Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.62 KB, 144 trang )

MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhượng quyền thương mại (Franchise) là một hình thức phát triển kinh doanh của các
doanh nghiệp , tuy không mới mẻ trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Đây không chỉ là lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp mà cũng còn khá mới mẻ
trong lĩnh vực học thuật. Tuy nhiên với xu hướng của nền kinh tế phát triển hội nhập
thế giới đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong xu thế đó,
những hình thức kinh doanh phổ biến trên thế giới sẽ có cơ hội phát triển tại Việt Nam
mà phát triển bằng hình thức nhượng quyền cũng không phải là một ngoại lệ.
Nhượng quyền thương mại là một hình thức phát triển kinh doanh tuy không phải là
duy nhất và hoàn hảo nhưng theo thống kê và thực tiễn đã khẳng định nó có nhiều ưu
điểm cho cả hai phía trong thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại.
Tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây các hoạt động nhượng quyền thương mại
đã có những bước phát triển mạnh mẽ bởi sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam
cũng như các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy vậy sự hiểu biết về lĩnh vực nhượng quyền
vẫn còn khá hạn chế trong các giới chức quản lý Nhà nước đến các doanh nhân và giới
tiêu dùng nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu về nhượng quyền sẽ góp thêm một tiếng
nói tuy nhỏ bé nhưng cũng mong góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết chung về mảng
đề tài này và tạo thêm cho các doanh nghiệp có thêm những lựa chọn mới trên con
đường phát triển kinh doanh của chính mình.
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG LIÊN QUAN
ĐẾN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Vai trò và xu hướng phát triển hình thức nhượng quyền thương mại
1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của nhượng quyền thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Hiện nay với sự xuất hiện ào ạt của các tập đoàn nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm
hay các doanh nghiệp trong nước với hình thức nhượng quyền thương mại nhiều người
Việt Nam đã biết đến hình thức này. Khi nhắc đến nhượng quyền thương mại mọi người
đều nghĩ đến những chuỗi cửa hàng có các đặc điểm chung về nhãn hiệu, cách bài trí,


phục vụ, Như vậy “franchise” hay nhượng quyền thương mại thực chất được định
nghĩa như thế nào?
Có khá nhiều định nghĩa về franchise. Theo Hội Đồng Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ
(Federal Trade Commision), nhượng quyền thương mại(Franchise) là một hợp đồng,
thỏa thuận giữa các bên, mà trong đó người mua franchise được cấp quyền bán hay
phân phối thương hiệu. Có một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu, nhãn hiệu,
biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng khác của chủ thương
hiệuNgười được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản chi phí trực tiếp hay
gián tiếp, được gọi là phí nhượng quyền.
Theo hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế: Nhượng quyền thương mại là mối
quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền. Theo đó, bên giao đề xuất
hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp (cơ sở, cửa hàng, ) của bên
nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên và các chương
trình xúc tiến bán hàng. Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức,
phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận đang hoặc sẽ
tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình.
Tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại được định nghĩa trong điều 284 Luật Thương
Mại 2005 như sau: Nhượng quyền thương mại là các hoạt động thương mại mà bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
 Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,
3
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hanh công việc kinh doanh.
1.1.1.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống nhượng quyền
 Nhà nhượng quyền (Franchisor):

Là một cá nhân hay tổ chức sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc bí quyết, có
mô hình kinh doanh tối ưu,… và tiến hành hình thức kinh doanh bằng cách nhượng
quyền cho một hoặc nhiều đối tác qua việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương
mại.
 Nhà nhận quyền (franchisee):
Là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh được bên nhượng quyền thông qua hợp đồng
nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô hình, hệ thống các quy trình,… để
kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được các nhà nhượng quyền
quy định trong cẩm nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm
vi nhất định
 Phí nhượng quyền (Initial fee hoặc Franchise fee):
Là khoản phí không hoàn lại mà người nhận quyền phải trả cho nhà nhượng quyền để
gia nhập hệ thống nhượng quyền cho việc kinh doanh ở một số địa điểm hoặc khu vực
xác định trong một khoảng thời gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng
chuyển nhượng. Tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên
thương trường của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đôi khi mức
phí này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lý của từng hệ thống nhượng quyền
thương mại.
 Phí hoạt động hay phí vận hành (Royalty fee):
Là khoản phí mà người nhận nhượng quyền phải trả hàng tháng, quý hoặc năm cho nhà
nhượng quyền, được căn cứ trên doanh thu thu được tại địa điểm hoạt động của mình.
Mức phí này có thể là tỷ lệ phần trăm doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa
hàng hoặc là một mức phí cố định mà nhà nhận nhượng quyền phải trả cho bên nhượng
quyền khi tham gia vào hệ thống. Mức phí này cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào các tiêu
chí như ở phí nhượng quyền.Phí nhượng quyền ban đầu bao gồm quyền sử dụng tên và
hệ thống, điều hành, ngoài ra còn để trang trải cho việc đào tạo, những thủ tục và tài
4
liệu hướng dẫn và một số chi tiết phụ trợ khác. Lưu ý tài sản cố định, bàn ghế bất động
sản,… sẽ không được tính vào phí chuyển nhượng ban đầu.
 Cẩm nang nhượng quyền (Franchise operation manuals)

Là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn, trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển
giao của hệ thống, các định hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo
tiền đề để các yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển. Nhà nhận quyền sẽ hoạt
động tuân theo cẩm nang nhượng quyền này.
1.1.1.3 Đặc trưng của nhượng quyền thương mại
• Tính hệ thống và tính địa phương trong hệ thống nhượng quyền thương mại
Tính đồng bộ và hệ thống là điểm mạnh và là điểm bắt buộc của các doanh nghiệp kinh
doanh nhượng quyền và được chuyên nghiệp đến mức cao nhất để đảm bảo hiệu quả
kinh doanh tối đa. Tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền được thể hiện không chỉ ở
logo, cách bài trí cửa hiệu màu sắc trang trí mà còn ở cách phục vụ, cơ chế quản lý,… Tất
cả các hệ thống cửa hàng đều phải cùng bán sản phẩm với cùng một chất lượng và mang
đến cùng một thông điệp cho khách hàng nhằm đảm bảo tính hệ thống cao. Chỉ có một
hệ thống vận hành tốt, đồng bộ mới có thể tạo ra sản phẩm với chất lượng hoàn hảo và
đồng đều. Bên cạnh đó đặc tính này cũng giúp các doanh nghiệp kinh doanh nhượng
quyền dễ dàng trong việc quản lý, huấn luyện, kiểm soát các cửa hàng trong chuỗi hệ
thống.
Có thể nói tính hệ thống trong hoạt động nhượng quyền là yếu tố rất quan trọng và
không thể thiếu nếu chủ thương hiệu muốn tạo dựng một hình ảnh đồng nhất đến với
khách hàng. Dù có mở nhiều cửa hàng trên thế giới nhưng tất cả đều hướng đến một
hình ảnh chung của sản phẩm.
Bên cạnh tính thống nhất và đồng bộ thì tính địa phương hóa cũng là một yếu tố cần
thiết trong hệ thống nhượng quyền. Bởi vì ở những vùng địa lý khác nhau gắn liền với
những nền văn hóa riêng biệt. Các khách hàng sẽ có nhu cầu cũng như thói quen mua
hàng khác nhau. Vì vậy các cửa hàng nhượng quyền cần điều chỉnh một yếu tố để thích
hợp hơn với vùng miền mà họ nhắm tới. Nói về tính địa phương hóa trong cửa hàng
nhượng quyền thì không thể không nhắc đến Mc Donald. Hệ thống cửa hàng này đã có
mặt trên 119 quốc gia với 35000 cửa hàng. Với lượng cửa hàng nhượng quyền khổng lồ
như vậy nhưng thực đơn và cách quản lý ở các quốc gia đều được điều chỉnh sao cho
phù hợp với nền văn hóa của quốc gia đó. Ở các nước theo đạo Hồi họ sẽ thay thực đơn
5

