SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC
TỐT ĐÁ CẦU
Ở TIỂU HỌC
Người thực hiện : Dương Minh Nhật
Lónh vực nghiên cứu :
Quản lí giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục :
Lónh vực khác :
Có đính kèm :
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học : 2011 - 2012
1
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1. Họ và tên : Dương Minh Nhật
2. Ngày tháng năm sinh : 13 – 11 - 1969
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : Ấp Suối Tre – Xã Suối Tre – TX. Long Khánh
5. Điện thọai : 0613877179 (CQ) / 0613726581(NR) / 0917872722 (DĐ)
6. Fax : E-mail :
7. Chức vụ : Giáo viên thể dục
8. Đơn vị cơng tác : Trường Tiểu học Hòa Bình
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân Cao
đẳng
- Năm nhận bằng : 2003
- Chun ngành đào tạo : Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm : Giảng dạy thể dục
- Số năm có kinh nghiệm : 6 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
1. MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ THUẬT NÉM BÓNG VÀO RỔ MỘT TAY
TRÊN VAI & 2 TAY TRƯỚC NGỰC
2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO TỐ CHẤT KHÉO LÉO VÀ NHANH NHẸN Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC.
3. MỘT VÀI BIỆN PHÁP VÀ BÀI TẬP SỬA CHỮA KỸ THUẬT TRONG
MƠN ĐÁ CẦU
2
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT ĐÁ CẦU Ở TIỂU HỌC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sức khỏe là vốn quý của con người để có thể lao động, học tập tốt và
đạt kết quả cao thì phải dựa trên cơ sở của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố sức
khỏe là nền tảng của sự thành công. Có sức khỏe chúng ta có thể xây dựng
đất nước, tổ quốc, kiến thiết quốc gia. TDTT là một phương thức để rèn
luyện sức khỏe cũng như nhằm phát triển con người toàn diện, đặc biệt là
trong xã hội ngày nay TDTT ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui
chơi giải trí, rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT không chỉ phát triển các tố
chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo, mà
thông qua tập luyện TDTT đã rèn luyện cho người tập những phẩm chất như:
lòng dũng cảm, đạo đức, tinh thần đồng đội, sự kiên trì nhẫn nại, sự can đảm
vượt khó… hay nói cách khác TDTT là phương tiện hữu hiệu nhằm bồi
dưỡng và phát triển nhân tố con người để xây dựng cuộc sống ấm no giàu
đẹp. TDTT còn là một trong những biện pháp để thực hiện các chủ trương
của Đảng và nhà nước, không ngừng phát huy nguồn lực tạo con người mối
phát triển một cách đầy đủ về trí đức, thể mỹ.
Đá cầu là môn đang phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được
thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng kỹ thuật
động tác. Từ khi có mặt trong làng thể thao đá cầu đã thu hút khá đông đào
người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước, trong khu vực, trên thế giới,
đặc biệt là môn được đưa vào giảng dạy trong các trường học. Ngày nay đã
có giải vô địch đá cầu thế giới, giải đá cầu đã được tổ chức tại Seagame 2003
Việt Nam đã chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mình trong làng cầu trinh.
Đối với Việt Nam đá cầu là môn thể thao mũi nhọn, phong trào tập
luyện đá cầu đã dần phát triển từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là phát
triển mạnh mẽ trong trường học. Bộ giáo dục đã đưa vào môn học hình thức
từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Điều đó đã được chứng minh thông
qua các kỳ hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Phong trào ngày càng được phát
triển khi hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Nai đưa môn đá cầu vào nội dung thi
đấu chính thức.
Đây là môn thể thao bản thân tôi yêu thích.
Với lý do đó tôi chọn đề tài: một vài biện pháp giúp học sinh học
tốt đá cầu ở cấp tiểu học.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI :
1. Thuận lợi :
3
- Học sinh tiểu học được làm quen với cầu trinh từ rất sớm. Ngay từ
năm lớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay sau đó
chuyển sang học tâng cầu, chuyền cầu bằng chân ở các lớp 4, lớp 5
- Đa số học sinh ngoan, chăm học, yêu thích môn học thể dục.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tương đối bảo đảm
- Học sinh thực hiện đồng phục thể thao tương đối tốt.
2. Khó khăn :
- Có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính gia đình học sinh.
Nhiều bậc phụ huynh muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm
đến thể lực của các em, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi
hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể chất .
