Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đề tài Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(thời kì 1965-1968).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.17 KB, 66 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, giao
thông vận tải giữ một vị trí hết sức quan trọng, là mạch máu nối liền hậu
phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Hơn 20 năm đấu tranh
trường kỳ gian khổ, nguồn chi viện sức người, sức của từ miền Bắc xã hội
chủ nghĩa được vận chuyển chủ yếu theo đường bộ và đường biển, bằng
nhiều phương thức vào chiến trường, giúp cách mạng miền Nam vượt qua
bao khó khăn để giành thắng lợi.
Trên dải đất miền Trung – vị trí hiểm yếu, nơi đây nhiều “túi bom”,
“chảo lửa” đã hình thành; đây cũng chính là nơi có những địa danh ghi dấu
bao kỳ tích anh hùng của quân dân ta trên mặt trận bảo đảm giao thông vận
tải: cầu Hàm Rồng, Truông Bồn, phà Bến Thuỷ, phà Gianh, Ngã ba Đồng
Lộc… Trong đó Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc- Hà Tĩnh) đã trở thành một địa
chỉ đỏ, một dấu son chói ngời không thể nào phai nhạt. Nơi đây, hàng vạn
người đã dốc hết nhiệt tình, sức người, trí tuệ của tuổi trẻ cho “những mạch
máu luôn chảy về tim” (ý thơ Huy Cận). Nơi đây hàng nghìn bộ đội, thanh
niên xung phong, công nhân giao thông, lái xe, dâng lại tuổi thanh xuân của
mình để thông đường, thông xe ra tiền tuyến góp phần đánh thắng giặc Mĩ
xâm lược.
Thế nhưng, sau hơn 30 năm chiến tranh, vẫn chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về Đồng Lộc, trong khi đó, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc
lại được nhân dân và thế hệ trẻ cả nước và quốc tế biết đến. Rất nhiều đoàn
khách từ mọi miền Tổ quốc, từ nước ngoài đã đến đây để thắp hương, dâng
hoa cho các anh hùng liệt sĩ và đọc lại trang sử đau thương nhưng hào hùng
của quá khứ để có thêm sức mạnh xây dựng cuộc sống mới.
Vì thế, việc lựa chọn “Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước thời kỳ 1965-1968” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn:
Về khoa học
+ Tái hiện lại một cách cụ thể, sinh động bức tranh toàn cảnh về cuộc


chiến đấu hào hùng với nhiều cam go, thử thách, hy sinh của quân và dân ta
tại Ngã ba Đồng Lộc đặc biệt là thời kỳ Mĩ thực hiện “ném bom hạn chế”
miền Bắc (từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968).
+ Làm rõ thêm vị trí tầm quan trọng của Ngã ba Đồng Lộc trong hệ
thống các tuyến đường chiến lược đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc.
Về thực tiễn
+ Bổ sung, làm phong phú thêm nguồn tài liệu về thời kỳ chống Mĩ
cứu nước của dân tộc.
+ Làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương trong
các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông ở nước ta.
+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho
thế hệ trẻ Việt Nam; đồng thời cũng đề tài cũng góp phần làm rạng rỡ thêm
truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về “ Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước thời kỳ 1965-1968” có ý nghĩa hết sức to lớn,
được nhiều ngành, nhiều giới quan tâm. Điều đó được thể hiện qua số lượng
các công trình nghiên cứu, cụ thể như:
+ Tác phẩm “Đồng Lộc những tháng ngày rực lửa” của Phương Hạnh,
2008, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân; cuốn sách đã đề cập đến vùng đất,
con người và vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Thế nhưng, sự phản ánh này chủ yếu nói về vị trí chiến
lược của Ngã ba Đồng Lộc, còn về cuộc chiến đấu ở nơi được coi là “Chảo
lửa” này vẫn chưa được cụ thể chi tiết.
+ Cuốn “Trái tim Đồng Lộc” của Bùi Thị Minh Huệ, 2007, Nhà Xuất bản
Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Tĩnh cũng đã đề cập đến Ngã ba Đồng
Lộc. Thế nhưng, cuốn sách chủ yếu viết về những tấm gương dũng cảm
trong cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất tại Ngã ba Đồng Lộc; còn vị trí

tầm quan trọng của nó trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
của dân tộc cuốn sách hầu như chưa đề cập đến.
+ Cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” do Phan Đình Bưởi chủ biên năm 2000 của
Nhà xuất bản Giáo dục lại chủ yếu viết về vai trò của Ngã ba Đồng Lộc
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời điểm từ tháng 4 đến tháng
10 năm 1968. Còn cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất của hàng nghìn bộ
đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, lái xe, dâng lại tuổi thanh
xuân của mình để thông đường, thông xe ra tiền tuyến góp phần đánh thắng
giặc Mĩ xâm lược lại chưa được phản ánh một cách cụ thể, sinh động.
+ Cuốn “Ngã ba Đồng Lộc- Ngã ba anh hùng” Sở văn hoá thông tin tỉnh
Hà Tĩnh xuất bản năm 2004 cũng đã đề cập đến Ngã ba Đồng Lộc; thuy
nhiên sự phản ánh này lại chủ yếu viết về các hạng mục di tích, chiến công
và huyền thoại tại Ngã ba Đồng Lộc. Cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của hàng vạn cán bộ chiến sĩ, dân công,
thanh niên xung phong tại vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng này lại chưa
được phản ánh một cách sinh động, chưa làm rõ được chủ nghĩa anh hùng
cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.
+ Cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” của Đặng Duy Báu, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia năm 2001 cũng đã phản ánh về Ngã ba Đồng Lộc; tuy nhiên sự
phản ánh này lại rất chung chung; nhiều sự kiện lịch sử, nhiều tấm gương
tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam trong
cuộc chiến đấu ở đây vẫn chưa được nói tới…
+ Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) của Quân
khu IV” của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân năm 1994, cũng có đề cập
đến Ngã ba Đồng Lộc; thế nhưng sự phản ánh này mang tính chất khái quát
đề cập đến tất cả các địa danh, tuyến đường, nhân vật lịch sử… Riêng về
Ngã ba Đồng Lộc cuốn sách chỉ dề cập đến những nét tổng thể, nhiều sự
kiện và nhân vật lịch sử vẫn chưa được làm rõ…
+ Cuốn “Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam” do Tổng cục Hậu

