PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHƯ SÊ
Trường THCS Lê Duẩn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC GHI
NHỚ NỘI DUNG VĂN BẢN NGỮ VĂN 6.
Người viết: Hà Nguyễn Hồng Phúc
Giới tính: nữ . Dân tộc : Kinh
Ngày sinh: 01 / 04 / 1975
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị : Trường THCS Lê Duẩn
1
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của môn Ngữ văn trong trường THCS là góp phần giáo dục để
hình thành những con người có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: biết yêu
thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết
hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng
lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu… Đó là những con người có ý thức
tự tu dưỡng, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị Chân,
Thiện, Mỹ trong văn học.
Qua một thời gian công tác tại trường THCS Lê Duẩn – IaTiêm – Chư Sê, tôi
nhận thấy việc giảng dạy Ngữ văn ở đây gặp nhiều khó khăn, nên cố gắng tìm
tòi, suy nghĩ, tìm ra những cách giải quyết thích hợp nhất, phù hợp với trình độ
học sinh để đạt được mục tiêu dạy - học. Đó cũng là lý do tôi thực hiện đề tài
này: vài biện pháp giúp học sinh dân tộc ít người khắc sâu kiến thức trong phần
đọc - hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 6; đồng thời khơi gợi ở một
số học sinh khá giỏi lòng yêu thích môn văn học, phát huy năng khiếu văn
chương của bản thân.
1. Thuận lợi.
Trường THCS Lê Duẩn nằm ở trung tâm xã IaTiêm, cơ sở vật chất để phục
vụ cho việc dạy - học tương đối đầy đủ; thầy và trò luôn được sự hướng dẫn
tận tình, giúp đỡ chu đáo của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm của chính quyền
địa phương, nên được cập nhật kịp thời những chủ trương, chính sách của
Đảng , Nhà nước và của ngành.
2.Khó khăn.
Phần lớn đối tượng học sinh ở đây là người dân tộc Jrai vốn tiếng việt rất hạn
chế nên việc lĩnh hội kiến thức của học sinh hầu như rất thụ động, học sinh
2
không có khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông nên việc tạo hứng thú cho
học sinh trong việc tìm hiểu văn bản là một khó khăn rất lớn cho giáo viên.
Hơn nữa là học sinh dân tộc Jrai cha mẹ không quan tâm đến việc học của
con em. Tỉ lệ học sinh người Kinh ít và phần lớn thuộc diện hộ nghèo. Trong
khi đó trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết gia đình
các em đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ
lên lớp không có thời gian dễ học bài ở nhà . Cho nên hầu hết học sinh không
nhớ được tên bài, nội dung, ý nghĩa của văn bản đã học ( sẽ diễn giải cụ thể ở
phần sau).
Thiết bị dạy học cho môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng rất
hạn chế. Có một số văn bản rất cần tranh ảnh nhưng không có, làm giảm đi sự
hiểu biết của học sinh khi tiếp xúc với văn bản.
Qua quá trình giảng dạy, tôi phát hiện ra một vài cách giúp khắc phục một
phần khó khăn nêu trên. Xin trình bày để các bạn đồng nghiệp, quý lãnh đạo
xem xét, góp ý, giúp đỡ để công việc ngày một tốt hơn.
3
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.Thực trạng tình hình.
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn 6 tại trường THCS Lê Duẩn, Chư Sê,
tôi thấy nổi bật lên một vấn đề khó khăn mà giáo viên Ngữ văn phải đối mặt.
Đó là học sinh dân tộc rất lúng túng, bỡ ngỡ trong việc tiếp thu nội dung một
bài. Nhớ được tên bài, nội dung ý nghĩa bài học còn khó hơn bởi các em học
trước quên sau.
Nhiều lần thực hiện kiểm tra miệng, kiếm tra thường xuyên, kiểm tra định
kỳ, học sinh dân tộc thường không trả lời được mà chỉ đánh dấu theo kiểu may
rủi. Hỏi: đoạn trích này nằm trong tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai? thì
phần lớn các em không nhớ ra, nói chi đến việc nắm được ý nghĩa của văn bản.