- Điều kiện trang thiết bị, sân bãi tập luyện cho học sinh còn chưa đúng
qui cách
III. NỘI DUNG:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Có thể nói đá cầu là môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp, đa
dạng. Trong đó trình độ thi đấu của các vận động viên sử dụng rất nhiều kỹ
thuật tấn công, phòng thủ phong phú gây khó khăn cho đối phương. Nét đẹp
trong môn đá cầu là những động tác khống chế, những động tác tấn công dễ
giành điểm. Một vận động viên có kỹ thuật tốt là người có khả năng tấn công
và phòng thủ trong mọi tình huống, trong đó việc khống chế cầu là tiền đề cơ
bản để giải quyết các nhiệm vụ tiếp theo trong tập luyện và thi đấu, phục vụ
chiến thuật nhất định. Song thực trạng hiện nay cho thấy các vận động viên
trẻ ở nước ta còn non kém về kĩ chiến thuật, tâm lý, khả năng tư duy. Một
mặt là do điều kiện tập luyện còn hạn chế, mặt khác đội ngũ cán bộ chưa
nắm bắt đặc điểm cơ bản trong huấn luyện, giảng dạy trong các trường học.
Chính vì vậy việc giảng dạy đá cầu đối với học sinh là rất quan trọng. Nhất
là đối với học sinh tiểu học cần được truyền thụ những kiến thức cơ bản và
chính xác là rất quan trọng.
Tập luyện TDTT là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực và các
kĩ năng động tác. Kĩ năng động tác là khả năng thực hiện các động tác một
cách thuần thục nhanh chóng và chính xác. Như vậy kĩ năng động tác chỉ có
được do tập luyện nhiều thanh thói quen nên đó chính là những phản xạ có
điều kiện.
Ở bậc tiểu học: về mặt thể lực tốc độ phản ứng của trẻ lên 10-11 gần
như ở người trưởng thành. Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốt nên có thể
thực hiện đựơc các động tác với biên độ rộng. Tuy nhiên do vẫn còn kém tập
trung và chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu như là trò chơi vận động
4
để giúp các em có được những kĩ năng ban đầu , tố chất nhanh và khéo léo.
Và cần tránh các động tác mạnh, phức tạp quá vì xương chưa cốt hóa hẳn
nhất là có thể bị cong vẹo cột sống.
A. Điều kiện hình thành kĩ năng động tác:
Tập luyện kĩ năng động tác là hình thành một hệ thống phản xạ có
điều kiện còn gọi là định hình động lực hoặc xây dựng chương trình thực
hiện động tác.
- Trong quá trình tập luyện hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ
mạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ 1 (bằng thị phạm) với hệ
thống tín hiệu thứ 2 ( bằng lời giảng) để HS dễ dàng phân biệt các chi
tiết động tác. Phải chú ý đến sự hưng phấn tập trung thần kinh thì mới
xây dựng được các đường liên hệ tạm thời trong việc hình thành kĩ năng
động tác
- Mỗi động tác tập luyện cần lặp đi lặp lại nhiều lần để cũng cố đường
thần kinh liên hệ tạm thời trên vỏ đại não.
- Kĩ năng động tác bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở những động
tác đã tiếp thu từ trước, do đó nên tập luyện động tác đơn giản rồi mới
xây dựng dần những động tác phức tạp.
- Phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là phải tập luyện đúng
kĩ thuật, vì một động tác sai đã được củng cố vững chắc thì cản trở sự
hình thành động tác mới. Đây chính là vấn đề cần thiết của giáo viên thể
dục bậc tiểu học.
B. Quy luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động:
- Kĩ năng là việc thực hiện tập trung chú ý cao vào các thành phần
động tác và chưa được ổn định trong việc thực hiện động tác. Nếu khả năng
được lập lại nhiều lần thì động tác trở nên thuần thục. Cơ chế phoái hôïp động
tác dần được tự động hóa sẽ chuyển thành kĩ xảo.
- Kĩ xảo thực hiện động tác là khả năng điều chỉnh động tác có tính tự
động hóa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở
thành kĩ xảo thì việc thực hiện của động tác có độ vững chắc cao, tính liên
tục của động tác hóa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn,
khi đã trở thành kĩ xảo thì việc thực hiện động tác có độ vững chắc cao, tính
liên tục của động tác được biểu hiện ở sự nhẹ nhàng, liên kết, tính nhịp điệu
và tính bền vững. Sự hoàn thiện về kĩ xảo có liên quan đến việc tri giác
chuyên môn động tác.
