Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn ôn tập,hệ thống hóa kiến thức môn hóa học chương trình thpt phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm thpt ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.82 KB, 19 trang )

SỞ GD - ĐT NINH THUẬN
TRUNG TÂM GDTX TỈNH

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC
ÔN TẬP,HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC
CHƯƠNG TRÌNH THPT PHÙ HỢP VỚI
HÌNH THỨC THI TRẮC NGHIỆM
ĐỂ
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
NGƯỜI VIẾT : ĐỖ TRUNG THU.MSc
(PHÓ GĐ TRUNG TÂM GDTX NINH THUẬN -
GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC )
Ninh Thuận,tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
• • •
I/- Đặt vấn đề
II/- Nội dung ôn tập,hệ thống hóa kiến thức bộ môn
II.1- Các nội dung ôn tập,hệ thống hóa
II.1.1: Phần hướng dẫn học viên tự học,tư nghiên cứu:
II.1.2: Phần giáo viên ôn trên lớp:
II.1.2.1- Phần đại cương
II.1.2.2- Phần hệ thống các hợp chất vô cơ
II.1.2.3- Phần hệ thống kim loại
II.1.2.4- Phần hệ thống phi kim
II.1.2.5- Phần hệ thống chất hữu cơ
II.2- Một số yêu cầu về kiến thức,kỹ năng cần ôn tập cho học viên:
II.2.1- Yêu cầu về lý thuyết
II.2.2- Yêu cầu về thực hành
II.2.3- Yêu cầu về bài toán hóa học


II.3- Một số yêu cầu mà giáo viên phải lưu ý thường xuyên cho học viên
để có thể tìm được nhanh,chính xác phương án trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
III/- Kết luận
2
I/- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Để từng bước chấn chỉnh,kiểm soát chặc chẽ hơn và nhằm nâng cao chất lượng trong các
kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng,Đại học hệ vừa làm vừa học(hệ tại chức cũ) ngày 25.11.2008 Bộ
GD&ĐT đã ký quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT thay thế quyết định số 01/2001/QĐ-BGDĐT
ngày 29.01.2001 của Bộ GD&ĐT về việc thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng theo
hình thức vừa làm vừa học(hệ tại chức cũ)
Theo quyết định này,từ năm 2009 :
+ Các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng,đại học hệ vừa làm vừa học sẽ được tổ chức tâp trung
mỗi năm 2 đợt : đợt 1 vào tháng 3,tháng 4 và đợt 2 vào tháng 10,tháng 11
+ Đề thi tuyển sinh lấy từ cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT . Hình
thức thi của các môn Vật lý,Hóa học,Sinh học,tiếng Anh đều theo hình thức trắc
nghiệm.;các môn còn lại thi theo hình thức tự luận.
Với sự thay đổi tương đối toàn diện như vập đòi hỏi người dạy và người học phải có
những sự thay đổi về phương pháp,nội dung giảng dạy và học ậtp cho thật tích cực và phù hợp
Đối với Trung tâm GDTX:một trong những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Trung tâm
là liên kết với các trường Trung cấp,Cao đẳng và Đại học trong cả nước để tổ chức Đào tạo trình
độ Trung cấp,Cao đẳng,Đại học tại địa phương theo hình thức không chính quy(tại chức,VHVL
hay VLVH) nhằm đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực vừa yếu vừa thiếu tại địa phương góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương trong thời gian trước mắt
và lâu dài.
Với tình hình chung trong cả nước là ngành học GDTX ngày càng ổn định;nội dung
chương trình ngày càng nâng cao và hiện đại hơn,chất lượng tuyển sinh đầu vào ngày càng được
nâng cao,điểm tuyển sinh ngày càng cao hơn.
Để góp phần cùng các trường Cao đẳng,Đại học trong việc nâng cao chất lượng tuyển
sinh đầu vào,Trung tâm GDTX Tỉnh phải tổ chức các lớp ôn thi tuyển sinh để giúp học viên
(nhất là học viên lớn tuổi đã rời nhà trường phổ thông từ lâu) có điều kiện nắm bắt và hệ thống