Một vấn đề nữa: để đổi mới phương pháp dạy học giúp cho giáo viên giảng
dạy tốt hơn, Bộ Giáo Dục đã đưa về một bộ tranh minh hoạ Ngữ văn 6 để giáo
viên sử dụng làm thiết bị dạy - học cho tiết học thêm sinh động. Nhưng bộ
tranh minh hoạ ấy chỉ minh hoạ cho một số thể loại truyện dân gian ở học kì I.
Trong học kỳ II có một số tác phẩm rất cần tranh minh hoạ nhưng không có
như văn bản: “ Sông nước Cà Mau”; “Đêm nay Bác không ngủ”; “ Cầu Long
Biên - chứng nhân lịch sử” và “Động Phong Nha”. Tôi luôn trăn trở mỗi khi
dạy đến những bài này, bởi đối tượng là học sinh dân tộc, vốn ngôn ngữ phổ
thông đã hạn chế thì làm sao tưởng tượng được những hình ảnh trìu tượng,
phong cảnh đặc sắc của đất nước.
Trên cơ sở những vấn đề trên, tôi tìm cách thay đổi, khắc phục và thấy có
hiệu quả rõ rệt. Hôm nay xin trình bày ở đây để quý vị đồng nghiệp tham khảo
góp ý với ba vấn đề lớn sau:
-Khắc phục tranh minh hoạ còn thiếu để phục vụ cho một số tác phẩm văn
học cần thiết.
4
-Dùng văn vần để thuyết minh cho tranh góp phần khắc sâu kiến thức cho
học sinh, tổng kết đặc điểm chung của một số thể loại truyện dân gian.
-Một vài biện pháp nhằm khơi gợi sự yêu thích, tìm hiểu văn học dân gian
cho học sinh khá giỏi.
II. Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối 6 trường THCS Lê Duẩn, IaTiêm, Chư
Sê, Gia Lai.
III. Phạm vi nghiên cứu: Môn Ngữ văn 6.
IV. Tiến trình thực hiện các biện pháp.
1. Khắc phục tranh minh hoạ còn thiếu để phục vụ cho một số tác phẩm văn
học cần thiết.
Trong bộ môn Ngữ văn 6, Bộ giáo dục đã trang bị một bộ tranh dân gian
( xếp chung thể loại). Mục đích của việc này là dùng tranh để làm thiết bị dạy
học, tăng thêm phần sinh động, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài học.
Nhưng bộ tranh ấy chỉ sử dụng cho thể loại truyền thuyết và cổ tích. Còn một số
tác phẩm văn học hiện đại rất cần tranh để minh hoạ mà lại không có. Đó là tác
phẩm : “ Sông nước Cà Mau”. Bài văn này miêu tả cảnh sông nước ở cực nam
của Tổ Quốc với sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện, cảnh họp chợ,
buôn bán trên sông rất độc đáo. Đối tượng học sinh ở đây chủ yếu là học sinh
người Jarai, vì thế các em không thể hình dung cảnh họp chợ độc đáo, tấp nập
như thế nào mà tranh không có thì hiệu quả của tiết học không cao. Cho nên tôi
rất trăn trở, phải dạy chay một vài lần, cảm thấy không thoả mãn nên quyết định
tìm tranh minh hoạ để giúp học sinh nhìn thấy nét độc đáo của chợ Năm
Căn.Qua nhiều lần tìm kiếm tôi phát hiện ra trong bộ tranh địa lớp 4 có bức tranh
chụp “Chợ nổi trên sông”. Đây đúng là thiết bị dạy học cần thiết, phù hợp với bài
học. Từ đó mỗi khi dạy đến bài “ Sông nước cà Mau” tôi đã có tranh minh hoạ.
Tác phẩm : “Đêm nay Bác không ngủ” kể về một đêm trên đường đi chiến
dịch, bác đã thức trắng cả đêm vì lo lắng cho bộ đội, cho dân quân. Sách giáo
5
khoa Ngữ văn 6 tập II có giải thích sự kiện này là “chiến dịch Biên giới 1950”.
