Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm trường tiểu học xuân tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.69 KB, 18 trang )

PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM”
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình tốn lớp 5 hiện hành, mạch kiến thức số học có nội
dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm . Nội dung này được đưa
vào chính thức là 7 tiết , trong đó có 1 tiết cung cấp về khái niệm tỉ số phần trăm,
3 tiết giải toán về tỉ số phần trăm và 4 tiết luyện tập. Còn lại là những bài toán
phần trăm đơn lẻ, nằm rải rác xen kẽ với các yếu tố khác trong cấu trúc chương
trình . Tỉ số phần trăm là một kiến thức mới mẻ so với các lớp học dưới, mang
tính trừu tượng cao.
Dạy – học về “ tỉ số phần trăm” và “ giải tốn về tỉ số phần trăm” khơng
chỉ củng cố các kiến thức tốn học có liên quan mà cịn giúp học sinh gắn học với
hành , gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xã hội.
Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực
tế, vận dụng được vào việc tính tốn trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các
loại học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực, …..) trong lớp mình học hay trong
nhà trường, tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết
kiêm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, ..v..v…Đồng thời rèn
những phẩm chất không thể thiếu của người lao động đối với học sinh Tiểu học.
Nhưng việc dạy – học “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm”
không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh Tiểu học, mà cụ thể là giáo
viên và học sinh lớp 5.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2



GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

Bản thân những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu
tượng, HS phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “ đạt một số phần trăm
chỉ tiêu ; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn ; lãi; lãi suất”…, địi hỏi phải có năng
lực tư duy , khả năng suy luận hợp lí , cách phát hiện và giải quyết các vấn đề ...
Qua thực tế giảng dạy toán lớp 5 cải cách, khi dạy học yếu tố giải tốn về tỉ
số phần trăm, tơi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải là:
-Thứ nhất,HS chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “ %” vào bên
phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
-Thứ hai, HS khó định dạng bài tập. Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của
hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta
tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “ %” vào
bên phải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện
ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu HS vận dụng tương tự. Vì khơng nắm
vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, khơng phân tích rõ được bản chất bài toán,
chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểu
một cách mơ hồ.
-Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách
rập khn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết
nên khi gặp bài tốn có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng
túng.
Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài
tập mẫu mà khơng hiểu bản chất của bài tốn nên khi khơng có bài tập mẫu thì

các em làm sai. Thơng thường các em hay nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập: “ Tìm
giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước” và “ Tìm một số khi biết giá trị tỉ số
phần trăm của số đó”.Điều này thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác( theo nguyên tắc tích hợp), thường là
các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề đặt ra của bài tốn
Về phía giáo viên, nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung này,
có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đơi khi cịn lệ thuộc vào sách
giáo khoa nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách
mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành
ra lúng túng. Thực trạng này cũng góp phần làm giảm chất lượng dạy – học
mơn Tốn trong nhà trường.
Từ việc xác định vị trí, vai trị của nội dung tốn về tỉ số phần trăm cũng
như những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này . Bản thân tôi là một
giáo viên nhiều năm dạy lớp 5, tơi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể giúp học
sinh nắm – hiểu và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm một cách chắc chắn
hơn. Tôi chọn nội dung: “Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về
tỉ số phần trăm” để nghiên cứu, thực nghiệm, nhằm góp phần tìm ra biện pháp
khắc phục khó khăn cho bản thân, cho đồng nghiệp cũng như giúp các em học
sinh lớp 5 nắm chắc kiến thức khi học đến nội dung này.

II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Cơ sở lý luận
Dạy học toán ở bậc Tiểu học nhằm giúp HS: Có những kiến thức cơ bản
ban đầu về số học các số tự nhiên ,phân số, số thập phân; các đại lượng thơng
dụng;một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính,
đo lường, giải bài tốn có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần
bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (
nói và viết ) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản,gần gũi trong
cuộc sống ; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập tốn ;góp phần
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHỊNG GD-ĐT XN LỘC

