Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

skkn một vài kinh nghiệm về cách tiếp cận một thi phẩm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.91 KB, 13 trang )

















SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
VỀ CÁCH TIẾP CẬN MỘT THI
PHẨM MỚI





I. Lí do chọn đề tài:
- Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của người học
văn, dạy văn.
- Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn chứa nhiều
bí mật. Đến với các tác phẩm văn học, người đọc, người học và người dạy văn như


một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu vật còn khuất chìm bên
trong thế giới ngôn từ.
- Vì thế, tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, với thơ ca lại càng khó
hơn.“Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ đó trước nhà thơ đó, vẫn như là còn bị
phong kín”( Nguyễn Tuân). Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ hình tượng, gợi cho người
đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng khác nhau. Điều quan trọng là người đọc phải gọi ra
được những cảm xúc, suy nghĩ, ước mong của người viết được thể hiện một cách kín
đáo, ý vị trong tác phẩm của mình.
- Có thể nói, làm thế nào để tiếp nhận thơ ca một cách sâu sắc, đúng đắn mãi là nỗi day
dứt, niềm trăn trở của những người yêu thơ. Và sáng kiến kinh nghiệm này cũng xuất
phát chính từ điều đó.
- Thanh Thảo là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông
đã nổi tiếng với các tập thơ viết về chiến tranh như Dấu chân qua trảng cỏ, Những
người đi tới biển….
- Sau năm 1975, ông là một trong những nhà thơ có nhiều tìm tòi khám phá để đem
đến cho thơ ca cách biểu hiện mới mẻ, độc đáo. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một
thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975.
- Điều mới mẻ và bất ngờ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 lần này là
bên cạnh những bài thơ đã trở thành kinh điển của những nhà thơ viết trong thời chống
Pháp, chống Mĩ, đã vô cùng quen thuộc gần gũi với người dạy, người học văn bao thế
hệ lại có những bài thơ viết sau 1975 với một lối viết , lối cảm rất mới mẻ và hiện đại.
- Bên cạnh Việt Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng, Mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm là Đò Lèn của Nguyễn Duy và đặc biệt là Đàn ghi ta của
Lor- ca của Thanh Thảo.
- Bài thơ như một đoá hoa có vẻ đẹp và hương thơm rất lạ khiến không ít người học
và người dạy văn có chút ngỡ ngàng, hoang mang.
- Được tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhiều trường
trong tỉnh, tôi đã được nghe nhiều ý kiến băn khoăn, những câu hỏi thắc mắc xung
quanh việc tiếp cận, tìm hiểu bài thơ này. Đã từng giảng dạy nhiều bài thơ quen thuộc,
cách hiểu, cách cảm những thi phẩm ấy dường như đã trở thành một đường mòn, nay

phải làm việc với một bài thơ mới đã thấy là khó thế mà bài thơ mới ấy lại không hề dễ
cảm nhận thì những băn khoăn, thắc mắc thậm chí cả sự hoang mang là điều dễ hiểu.
- Bản thân tôi cũng không tránh khỏi tâm trạng ấy khi mới tiếp cận bài thơ. Qua thực
tế giảng dạy của bản thân, qua những ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp gần xa, qua


việc đọc những bài viết về tác giả tác phẩm và những bài viết, những lời tâm sự của
chính Thanh Thảo, tôi thấy mình phần nào đã cảm nhận được bài thơ.
- Viết sáng kiến này, tôi chỉ có mong muốn thật giản dị là chia sẻ với đồng nghiệp
cách hiểu, cách cảm, cách tiếp cận tác phẩm này không ngoài mục đích nâng cao chất
lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT.
II Tổ chức thực hiện đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
- Qua thực tế giảng dạy môn văn ở trường, tôi nhận thấy một thực trạng : học sinh
thích học thơ hơn văn xuôi. Nhưng khi làm bài ( nếu được lựa chọn) các em đều chọn
làm văn xuôi. Vì sao?
- Vì văn xuôi dễ làm bài hơn, chỉ cần nhớ cốt truyện, nắm được những ý cơ bản các
em có thể được điểm trung bình. Còn khi làm thơ, đòi hỏi các em phải có sự cảm nhận
văn chương, thơ ca sâu sắc. Nếu không các em dễ sa vào cảm tính khi phân tích. Vì
vậy,chọn đề về thơ thường là những em học sinh giỏi, yêu thích môn văn, và thơ ca.
- Văn chương vốn mang tính đa nghĩa, thơ ca cũng vậy. Nói như người xưa “ Ý tại
ngôn ngoại”.Ý nghĩa bài thơ không đơn thuần nằm trên câu chữ, mà ẩn chứa sau đó
nhiều tầng nhiều lớp.
- Thơ thuộc thể loại trữ tình, qua mỗi bài thơ người đọc cảm nhận được tâm trạng của
chủ thể trữ tình. Cảm xúc con người thì rất phong phú, phức tạp.
Do đó khi tiếp xúc một bài thơ để cảm nhận hết những gì mà nhà thơ chuyển tải không
phải là điều dễ dàng.
- Đối với những bài thơ thông thường, người đọc còn dễ dàng tiếp nhận. Nhưng đối
với một số bài thơ đặc biệt : một nhà thơ viết về một nhà thơ, điều này quả là khó khăn
trong vấn đề tiếp nhận. Bài thơ ‘ Đàn ghita của Lorca” là bài thơ như thế.