Tôi thấy hình ảnh này cũng cần có tranh minh hoạ để đảm bảo tính chân thực, từ
đó tăng thêm lòng kính yêu của học sinh đối với Bác Hồ kính yêu. Để khắc phục
thiếu thốn này, tôi đã mượn tranh lịch sử lớp 9 có hình ảnh bác Hồ trên đường
chiến dịch Biên giới 1950 làm tranh minh hoạ.
Đối với tác phẩm “ Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử”. Bài văn miêu tả
quá trình xây dựng cầu, hình dáng, đặc điểm quy mô và cầu đã chứng kiến bao
thăng trầm của đất nước. Học sinh cần được tận mắt nhìn thấy ảnh của cây cầu
để từ đó cảm nhận về ý nghĩa của cây cầu rõ ràng hơn. Nhưng không có hình ảnh
nào về cây cầu Long Biên cả. Nhờ sự tích hợp ngang mà tôi phát hiện bộ tranh
lịch sử lớp 8 có hình ảnh cây cầu Long Biên, tôi đã dùng tranh này để minh hoạ
cho bài học và thấy đạt hiệu quả mong muốn rõ rệt.
Đặc biệt, đối với bài “Động Phong Nha” - một văn bản nhật dụng ca ngợi
cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở nước ta và ý nghĩa, giá trị nhân văn của nó mà không
có hình ảnh cụ thể để học sinh nhìn thấy, cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt tác ấy.
Vấn đề này, tôi cũng thường trao đổi với đồng nghiệp và có ý kiến lên cấp trên
từ năm 2004 nhưng chưa thấy phản hồi. Bản thân tôi khi dạy đến kiểu bài này
cảm thấy bức xúc vì không thể truyền tải cho học sinh bằng lời được trước một
tuyệt tác thiên nhiên như thế. Tôi muốn học sinh nhìn thấy gián tiếp qua tranh
ảnh để phần nào cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của động Phong Nha. Tôi cũng
đã nhiều lần tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh lịch sử của
Động Phong Nha nhưng không thấy. Rất may, trên một số tạp chí ( Du lịch, Giáo
dục và thời đại ) có in hình Động Phong Nha rất đẹp. Tôi bèn cắt nó dán vào
một tờ lịch treo tường có kích thước 45 x 50cm và sử dụng làm thiết bị dạy học.
Bằng cách đó, tôi đã khắc phục được sự thiếu thốn tranh minh hoạ cho quá
trình dạy học và thấy được hiệu quả rõ rệt.
6
2. Sử dụng tranh minh hoạ cho tiết học Ngữ văn 6 - phần “Đọc - hiểu
văn bản”
2.1. Thiết kế tranh minh hoạ theo từng thể loại, dễ dàng để chuẩn bị cho
một tiết học.
Cơ sở vật chất của trường THCS Lê Duẩn tương đối đảm bảo cho việc học
nhưng phòng thiết bị thì còn đang thiếu thốn ( THCS và Tiểu học + Thư viện sử
dụng chung một phòng). Các tranh minh hoạ phục vụ cho việc dạy học phải ở
trong tình trạng cuộn tròn, xếp một chỗ, nên khi giáo viên muốn tìm tranh để
phục vụ cho tiết học phải mở từng xấp, từng chiếc tìm kiếm rất mất thời gian
( nếu được như ở một số trường thuận lợi, mỗi bộ môn có phòng riêng để bỏ
thiết bị thì giáo viên chỉ cần căng tranh treo lên là được).
Để khắc phục khó khăn này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc, tôi đã
sắp xếp như sau: Kết hợp bộ tranh dân gian của Bộ giáo dục phát hành với số
tranh tôi tự làm được một bộ tranh minh hoạ Ngữ văn 6 hoàn chỉnh. Sau đó chia
ra theo từng thể loại: truyền thuyết một tập, truyện cổ tích một tập, văn học hiện
đại một tập và các thể loại khác một tập. Sau đó dùng đinh cỡ bảy – tám đục lỗ
mép trên của các bức tranh và dùng kẽm nhỏ xâu lại thành một tập giống tập lịch
dùng đinh dán treo trên tường. Làm như vậy đỡ chiếm diện tích của phòng thiết
bị lại khỏi mất thời gian tìm kiếm. Khi dạy đến thể loại nào thì lấy thể loại đó
xuống. Dạy xong, treo lên chỗ cũ để năm sau sử dụng tiếp. Cứ như vậy thực
hiện cho tất cả các thể loại ( tôi nghĩ cách này cũng có thể áp dụng cho tất cả các
bộ môn lớp khác trong điều kiện cơ sở vật chất dành thiết bị còn thiếu).
