Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

giải pháp phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện tiên lãng - tp. hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 79 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này được tổng hợp và phân tích
từ số liệu thống kê các nguồn chính thông và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Phượng



ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn - Tiến sĩ Vũ Đình
Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này
theo đúng thời gian quy định.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Quy hoạch phát triển và
các thầy cô trong Học viện Chính sách và Phát triển đã trang bị cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại học viện, luôn quan
tâm, đôn đốc và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Chi cục thống kê, Phòng Lao động Thương binh Xã hội… đã cung cấp tài liệu


và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Và cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người thân, gia đình, bạn
bè, những người đã quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi hoàn thành
khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng trong quá tình thực hiện để khóa luận có tính khoa
học và thực tiễn cao nhất, song do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn và
vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do
vậy tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung của các thầy cô và các
bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Phượng

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1. Mục đích nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của khóa luận 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP 5
1.1 Những vấn đề chung về nông nghiệp và phát triển bền vững 5
1.1.1. Quan niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 5
1.1.2. Phát triển bền vững và các khía cạnh của phát triển bền vững 10
1.2. Phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp 11
1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp phát triển bền vững 11
1.2.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững 18
1.2.4. Nguyên tắc và điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững 21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIÊN LÃNG TP. HẢI PHÒNG 23
2.1. Lợi thế tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng ảnh hƣởng tới
phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp. 23
2.1.1. Lợi thế về điều kiện tự nhiên 23
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội. 29
2.2. Thực trạng phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Lãng – TP. Hải Phòng 37
2.2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng –
TP. Hải Phòng 37
iv

2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trên huyện Tiên Lãng –
TP. Hải Phòng. 40
2.2.3. Đánh giá quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng
trong giai đoạn 2006 – 2011. 52
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, TP.HẢI PHÒNG 55
3.1. Xu hƣớng phát triển nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng

đến năm 2020. 55
3.1.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đến
năm 2020. 55
3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lãng, TP.
Hải Phòng đến năm 2020. 55
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên
Lãng thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2010 -2020 và tầm nhìn đến
năm 2030. 56
3.2.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội 56
3.2.2. Mục tiêu cụ thể cho phát triển nông nghiệp bền vững. 56
3.3. Một số quan điểm có tính nguyên tắc làm cơ sở xây dựng nông
nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lãng trong thời gian tới. 58
3.4. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải
Phòng đến năm 2020. 58
3.4.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế. 58
3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội. 65
3.4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường. 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1

UBND
Ủy ban nhân dân
2
NTM
Nông thôn mới
3
ĐVT
Đơn vị tính
4
N - L - TS
Nông - lâm - thủy sản
5
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
6

Cố định
7
SXKD
Sản xuất kinh doanh
8
KT - XH
Kinh tế - xã hội
9
CNH-ĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
10
PTNT
Phát triển nông thôn
11

TP
Thành phố
12
NXB
Nhà xuất bản
13
HTX NN
Hợp tác xã nông nghiệp
14
BVTV
Bảo vệ thực vật
15
KHKT
Khoa học kỹ thuật
16
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm















vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

STT
Tên bảng, biểu đồ
Trang
1
Bảng 2.1. Dân số phân theo thành thị, nông thôn của huyện
Tiên Lãng, giai đoạn 2006 – 2011
30
2
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu xã hội của huyện Tiên Lãng giai
đoạn 2006 – 2011
30
3
Biểu đồ 2.1. Dân số và nguồn lao động của huyện Tiên
Lãng giai đoạn 2006 – 2011
31
4
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện
Tiên Lãng
36
5
Bảng 2.4. GTSX nông - lâm- thủy sản huyện Tiên Lãng,
giai đoạn 2006 - 2011
38
6
Bảng 2.5. Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản Tiên Lãng,

giai đoạn 2006 - 2011
38
7
Biểu đồ 2.2. Tổng sản lượng gia cầm (con) trên địa bàn
huyện Tiên Lãng giai đoạn 2006 – 2011
39
8
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng
huyện Tiên Lãng
41
9
Bảng 2.7. Diện tích, sản lượng, năng suất và GTSX cây lúa
của huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2007 – 2011
41
10
Bảng 2. 8. Diện tích, sản lượng, năng suất và GTSX cây rau
đậu của huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2007 - 2011
42
11
Bảng 2.9. Diện tích, sản lượng, năng suất và GTSX cây thuốc
lào của huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2007 - 2011
43
12
Bảng 2.10. Tổng sản lượng gia cầm (con) trên địa bàn
huyện Tiên Lãng giai đoạn 2006 – 2011
44
13
Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất một số loại vật nuôi huyện
Tiên Lãng.
45

