Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.95 KB, 62 trang )

CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHÁP, LỰA CHỌN PHƯƠNG
THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI ĐÂY
A. PHÂN TÍCH VĨ MÔ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI PHÁP
I, KHÁI QUÁT CHUNG
TÊN NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP
THỦ ĐÔ PARIS
DIỆN TÍCH 551,602 Km
2
DÂN SỐ 64,102,000 Người
TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ 0,574%
NGÔN NGỮ Tiếng pháp
HỆ THỐNG LUẬT PHÁP Hệ thống pháp luật của Pháp dựa theo hệ
thống dân luật và hình luật. Cùng với
cảnh sát và quân đội, hệ thống pháp luật
chịu trách nhiệm duy trì trật tự an ninh
công cộng hoặc bảo đảm sự tôn trọng
của công dân trong việc tuân thủ pháp
luật.
TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG GDP 1,9 %
GDP THEO ĐẦU NGƯỜI 46,016 USD (2008)
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP 9,7 % (2010)
LẠM PHÁT 1,7 % (2/2011)
WEBSITE :
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

nằm ở phía Tây Nam Châu Âu ; phía Bắc
giáp Bỉ và Đức ; phía Đông giáp Thụy Sĩ
và Italia ; phía Nam giáp Địa Trung Hải,
Tây Ban Nha và Andorra; phía Tây giáp
Đại Tây Dương và biển Manche - eo biển
ngăn cách Pháp và Anh.


CẤU TRÚC ĐỘ TUỔI THEO DÂN
SỐ
- 0-14 tuổi: 18,6%
- 15-64 tuổi: 65,2%
- 65 tuổi trở lên: 16,3%
(THEO SỐ LIỆU 2008)
WEBSITE : www.cia.gov
GDP THEO CẤU TRÚC NGHÀNH - NÔNG NGHIỆP (2.1%),
- CÔNG NGHIỆP (19%),
- DỊCH VỤ 78.9%)
(THEO SỐ LIỆU 2009 est)
WEBSITE :
LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO
LĨNH VỰC NGHỀ
- CÔNG NGHIỆP 24.3%
- NÔNG NGHIỆP 3.8%
- DỊCH VỤ 71.8%
(THEO SỐ LIỆU 2009 EST)
WEBSITE :
SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ LÂM
NGHIỆP
XUẤT KHẨU : LÚA MÌ, CỦ CÀI
ĐƯỜNG, SỮA BÒ, RƯỢU VANG, BẮP,
NHO, KHOAI TÂY, RAU, TÁO, THỊT
HEO, THỊT BÒ, ĐẬU, HẠT HƯỚNG
DƯƠNG, THỊT GÀ, TRỨNG GÀ, CÀ
CHUA, YẾN MẠCH….
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Máy móc, hóa chất, ô tô, luyện kim, máy
bay, điện tử, dệt may, thực phẩm chế

biến, du lịch.
SẢN PHẨM XUẤT KHẨU : Máy móc,
thiết bị giao thông vận tải, máy bay,
nhựa, hóa chất, dược phẩm, sắt thép, đồ
uống, điện tử.
ĐỐI TÁC : TÂY BAN NHA, BỈ, ANH,
MỸ, HÀ LAN.
ĐẠT KIM NGẠCH LÀ :508,7 TỶ USD
(2010)
SẢN PHẨM NHẬP KHẨU : Máy móc
thiết bị, xe, dầu thô, máy bay, nhựa, hóa
chất.
ĐỐI TÁC :ĐỨC, BỈ, Ý, HÀ LAN TÂY
BAN NHA,
KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU : 577,7
TỶ USD
(2010).
WEBSITE : :
II, PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG.
A, MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
1, PHÁP CÓ MỘT MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ỔN ĐỊNH VÀ HIỆN ĐẠI
Tổng thống và Thủ tướng
Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế.
Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt. Là người đứng đầu quân đội,
chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc, Tổng thống có một số đặc quyền trong thời
kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý một số
dự thảo luật và giải tán Quốc hội. Trên thực tế, Tổng thống có một vai trò hàng
đầu trong việc xác định các phương hướng của chính sách đối ngoại. Tổng thống
bổ nhiệm Thủ tướng, cũng như các thành viên của chính phủ theo đề nghị của Thủ
tướng, và chủ trì Hội đồng Bộ trưởng.