2.2.Cách dùng tranh minh hoạ cho bài học Ngữ văn thêm sinh động, khơi gợi
hứng thú cho học sinh.
Để phát huy tính tích cực của học sinh và phát huy tối đa tác dụng của
tranh minh hoạ trong phần “Đọc - hiểu văn bản” ở các bài Ngữ văn 6, tôi dùng
7
văn vần để thuyết minh cho các tranh minh hoạ ( ghi sẵn dưới mỗi bức tranh, nét
chữ to).
Như đã nói ở trên, đối tượng học sinh là dân tộc Jarai nên việc nắm, hiểu
nội dung bài của các em hết sức khó khăn. Nhân đọc một bài báo trên Thế giới
trong ta, tôi nảy ra ý tưởng này đưa và áp dụng thấy tương đối khả quan: do tâm
lý chung của học sinh bây giờ là lười đọc sách dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn
cho việc hiểu nội dung văn bản. Việc dùng tranh minh hoạ hỗ trợ cho các em
thấy hứng thú khi tiếp xúc văn bản. Từ đó giúp học sinh khắc sâu được nội dung,
ý nghĩa của bài học.
2.3. Một vài biện pháp nhằm khơi gợi sự yêu thích, tìm hiểu văn học dân gian
cho học sinh khá giỏi.
Ngoài ra với cách làm này còn có thể khơi gợi cho một số học sinh khá
giỏi phát huy năng khiếu của các em về cách diễn đạt một tình cảm về một nhân
vật, một chi tiết trong truyện mà mình yêu thích bằng cách đặt ra một vài câu văn
vần để biểu cảm hoặc vẽ một bức tranh thể hiện những nội dung ấy.
Bằng việc thực hiện cách làm trên, năm học 2007 – 2008, kết quả kiểm tra
cuối năm cho thấy tỉ lệ học sinh dân tộc nắm được kiến thức cơ bản cao hơn so
với năm trước. Số liệu cụ thể như sau:
Tổng
số
HSDT Giỏi DT Khá DT TB DT Yếu DT Kém D
T
Năm học
2006 -2007
100 80 1 0 8 2 58 48 30 27 3 3
Năm học
2007 -
2008
105 82 7 3 15 8 65 55 18 6 0 0
Một vài em khá giỏi như em Vi, Loan (nay học lớp 7) đã làm một bài thơ
ngắn về Thầy bói xem voi, Thạch Sanh, làm thơ tặng cô nhân ngày
8
8 / 3… chứng tỏ biện pháp của tôi đã có tác dụng rõ rệt.
Qua quá trình giảng dạy, quan sát tôi thấy đa số các em học sinh dân tộc rất
thờ ơ thiếu tích cực trong việc Đọc - hiểu văn bản do vốn giao tiếp Tiếng việt
của các em rất hạn chế. Trong khi đó ngôn ngữ trong chương trình phổ thông
tương đối trừu tượng, phong phú, học sinh không hiểu được nên dẫn đến tình
trạng chán học không chủ động lĩnh hội kiến thức, cứ chờ thầy cô cho ghi chữ
nào là lập tức ghi vào vở mà không cần hiểu câu chữ ấy có nghĩa gì. Thế nhưng
khi dùng tranh minh hoạ cho bài giảng, lập tức các em hào hứng hẳn lên, bàn tán
xì xào và quan sát rất kỹ. Vì thấy tôi triệt để dùng tranh minh hoạ để hỗ trợ cho
tiết dạy của mình.