lại kiến thức phổ thông để có thể đạt những yêu cầu nhất định khi làm bài thi tuyển sinh
Tôi nhận thấy khi thực hiện chương trình này có rất nhiều khó khăn :
 Thời gian ôn luyện không nhiều
 Chương trình Hoá học hiện nay là chương trình cải cách,được thiết kế theo đường
thẳng,kiến thức này là cơ sở để tiếp thu kiến thức kia,kiến thức sau bổ sung,hoàn chỉnh cho kiến
thức trước nhưng đối tượng có những đặc điểm như trên nên việc nắm chắc kiến thức,hệ thống
hóa kiến thức,vận dụng kiến thức là một vấn đề khó khăn.
 Đại bộ phận học viên là những người rời ghế nhà trường phổ thông đã lâu,kiến thức
phổ thông đã rơi rụng nhiều.Một số ít mới rời nhà trường phổ thông thì lại thuộc vào thành phần
khi học phổ thông không phảìi là HS có trình độ phổ thông xếp loại giỏi ,khá nênđã không trúng
tuyển vào các trường lớp chính quy
Việc thay đổi hình thức thi tuyển sinh môn Hóa từ hình thức tự luận sang hình thức
trắc nghiệm đòi hỏi người dạy phải có sự thay đổi phù hợp về phương pháp,nội dung giảng
dạy và người học cũng phải có sư thay đổi thích hợp phương pháp học tập
Việc tổ chức ôn tập,hệ thống hóa kiến thức cho học viên trước các kỳ thi vốn rất khó
khắn nay lại cáng khó khăn hơn vì nếu làm bài theo phương pháp tự luận đôi khi còn có sự may
mắn do trúng “tủ” thì nay làm bài theo phương pháp trắc nghiệm không thể con sự may mắn đó
mà đòi hỏi người dạy phải hệ thống hóa đầy đủ những kiến thức chuẩn của chương trình và
người học cũng phải có phương pháp thời gian để nắm được hệ thống kiến thức đóTừ những
thức tế khó khăn nêu trên,bản thân thấy rằng việc ôn tập,hệ thống hóa thức cho học viên trước
khi thi tuyển sinh vào các lớp Đại học tại chức(vừa làm vừa học)trong các Trung tâm GDTX là
một việc phải cần phải đầu tư nhiều công sức trong việc chọn lọc kiến thức và phương pháp
soạn giảng.
II/- NỘI DUNG ÔN TẬP,HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BỘ MÔN :
3
Do đặc điểm của của việc đánh giá kiểm tra kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm khách
quan nên việc Ôn tập kiến thức cơ bản có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho học viên
hoàn chỉnh kiến thức cũ để tiếp thu kiến thức mới,giúp cho học viên năng lực giải quyết các vấn
đề trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm
Để HS đạt kết quả tốt trong kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm cũng

như bằng phương pháp tự luận trước đây việc ôn tập của giáo viên phải tiến hành thường
xuyên,tiến hành bằng nhiều phương pháp,hình thức đa dạng để học viên không bị nhàm
chán.Cũng thông qua các câu hỏi khác nhau,các bài tập căn bản,bằng các sơ đồ tổng hợp xoay
quanh các kiến thức cơ bản từ đó giáo viên có những câu hỏi trắc nghiêm,những bài tập nhỏ
dạng trắc nghiệm để giúp cho học viên hiểu rõ,nhớ lâu,vận dụng tốt,đồng thời có thể giúp cho
học viên năng lực làm chủ các tình huống có vấn đề khi thay đổi câu hỏi.Từ đó hình thành năng
lực tự giải quyết vấn đề,phát triển tư duy cho học viên.
Trên cơ sở ôn tập một dung lượng kiến thức nào đó thì nhiều nội dung có liên quan sẽ
được khắc sâu,sẽ được hệ thống hóa một cách tự nhiên,học viên không những được khắc sâu
kiến thức mới,củng cố kiến thức cũ mà còn thấy được mối liên quan giữa chúng,nắm được các
quy luật biến đổi giữa chúng.Đồng thời qua hệ thống hóa kiến thức cũng giúp cho học viên biết
cách trả lời các câu hỏi về phân loại,nhận biết,tách,điều chế các chất,các loại chất.
II.1/- CÁC NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP,HỆ THỐNG HÓA :
Thông thường với thời gian ôn luyện cho mỗi lớp luyện thi từ 70 đến 80 tiết cho cả nội
dung chương trình Hóa học của cả 3 năm lớp 10,11,12 là rất ngắn nên việc xác định nội dung
ôn luyện là rất quan trọng.Việc các định nội dung ôn luyện nầy theo kinh nghiệm bản thân là
thường căn cứ vào nội dung các đề thi tuyển sinh khối A,khối B của các trường CĐ,ĐH hệ
chính quy trong các năm trước để xác định nội dung ôn tập cho phù hợp.Nội dung ôn luyện
này phải chon lọc để:
+ vừa đảm bảo tinh hệ thống,tính căn bản của mạch kiến thức
+ vửa đảm bảo xác suất cao nhất phù hợp nội dung đề thi tuyển sinh
Tuy nhiên việc ôn tập theo hình thức trắc nghiệm đòi hỏi phải ôn kỹ,nhất là phần lý
thuyết nhưng với thời gian ôn rất ngắn nên cần phải chọn lọc nội dung để chia làm 2 phần ôn:
 Phần cho học viên tự ôn theo hệ thống câu hỏi của giáo viên
 Phần giáo viên trực tiếp ôn trên lớp
II.1.1 - Phần học viên tự ôn tập tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên:
Giáo viên chọn lọc một số kiến thức đơn giản mà học viên có thể tự xem lại và
hiểu được(nhớ lại) một số kiến thức về kiến thức đại cương sau:
 GV hướng dẫn cho học viên tự xem lại các định nghĩa về nguyên tử,phân tư
̉,mol,khối lượng mol,thế nào kim loại,phi kim,là oxyt kim loại,oxyt phi kim,hydroxyt,muối