14
Bảng 2.11. Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản huyện
Tiên Lãng, giai đoạn 2006 - 2011
46




1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu
nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm
nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội.
Hải Phòng là một trung tâm kinh tế của miền bắc nói riêng và của cả
Việt Nam nói chung. Tuy là một trong những thành phố công nghiệp phát triển
mạnh nhất cả nước nhưng hiện tại thành phố vẫn có đến khoảng 60% dân cư
sinh sống ở khu vực nông thôn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Do
vậy, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là ở các huyện như Thủy Nguyên,
Kiến Thụy, An Lão, An Dương và đặc biệt phải kể đến là huyện Tiên Lãng,
một huyện thuần nông của TP.Hải Phòng.
Là một trong những huyện ngoại thành của TP.Hải Phòng, huyện Tiên
Lãng, những năm vừa qua, nông nghiệp đã có những bước phát triển khá rõ
nét. Các nông sản đã được đa dạng hóa, năng suất, chất lượng được nâng cao
và sản xuất hướng vào những sản phẩm có giá trị kinh tế, bước đầu đã hình
thành vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm từng địa phương, tạo nên khối

lượng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, làm cơ sở định hướng
cho việc phát triển nông nghiệp của thành phố trong những năm tới.
Tuy vậy, SXNN của Tiên Lãng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh
mún, nhỏ lẻ. Trình độ SXNN đã được chú ý đầu tư cải thiện nhưng vẫn chưa
đáp ứng kịp đòi hỏi thực tế; vốn đầu tư cho sản xuất còn thấp và chưa tập
trung. Quá trình công nghiệp hóa khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp phải
nhường chỗ cho xây dựng các nhà máy tạo ra sự không ổn định cho khá nhiều
vùng SXNN, nhiều diện tích đất nông nghiệp trở thành đất kẹt, khó canh tác
và quản lý dịch bệnh; vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo; lao động dư
thừa, môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm, phế thải sinh hoạt và sản
2

xuất chưa được xử lý tốt, Trước tình hình đó đòi hỏi nền nông nghiệp hiện
nay ở huyện ngoại thành phải chuyển nhanh theo hướng phát triển nông
nghiệp bền vững trên cơ sở kết hợp nhiều ngành, đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế xã hội chung của Thành phố.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Giải pháp phát
triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng - TP. Hải Phòng”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp và mức độ phát
triển nông nghiệp bền vững của huyện Tiên Lãng những năm 2006-2011, từ
đó đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy nông nghiệp
huyện Tiên Lãng phát triển mạnh theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp
bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp và mức độ phát
triển nông nghiệp bền vững của huyện Tiên Lãng.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững của huyện Tiên Lãng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và mức độ phát triển nông nghiệp
bền vững của huyện Tiên Lãng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Khóa luận đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển
nông nghiệp bền vững về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Lãng.
- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu về thực trạng phát triển nông
nghiệp bền vững của huyện Tiên Lãng trong giai đoạn 2006 – 2011.
3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin có vai trò đối với việc nghiên cứu trên
cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, tác giả đã tập trung nghiên cứu các tài
liệu sau:
Nơi thu thập
Thông tin
- Internet, sách báo
- Thông tin về cơ sở lý luận và các
thông tin liên quan đến phát triển
nông nghiệp bền vững
- Các phòng: Kế hoạch kinh tế
&PTNT, Thống kê, đất đai & Tài
nguyên môi trường, N
- Cung cấp một số thông tin tổng
quan đến tình hình SXNN, các đề án

phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản, phát triển hoa cây cảnh, rau an
toàn.
- Các số liệu thống kê về đất đai, dân
số lao động, sản lượng, năng suất các
loại cây trồng vật nuôi
- UBND huyện Tiên Lãng
- Cung cấp một số thông tin tổng
quan đến tình hình phát triển kinh tế
xã hội của huyện trong giai đoạn
2006 - 2011. Các chương trình dự án
quy hoạch huyện Tiên Lãng