TRƯỜNG TH XN TÂM 2

hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học,chủ
động, linh hoạt, sáng tạo ( BDTX chu kì III , 2003 - 2007 , tập 2)
Chương trình sách giáo khoa tốn ở Tiểu học nói chung , ở lớp 5 nói riêng
đã kế thừa chương trình SGK cũ, đồng thời đã được các nhà nghiên cứu sửa đổi,
bổ sung, nâng cao cho ngang tầm với nhiệm vụ mới, góp phần đào tạo con người
theo một chuẩn mực mới. Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu do Bộ
và ngành Giáo dục đề ra, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự nỗ lực trên con
đường tìm tịi và phát hiện những phương pháp, giải pháp mới cho phù hợp với
từng nội dung dạy học, từng đối tượng học sinh. Một nội dung toán học rất thiết
thực trong cuộc sống đó là “ tỉ số phần trăm”,có lẽ vì vậy mà trong chương trình

tốn cải cách ở cuối bậcTiểu học đã đề cập đến vấn đề này một cách đầy đủ ( yêu
cầu kiến thức, kĩ năng, mức độ vận dụng cao hơn hẳn so với chương trình chưa
cải cách) với cả ba dạng:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số
- Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước
- Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó
2- Một số giải pháp hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5
- Muốn cho học sinh hiểu và giải được các dạng toán về tỉ số phần
trăm,giáo viên cần cho học sinh hiểu “ thế nào là tỉ số của 2 số” và “ thế nào là tỉ
số phần trăm ?; tỉ số và tỉ số phần trăm” khác nhau như thế nào?
- Ở lớp 4, các em đã được học về tỉ số ( tỉ số của 2 số và thương của phép
chia số thứ nhất cho số thứ hai ) thường viết dưới dạng phép chia hoặc dạng
phân số

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

5

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

2
5

VD : ;

6
;

10

số là 100 nên ta gọi

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

20
50

;

60
60
;….. đều là tỉ số , trong đó tỉ số
có mẫu
100
100

60
là tỉ số phần trăm
100

- Người ta quy ước cách viết tỉ số phần trăm như sau :

60
viết “60” thêm
100

kí hiệu phần trăm “ %” vào bên phải thành “60%”, đọc là “ sáu mươi phần
trăm”và cũng có thể viết ngược 60% thành phân số thập phân


60
100

- Mọi tỉ số đều viết được thành tỉ số phần trăm
VD: Viết phân số, tỉ số

2
thành phân số , tỉ số có mẫu là 100
5

2 40
=
5 100
40
100

=>

tức

40%

* Lưu ý: trong thực tế, không phải tỉ số nào cũng dễ dàng viết thành tỉ số
phần trăm như tỉ số

2
( đều nhân cả tử số và mẫu số cho 20 ), mà có nhiều
5


trường hợp khi viết thành tỉ số phần trăm của 2 số ta phải theo quy tắc như ở
sách giáo khoa tốn 5 trang 75 (tìm thương của 2 số, nhân thương đó với 100 rồi
viết kí hiệu % bên phải tích vừa tìm được )
* Nếu phép chia còn dư, khi thêm “0” vào để chia mà vẫn chia khơng hết
thì giáo viên lưu ý học sinh chỉ nên lấy đến 4 chữ số ở phần thập phân của phép
chia đó

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

6

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

- Việc giải một bài tốn có lời văn ở bậc tiểu học đều phải theo các quy
trình cụ thể, và đồi với việc giải bài tốn về tỉ số phần trăm thì quy trình này
càng trở nên thiết thực hơn trong khi làm tốn:
1- Phân tích đề bài
2-Tóm tắt đề bài
3-Giải tốn
• DẠNG THỨ NHẤT:Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
Ví dụ :Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ . Hỏi
sốhọc sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó ? (bài
tập 3 trang 75 sách toán 5 )
a ) Hướng dẫn học sinh phân tích đề tốn
Gọi một số học sinh đọc đề toán, cả lớp đọc thầm theo, gv nêu một số

câu hỏi gợi ý:
- Bài yêu cầu làm gì ? (Tìm số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số
học sinh cả lớp? )
- Em hiểu câu hỏi của bài như thế nào ?( Nếu số học sinh cả lớp được chia
làm 100 phần bằng nhau thì số học nữ chiếm bao nhiêu phần ?)
- Số học sinh cả lớp là bao nhiêu? ( 25 em )
- Trong đó học sinh nữ có mấy em ? ( 13 em )
b ) Hướng dẫn tóm tắt đề bài
Với dạng bài này, các em cũng dễ dàng tóm tắt như sau :