C. Các giai đoạn dạy học
Giai đoạn dạy học ban đầu
Giai đoạn dạy học đi sâu
Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP:
5
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
A1.Mục đích:
Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh :
- Không mắc bệnh tật;
- Hình thái cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng,
hài hòa, cân đối theo đúng quy luật sinh lý
- Các năng lực trí tuệ và vận động phát triển đến mức cao của
từng lứa tuổi
- Có tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực
- Thích nghi dễ dàng với môi trường sống
Góp phần phát triển con người toàn diện
Góp phần phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài TDTT cho đất
nước
A2. Yêu cầu:
* Đối với giáo viên:
- Nắm được kỹ thuật
- Yêu thích đá cầu
* Đối với học sinh: cần phải hiểu học đá cầu là cần thiết, xuyên suốt
các cấp học
B/ NỘI DUNG:
Trong môn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bàn
chân, má trong, má ngoài, gan bàn chân, đùi, ngực, đầu, vai… cách sử dụng
thì mỗi người một vẻ. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt
đầu từ kỹ thuật cơ bản. Có kỹ thuật cơ bản rồi, có khả năng cầm cầu rồi mới
phát huy được kiểu của mình.
Đối với bậc tiểu học bao gồm các kĩ thuật:
B1/ Các kĩ thuật cơ bản:
1/ Cách cầm cầu:
Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người
khoảng 0.3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu,
tay không cầm cầu co tự nhiên.
6
2/ Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận
đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng
nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng
tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.3
- 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán
hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá
lăng nhẹ và lưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi vuông góc với thân
người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài để cầu
nẩy lên ngang tầm mắt và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp
theo.
3/ Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi
chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn
chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi
khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào
chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu
rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao
khoảng 0.5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng
cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di
chuyển đến để tâng cầu.
4/ Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi
chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn
chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn
chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn
vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi
cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu
bay lên cao - ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang
sân đối phương.
5/ Kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân ( chuyền cầu theo nhóm):
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau ½ bàn
chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên
phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. kết thúc chân
thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại)
* Các kỹ thuật nâng cao hướng dẫn thêm cho học sinh yêu thích
hoặc có năng khiếu:
7
1- Chắn cầu bằng ngực:
Để chống lại quả tấn công của đối phương ta
thực hiện chắn cầu bằng ngực. Hai chân rộng
bằng vai trọng tâm cơ thể dồn đều vào 2 chân,
tay thả lỏng tự nhiên mắt quan sát sang sân đối
phương. Khi đối phương tấn công gần lưới học
sinh nhanh chóng khuỵu gối hạ thấp trọng tâm,
mắt tập trung quan sát đối phương để phán đoán đường cầu sang. Sau đó
“bật nhảy” thẳng đứng, người ưởn, 2 tay đưa sang ngang hay về phía sau để
toàn bộ phần ngực chắn lấy đường cầu làm quả cầu bật lại sân đối phương.
Kết thúc 2 chân chạm đất (chú ý không được bộ phận nào của cơ thể chạm
lưới).
2- Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực : Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu,
quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0.3-0.5 cm, cần nhanh chóng
chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngã phía sau, hơi xoay sang
một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh
chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước
ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người
khoảng 0.3 - 0.5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với
cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh
chóng xử lý thăng bằng.
3- Kỹ thuật đánh đầu: Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn
bị đỡ đùi, khi cầu bay cao 2m cách đầu 0,5 dùng sức cả 2 chân bật lên cao,
thân người ưởn cong hình cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng
bằng, mắt quan sát cầu. Sau đó gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc
với trán sẽ bay đi. Có thể lắc sang phải hay trái gây khó khăn cho đối
phương khi 2 chân tiếp đất nhanh chóng quay mặt quan sát đường cầu đối
phương.
4- Kỹ thuật móc cầu bằng mu bàn chân :
Chân đá đặt phía sau, trọng tâm để cơ thể dồn vào 2
chân, tay thả lỏng, mắt quan sát đồng đội, nhận cầu
của đồng đội, người móc cầu tâng lần một sau đó
chuyển trọng tâm cơ thể sang mũi bàn chân trước, kết
hợp kiểng chân trụ, ngã người ra phía sau, lăng chân
thuận ra trước lên cao về phía có cầu, cổ chân thả
lỏng, khi tiếp xúc cầu bàn chân gập nhanh, móc cầu
sang đối phương, khi hai chân tiếp đất học sinh nhanh
chóng xoay người lại.