4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin.
4.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế
- Thống kê mô tả: dùng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển
nông nghiệp huyện Tiên Lãng qua đó thấy được mức độ phát triển bền vững
theo yêu cầu của nội dung nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa
4

trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đố, số tương đối, số bình
quân…từ đó thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời
gian, không gian nhằm đánh giá so sánh với các chỉ tiêu của phát triển nông
nghiệp bền vững để thấy được mức độ phát triển bền vững của nông nghiệp
Tiên Lãng; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên
nhân tác động đến nông nghiệp Tiên Lãng làm cơ sở đề xuất các giải pháp
chủ yếu để thúc đẩy nông nghiệp Tiên Lãng phát triển mạnh theo hướng nông
nghiệp bền vững.
4.2.2. Phương pháp chuyên gia

Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia như lãnh đạo các
cấp chính quyền, cán bộ, người lao động bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
5. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung của khóa luận chia
thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Chương 2. Thực trạng phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện
Tiên Lãng – TP. Hải Phòng.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp
huyện Tiên Lãng – TP. Hải Phòng trong giai đoạn 2015-2020.








5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về nông nghiệp và phát triển bền vững
1.1.1. Quan niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa

rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai: là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên
sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ
cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi

6

1.1.1.2. Vai trò sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên kiệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra
những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngọai tệ. Hiện tại
cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội loài người, không có ngành nào có thể thay thế được.

Trên 40% số lao động thế giới đang tham gia hoạt động nông nghiệp.
1.1.1.3. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương
hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phù hợp nhiều
vào đất đai. Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và
nâng cao độ phì cho đất, phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống.
Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động
rất lớn của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật
sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất
nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt.
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài,
không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian
sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm
cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính
mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông
7

nghiệp hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển
ngành nghề dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây
trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có
đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và
dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong

một thể thống nhất và không thể thay thế nhau.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa
Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các
vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng
cao giá trị thương phẩm.
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
a. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông
nghiệp. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng
đầu là đất, nước và khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại
cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất
nông nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Đất đai
Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn
nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ
cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh
nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố
nông nghiệp.
Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm
12% diện tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện
tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất
nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Đó là chưa kể
8

đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn và
chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu
cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt
đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân mùa
của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Sinh vật
Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ
sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự
nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.
b. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và
phân bố nông nghiệp.
- Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai
mặt: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản.
Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những
nơi đông dân, có nhiều lao động. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống của
các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
- Các quan hệ sở hữu ruộng đất
Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát
triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc thay
đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường gây ra những tác động
rất lớn tới phát triển nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học – kỹ thuật
Tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp thể hiện tập trung ở các
biện pháp cơ giới hoá (sử dụng máy móc trong các khâu làm đất, chăm sóc và
thu hoạch), thuỷ lợi hoá (xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu, hoặc áp dụng tưới
9

tiêu theo khoa học), hóa học hoá (sử dụng rộng rãi phân hoá học, thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, chất kích thích cây trồng…), điện khí hoá (sử dụng điện trong
nông nghiệp), thực hiện cuộc cách mạng xanh (tạo ra và sử dụng các giống

mới có năng suất cao) và áp dụng công nghệ sinh học (lai giống, biến đổi gen,
cấy mô…)
- Thị trường
Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và
giá cả nông sản. Thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và
phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. Xung quanh các thành phố,
các trung tâm công nghiệp lớn ở nhiều nước trên thế giới đều hình thành vành
đai nông nghiệp ngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt,
sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu của dân cư.
1.1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra những tiền đề cần
thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các
nước, các vùng. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhiều hình
thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Một số hình thức chủ yếu là: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp,
vùng nông nghiệp.
- Trang trại
Trang trại là hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp được hình
thành và phát trỉên trong thời kì công nghiệp hóa, thay thế cho kinh tế tiểu
nông tự cấp, tự túc. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với
cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và
thâm canh. Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
- Thể tổng hợp nông nghiệp
Thể tổng hợp nông nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp ở trình độ cao. Đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông
nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ bằng các phương
10

pháp sản xuất công nghiệp tiến bộ, góp phần sử dụng có hiệu quả nhất các
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và điều kiện kinh tế xã hội sẵn có.

