Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính thpt sông ray

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.99 KB, 15 trang )

Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
KỸ THUẬT VÀ NỘI DUNG MÔN ĐÁ CẦU NHẰM TẠO TÍNH
TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một sự tổng hợp
những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên
môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm
nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu được ở nhà
trường phổ thông. Thể dục là biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe
cho học sinh, cải tạo giống nòi, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối
của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em.
Đá cầu là môn thể thao học mới ở trường phổ thông trong những năm gần đây.
Thông qua môn học này giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính
dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói
quen rèn luyện thân thể, gìn giữ vệ sinh, đồng thời làm cho không khí trong nhà
trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi trẻ trung. Việc nâng cao thể lực, nâng cao sự
khéo léo, hành động chính xác, phản ứng nhanh, sự tập trung cao và căng thẳng về
tinh thần, nâng cao sự bền bỉ cho con người là những yêu cầu cấp thiết cho một nền
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Những yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết một phần lớn
trong công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức rèn luyện thể dục thể thao một cách hợp lý,
thường xuyên, liên tục trước hết trong lứa tuổi trẻ của nhà trường là nơi đào luyện
người lao động mới cho đất nước.
Tập luyện đá cầu giúp tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối khoẻ mạnh.
Thi đấu đá cầu mà còn đưa lại cho người xem những pha cầu hay, những trận cầu sôi
nỗi, quyết liệt. Không những thế, qua đá cầu con người có thể hiểu, cảm thông chia sẻ
những niềm vui, góp phần xoá bỏ những ranh giới trong mâu thuẫn giữa các cá nhân
trong cuộc sống, lớn hơn nữa là các dân tộc trên thế giới, hàn gắn vết thương chiến
1


-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
tranh, nó trở thành một thông điệp hoà bình mà mọi người có thể tiếp nhận một cách
dễ dàng.
Từ khi đá cầu ra đời cho đến nay (Đá cầu bắt đầu phát triển vào thời nhà Hán và
Tống (207 – 906), nó đã có những bước phát triển đáng kể về trình độ kĩ thuật, chiến
thuật cũng như sự biến đổi không ngừng về luật thi đấu. Ngày nay có nhiều giải đấu
đá cầu trên thế giới được tổ chức với những trận cầu sôi nỗi, quyết liệt với trình độ kỹ
thuật, chiến thuật và thể lực của các cầu thủ đạt đến mức độ cao. Tất cả những điều đó
làm cho đá cầu đẹp hơn, hấp dẫn làm lôi cuốn người hâm mộ đến với môn thể thao
này nhiều hơn.
Việt Nam là một trong những nước phát triển đá cầu mạnh so với khu vực và thế
giới. Vài năm gần đây do được sự đầu tư và quan tâm của các cấp lãnh đạo nên môn
đá cầu nước nhà có sự tiến bộ đáng kể ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, ở góc
độ phong trào và trong trường học THPT chưa khắc phục được những yếu kém trong
các khâu như thể lực, kĩ thuật và sự hiểu biết về luật đá cầu. Nên cần hình thành
những hiểu biết cơ bản nhất đối với mọi người và ngay bây giờ là các em học sinh-
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Muốn vậy, chúng ta- những người đóng vai trò định hướng luôn phải tìm tòi, rút
kinh nghiệm để có những phương pháp tốt nhất tạo cho các em có được một nền tảng
vững chắc trong tương lai. Trong quá trình này, chúng ta cũng phải thường xuyên kết
hợp tổ chức cho các em thực hiện những bài học bằng các giải thi đấu trong phong
trào trường lớp, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích.
Qua kinh nghiệm mười bốn năm giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở trường
THPT Sông Ray nói chung và năm năm thực hiện chương trình đổi mới nội dung
giảng dạy, tôi thực hiện đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY KỸ THUẬT VÀ NỘI DUNG MÔN ĐÁ CẦU NHẰM TẠO TÍNH
TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO HỌC SINH không ngoài mục đích tạo cho học sinh
sự hưng phấn trong học tập và hiểu biết cơ bản, có cái nhìn đúng đắn về môn thể thao