 GV hướng dẫn cho học viên tự ôn về các viết cấu hình electron của các nguyên tố có
Z từ 1 đến 20,Fe,Cu,Cr;;khái niệm về Liên kết ION,liên kết CHT(có cực và không cực),khái
niệm về Độ âm điện,hóa trị
 GV hướng dẫn cho học viên tự ôn về dịnh nghĩa về Dung dịch,nồng độ % và nồng
độ mol.
 GV hướng dẫn cho học viên tự ôn về dịnh nghĩa về khái niệm về chất khử,chất
oxihóa.số oxi hóa,phản ứng oxi hóa -khử.
II.1.2 - Phần giáo viên ôn trên lớp:
Đây là phần quan trọng nhất
II.1.2.1 - Phần đại cương :
Ngoài những kiến thức hướng dẫn học viên tự ôn mà GV đã hướng dẫn,GV đi sâu vào
những nội dung sau
 Phân loại các loại đơn chất và hợp chất vô cơ,tính chất chung,sự liên quan giữa chúng
(kẻ thành sơ đồ,bảng)
 Định luật,hệ thống tuần hoàn,các quy luật biến thiên tính chất của chúng.
 Dung dịch điện ly(các tính chất cơ bản của dung dịch điện ly: dẫn điện,bảo toàn khối
lượng,bảo toàn điện tích)-Các tính pH của dung dịch axit mạnh,bazơ mạnh-Độ điện ly α.Cách
4
tính pH của dung dịch axit yếu,bazơ yếu.Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra trong dung
dịch các chất điện ly
.Cân bằng phản ứng oxi hóa khử(chủ yếu là phương pháp thăng bằng electron).
II.1.2.2 - Phần hệ thống các hợp chất vô cơ :
• Hệ thống hóa các quy luật quan trọng của các hợp chất vô cơ:
+ Quy luật phản ứng trung hòa.
+ Quy luật phản ứng giữa axit tác dụng với dung dịch muối
+ Quy luật phản ứng giữa muối tác dụng với dung dịch muối
+ Quy luật phản ứng giữa muối tác dụng với dung dịch bazơ
+ Quy luật phản ứng nhiệt phân
+ Quy luật phản ứng điện phân
Khi ôn các quy luật này cần lưu ý các điều kiện chung,riêng và ôn luyện bằng các dạng