thịt bò bằng thịt gà, họ còn có cửa hàng chay tại Ấn Độ,… Nhờ chính sự điều chỉnh này
mà Mc Donald đã thành công vang dội trong hệ thống nhwọng quyền của họ.
Nói tóm lại, việc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống là một điều hết sức quan trọng đối
với hoạt động nhượng quyền nhưng chủ thương hiệu vẫn có thể linh hoạt tùy vào yêu
cầu của mỗi hệ thống và tính chất của sản phẩm. Nhưng phải đảm bảo việc truyền tải
cùng một thông điệp về thương hiệu đến khách hàng.
• Thương hiệu là tài sản vô hình trong hệ thống nhượng quyền
Có thể nói trong hoạt động nhượng quyền thì thương hiệu là yếu tố cốt lõi để duy trì vì
thực chất người chủ thương hiệu đã nhượng lại quyền sử dụng thương hiệu của mình
cho bên nhận nhượng quyền tại một khu vực nhất định và trong khoảng thời gian nhất
định. Do đó, thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng đối với người mua và bán
franchise.
Đối với người bán franchise, thương hiệu đóng vai trò đem lại lợi nhuận cho họ từ uy tín
và sự nổi tiếng của thương hiệu. Khi nhượng quyền, một thương hiệu càng nổi tiếng và
uy tín thì phí nhượng quyền càng cao và cũng dễ dàng bán franchise cho các đối tác.
Đối với người mua franchise thì thương hiệu chính là cơ sở ban đầu để họ hoạt động và
thành công trên thị trường. Với thương hiệu sản phẩm của chủ thương hiệu, các khách
hàng sẽ tin tưởng sử dụng sản phẩm của thương hiệu đã nổi tiếng. Bên cạnh đó, thương
hiệu thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người sử dụng, giúp thỏa mãn các nhu
cầu về tinh thần của họ, là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm để có được
thương hiệu mong muốn. Khi được nhượng quyền với một thương hiệu mạnh và thị
phần lớn sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt đông tiếp thị, giúp giảm chi phí tiếp thị trên
mỗi sản phẩm.
1.1.1.4 So sánh Franchise và License
Theo quy định tại điều 141 khoản 1 của Luật Sở hữu Trí tuyệ Việt Nam thì chuyển quyền
sử dụng nhãn hiệu (License) là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân
khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Thường có sự nhầm lẫn
giữa License và Franchise. Hai hình thức này có một số điểm giống nhau và khác nhau
như sau:
 Giống nhau

Đối tượng của nhượng quền thương mại là quyền thương mại- quyền kinh doanh, mà cụ
thể thì đó chính là quyền sử dụng cách thức kinh doanh và quyền được sử dụng nhãn
6
mác, tên thương mại bí quyết của bên nhượng quyền. Đối tượng của license là quyền sử
dụng đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, cả nhượng quyền
thương mại và license ddều có chung một phạm vi đối tượng chủ yếu là quyền sử dụng
các đối tượng sở hữu công nghệ.
 Khác nhau
Mặc dù có những điểm tương đồng lớn như đã nói ở trên nhượng quyền thương mại và
license có rất nhiều điểm khác biệt:
Thứ nhất, nếu như hoạt động license chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các
đối tượng sở hữu công nghệ thì ở nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối
tượng SHCN chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó là việc chuyển giao về
cách thức bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh.
Trong hoạt động license các bên nhận license hướng tới nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng
công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức nội dung sản phẩm,
thì trong hoạt động nhượng quyền thương mại, mục tiêu các bên hướng tới là nắm giữ
và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa cũng như các đối
tượng khác của quyền sở hữu công nghệ chỉ là một bộ phận.
Thứ hai, sự hỗ trợ kiểm soát giữa các bên: với hoạt động license chỉ là sự hỗ trợ ban đầu
khi bên chuyển giao chuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận
chuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại, sự hỗ trợ là toàn diện và liên tục. Sự
hỗ trợ này được quy định trong nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại
Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động license chỉ có quyền kiểm soát khi cần
thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao (do đối tượng của hợp đồng
license hẹp hơn nhượng quyền thương mại. Trong nhượng quyền thương mại, bên
nhượng quyền có quyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của bên nhận
quyền (bằng hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất). Và việc đối xử bình đẳng với các
thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được hệ thống luật quy định
(đối xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ, nghĩa

vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế, trang trí các địa điểm
kinh doanh). Vấn đề này trong license không bắt buộc thực hiện
Thứ ba, đối với hình thức license, giấy phép cấp cho quyền sở hữu công nghiệp thường
không độc quyền, có nghĩa là họ có thể bán giấy phép cho nhiều công ty cạnh tranh trên
cùng một thị trường. Còn với nhượng quyền thương mại, cửa hàng mà bên nhận quyền
7
mở ra sẽ hòa vào chuỗi hệ thống với đặc điểm tương đồng về nhãn hiệu, cách bày trí,
quản lý,
Thứ tư, về mặt pháp lý, ở hình thức cấp phép, người nhận cấp phép phải trả theo hợp
đồng được khấu trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh;đối với người cấp, tiền thù lao
được tính vào thu nhập thường xuyên của người cấp. Còn ở hình thức nhượng quyền
thương mại, khoản tiền thanh toán cho việc chuyển nhượng quyền sẽ được coi là tiền
vốn của người mua;Khoản tiền nhận được từ chuyển nhượng quyền có thể bị đánh thuế
như là thu nhập của người bán
1.1.1.5 So sánh nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ
Về tính chất:Nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh bằng một thỏa thâunj cho phép thương nhân khác được sử dụng nhãn hiệu hàng
hóa, quy trình kinh doanh, công nghệ,… của bên nhượng quyền, còn chuyển giao quyền
sử dụng hoặc quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất kinh doanh.
Về phạm vi quyền lợi của Bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao: trong hoạt
động chuyển giao công nghệ, bên nhận quyền có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản
xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ muốn.
Với nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ quy
trình kinh doanh để cung ứng các loại sản phẩm dịch vụ có cùng chất lượng mẫu mã và
dưới nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền trở thành
thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền, Điều mà trong hoạt
động chuyển giao công nghệ không hình thành.
Về vấn đề kiểm soát hỗ trợ: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, về nguyên tắc, sau
khi chuyển giao công nghệ xong, bên chuyển giao sẽ không còn nghĩa vụ hay kiểm soát
thêm đối với bên nhận chuyển giao (trừ khi các bên thỏa thuận thêm những điều khoản

phụ, thời gian bảo hành, nhiệm vụ huấn luyện nhân viên sử dụng công nghệ chuyển
giao). Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền vừa có quyền kiểm soát
toàn diện và chi tiết vừa có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận quyền, nhằm đảm bảo tính
thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.
1.1.2. Các mô hình nhượng quyền thương mại
1.1.1.6 Mô hình nhượng quyền toàn diện (Full business format franchise)
Ở mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ mô hình kinh doanh cho bên
đối tác nhận nhượng quyền. Bao gồmhệ thống chiến lược, quy trình vận hành, quản lý
đào tạo. Bên cạnh đó là bí quyết kinh doanh, công nghệ, hệ thống thương hiệu, sản
8
phẩm, dịch vụ. Với mô hình nhượng quyền này thì tính thống nhất giữa các cửa hàng
nhượng quyền là rất cao.
Mô hình nhượng quyền thương mại này cho phép doanh nghiệp tiến hành nhượng
quyền có mức độ chi phí ban đầu vừa phải, mức độ kiểm soát khá cao và khả năng phát
triển mở rộng quy mô khá.
1.1.1.7 Mô hình nhượng quyền không toàn diện (non-business format franchise)
Đây là loại hình nhượng quyền mà bên nhượng quyền chỉ chuyển giao một số yếu tố của
hệ thống kinh doanh mình cho đối tác nhận nhượng quyền.Hình thức nhượng quyền
này sẽ giảm chi phí hơn so với nhượng quyền toàn diện, tuy nhiên tính thống nhất trong
hệ thống nhượng quyền sẽ không cao. Một số trường hợp nhượng quyền không toàn
diện là:
- Nhượng quyền thương hiệu (tương tự như hình thức license)
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product distribution)
Trong hình thức này bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản
phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới
người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền thường
không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía bên nhượng quyền ngoại trừ việc được
phép sử dụng thương hiệu (brand name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân
phối sản phẩm của bên nhượng quyền trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định
Trong hình thức này bên nhận quyền sẽ không được nhượng lại cách thức kinh doanh.

Hình thức nhượng quyền này thường được sử dụng trong các ngành sản xuất đồ thực
phẩm, ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô, xăng dầu,…
- Nhượng quyền công thức kinh doanh (Business format franchise)
Theo hình thức này, bên nhận quyền ngoài việc bán hàng hóa, dịch vụ với thương hiệu
của bên nhượng quyền còn được giao cả bí quyết sản xuất, bí quyết kinh doanh, công
thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên. Các chuẩn mực của mô hình kinh
doanh phải tuyệt đối được giữ đúng. Mối liên hệ và hợp tác giữa bên nhượng quyền và
bên nhận quyền phải rất chặt chẽ và liên tục. Hình thức nhượng quyền công thức kinh
doanh được xem là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, vì bên
nhượng quyền sẽ chuyển nhượng cho bên nhận tất cả các yếu tố tạo nên một hệ thống
đồng bộ chẳng hạn như phải chọn địa điểm kinh doanh ở đâu? Chuẩn bị sản phẩm như
thế nào? Mua nguyên liệu ở đâu? Bên nhượng quyền cũng giúp bên nhận quyền điều
9
hành quản lý cơ sở nhượng quyền. Ngược lại, bên nhượng quyền sẽ nhận được một
khoản phí bao gồm phí trọn gói 1 lần và phí hàng tháng dựa trên doanh số.
1.1.3. Các hình thức nhượng quyền
Trên thực tiễn franchise có rất nhiều hình thức. Căn cứ vào mối quan hệ giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền người ta thường phân chia fanchise theo bản chất và
hình thức hoạt động của nó.
Đại lý franchise độc quyền
Doanh nghiệp nhận nhượng quyền 2
Doanh nghiệp nhận nhượng quyền 1
Doanh nghiệp nhận nhượng quyền x
Doanh nghiệp nhận nhượng quyền 3
DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1.1.8 Đại lý franchise độc quyền (Master franchise)
Đây là hình thức mà trong đó bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia
khác nhau. Bên mua được phép độc quyền kinh doanh và phân phối hàng hóa tại một
khu vực nhất định, có thể là trong phạm vi một thành phố hay một quốc gia. Trong
trường hợp này, người mua có thể chuyển nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức

franchise phát triển khu vực hay franchise riêng lẻ. Lúc này người mua franchise độc
quyền sẽ thay mặt chủ thương hiệu ký kết hợp đồng nhượng quyền với bên thứ ba và
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương hiệu trong khu vực mà họ nhượng quyền. họ cũng
có thể tự mình mở các cửa hàng franchise trong khu vực mà họ đã được chuyển
nhượng độc quyền. Vì vậy họ phải chịu một khoản phí franchise khá lớn.
Ngoài ra phần phí franchise hàng tháng thu được từ bên thứ ba sẽ được chia cho chủ
thương hiệu và bên mua franchise độc quyền theo một tỷ lệ thỏa thuận. Thường thì bên
đại lý franchise độc quyền sẽ được chia phần nhiều hơn chủ thương hiệu vì phần lớn
công sức và chi phí tìm kiếm và phát triển số người mua franchise trong khu vực đều do
phía đại lý franchise độc quyền gánh chịu. Song đại lý franchise độc quyền thường phải
cam kết với chủ thương hiệu rằng trong một thời gian nhất định phải có bao nhiêu cửa
hàng nhượng quyền mở ra, và nếu không thực hiện đúng cam kết này thì sẽ mất độc
quyền. Do đó, nhiều đại lý franchise độc quyền đã tự đứng ra mở thêm cửa hàng để đáp
10
ứng số lượng chỉ tiêu đề ra bởi hợp đồng thỏa thuận giữa họ và chủ thwong hiệu trung
bình kéo dài khoảng 10 đến 20 năm.
1.1.1.9 Franshise phát triển khu vực (Area development franchise)
Đây là hình thức mà người mua sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc
người mua franchise độc quyền để bán lại cho những người mua franchise riêng lẻ tại
khu vực mà họ mua lại quyền chuyển nhượng. Hình thức này giống như trung gian giữa
master franchise và single-unit franchise. Điểm khác biệt là người mua franchise hình
thức này chỉ có thể nhượng quyền lại cho các single unit franchise mà không được phép
mở các cửa hiệu kinh doanh thương hiệu đã mua quyền của mình.
Franchise phát triển khu vực
Cửa hàng nhượng quyền 2
Cửa hàng nhượng quyền 1
Cửa hàng nhượng quyền x
Cửa hàng nhượng quyền 3
DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mô hình franchise phát triển khu vực