Tuy nhiên, nếu tiết dạy nào cũng đưa tranh ra rồi hỏi: “em hãy cho biết nội
dung của bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào trong truyện?” hoặc
“ Theo em, nội dung bức tranh nói lên điều gì?” hoặc “ Em thử đặt tên cho bức
tranh”… thì cũng dễ gây sự nhàm chán, quen thuộc và lại trở nên thụ động làm
mất đi ý nghĩa, tác dụng của tranh minh hoạ. Cho nên tôi nảy ra cách làm như
sau: có một số bài thực hiện theo hướng trên nhưng có một số bài dùng văn vần
để thuyết minh: dạy đến bài nào thì mở tranh ra, trên bức tranh ghi sẵn hai câu
văn vần để học sinh đọc và quan sát rồi chép vào sổ tay. Đối với học sinh Jarai,
từ việc đọc văn bản, phân tích nội dung đến việc quan sát tranh là các em có ba
lần để ghi nhớ kiến thức. Thực tế, nhiều em rất ham thích tìm hiểu nhưng rào cản
ngôn ngữ đã hạn chế sự tiếp thu của các em. Với các câu văn vần trên tranh dễ
nhớ, dễ thuộc góp phần giúp các em tiếp nhận và ghi nhớ được nội dung văn
bản. Ở đây không phải coi nhẹ các phương pháp khác trong tiến trình dạy - học
mà chỉ muốn phát huy tối đa tác dụng của tranh minh hoạ để hỗ trợ các hoạt
động khác nhằm đạt đến mục tiêu chính là truyền thụ kiến thức, học sinh tập
cách chủ động nắm kiến thức.
9
Cách làm trên đây có thể áp dụng với từng tiết học trong hoạt động tìm
hiểu văn bản cho mỗi bức tranh minh hoạ cho một truyện cụ thể còn đối với tiết
ôn tập truyện dân gian, sau khi tiến hành các hoạt động ôn tập củng cố thì có một
hoạt động dành cho ngoại khoá, tôi thay bằng hoạt động thi làm văn vần để chỉ
ra đặc điểm khái quát của từng thể loại giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc bởi sẽ
dùng từ ngữ gần gũi. Cho học sinh làm theo nhóm: tìm từ, ghép vần để chỉ ra đặc
điểm của truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. Các nhóm trao đổi, nhận xét với
nhau, sau đó giáo viên chọn và đưa ra những câu thơ hợp lý nhất. Hoặc cho học
sinh thi vẽ tranh về một nội dung mà mình yêu thích trong các truyện dân gian
đã học vì học sinh Jarai có năng khiếu vẽ rất đẹp. Đây cũng là một cách làm
nhằm kích thích sự sáng tạo, yêu cái đẹp, nhạy cảm trước những câu chuyện dân
gian đầy ý nghĩa. Sau đây tôi xin cụ thể hoá từng bước tranh với những câu văn
vần để thuyết minh cho mỗi tiết học như sau:
Mô hình 1: Cụ thể hoá sử dụng tranh minh hoạ trong từng bài học
STT
Bài Tiết Văn bản Thể loại Trang Thuyết minh
1 1 1 Con Rồng
Cháu Tiên
truyền
thuyết
6
Con theo mẹ lập nên nòi giống,
Con theo cha giúp đỡ khi cần,
Tự hào nguồn gốc thần tiên,
Chân trời góc biển là người
Việt nam
2 1 2 Bánh chưng
bánh giầy
truyền
thuyết
9
Bánh chưng ngày Tết dâng thần
Là ơn bồi đắp những ngày cần lao
3 2 5 Thánh
Gióng
truyền
thuyết
21
Một mình một ngựa xông pha
Bỗng roi sắt gãy, đằng ngà quật
lên
4 3 9 Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
truyền
thuyết
32
Thuỷ tinh gọi gió hô mưa
Làm thành dông bão hòng giành
Mỵ Nương
Sơn tinh không hề núng nao
Sông dâng núi cũng dâng cao mấy
lần
5 6 21 Thạch Sanh Cổ tích 63
Dương cung bắn trúng đại bàng
10
Lần theo dấu vết tìm hang thăm
dò
Thạch Sanh dũng cảm phi thường
Lý Thông lừa lọc biến thành bọ
hung
6 7 26 Em bé
thông minh
Cổ tích 70
Người tài giỏi không ở đâu xa
Mất công tìm kiếm? Ngay nhà
đấy thôi!