cần xuất bản năm 1992, công trình chủ yếu nói về các tuyến đường vận tải
từ Bắc vào Nam, riêng về Ngã ba Đồng Lộc cuốn sách cũng đã đề cập đến,
nhưng sự phản ánh này còn sơ lược và khái quát, nhiều sự kiện và nhân vật
lịch sử cũng chưa được làm rõ…
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành về Ngã ba Đồng
Lộc, như: Tạp chí Cộng sản điện tử,Tạp chí báo Quân đội nhân dân, Tạp chí
Lịch sử Quân sự, Tạp chí Quốc phòng toàn dân…
Có thể nói, tất cả những công trình trên đều đã đề cập đến Ngã ba Đồng
Lộc, nhưng còn rất khái quát, sơ lược, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được
làm rõ. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã góp phần định
hướng và là nguồn tài liệu tham khảo quí để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này,
làm rõ thêm một số sự kiện và nhân vật lịch sử mà các công trình nghiên cứu
trước chưa có điều kiện thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam, cụ thể đó là:
Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thời kỳ 1965-
1968.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu Ngã ba Đồng Lộc trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước đặc biệt là trong giai đoạn Mĩ tiến hành
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968), đặc biệt là thời
gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1968.
Không gian: Ngã ba Đồng Lộc.
3.3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những nét tiêu biểu về vùng đất và con
người Can Lộc đặc biệt là làm rõ vị trí chiến lược, những đóng góp của Ngã
ba Đồng Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy khó khăn, gian khổ của
dân tộc ta.
3.4. Đóng góp của đề tài.

Từ những nghiên cứu đạt được, đề tài sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, đóng
góp quan trọng: giúp chúng ta có kiến thức sâu hơn, kĩ hơn về Ngã ba Đồng
Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước; bên cạnh đó còn giáo dục
cho những thế hệ trẻ sau này tinh thần yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc, giữ
gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở tư liệu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu sau:
+ Các tài liệu: sách, báo, tạp chí đã công bố liên quan tới việc nghiên cứu
khoá luận lưu tại Trung ương và địa phương.
+ Tài liệu điền dã thực tế tại Ngã ba Đồng Lộc và các địa phương của Hà
Tĩnh…
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở, nề tảng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề tài được thực hiện chủ yếu bằn hai phương pháp: lịch sử và lô gic;
ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng
hợp, điền dã…
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm ba chương:
Chương 1. Tầm chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc-Hà Tĩnh)
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975
Chương 2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ bảo đảm
giao thông thông suốt ở Ngã ba Đồng Lộc (1965-1968).
Chương 3. Đóng góp của Ngã ba Đồng Lộc đối với cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước của dân tộc (thời kỳ 1965-1968).

CHƯƠNG 1
TẦM CHIẾN LƯỢC CỦA NGÃ BA ĐỒNG LỘC (CAN LỘC- HÀ
TĨNH) TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC

(1954-1975)
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Ngã ba Đồng Lộc là một địa danh nằm trên địa bàn huyện Can Lộc- tỉnh
Hà Tĩnh. Từ đời Ngô vùng đất này được gọi là Phù Linh, thời Trần-Hồ gọi
là Phi Lộc, thời Lê gọi là Thiên Lộc và đến thời Nguyễn gọi là Can Lộc và
tên gọi này duy trì đến tận ngày nay.
Về phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáp
huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp
huyện Thạch Hà, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà (ngày nay).
Can Lộc cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15km và cách thành phố Hà Tĩnh
khoảng 20km.
Với thế núi, dáng sông, trải qua quá trình vận động của bề mặt Trái Đất
đã để lại trên đất Hà Tĩnh hệ thống núi rừng chạy suốt từ Bắc đến Nam, từ
Tây sang Đông cùng dải đồng bằng nhỏ hẹp và những thung lũng thơ mộng.
Dãy núi Trà Sơn thuộc đới Hoành Sơn khởi đầu từ ngọn núi Linh Cảm (Đức
Thọ) cao 56m, trải dài trên địa phận Can Lộc vào Kỳ Anh nối với dãy
Hoành Sơn tiếp giáp với Quảng Bình. Nằm trong dãy Trà Sơn, ở xã Thượng
Lộc có hai ngọn núi cao trên 400m là núi Thành đá đen và núi Toan. Dãy
Hồng Lĩnh (hay Ngàn Hống) với 99 ngọn núi, có một phần nằm trong địa
bàn huyện Can Lộc với các di tích và danh thắng nổi tiếng như chùa Hương
Tích, đền Đô Đài, chùa Ngạn Sơn (chùa Nghèn)… trải dài trên địa phận 6 xã
thuộc hạ Can Lộc và hạ Thạch Hà, chủ yếu được kiến tạo bằng đá hoa
cương. Bởi địa thế hiểm trở, dãy núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh đã từng là căn
cứ của các cuộc khởi nghĩa thời Lê, thời Nguyễn và kháng Pháp những năm
đầu thế kỷ XX.
Huyện Can Lộc nằm trong dải đồng bằng quan trọng nhất của tỉnh Hà
Tĩnh. Dải đất khá bằng phẳng này chạy dọc theo lưu vực sông La từ miền hạ
Đức Thọ kéo qua can Lộc tới Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Hệ thống sông La
cùng những nhánh sông nhỏ trong vùng như sông Nghèn, sông Cày tuy chia
cắt đồng bằng nhưng hàng năm lại chở một lượng phù sa làm bồi tích đất