toán cơ bản.
• Hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ cơ bản: oxyt (oxyt kim loại và oxyt bazơ)
axit,bazơ,hydroxyt lưỡng tính,muối.Khi ôn luyện phần này cần lưu ý tính tan trong nước;’so
sánh độ mạnh của axit,bazo.
II.1.2.3 - Phần hệ thống kim loại :
• Hệ thống hóa các quy luật phản ứng giữa kim loại và các chất : Oxy,Phi kim thông
thường (Halogen,S ),nước,bazo,axit(axit mà H
+
thể hiện tính oxi hóa và axit mà gốc axit thể
hiện tính oxi hóa),dung dịch muối
Lưu ý : nên dùng Na,Mg,Al,Fe để làm ví dụ minh họa cho mỗi tính chất,qua đó so sánh
mức độ hoạt động hóa học của chúng (dãy điện hóa).Từ đó nắm được phương pháp điều chế kim
loại và các hợp chất của chúng;biết cách nhận biết kim loại,các hợp chất quan trọng của các kim
loại và tách chúng ra khỏi hổn hợp.
• Một số vấn đề khác :
+ Điều chế kim loại
+ Sự ăn mòn kim loại - các phương pháp chống ăn mòn.
+ Nước cứng,cách làm mất tính cứng của của nước.
+ Hợp chất nhôm lưỡng tính.
+ Các trạng thái hóa trị của Fe.
II.1.2.4 - Phần hệ thống phi kim :
• Hệ thống hóa quy luật phi kim tác dụng với các chất : kim loại,nước,bazơ,axit,dung
dịch muối
Lưu ý nên dùng nhựng phi kim thông dụng như Halogen,S,P,N
2
để minh họa.
 Các dạng bài toán vô cơ :
+ Các bài toán tính theo công thức,phương trình.Xác định tên Kim loại,Phi kim hoặc
1hợp chất (hoặc nhiều chất của các nguyên tố cùng nhóm ) bằng cách tính theo thành phần
nguyên tố ( theo công thức) và phương trình.

+ Bài toán tính thành phần hổn hợp theo phương trình.
+ Bài toán có áp dụng các loại nồng độ,áp suất,thể tích.
+ Bài toán sử dụng khối lượng mol trung bình trong việc lập công thức các chất của các
nguyên tố cùng nhóm
II.1.2.5 - Phần hệ thống chất hữu cơ :
Thuyết cấu tạo hóa học,các khái niệm đồng đẳng,đồng phân,liên kết hoá học,nhóm
chức.
 Phương pháp gọi tên,công thức tổng quát,tính chất hóa học,phương pháp điều chế,nhận
biết của các Hydrocacbon chính.Sự liên quan giữa chúng.
 Phương pháp gọi tên,công thức tổng quát,tính chất hóa học,phương pháp điều chế,nhận
biết của các Hợp chất hữu cơ có nhóm chức : Rượu - Anđêhyt - Axit - Etse.Sự liên quan giữa
các hợp chất này.
 Hệ thống hóa về mối liên quan giữa Hydrocacbon (no,không no,thơm) - Dẫn xuất
Halogen - Rượu - Anđêhyt - Axit - Este (Cho các ví dụ ). Xây dựng sơ đồ điều chế từ xenlulozơ
hoặc từ đá vôi,than đá,nước đến các chất hữu cơ đã học trong chương trình lớp11,12.
 Các dạng bài toán hữu cơ :
5
+ Các bài toán tính theo công thức,phương trình.Lập công thức 1 chất,1 loại chất (các
chất cùng dãy đồng đẳng hay các nguyên tố cùng nhóm ) bằng cách tính theo thành phần nguyên
tố ( theo công thức) và phương trình.
+ Bài toán tính thành phần hổn hợp theo phương trình.
+ Bài toán có áp dụng các loại nồng độ,áp suất,thể tích.
+ Bài toán sử dụng khối lượng mol trung bình,chỉ số cacbon trung bình trong việc lập
công thức các chất cùng loại.
Thông thường trong hầu hết các bài toán hữu cơ đều có phần xác định CTPT hoặc CTCT các
chất.
II.2 /- MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC,KỸ NĂNG CẦN ÔN TẬP CHO HỌC
VIÊN :
II.2.1 /- Yêu cầu về lý thuyết:
Lý thuyết là phần nội dung mà số lượng câu hỏi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong đề