Thủ tướng Chính phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực
thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Chính phủ xác định và thi
hành chính sách Quốc gia. Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Một hệ thống lưỡng viện
Với một Nghị viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng một vai trò
chính trong sự vận hành dân chủ. Thật vậy, thông qua hai viện, những khác biệt về
chính trị và tranh luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi.
Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá
bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện được bầu cho nhiệm kỳ 6 năm,
theo hình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc
hội (577 đại biểu - bầu cử các ngày 9 và 16 tháng 6 năm 2002).
Hội đồng hiến pháp
Cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ V. Hội đồng
hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm và không thể
được tái bổ nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống
bổ nhiệm, trong sáu thành viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc hội và ba
thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Khởi đầu với chức năng đảm trách
theo dõi việc phân chia quyền lực giữa Nghị viện và Chính phủ, vai trò của Hội
đồng hiến pháp ngày càng tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng cường
kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệ các quyền tự do
cơ bản.
Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòi hỏi
mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu.
Một nền ngoại giao đã được khẳng định
Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền cộng hoà, chính sách đối ngoại
của Pháp nhằm hai mục đích : gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự
phát triển của tình đoàn kết khu vực và quốc tế.
Bảo vệ Liên minh châu Âu
Bất chấp những kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 29 tháng 5 năm 2005, châu

Âu luôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp. Tướng De Gaulle, các
Tổng thống Georges Pompidou, Valéry Giscard d’Estaing, Mitterand và Chirac đã
không ngừng phấn đấu cho việc xây dựng và phát triển Liên minh châu Âu để biến
tổ chức này thành một cường quốc kinh tế và một cơ cấu chính trị được tôn trọng.
Hai mươi lăm nước thành viên Liên minh châu Âu tập hợp 450 triệu dân. Khối
này sánh ngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực. Liên minh châu Âu có
đồng tiền của riêng mình là đồng euro (€), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002
ở mười hai nước trong đó có Pháp, là một trong các vùng kinh tế quan trọng nhất
trên thế giới.
Đấu tranh chống khủng bố
Những năm chiến tranh lạnh cũng như thời kỳ bất ổn kế tiếp sau đó đã đặt lên vai
nước Pháp và các các quốc gia dân chủ khác những trọng trách lớn. Tham gia vào
Khối Liên minh Bắc Đại Tây dương (OTAN), Pháp cũng là thành viên của Tổ
chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) và Quân đội Châu Âu. Là một trong
năm cường quốc hạt nhân, Pháp đảm bảo việc duy trì và đưa đường lối răn đe của
mình phù hợp với những thực tế chiến lược mới, đồng thời nỗ lực phấn đấu cho
việc cấm hoàn toàn các vụ thử hạt nhân.
Mặt khác, sau thảm họa ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, nước Pháp đã khẳng
định tình đoàn kết của mình trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Pháp đã
tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình chống lại Al Qaùda.
Tăng cường vai trò của Liên hiệp quốc
Trên trường quốc tế - chiến tranh tại Irak đã khẳng định điều này- chính sách đối
ngoại của Pháp là tôn trọng các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp
Quốc, vốn như hình thức phản ánh các lý tưởng cộng hoà. Chính vì vậy, từ năm
1945, nước Pháp không ngừng bảo vệ tổ chức này với khoản đóng góp tài chính
đứng hàng thứ tư. Pháp cũng là một trong số năm thành viên thường trực Hội đồng
bảo an Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Hiệp Quốc.
Ưu tiên phát triển bền vững
Các công cụ của chính sách hợp tác của Pháp đã được thay đổi để thích nghi với
những mục tiêu mới.