đai, tạo nên một nguồn lợi về kinh tế và góp phần thuận lợi cho tuyến giao
thông đường thủy trong địa bàn.
Nếu như đặc điểm kiến tạo địa hình của Hà Tĩnh với núi rừng là chủ yếu
(chiếm ¾), đất đai không mấy màu mỡ thì những điều kiện khí hậu cũng là
một thử thách dữ dằn với người dân nơi đây. Nằm trên dải đất miền Trung
nắng lắm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, ở
Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt : mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung
bình 34-35
0
C, có ngày lên tới 40-42
0
C, khi có gió Tây Nam thổi qua dãy
Trường Sơn mang theo khí hậu khô nóng, cát bụi đầy trời làm cho cây cối
khô héo, ruộng vườn nứt nẻ. Sau mỗi đợt như thế chừng 5-10 ngày thời tiết
sẽ dễ chịu hơn khi có những cơn mưa giông. Hàng năm, từ tháng 7 đến
tháng 9, người dân Can Lộc và Hà Tĩnh nói chung còn phải chống chọi với
bão tố từ biển vào. Bão biển đôi khi kèm theo những cơn lốc xoáy gây nên
mưa to, làm ngập lụt nhà cửa, ruộng vườn, đắm thuyền bè của ngư dân…
Trong cơn bão tố nhà nhà nương tựa gần nhau hơn, sẻ chia với nhau từng củ
khoai, hạt gạo. Và cũng phải chăng vì vậy trong cái khốn khó, khắc nghiệt
của thiên nhiên tính cố kết cộng đồng của người Hà Tĩnh càng trở nên keo
sơn, bền chặt hơn. Mùa lạnh ở Hà Tĩnh thường kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Gió mùa đông bắc tràn xuống khi vào đây gặp các dãy núi
cao ở phía Nam và Tây Nam đã gây nên những đợt mưa dầm dai dẳng. Ở
vùng núi Can Lộc về mùa này thường kèm theo lượng mưa nhiều hơn vùng
đồng bằng, gây ra ngập úng cục bộ và tạo nên những vùng sình lầy làm cho
giao thông trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn…
1.2. Vài nét về kinh tế xã hội.
+ Kinh tế: Nhìn một cách tổng quát rằng Can Lộc trước đây và ngày nay
có nền kinh tế đặc trưng đó là nền nông nghiệp truyền thống. Cư dân ở đây

chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp với các loại cây trồng phong phú
như lúa nước, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…Bên cạnh những loại cây trồng trên
thì người dân còn chăn nuôi các loại gia súc lớn như lợn, trâu, bò, và các loại
gia cầm là gà, vịt…Huyện Can Lộc nằm trong dải đồng bằng của Hà Tĩnh vì
vậy nơi đây trở thành vùng trồng lúa và hoa màu chủ yếu của Hà Tĩnh ngay
cả trong thời bình và cuộc chiến đấu chống các thế lực ngoại xâm. Ngoài
ra,Can Lộc còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công truyền thống như
làng Vĩnh Hòa với các nghề nấu gang, đúc lưỡi cày, dệt võng; làng Trường
Lưu – xã Trường Lưu hình thành phường vải và hát ví phường vải; làng Phù
Lưu Thượng mưu sinh với nghề trồng chè nổi tiếng ngon và được đi vào ca
dao, tục ngữ: “ Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn” hay là nghề dệt chiếu ở làng
Trảo Nha ( thị trấn Can Lộc) và hầu hết người dân Can Lộc còn được biết
đến với sản phẩm rươu thơm ngon, đặc biệt.
+ Xã hội:
Hiện nay, Can Lộc có 1 thị trấn Nghèn và 22 xã ( Thiên Lộc,
Thuần Thiện, Kim Lộc, Vượng Lộc, Thanh Lộc, Song Lộc, Thường Nga,
Trường Lộc, Tùng Lộc, Yên Lộc, Phú Lộc, Khánh Lộc, Gia Hanh, Vĩnh
Lộc, Tiến Lộc, Trung Lộc, Xuân Lộc, Thượng Lộc, Quang Lộc, Đồng Lộc,
Mỹ Lộc, Sơn Lộc ) với diện tích khoảng 370km vuông và dân số khoảng 20
vạn người. 100% cư dân của Can Lộc là dân tộc Kinh sống hòa đồng, đoàn
kết với nhau ngay cả trong lao động và chiến đấu.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc nằm trên con đường mòn Hồ Chí
Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh
lộ 2 của hà Tĩnh.
1.3. Truyền thống lịch sử.
Vùng đất Can Lộc không chỉ nổi danh với những tên núi, tên sông đã đi
vào dân gian trong những câu hát ví, hát dặm, hát phường đi củi; không chỉ
nổi danh với những bậc chí sĩ, khoa bảng nhiều đời đỗ đạt, học rộng, tài cao
mà nơi đây còn là vùng đất có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất
chống ngoại sxâm.

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt là
từ thế kỉ X với công cuộc khai phá và mở rộng vùng đất Can Lộc thì thời
nào cũng có những bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân giữ yên bờ cõi.
Đó là Cao Minh Hựu quê ở Thiên Lộc đã giúp tướng quân Lê Hoàn đánh
giặc Tống trên sông Bạch Đằng, đó là Đặng Tất (người làng Tả Hạ, xã Tả
Thiên Lộc nay là Tùng Lộc - Can Lộc) một trong hai nhân vật chủ chốt, xuất
sắc của nghĩa quân Trần Ngỗi đã nổi dậy chống bọn quan lại nhà Minh
cuồng bạo đầu thế kỉ XV, tấm gương trung liệt của hai cha con Đặng Tất,
Đặng Dung - hai người con anh hùng của mảnh đất Can Lộc đã được vua Lê
Thánh Tông ban tặng câu đối:
“Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng”.
Nổi lên trong phong trào kháng chiến chống giặc Minh còn có cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn Biên quê ở xã Phù Lưu nay là xã Hồng Lộc-Can
Lộc. Về sau dưới cờ khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, lực
lượng nghĩa quân từ các cuộc khởi nghĩa và nhân dân trong vùng đã hưởng
ứng và tham gia đông đảo, đóng góp sức người, sức của, góp phần làm nên
những chiến công vang dội, đánh đuổi giặc Minh xâm lược giành lại quyền
độc lập, tự chủ.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và từng bước thiết
lập nền cai trị. Vùng đất Hà Tĩnh là một trong những nơi đầu tiên bùng lên
ngọn lửa đấu tranh chống lại phong kiến tay sai và thế lực thực dân cướp
nước. Trong phong trào Cần Vương, hai anh em người làng Gia Hanh( nay
là xã Gia Hanh- Can Lộc) là Nguyễn Duy Chanh( Đề Chanh) và Nguyễn
Duy Trạch( Đề Trạch) đã sớm chiêu tập trai tráng trong vùng, ngày đêm bí
mật luyện tập võ nghệ và tích trữ lương thực để đánh giặc. Được sự ủng hộ,
góp sức của nhân dân, nghĩa quân Đề Chanh và Đề Trạch lấy vùng núi hiểm
trở giữa Can Lộc và Đức Thọ làm căn cứ, hoạt động trên một vùng rộng lớn,
tiến hành phục kích tiêu diệt địch. Sau đó, hợp với nghĩa quân của Lê Ninh
đánh thành Hà Tĩnh. Khi Phan Đình Phùng ở ngoài Bắc về năm 1889 thống