Ban đầu khi tiếp nhận bài thơ và truyền thụ cho học sinh , tôi đã gặp không ít khó
khăn. Tuy nhiên sau vài năm, tôi đã có một số tìm tòi, cải tiến trong tiết dạy. Vì thế,
tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Học sinh phần nào hiểu được những gì giáo viên
chuyển tải.
Từ thực tiễn trên, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này
2. Nội dung:
2.1 Cơ sở tiếp nhận bài thơ
a.Nghệ thuật thơ tượng trưng, siêu thực:
*Trào lưu tượng trưng, siêu thực :
Xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX, với những tên tuổi: A.Brơtông, P.Êluya,
L.Aragông…
- Về thi pháp: “lối viết tự động”, thoát li mọi liên hệ với thực tại…
- Về cấu trúc , phong cách: thoát khỏi mọi qui cách, lề lối gò bó, câu thơ không vần,
không dấu chấm câu.
- Về cảm xúc: không giành cho cái “tôi” địa vị độc tôn, mà bội phân, thậm chí lũy thừa
nó để trở thành cái “tôi đa ngã” và đẩy nó đi xa hơn trong sự khám phá một cái “tôi
chưa biết”.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được Thanh Thảo viết năm 1979 và nằm trong tập
thơ Khối vuông ru bích xuất bản năm 1985. Nhan đề tập thơ phần nào đã hé mở cho
người đọc về quan niệm của Thanh Thảo về thơ hiện đại.


- Hẳn chúng ta đều đã ngắm nhìn và thích thú trước những khối vuông ru bích nhiều
sắc màu. Mỗi lần đưa tay để xoay các mặt của khối vuông ru bích, ta lại có những mặt
ru bích mới với những sắc màu mới. Thật là khó để đưa tất cả những ô vuông cùng
màu về một mặt. Có nghĩa là cấu trúc ru bích là cấu trúc không cố định, nó biến đổi,
linh hoạt sau mỗi lần xoay.
- Mượn cấu trúc ru bích , Thanh Thảo muốn đưa ra một định nghĩa mới về cấu trúc của
thơ. Đó là cấu trúc mở giúp người đọc giải phóng được trí tưởng tượng và cảm xúc.
Mỗi người tiếp nhận sẽ là một người đồng sáng tạo đem đến cho bài thơ một diện mạo

mới.
- Muốn làm được điều đó, người viết phải sáng tạo được một thế giới hình ảnh thơ
tượng trưng. Những hình ảnh này không hoàn toàn mô phỏng, miêu tả đối tượng được
bàn đến giống hệt như trong hiện thực mà nó giống như những gợi ý để người đọc
tưởng tượng về đối tượng theo cách cảm nhận của mình. Dù không thể tuỳ tiện hiểu
thế nào cũng được nhưng chắc chắn là có nhiều cách hiểu từ một hình ảnh thơ. Soi
ngắm ở mỗi góc độ khác nhau, hỉnh ảnh ấy lại toả sáng một vẻ đẹp. Sự kì diệu là ở đó
và khó khăn cũng là ở đó.
b. Người nghệ sĩ Tây Ban Nha- Lor-ca:
- Muốn đến được với thi phẩm này, trước hết người dạy cũng như người học phải có
sự hiểu biết nhất định về Lor- ca.
- Ông sinh năm 1899 và mất năm 1936. Nhắc đến Lor-ca là nhắc đến một người nghệ
sĩ lớn cả về âm nhạc và thi ca đồng thời cũng nhắc đến một người chiến sĩ kiên cường
trong đấu tranh chống lại chế độ phát xít Phrăng cô ở Tây Ban Nha đầu thế kỉ 20.
- Ông từng được mệnh danh là “con sơn ca của xứ sở bò tót”, là người nghệ sĩ dân
gian luôn đồng hành cùng cây đàn ghi ta- một nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây
Ban Nha.
- Ông luôn có mặt trong những lễ hội văn hoá truyền thống để cất lên tiếng hát, tiếng
đàn đầy khát vọng sống, khát vọng tự do và tình yêu đời thiết tha. Người nghệ sĩ lãng
du ấy tồn tại trên đời như một cơn gió luôn khao khát bay xa.
- Ông là một trong những người nghệ sĩ đi tiên phong trong việc đổi mới, cách tân
nghệ thuật ở Tây Ban Nha.
- Tuy nhiên, Lor-ca là cái gai nhọn, sắc trong mắt chính quyền phát xít. Ngày 19 tháng
8 năm 1936, ông bị chính quyền phát xít giết hại và vứt xác xuống giếng. Sự kiện ấy
khiến cả đất nước Tây Ban Nha đau đớn, bàng hoàng và bừng tỉnh như sau một cơn
chấn địa kinh hoàng. Giới nghệ sĩ chân chính mất đi một người bạn lớn, một khối sáng
tạo tuyệt vời, người dân Tây Ban Nha và những trái tim yêu chuộng hoà bình trên thế
giới mất đi một điểm tựa tinh thần trên con đường tranh đấu. Nhưng sự mất đi của
Lor- ca chỉ giản đơn là sự mất mát về thể xác, ông vẫn luôn có một chỗ đứng, một sức
sống bất diệt trong muôn triệu trái tim trên thế giới. Ông là một biểu tượng vĩnh hằng