Hoạt động hợp tác được xoay quanh hai trục lớn : một bên là ngoại giao - Ngoại
giao và Hợp tác, và bên kia là tài chính - Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp.
Thông qua Uỷ ban liên bộ về hợp tác quốc tế và phát triển (CICID), hoạt động hợp
tác nhằm vào một khu vực đoàn kết ưu tiên (ZSP) bao gồm những nước mà Pháp
mong muốn thiết lập quan hệ đối tác cho phát triển lâu dài. Từ nay đóng một vai
trò bên cạnh những thể chế công cộng, xã hội dân sự tham gia vào việc nghiên cứu
về những định hướng và phương pháp hợp tác quốc tế tại Hội đồng Cấp cao về
hợp tác quốc tế (HCCI).
Hoạt động chủ yếu của các dự án và chương trình viện trợ cho phát triển được
giao cho Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan tài chính đóng vai trò điều phối
chủ chốt.
Chính sách hợp tác của Pháp cũng nhằm vào việc tăng cường các hoạt động văn
hoá và gia tăng các dự án song phương về khoa học kỹ thuật. Sự hiện diện của
nước Pháp được thể hiện qua đông đảo các trung tâm và học viện văn hoá, các
trường trung học và trường học theo chương trình Pháp (150 000 học sinh) và qua
Alliance Franỗaise, có mặt ở trên 140 nước (hơn 1200 văn phòng).
Hợp tác khoa học kỹ thuật cũng rất tích cực. Các tổ chức như Trung tâm Nghiên
cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc gia
(INSERM) hay Viện Nghiên cứu khoa học Nông nghiệp Quốc gia (INRA) hoạt
động tại nhiều nước.
Phát triển viện trợ nhân đạo
Khi dành một vị trí đặc biệt cho hoạt động nhân đạo trong chính sách đối ngoại,
nước Pháp thể hiện mong muốn được tiếp tục ở cấp độ cao nhất những giá trị mà
Pháp đã là nước đi tiên phong.
Các Tổ chức Phi Chính phủ của Pháp (ONG) hoạt động thường xuyên tại những
nơi xẩy ra thiên tai và trong các cuộc xung đột vũ trang. Trong số đó, có các tổ
chức Bác sỹ không biên giới (MSF), Bác sỹ thế giới (MDM), Dược sỹ không biên
giới (PSF), Hoạt động Quốc tế chống lại nạn đói (AICF), Cân bằng.
2,Nước Pháp, một môi trường hấp dẫn.
Cơ quan đầu tư quốc tế Pháp (AFII), do bà Clara Gaymard, Đại sứ ủy quyền về

đầu tư quốc tế làm Chủ tịch, là cơ quan của chính phủ chuyên trách về khuyến
khích, thăm dò và tiếp nhận đầu tư quốc tế tại Pháp. Với hệ thống mạnh mẽ gồm
22 văn phòng và 75 đại biện tại nước ngoài (Bắc Mỹ, châu á, châu Âu) và được sự
cộng tác chặt chẽ của các văn phòng Vụ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại, AFII tư vấn
và hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự án hoạt động và phát triển tại Pháp. Cơ quan
này làm thành một mạng lưới có thẩm quyền thực thi, đặc biệt thông qua sự hợp
tác với các địa phương của Pháp với sự liên hệ của với Cơ quan ủy quyền về Qui
hoạch Lãnh thổ và Hoạt động Khu vực, và là nơi đối thoại thường xuyên với các
tác nhân kinh tế.
B. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1, Một nền kinh tế lành mạnh và có sức cạnh tranh nằm ngay trái tim của
châu Âu
Nằm ngay trái tim của khu vực thị trường lớn nhất thế giới, nước Pháp tạo cho
những nhà đầu tư tiềm năng một môi trường kinh tế rất thuận lợi. Nhờ có đồng
tiền mạnh và ổn định, một đội ngũ lao động có chất lượng và cơ sở hạ tầng tốt, lại
có những lợi thế về chi phí trong nhiều lĩnh vực so với những đối thủ cạnh tranh
khác ở châu Âu, nước Pháp đã gặt hái được những thành công trong cuộc cạnh
tranh để thu hút những dự án đầu tư quốc tế.
Những thế mạnh phong phú của những địa phương khác nhau cũng như của các
doanh nghiệp Pháp đã xếp nước Pháp vào nhóm nước đầu tiên mà các Công ty
xuyên quốc gia đặt chân đến tại châu Âu. Trong hai năm vừa qua, hơn 60.000 việc
làm đã được những nhà đầu tư nước ngoài tạo ra ở Pháp.
Những doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào việc phát triển kinh tế thông qua
việc mang lại nguồn chất xám, công nghệ và năng lực của mình. Năng lực sản
xuất và những cố gắng đầu tư, xuất khẩu của những doanh nghiệp này cao hơn
mức trung bình quốc gia.
Vị trí trung tâm của thị trường châu Âu
Pháp: thị trường lớn thứ hai châu Âu
Source : Banque mondiale, 2001
Hệ thống giao thông thuận tiện nhanh chóng nối với các thành phố lớn châu