lĩnh toàn bộ lực lượng kháng chiến ở vùng Nghệ- Tĩnh, Nguyễn Duy Chanh
và Nguyễn Duy Trạch đã đưa toàn bộ số quân của mình đặt dưới quyền chỉ
huy của cụ Phan, tiếp tục hoạt động mạnh ở vùng Thượng Can. Cuộc khởi
nghĩa Hương Sơn- Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo
phát triển, kéo dài đến năm 1895 thì tạm lắng . Đó cũng là cuộc khởi nghĩa
có y nghĩa đỉnh cao nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX do
các sĩ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo.
Nhân dân Hà Tĩnh nói chung và Can Lộc nói riêng đã thể hiện truyền
thống yêu nước và chí khí kiên cường, bất khuất, góp phần viết nên những
trang sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc. Tuy phong trào Cần Vương thất
bại nhưng nhân dân Hà Tĩnh cũng như đồng bào cả nước vẫn nung nấu ý chí
quyết tâm đấu tranh chống bọn thực dân cướp nước và phong kiến tay sai
nhằm giành lại độc lập. Vào khoảng những năm 1916-1919 nổi lên phong
trào kháng Pháp và chống địa chủ phong kiến mạnh mẽ ở vùng Can Lộc-
Đức Thọ do Nguyễn Trang, Nguyễn Hét cùng một số người khác chỉ huy.
Nguyễn Trang là con của Nguyễn Duy Trạch và Nguyễn Duy Chanh. Nối
tiếp truyền thống cha ông những năm trước trong cuộc khởi nghĩa Phan
Đình Phùng, hai ông đã bí mật tập hợp lực lượng, tiến hành những cuộc
trừng trị bọn quan lại và tay sai gian ác trong vùng. Hưởng ứng phong trào
Đông Du của Phan Bội Châu, họ đã tổ chức quyên góp tiền gây quỹ và tiến
hành đột nhập vào nhà địa chủ, hào lí giàu có trong vùng để tịch thu của cải,
đem góp vào quỹ cho những người xuất dương. Hai ông đã bị giặc Pháp và
tay sai truy lùng gắt gao. Giặc dùng lửa đốt nhà nơi các ông đến hoạt động
và hai ông đã hi sinh trong ngọn lửa…
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man song phong trào đấu
tranh vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân Hà Tĩnh và Can Lộc. Ngọn lửa đó
bùng lên mạnh mẽ, dữ dội hơn bao giờ hết từ khi có ánh sáng của chủ nghĩa
Mac-Lênin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chiếu rọi tới, dẫn đến sự ra đời
của các tổ chức cộng sản. Ở Can Lộc có các chi bộ Đông Dương cộng sản
liên đoàn như chi bộ Hữu Ngoại (Thiên Lộc), Cải Lương (Hậu Lộc), Trảo

Nha ( Đại Lộc)… và đến cuối tháng 3-1930 được sự ủy nhiệm của Xứ ủy
Trung Kỳ, đồng chí Trần Hữu Thiều( tức Lai, tức Nguyễn Trung Thiên) vào
Hà Tĩnh bắt liên lạc với các tổ chức cơ sở Đảng ở Hà Tĩnh tổ chức hội nghị
thành lập Đảng bộ lâm thời Hà Tĩnh tại một địa điểm gần bến đò Thượng
Trụ( xã Thiên Lộc- Can Lộc). Từ đây, các tổ chức của Đông Dương cộng
sản Đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn hợp nhất, lấy tên là các chi bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam và chính thức lãnh đạo nhân dân Hà Tĩnh đấu
tranh không mệt mỏi để giành tự do, độc lập.
Cũng từ đó, trải qua biết bao gian khổ, hi sinh trong cao trào cách mạng
1930-1931 và Xô viết Nghệ- Tĩnh, đấu tranh chống khủng bố và phong trào
Mặt trận Dân chủ tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Tháng
Tám năm 1945, nhân dân Can Lộc- Hà Tĩnh đã cùng nhân dân cả nước nhất
tề đứng dậy lật nhào ách thống trị hơn 80 năm của thực dân và phong kiến,
giải phóng quê hương mình.
Lịch sử là một dòng chảy vĩnh hằng nối tiếp quá khứ - hiện tại và hướng
đến tương lai. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất của cha
ông là nguồn lực tinh thần mạnh mẽ giúp người dân Hà Tĩnh, người dân Can
Lộc vững vàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Bước vào thời kỳ
đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc với hai cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhân dân Can Lộc đã đóng góp cho đất
nước những con người anh dũng, quả cảm và làm tròn nghĩa vụ của hậu
phương với tiền tuyến. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
kéo dài 21 năm, trên “vùng cán xoong” Khu IV, người dân Can Lộc- Hà
Tĩnh không những đã làm tròn nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn miền Nam mà
còn anh dũng chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ của tuyến đầu, là tiền tuyến
của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Mặt trận giao thông vận tải
trên địa bàn Khu IV và Hà Tĩnh là nơi thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất cuộc
chiến đấu nhiều cam go, thử thách, ác liệt, hi sinh nhưng cũng anh hùng nhất
của cuộc chiến đấu ấy. Và cũng chính tại nơi đây, trên mảnh đất Can Lộc
kiên cường này có một địa danh đã ghi dấu những kỳ tích oai hung, những

