TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT HÀ K134040404
NGUYỄN THỊ LÀN K134040432
TRẦN THỊ HƯỜNG K134040410
BÀI TIỂU LUẬN MÔN LÝ
THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
GIẢNG VIÊN: TS. HOÀNG THỌ PHÚ
Lớp: K13404
NỘI DUNG THẢO LUẬN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢO NỢ, CỔ PHIẾU QUỸ, PHÁT
HÀNH CHỨNG KHOÁN
I. ĐẢO NỢ
1. Định nghĩa:
- Đảo nợ thực chất là việc lấy khoản nợ mới thay thế khoản nợ cũ.
- Ở Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng (2004) cũng không cấm đảo nợ mà chỉ quy định
việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trong khi đó, quan điểm của
Chính phủ cũng như NHNN là không cho phép đảo nợ.
2. Nhiệm vụ: khi một khoản nợ có nguy cơ không trả được và có thể biến thành nợ xấu thì
một cách tạm thời để ngân hàng không phải đối mặt với việc nợ xấu ngày càng tăng đó
là cho vay đảo nợ.
3. Phân tích ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng
- Giả sử một doanh nghiệp đang có dư nợ cũ tại ngân hàng với lãi suất cao và trong điều
kiện khó khăn hiện nay khiến khoản nợ trên có nguy cơ trở thành nợ xấu. Với chính sách
cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và như thế
khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt khoản nợ vay, còn
ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu cũng không có.
Chúng ta sẽ giả sử có 3 trường hợp doanh nghiệp vay đảo nợ như sau:
• Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp vay đảo nợ chỉ đơn giản là giảm áp lực lãi suất
do lúc vay doanh nghiệp vay với lãi suất cao và hiện nay việc trả khoản nợ với lãi
suất đó là khó khăn theo đúng chính sách của chính phủ đã quy định.
• Trường hợp thứ hai: Ngân hàng nhận thấy doanh nghiệp có dự án tốt nên muốn tạo
điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục và trả nợ gốc cho vay đảo nợ và cho doanh
nghiệp vay thêm để đầu tư kích thích phát triển kinh tế. Nhưng ở đây còn một
khía cạnh khác : Nếu doanh nghiệp vay khoản vốn mới với số tiền lớn hơn để đầu tư
như phân tích ở trên thì đòi hỏi tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư phải rất cao mới có
cơ sở trả được nợ. Đây là điều khó có thể đạt được trong điều kiện khủng hoảng
kinh tế hiện nay.
• Trường hợp thứ ba: Doanh nghiệp thực chất không có khả năng trả nợ và chỉ muốn
vay đảo nợ để đối phó với khoản nợ cũ, hoặc doanh nghiệp vẫn đang hoạt động
nhưng vì khoản nợ cũ được trả dễ dàng nên doanh nghiệp sẽ không nghĩ đến việc
làm sao để việc kinh doanh có hiệu quả và hoàn trả khoản nợ vì mỗi khi đến hạn thì
doanh nghiệp chỉ cần vay nợ mới để trả nợ cũ; đồng thời khi đó ngân hàng cũng
muốn giải quyết khoản nợ xấu đã nằm trong hệ thống ngân hàng mà trước đây chưa
được xử lý nguy cơ nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
ảnh hưởng đến tình hình kinh tế chung của cả nước vì sự phát triển của ngân
hàng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.
- Trên thực tế vòng quay của việc đảo nợ chỉ diễn ra qua ba vòng thì cũng đã vượt ra
ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
- Hiện nay chính phủ đang ra sức khuyến khích tăng trưởng tín dụng nhằm duy trì sức
tăng trưởng của nền kinh tế thì yêu cầu đảm bảo chất lượng phải được đăt lên hàng
đầu. Trong khi đó việc cho vay đảo nợ lúc này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt, và nợ xấu
ngân hàng không hề giảm đi trong khi trên giấy tờ giảm làm xấu đi tính lành mạnh
của hệ thống tài chính vốn đang rất yếu ớt và rất khó kiểm soát.
- Mặc dù Chính phủ có thể đưa ra những quy định cụ thể đối với những đối tượng và
phạm vi được đảo nợ, tuy nhiên do thông tin bất cân xứng nên Chính phủ không thể
kiểm soát được đâu là khoản nợ mà doanh nghiệp đã vay với lãi suất cao trong thời kỳ
chạy đua lãi suất và đâu là những khoản nợ quá hạn hay nợ xấu đang nằm trong hệ
thống ngân hàng chưa được xử lý trước đây.
- Tóm lại, đảo nợ là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên cần phải thận trọng khi quyết định
có cho phép đảo nợ hay không. Phân tích khía cạnh rủi ro đạo đức cho thấy đảo nợ nếu
không được kiểm soát tốt có thể làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài chính.
4. Ví dụ thưc tiễn về việc đảo nợ
Trên thực tế việc đảo nợ không phải chỉ xảy ra với doanh nghiệp mà còn xảy ra với chính
phủ Việt Nam.
Hồi năm 2005, chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường
chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất
7,125%/năm, theo báo điện tử VnEconomy."Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và
lãi vào năm 2016. Tuy nhiên, do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói
trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả
năng trả nợ cho Chính phủ."
Gần đây nhất, Chính phủ đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế để hoán đổi nợ .Số
lượng trái phiếu trên được phát hành thành công vào lúc 1 giờ chiều giờ San Francisco
(Mỹ) ngày 6/11/2014 tức 4 giờ sáng ngày 7/11/2014 giờ Việt Nam) theo hình thức
144A/Quy chế S. Đợt chào bán trái phiếu lần này diễn ra đồng thời với giao dịch hoán
đổi hai trái phiếu Chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó với đến
hạn thanh toán vào năm 2016 và 2020.
