờ =…phút; 5 giờ = phút; 240 phút = …giờ
+ Tìm số trung bình cộng của 2 hay nhiều số
Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 38; 40 và 57 b) 52; 34 ; 43 và 39 c) 25; 40; 17; 23; 30
+ Tìm hiểu về biểu đồ
Hãy vẽ biểu đồ biểu diễn về số tranh vẽ mà 4 tổ HS của lớp 4/5 thu thập được theo bảng
sau:
Tổ 1 2 3 4
Số tranh thu thập được 24 13 32 44
+ Phép cộng, phép trừ
Thực hiện các phép tính sau
943346+536281; 689345- 942273
+ Tính giá trị biểu thức có chứa hai, ba chữ
Tính giá trị của biểu thức sau:
a-b với a=252; b= 133
a-b + c với a= 345; b=35 và c= 633
+ Tính chất kết hợp của phép cộng:
Tính bằng cách thuận tiên nhất:
467+999+9533
+ Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Bài toán: Lớp 4/5 có 22 học sinh số học nữ nhiều hơn số học sinh nam là 6 em. Hỏi lớp
Trang:20
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai

4/5 có bao nhiêu học nữ, bao nhiêu học sinh nam?
+ Phân biệt góc nhọn, góc tù, góc bẹt
+ Nhận diện 2 đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song,
+ Vẽ 2 đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song, hình chữ nhật, hình vuông
Trang:21
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
Phiếu giao việc ở nhà:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Bài 1: Giá trị của biểu thức 20+ax5 với a = 3 là:
a) 115 b) 35 c) 28 d) 103
Bài 2: Giá trị của biểu thức m - 4x5 với m = 60 là:
a) 40 b) 270 c) 116 d) 51
Bài 3: Giá trị của biểu thức 50+a : 5 với a = 15 là:
a) 13 b) 53 c) 55 d) 60

II. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 4: Thực hiện các phép tính sau:
a) 3346+6281; 89345- 3473; 2362x 4; 2540:5
b) 8275+4153; 7928- 5281; 1923 x 4; 5675:5
Bài 5: Hãy gạch nối phép nhân 205x5 đến kết quả đúng trong các kết quả sau.

Trang:22
1025
1005
1050
1125
205x5 =?
Đề tài - Văn Quang Tiến – Trường Tiểu học Phù Đổng – Định Quán – Đồng Nai
Phiếu giao việc ở nhà:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Bài 1: Số trung bình cộng của các số 68; 70 và 72 là:
a) 70 b) 68 c) 72 d) 74
Bài 2: Số trung bình cộng của các số 38; 40 và 57 là:
a) 38 b) 45 c) 40 d) 57
Bài 3: Số trung bình cộng của các số 25; 40; 17; 23 và 30 là:
a) 25 b) 26 c) 27 d) 30
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 4: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 100; 200; 300
b) 90; 30; 45; 35
c) 34; 56; 25; 33; 12
Bài 5: Thi viết nhanh vào bảng con xem ai nhanh và đúng nhất.
Số: hai mươi tám nghìn ba trăm năm mươi tư được viết là:………
Số: bảy mươi mốt nghìn bảy trăm lẻ tám được viết là:………
Số: tám mươi chín nghìn chín trăm chín mươi chín được viết là:………
Trang:23

×