trang sử vàng chói lọi của một thời đánh Mĩ và quyết thắng Mĩ - đó chính là
Ngã ba Đồng Lộc:
“… Các ngã ba khác trên đời làm bằng nước, bằng sông, bằng thủy
triều lên xuống
Hay bằng đá, bằng đất
Bằng xi măng, cốt sắt
Bằng vôi trắng, gạch nâu
Bằng đèn xanh, đèn đỏ đủ màu
Hay bằng nhưng sự chênh vênh vấp ngã
Nhưng Ngã ba Đồng Lộc xây bằng xương máu…”.
(Trích thơ Huy Cận)
Có thể nói, những hiểm thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bề dày
truyền thống lịch sử đã tạo cho Ngã ba Đồng Lộc nói riêng, Can Lộc nói
chung có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở trung Trung bộ, cả nước và
trong quan hệ giao lưu quốc tế. Từ Ngã ba Đồng Lộc có thể giao lưu thuận
tiện với các địa phương trong vùng và vào Nam, ra Bắc dễ dàng.
Trong lịch sử, Can Lộc luôn được coi là một trong những vị trí yết hầu
của các tuyến đường vận tải Bắc –Nam; hầu hết các tuyến đường từ Bắc vào
Nam và các tuyến đường giao lưu trong vùng đều phải đi qua Can Lộc,
trong đó có Quốc lộ 1. Trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1954-1975), Ngã
ba Đồng Lộc nói riêng Can Lộc nói chung là nơi có tuyến đường vận tải
chiến lược (đường Hồ Chí Minh) chạy qua với chiều dài 20 Km. Từ Can
Lộc qua Hương Khê theo đường 15A có thể sang Lào một cách dễ dàng
thuận tiện mà ít bị đối phương phát hiện vì được giấu mình trong dãy Hoành
Sơn hùng vĩ.
Với vị trí hiểm yếu đó, đế quốc Mĩ đã tìm mọi cách đánh phá, với cường
độ hết sức ác liệt vị trí này cả ban ngày cũng như ban đêm, nhằm ngăn chặn
sự chi viện sức người, sức của miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; về
phía ta cũng xác định bằng bất cứ giá nsào cũng phải giữ vững, bảo đảm
giao thông thông suốt trên tuyến đường chiến lược-huyết mạch của tiền

tuyến miền Nam và cách mạng Đông Dương. Cho nên, cuộc chiến đấu ở đây
diễn ra gay go quyết liệt “ta quyết giữ, địch quyết phá”. Đây cũng chính là lí
do để giải thích vì sao trong thời kỳ Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của
giặc Mĩ (1965-1968), giặc Mĩ đã coi Ngã ba Đồng Lộc là “chảo lửa” hay
còn gọi là “túi bom”.
CHƯƠNG 2
CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA GIẶC MĨ
BẢO ĐẢM GIAO THÔNG THÔNG SUỐT Ở NGÃ BA ĐỒNG LỘC
(1965-1968)
2.1. Sự hình thành quyết chiến điểm giao thông và vị trí chiến lược
của Ngã ba Đồng Lộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngoài vị trí quan trọng là
vùng trọng điểm trồng lúa, trên địa bàn huyện Can Lộc còn có nhiều tuyến
đường giao thông huyết mạch: quốc lộ 1A chạy qua các xã Vượng Lộc,
Khánh Lộc, Tiến Lộc; đường 15A chạy song song với đường số 1A qua các
địa hình đồi núi xen kẽ rừng già trên dải Trường Sơn. Đây là hai con đường
huyết mạch vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc chi viện
cho chiến trường miền Nam qua địa bàn Khu IV. Đường số 1A và 15A cách
nhau không xa, chỗ gần nhất chưa đầy 5km theo đường chim bay và cả hai
tuyến đường đều có những điểm yếu cơ bản là: trên quốc lộ 1A đoạn từ Hạ
Vàng đến cầu Già chỉ hơn 7km nhưng có tới hai phà vượt sông là Nghèn và
Già. Đoạn này nền đường yếu vì chạy qua đồng ruộng trũng, mùa mưa nước
ngấp nghé mặt đường dài hàng trăm mét. Khi bị đánh phá việc khắc phục vô
cùng khó khăn. Đường 15A đoạn qua Đồng Lộc chỉ dài 6km nhưng mới
được rải đá cấp phối có hai ngã ba là Khiêm Ích, Trường Thành (tức Ngã ba
Đồng Lộc ngày nay) cách nhau 2km, phía Bắc có cầu Tùng Cóc, ở giữa là
cầu Tối. Ngã ba Đồng Lộc là một vùng đất hẹp, nơi giao điểm giữa đường
15A và các tỉnh lộ: Lạc Thiện-Đồng Lộc, Khe Giao-Đồng Lộc, Ba Giang-
Đồng Lộc. Từ đây có thể mở rộng ra các hướng, đáp ứng nhu cầu giao thông
vận tải khi các tuyến giao thông ở đồng bằng bị cắt đứt. Do vị trí xung yếu

về giao thông thủy-bộ trên đất Hà Tĩnh, huyện Can Lộc trở thành địa bàn bị
không quân, hải quân Mĩ đánh phá ác liệt trong cả hai lần chiến tranh phá
hoại. Đặc biệt trong thời kỳ Mĩ tiến hành cái gọi là “ném bom hạn chế” từ
tháng 4 đến tháng 10 năm 1968 huyện Can Lộc, trong đó trọng điểm là Ngã
ba Đồng Lộc trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, là “tọa độ lửa”
trên mặt trận giao thông vận tải ở Khu IV nói riêng và miền Bắc xã hội chủ
nghĩa nói chung.
Đế quốc Mĩ sử dụng lực lượng không quân và hải quân đánh phá Can Lộc
chủ yếu là đánh vào hệ thống giao thông vận tải. Thời gian đầu, máy bay
địch tập trung ném bom nhằm ngăn chặn, khống chế giao thông bằng cách
đánh phá cầu, đường như đánh sập cầu Nghèn, cầu Già trên quốc lộ số 1, cầu
Tùng Cóc trên quốc lộ 15; sau đó khống chế khâu vượt sông, đánh xăm xe
hàng hai đầu bến phà Nhgèn và Già. Trong quá trình ấy, máy bay Mỹ đủ
loại: cánh quạt (A.D6), phản lực siêu âm (F.105, F.4, A.5, A.6…), F.111
(cánh cụp, cánh xòe) và cả B.52 đánh phá 100% số xã ở huyện Can Lộc với
gần 10.000 lần. Ngoài ra, chúng còn sử dụng pháo từ các hạm đội trên biển
bắn phá xã Thịnh Lộc 117 lần với gần 2000 quả đạn pháo. Bom đạn của đế
quốc Mỹ dội xuống mảnh đất Can Lộc cũng đủ loại: ngoài đạn 20 mm, rốc
két, tên lửa, bom tấn, bon tạ nổ ngay và nổ chậm, chúng còn sử dụng bom từ
trường, bom bi, bom la-de và thủy lôi… [11, tr. 20].
Trước những hành động đánh phá của Mĩ, được sự chỉ đạo kịp thời của
Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Can Lộc đã lãnh đạo nhân
dân địa phương nhanh chóng chuyển sang sinh hoạt chế độ thời chiến; phối
hợp với các đơn vị của Quân khu IV, của Bộ Quốc phòng trên địa bàn sẵn
sàng đánh trả và đối phó thắng lợi với mọi thủ đoạn thân độc của địch. Đảng
bộ và nhân dân Can Lộc xác định bảo đảm giao thông vận tải là nhiệm vụ số
một, trung tâm, đột xuất, vô cùng gay go, gian khổ và ác liệt.
Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, tiềm lực và việc dự trữ vật tư,
phương tiện còn mỏng, nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của địch thiếu nhạy
bén nên nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải ở Can Lộc gặp rất nhiều khó