- Vùng nông nghiệp
Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật
nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
Ngoài ba hình thức trên, tùy theo trình độ phát triển của sản xuất nông
nghiệp, còn có các hình thức khác nhau như hộ gia đình, hợp tác xã, nông
trường quốc doanh.
1.1.2. Phát triển bền vững và các khía cạnh của phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Vấn đề về phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các
định nghĩa căn bản đều xuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế
Giới cũng được gọi là Ủy Ban Brundtan( Elliott 1994: 6) định nghĩa như sau:
" Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai”
(World Commissionon Environmentand Development Ủy Ban Môi
Trường và Phát Triển Thế Giới, 1987:43) .
“Phát triển bền vững là sự phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hòa giữ ba mặt của sự phát triển : phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi
trường con đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không
làm tổn hại nhu cầu con người trong tương lai”.
1.1.2.2. Mục tiêu của phát triển bền vững.
Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự
giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng
thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.



11



Mô hình phát triển bền vững
1.2. Phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp phát triển bền vững
Nông nghiệp bền vững thường được nhiều người hiểu là nền nông
nghiệp mà ở đó ngoài việc sản xuất ra nhiều nông sản thực phẩm có chất
lượng còn phải đi đôi với bảo vệ và duy trì môi trường để đảm bảo cho nông
nghiệp có cơ sở phát triển bền vững. Vì vậy, có thể coi nông nghiệp bền vững
là mô hình nông nghiệp hữu cơ cổ truyền với các yêu cầu cao về bảo toàn môi
trường sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ theo quan điểm hiện đại không chỉ gắn
liền với việc sử dụng các chất hữu cơ, mà bao gồm cả mối quan hệ qua lại gắn
bó giữa cây và con, giữa sinh vật với môi trường vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên,
nếu chỉ chú ý đến môi trường sinh thái thì năng suất nông nghiệp sẽ thấp. Ở
đây cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố sinh thái và yếu tố bền vững.
Trong điều kiện dân số thế giới ngày càng gia tăng, nếu vẫn tiếp tục
phát triển nông nghiệp bền vững theo nội dung của nông nghiệp hữu cơ trước
đây thì khó có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về số lượng,
chất lượng và chủng loại nông sản bởi vì nông nghiệp trong điều kiện đó chỉ
đáp ứng được nhu cầu về mức độ an toàn của sản phẩm, cân bằng hệ sinh
thái, giữ gìn cảnh quan còn yếu tố năng suất sẽ không đáp ứng được.
12

Hiện nay nhiều nước đã và đang hướng tới phát triển một nền nông
nghiệp bền vững với các yêu cầu của nông nghiệp sinh thái mà trong đó các
thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để tạo ra năng suất
cao, đáp ứng nhu cầu về nông sản. Những đặc trưng của nông nghiệp bền
vững, những yêu cầu của gìn giữ cân bằng sinh thái được coi như những ràng
buộc của quá trình ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất.
Đó chính là sự định hướng cho nông nghiệp phát triển theo hướng nông
nghiệp bền vững nhất là nông nghiệp ở các vùng ngoại ô như Tiên Lãng.

Có khá nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững, trong đó mỗi định
nghĩa đề cập đến những góc độ khác nhau, theo những mục đích và cách thức
tiếp cận cũng khác nhau.
Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO, nền nông nghiệp bền vững bao gồm
việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của
con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Richard R. Harwood cho rằng: “Nông nghiệp bền vững là một nền
nông nghiệp trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế
hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
đều hướng đến bảo vệ, phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở
duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí để sản xuất một cách
hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi
duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp” (Richard
R. Harwood, Lịch sử nông nghiệp bền vững – Hệ thống nông nghiệp bền
vững, St, Lucie Press, 1990).
Nông nghiệp bền vững đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến cả
khía cạnh tự nhiên và khía cạnh kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp.
Trên khía cạnh tự nhiên nó là quá trình tác động hợp lý của con người đối với
các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên
nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Trên khía
cạnh kinh tế nó là quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các
13

tổ chức nông nghiệp trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản
phẩm. Với khía cạnh xã hội nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị
xã hội như sức khỏe, văn hoá tinh thần của con người. Cụ thể là:
+ Đối tượng mà con người tác động trong nền nông nghiệp bền vững
không chỉ dừng lại là đất đai, cây trồng, vật nuôi riêng biệt mà là một tổng
hòa hệ thống sinh vật - sinh thái .