1.1.1.10 Bán franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (single unit franchise)
DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Cửa hàng nhượng quyền 2
Cửa hàng nhượng quyền 1
Cửa hàng nhượng quyền x
Cửa hàng nhượng quyền 3
Đây là hình thức phổ biến nhất và được áp dụng đối với các quốc gia nằm cùng một khu
vực và chủ thương hiệu không có nhu cầu phải bán nhiều franchise. Theo đó, người
nhận nhượng quyền ký kết hợp đồng mua franchise trực tiếp với người bán franchise.
11
Người bán franchise có thể là chủ thương hiệu, nhà độc quyền mua franchise hay là
người mua franchise vùng. Người mua franchise riêng lẻ được cấp quyền kinh doanh tại
một địa điểm và một thời gian xác định, đối lại họ phải trả một khoản phí cho bên bán
franchise. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise phải
trả thêm phí. Trong phương thức này người mùa không được phép chuyển nhượng lại
cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Với hình thức
này, chủ thương hiệu có thể dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lượng của các cửa
hàng nhượng quyền. Ngược lại, chủ thương hiệu phải có một bộ máy quản lý cực kỳ
chuyên nghiệp và khá là đồ sộ, từ khâu nhân sự, quản trị đến đội ngũ hậu cần.
1.1.1.11 Nhượng quyền thương mại thông qua liên doanh
Là hình thức nhượng quyền trong đó doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền sẽ cùng
góp vốn với đối tác để mở một cơ sở kinh doanh mới dưới hình thức nhượng quyền.
Hình thức này đặc biệt cần thiết khi doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh nhưng bị
hạn chế của luật pháp hoặc một số rào cản khác mà bản thân doanh nghiệp khó vượt
qua. Phía doanh nghiệp nhượng quyền sẽ đóng góp tài chính và các bí quyết, mô hình
kinh doanh,… để cùng tiến hành hoạt động nhượng quyền cho đối tác khác.Việc thực
hiện hình thức nhượng quyền này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều nguồn lực tài
chính để chia sẻ cùng đối tác. Hình thức này nhằm củng cố thêm sự cam kết hỗ trợ cho
khả năng thành công với đối tác. Việc tham gia góp vốn đầu tư ( gọi là liên doanh) sẽ cho
phép bên tiến hành nhượng quyền thương mại có mức độ kiểm soát hoạt động kinh

doanh đối với bên nhận nhượng quyền cao hơn. Thông thường, dù mức độ tham gia lớn
hay nhỏ, bên nhượng quyền cũng sẽ có người trực tiếp tham gia vào hội đồng quản trị.
Từ đó, không chỉ tác động đến điều hành kinh doanh mà hiểu rõ hoạt động kinh doanh
của đơn vị hơn. Mặt khác nó cũng làm tăng khả năng hiểu biết và đảm bảo tính đồng
nhất của toàn hệ thống.
Nhược điểm lớn của loại hình này là doanh nghiệp phải có vốn lớn và hệ thống nhân sự
tốt và vì yậy, khả năng mở rộng quy mô của hệ thống sẽ bị hạn chế lớn.
Doanh nghiệp nhượng quyền
Đối tác nhượng quyền
Liên doanh nhượng quyền thương mại
Đơn vị nhận quyền x
Đơn vị nhận quyền 1
12
Đơn vị nhận quyền 2
Đơn vị nhận quyền 3
1.1.4. Vai trò hoạt động chuyển nhượng quyền thương mại
1.1.1.12 Lợi ích đối với bên nhượng quyền
Nhượng quyền là cách nhanh nhất để một thương hiệu xâm nhập vào một quốc gia lãnh
thổ hay khu vực mà người chủ thương hiệu chưa nắm rõ nhiều về thói quen tiêu dùng,
văn hóa, cách thức xâm nhập hay kênh phân phối của quốc gia, khu vực mà họ muốn
xâm nhập bởi vì:
Thứ nhất, người chủ nhượng quyền sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí thông qua việc
chuyển nhượng. Đó là các chi phí đầu tư nhân lực, vật chất cho các cửa hàng ở vùng mà
chủ thương hiệu muốn xâm nhập. Bên cạnh đó, chi phí tiếp thị, quảng cáo cũng giảm
nhờ chia sẻ với các cửa hàng nhượng quyền.
Thứ hai, việc nhượng quyền sẽ đem lại sự gia tăng nhận biết thương hiệu. Một thương
hiệu được nhượng quyền thành công sẽ biến thương hiệu đó trở nên nổi tiếng. một
thương hiệu càng danh tiếng đi liền với nó luôn là các khoản thu phí franchise càng cao.
Ngoài các loại phí franchise ban đầu, các cửa hàng nhượng quyền còn phải nộp các
khoản phí hàng tháng hoặc chia lợi nhuận tùy theo các thỏa thuận và loại hình nhượng