khăn, lúng túng, bị động trong thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến tổn thất về
người, phương tiện, hàng hóa; lưu lượng thông xe qua địa bàn đạt thấp.
Nhưng từ đầu năm 1966 về sau, với sự chỉ đạo nhạy bén, kiên quyết của
Trung ương và Tỉnh ủy, sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ và nhân dân Can
Lộc, phong trào “Toàn dân làm giao thông vận tải” với nhiều hình thức và
biện pháp phong phú, đa dạng đã được thực hiện. Trong những năm chống
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, công tác bảo đảm giao thông vận tải của
huyện Can Lộc đã đạt được kết quả nổi bật trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng và các biện pháp tổ
chức lực lượng.
Trong suốt quá trình làm công tác bảo đảm giao thông vận tải, Huyện ủy
Can Lộc đã có nhiều cuộc họp, ra nhiều nghi quyết, chỉ thị trong đó xác định
nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải thông suốt trên địa bàn là nhiệm vụ
hàng đầu; từ đó xây dựng ý chí quyết tâm, thống nhất cao từ các cấp lãnh
đạo đến từng chiến sĩ, từng người dân. Để làm nòng cốt cho phong trào
“Toàn dân làm giao thông vận tải” ngoài việc thành lập ban đảm bảo giao
thông ở huyện và xã do đồng chí chủ tịch huyện và xã làm trưởng ban, cán
bộ cấp trưởng huyện đội, phòng giao thông làm phó ban; các ngành công an,
bưu điện, lương thực, thương nghiệp, y tế làm ủy viên, huyện ủy đã chỉ đạo
cơ quan huyện đội và các xã đội, ban chỉ huy tự vệ cơ quan tổ chức lực
lương dân quân tự vệ thành các đội chuyên trách. Trong đó bao gồm:
Đội dân quân tự vệ làm nhiệm vụ rà phá bom, than gia làm đường tránh,
đường xế.
Đội chủ lực công nhân giao thông làm nhiệm vụ ứng cứu kịp thời ở các
trọng điểm. Đội được thành lập giữa năm 1966 với 200 đội viên, đầu năm
1968 tăng lên 300 đội viên.
Bên cạnh đó là các tổ gác đèn ban đêm ở các ngã ba, bến phà của dân
quân tự vệ phà Nghèn, Già, các xã Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Đại Lộc, Minh Lộc,
Đồng Lộc…
Thứ hai, ta chủ động mở đường tránh, đường xế, đường giao liên và giao

thông nông thôn.
Trong công tác bảo đảm giao thông vận tải, huyện ủy Can Lộc đã tập
trong chỉ đạo các lực lượng chủ động làm các đường tránh, đường xế. Bằng
sự nổ lực cao nhất và những đóng góp to lớn của nhân dân, nhiều tuyến
đường mới đã hình thành, góp phần củng cố thế trận vận tải trên địa bàn.
Tổng số đường mới mở của huyện mới mở của huyện Can Lộc trong chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất có chiều dài gấp đôi tổng chiều dài quốc lộ 1 và
15 chạy qua địa bàn huyện, đã thể hiện sức mạnh tổng hợp của quân và dân
Can Lộc trên mặt trận giao thông vận tải.
Thời kỳ 1965-1968, Can Lộc còn là địa bàn dừng chân, tập kết binh hỏa
lực của các sư đoàn trên đường hành quân vào các mặt trận phía Nam, sang
Trung- Hạ Lào. Vì vậy, ngày cũng như đêm, trên các tuyến giao liên trong
huyện lúc nào cũng rộn rã tiếng bước chân hành quân của bộ đội, dân công
hỏa tuyến, thanh niên xung phong. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội cơ
động, tuyến giao liên ven biển và miền núi phía Tây huyện Can Lộc từ Kim
Lộc, Thuận Lộc qua Song Lộc, Trường Lộc và Mỹ Lộc vượt Truông Bát lên
Hương Khê hoặc rẽ vào đường 23 được phát quang cây cối, bụi rậm, đào
hầm hào hai bên đường. Nhân dân ở đây còn nhường làng xóm, nhà ở để lập
các trạm đón tiếp, bảo đảm giường phản, nơi ăn nghỉ cho hàng tiểu đoàn,
trung đoàn bộ đội dừng chân…
Trải qua hơn ba năm tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với
miền Bắc Việt Nam, mặc dù đế quốc Mĩ đã tập trung một lực lượng lớn
không quân, hải quân đánh phá với nhiều âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt
nhưng không đưa lại kếtquả như dự tính. Một trong những thất bại lớn nhất
của đế quốc Mĩ và tay sai trong cuộc chiến tranh này là không ngăn chặn
được sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương lớn miền Bắc cho cách
mạng miền Nam, không làm lung lay được ý chí quyết tâm giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân ở cả hai miền Nam- Bắc.
Đầu xuân năm 1968, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở
hầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn ở miền Nam. Thắng lợi của Tết Mậu