+ Sản phẩm của nông nghiệp bền vững với các yêu cầu về sinh thái
không chỉ là những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi mà còn là môi trường
sinh thái phát triển hài hoà tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho nông nghiệp phát
triển ổn định, lâu bền, cảnh quan sinh thái sạch, đẹp cho cuộc sống con người
và bảo vệ gen ngày càng phong phú trong quá trình đa dạng sinh học.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững
Trong quá trình công nghiệp hoá và thị trường hoá, nông nghiệp các
nước chuyển dần từ chế độ thâm canh truyền thống lên thâm canh hiện đại.
Với áp lực về dân số tăng quá nhanh (2-3%/năm), với động lực thuận lợi
trong cơ chế thị trường, nhất là động lực lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư
bản, nông nghiệp đã phát triển theo kiểu khai thác tuỳ tiện, thiếu định hướng
các nguồn thiên nhiên dẫn tới những hiện tượng phổ biến đang trở thành lỗi lo
cho xã hội như: Lấy vùng đất mầu mỡ thuận tiện cho SXNN, là nguồn thu
nhập thường xuyên ổn định của hàng triệu người nông dân đã có nhiều thế hệ
gắn bó với đất đai và cây trồng để phát triển công nghiệp theo hướng mạnh ai
lấy làm; tốc độ phá rừng lấy đất trồng trọt vượt quá tốc độ tái sinh của nó.
Việc áp dụng cơ giới hoá, hóa học hoá và thuỷ lợi hoá chưa lấy công nghệ
sinh học và cải thiện tầng thổ nhưỡng làm trung tâm. Những hành động khai
thác mang tính huỷ hoại thiên nhiên trong nông nghiệp cùng với quy mô và
tốc độ khai thác tài nguyên quá lớn, quá nhanh, lượng chất thải quá nhiều
trong công nghiệp hoá đang làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi
trường rất nghiêm trọng. Cụ thể là:
Theo báo cáo của FAO: Hàng năm, diện tích rừng trên thế giới bị giảm
16,1 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới giảm 15,2 triệu ha và trồng mới 3,1 triệu
14

ha, trong đó vùng nhiệt đới trồng 1,9 triệu ha Diện tích rừng giảm nhanh và
mạnh đã gây lũ lớn, làm lở đất, xói mòn nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng
chắn gió, bão và năng lực thanh lọc không khí.
Đất đai nông nghiệp bị sa mạc hoá, bán sa mạc và ô nhiễm nghiêm

trọng, 10% diện tích đất trên thế giới có khả năng trồng trọt đã bị sa mạc hoá
và còn khoảng 25% đang bị đe doạ. Hàng năm có 8,5 triệu ha và 20 tỷ tấn đất
trồng trọt bị mất do xói mòn. Việc sử dụng quá nhiều các vật tư hoá học như
các loại phân N,P,K, các chất diệt cỏ, trừ sâu làm cho dư lượng chất hoá học
đọng lại trong đất ngày càng nhiều. Chất thải công nghiệp thải bừa bãi ra
sông, ra đầm cũng góp phần làm ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng. Ô nhiễm
đất làm giảm năng suất và chất lượngsản phẩm cây trồng, đe doạ sự sống của
các sinh vật và cây trồng trong khu vực bị ô nhiễm.
Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đang ở
mức báo động. Do kết quả tiến hoá hàng tỷ năm trong thiên nhiên có 5 đến 10
triệu loài sinh vật được phân bố theo quần thể loài đặc trưng trong từng hệ
sinh thái. Sự dịch chuyển sinh loài thường là do biến đổi của môi trường mà
môi trường thay đổi lại chịu tác động của các hiện tượng bất thường trong
thiên nhiên như động đất, bão, lụt, biến đổi khí hậu và sự khai thác tàn bạo
của con người. Nếu không có biến động lớn của các yếu tố tự nhiên thì tốc độ
diệt chủng các loài do con người gây ra cao gấp 1.000 lần so với thiên nhiên.
Chỉ trong thế kỷ 20 đã có 75% giống cây trồng bị tuyệt chủng và khoảng 30%
trong số 4.500 loài gia súc và gia cầm đã biết trên trái đất có nguy cơ bị biến
mất. Sự mất đi các loài, sự suy giảm đa dạng sinh học đã làm mất đi sự cân
bằng sinh thái của nhiều vùng, mất đi nguồn gen quý giá và tính đa dạng của
gen - vốn quý nhất của sự sống.
Nguồn nước ngọt sạch ngày càng khan hiếm. Nước là nguồn tài nguyên
có hạn lại phân bố không đều. Khoảng 96% nước trên trái đất là nước mặn
chứa trong các đại dương, chỉ có 2,5% nguồn nước ngọt có thể dùng cho
trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và sinh hoạt cho con người. Thế nhưng dân
số đang tăng nhanh, nông nghiệp và công nghiệp phát triển với quy mô ngày
15