7 8 31 Cây bút
thần
Cổ tích 81
Mã Lương đã có bút thần
Vẽ cày, vẽ cuốc giúp dân đổi đời
8 19 77 Sông nước
Cà Mau
VHHĐ 19
Sông nước giăng như chăng mạng
nhện
Miền cực nam Tổ quốc đó ta ơi
Buôn bán trên sông lam lũ cùng
nước nổi
Mà vẫn vui như lúa mới được mùa
9 29 123
Cầu Long
Biên - chứng
nhân lịch sử
Văn bản
nhật dụng
123
Sừng sững gánh chịu bao đau
đớn
Oằn mình cùng nỗi khổ của
giang sơn
10 31 129 Động
Phong Nha
Văn bản
nhật dụng
145
Huyền ảo phong cảnh hữu tình
Phong Nha đẹp nhất chỉ mình
Việt Nam
Mô hình 2: Khái quát đặc điểm của từng thể loại truyện dân gian trên từng tập
tranh.
Stt Thể loại Thuyết minh
1 Truyền thuyết Truyền thuyết có thật một phần
Tưởng tượng kỳ ảo là thần giúp ta
2 Cổ tích Cổ tích thương người thật thà
Công bằng xã hội luôn đà phân minh
3 Ngụ ngôn Ngụ ngôn gởi ý vào lời
Khuyên người cẩn thận những điều thiệt hơn
4 Truyện cười Truyện cười là để mua vui
Phê phán sâu sắc kiểu đời chua ngoa
11
5 Văn học hiện
đại
Hiện đại cuộc sống quanh ta
Sông sâu nước thẳm sắc màu bao la
Người tốt cảnh đẹp muôn nơi
Tự hào đất nước đời đời phồn vinh
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Qua quá trình áp dụng biện pháp dùng văn vần để thuyết minh cho tranh
minh hoạ nhằm hỗ trợ cho việc học sinh hiểu và nhớ được nội dung ý nghĩa văn
bản trong chương trình Ngữ văn 6 đã giúp cho các em có tinh thần học tập tốt
12
hơn, hứng thú tìm hiểu nội dung những văn bản mới. Điều đó thể hiện trong từng
tiết lên lớp mà tôi giảng dạy. Đến nay, chất lượng học tập của học sinh từng
bước được nâng cao rõ rệt. S ố liệu cụ thể như sau:
Tổng
số
HSDT Giỏi DT Khá DT TB DT Yếu DT Kém DT
Năm
học
2006
-200
7
100 80 1 0 8
8
8
2 58 48 30 27 3 3
Năm
học
2007
-
2008
105 82 7 3 15 8 65 55 18 6 0 0
Điều tôi phấn khởi nhất là học sinh có thái độ tích cực trong việc biểu lộ
tình cảm, cảm xúc đối với các nhân vật và một số câu chuyện trong mỗi bài học.
Cách làm của tôi trên đây cũng có thể áp dụng cho một số bộ môn khác như sử,
địa, giáo dục công dân…
2. Kiến nghị.
- Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, ảnh minh hoạ về Động Phong Nha,
cầu Long Biên cho môn Ngữ văn 6.
- Nhà trường cho sử dụng một số mặt tường ở một số phòng để treo tranh, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
13
Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình
giảng dạy của mình tại trường THCS Lê Duẩn. Tôi rất mong được nghe những ý
kiến đóng góp của lãnh đạo và đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6
3. Báo Thế giới trong ta chuyên đề 45 – 46
14
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
1. Thuận lợi Trang 1
2. Khó khăn Trang 1
15
Phần thứ hai: giải quyết vấn đề
I. Thực trạng tình hình Trang 3
II. Đối tượng nghiên cứu Trang 4
III. Phạm vi nghiên cứu Trang 4
IV. Tiến trình thực hiện các biện pháp
1. Khắc phục tranh minh hoạ còn thiếu Trang 4
2. Cách sử dụng tranh minh hoạ Trang 5
Phần thứ ba: Kết luận Trang 12
16