về người nghệ sĩ, chiến sĩ chiến đấu đến cùng cho cái đẹp, cho tự do.
“ Tên tuổi của Lorca từ đó trở thành biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn
hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa
dân tộc và văn minh nhân loại”( SGK văn học tập 1)


c. Mạch nguồn cảm hứng của thi phẩm:
- Người nghệ sĩ vốn đa sầu, đa cảm và dễ đồng bệnh tương lân.
- Xưa Bạch Cư Dị đã từng thổn thức, lệ rơi “chan chứa hơn người” trước tiếng đàn
và cuộc đời chìm nổi của người gảy đàn tì bà trên bến Tầm Dương.
Nguyến Du đã từng “ Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” khi đọc phần di cảo như
thấm đầy máu và nước mắt của Tiểu Thanh
- Ngày nay Thanh Thảo lại đồng cảm, xót xa và ngưỡng mộ trước số phận đau thương,
trước tài năng và sức sống bất diệt của Lor- ca, một người nghệ sĩ cách biệt với Thanh
Thảo về thời gian, không gian và thế hệ: người kia mất năm 1936 thì người này ra đời
cũng vào năm ấy; người kia ở Tây Ban Nha thì người này ở Việt Nam; người này ở
trần gian thì người kia đã đi về cõi vô cùng.
- Niềm đồng cảm của Bạch Cư Dị hoá thành viên ngọc thơ mang tên Tì bà hành, niềm
đau của Nguyễn Du hoá thành giọt châu vĩnh cửu có tên gọi Độc Tiểu Thanh kí .
Và đây là khúc tưởng niệm trác tuyệt Đàn ghi ta của Lor-ca được vút lên từ trái tim
đầy rung cảm, xót đau và ngưỡng vọng của Thanh Thảo.
- Tất cả gặp nhau ở niềm đồng cảm của người nghệ sĩ với người nghệ sĩ. Họ thương
cho người cũng như một cách để thương mình vậy.
“Lor-ca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ. Cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái
chết đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc
điệu trong nhiều bài thơ, Lor-ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ mà tôi coi như một
khúc tưởng niệm ông.”( Thanh Thảo)
d. Thế giới hình ảnh thơ trong thi phẩm:
Nói đến thế giới hình ảnh thơ trong bài thơ này đương nhiên là nói đến những hình
ảnh thơ siêu thực. Nó mới lạ, độc đáo và có sức hấp dẫn lạ lùng. Nói là mới lạ không