8
B2/ Những sai lầm học sinh thường mắc và nguyên nhân :
NHỮNG SAI LẦM NGUYÊN NHÂN
1. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu
bằng đùi
_ Tâng cầu quá xa hoặc quá thấp
_ Di chuyển không đúng hướng cầu
rơi hoặc chậm
_ Khi tiếp xúc cầu đùi chưa
vuông góc với thân
_ Di chuyển vị trí để thực hiện
kỹ thuật
2. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu
bằng mu bàn chân
_ Tung cầu lệch hướng
_ Đưa chân sớm quá hoặc muộn
quá
_ Di chuyển không đúng hướng cầu
rơi hoặc chậm
_ Phán đoán quan sát hướng cầu
đến
_ Di chuyển vị trí để thực hiện
kỹ thuật
3. Chuyền cầu bằng mu bàn chân
_ Phán đoán điểm rơi không tốt nên
không đỡ được cầu
_ Dùng tay đỡ cầu
_ Chuyền cầu không chính xác:
mạnh quá hoặc yếu quá
_ Phán đoán tốc độ đến của cầu
_ Phán đoán quan sát hướng cầu
đến
4. Phát cầu bằng mu bàn chân
_ Tung cầu không chính xác
_ Chạm cầu không đúng mu bàn
chân
_ Tung cầu quá gần hoặc quá xa
với thân người
_ Phán đoán điểm rơi không
đúng nên đá không trúng cầu
B3/ Biện pháp khắc phục:
Từ những nguyên nhân sai lầm. Trên cơ sở lý luận và tham khảo sách
giáo khoa chuyên môn, quá trình dạy học và ý kiến của đồng nghiệp. Tôi xin
đưa ra các biện pháp khắc phục như sau:
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BÀI TẬP
Nhóm sai về mặt di chuyển: Khởi động chuyên môn:
9
- Tập các động tác bổ trợ để tăng độ
linh hoạt của các khớp hông, gối
- Xoạc ngang, xoạc dọc
- Chạy nhẹ kết hợp đá má trong,
má ngoài
- Đá lăn chân theo chiều ngang,
dọc
- Tập các bài tập chuyển vị trí và
kết hợp với xoay người chuyển
hướng
Nhóm sai về mặt phán đoán (cự
ly, tốc độ cầu đến):
Phân tích tầm quan trọng sự chú ý
theo điểm rơi của cầu
Phân tích tầm quan trọng của tốc độ
bay của cầu
- Tung cầu đúng động tác
- Tập tự tung bắt cầu
- Tập động tác co chân và hướng
mu bàn chân tâng cầu lên cao
không cầu và có cầu.
- Tập đón cầu do người khác tung
cho
- Treo cầu ở độ cao nhất định và
tập đá
Nhóm mở rộng (phát hiện năng
khiếu):
- Phân tích cho học sinh thấy
được cái đẹp, cái hay của môn
đá cầu và đá cầu là một nghệ
thuật
- Nêu cho học sinh biết thêm
về luật đá cầu
- Thi tâng cầu nhanh hoặc tối đa
- Tổ chức cho học sinh chơi
chuyền cầu theo nhóm đội hình
vòng tròn
B4/ Bài tập:
B4.1/ Bài tập khởi động chuyên môn:
• Đội hình: 4 hàng ngang , dàn hàng cách 1 dang tay
• Nội dung: Khi có hiệu lệnh HS sẽ thực hiện các động tác xoạc ngang,
xoạc dọc. Sau đó thay đổi đội hình theo 2 cặp hàng đứng quay mặt vào
nhau bạn này sẽ làm trụ cho bạn kia vịn vào để thực hiện đá lăn chân.
10
Tiếp đó chạy nhẹ nhàng kết hợp đá má trong, má ngoài theo 4 hàng
dọc trên sân tập 20 - 40m
• Mục đích: làm tăng độ linh hoạt của khớp háng, gối
B4.2/ Bài tập chuyên môn:
• Đội hình: 4 hàng ngang, hàng này cách hàng kia 2 - 3m, 2 HS cách
nhau 1-2m
• Nội dung: Khi có hiệu lệnh HS sẽ tập tự tung cầu đúng động tác và
đón cầu . Sau đó chuyển sang tập động tác cho chân không cầu và có
cầu. Tiếp theo là tập theo cặp tung <-> đón.
Đối với những HS có ít khả năng hơn thì tập riêng với bài tập treo cầu
cho Hs tự đá và đón cầu.
• Mục đích: HS xác định được tốc độ bay và khoảng cách cầu bay đến
cho đúng.