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

7

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHỊNG GD-ĐT XN LỘC

TRƯỜNG TH XN TÂM 2

Lớp có :25 học sinh
Nữ có : 13 học sinh

(1)

Nữ chiếm …. % ?
* Ngồi ra, giáo viên cịn có thể gợi ý học sinh như sau : Bài toán yêu cầu
cho biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm (%) nghĩa là yêu cầu ta lập tỉ
số học sinh nữ và số học sinh cả lớp, cụ thể như sau:

Lớp có : 25 học sinh
Nữ có : 13 học sinh
Tỉ số :
-

(2)

Nữ
= …... % ?
Cả lớp

Hai cách tóm tắt đều ngắn gọn, nhưng nhìn vào cách tóm tắt ( 2),

học sinh có thể thấy ngay hướng giải quyết của bài tốn là tìm tỉ số giữa số học
sinh nữ với số học sinh cả lớp rồi viết tỉ số đó dưới dạng tỉ số phần trăm.
c) Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp giải tốn thích hợp.
Với dạng bài này, sau khi học sinh đã phân tích và tóm tắt đề bài thì
học sinh sẽ dễ dàng giải bài tốn theo các bước đã học về tìm tỉ số phần
trăm của hai số.
• Lưu ý :Đối với dạng thứ nhất thì học sinh thường hay quên nhân
nhẩm thương với 100 ,mà chỉ tìm thương của hai số rồi viết thêm kí
hiệu % vào bên phải thương nên sai, cho nên trong khi cung cấp kiến
thức ban đầu cho học sinh ( theo ví dụ ở SGK ) :
*Tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 là :

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

8

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN



PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

- 315 : 600 = 0,525
- 0,525 x 100 :100 = 52,5 : 100 = 52,5 %
Tơi phân tích cho HS thấy bước 0,525 x 100 : 100 tức là 0,525 x

100
(và
100

100
100

viết thành 100% )
Sau đó tơi mạnh dạn viết gọn lại cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 là:
315 : 600 x 100% = 52,5 %
Và từ đó , hs đều áp dụng cách viết như tôi đã hướng dẫn để tìm tỉ số phần
trăm của hai số trong khi làm bài .
DẠNG BÀI THỨ HAI : Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước
Ví dụ: Một người bán 120 kg gạo, trong đó có 35 % là gạo nếp. Hỏi
người đó bán được bao nhiêu ki lô gam gạo nếp? ( bài tập 2 trang 77
sách Toán 5 )
a – Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài:
Sau khi HS đọc kĩ bài tốn, xác định được cái đã cho và cái cần tìm,
gv gợi ý bằng một số câu hỏi:
- Bài toán cho biết “ 35% là số gạo nếp” nói lên điều gì? ( Tức là tổng

số gạo mà người đó bán gồm cả gạo tẻ và gạo nếp được chia làm 100
phần bằng nhau thì số gạo nếp chiếm 35 phần)
Ta có sơ đồ :

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Số gạo nếp 35 ..... (kg ) ?
=
=
Tổng số gạo 100 120 kg

9

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

Với cách hướng dẫn HS phân tích phân tích đề tốn như vậy , HS sẽ nắm
chắc đề toán hơn và con số 35% khơng cịn trừu tượng với học sinh nữa ,sẽ giúp
các em quen dần với kí hiệu %.
b – Hướng dẫn tóm tắt đề tốn:
Với dạng bài tốn này, tơi thường tổ chức cho các em thảo luận
nhóm ( nhóm đơi hoặc nhóm bàn ) để tóm tắt bài tốn, thơng thường các em sẽ
tóm tắt như sau:
Tổng số gạo tẻ vả gạo nếp : 120 kg
Gạo nếp chiếm


: 35%

Gạo nếp ………………….. kg?
Mặc dù cách tóm tắt như trên đã thể hiện được nội dung và yêu cầu của
bài toán , tuy nhiên đối với HS trung bình , yếu sẽ khó nhận diện được dạng
tốn và xác định cách giải một cách mơ hồ , cho nên tôi mạnh dạn đưa ra cách
tóm tắt như sau:
Tổng số gạo: 100% : 120 kg
Số gạo nếp : 35%

: … kg ?

c- Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp giải bài tốn
Từ cách tóm tắt của bài tốn, HS nhìn vào sơ đồ sẽ dễ dàng nhận ra cái gì cần
tìm , dựa vào cái đã có để tìm cái chưa có.
Ví dụ:Theo tóm tắt
Tổng số gạo : 100% :

120 kg

Số gạo nếp : 35% :…… kg?