có nghĩa là xa lạ như rơi xuống từ cõi hoang tưởng. Nếu ai đã từng đọc thơ của Lor-ca
sẽ thấy nó gần gũi với Lor-ca, với xứ sở, với văn hoá Tây Ban Nha. Đó là đàn ghi ta,
vầng trăng, yên ngựa, áo choàng đỏ, lá bùa, cô gái Di-gan….Thế giới hình ảnh này
là điểm tựa chính để khám phá vẻ đẹp của bài thơ, đặc biệt là hình ảnh đàn ghi ta và
vầng trăng.
* Hình ảnh tiếng đàn ghi ta:
- Không phải ngẫu nhiên mà đàn ghi ta còn có tên gọi là Tây Ban Cầm. Cây đàn này
như một biểu tượng muôn đời cho văn hoá, cho đất nước Tây Ban Nha bởi đất nước
này, xứ sở này là nơi ra đời của nó.
- Những âm thanh của đàn ghi ta phát ra từ thùng gỗ có khả năng biến hoá linh hoạt rất
phù hợp để diễn tả thế giới tâm hồn phong phú và khoáng đạt của con người Tây Ban
Nha. Ai đã từng nghe nhạc phẩm Vũ khúc Tây Ban Nha qua diễn tấu của đàn ghi ta sẽ
không khỏi rung động, xao xuyến. Có lúc, bản đàn khiến lòng ta lặng đi bởi giai điệu,
tiết tấu, âm thanh chậm, buồn, trầm lắng, nhưng có khi lòng ta lại rộn ràng, náo nức
bởi một thế giới âm thanh dồn dập, cuồng say.
- Sinh thời, Lor- ca là một người nghệ sĩ lãng du, luôn gắn bó với cây đàn ghi ta như
hình với bóng. Yêu đàn ghi ta tới mức, trong bài thơ “ Ghi nhớ”, ông đã
từng viết: “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”.
- Vì lẽ thế, đàn ghi ta còn là biểu tượng cho tình yêu nghệ thuật, tình yêu đất nước, yêu
văn hoá dân tộc của Lor-ca. Thanh Thảo đã chọn hình ảnh tuyệt vời này, lấy nó làm


linh hồn để khắc hoạ hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ có số phận đau thương nhưng có
vẻ đẹp tâm hồn và sức sống kì diệu.
- Đàn ghi ta xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm như một sinh thể có dáng
hình, màu sắc, có số phận, có cả máu và cái chết đẹp lấp lánh, huyền hoặc đến ám ảnh.
- Ban đầu nó xuất hiện bằng âm thanh nhưng âm thanh lại là một hình khối biết phập
phồng, tuy mong manh, mơ hồ như một hơi thở nhưng sống động và gợi cảm. Đó là
những tiếng đàn bọt nước. Tiếng đàn ấy nghe sao mà miên man, sao mà da diết, mà
buồn đến thế. Nó như những nỗi niềm tan vỡ, tiếp nối khôn nguôi. Nó giống như một

dự cảm về một cuộc đời ngắn ngủi, mong manh. Đó là định mệnh nghiệt ngã của Lor-
ca chăng?
- Ở phần giữa của thi phẩm, tiếng đàn ghi ta như oà vỡ trong tâm tưởng của người
nghệ sĩ khi Lor-ca đang bị điệu về bãi bắn, đang đến gần với cái chết. Tâm hồn Lor-ca
trào dâng những xúc cảm mãnh liệt. Tất cả những cảm xúc ấy tìm đến với thế giới của
tiếng đàn muôn sắc điệu để bộc lộ.
+ Đây là “tiếng ghi ta nâu” đánh thức một miền kí ức về người con gái đã đem lòng
yêu một chàng nghệ sĩ lãng du giống như gửi lòng mình cho gió, cho mây.
+ Đây là “tiếng ghi ta lá xanh” tràn đầy nhựa sống, như tiếng gọi của cuộc đời đang
tha thiết níu giữ một con người biết yêu cái đẹp.
+ Và đây là“tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy “trước
sự vùi dập, đập nát, huỷ hoại phũ phàng của thế lực tàn bạo.
Qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tiếng đàn ghi ta đâu chỉ còn giản đơn là
âm thanh mà nó đã hoá thành màu sắc: xanh, nâu; thành hình khối: tròn; thành chuyển
động: ròng ròng, vỡ tan; thành thân thể và cái chết: máu chảy.
Sức mạnh của nghệ thuật thơ siêu thực được dồn chứa trong hình ảnh và ngôn từ quả
là kì diệu. Một tiếng đàn mà ôm trọn bao điều không dễ nói. ở tiếng đàn kia có một
con người, một số phận đau thương và có thêm một trái tim đồng cảm đang dồn dập
đập những nhịp đau.
- Cách miêu tả tiếng đàn trong thơ Thanh Thảo có sự tương đồng với Nguyễn Du khi
miêu tả tiếng đàn Thúy Kiều:
“ Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”
- Hình ảnh tiếng đàn còn được thể hiện qua chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở đầu và
cuối tác phẩm khiến cho bài thơ có kết cấu của bản giao hưởng.
Nếu chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở phần đầu như những nốt dạo đầu nhẹ nhàng có
tác dụng tái hiện hình ảnh một người nghệ sĩ lãng du, nếu điệp từ tiếng ghi ta dồn dập
ở phần giữa giống như đoạn cao trào diễn tả giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của
Lor-ca thì chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở phần cuối tác phẩm là những nốt nhạc cuối
cùng ngân vang viên miễn như sức sống bất diệt của Lor-ca.