Thân đã giáng đòn quyết định vào ý đồ xâm lược của giới chính trị và quân
sự Mỹ, buộc chúng phải có những thay đổi trong tiến hành chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Ngày 31-03-1968, Tổng Thống Mỹ Giônxơn tuyên bố rằng:
Mỹ đơn phương chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ vĩ
tuyến 20 trở ra, sẵn sàng cử đại diện đi đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng
Hòa, không tiếp tục ra tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ mới. Đây là một biểu
hiện thừa nhận sự thất bại hoàn toàn trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở
Việt Nam ở giới cầm quyền Mĩ. Thế nhưng trên thực tế, Mĩ vẫn duy trì cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20, vẫn duy trì
các chuyến bay trinh sát đường không trên vùng trời, vùng biển miền Bắc và
vẫn giành quyền ném bom trở lại toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa khi cần.
Sau thắng lợi vang dội của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân,
cách mạng miền Nam cũng phải trải qua những thử thách to lớn. Mĩ - Ngụy
tập trung lực lượng mở các cuộc hành quân giải tỏa, hành quân lấn chiếm,
tranh giành quyết liệt địa bàn nông thôn với ta. Trong khi đó, lực lượng ta bị
hao tổn nhiều chưa kịp bổ sung, công tác bảo đảm hậu cần cũng gặp nhiều
khó khăn do sự càn quét; đánh phá ác liệt của địch. Hậu cứ, hậu phương tại
chỗ của các chiến trường , các mặt trận đều bị thu hẹp. Trong tình thế đó,
hậu phương miền Bắc càng tỏ rõ vai trò to lớn, quyết định của mình đối với
tiền tuyến miền Nam. Từ hậu phương miền Bắc, nhiều đơn vị chủ lực được
lệnh hành quân cùng với lượng hàng hóa, vũ khí lớn bổ sung cho chiến
trường miền Nam.
Đối với miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mĩ tiến hành cái gọi là “ném bom
hạn chế” nhưng thực chất là tập trung bom đạn rải xuống dải đất nhỏ hẹp
Khu IV nhằm chặn đứng sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, hòng
cứu quân đội Mĩ - Ngụy trên chiến trường đang bị thiệt hại và choáng váng
sau đợt một cuộc Tổng tiến công Mậu Thân của quân và dân ta.Thủ đoạn
“ném bom hạn chế” miền Bắc thực chất là một kế hoạch được “đẻ ra” trong
sự “sa lầy” thảm hại của cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ đang tiến hành ở

Việt Nam và sự thất bại trước sức ép ngày càng cao của dư luận tiến bộ Mỹ
và nhân dân các nước trên thế giới.
Trong chiến dịch “ném bom hạn chế” trung bình mỗi ngày, máy bay địch
xuất kích 300 lần chiếc nhằm đánh vào các đầu mối giao thông, các mục tiêu
quân sự và dân sự. Không quân, hải quân Mĩ liên tục khống chế việc vận
chuyển và sửa chữa trên cácb tuyến giao thông 24/24 giờ mỗi ngày. Pháo
hạm Mĩ tăng cường mật độ đánh phá các đoạn đường số 1A ven biển gấp hai
lần so với thời gian trước. Thủ đoạn đánh phá của Mĩ cũng thay đổi: từ bỏ
“diện” chuyển sang tập trung đánh “điểm”. Cuộc đọ sức, đấu trí giũa một
bên tiến hành chiến tranh “ngăn chặn” với một bên chiến đấu “chống ngăn
chặn” đã đẩy lên ở mức đỉnh điểm ở “ vùng cán xoong”. Theo Tạp chí
Không quân Mĩ tháng 4 năm 1968 viết: “trên một diện tích hẹp bằng ¼
miền Bắc, số trận ném bom tăng 2,6 lần, còn khối lượng, mật độ bom đạn
mà Mĩ rải xuống tăng gấp 20 lần so với năm 1967”. Cùng với các tỉnh trên
địa bàn Khu IV, ngay từ giữa tháng 3 năm 1968, quân và dân Hà Tĩnh phải
ngày dêm đối phó quyết liệt với các thủ đoạn đánh phá tàn bạo của giặc Mĩ.
Phát hiện tuyến giao thông phía Bắc Hà Tĩnh còn đơn tuyến, nhiều nơi
hiểm yếu khó khắc phục sau khi bị đánh phá, máy bay Mĩ chuyển hướng
đánh phá ra phía bắc tỉnh, tập trung ra các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Nghi
Xuân với âm mưu mới là: đánh vào giao thông vận tải một cách triệt để và
toàn diện, chốt chặn một số trọng điểm, kết hợp với khống chế toàn tuyến,
nhằm cắt đứt tuyến giao thông vận tải chiến lược Bắc- Nam trên địa bàn Hà
Tĩnh.
Việc Mĩ thay đổi kế hoạch đánh phá từ các mục tiêu giao thông trên khắp
miền Bắc nay chuyển trọng tâm vào địa bàn Khu IV, Đặc biệt là Hà Tĩnh là
bởi những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, đối phương xác định đay là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan
trọng trên tuyến đường chi viện Bắc- Nam và đối với toàn bộ sự nghiệp
chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Đây là nơi tập trung các đầu mối tiếp
tế, bổ sung lực lượng, hậu cần, kĩ thuật cho tuyến đường Trường Sơn, từ đó

tỏa vào chiến trường phía Nam và sang Lào, Cămpuchia.
Thứ hai, đối phương nắm được thế hiểm yếu của địa hình nơi đây hẹp
chiều ngang, lắm núi nhiều sông, trên các tuyến đường giao thông quan
trọng như đương 1A, đường 15A đoạn qua Hà Tĩnh có nhiều cầu cống lớn,
có nhiều đoạn chạy qua vùng chiêm trũng kéo dài hàng chục km, đường nhỏ
chạy ven sườn núi. Với địa hình đó đã tạo nên những điểm “nút” cực kỳ
quan trọng, giữ vị trí sống còn trên mặt trận bảo đảm giao thông vận tải. Ngã
ba Đồng Lộc chính là một điểm nút đó.
Thứ ba, đế quốc Mĩ hy vọng rằng, đánh phá các đầu mối giao thông quan
trọng, triệt hạ nguồn tiếp tế từ vĩ tuyến 20 trở vào là biện pháp có hiệu lực
nhất đẻ gỡ thế thất bại trên chiến trường miền Nam và Đông Dương. Trong
hồi ký của mình, Giônxơn viết: “Hoạt động không quân có hiệu lực, đòi hỏi
gây sức ép chống lại toàn bộ hệ thống hậu cần của Bắc Việt Nam, trong bất
kỳ trường hợp nào mà các cuộc oanh tạc đến vĩ tuyến 20 là tuyệt đối cần
thiết”. Với ý đồ ấy, đế quốc Mĩ nhằm thực hiện âm mưu: tiêu hao, quấy rối
và ngăn chặn nhằm cắt đứt các đường giao thông [11,tr.27].
Để thực hiện âm mưu trên đây, thủ đoạn đánh phá của không quân, hải
quân Mĩ thời kỳ này là:
-Chọn 6 điểm trên đường bộ hình thành 3 cặp song song đẻ tập trung đánh
dứt điểm, chốt chặn là Linh Cảm- Bến Thủy, Đồng Lộc- Thượng Gia, Cầu
Họ- Ngã ba Thình Lình. Trên đường thủy là 4 cửa biển: Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu và các ngã ba sông ở Đức Quang- Linh Cảm- Cửa
Rào, Ngã ba Sơn.
-Dùng bom từ trường chốt chặn các điểm trên đây và các điểm xung yếu
khác.
-Đánh vào các điểm tắc, đồng thời khống chế toàn tuyến, đưa cường độ
đánh phá của máy bay, tàu chiến lên đỉnh cao nhất trong chiến tranh phá
hoại. Đánh tắc hai đầu,đánh vào phương tiện, hàng hóa còn dồn lại ở giữa
gây thiệt hại lớn cho ta.
Do hoạt động đánh phá quyết liệt của máy bay địch vào tuyến giao thông