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

10

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC


TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

Trước hết phải sử dụng bước rút về đơn vị tức là tìm 1% của 120 ki lô gam
gạo (120 : 100 = 1,2 ) rồi sau đó tìm 35% của 120 ki lô gam gạo ( 1,2 x 35 = 42 )
Đối với HS khá giỏi có thể làm gộp nhưng phải chỉ ra được bước rút về đơn vị:
120 : 100 x 35 = 42

Rút về đơn vị
Sau khi HS giải được bài toán, gv khắc sâu lại cách giải toán bằng cách nêu câu
hỏi:
-

Muốn tìm 35% của 120 ta làm sao ? ( nhiều hs nhắc lại cách thực hiện )
Khi HS đã giải được bài tốn , tơi cung cấp thêm cho HS một số yếu tố

thường gặp trong các bài toán về tỉ số phần trăm, những yếu tố này thơng
thường là chiếm 100%:
VÍ DỤ :

+ Tổng số ( học sinh ; gạo ; sản phẩm; thu nhập;…)
+ Diện tích cả mảnh đất ( thửa ruộng, mảnh vườn;…)
+ Số tiền vốn ( tiền mua, tiền gửi, tiền bỏ ra;…)
+ Theo dự kiến ( theo kế hoạch ; ….)

Có một số bài tốn ở dạng này nhưng có xen kẽ thêm một số yếu tố
khác thì yêu cầu HS cũng phải tóm tắt đề bài để xác định được dạng toán
mới dễ dàng giải được bài toán:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


11

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHỊNG GD-ĐT XN LỘC

TRƯỜNG TH XN TÂM 2

Ví dụ : Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm là 5 000
000 đồng. Hỏi sau một tháng cả số tiền gửi và tiền lãi là bao nhiêu ? (bài tập 3/
trang 77, sách toán 5 )
Hướng dẫn học sinh tóm tắt như sau:
Tiền vốn : 100% : 5 000 000 đồng
…. đồng ?
Tiền lãi : 0,5% : …………đồng?
Ngồi ra cũng có một số bài tập nên hướng dẫn HS giải bằng cách tính nhẩm
hoặc tìm tỉ số
Ví dụ : Một vườn cây ăn quả có 1200 cây. Hãy tính nhẩm 5% ,10% , 20% ,
25% số cây trong vườn ( bài 4 / trang 77 sách toán 5 )
* Hướng dẫn HS cách giải như sau:
-

5% số cây trong vườn là : 1200 : 100 x 5 = 60 cây

-

10% số cây trong vườn là : 60 x 2 = 120 cây ( vì 10% gấp 2 lần 5% )


-

20% số cây trong vườn là : 120 x 2 = 240 cây ( vì 20% gấp 2 lần 10% )

-

25% số cây trong vườn là : 60 x 5 = 300 cây ( vì 25% gấp 5 lần 5% )
( hoặc 240 + 60 = 300, vì 20% + 5% = 25% )

DẠNG THỨ 3 : Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó
Ví dụ : Số học sinh khá giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số
học sinh tồn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh ? (Bài tập
1 – sách Toán 5 trang 78)
a - Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

12

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

Sau khi học sinh đọc kĩ đề bài , gv gợi ý bằng một số câu hỏi:
- Bài tốn cho biết gì ? ( trường Vạn Thịnh có 552 học sinh khá giỏi
chiếm 92% số học sinh tồn trường )
- Bài tốn u cầu gì ? ( tìm tổng số học sinh trường Vạn Thịnh )

 Bài tốn u cầu tìm tổng số Hs tồn trường Vạn Thịnh tức là tìm cả
số học sinh giỏi, khá, trung bình, và yếu
- Tổng số HS toàn trường chiếm bao nhiêu phần trăm ? ( 100 % )
Giáo viên ghi sơ đồ minh họa:
SH khá giỏi

92
100

HS tồn trường

552
... HS?

b- Hướng dẫn tóm tắt đề tốn :
Đây là bước rất quan trọng vì nếu Hs khơng tóm tắt được bài tốn thì sẽ
khơng xác định được dạng tốn và khơng giải đượcbài tốn .
Với bài này, tơi cho học sinh thảo luận nhóm để tóm tắt bài tốn .
HS có thể tóm tắt như sau:
HS khá, giỏi chiếm 92%:
HS toàn trường :

552 em

…….. em ?