Âu
Với tốc độ 320 km/giờ, mạng lưới TGV của Pháp là mạng tàu cao tốc nhanh nhất
châu Âu.
Tuyến đường Thời
gian
Paris-Bruxelles 1h25
Paris-Londres 2h50
Paris-Marseille 3h00
Paris-Geneve 3h25
Lyon-Bruxelles 3h40
Paris-Amsterdam 4h15
2. Một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
Các thành phố tốt nhất để đặt chân tại châu Âu (Theo kết quả điều tra 500
nhà lãnh đạo doanh nghiệp)
1 Londres
2 Paris
3 Francfort
4 Amsterdam
5 Bruxelles
6 Barcelone
7 Madrid
8 Milan
9 Zurich
10 Munich
11 Berlin
12 Dublin
13 Manchester
14 Dusseldorf
15 Lisbonne
Source : Healey-Baker, 2001

Chi phí đặt chân tại các nước công nghiệp phát triển (Xếp theo thứ tự mức
chi phí từ thấp đến cao).
1 Espagne
2 Italie
3 Canada
4 Pays-Bas
5 France
6 Suède
7 Belgique
8 Royaume-
Uni
9 Allemagne
10 Etats-Unis
11 Japon
Source : The Economist Intelligence Unit, 2001
3. Một nền kinh tế mở
Trong năm 2000, mức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chiếm
30 % lao động
35 % doanh số
40 % xuất khẩu
Source : Sessi, 2002
Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Pháp
(tỷ Đô-la theo thời giá)
Source : Cnuced, World Investment Report, 2001
Công nghệ thông tin, trang thiết bị hạ tầng là những khu vực thu hút đầu tư
nước ngoài lớn
Số lượng việc tạo ra trong năm 2000-2001
Secteurs Emplois
Công nghệ thông tin 12 953
Trang thiết bị hạ tầng 10 922

Xe hơi 5 123
Tư vấn 4 905
Các dịch vụ khác 4 994
Kim loại 4 279
Hoá chất 3 670
Dược phẩm, công nghệ sinh
học
3 194
Hàng tiêu dùng thông thường 2 999
Giao thông, lưu kho, các dịch
vụ hậu cần
2 729
Thuỷ tinh 2 705
Công nghiệp thực phẩm 2 366
Tổng cộng 60 839
Source : AFII, 2002
Từ năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Pháp được tự do, không phải xin
phép. Việc xin phép chỉ áp dụng đối với những trường hợp đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong một lĩnh vực công cộng nhạy cảm.
C. CÔNG NGHỆ - GIÁO DỤC
1, CÔNG NGHỆ
Chi phí dành cho R&D (% của GDP)

Source : OCDE, 2001
Số lượng bằng phát minh theo bình quân đầu người

Source : Eurostat, 2002
Những trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) có thể được áp dụng chế độ
khấu trừ thuế tới 6,1 triệu euros môt năm bằng 50% phần tăng chi phí một năm so
với chí phí bình quân trong hai năm trước đó.