-Và đây nữa là hình ảnh chiếc ghi ta màu bạc khi lor-ca đi về cõi siêu sinh. Màu nâu
muôn thủơ của thùng gỗ ghi ta bỗng hoá thành con thuyền thơ lấp lánh, toả sáng, cùng
người nghệ sĩ yêu đàn đi vào bất tử. Đàn còn chỉ là đàn nữa không hay đã đã hoá thành
linh hồn, thành số phận?
* Hình ảnh vầng trăng:
- Vầng trăng cũng là một hình ảnh thơ quen thuộc trong thế giới nghệ thuật của Lor-
ca. Trong bài thơ này, Thanh Thảo cũng biến trăng thành một hình ảnh đầy ám ảnh.


- Ban đầu, trăng xuất hiện qua cái nhìn của người nghệ sĩ khi đang ngồi trên yên ngựa,
phiêu du về miền đơn độc. Nghệ sĩ và trăng! Cặp tri kỉ ấy như thể được sinh ra để
thuộc về nhau, để tìm đến nhau mà tôn lên giá trị cho nhau vậy.
- Ta đã từng bắt gặp cặp tri kỉ ấy trong nhiều thi phẩm. Trong bài thơ Ngắm trăng của
Hồ Chí Minh, ta đã được chứng kiến một cuộc hạnh ngộ rất lạ, rất nghịch cảnh nhưng
cũng rất thơ:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ
-Trong bài thơ này, trăng xuất hiện hai lần và mỗi lần mỗi vẻ.
+ Lần đầu trăng xuất hiện là một vầng trăng chếnh choáng. Hai tiếng chếnh choáng
khiến vầng trăng có một trạng huống thật đặc biệt. Trăng như chao đảo, chênh chao,
như ngất ngây, say đắm bởi tiếng đàn bọt nước miên man của người nghệ sĩ hay trăng
được ngắm nhìn qua tâm trạng say đắm, ngất ngây của một tâm hồn nghệ sĩ yêu vẻ đẹp
rạng ngời, lung linh, lấp lánh của thiên nhiên và của thơ ca? Cả hai ý nghĩa ấy chăng?
+ Khi Lor-ca đã đi về cõi chết, vầng trăng một lần nữa lại xuất hiện nhưng buồn hơn,
đẹp hơn và cũng ám ảnh, lay động lòng người hơn:
Giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Nếu trong thơ của Hồ Chí Minh, vầng trăng như thấu hiểu một tâm hồn yêu cái đẹp
sau song sắt nhà tù để tìm đến chia sẻ và tìm tiếng nói tri âm thì ở đây trăng như khóc
thương cho người nghệ sĩ, cho cái đẹp bị vùi dập, bị huỷ hoại một cách phũ phàng nơi

đáy giếng. Bóng trăng in xuống đáy nước mà ngỡ giọt châu của vũ trụ, của thiên nhiên
nhỏ xuống muôn năm để xót đau, thương tiếc một số phận oan khuất. Còn lời tôn vinh,
ngợi ca nào hơn thế đối với một người nghệ sĩ?
- Không những thế, tác giả mượn hình ảnh vầng trăng- biểu tượng cho qui luật vĩnh
hằng của tự nhiên- phải chăng muốn khẳng định sự bất tử của Lorca?
Vầng trăng trên bầu trời rộng lớn kia đêm đêm soi mình xuống đáy giếng- như lời thơ-
tiếng đàn của Lorca sống mãi trong lòng nhân dân Tây Ban Nha- nhân dân thế giới!
- Bên cạnh hình ảnh đàn ghi ta và vầng trăng còn nhiều hình ảnh thơ tượng trưng trong
bài thơ này gợi nhiều xúc cảm cho người đọc về hình tượng Lor-ca. Nhưng nói bao giờ
cho hết những lớp ý nghĩa của những hình ảnh thơ tượng trưng kì diệu trong thi phẩm
này. Hãy để lại những hình ảnh ấy để mỗi chúng ta tự cảm nhận bằng xúc cảm và
tưởng tượng của riêng mình. Theo tôi thì nên như thế.
2.2Thiết kế giáo án:
Trên cơ sở tiếp nhận bài thơ như thế, tôi mạo muội giới thiệu một bài soạn của tôi,
rất mong nhận được sự đồng cảm và chia sẻ.
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor – ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo
của Thanh Thảo.
- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor – ca.
- Hình thức biểu đạt mang phong cách thơ hiện đại của Thanh Thảo.
2. Kĩ năng:


- Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực




HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN- HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Tìm hiểu vài nét về tác giả.
Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk:
+ Nêu những nét chính về nhà thơ Thanh
Thảo. Kể tên một số tập thơ tiêu biểu của
ông?
+ Nêu những đặc điểm thơ Thanh Thảo?