Sau khi các nhóm trình bày , gv có thể hướng dẫn tóm tắt như sau:
-HS khá ,giỏi :

92% : 552 em


-HS toàn trường : 100%:…. em ?
c –Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp giải tốn
HS nhìn vào tóm tắt của bài toán sẽ dễ dàng nêu đượccác bước giải của bài toán:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

13

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

- Bước 1: rút về đơn vị ( tìm 1% số học sinh toàn trường; 552 : 92 = 6 hs)
- Bước 2: tìm số hs tồn trường ( tìm 100% số hs; 6 x 100 = 600 hs)
HS khá , giỏi có thể làm:
552 : 92 x 100 = 600 (hs)

Rút về đơn vị
Đàm thoại: - Muốn tìm một số biết 92% của nó là 552, ta làm sao ?( học sinh
nhắclại nhiều lần nội dung này )
Sau khi học sinh giải được bài toán , gv sẽ hệ thống lại hai dạng toán ( dạng 2
và dạng 3) để cho học sinh thấy sự khác nhau cơ bản của hai dạng bài, vì hs hay
lẫn lộn giữa nhân với 100 và chia cho 100 ở hai dạng này
Ví dụ :
DẠNG THỨ 2


DẠNG THỨ 3

Tổng số gạo: 100% : 120 kg

HS khá, giỏi:

92% : 552hs

Số gạo nếp : 35% :…. kg?

HS toàn trường: 100%:… hs ?

Đã có số tương ứng với 100% nên Chưa có số tương ứng với 100% nên
số cần tìm là số tuơng ứng với 35% (Ở số cần tìm là số ứng với 100%(
dạng này phải lấy số tương ứng với ở dạng này cần phải lấy số tương
100% chia cho 100 để tìm số tương ứng với 92% chia cho 92 để tìm số
ứng với 1% rồi nhân với 35 để được tương ứng với 1% rồi nhân với 100
số tương ứng với 35% là số cần tìm)

để được số tương ứng với 100% là số

(120 : 100 x 35) hoặc( 120 x 35 : 100 )

cần tìm.)
( 552 : 92 x 100 ) hoặc( 552 x 100 : 92)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14


GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

III- HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào các tiết dạy, tơi thấy chất lượng giảng
dạy có sự tiến bộ rõ rệt. HS tiếp cận nhanh với các dữ liệu của bài toán , xác định
được yêu cầu bài và dễ dàng định hướng được các bước giải của bài toán. Khái
niệm về tỉ số phần trăm trở nên gần gũi và quen thuộc đối với các em. Đặc biệt là
các giải pháp đã giúp HS nhận dạng bài tập một cách chính xác và làm bài khá
tốt.
-Dưới đây là bảng phân loại điểm mơn Tốn của lớp 5/1 ( do tôi phụ trách) và
lớp 5/2 (do một Gv khác phụ trách) được thể hiện các bước dạy theo nội dung
sách giáo khoa , về trình độ tiếp thu của học sinh của 2 lớp là ngang nhau . Cả
hai lớp cùng làm chung một đề kiểm tra trong thời gian 40 phút.
Ngày kiểm tra: ngày 9 tháng 1 năm 2012
BẢNG PHÂN LOẠI ĐIỂM MƠN TỐN LỚP 5/1 và 5/2.

Lớp 5/2

GIỎI
SL

Sĩsố:34

KHÁ


TL (%)

11/34

Lớp 5/1

32,4

SL

11/34

GIỎI
SL

32,4

KHÁ

TL (%)

Sĩ số:34 22/34

TL(%)

64,7

SL

8/34


TL(%)

23,5

TRUNGBÌNH
SL

8/34

YẾU

TL(%)

23,5

SL

4/34

TRUNGBÌNH
SL

3/34

TL(%)

11,7

YẾU


TL(%)

SL

8,8

1

TL(%)

2,9

ĐỀ KIỂM TRA MƠN TỐN LỚP 5/1 VÀ LỚP 5/2
Bài 1: Điền số hoặc tỉ lệ phần trăm thích hợp vào ơ trống. (2 đ)
Tổng số