2, GIÁO DỤC
Hệ thống giáo dục của Pháp
Hệ thống giáo dục ở Pháp được tập trung hoá cao. Tất cả các trường học đều theo
một chương trình giảng dạy giống nhau do chính phủ đặt ra và các giáo viên được
coi là các công chức. Pháp là quốc gia có một hệ thống giáo dục hiệu quả với các
tiêu chuẩn cao ở tất cả các cấp giáo dục khác nhau.
Giáo dục tư ở Pháp
Ở Pháp gần 20% trường học là trường tư. Đa số các trường tư dành cho người theo
đạo thiên chúa. Mặc dù vậy các trường tư dành cho người theo đạo tin lành, Do
thái và gần đây là đạo Hồi cũng đã được thành lập. Các trường học này vẫn được
trợ cấp từ ngân sách của Chính phủ và để đáp lại thì các trường tư này phải đảm
bảo các chương trình giảng dạy phù hợp với đường lối đề ra của Chính phủ.
Giáo dục tiểu học ở Pháp
Hệ thống giáo dục tiểu học trên khắp cả nước là tương đối chuẩn mực. Trẻ em
Pháp học tiểu học cho tới khi 10 hoặc 11 tuổi, sau đó trẻ bắt đầu bước sang cấp
hai.
Giáo dục cấp hai ở Pháp
Ở Pháp trẻ theo học cấp hai khi lên 11 tuổi với hai phần học. Từ 11 tới 15 tuổi học
sinh theo học một chương trình giảng dạy chuẩn giống như ở một trường cấp hai
tại bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên sau 15 tuổi học sinh được lựa chọn hai con
đường giữa học thuật và học nghề. Những học sinh nào lựa chọn con đường học
nghề thì sẽ kết thúc việc học ở độ tuổi 18 trước khi bước sang theo học một nghề
nào đó. Chỉ có những học sinh lựa chọn con đường học thuật mới được thi lên đại
học. Việc học lên đại học phụ thuộc vào việc thi đỗ kỳ thi tuyển đại học khi 18
tuổi, đó là kỳ thi tú tài (Baccalaureate). Khoảng 70% học sinh cấp hai tham gia kỳ
thi này với hy vọng trúng tuyển vào trường đại học.
Giáo dục đại học ở Pháp
Pháp có 77 trường đại học, tất cả đều được Chính phủ đầu tư ngân sách. Ở Pháp
sinh viên đại học được miễn học phí, tuy nhiên tất cả các sinh viên phải tham gia
một kỳ thi cuối năm thứ nhất và chỉ có sinh viên nào thi đỗ mới được tiếp tục theo

học
Giáo dục bậc cao ở Pháp
Pháp có một hệ thống giáo dục sau đại học dành cho 5% các sinh viên xuất sắc
nhất. Ở Pháp có 140 học viện đào tạo các sinh viên cao học Các sinh viên được
miễn phí đào tạo và thậm chí còn được cấp học bổng trong khi theo học, tuy nhiên
sau khi tốt nghiệp các sinh viên có nghĩa vụ công tác một hoặc hai năm trong các
cơ quan nhà nước.
Chi phí năng lượng rẻ, thông tin hiện đại và giao thông nhanh chóng
Giá điện áp dụng với khách hàng công nghiệp trong năm 2000
(US$ cho 100 kWh)
Source : International Energy Agency, 2001
Giá cước điện thoại quốc tế cho một cuộc điện thoại 10 phút sang Mỹ (năm
2000)
D, VĂN HÓA – XÃ HỘI
1, VĂN HÓA
Văn học: Pháp rất tự hào về nền văn học của mình. Các trí thức Pháp đã trải qua
một chặng đường đáng ghi nhớ đối với lịch sử nước Pháp. Tiếng Celtic và
Frankish có ảnh hưởng lớn tới ngôn ngữ Pháp. Văn học được sáng tác trong thời
kỳ trung cổ ở Pháp là thuộc trong những nền văn học bản địa lâu đời nhất ở Tây
Âu. Tiếng Pháp là một trong những nguồn chính của các chủ đề văn học ở thời
trung cổ lúc bấy giờ.

Ở thế kỷ 17 văn học Pháp là một trong những nền văn học chiếm ưu thế nhất trong
số các ngôn ngữ của Châu Âu.