này.
2
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi:
- Hầu hết học sinh thích thú với môn học mới được đưa vào giảng dạy chính
khóa trong trường học , có tâm lí thoải mái khi được ra sân học với không gian
thoáng đãng.
- Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nhà
trường nên bộ môn giáo dục thể chất nói chung và môn đá cầu nói riêng có điều
kiện phát triển trong nhà trường.
- Bản thân là người yêu thích bộ môn đá cầu và trong quá trình giảng dạy luôn ý
thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của học sinh.
2. Khó khăn:
- Nhiều phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về bộ môn này, thậm chí
còn tỏ thái độ xem thường vì cho rằng nó không ảnh hưởng tới các kì thi quan trọng
của con em sau này.
- Hầu hết học sinh ở xa trường mà thể dục lại học trái buổi nên khó khăn trong
việc đi lại cho các em cho nên cũng làm giảm đi sự hứng thú đối với học sinh.
- Mặc dù được sự quan tâm của nhà trường nhưng không gian, sân bãi học tập
chưa đảm bảo hiệu quả cho mỗi tiết học.
- Đá cầu là môn có kỹ thuật rất khó thực hiện, đòi hỏi phải kiên trì và lòng đam
mê.
- Số tiết học trong phân phối chương trình còn hạn chế ( 10 – 12 tiết ). Trong
một số tiết học có nhiều nội dung.
3. Số liệu thống kê:
- Với câu hỏi: Em có hứng thú với bộ môn đá cầu trong nhà trường không?
Tôi thu được kết quả như sau:

Trước khi thực hiện đề tài Ghi chú
Hứng thú Không hứng thú
11B5 47 17 (36,2%) 30 (63,8%)
3
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
11A1
45 15 (33,3%) 30 (66,7%)
12A1
46 18 (39,1%) 28(60,9%)
12A2
42 18 (42,9%) 24(57,1%)
12A3
42 20 (47,6%) 22(52,4%)
2009-2010
10B3 50 21 (42%) 29(58%)
10A1
48 19(40%) 29(60%)
10A2
44 17(39%) 27(61%)
12A1 46 21(46%) 25(54%)
12A2
45 19(42%) 26(58%)
12A3
41 15(37%) 26(63%)
11B3 34 14 (41,2%) 20 (58,8 %)
11A1
46 18 (33,3%) 28 (66,7 %)
11A2

43 18 (41,9%) 25(58,1 %)
12A2
47 20 (42,6%) 27(57,4 %)
12A4
47 16 (34%) 31(66 %)
12A5
45 17 (37,8%) 28(62,2 %)
12B3
42 16 (38,1%) 26(61,9 %)
12B4
42 13 (31%) 29(69%)
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Có thể nói, chúng ta đang là chủ nhân của thế kỉ XXI, là nhân vật trung tâm của
thời đại văn minh- thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, thời đại của sự
bùng nổ thông tin, của tiến bộ kĩ thuật- và tất nhiên theo đó có biết bao sự thay đổi
bất ngờ nhanh chóng. Thời hiện đại với những đặc điểm như trên đang đặt ra cho
con người hiện đại những yêu cầu rất cao và những bài toán đòi hỏi không chỉ một
năng lực thích nghi mà còn chủ động, sáng tạo. Để đáp ứng mục tiêu xây dựng con
người mới, nghành giáo dục và đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới một cách đồng
bộ từ nội dung đến phương pháp dạy- học: Đổi mới sách giáo khoa, thay đổi cách
soạn giáo án, đổi mới phương giảng dạy… trong đó phương pháp dạy học đóng vai
trò chủ đạo.
4
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng học
sinh; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn

luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Và phải khẳng định thêm
rằng: Nền giáo dục của ta là nền giáo dục toàn diện, các môi trường giáo dục, các
nội dung và biện pháp giáo dục đều hướng tới một mục đích chung là đào tạo học
sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Sinh thời, Bác Hồ vĩ đại đã hết
sức quan tâm đến việc luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ. Bác xác định đó là
“bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.Bác đã kêu gọi đồng bào ai cũng gắng tập
thể dục. Để làm gương, ngày nào Bác cũng tập. Tuân theo di chúc của Bác: Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết,
nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh thành người công dân tốt,
người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt có kiến thức toàn diện, có
sức khoẻ và đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc càng phải coi
trọng thể dục.
Đá cầu là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục thể chất và sức khoẻ; trong
giáo dục đạo đức, nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hoá xã hội và trong cả
lĩnh vực kinh tế. Đá cầu còn có một chức năng lớn, đó là cầu nối giữa các dân tộc,
các quốc gia. Đá cầu làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, là tiếng nói của hoà
bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới, dù khác nhau về chính
trị, tôn giáo hay màu da. Như vậy đá cầu là tinh thần của mỗi cá nhân và có tính tập
thể cao nên cần có trình độ hợp đồng cao, phải biết phát huy thế mạnh cá nhân, khắc
phục điểm yếu của tập thể.
Đá cầu còn có tính nghệ thuật rất cao. Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát
triển như ngày nay, tính tập thể trong thi đấu lại càng cao. Đó thực chất là nâng cao
tính hợp đồng trong tổ chức tấn công và phòng thủ. Vì vậy vai trò của giáo viên giáo
dục thể chất là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, nắm vững
5
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
chương trình tài liệu, tổ chức trao đổi và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy; trên cơ sở

đó mà mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng công tác
chuyên môn.
- Trong TDTT nói chung, đá cầu nói riêng kĩ thuật là vấn đề rất quan trọng để
nhằm phát triển khả năng chơi cầu với mức độ cao hay thấp. Từ nền tảng kĩ thuật cơ
bản của mỗi cá nhân mới thuận lợi cho việc vận dụng trong chiến thuật thi đấu.
- Song song với việc phát triển kỹ thuật-chiến thuật. Việc hiểu biết về luật thi
đấu các môn thể thao nói chung, mà đặc biệt luật thi đấu môn đá cầu nói riêng cũng
là vấn đề rất quan trọng. Hiểu biết về luật đá cầu thì sẽ thuận lợi cho việc phối hợp
chiến thuật trong thi đấu ( Ví dụ: Cầu thủ hiểu rõ về Luật vị trí, sẽ dễ dàng trong việc
kết hợp trong đá đôi và ba người tạo tình huống tốt nhằm ghi điểm. Cũng như hiểu
biết Luật hội ý, tận dụng nghỉ đúng lúc nhằm thay đổi kỹ - chiến thuật, đưa ra
phương án và đấu pháp hợp lý hơn).
- Bên cạnh đó việc thường xuyên tập luyện và thi đấu là điều kiện tốt cho vận
động viên, nhằm phát triển hơn khả năng kỹ- chiến thuật.
Hơn hết công tác thường xuyên, khoa học của những nhà chuyên môn là để tạo
ra được những phong trào đá cầu lành mạnh và bổ ích từ cơ sở đi lên. Hiểu biết và
sâu sát không ai bằng những người làm công tác văn hoá - thể thao cơ sở và đặc biệt
là những giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Trường THPT Sông Ray là một ngôi trường nằm cách xa thành phố Biên Hoà,
rất nhiều lĩnh vực luôn đi sau và phát triển chậm so với các trường khác trong Tỉnh.
Tuy nhiên phong trào TDTT nói chung và phong trào đá cầu nói riêng cũng có
những bước hình thành trong những lần tổ chức HKPĐ cấp trường.
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đưa vào trong chương trình chính khóa có nội dung đá
cầu, trường tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường, trong đó có nội dung có nhiều
giải được tổ chức rất sôi nổi góp phần làm phát triển phong trào tập luyện đá cầu
6
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray

từng bước phát triển. Điều này tác động tích cực đến phong trào đá cầu của trường
THPT Sông Ray.
Vì vậy hàng năm trường tổ chức HKPĐ, các lớp tham gia thi đấu tích cực, đạt kết
quả khả quan, đạt được thành tích rất tốt, góp phần làm phát triển phong trào đá cầu
của trường mạnh mẽ và có chất lượng chuyên môn cao.
Dựa trên những cơ sở phát triển phong trào đá cầu của trường tôi đưa ra một vài
ý kiến nhỏ về phương pháp giảng dạy môn đá cầu.
2.1.Trình độ kỹ thuật và hiểu biết về luật đá cầu của học sinh THPT Sông Ray:
2.1.1. Trình độ kỹ thuật:
Trước khi áp dụng giảng dạy đá cầu thì có thể nói phong trào đá cầu của trường
phát triển mang tính bộc phát, chưa rộng và cũng chưa tích cực. Các em chơi đá cầu
ngẫu hứng và dựa trên năng khiếu bẩm sinh của mỗi cá nhân, không có chỉ dẫn khoa
học nào về đá cầu để các em học hỏi. Lúc này đá cầu chỉ được biết đến bởi các học
sinh nam, còn các nữ học sinh hầu như không biết đến. Đối với các học sinh nam tuy
tập luyện và chơi đá cầu rất nhiều nhưng các nguyên lý kỹ thuật về đá cầu thì không
hề biết. Có rất nhiều em không biết chuyền cầu bằng mu bàn chân là như thế nào? Các
kỹ thuật đá cầu đều không nắm được, kỹ thuật đơn giản là tâng “giật”cầu ( các em hay
gọi là khắc cầu) các em cũng thực hiện không đúng. Điều này thể hiện rất rõ ở các giờ
giải lao, các em thực hiện trên sân trường; Các em liên tục không thực hiện đúng động
tác, làm cuộc chơi gián đoạn và giảm hào hứng, sôi nổi…
Qua tình hình thực tế trên, trong năm năm đưa vào thực hiện chính khóa môn học
đá cầu tôi xin trình bày những ý kiến nhỏ về phương pháp giảng dạy:
- Ngoài việc giáo viên hướng dẫn những bài kĩ thuật cơ bản trong quá trình giảng
dạy, khi cho các học sinh thực hiện nên có sự phối hợp giữa những học sinh có kỹ
thuật khá hoặc tốt thực hiện cùng cặp với những học sinh yếu kém, để giúp các bạn
thực hiện động tác kỹ thuật một cách nhanh hơn. Bởi vì một mình giáo viên không thể
sửa sai một cách kịp thời, nhanh chóng trong thời gian ngắn ở một tiết học 45 phút.
7
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính

tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
- Hơn nữa trong quá trình thực hiện giảng dạy cần kết hợp nhiều hơn những
bài tập mang tính trò chơi nhiều hơn. Nhằm giúp các em tránh sự nhàm chán,
hứng thú hơn trong thực hiện động tác và giúp các em hoàn thiện kỹ thuật và rèn
luyện kỹ thuật cũng như thể lực. Trên thực tế vận dụng các trò chơi, tôi đã rút ra
những trò chơi mà các em thích thú trong học tập:
* Trò chơi thứ nhất: Trò chơi vận động giúp các em rèn luyện cách di chuyển
mang tính tập thể, đồng đội, tầm quan sát và cũng nhằm hoàn thiện kỹ năng chuyền
cầu, độ chuẩn xác, hiệu quả:
+ Cách chơi 1: Chia hai nhóm (nhiều nhóm tùy theo số lượng học sinh của lớp ),
mỗi nhóm từ 2 đến 3 em hoặc tuỳ theo điều kiện sân bãi mà chúng ta chọn số lượng
cho phù hợp. Đứng tại chỗ trên phạm vi sân bán kính khoảng 5m . Thực hiện chuyền
cầu bằng hai chân đúng kĩ thuật cho đồng đội (giáo viên thực hiện làm mẫu và quan
sát, điều chỉnh); Điểm được tính theo số lần chuyền đúng kĩ thuật, trong thời gian qui
định ( cho các em thực hiện với thời gian 1-2 phút ). Nhằm tăng sự hấp dẫn và nâng
cao trình độ tóc độ kỹ thật đá cầu của học sinh.
+ Cách chơi 2: Chia 4 đội số lượng học sinh bằng nhau. Mỗi đội có một đội
trưởng, người chơi thực hiện phát cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân ở
vạch cuối sân, phát cầu chéo ô ( qui định vị trí khó hoặc dễ ). Thực hiện đến người
cuối cùng của mỗi đội. Đội nào thực hiện số lần cầu vào trong khu vực qui định, đúng
kĩ thuật và nhiều hơn là thắng.
* Trò chơi thứ hai: Trò chơi phát triển kỹ năng thực hiện động tác tâng giật cầu
và tính đồng đội:
+ Cách chơi: Chia lớp ra thành 4 nhóm, thực hiện tâng “giật ” cầu tính tổng số
lần thực hiện của mỗi nhóm. Nhóm nào thực hiện số lần nhiều hơn là thắng.
* Trò chơi thứ ba: Trò chơi áp dụng trong thi đấu, nhằm phát triển khả năng kỹ
thuật toàn thân và khả năng phối hợp nhóm với đồng đội cũng như việc tạo nên sự
hiểu biết về luật thi đấu ( giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh ):
8
-Trang -

Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
+ Cách chơi: Chia hai đội, mỗi đội 3 học sinh thực hiện thi đấu trong sân sân có
lưới. Nếu như đội nào thua sẽ ra ngoài, nhóm nào thắng thì thi đấu tiếp. Cho đến khi
đội thắng cuối cùng.
Trong quá trình thực hiện trò chơi phải có hình thức thưởng, phạt tuỳ mức độ trò
chơi với lượng vận động nặng hay nhẹ. Khi thực hiện trò chơi trên giúp các em trao
dồi, phát huy tính đồng đội, kỹ thuật được hoàn thiện và hiểu biết luật thi đấu hơn.
Trên hết là tạo cho các em sự hứng thú, tránh gây nhàm chán trong học tập, rèn luyện.
Qua đó chúng ta mới dễ có cơ sở phát hiện, đánh giá khả năng thực hiện kỹ thuật động
tác của các em.
2.1.2. Sự hiểu biết về luật:
- Nói đến luật là nói đến các phương tiện giúp trọng tài đều hành trận đấu một
cách khách quan. Ở trường học sự hiểu biết về luật còn hạn chế. Đặc biệt là việc đưa
vào giảng dạy chính thức môn đá cầu cho tất cả các trường trong một thời gian ngắn
(5 năm ). Điều này thể hiện rất rõ trong các giải thi đấu cấp trường. Thậm chí có giáo
viên tham gia làm công tác trọng tài còn không nắm bắt hết về luật dẫn đến điều khiển
trận đấu thiếu thuyết phục. Đối với các em học sinh trường THPT Sông Ray thì sự
hiểu biết luật rất còn nhiều hạn chế.
- Trong 19 điều luật của đá cầu, có những luật rất quan trọng mà đa số các em đều
không hiểu hoặc một cách sơ sài: Đó là luật phát cầu ( điều 12) và các lỗi đỡ phát cầu,
hệ thống tính điểm, luật hội ý… Trong đó luật hội ý các em thường không hiểu và hay
vi phạm nhất khi thi đấu. Có những tình huống vi phạm luật mà chính các em thi đấu
trên sân và kể cả cổ động viên ngoài sân cũng không hiểu lý do vì sao ( tình huống cầu
được phát đi trước khi trọng tài ra kí hiệu phát cầu).
- Trong quá trình giảng dạy môn thể thao đá cầu, thời gian hạn chế. Ngoài những
tiết dạy về kỹ thuật bình thường, trong khi thực hiện động tác kỹ thuật thường sữa sai
động tác cần phải kết hợp giải thích những luật thi đấu có liên quan đến kỹ thuật ( ví
dụ như đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể ). Hoặc trong những
phần nội dung dò bài cũ thường xuyên hỏi những vấn đề về luật.