càng lớn đòi hỏi cần có nhiều nước sạch trong khi đó diện tích chứa đựng
nước bị ô nhiễm ngày càng tăng lên. Hiện nay, khoảng 40% lưu lượng các

sông trên thế giới bị ô nhiễm. Theo ước tính của Liên hiệp quốc, mức độ ô
nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng lên 10 lần trong vòng 25 năm tới.
Nạn thiếu nước hiện nay xảy ra trên diện tích lớn, hơn 100 nước trong số 213
nước bị thiếu nước nghiêm trọng. Hiện tượng mua nước ở vùng khô cằn, hạn
hán là chuyện thường, giá nước có nơi còn cao hơn giá dầu hoả, thậm chí phải
tranh nhau nguồn nước là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh giữa một
số nước.
Với tốc độ khai thác chóng mặt như hiện nay dẫn đến nguy cơ cạn kiệt
và không phục hồi được các loại tài nguyên, khoáng sản ngày càng tăng do đó
vấn đề sử dụng các năng lượng sạch, tìm kiếm các vật liệu mới để thay thế
các loại năng lượng và vật liệu truyền thống đang được đặt ra cấp thiết trước
nhân loại và với từng quốc gia.
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước đã tăng
lên đến mức báo động trên nhiều vùng, nhiều nước nhất là trong các thành phố,
đô thị. Hiện có đến 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường
không khí có mức khí CO2 vượt quá tiêu chuẩn, hơn 1 tỷ người sống trong môi
trường có bụi than, bụi phấn vượt quá mức độ cho phép. Nhiều vùng trên thế
giới thường xảy ra các trận mưa axit (80% hồ ở Nam Nauy bị axit hoá)
Ô nhiễm tiếng ồn tồn tại thường xuyên trong hầu hết các thành phố
nhất là ở các nước đang phát triển - nơi mà máy móc thiết bị phần nhiều thuộc
thế hệ cũ, chưa có hệ thống xử lý tiếng động, tiếng ồn. Tiếng ồn trực tiếp làm
tổn hại hệ thần kinh, sức khoẻ, trí tuệ, tình hình và năng lực làm việc của con
người. Sự tác hại của nó đối với con người mang tính day dứt thường ngày
nhiều hơn so với bụi và các ô nhiễm không khí khác.
Sự suy giảm tầng ôzôn làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ khí
quyển dẫn đến sự mất ổn định khí hậu và gia tăng các tai hoạ thiên nhiên.
Hàng năm ngành công nghiệp và giao thông vận tải thải ra hàng trăm triệu tấn
khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển, đặc biệt trong đó các chất khí gây hiệu
16


ứng nhà kính chiếm tỷ trọng không nhỏ, chúng làm mỏng tầng ôzôn. Sự suy
giảm tầng ôzôn đã làm cho hiện tượng bức xạ vũ trụ, nhất là tia tử ngoại
xuyên qua các lớp khí quyển xuống tận mặt đất, trực tiếp uy hiếp sức khoẻ, sự
sống của con người và mọi loài sinh vật, đồng thời nó là nguyên nhân chính
làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng cao. Trong khoảng 30 năm qua, nhiệt độ
trung bình/năm toàn cầu đã tăng 0,6
o
C, phần lớn giá trị đó là kết quả sự tăng
nhiệt độ trong vòng 20 năm gần đây. Theo dự báo, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên
từ 1,5 đến 4,5
o
C vào năm 2030.
Việc tăng dần nhiệt độ làm tan băng ở hai cực từ đó dâng cao mực
nước và nhiệt lượng nước ở đại dương. Trong 100 năm qua (từ 1996 về trước
mực nước biển dâng cao 21cm). Nhưng với tốc độ tăng gia tốc hiện nay của
nhiệt độ thì mực nước biển năm 2020-2030 sẽ dâng cao lên trên 1m làm ngập
chìm khoảng trăm triệu ha các vùng ven biển, thu hẹp hàng chục triệu ha đất
nông nghiệp tốt, huỷ hoại hàng trăm đô thị lớn, uy hiếp cuộc sống của hàng
trăm triệu người. Nhiệt độ không khí và nước biển tăng lên làm đảo lộn khí
quyển trái đất, các dòng khí lưu biến động thất thường, các dòng hải lưu vận
động chệch hướng và đổi hướng do đó khí hậu thất thường và đỏng đảnh, gây
ra những thiên tai lớn và thường xuyên hơn trên toàn cầu. Các hiện tượng
Eninô và Lanina xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn, phạm vi hoạt động
ngày càng rộng hơn và sức công phá ngày càng lớn hơn. Trong những năm
gần đây, hiện tượng thiên tai trên thế giới đã gây ra những tổn thất chung về
vật chất lên tới 93 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với 60 tỷ USD năm 1996. Số
người chết hàng năm do thiên tai thường trên hàng chục ngàn người. Tốc độ
tăng số người chết và thương vong do thiên tai trong 30 năm qua là 6%/năm,
gấp 3 lần tốc độ tăng dân số.
Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên do con người gây