thi trắc nghiệm.
Để giúp học sinh đạt yêu cầu khi trả lời các câu hỏi về lý thuyết,giáo viên cần ôn tập cho
học sinh nắm vững những vấn đế sau:
 Nắm được nội dung các định luật ,các khái niệm cơ bản thuộc phần đại cương:định
luật tuần hoàn,thuyết điện ly,cân bằng hóa học và nguyên lý chuyển đời cân bằng hóa học,phản
ứng oxihóa-khử
 Nắm rõ CTPT tổng quát của các loại hợp chất hữu cơ,cách viết nhanh các CTCT
thu gọn các đồng phân,phương pháp gọi tên các chất hữu cơ
 Biết và hiểu được những kiến thức chung về lý thuyết hóa học:
+ Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ có nhóm chức
+ Tính chất hóa học chung của các hợp chất hữu cùng loại(tính tan,trạng thái vật
lý ),của các kim loại và hợp chất của chúng (tính tan,các tính chất chung và riêng . . )
 Biết và hiểu được tính chất hóa học cơ bản của từng loại chất hữu cơ và các chất vô
cơ đã học trong chương trình
 Biết một số ứng dụng,phương pháp điều chế một số hợp chất quan trọng và có nhiều
ứng dụng trong sản xuất đời sống.
 Biết được mối quan hệ giữa các chất về tính chất hóa học,về điều chế .
Sau đây là một số ví dụ minh họa(phương án có chữ in đậm là phương án đúng)
Ví dụ 1:
Trong thành phần của quặng Đolomit có chứa:
A. MgCO
3
và CaCO
3
B. NaCl,KCl
C. FeCuS
2
D. 1 chất khác
Ví dụ 2:
Phát biểu nào sau đây sai:Trong mội chu kỳ,khi đi từ trái sang phải có các quy luật biến

thiên tuần hoàn là:
A. Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7
B. Số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
C. Tính kim loại giảm dần,tính phi kim tăng dần kết thúc là khí trơ
D. Oxit và hydroxyt có tính axit giảm dần,tính bazơ tăng dần
Ví dụ 3:
Phản ứng tổng hợp NH
3
N
2 (k)
+ 3 H
2 (k)
 2 NH
3 (k)
- ΔH
Cho biết biện pháp để nâng cao hiệu suất tổng hợp NH
3
là :
A. Tăng Nito và Hydro vào hệ B. Tăng áp suất của hệ
C. Giữ ở nhiệt độ 450
0
C D. Cả 3 yếu tố A,B,C
Ví dụ 4:
Tính chất hóa học cơ bản chung của Kim loại kiềm,kiềm thổ và nhôm là :
A. Tính khử yếu B. Tính oxi hóa yếu
C. Tính oxi hóa mạnh D. Tính khử mạnh
Ví dụ 5:
Phản ứng axit-bazơ là:
A. Phản ứng giữa 1 Axit va 1 bazơ
6

B. Phản ứng trong đó có sự cho và nhận proton
C. Phản ứng trong đó có sự cho và nhận electron
D. Phản ứng không có sự thay đổi số oxihóa của các nguyên tố
Ví dụ 6 :
Thêm nước nguyên chất vào 0,5 lít dung dịch NaOH có pH=12 thành 5 lít dung dịch
mới.pH của dung dịch mới là:
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
Ví dụ 7 :
Các Kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II:
A. Đều tan trong nước B. Đều có tinh khử mạnh
C. Được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng
D. B và C
Ví dụ 8 :
Glucozơ có đầy đủ các tính chất hóa học của :
A. Ancol đa chức và Anđêhyt đơn chức
B. Ancol đa chức và Anđêhyt đa chức
C. Ancol đơn chức và Anđêhyt đơn chức
D. Ancol đơn chức và Anđêhyt đa chức.
Ví dụ 9 :
Hợp kim có những tính chất nào tương tự tính chất của các kim loại trong hổn hợp ban
đầu:
A. Tính chất hóa học B. Tính chất vật lý
C. Tính chất cơ học D. Cả A,B,C
Ví dụ 10 :
Sắp xếp tính bazơ của các Hydroxyt : NaOH,KOH,Mg(OH)
2
,Al(OH)
3
theo thứ tự tặng
dần:

A. NaOH < KOH < Mg(OH)
2
< Al(OH)
3
B. Mg(OH)
2
< NaOH < KOH < Al(OH)
3
C. Al(OH)
3
< Mg(OH)
2
< KOH < NaOH
D. Al(OH)
3
< Mg(OH)
2
< NaOH < KOH
Ví dụ 11 :
Trong các khẳng định sau đây:
1/- Sắt có khả năng tan trong dung dịch FeCl
3