Tìm hiểu vài nét về tác phẩm “ Đàn ghi ta
của Lor-ca”:
+ Thể thơ? Xuất xứ? ( Gv cung cấp cho
hs những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa
tượng trưng, siêu thực và ảnh hưởng của
nó. )

Gọi học sinh đọc phần chú thích về đàn
ghi ta, và người nghệ sĩ Lorca trong SGK




Gọi học sinh nêu ý nghĩa lời đề từ?
“bao giờ tôi chết
hãy chôn tôi với cây đàn
trong cát

bao giờ tôi chết
giữa những hàng cam
và đám bạc hà
bao giờ tôi chết
xin hãy chôn tôi
trong chiếc chong chóng gió
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công.
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Là một nhà thơ trưởng thành từ cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
- Là người nỗ lực trong việc đổi mới thơ
ca, luôn tìm tòi cách biểu dật mới, đi sâu
vào cái tôi nội cảm
- Năm 2001 được tặng giải thưởng nhà
nước về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu: SGK
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
Nằm trong tập thơ Khối vuông ru bích
– NXB Tác phẩm mới năm 1985.
b. Nhan đề và lời đề từ:
* Nhan đề:
- Đàn ghi ta: Là một nhạc cụ truyền thống
tạo nên nét đặc sắc văn hoá của đất nước
Tây Ban Nha.
- Lor-ca:
+ Một nghệ sĩ Tây Ban Nha có khát vọng
cách tân nghệ thuật

+ Một chiến sĩ kiên cường chống lại chính
quyền phát xít Phrăngcô.
+ Một số phận bi thảm
* Lời đề từ:
“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
+ Giống như một lời di chúc sớm thể hiện
tình yêu nghệ thuật, tình yêu xứ sở của
Lor-ca
+ Giống như một lời nhắn nhủ các thế hệ
nghệ sĩ sau hãy biết vượt lên nghệ thuật
của ông để đưa thơ ca tới một tầm cao
mới.
* Cảm hứng sáng tác:
“Lor-ca là một nhà thơ mà tôi hết sức
ngưỡng mộ. Cả về thi ca lẫn cuộc đời và


bao giờ tôi chết “
Ghi nhớ ( P.G.Lorca






- Tìm hiểu hình tượng Lor-ca.
- Cho hs đọc 6 câu đầu
- Tìm những hình ảnh tượng trưng và ý
nghĩa của nó:
- Những hình ảnh nào gợi đến Lor-ca và

đất nước TBN, quê hương ông?
- Nghệ thuật?
+ Hình ảnh : “ Áo choàng đỏ gắt” gợi cho
em điều gì?
+ Vầng trăng yên ngựa, hát nghêu
ngao, gợi cho em suy nghĩ gì về Lor-ca?




→ Hình ảnh Lor-ca hiện lên như thế nào?



- Tìm hiểu hình ảnh Lor-ca bị sát hại ở 12
câu tiếp theo.
- Gv tổ chức cho hs thảo luận: ( trình
chiếu nd câu hỏi )
+ Chế độ độc tài hoảng sợ sức mạnh
phản kháng của Lor-ca, vội giết chết
người chiến sĩ của tự do. Hình ảnh nào
nói lên điều đó?
+ Màu “ áo choàng đỏ gắt” và “ áo
choàng bê bết đỏ” nói lên được điều gì?
+ Hình ảnh Lor-ca “bị điệu về bãi bắn”
lại đi liền với tiếng đàn. Vậy tiếng đàn
được miêu tả như thế nào? Nó biểu hiện
cái chết đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và
ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc
điệu trong nhiều bài thơ, Lor-ca đã dẫn