ra vượt quá sự chịu đựng và khả năng tái sinh của trái đất đang làm thiên nhiên
nổi giận và trừng phạt sự uy hiếp sự sống trên trái đất, trong đó có loài người.
Trước thực trạng đáng lo ngại đó, từ tháng 6/1972, Hội nghị Liên hiệp
quốc tế về môi trường ở Stockhom đã ra tuyên bố kêu gọi: “Bảo vệ và cải
17

thiện môi trường của con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi
của các dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Đó là khát khao khẩn
cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mọi Chính phủ”. Hai
mươi năm sau, Hội nghị Rio 92 ở Braxin đã ra tuyên bố mang tính đòi hỏi và
thông qua “Chương trình hành động 21” đối với mọi quốc gia và Chính phủ.
Những quan điểm chủ yếu của bản tuyên bố Rio như sau:
- Các quốc gia có chủ quyền khai thác tài nguyên trên đất nước mình
song phải có trách nhiệm đảm bảo không gây tác hại đến môi trường ở các
nước và khu vực xung quanh. Sự phát triển bền vững không chỉ cho thế hệ
ngày nay mà cho cả thế hệ mai sau.
- Xoá bỏ đói nghèo và giảm chênh lệch về mức sống giữa nhân dân nước
giàu và nước nghèo, coi đó là điều kiện và biện pháp của phát triển bền vững.
- Các nước phát triển đã công nhận trách nhiệm của họ trong sự mưu cầu
quốc tế và sự phát triển lâu bền do áp lực mà xã hội của họ gâyra cho môi trường.
- Cần ưu tiên đặc biệt cho những nhu cầu của các nước đang phát triển.
- Các quốc gia cần giảm dần và loại trừ những lỗi sản xuất và tiêu dùng
không bền vững bằng cách nâng cao hiểu biết khoa học và chuyển giao công
nghệ, kể cả những công nghệ mới.
- Các nước cần ban hành pháp luật và các tiêu chuẩn về môi trường phù
hợp với bối cảnh về sinh thái và trình độ phát triển của mình, nhất là ở các
nước đang phát triển.
- Các quốc gia cần hợp tác ngăn chặn việc chuyển giao cho quốc gia
khác bất cứ hoạt động hoặc chất gì xét thấy có hại cho sức khoẻ con người,
môi trường.

- Các nước cố gắng đẩy mạnh quốc tế về những chi phí môi trường và
sử dụng những chế tài đối với kẻ làm suy giảm môi trường theo nguyên tắc
gây ô nhiễm phải chịu phí tổn xử lý để phục hồi môi trường.
Tuyên bố Rio 1992 và chương trình hành động 21 đánh dấu việc phát
triển kinh tế trên thế giới bắt đầu chuyển sang một thời kỳ mới. Đó là phát
triển kinh tế bền vững nhằm mưu cầu lợi ích không chỉ cho thế hệ ngày nay
18