quyền giữa hai bên.
1.1.1.13 Lợi ích đối với bên nhận quyền
Bên nhận quyền cũng được hưởng những lợi ích khi tham gia ký kết hợp đồng chuyển
nhượng.
Thứ nhất, việc nhượng quyền sẽ giúp bên nhận quyền giảm rủi ro và dễ dàng thành công
trên thị trường. Đay là một lợi thế rất căn bản do bên nhận nhượng quyền có những
khách hàng trung thành và sự hỗ trợ của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín. Điều này
lại đặc biệt quan trọng đối với những loại hàng hóa sản phẩm dịch vụ nhắm đến khách
hàng có khả năng chi tiêu cao, hoặc các sản phẩm dịch vụ nhạy cảm đối với vấn đề an
toàn sức khỏe hay hàng hóa xa xỉ.
Thứ hai, nhanh chóng gia nhập thị trường. Đây là một lợi thế cho những doanh nhân
muốn nhanh chóng thành công trong một lĩnh vực mới hoặc bắt đầu khởi nghiệp kinh
13
doanh. Thực hiện nhận từ các đối tác có nhiều kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh thành
công sẽ giúp cho bên nhận nhượng quyền nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh
do căn bản họ được thừa hưởng danh tiếng và thương hiệu có sẵn, kinh nghiệm thành
công của đối tác chuyển giao. Họ nhận được nhiều sự trợ giúp từ đối tác kinh daonh và
có thể vượt qua được nhiều rào cản kinh doanh.
Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh bằng hoạt động nhượng quyền cũng dễ dàng
được ngân hàng cho vay vốn để làm ăn, mở rộng sản xuất do xác suất thành công của họ
cao hơn và các ngân hàng cũng tin tưởng họ hơn. Các chủ thương hiệu kinh doanh
nhượng quyền trên thế giới đều chủ động đàm phán, thuyết phục các ngân hàng ủng hộ
các đối tác mua franchise tiềm năng của mình bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi vì
thức tế người bán franchise cũng muốn mở rộng hệ thống của mình.
Thứ tư, người nhượng quyền sẽ có nhiều kinh nghiệm nhờ được huấn luyện đào tạo về
cách thức quản lý, tổ chức kinh doanh, Điều này sẽ giúp người mua có kinh nghiệm và
đủ tự tin trong hoạt động kinh doanh của riêng mình sau này.
1.1.1.14 Vai trò đối với nền kinh tế
Thứ nhất, việc phát triển hình thức nhượng quyền giúp cho nền kinh tế phát triển ổn
định hơn do tỷ lệ thành công cao của các doanh nghiệp, giúp giải quyết công ăn việc làm

và đóng góp ngân sách.
Thứ hai, phát triển kinh doanh nhượng quyền cũng giúp cho các sản phẩm nổi tiếng, có
chất lượng cao được phân phối rộng rãi và người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn và
được sử dụng những sản phẩm dịch vụ tốt hết. Nó cũng thúc đẩy các đối thru phải nỗ
lực cạnh tranh để phát triển.
Thứ ba,Hoạt động, về bản chất cũng là một hình thức thu hút đầu tư của các đối tác vào
các địa phương có điều kiện phát triển.Sự phát triển của hoạt động nhượng quyền sẽ
giúp nền kinh trế tiếp thu các mô hình quản lý, đào tạo, các công nghệ từ nước ngoài từ
đó giúp nền kinh tế phát triển đi lên. Bên cạnh đó, các hoạt động nhượng quyền giúp
giải quyết bài toán về vốn và rủi ro đầu tư của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai
đoạn phát triển và hội nhập.
1.1.1.15 Một số nhược điểm của mô hình nhượng quyền
 Đối với bên nhượng quyền
Thứ nhất, gặp rủi ro tiềm ẩn khi lựa chọn đối tác nhận nhượng quyền không đủ khả
năng phát triển kinh doanh, Đó là khả năng đánh giá về năng lực của các doanh nghiệp,
14
doanh nhân nhận nhượng quyền. Việc đánh giá sai tiềm năng của đối tác dẫn đến kinh
doanh không hiệu quả và ảnh hưởng đến uy tín của toàn hệ thống.
Thứ hai, việc nhượng quyền cũng có thể làm nảy sinh các bất đồng và khả năng tuân thủ
các điều kiện hợp đồng lúc nào cũng gặp thuận lợi. Việc vi phạm các điều khoản làm cho
các cam kết về đặc tính thống nhất của hệ thống bị phá vỡ kèm theo các thiệt hại khác
cho bên nhượng quyền.
Thứ ba, có nguy cơ gặp phải những rủi ro trong việc bảo vệ các công thức, bí quyết kinh
doanh độc quyền của doanh nghiệp. Mặc dù có các điều khoản hợp đồng và sự điều
chỉnh của luật pháp nhưng trên thực tế vẫn có thể xảy ra sự rò rỉ, bị mất cắp bản quyền,
bí quyết kinh doanh, công nghệ quản lý khi đối tác có ý định không trung thành với bên
nhượng quyền. (tìm thêm tài liệu nước ngoài)
 Đối với bên nhận nhượng quyền
Thứ nhất, phát triển kinh doanh bằng nhận nhượng quyền thương mại thì các đối tác
phải có một số vốn ban đầu để phát triển kinh doanh khá lớn do đòi hỏi đáp ứng các

tiêu chuẩn đồng bộ trong kinh doanh
Thứ hai, kinh doanh bằng việc nhận nhượng quyền từ đối tác sẽ làm hạn chế khả năng
sáng tạo và tính độc lập trong kinh doanh. Tất cả các doanh nghiệp tiến hành nhượng
quyền thwong mại đều dành cho mình quyền sáng tạo và phát triển hệ thống; các đóng
góp phát triển của bên nhận nhượng quyền chỉ có thể được tiến hành khi bên nhượng
quyền cho phép thay đổi. Ngoài ra việc kinh doanh nhượng quyền cũng buộc doanh
nghiệp phải chia sẻ lợi luận cho đối tác do sử dụng các lợi thế kinh doanh của doanh
nghiệp tiến hành nhượng quyền.
Thứ ba, không được sở hữu thương hiệu đang kinh doanh. Quyền sở hữu thương hiệu
trong kinh doanh bằng việc mua nhượng quyền thương mại luôn là của bên chủ thương
hiệu. Các đối tác sẽ không được sử dụng thương hiệu một khi chấm dứt hợp đồng
nhượng quyền. Đây cũng là một bất lợi lướn nếu doanh nghiệp không có ý định gắn kết
lâu dài trong hệ thống nhượng quyền đã mua. Lúc đó họ sẽ phải xây dựng mới thương
hiệu riêng của mình từ ban đầu.
1.1.5. Lịch sử phát triển Franchise trên thế giới và tại Việt Nam
Theo các tài liệu thì Franchise có xuất xứ từ Châu Âu cách nay hàng trăm năm, sau đó
lan rộng và bùng nổ tại Mỹ.Từ “franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có
nghĩa là “freedom” (tự do). Vào thời đó, người được nhượng quyền là một người rất
quan trọng, được trao quyền hạn và quyền tự do để thay mặt Nhà nước điều hành, triển
15
khai các luật lệ tại một số lãnh thổ nhất định, ví dụ việc ấn định mức thuế và thu thuế.
Khái niệm trao quyền này sau đó được áp dụng trong ngành kinh doanh và khu vực kinh
tế tư nhân.
Hầu hết các tài liệu đều cho rằng hình thức franchise hiện đại có lẽ bắt đầu từ việc phát
triển ồ ạt của các trạm xăng dầu và gara buôn bán xe hơi từ sau Thế chiến thứ nhất kết
thúc. Điều này có đúng có sai. Các đại lý xăng dầu hay gara xe hơi được cấp giấy phép
hoạt động dưới tên một thương hiệu nào đó đều cho rằng mình là đối tác mua
franchise, tuy nhiên họ không phải trả một khoản phí franchise nào như hợp đồng
franchise thông thường. Theo thông lệ của các ngành kinh doanh loại này thì điều kiện
gần như duy nhất để các để các đại lý được cấp phép hoạt động với tên thương hiệu có