Sự phát triển của nhiều nền văn học khác nhau diễn ra ở Pháp vào thế kỷ 19 và 20
đã ảnh hưởng to lớn tới nền văn học thế giới hiện đại. Giai đoạn này chứng kiến
tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Pháp đối với các chủ đề về chủ nghĩa tượng
trưng, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa siêu thực, thuyết sinh tồn từ các tiểu thuyết
trường thiên của Balzac, Zola và Proust.

Văn học Pháp phát triển chậm dần khi mà các nhà văn bắt đầu sử dụng các
phương ngữ vốn được phát khởi từ tiếng Latinh. Ngôn ngữ Latinh này được nói ở
các khu vực của Đế chế La Mã sau này trở thành nước Pháp.
Pháp là quê hương của nhiều nhà thơ tài năng như Francois Villon, Pierre de
Ronsard, Joachim du Bellay, La Fontaine, Victor Hugo, Alphonse de Lamartine,
Charles Baudelaire, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud và Stephane Maillarme.
Ẩm thực: Một trong những tài sản lớn nhất của Pháp chính là nghệ thuật ẩm thực
phong phú. Sự nổi tiếng của món ăn Pháp không dựa trên truyền thống lâu đời mà
là ở sự thay đổi liên tục. Người Pháp thường dùng thực phẩm đóng hộp và đông
lạnh nhưng bữa tối hay cuối tuần thì lại dùng thực phẩm tươi sống. Người Pháp
luôn bắt đầu một ngày với bữa sáng nhẹ gồm bánh mỳ hoặc ngũ cốc, cà phê, trái
cây hoặc bánh sừng bò. Bữa trưa được dùng từ trưa tới 2 giờ chiều và bữa tối là
bữa ăn cuối cùng trong ngày. Một bữa ăn điển hình gồm món khai vị, thường là
rau để sống hoặc salát, một món chính là thịt hoặc cá dùng với rau, mì ống, cơm
hoặc thịt rán và tráng miệng với phomát, trái cây hoặc bánh.
Văn hoá uống rượu đã hình thành từ lâu ở Pháp, mặc dù việc tiêu thụ đồ uống này
đã giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những người dân Pháp uống rượu
hàng ngày. Bia đã trở thành đồ uống khá phổ biến đặc biệt là trong giới trẻ. Cũng
có những đồ uống phổ biến khác như rượu pha hạt anit dùng với nước lạnh, hoặc
rượu táo một thức uống cũng khá phổ biến ở vùng Tây Bắc.
Âm nhạc: Âm nhạc của Pháp là sự pha trộn của nhiều phong cách âm nhạc khác
nhau, mang một chút của nhạc Mỹ la tinh, Châu Phi và Châu Á. Pháp được coi là
trung tâm âm nhạc ở Châu Âu. Corsica và Vùng núi Auvergne là các khu vực bảo
tồn thể loại nhạc dân ca và truyền thống của Pháp với hai loại nhạc cụ chính là
piano và ăccoc. Nhạc ôpêra của Pháp cũng rất nổi tiếng.
Lễ hội: Pháp là một nước có nhiều lễ hội, nhiều thành phố tổ chức các sự kiện âm
nhạc, múa hát, kịch, phim và nghệ thuật mỗi năm. Các lễ hội được biết đến nhiều
ở Pháp như:
- Ngày Bastille
- Liên hoan phim Cannes