300 kg

Tỉ lệ phần trăm (%)

100 %

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

50 kg

180 kg
25 %


15

75 %
GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

Bài 2: (1 đ) Tìm tỉ số phần trăm của:
a. 15 và 40;

b. 480,51 và 210,75

Bài 3: (2 đ) Mẹ đi chợ về mua 8 lít nước mắm, trong đó có 3 lít nước mắm loại
một, còn lại là nước mắm loại hai. Hỏi:
a. Số nước mắm loại một chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số nước mắm?
b. Tỉ số phần trăm giữa số lít nước mắm loại một và số lít nước mắm loại
hai là bao nhiêu?
Bài 4: (2 đ) Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 13m.
Người ta dành 25% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất cịn
lại?
Bài 5:Viết số thích hợp vào chỗ chấm. ( 1 đ)
a. 35% của 120 m là .......m
b.15% của Y là 37,5. Vậy Y là số...
Bài 6: (2 đ) Một nơng trại ni bị và trâu, số bị có 195 con và chiếm 65% tổng
số trâu bị. Hỏi số trâu của nơng trại là bao nhiêu con?
IV- ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
- Trên đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua

thật sự đã giúp tôi nâng cao dần hiệu quả giảng dạy của các bài học liên quan
đến “ Giải toán về tỉ số phần trăm”,học sinh nắm vững ba dạng bài cơ bản này
sẽ là cơ sở để các em tiếp tục vận dụng giải các bài tốn có liên quan đến tỉ số
phần trăm trong chương trình. Tuy nhiên , những giải pháp này tôi chỉ mới áp
dụng và thử nghiệm lần đầu ở lớp tôi giảng dạy và đã đạt kết quả khá tốt . Dự
kiến trong thời gian tới tôi sẽ phổ biến rộng rãi cho cả khối (trong lần họp khối )
để cả khối cùng áp dụng trong khi cung cấp cho Hs về kiến thức này.

- Mặc dù nội dung toán về “ Tỉ số phần trăm” đối với Hs lớp 5 thật sự rất khó,
rất phức tạp. Thế nhưng số tiết học liên quan về tỉ số phần trăm cịn q ít , số
lượng bài tập thực hành hạn chế , hs chưa thành thạo cách giải toán đã phải học
qua nội dung khác , nên hs sẽ rất dễ quên nếu như không đượcluyện tập thường
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

16

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHỊNG GD-ĐT XN LỘC

TRƯỜNG TH XN TÂM 2

xun. Theo tơi thì cần có một số điều chỉnh về nội dung “ tỉ số phần trăm” như
sau :
+ Tăng số tiết học “ giải toán về tỉ số phần trăm” trong chương trình tốn
5 để hs được khắc sâu kiến thức hơn về nội dung này.
+ Đối với gv , cần nghiên cứu phương pháp giảng dạy kĩ càng để truyền
đạt kiến thức một cách rõ ràng dễ hiểu ,không nên rập khuôn theo sách giáo
khoa một cách cứng ngắt.

+ Cần tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với từng nội dung và đối
tương học sinh.
Với khả năng và sự hiểu biết hạn chế của mình, trong đề tài này tôi chỉ
đưa ra được một số giải pháp giúp HS giải toán về tỉ số phần trăm , chắc chắn sẽ
có nhiều thiếu sót đáng được chú ý, rất mong được sự góp ý ,bổ sung của các
bạn đồng nghiệp để tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn !
V- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục
2- Sách giáo viên Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục
3- Tài liệu BDTX cho giáo viênTiểu học- chu kì III (2003 – 2007) – Bộ GD
và ĐT(tập 2)
4- SKKN Dạy học về Tỉ số phần trăm và Giải toán về tỉ số phần trămtrong
Toán 5 (tác giả: Đặng Trọng Văn )

5-ĐỀ TÀI Một số kinh nghiệm hướng dẫn học giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp
5. (một Gv trường Tiểu học Phan Đăng Lưu – xã Trúc Sơn)
Người viết

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

17

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

TRẦN THỊ KIM NGÂN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

18

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN


PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TRƯỜNG TH XUÂN TÂM 2

19

GV: TRẦN THỊ KIM NGÂN



×