sẵn là phải mua sản phẩm độc quyền cung cấp bởi chủ thương hiệu. Ngược lại, đối với
các thương hiệu trong ngành nhà hàng, đối tác mua franchise không bị bắt buộc phải
mua hàng độc quyền từ chủ thương hiệu, trừ một số thành phần gia vị, nguyên liệu
mang tính độc quyền.
Do đó, sự lớn mạnh của mô hình kinh doanh franchise thật sự chỉ bắt đầu sau Thế chiến
thứ hai khi hàng loạt thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách sạn, nhà
hàng thức ăn nhanh ra đời. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh
doanh thịnh hầnh, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn nhiều nước phát triển khác
như Anh, Pháp,… Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số
nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn đã góp phần truyền
bá và phát triên mô hình nhượng quyền trên thế giới.
Khi nói về kinh doanh franchise, người ta hay liên tưởng đến ngành ăn uống và cụ thể là
các chuỗi nhà hàng bán thức ăn nhanh. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành ăn uống rất thích
hợp cho mô hình kinh doanh nhượng quyền và chiếm phần lớn các thương hiệu bán
franchise trên thế giới .
Mô hình kinh doanh franchise sau đó ngày càng phát triển và phổ biến khắp thế giới và
đặc biệt là trong thập niên 90. Trong số đó không thể không kể đến các thương hiệu đã
gắn liền với văn hóa nước Mỹ như McDonald’s, Jify Lube, Jani King, Holiday Inn, Dairy
Queen, Burger King, Dunkin’s Donuts,…
Theo số liệu thống kê của Liên minh Châu Âu, năm 1998 cho thấy toàn Châu Âu có 3.888
hệ thống franchise với 167.432 cửa hàng nhượng quyền với doanh số hàng năm tới 95
tỷ USD và tạo ra hơn 2,5 triệu công ăn việc làm .
16
Tại Mỹ vào năm 1994 các hệ thống nhượng quyền thương mại chiếm 35% tổng mức bán
lẻ trên thị trường, đến năm 2000 tỷ lệ này là 40% thị phần bán lẻ với hơn 8 triệu công ăn
việc làm.
Theo số liệu của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại thế giới (WFC), năm 1998 các cửa
hàng nhượng quyền ở Nhật có tổng doanh thu tới 150 tỷ USD và có mức tăng bình quân
hàng năm là 7%. Một thị trường có hoạt động nhượng quyền phát triển mạnh khác là
Australia; tại đây, có tới hơn 54.000 cửa hàng kinh doanh nhượng quyền, tạo ra tới 15%

GDP và tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm cho người lao động. Cũng theo tổ chức
WFC, năm 2000 trên thế giới có hơn 320.000 cửa hàng nhượng quyền trong 75 ngành
nghề khác nhau tạo ra hơn 1000 tỷ USD doanh thu với hàng triệu công ăn việc làm tại
các nước.
Tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, nhận thấy tác động của franchise đến việc phát
triển nền kinh tế quốc gia, nhiều chính sách, giải pháp phát triển nền kinh tế liên quan
đến franchise đã được nghiện cứ, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992,
chính phủ Malaysia triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng
quyền với mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhượng quyền
thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore cũng có các
hoạt động thúc đẩy tương tự nhằm thúc đẩy hoạt động nhượng quyền ngày càng lan
rộng trong nhiều lĩnh vực như nhà hàng, thức ăn nhanh, khách sạn,…
Đến nay, không chỉ các doanh nghiệp thực hiên nhượng quyền thương mại hoạt động
riêng lẽ mà đã hình thành nên các tổ chức, hiệp hội của các doanh nghiệp thực hiện
Tại Việt Nam, franchise được xem manh nha xuất hiện vào giữa thập niên 90 của thế kỷ
20. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức này để làm đòn bẩy phát
triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Thực phẩm là ngành thế mạnh
của doanh nghiệp trong nước và có tốc độ nhượng quyền lan rất nhanh.
Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh doanh
này bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng quyền. Cho
đến nay, DN này không những đã mở rộng chuỗi cửa hàng của mình trên khắp cả nước
mà còn mở rộng sang một số nước như: Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore…
Sau Trung Nguyên, Phở 24 cũng là DN biết tận dụng tối đa hình thức nhượng quyền và
được coi là 1 trong những DN nhượng quyền thành công nhất tại Việt Nam. Phở 24 mới
bắt đầu xuất hiện từ năm 2003, việc xây dựng hệ thống, tổ chức nhượng quyền được
đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động nhượng quyền nhượng
quyền có thời hạn, có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế
17
kiểm tra, giám sát cụ thể. Mặc khác, hoạt động quảng bá của của Phở 24 được thực hiện
khá tốt và bài bản đã khiến cho hệ thống này phát triển một cách ngoạn mục, chưa đầy