9
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
- Trước khi học sinh tham gia đấu tập, người điều khiển trận đấu cần tập trung giải
thích những luật cơ bản, ngắn gọn dễ hiểu. Giải thích cho các em thực hiện vận dụng
thi đấu một cách nhanh nhất. Trong quá trình đấu tập giáo viên giải thích những thắc
mắc của học sinh những vấn đề liên quan về luật.
- Ngoài ra trong giờ dạy cần phải sắp xếp thời gian hợp lý hơn, tạo điều kiện cho
học sinh tham gia đấu tập nhiều hơn. Phương pháp này giúp các em tự hoàn chỉnh kỹ
thuật cũng như hiểu biết, đánh giá về luật một cách toàn diện hơn.
- Trong khi giảng dạy phôtô những hình ảnh liên quan đến luật cho các em xem,
đặc biệt là hình ảnh minh hoạ về luật vị trí các đối thủ. Tránh gây gián đoạn trận đấu
và giảm tính hấp dẫn.
- Những tiết ôn cần phải đặt những câu hỏi liên quan về luật để cho các em tranh
luận. Sau đó cho các em viết ra giấy, việc này giúp cho các em phát huy hết khả năng
hiểu biết về luật đá cầu.
Khi các em hiểu biết sâu sắc về luật đá cầu và kỹ thuật chơi cầu của mình, thì mới
đem lại hứng thú khi chơi cầu cũng như xem những trận đấu.
2.1.3 Nội dung giảng dạy môn đá cầu
- Xuất phát từ tình hình trên. Nhằm nâng cao hiệu quả và giúp cho học sinh dễ
hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn thì cách dùng từ cũng như việc áp dụng các kỹ thuật sao
cho phù hợp với hiểu biết và thực hiện của từng đối tượng học sinh cần dược quan
tâm.
10
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
- Theo tôi nên sử dụng thuật ngữ “ Giật cầu ”và “ Búng cầu” thay cho thuật ngữ
Tâng “Giật”cầu và Tâng “Búng”cầu . Nhằm giúp cho học sinh dễ hiểu hơn cũng như

việc giáo viên truyền đến học sinh một cách ngắn gọn, xúc tích, rút ngắn được thời
gian. Để dành nhiều thời gian cho phần cơ bản, giúp học sinh thực hiện lượng vận
động nhiều hơn nhằm nâng cao kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác của học sinh.
- Cũng liên quan đến việc thực hiện nội dung: Nội dung Tấn công cầu móc sau.
Nội dung kỹ thuật này rất khó thực hiện cho đối tượng học sinh phổ thông. Hơn nữa
sự tiếp thu kỹ thuật của giáo viên thể dục còn hạn chế, vì trong quá trình đào tạo giữa
các trường chuyên nghành thể thao không thống nhất về chương trình, mà phương
pháp trực quan ( thị phạm ) không thể thiếu trong khi giảng dạy. Và một thực tế khó
khăn, thời gian trong một tiết 45 phút mà thực hiện từ hai đến ba nội dung (Theo
PPCT mỗi khối lớp thực hiện trong 10 tiết đến 12 tiết trong một học kì). Chưa nói đến
việc hầu hết các trường có sân tập ngoài trời. Một thực tế chương trình học kì hai có
nội dung đá cầu, thì đang lúc vào mùa nắng - gió, những lúc trời gió không thể thực
hiện được kỹ thuật động tác này ( tấn công cầu móc sau).
Theo ý kiến riêng tôi thì nội dung kỹ thuật Tấn công cầu móc sau nên hướng dẫn
cho học sinh biết và khuyến khích những học sinh nào kỹ thuật tốt thực hiện. Kỹ thuật
11
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
“Tấn công cầu móc sau” tốt nhất chỉ áp dụng khi thực hiện tập luyện đội tuyển và
tham gia thi đấu.
Động tác kỹ thuật “Tấn công cầu móc sau”
(đội tuyển Lào sang tập huấn tại Việt Nam)
IV.KẾT QUẢ
- Đa số các em tham gia tập luyện tích cực, hứng thú với mỗi buổi học.
- Mức độ hiểu biết về kỹ - chiến thuật cũng như về luật thi đấu đá cầu
của học sinh tiến bộ rõ nét.
- Kết quả đạt được so với trước khi thực hiện phương pháp này như sau:
Sau khi thực hiện đề tài Ghi chú
Hứng thú Không hứng thú