dắt tôi khi viết bài thơ mà tôi coi như một
khúc tưởng niệm ông.”
II. Đọc hiểu văn bản:
A. Nội dung:
1. Hình ảnh Lorca:
- Không gian mở đầu bài thơ là những h/ả
biểu tượng đặc trưng của văn hóa xứ sở
TBN- với những trận đấu bò tót phóng
khoáng, cuồng nhiệt, mãnh liệt (6c)
- Nổi bật trên không gian ấy là hình ảnh
L- người ca sĩ dân gian đơn độc lang
thang hát nghêu ngao+ tiếng đàn+ bọt
nước+ vầng trăng trên yên ngựa mỏi mòn
- “ áo choàng đỏ gắt:
+ Không gian văn hóa + Không gian
chính trị
+ Đấu trường chú bò tót- đấu sĩ
+ Khát vọng tự do- chế độ độc tài
+ Khát vọng cách tân nghệ thuật- Nền
nghệ thuật già nua lạc hậu
- L đơn độc lẻ loi / đấu tranh thể hiện khát
vọng
Dù thế nào tiếng đàn ghi ta vẫn ngân vang
không dứt để ca ngợi đất nước TBN xinh
đẹp, những con người đấu tranh cho tự
do, khát vọng đổi mới nghệ thuật
2.Cái chết bi phẫn:
- TBN thời L còn là đất nước sục sôi của
những cuộc đấu tranh chính trị. Ghita của
L cất lên lời ca tranh đấu:

“ ghi ta bần bật khóc
không thể nào dập tắt”
- T/g đã dựng lên bầu không gian kinh
hoàng khi diễn tả giây phút L bị bọn phát
xít sát hại-cái chết bất ngời dù luôn bị ám
ảnh
- Cái chết L được tác giá dùng nhiều biện


điều gì?
+ Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của tác
giả có gì mới mẽ, hiện đại?


+ Khát vọng tự do c/s- thế lực tàn bạo
bọn phát xít
+Tiếng hát vô tư yêu đời người nghệ sĩ-
hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng
+ Tình yêu cuộc sống, cái đẹp- Hành
động dã man tàn bạo phát xít
+ Tiếng hát-L; áo choàng bê chết
+ Sự kiện thảm khốc tạo nên cú sốc dây
chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng
lien tục chuyển đổi cảm giác- Nó được thể
hiện qua hệ thống ât vỡ ra thành màu sắc,
hình khối, dòng máu chảy
* Nhận xét:
Cái chết L đọng lại nhiều suy nghĩ: Bọn
px không thể sống được trong bầu kk tự
do nên đã giết chết L- dập tắt khát vọng

tự do của nd TBN. Cái chết L gây sự căm
phẫn, niềm thương cảm của ndtg. L trở
thành ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa
Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống
chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân
tộc và văn minh nhân loại”…

Tình cảm mà Thanh Thảo dành cho Lor-
ca qua di chúc của ông?
- Cho hs tìm hiểu tại sao Thanh Thảo lại
viết:“ Không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng
đàn như cỏ mọc hoang”?
( L chết nt thiếu vắng người dẫn đường
trở thành thứ cỏ mọc hoang)
( L biết rằng một lúc nào đó nt của ông
sẽ ngăn cản sự sang tạo của người đi sau
nên dặn lại cần phải chon nt của ông. Rất
tiếc vì quá ngưỡng mộ L người ta đã k
biết vượt qua ông)
pháp nghệ thuật để diễn tả:







+ Nghệ thuật tương phản:



+ Dùng ẩn dụ:
+ So sánh chuyển đổi cảm giác




- Những câu thơ diễn tả tột cùng cảm giác
đau đớn uất nghẹn/ sự tàn bạo
- Điệp khúc dồn dập- lột tả được sự bàng
hoàng căm phẫn trong bản ghita bi tráng
- Màu nâu đất, xanh lá>< gay gắt màu đỏ
ròng ròng máu
- Cảm giác vỡ òa đau đớn uất nghẹn trong
“ tiếng vỡ tan”


3. Sư xót thương và suy tư:
* Khổ thơ: “ Không ai ”
-Thể hiện sự xót thương của tác giả trước
chết L
- Niềm tiếc nuối khát vọng cách tân nghệ
thuật còn dang dỡ L
- Nỗi buồn t/g: dường như không ai hiểu
được di chúc L” Khi tôi chết ”
+ Tình yêu L/đất nước TBN/ mãnh
liệt/nghệ thuật
+ Chôn nghệ thuật L để đi tới
- So sánh “ tiếng đàn- cỏ mọc hoang”- sự
lan tỏa- sức sống mãnh liệt của tiếng đàn-












Suy tư về cách giải thoát và giã từ của
Lor-ca.
Cái chết do kẻ thù gây ra k thể ngăn cản
tư tưởng, tâm hồn L hòa với sức sống bất
diệt của nd TBN






Củng cố, dặn dò:
1. Hướng dẫn tự học :
- Nêu những nhận xét về những sáng tạo
nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ ?