2/- Sắt có khả năng tan trong dung dịch CuCl
2

3/- Đồng có khả năng tan trong dung dịch PbCl
2

4/- Đồng có khả năng tan trong dung dịch FeCl

2

5/- Đồngcó khả năng tan trong dung dịch FeCl
3

Khẳng định nào sai:
A. 1,2 B. 3,4
C. 1,,2,3 D. 3,,4,5
Ví dụ 12 :
Số lượng các đồng phân Ancol ứng với CTPT C
4
H
10
O là
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Ví dụ 13 :
Liên kết Kim loại là :
A. Tương tác giữa kim loại và các electron tự do
B. Tương tác giữa Ion kim loại với Ion kim loại
C. Tương tác giữa kim loại với kim loại
D. Tương tác giữa Ion kim loại và các electron tự do
Ví dụ 14 :
Các chất nào sau đây làm mềm tính cứng tạm thời của nước
A. NaOH,K
2
CO
3
,Na
3

PO
4
B. KOH,HCl,KCl
C. Na
2
SO
4
,NaHCO
3
,Na
2
CO
3
D. NaCl,KOH,K
3
PO
4
Ví dụ 15 :
Trong những trường hợp sau đây,các ion nào có thể tồn tại đồng thời trong 1 dung dịch:
A. Na
+
, Cu
2+
, Cl
-
, OH
-
B. K
+
, Fe

2+
, Cl
-
, SO
4
2-
7
C. Ba
2+
, K
+
, Cl
-
,

SO
4
2-

D. Pb
2+
,NO
3
-
,SO
4
2-
, Mg
2+
Ví dụ 16 :

Tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng quan trọng nhất của Clorua vôi là
A. Tính khử – tẩy rửa B. Tính oxi hóa- khử trùng
C. Tính oxi hóa,tẩy rửa – khử trùng

D. Tính khử,tẩy rửa-khử trùng
Ví dụ 17 :
Cho sơ đồ phản ứng : (X)  C
6
H
6
 (Y)  Anilin. (X),(Y) lần lượt là:
A. C
2
H
2
,C
6
H
5_
-CH
3
B. C
2
H
2
,C
6
H
5_
-NO

2
C. C
6
H
12
,C
6
H
5_
-CH
3
D. CH
4
,C
6
H
5_
-NO
2
Ví dụ 18 :
Những kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế từ các muối Halogenua của chúng,bằng
phương pháp điện phân nóng chảy
A. Fe,Al,Cu B. Mg,Al,Ca
C. Fe,Zn,Ni D. Cu,Ni,Ca
Ví dụ 19 :
Trong các dung dịch sau,dung dịch nào có pH >7 :
A. NaCl B. H
2
SO
4

C. Na
2
CO
3
D. NH
4
Cl
Ví dụ 20 :
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 Ancol no đơn chức ta luôn có:
A. số mol CO
2
> số mol H
2
O B. số mol CO
2
< số mol H
2
O
C. số mol CO
2
= số mol H
2
O D. A hoặc B đều đúng
Ví dụ 21 :
Khi tăng nhiệt độ,độ dẫn điện của kim loại thay đổi theo chiều:
A. tăng B. giảm
C. không thay đổi D. vừa giảm vừa tăng
Ví dụ 22 :
Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích nước(bình thủy) người ta đã sử
dụng phản ứng nào sau đây:

A. Axêtylen tác dụng với dung dịch AgNO
3
/NH
3
B. Anđêhyt fomic tác dụng với dung dịch AgNO
3
/NH
3
C. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO
3
/NH
3
D. Dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO
3
/NH
3
Ví dụ 23 :
Thủy tinh hữu cơ là:
A. Poli êtyl metacrylat B. Poli mêtyl metacrylat
C. Poli êtyl acrylat D. Poli mêtyl acrylat
Ví dụ 24 :
Vai trò của kim loại và Ion kim loại trong các phản ứng oxi hóa khử mà chúng tham gia:
A. đều là chất khử
B. đều là chất oxi hóa
C. vừa là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa
D. Kim loại là chất khử,Ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa
Ví dụ 25 :
Kim loại dẫn điện được là do kim loại có:
A. Các ion dương kim loại và electron B. Cấu tạo mạng tinh thể kim loại
C. Các electron tự do


D. Mật độ electron lớn
Ví dụ 26 :
Tính chất vật lý của các chất trong cùng dãy đồng đẳng :
A. Giống nhau B. Phụ thuộc vào số nguyên tử C trong phân tử
C. Không giống nhau