vận tải ở Khu IV, hàng hóa vận chuyển vào chiến trường giảm hẳn. Tháng 4
năm 1968 hàng vào Hà Tĩnh là 6.500 tấn, tháng 5 còn 1.600 tấn và tháng 6
tiếp tục giảm xuống còn 1.430 tấn.
Trước âm mưu, thủ đoạn mới của địch, Trung ương Đảng, Chính phủ đã
chỉ đạo sâu sát, kịp thời và giải pháp đồng bộ, Tang cường lực lượng cho
mặt trận giao thông vận tải ở Khu IV. Cuối tháng 5 năm 1968 Bộ Chính trị
họp, nghe báo cáo về tình hình vận chuyển cho chiến trường miền Nam qua
địa bàn Khu IV. Thông tri chỉ rõ: “Việc lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm giao
thông vận tải của ta chưa thống nhất, tổ chức hiệp đồng chưa chặt chẽ, kỷ
luật và trật tự trên đường chưa nghiêm đã gây nên một số tổn thất, kế hoạch
vận chuyển cho chiến trường không đạt” [11, tr.30].
Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban chỉ đạo bảo đảm
giao thông vận tải trên địa bàn Khu IV. Đồng chí Lê Quang Hòa, Chính ủy
Quân khu được chỉ định làm Trưởng ban và thành phần tham gia Ban là các
đồng chí Chủ tịch ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, cán bộ của Bộ
Giao thông vận tải và Cục Vận tải quân sự. Ban bảo đảm giao thông vận tải
Quân khu IV( sau này là Bộ tư lệnh) có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức hiệp
đồng các lực lượng giao thông vận tải có mặt trên địa bàn Khu IV cùng Tiền
phương Tổng cục Hậu cần, Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh động viên
sức người, sức của cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, bảo đảm
giao thông vận tải thông suốt.
Sau khi Ban chỉ đạo bảm đảm giao thông vận tải Khu IV được thành lập,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư cho đồng chí Lê Quang Hòa nhắc
nhở: “ Bất cứ bằng cách nào cũng phải bảo đảm cho kỳ được giao thông
thông suốt để không ảnh hưởng đến tiền tuyến. Việc bảo đảm giao thông
thông suốt là công tác quan trọng, nhất thiết phải thi hành cho kỳ được” [10;
tr.59].
Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho Quân chủng Phòng không- Không quân
tổ chức thêm lực lượng, tăng cường cho hai tỉnh Quảng Bình- Hà Tĩnh để
bắn máy bay địch, bảo vệ các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông.

Dưới sự lãnh đạo thống nhất, kịp thời của Trung ương, Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Tư lệnh Quân khu IV và Ty giao thông vận tải, ở Hà Tĩnh, công
tác bảo đảm giao thông vận tải trong 2 năm 1966- 1967 đã có nhiều thành
tích và một số kinh nghiệm. Tuy vậy, giao thông vận tải ở Hà Tĩnh chưa
phải đã vững chắc, vật tư dự phòng còn rất mỏng; mặt khác do lãnh đạo, chỉ
huy nắm và phán đoán âm mưu, thủ đoạn đich chưa chính xác, sự chuyển
hướng cả về tư tưởng, tổ chức và hành động không kịp với tình hình, kế
hoạch đối phó ban đầu chưa tích cực và toàn diện cả về đánh địch, phòng
tránh và bảo đảm giao thông vận tải; sự chi viện hỏa lực phòng không của
Quân khu và Bộ chưa kịp thời. Do đó, Hà Tĩnh đã lúng túng, bị động đối
phó với thủ đoạn mới của địch trong những ngày đầu địch “ném bom hạn
chế”.
Nằm trên tuyến giao thông chiến lược Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh,
Ngã ba Đồng Lộc trở thành một trọng điểm bị đánh phá ác liệt trong chiến
dịch “ném bom hạn chế” của không quân Mĩ.
Khu vực Ngã ba Đồng Lộc rộng chừng 0.6 km vuông, thuộc phạm vi
bốn xã Trung Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc ( huyện Can Lộc). Nơi
đây là giao điểm của hai ngã ba chính là Ngã ba Kiêm Ích và Ngã ba Đồng
Lộc trên tuyến đường 15A tỏa đi các hướng vào Nam, ra Bắc và sang Trung-
Hạ Lào. Ngã ba Đồng Lộc nằm trên vùng có địa thế hiểm trở, núi cao bao
bọc xung quanh: phía đông có núi Mòi; phía đông nam có núi Mũi Mác,
phía tây namlà núi Trọ Voi. Nơi đây còn là một khu đồi hẹp, khó mở các
đường tránh và khó bố trí các trận địa pháo vì một bên là núi trọc, một bên là
đồng trũng. Tuyến đường qua Ngã ba là tuyến đường độc đạo bám theo sườn
núi thoai thoải, mặt đường như lòng máng. Bom Mỹ ném xuống bên nào
cũng có thể lăn xuống mặt đường gây cản trở, ách tắc giao thông. Về mùa
khô đoạn đường này đầy bụi đỏ, mùa mưa nước đọng, đường lầy ngập bùn
nước. Trên tuyến lại có nhiều ngầm và cầu cống nhỏ: từ Cống 19( xã Trung
Lộc) đến Khe Út, đường 15A đi Hương Khê có 11 cầu, trong đó có hai cầu
tương đối lớn là cầu Cơn Bạng dài 45 mét và cầu Tùng Cóc dài 40 mét, có

mương nước từ Linh Cảm chạy qua. Với những đặc điểm đó, khi bị giặc Mỹ

×