- Tìm và phân tích những hình ảnh biểu
tượng giàu sức gợi trong bài thơ.
2 Dặn dò : Chuẩn bị cho các bài đọc
thêm tiếp theo.


sự bất tử L
- Những câu thơ tiếp theo gợi sự suy tư đa
chiều- đó là những h/a đẹp, buồn
+ L chết nhưng tiếng đàn, thơ của ông
như vầng trăng/ bầu trời rộng lớn/ đêm
đêm soi mình xuống đáy giếng
+ T/g mượn qui luật vĩnh hằng thiên nhiên
khẳng định sự bất tử của L
4. Suy tư về sự giải thoát:
- Những câu thơ tiếp theo tái hiện sự sống
L- con người hóa thân vào ât tiếng đàn,
tan chảy vào dòng sông bất tận
- Diễn tả sự đối mặt của người nghệ sĩ/
định mệnh/thái độ bình thản/ số phận
- Lá bùa- định mệnh, trái tim lăng yên để
làm nên sức sống trường tồn vượt qua và
vút lên:lila…
B. Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu
biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi
hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ
hàm súc, giàu sức gợi.
C. Ý nghĩa văn bản:
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài
năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ
đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới
thế kỉ XX.




* Hình thức giảng dạy tác phẩm: Sử dụng máy chiếu, chú ý tìm những hình ảnh về
đất nước Tây Ban Nha và Lor- ca.
3. Phương pháp:
- Dựa vào cách khai thác, tìm hiểu một bài thơ trữ tình.
- Dựa vào đặc trưng của thơ tượng trưng, siêu thực.
- Vận dụng các thao tác: so sánh, phân tích, bình, đọc hiểu



III. Kết quả thực hiện đề tài:
Tôi đã áp dụng sáng kiến này trong năm học 20110-2011 và đạt được những kết quả
khá khả quan. Tuy rằng đây là một bài thơ mới đưa vào chương trình và tương đối khó


cảm nhận nhưng hầu hết học sinh đều hào hứng, tích cực, chủ động trong giờ học và
nắm được bài, cảm nhận được tương đối tốt vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Đặc biệt khi tôi giảng dạy bằng CNTT, tôi đã tìm một số hình ảnh liên quan đến đất
nước Tây Ban Nha, con người Lorca thì tác động trực quan đến học sinh rất lớn.
Sau khi kết thúc tiết học tôi cho các em thưởng thức bài hát về Lorca cùng với một số
hình ảnh về đất nước , con người tây Ban Nha do chính tay tôi thiết kế thì các em rất
hào hứng, sôi nổi.
Khi kiểm tra 15 phút đạt hơn 80% học sinh làm bài tốt (so với năm trước là 56%)
( phim ảnh minh họa, giáo án PP)

IV. Kết luận và đề xuât:
Có thể nói Đàn ghi ta của Lor- ca là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của
nhà thơ Thanh Thảo giai đoạn sau năm 1975. Tác phẩm có những tìm tòi, sáng tạo, đổi
mới theo hướng hiện đại hoá thơ ca nước nhà với lối thơ tượng trưng, siêu thực.
Đến với bài thơ này, người dạy và người học có cơ hội để phát huy sự cảm thụ riêng

của mỗi cá nhân với trí tưởng tượng và cảm xúc được giải phong tới mức cao độ.
Tuy nhiên, dù cảm nhận theo hướng nào cũng đừng đi ra ngoài phạm trù cảm thụ một
bài thơ trữ tình, đừng hiểu lệch đi một hình tượng đẹp đẽ về người nghệ sĩ Tây Ban
Nha, đừng hiểu không đúng về tấm lòng, tình cảm mang đậm chất nhân văn của nhà
thơ Thanh Thảo.
Hãy để bài thơ góp một tiếng nói làm giàu thêm tâm hồn và làm đẹp thêm năng lực
cảm thụ thơ ca của những người yêu thơ.
Tôi biết rằng, Đàn ghi ta của Lor-ca vẫn còn là một lâu đài thơ nhiều bí ẩn. Biết đâu
đấy, những gì tôi hiểu về bài thơ này lại là những gợi ý để đồng nghiệp khai phá thêm
những nẻo đường còn khuất lấp để dẫn tới mật đạo cuối cùng của bài thơ.
Rất mong nhận được sự sẻ chia, đồng cảm và những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
gần xa.






















V. Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12.
- Sách tham khảo
- Các bài giảng, các ý kiến của các giảng viên Đại học





PHỤ LỤC
I. Lí do chọn đề tài
II. Tổ chức thực hiện đề tài
1. Cơ sở lí luận
2. Nội dung
3. Phương pháp
III. Hiệu quả đề tài
IV. Kết luận và đề xuất


×