D. Tất cả đều sai
Ví dụ 27 :
Phản ứng nào sau đây là phản ứng xảy ra hoàn toàn(phản ứng 1 chiều):
A. Phản ứng Este hóa
B. Phản ứng thủy phân Este trong môi trường axit(xúc tác axit)
C. Phản ứng thủy phân Este trong môi trường kiềm
D. cả A,B và C
8
Ví dụ 28:
Để bảo quản kim loại kiềm,người ta ngâm kín chúng trong :
A. Nước B. Dầu hỏa(dầu lửa)
C. Ancol(rượu) D. Amoniac lỏng
Ví dụ 29:
Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là 1 quá trình hóa học.Quá trình này kéo dài
hàng triệu năm.Phản ứng hóa học nào sau đây biểu diễn quá trình đó:
A. CaCO
3
 CaO + CO
2
B. Ca H(CO
3
)
2

 CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O.
C. Ca(OH)
2
+ CO
2
 Ca H(CO
3
)
2

D. CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O  Ca H(CO
3
)
2

Ví dụ 30 :
Khi cho bột Cu vào dung dịch FeCl
3

thì :
A. có phản ứng: Cu + Fe
3+
= Cu
2+
+ Fe
2+
B. có phản ứng : Cu + Fe
3+
= Cu
+
+ Fe
2+
C. có phản ứng : Cu + 2Cl
-
= Cu
2+
+ Cl
2
D. Không xảy ra phản ứng.
Ví dụ 31 :
Ưu điểm của chất tẩy rửa tổng hợp là:
A. Không gây hại cho da B. Dùng được với nước cứng
C. Bị phân hủy bởi vi sinh vật

D. Không gây ô nhiễm môi trường
Ví dụ 32 :
Nylon 6,6 được điều chế từ :
A. Phản ứng trùngngưng B. Phản ứng trùng hợp
C. Phản ứng thế


D. Phản ứng đồng trùng hợp
Ví dụ 33 :
Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh gọi là:
A. Chất dẻo B. cao su
C. tơ D. sợi.
Ví dụ 34 :
Phản ứng :
1 mol X + 1 mol H
2
O → 1 mol glucozơ + 1 mol fructozơ (có xúc tác axit,đun nóng).
X là :
A. Tinh bột B. saccarozơ
C. Mantozơ D. Xenlulozơ
Ví dụ 35 :
Nung hổn hợp NaHCO
3
và Na
2
CO
3
ở 800
0
C cho đến khi khối lượng không đổi,ta thu
được chất rắn sau phản ứng.Đó là:
A. NaHCO
3
B. Na
2
CO

3
C. Na
2
O D. Na
2
CO
3
và NaHCO
3
II.2.2/- Yêu cầu về thực hành:
Để giúp học sinh đạt yêu cầu khi trả lời các câu hỏi về thực hành thí nghiệm hóa học,giáo
viên cần ôn tập cho học sinh nắm vững những vấn đế sau:
 Biết và giải thích được các hiện tượng quan sát được của các phản ứng hóa học đặc
trưng của các chất hữu cơ và vô vơ trong bài học và các bài tập thực hành thí nghiệm hoặc bài
tập thực hành lý thuyết.
 Biết phân biệt,nhận biết các chất hoặc tách các chất ra khỏi 1 hổn hợp bằng phương
pháp hóa học
Sau đây là một số ví dụ minh họa(phương án có chữ in đậm là phương án đúng)
Ví dụ 36:
Khi dẫn từ từ khí CO
2
cho đến dư vào dung dịch nước vôi trong,hiện tượng nào sẽ xảy ra:
A. Xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan dần B. Không có hiện tượng gì
C. Xuất hiện kết tủa D. Không hiện tượng rồi kết tủa
Ví dụ 37 :
Thuốc thửdùng để phân biệt 3 chất lỏng: Benzen,styren,Toluen là:
A. Dung dịch KMnO
4
B. Dung dịch HCl
9

C. Dung dịch NaOH D. Nước brôm
Ví dụ 38:
Nếu chỉ dùng 1 hóa chất để nhận biết 3 chất bột Mg,Al và Al
2
O
3
thì hóa chất đó là :
A. Nước B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch qùy tím
Ví dụ 39:
Để nhận biết Axit Axêtic,Axit A crilic,Phenol người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây
là nhanh nhất
A. Qùy tím , Brôm lỏng B. Brôm lỏng
C. Qùy tím D. Dung dịch NaOH
Ví dụ 40:
Chỉ dùng 2 chất nào để nhận biết các chất bột : Na
2
CO
3
,NaCl,Na
2
SO
4
,BaCO
3
,BaSO
4
.
A. Nước và dung dịch NaOH B. Nước và dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl D. Dung dịch H