03 năm, Phở 24 đã có trên 20 cửa hàng phở nhượng quyền trong khắp cả nước. Đặc
biệt, trong năm 2006, Phở 24 đã tiến hành nhượng quyền sang Phillipine và
Indonesia.Đến tháng 6/2012, Phở 24 đã mở 70 cửa hàng với 70% các cửa hàng nội địa
tọa lạc tại các tỉnh thành lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình
Dương, và 30% các cửa hàng quốc tế tại Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines),
Phnom Penh (Campuchia), Ma Cao - Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 có kế
hoạch mở thêm cửa hàng ở tất cả các thành phố lớn của Việt Nam cũng như tại các thị
trường nước ngoài.
Bên cạnh các thương hiệu nói trên, Việt Nam còn có nhiều doanh nghiệp kinh doanh
khác với hình thức nhượng quyền thương mại như Kinh Đo Bakery, thời trang Ninomax,
Foci, giày dép T&T,… và nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ khác. Có thể nói nhượng quyền
thương mại cũng đang là xu hướng phát triển tại Việt Nam.
1.1.6. Xu hướng nhượng quyền trên thế giới
Theo thống kê của Hiệp Hội nhượng quyền Châu Âu thì đầu năm 2011, trên thế giới đã
có 32901 nhãn hiệu kinh doanh nhượng quyền. Còn số này đến nay đã tăng lên rất
mạnh mẽ. Tại Mỹ, số lượng cửa hàng franchise mở ra tính đến năm 2014 được kỳ vọng
là 12.915 cửa hàng và tăng trưởng khoảng 1.7% so với năm 2013. Theo thống kê của
hiệp hội Franchise Thế giới (FW), ngành franchise dự báo sẽ tạo ra 193.000 việc làm
mới, tạo ra 38 tỷ đô cho nền kinh tế.
 Xu hướng nhượng quyền theo ngành nghề
Số vụ nhượng quyền trong năm 2014 của các thương hiệu nổi tiếng ở trên thế giới
Nguồn: Franchise Word, Tháng 1 năm 2014
Ta có thể nhận thấy tỷ lệ các cửa hàng thức ăn nhanh vẫn luôn chiếm ưu thế trong hệ
thống nhượng quyền toàn cầu. Trong top 10 các thương hiệu nhượng quyền toàn cầu
trong 100 thương hiệu nhượng quyền được Franchise Direct tổng hợp thì các thương
hiệu thức ăn nhanh chiếm 5/10 vị trí. So với các năm trước thì đây vẫn là xu hướng phát
triển chung của nhượng quyền. Bên cạnh các cửa hàng thức ăn nhan là các thương hiệu
thuộc các ngành khác như cửa hàng tiện lợi, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp. Theo
các chuyên gia thì các ngành dịch vụ kinh doanh thương mại, dịch vụ lưu trú, nhà hàng
thức ăn nhanh được kỳ vọng sẽ là những ngành đi đầu tạo ra việc làm trong năm 2014.

18
Ngành dịch vụ kinh doanh dự kiến sẽ tạo ra 35.109 việc làm trong năm 2014, trong đó
các nhà hàng thức ăn nhanh tạo ra 75.596 việc làm mới tại Mỹ.
Bảng 1: Top 10 các thương hiệu nhượng quyền toàn cầu năm 2014
(Nguồn: Franchise Direct)
19
2013 RANK FRANCHISE 2012 RANK
1 Subway 1
2 7-Eleven 4
3 McDonald's 2
4 KFC 3
5 Burger King 5
6 Pizza Hut 6
7 Wyndham Hotel Group 7
8 Hertz 10
9 Ace Hardware Corporation 8
10 InterContinental Hotel Group 13
Bảng 2: xếp hạng của 2 năm 2013 và 2012 (Nguồn Franchise Direct)
 Xu hướng nhượng quyền theo khu vực.
Có thể Mỹ là nước đứng đầu về số nhãn hiệu trong số các quốc gia kinh doanh nhượng
quyền trên thế giới với gần 760.000 franchise vào năm 2013 và được dự kiến tăng 1.7
%vào năm 2014. Tiếp theo đó là các quốc gia khác thuộc Châu Âu như Pháp, Tây Ban
Nha, và Đức cũng đang rất thành công với nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Về khu vực, nhượng quyền hướng đến các thị trường mới nổi tiềm năng như nước
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc hiện có hơn 4500 hệ thống franchise,
tổng số lượng cửa hàng đã đạt hơn 400.000. Bộ Thương mại Hoa Kỳ ước tính rằng hơn
75 phần trăm tốc độ tăng trưởng dự kiến trong thương mại thế giới trong hai thập kỷ
tiếp theo sẽ đến từ các nước đang phát triển, đặc biệt là thị trường mới nổi. Tám mươi
phần trăm dân số thế giới sống ở các thị trường mới nổi. Ngoài ra một số quốc gia thuộc
các khu vực như Liên Xô cũ, Đông Âu, Châu Á và Châu Mỹ cũng được xem là rất phù hợp

với mô hình này. Các nước Châu Phi cũng đang gia tăng trong hoạt động nhượng quyền
thương mại.
Nhượng quyền thương mại đã thay đổi đáng kể trong năm năm qua. Có rất nhiều đơn vị
và khu vực phát triển, sử dụng nhiều công nghệ hơn để doanh thu lạc quan hơn sau
những năm khủng hoảng. Các cửa hàng thức ăn nhanh như Mc Donald’s, Burger King,
thì chú trọng hơn vào thực đơn giảm Kalo sau nhiều bê bối về vấn đề béo phì do thức ăn
20
nhanh gây ra. Bên cạnh đó các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ngày càng được quan tâm và
phát triển
Những vẫn đề được quan tâm nhất của những nhà nhượng quyền quốc tế là:
• Doanh số của các cửa hàng cùng
loại
• Hệ thống chăm sóc sức khỏe/ÂC
• Luật pháp, quy định của chính
phủ
• Cạnh tranh
• Vấn đề tiếp cận vốn
• Những vấn đề quan tâm của
những người nhận nhượng quyền
• Chăm sóc sức khỏe ACA
• Luật pháp
• Thuế
• Vấn đề việc làm và mức lương tối
thiểu
• Tài chính/ tiếp cận vốn
• Cạnh tranh
21
1.1.7. Xu hướng Franchise tại Việt Nam
Hình thức franchise là một loại hình phổ biến và thích hợp đối với một nước phát triển
như Việt Nam. Sự gia tăng mức thu nhập trung bình và phát triển của tầng lớp trung lưu