- Liên hoan nhạc Jazz tại Nice
Thể thao: Ở Pháp thể thao đóng một vai trò xã hội quan trọng. Các môn thể thao
như bóng đá, đua xe đạp, bóng rổ, trượt tuyết, bơi lội, đua thuyền buồm, khúc côn
cầu và quần vợt là những môn chơi phổ biến đối với các cá nhân ưa hoạt động.
Tour de France là giải đua xe đạp phổ biến ở Pháp. Đó là cuộc đua xe đạp đường
dài kéo dài 3 tuần vòng quanh nước Pháp, đôi khi sang tận các nước láng giềng.
Tour de France là cái tên thể thao đã trở lên quen thuộc trên khắp thế giới.
2, XÃ HỘI
(Số liệu ước 2008 - Nguồn: www.cia.gov)
Dân số: 64.102.000 người
Cơ cấu độ tuổi:
- 0-14 tuổi: 18,6%
- 15-64 tuổi: 65,2%
- 65 tuổi trở lên: 16,3%
Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 0,574%
Tỷ lệ sinh: 12,73 trẻ/1.000 dân
Tỷ lệ tử: 8,48 người/1.000 dân
Tỷ lệ nhập cư: 1,48 người nhập cư/1.000 dân
Cơ cấu giới tính: 0,95 nam/nữ,
Tuổi thọ trung bình: 80,87 tuổi, trong đó:
• Tuổi thọ trung bình đối với nam: 77,68 tuổi
• Tuổi thọ trung bình đối với nữ: 84,23 tuổi (ước năm 2008)
Dân tộc: Chủ yếu là người Châu Âu, một bộ phận là dân nhập cư gốc Châu Phi,
Châu Á (nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ).
Tôn giáo: Thiên chúa giáo, hồi giáo
Ngôn ngữ: Tiếng Pháp
E. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI XUẤT KHẨU VÀO EU
Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy
mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường EU.
Bên cạnh đó, EU cũng là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với 27 quốc gia

thành viên nên VN cũng có nhiều khả năng tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường
này. Các mặt hàng truyền thống (sử dụng nhiều lao động và tài nguyên) của VN
vẫn có khả năng cạnh tranh cao ở EU. Song điều này đồng nghĩa với việc phần lớn
hàng hoá VN có hàm lượng giá trị gia tăng thấp và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ
những biến động trên thị trường thế giới.
Khi xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều
sau:
Thứ nhất, cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu - tức góc độ thị trường EU về sức
mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số Ở đây, điều
rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Tham gia xuất khẩu vào thị
trường EU, nhất là trong giai đoạn hậu WTO, chúng ta cần thay đổi nhận thức,
không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn
mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi
những bài học quá khứ của các nước và của chính VN. Qua đó, DN tổ chức lại sản
xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Thứ hai, DN cần phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào
cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác
của các thị trường văn minh. Thay vì tư thế bị động như trước, DN cần chủ động
ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát được sản phẩm của mình. Điều này sẽ tạo
ra một quy trình mới về tư duy chiến lược, cách điều hành bộ máy, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, phản ứng nội tại của DN và Hiệp hội. Thực tế là nhiều DN chưa thực sự
nắm rõ các quy định liên quan của EU, chưa coi trọng việc liên doanh liên kết với
nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, vai trò của Hiệp hội, mặc dù
được nhiều DN đánh giá là rất quan trọng trong việc kiến nghị hoạch định và điều
chỉnh chính sách, đại diện cho DN kiến nghị với Chính phủ về nhu cầu, nguyện
vọng nhưng trong hỗ trợ đào tạo thì DN chưa coi vai trò của Hiệp hội là quan
trọng. Trong khi đó, con người, nguồn nhân lực lại là vấn đề khó khăn nhất đối với
DN hiện nay. Điều đó chứng tỏ vai trò của Hiệp hội với những điều mà DN mong

muốn còn hạn chế.
Tuy nhiên, bênh cạnh đó có những rào cản chung khi Việt Nam tham gia vào thị
trường EU, như:
Chính sách thương mại: Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là
bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU
trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối, đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn
ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát…. Các
yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… luôn được thực hiện
nghiêm ngặt. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về
nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm,
giảm dần giá trị và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay, các
nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu. Cụ thể, với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông
sản là 18%, hàng công nghiệp là 2%.
Quy định của hải quan: Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên
lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho
phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất
khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã
sử dụng. Hàng hoá trong khu vực tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ
hải quan EU) được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với quy định: nếu được lưu
tại khu vực này thì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của
EU lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại
không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong
luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan
hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.
Từ 01/01/2006 đến 31/12/2008, EU áp dụng GSP mới dành cho 143 nước độc lập,
36 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
cập mới này đơn giản hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá từ loại là rất nhạy
cảm, bán nhạy cảm và không nhạy cảm thành 2 loại là sản phẩm không nhạy cảm
và nhạy cảm. Theo hệ thống mới này, sản phẩm nhạy cảm (gồm rất nhiều sản