- Cụ thể, việc hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị
gốc của trái phiếu quốc tế 2010 đã góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời
hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Trích nguồn />quoc-te-de-hoan-doi-no.html
II. CỔ PHIẾU QUỸ
1. Định nghĩa:
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu được chính công ty sở hữu mua lại từ thị trường. Bạn có thể
nghĩ đơn giản việc này giống như là công ty tự đầu tư vào chính nó – dùng tiền mặt để
tự mua lại cổ phiếu của chính mình.
2. Nhiệm vụ: Để chi trả cổ tức ít cho cổ đông, công ty sẽ tiến hành mua cổ phiếu quỹ để
giảm lợi nhuận sau thuế, sau đó bán cổ phiêu quỹ đó để hoàn lại tiền. Ngoài ra, có thể là
công ty đang có một lượng tiền nhàn rỗi chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt động
kinh doanh của chính mình đang có chiều hướng tốt, lợi nhuận bình quân cao hơn các
ngành khác mà mình dự định đầu tư.
3. Phân tích ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng
- Việc mua cổ phiếu quỹ có thể xảy ra lựa chọn nghịch : Khi công ty thấy cổ phiếu của
mình trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng mua
cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng cầu về cổ phiếu để đẩy giá lên hoặc đặt mua
làm nhiều lần để làm giảm sự giảm giá trên thị trường, sau môt thời gian sẽ bán cổ
phiếu đó ra giá cổ phiêu không phản ánh đúng về tình hình hoạt động của công ty
đến một lúc nào đó giá cổ phiếu sẽ trở lại giá thực sự của nó lợi nhuận thực của
nhà đầu tư bị sai lệch thị trường chứng khoán giảm hấp dẫn ảnh hưởng đến việc
huy động vốn của các doanh nghiệp khác kìm hãm sự phát triển nền kinh tế.
- Việc mua cổ phiếu quỹ còn ảnh hưởng đến lượng tiền mà cổ đông có thể được hưởng,
do khi mua cổ phiếu quỹ chi phí tăng lên trên sổ sách lợi nhuận giảm đicổ tức
giảm.
- Việc dùng tiền mua lại cổ phiếu của chính mình làm giảm giá trị doanh nghiệp trong sổ
sách kế toán giảm lượng tiền mặt hiện có cho thấy công ty sẽ không có khả năng đầu
tư nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ và cơ hội cho các dự án mới. Xét về đầu tư dài
hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.
- Một khía cạnh khác của việc mua cổ phiếu quỹ đó là khi doanh nghiệp tính toán sai và
mua với giá cao, sau đó giá xuống thấp thì sẽ gây ra “thiệt đơn, hại kép” phản tác
dụng và thiệt hại tới doanh nghiệp.
4. Ví dụ thực tiễn
ACB tăng mua cổ phiếu quỹ: từ ngày 2-31/12, ACB dự kiến sẽ mua vào tối đa gần 17,5
triệu cổ phiếu của mình thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nguồn tiền
giao dịch sẽ trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (hơn 209 tỷ đồng). Giá mua dự
kiến trong khoảng 12.000 - 19.000 đồng/CP. Với khối lượng và mức giá dự kiến như
trên, ACB phải chi từ 210 - 332 tỷ đồng để thực hiện giao dịch. Đồng thời, Ngân hàng
cũng công bố khối lượng cổ phiếu mua vào tối thiểu trong đợt này là trên 523.000 cổ
phiếu, tương ứng 3% khối lượng cổ phiếu đăng ký mua lại.
Trích nguồn: />phieu-quy-106706.html
III. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
1. Định nghĩa: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán.
Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên
ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng.
Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng
loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung.
2. Nhiệm vụ:
- Giúp doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi.
- Giúp nhà đầu tư có thể đầu tư kiếm lời từ nguồn vốn của mình
3. Phân tích ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng
- Lựa chọn nghịch:
• Trường hợp thứ nhất: Doanh nghiệp biết rõ khả năng đạt lợi nhuận nhưng nhà đầu
tư lại không xác định được điều đó Nhà đầu tư định giá thấp Doanh nghiệp rút
khỏi thị trường chứng khoán Ngăn cản việc luân chuyển vốnẢnh hưởng đến sự
phát triển của các doanh nghiệp Ảnh hưởng đến nền kinh tế.
• Trường hợp thứ hai: Doanh nghiệp biết rõ hoạt động kinh doanh của mình là không
hiệu quả nhưng vẫn công bố trên thị trường là hiệu quả Khi nhà đầu tư mua cổ
phiếu vào, đến một thời điểm giá cổ phiếu công ty trở về giá trị thực của nó nhà
đầu tư bị thua lỗ ảnh hưởng đến thu nhập của nhà đầu tư làm giảm sự tin cậy
của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoánảnh hưởng đến việc luân chuyển
vốntác động không tốt đến nền kinh tế.
- Rủi ro đạo đức: Nhà đầu tư đầu tư vào công ty bằng cách mua cổ phiếu nhưng các nhà
quản lí có thể không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích như cam kết với nhà
đầu tư Hoạt động kinh doanh bị thua lỗ Giá cổ phiếu giảm Nhà đầu tư bị thiệt
hại Ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp và thị trường chứng
khoántác động đến huy động vốnảnh hưởng đến nền kinh tế.
4. Ví dụ thực tiễn
Ngày 06/02, Cấp nước Hải Phòng sẽ IPO hơn 16.8 triệu cp : Sở GDCK Hà Nội có
thông báo về thông tin đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) của Công ty TNHH
MTV Cấp nước Hải Phòng. Cụ thể 16,832,117 cp sẽ được đấu giá với mức khởi điểm
là 10,500 đồng/c vào ngày 06/02/2015.
Trích nguồn: />hon-168-trieu-cp-746-399163.htm