2008-2009
11B5 47 35 (74,5%) 12 (25,5%)
11A1
45 32 (71,1%) 13 (28,9%)
12A1
46 36 (78,3%) 10(21,7%)
12A2
42 30 (74,4%) 12(28,6%)
12A3
42 33 (78,6%) 9(21,4%)
10B3 50 37 (74%) 13(26%)
10A1
48 39(40%) 9(60%)
10A2
44 37(84%) 7(16%)
12A1 46 36(78,3%) 10(21,7%)
12A2
45 34(75,6%) 11(24,4%)
12
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
12A3
41 29(70,7%) 12(29,3%)
11B3 34 22 (64,7%) 12 (35,3 %)
11A1
46 30 (65,2%) 16(34,8%)
11A2
43 35 (81,4%) 8(18,6 %)
12A2

47 37 (78,7%) 10 (21,3%)
12A4
47 32 (68,1%) 15(31,9 %)
12A5
45 31 (68,9%) 14(31,1 %)
12B3
42 30 (71,4%) 12(28,6 %)
12B4
42 28 (66,7%) 14(33,3%)
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Thời gian nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm chưa được nhiều do đó nội dung
chưa sâu, cần dành nhiều thời gian tham khảo tài liệu đầu tư nghiên cứu.
- Giáo viên cần đưa vào thường xuyên, hợp lý trong mỗi tiết dạy những trò chơi
vận động mới, hấp dẫn. Nhằm kích thích tính tò mò, tạo sự hưng phấn trong tập
luyện cho các em.
- Giáo viên cần phải linh hoạt hơn trong từng nội dung bài dạy kỹ thuật và luật
đá cầu cho từng tiết dạy. Tích cực, sâu sát hơn trong hoạt động phong trào.
- Giáo viên bám sát chương trình chuẩn kiến thức, nhằm giảm tải và gây hưng
phấn cho học sinh trong một tiết học.
- Giáo viên sử dụng dụng cụ một cách hợp lý, vận dụng nhuần nhuyễn kết hợp
các phương pháp giảng dạy tích cực.
VI. KẾT LUẬN
Nói tóm lại, thể dục thể thao nói chung hoạt động đá cầu nói riêng là một bộ
phận của nền văn hoá chung, là một sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự
nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển
thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi
thọ. Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm
ngoan cường, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, tương trợ xây dựng thói quen rèn
luyện thân thể. Đồng thời làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh,
sôi nỗi, trẻ trung.

13
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
Việc nâng cao thể lực, nâng cao sự khéo léo, hành động chính xác, phản ứng
nhanh, tập trung cao nâng cao sự bền bỉ cho con người là những yêu cầu cấp thiết
trong một đất nước đang phát triển. Những yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết một phần
lớn trong công tác chăm sóc sức khoẻ, tổ chức rèn luyện thể dục thể thao một cách
hợp lý, thường xuyên, liên tục, mà trước hết là trong lứa tuổi ở nhà trường - nơi đào
luyện người lao động mới cho đất nước.
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao trong trường trung học phổ thông -
Phó giáo sư - Phó tiến sĩ Trịnh Trung Hiếu - Nhà xuất bản TDTT Hà Nội- Năm
1999.
2. Giáo trình Đá cầu - Trường đại học sư phạm thể dục Hà Tây- Nhà xuất bản
thể dục thể thao Hà Nội – 2004.
3. Trò chơi ngoài trời - Tôn Thất Sam - Tôn Thất Hùng tuyển chọn - Nhà xuất
bản trẻ - Năm 2005.
4. Luật đá cầu – Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội – 2008.
5. Giảng day và huân luyện Đá Cầu – Nhà xuất bản thể dục thể thao – 2001.
Sông Ray, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Văn Bê
14
-Trang -
Đề tài: Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn đá cầu nhằm tạo tính
tích cực chủ động cho học sinh. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Văn Bê – Trường THPT Sông Ray
15
-Trang -

×