phẩm nông nghiệp, dệt may, gang và thép) được giảm một mức thuế chung là
3,5% đối với những sản phẩm tính thuế theo trị giá (có một số ngoại lệ chủ yếu là
hàng dệt may); và giảm 30% đối với sản phẩm tính thuế đặc định so với mức thuế
MFN. Các sản phẩm không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu
vào EU.
Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối
với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và
các yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trong TBT là hài hoà, minh bạch, vừa
đủ và không phân biệt đối xử. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá thành các tiêu
chí, điều kiện cho từng loại hàng hoá, nhóm sản phẩm khác nhau một cách khá
chặt chẽ và khắt khe như dán nhãn mác (CE), dấu CE, quy định về an toàn thực
phẩm, mức độ dư lượng tối đa… Trên thực tế, các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với TBT, bởi trình độ và tính tự giác thực
hiện của nhiều doanh nghiệp còn thấp, chưa đồng đều.
Quản lý phế thải bao bì: EU đã ban hành Chỉ thị số 94/62/EC về “Bao bì và phế
thải bao bì” nhằm ngăn ngừa việc tạo ra chất thải bao bì, tái sử dụng, tái chế bao bì
và giảm phần vứt bỏ, tiêu huỷ cuối cùng của chất thải đó. Chỉ thị cũng quy định
mức tối đa kim loại ngặng chứa trong bao bì và mô tả những yêu cầu cụ thể trong
sản xuất và cấu thành bao bì dùng trong ngành công nghiệp, thương mại, văn
phòng, cửa hàng, dịch vụ, hộ gia đình hoặc bất kỳ nơi nào khác, bất kể dùng
nguyên liệu gì.
Thương mại công bằng: Tiêu chuẩn này nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển
về xã hội, kinh tế, môi trường của các nhà sản xuất và chủ đất quy mô nhỏ ở các
nước đang phát triển. Các sản phẩm thương mại công bằng bao gồm hàng dệt may,
đồ trang sức, nhạc cụ bản địa, vật trang trí và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
khác, thực phẩm (như cà phê, chè, mật ong, các loại hạt và gia vị). Tương tự như
đối với các nhãn mác môi trường, các nhãn mác về thương mại công bằng cũng
khác nhau ở từng nước. Có hai bộ tiêu chuẩn chung đối với người sản xuất: một
cho các trang trại nhỏ, và một cho công nhân làm việc trong các đồn điền và nhà
máy. Các đồn điền và các nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn này, Tổ chức

thương mại công bằng sẽ dành cho các sản phẩm của họ một giá “công bằng”,
giúp sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn.
Quản lý chất lượng: Chứng chỉ ISO được coi như tấm giấy thông hành, một tài sản
quan trọng của những doanh nghiệp sở hữu nó, mang lại ưu thế bán hàng khi hoạt
động kinh doanh tại các đối tác kinh doanh.
Kể từ 11/01/2007, khung pháp lý về thị trường thương mại, dịch vụ giữa Việt Nam
và EU đã được mở hoàn toàn. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức
đang mở ra. Vấn đề quan trọng và có tính quyết định là hành động của các doanh
nghiệp, họ cần nắm vững và vận hành thật tốt các chính sách, thể chế, quy định
của WTO nói chung và EU nói riêng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của đơn vị, ngành hàng mình nhằm góp phần đưa
Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
F. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI PHÁP – VIỆT
Pháp và Việt nam đang duy trì những mối liên hệ mạnh mẽ cả về mặt kinh tế lẫn
mặt văn hoá, đã được hình thành trong lịch sử qua nhiều thế kỷ. 170 doanh nghiệp
Pháp đang có mặt tại Việt nam trong đó có hơn 50 doanh nghiệp đang hoạt động
trong ngành sản xuất, với những lĩnh vực hoạt động rất đa dạng từ buôn bán hàng
tiêu dùng cho đến cơ khí chính xác, phân bón và thuốc chữa bệnh. Pháp luôn giữ
vị trí thứ 6 xét về đầu tư nước ngoài tại Việt nam (là nước đứng đầu nếu không kể
những nước trong khu vực châu Á).

×