mói nổi đã tạo ra một sự phát triển mạnh trong tiêu dùng tài Việt Nam. Nhu cầu của
người Việt Nam tăng đáng kể đối với các loại thức ăn và đồ uống mang phong cách
phương Tây.
Franchise lần đàu tiên có mặt tại Việt Nam với các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng
của nước ngoài như KFC, Lotteria và Jollibee. Với việc thông qua nhiều nghị định có liên
quan đến nhượng quyền mô hình nhượng quyền đã phổ biến hơn. Việc Việt Nam gia
nhập vào WTO năm 2007 cho phép các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực
bán lẻ, và việc giảm các quy trình nhượng quyền hay cấp giấy phép cho các doanh nghiệp
thì nhượng quyền đã có sự thay đổi nhanh chóng. Thị trường Việt Nam là một thị trường
tiềm năng, nhiều thương hiệu nước ngoài đã và đang xâm nhập vào bằng hình thức
nhượng quyền đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, tại Việt Nam đã có hơn 90 hệ thống nhượng quyền thương mại quốc tế được
thiết lập tại Việt Na và phản ứng của người Việt Nam đối với các nhãn hiệu này khá tích
cực. Loại hình thức ăn nhanh và đồ uống là hai hình thức phổ biến nhất như McDonald’s,
KFC, Subway, Starbucks Coffee, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf, Pizza Hut, Gloria
Jean’s Coffee.
Nhìn chung thì các thương hiệu Mỹ chiếm ưu thế về hình thức nhượng quyền tại Việt
Nam qua các lĩnh vực như thức ăn nhanh, nhà hàng phục vụ nhanh, dịch vụ kinh doanh,
chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục, chăm sóc sắc đẹp và cửa hàng tiện lợi. Trong vòng 2
năm trở lại đây các thương hiệu thức ăn và đồ uống Mỹ đã tiến vào Việt Nam như
Subway, Starbucks, Burger King, Z Pizza và gần đây nhất nhãn hiệu lâu đời của Mỹ Mc
Donald’s.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt cũng đã gia nhập vào xu hướng nhượng quyền
như Trung Nguyê n, Pho 24, Kinh Đô, AQ Silk, Shop and Go, Coffee24Seven. Highland’s
Coffee là một hệ thống nhượng quyền phổ biến nhất, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí
Minh. Một số lượng chuỗi nhà hàng thành công tại Việt Nam đã thành công ở thị trường
trong nước và cả thị trường nước ngoài như Phở 24 và Trung Nguyên.
Tiềm năng phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
- Thu nhập trên đầu người của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng đặc biệt là khu
vực thành thị như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nộ, Đà Nẳng, Cần Thơ.

- Một tầng lớp trung lưu mới nổi với mức thu nhập cao đang hướng đến nhìu nhu
cầu như các loại thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, giáo dục, giải trí và những
sản phẩm và dịch vụ tạo phong cách.
- Những sản phẩm cao cấp, những nhãn hiệu nổi tiếng đang là nhu cầu tại Việt
Nam. Những người Việt Nam thường gắn các nhãn hiệu phương Tây đồng nghĩa
với chất lượng và phong cách.
Nhượng quyền tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2014 khi nước ta mở
rộng thị trường bán lẻ. Đây là một xu hướng tại Việt Nam
1.2. Quy trình chuyển nhượng thương mại
1.2.1. Quy trình khi nhận chuyển nhượng quyền thương mại
1.1.1.16 Quy trình
Để kinh doanh nhượng quyền một thương hiệu , đó là một quy trình dài và rất phức tạp
đòi hỏi người nhận nhượng quyền phải thực hiện tốt tất cả các bước trong quy trình.
Theo cuốn sách “Mua franchise - Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” của TS Lý
Quí Trung, 5 bước mà một nhà nhận quyền thương hiệu phải làm bao gồm:
Bước 1: Chọn đúng thương hiệu
Đây là bước quan họng cốt yếu quyết định sự thành công của doanh nghiệp nhận quyền
thương mai. Do có hàng ngàn thương hiệu trên thế giới, do đó doanh nghiệp nhận quyền
thương mai cần chọn thương hiệu mà mình có quan tâm hay ngành nghề, lĩnh vực mà
mình có kinh nghiệm hoặc là phù họp với năng lực tài chính của mình.
Bước 2: Quyết định thương hiệu mà franchisee có khả năng tài chính mua lại
Người nhượng quyền đầu tư cần biết rõ mức đầu tư của mình ở đâu. Do đó, franchisee
cần tìm hiểu thật chính xác về thương hiệu và người bán thương hiệu. Chi phí là vấn đề
rất quan trọng vì khi kinh doanh một thương hiệu franchise, ngoài chi phí cho người
nhượng quyền thương hiệu, còn nhiều phí khác như thuế, chi phí kinh doanh gồm xây
dựng cửa hàng, thuê nhân công, nguồn cung ứng Franchisee phải liệt kê chính xác tất
cả các chi phí cần phải có để xem có phù họp với năng lực tài chình của mình không.
Bước 3: Điều tra, đánh giá hệ thống frachise và công ty nhượng quyền
Việc điều tra đánh giá năng lực, uy tín và tiềm năng của hệ thống franchise trước đó là
rất cần thiết khi chọn mua nhượng quyền của thương hiệu nào. Khi mua một thương

hiệu không có nghĩa chỉ mua một hệ thống mà là cả một mối quan hệ làm ăn lâu dài. Do
đó franchisee phải đặt thật nhiều câu hỏi cho franchisor, gặp gỡ chủ thương hiệu để hiểu
chính xác mức độ thành công của thương hiệu. Những câu hỏi chính sẽ xoay quanh 3 vấn
đề sau:
 Hệ thống franchise có ổn định và tin tưởng không?
 Hệ thống franchise có ổn định về mặt tài chính không?
 Khả năng kinh doanh của một cửa hàng mới trong hệ thông franchise như thế
nào?
Bước 4: Tìm hiểu rõ luật pháp và quy định cụ thể về nhượng quyền thươngmại của
nước nhượng quyền và nước nhận nhượng quyền
Pháp luật và những quy định về nhượng quyền thương mại rất quan trọng. Đặc biệt,
franchisee phải hiểu rõ pháp luật nước nhượng quyền để đảm bảo minh tuân thủ đúng
các quy định và có đầy đủ kiến thức luật pháp để nhượng quyền. Việc ký hợp đồng là
một khâu rất quan họng. Lưu ý, việc soạn thảo họp đồng đều do luật sư của bên bán
franchise nên có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương hiệu. Do đó, franchisee
cần thuê văn phòng luật sư đại diện để hỗ trợ tư vấn và đàm phán các hạng mục họp
đồng trước khi quyết định ký.
Bước 5: Triển khai kinh doanh cửa hàng franchise
Việc lập một kế hoạch kinh doanh là việc phải làm. Franchisee phải có kế hoạch cụ thể và
khả thi cho việc hiển khai kinh doanh của mình bao gồm những vấn đề sau:
 Thành lập doanh nghiệp
 Chọn mặt bằng kinh doanh
 Ký họp đồng thuê nhà
 Xây dựng cửa hàng
 Phân tích, đánh giá thị trường
 Tuyển dụng nhân viên
 Huấn luyện nhân viên
 Chuẩn bị khai trương
1.1.1.17 Những điều cần lưu ý
Trước khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lưu ý năm yếu tố sau:

Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền (franchisor) như tình hình
kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ
phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong
những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng
loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về
những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị
trường mới. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện
về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.
Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để
trả lời hàng loạt các câu hỏi như:
 Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không?
 Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không?
 Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào?
 Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào?
Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một
nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác.
Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó
quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa
lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về
huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo
hiểm tài sản, nhân viên
Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền
trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác.
Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này
thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ
sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản,
xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng
quyền, lắng nghe sự trả lời.
Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của
mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình

tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam.
Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những
cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của

×