mà cho cả thế hệ mai sau phát triển kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường sinh
thái, phát triển hiệu quả đi đôi với việc thực hiện công bằng xã hội, xóa đói
giảm nghèo. Riêng trong nông nghiệp đó là phát triển nền nông nghiệp sinh
thái bền vững trên cơ sở lôi cuốn nông dân thực hiện và tham gia tổ chức việc
thực hiện.
1.2.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.3.1. Mục tiêu của nông nghiệp bền vững
Trong 50 năm qua, các chính sách phát triển nông nghiệp đã có những
thành công đáng kể và khẳng định được sự đầu tư từ bên ngoài là một phương
thức để tăng năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm. Và cũng chính
điều này đã làm tăng đáng kể sự tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu về thuốc sâu,
phân bón hoá học, thức ăn chăn nuôi và các máy móc khác. Những đầu tư từ
bên ngoài này đã thay thế cho các quá trình kiểm soát tự nhiên và tài nguyên,
biến chúng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Thuốc trừ sâu đã thay thế những
phương pháp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại bằng cơ học, sinh học và biện pháp
canh tác, phân hoá học thay thế phân chuồng, phân ủ và các cây cố định đạm,
thông tin cho các quyết định trong quản lý được đem đến qua các nhà đầu tư
từ bên ngoài, từ nghiên cứu viên và phổ cập viên nhiều hơn là từ các nguồn
địa phương; năng lượng hoá thạch đã thay thế cho những nguồn năng lượng
địa phương, các nguồn bên trong một thời đã rất có giá trị thì nay đã trở thành
những vật bỏ đi. Tính thử thách cơ bản của nền nông nghiệp bền vững là phải
tiến tới sử dụng tốt hơn những nguồn bên trong này và có thể thực hiện được

bằng cách giảm việc sử dụng đầu tư từ bên ngoài, tái tạo một cách có hiệu quả
hơn những nguồn tài nguyên bên trong hoặc bằng cách phối hợp cả hai. Do
đó, nông nghiệp bền vững phải tuân thủ theo các mục tiêu sau đây:
- Phải khai thác nhiều hơn các quá trình tự nhiên như chu trình chất
dinh dưỡng, cố định đạm và các mối quan hệ sâu- thiên địch vào trong các
quá trình SXNN.
- Phải giảm thiểu những đầu tư từ bên ngoài và không tái tạo với tiềm
ẩn lớn phá hoại môi trường hoặc gây hại đến sức khoẻ của những người sản
19

xuất, người tiêu thụ; sử dụng hiệu quả hơn những nguồn đầu tư hiện có với
phương châm giảm giá thành.
- Tiếp cận một cách hợp lý hơn những cơ hội, các nguồn tài nguyên
mang tính năng sản xuất và đối với sự tiến bộ của các hình thái nông nghiệp
có tính xã hội hoá hơn.
-
Sử dụng có hiệu quả cao hơn tiềm năng sinh học và di truyền của các
loài động vật và thực vật.
- Sử dụng có hiệu quả hơn những tri thức và kỹ năng bản địa bao gồm
cả những cách tiếp cận sáng tạo mà có thể các nhà khoa học chưa hiểu đầy đủ
và người dân cũng chưa chấp nhận rộng rãi.
- Tăng cường tính tự chủ và tự tin trong nông dân và nhân dân địa phương.
- Cải thiện những bất lợi giữa mẫu hình cây trồng, tiềm năng sản xuất
và các trở ngại môi trường của khí hậu, địa hình để đảm bảo tính bền vững lâu
dài của các mức sản xuất hiện tại.
- Sản xuất hiệu quả và có lãi với việc nhấn mạnh quản lý tổng hợp
trang trại, bảo vệ đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên sinh học.
Một khi các hợp phần này liên kết với nhau, hệ thống cây trồng sẽ trở
nên thích hợp với việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Do đó,
nông nghiệp bền vững cố gắng đạt đến việc sử dụng tổng hợp hàng loạt công

nghệ quản lý đất, nước, dinh dưỡng và sâu bệnh.
Từ khi Uỷ ban Brundtland (1987) định nghĩa về “ Phát triển bền vững”
đến nay đã có khoảng 70 định nghĩa khác nhau về nông nghiệp bền vững. Mỗi
định nghĩa đều nhấn mạnh các giá trị khác nhau, các ưu tiên và mục tiêu khác
nhau. Do đó, thực ra rất khó và không thể có một định nghĩa hoàn chỉnh về
nông nghiệp bền vững. Vì khi những điều kiện thay đổi và tri thức thay đổi thì
những người nông dân hay cộng đồng của họ sẽ tự thay đổi hoặc chấp nhận.
Điều này có nghĩa là những định nghĩa về bễn vững có tính đặc thù theo thời
gian, theo địa điểm. Cũng đã nảy sinh những vấn đề về những định nghĩa,
những khái niệm nhầm lẫn giữa nông nghiệp bền vững và nông nghiệp tái
sinh. Nhưng đa số ý kiến cho rằng, nông nghiệp bền vững biểu hiện sự quay

×