B4.3/ Bài tập mở rộng: GV nên tham gia cùng các em tạo nên sự hứng
thú cho HS
• Đội hình: Vòng tròn
• Nội dung : GV phát cầu cho HS bất kì và HS đón cầu chuyền cầu
cho bạn. GV kết hợp phân tích tình huống, luật chơi tập cho HS
các đỡ cầu bằng ngực, đầu, đá móc …
• Mục đích: Phát triển năng khiếu cho HS
Trên đây là những biện pháp và bài tập khắc phục nhưng tựu chung thì
điều chủ yếu là vẫn ở bản thân học sinh phải chú ý, tự khắc phục và tích cực
tập luyện.
C/ Rèn luyện thực tế:
Trong giờ học, học sinh được học và tập luyện những bài tập cơ bản
tôi luôn chú ý quan sát và phân loại học sinh: có năng khiếu và không có
năng khiếu. Sau đó sẽ phân chia tập luyện theo nhóm khả năng của học sinh:
- Nhóm không có năng khiếu sẽ tập theo bài tập riêng
11
- Nhóm năng khiếu sẽ tập bài tập nâng cao thêm
Ngoài ra, tôi cũng chú trọng đến luật đá cầu và hướng dẫn các em chơi theo
đúng luật.
IV. KẾT QUẢ:
Sau các năm giảng dạy đá cầu cho học sinh khối lớp 4 – 5, với niềm
hứng thú và quan điểm luôn học hỏi tìm tòi tôi đã có kết quả rất khả quan :
HS rất hứng thú với việc học đá cầu, đa số là các em đều hoàn thành tốt và
trên mức tốt ( tâng cầu 5 cái trở lên), phát hiện được nhiều em yêu thích và
có năng khiếu, tôi đã động viên các em tìm hiểu nghệ thuật môn đá cầu học
hỏi nâng cao trình độ thêm.
Trong năm học 2011 -2012 trường Tiểu học Hòa Bình đã tuyển chọn
các học sinh có năng khiếu tham dự Hội khỏe Phù đổng cấp thị xã gồm 4
học sinh và đã đạt thành tích cao như sau:
Huy chương Nội dung
Vàng
Đơn nam
Đôi nam
Đôi nam nữ
12
Bạc
Đơn nữ
Đôi nữ
Đôi nam nữ
Đồng
Đơn nam
Đơn nữ
Cũng với những kỹ thuật đó tôi đã tham gia huấn luyện cho đội tuyển
tiểu học đi thi HKPĐ cấp Tỉnh, đã đạt thành tích cao như sau:
Huy chương Nội dung
Vàng
Đơn nữ
Đôi nữ
Đôi nam nữ
Đồng Đôi nam
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Giáo viên cần phải chú ý đến việc sử dụng ĐDDH và đồ dùng học
tập của học sinh: Sử dụng cầu lông gà thay thế cầu trinh tiết kiệm hơn gấp 2
lần giá thành và sử dụng bền hơn. Tuy nhiên cầu lông gà có độ nảy nhiều
hơn nên giáo viên cần phải cắt bỏ bớt lớp đệm cho học sinh dễ khống chế
cầu.
- Điều không kém phần quan trọng là sự nhiệt tình, hòa đồng của giáo
viên chơi cùng học sinh sẽ làm cho học sinh rất hứng thú học tập. Học sinh
sẽ tự giác tập luyện để đạt được kết quả tốt, nhất là các em nữ.
- Việc giảng dạy môn đá cầu cho học sinh tiểu học là một vấn đề không
thể thiếu. Thông qua việc học đá cầu học sinh được rèn luyện các phẩm chất:
sự can đảm vượt khó, sự kiên trì nhẫn nại, tinh thần đồng đội . . . góp phần
rèn luyện sức khỏe , phát triển con người toàn diện. Quan trọng nhất là phát
hiện được và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu làm nguồn lực cho
đất nước.
13
14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT TÊN SÁCH TÁC GIẢ NĂM XB NXB
1
Lý luận và phương
pháp giáo dục TDTT
trong nhà trường
TS Trịnh
Trung Hiếu
2001 TDTT – HN
2
Giảng dạy huấn luyện
đá cầu
2003 Hà Nội
3 Sinh lý học TDTT Lâm Tấn Văn 1998 TDTT- HN
4
Sách giáo viên thể dục
lớp 4 - 5
Giáo dục
15
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vò : TH HÒA BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xuân Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2011 - 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm : Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt đá cầu ở
mơn Thể dục
tiểu học
Họ và tên tác giả : Dương Minh Nhật Đơn vò : TH Hòa Bình
Lónh vực :
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn :
Phương pháp giáo dục Lónh vực khác:
1.Tính mới
- Có giải pháp hòan tòan mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong tòan ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vò có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vò có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc họach đònh đường lối, chính sách :
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghò có khà năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống :
Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng :
Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
16