2
SO
4
và dung dịch HCl
Ví dụ 41:
Ancol nào sau đây ở nhiệt độ thường không hòa tan được Cu(OH)
2
để tạo thành dung
dịch có màu xanh lam :
A. CH
2
OH-CH
2
OH B. CH
3
-CHOH-CHOH-CH
3

C. CH
2
OH-CH
2
-CH
2
OH D. CH
3
-CH
2
OH-CH
2

OH
Ví dụ 42:
Để nhận biết cả 3 lọ khí riêng biệt CO
2
,SO
2
và O
2
người ta có thể dùng:
A. Dung dịch nước Brôm B. Dung dịch nước vôi trong
C. Khí O
2
D. Dung dịch nước Brôm và tàn đóm
Ví dụ 43 :
Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu xanh:
A. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch NaHCO
3
B. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO
4
C. Cho dung dịch HNO
3
vào ống nghiệm chứa bột CuO.
D. Cho đinh Fe vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO
4
Ví dụ 44 :
Cho 1 lượng bột Fe mịn vào dung dịch CuSO
4
và dùng đủa khuấy đều thì :
A. Màu xanh của dung dịch nhạt dần
B. Màu xanh của dung dịch không đổi nhưng có tạo ra bột màu đen

C. Màu xanh của dung dịch nhạt dần và có tạo ra bột màu đen
D. không có hiện tượng gì.
Ví dụ 45:
Thuốc thử dùng để phân biệt Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
là:
A. Dung dịch HCl đặc B. Dung dịch HCl loãng
C. Dung dịch H
2
SO
4
loãng D. Dung dịch HNO
3
đặc nóng
Ví dụ 46 :
Để tách Ag ra khỏi hổn hợp Ag và Cu người ta cho hổn hợp vào dung dịch nào sau đây
với 1 lượng dư:
A. AgNO
3
B. Cu(NO
3
)
2


C. HCl D. HNO
3
Ví dụ 47:
Thuốc thử dùng để nhận biết 3 gói chất bột mất nhãn: CuO,FeO và Ag
2
O
A. Dung dịch BaCl
2
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch NaCl
Ví dụ 48:
Chất tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là :
A. Glyxin(glycocol) B. Alanin
C. Lysin D. Axit glutamic
Ví dụ 49 :
Cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl
3
sẽ có hiện tượng nào sau đây
xảy ra:
A. Có kết tủa keo trắng xuất hiện vàlượng kết tủa tăng dần
B. Có kết tủa keo trắng,lượng kết tủa tăng dần sau đó lượng kết tủa tan dần
C. Có kết tủa keo trắng,lượng kết tủa tăng dần và không thay đổi
10
D. không có hiện tượng gì.
Ví dụ 50:
Cho từ từ dung dịch NH
3
cho đến dư vào dung dịch AlCl
3
sẽ có hiện tượng nào sau đây

xảy ra:
A. Có kết tủa keo trắng xuất hiện và lượng kết tủa tăng dần
B. Có kết tủa keo trắng,lượng kết tủa tăng dần sau đó lượng kết tủa tan dần
C. Có kết tủa keo trắng,lượng kết tủa tăng dần và không thay đổi
D. không có hiện tượng gì.
Ví dụ 51 :
Để nhận biết glyxêrin,rượu êtylic và anđêhyt axetic người ta có thể dùng :
A. Na B. NaOH
C. Cu(OH)
2
D. AgNO
3
/NH
3
Ví dụ 52 :
Có thể tách Anilin ra khỏi hổn hợp của nó và phênol bằng cách:
B. Dung dịch Brôm sau đó lọc B. Dung dịch NaOH sau đó chiết
C. Dung dịch HCl sau đó chiết D. B hoặc C
Ví dụ 53 :
Cho dung dịch Iot vào hồ tinh bột sẽ cho màu xanh lam đặc trưng,sau đó nếu đun nóng ta
thấy
B. Màu xanh đậm hơn B. Màu xanh nhạt hơn
C. Màu xanh chuyển sang màu đen D. Màu xanh biến mất
Ví dụ 54:
Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch:Etylen glycol,fomon và glucozơ là :
A. Dung dịch AgNO
3
trong NH
3
B. Cu(OH)

2
trong môi trường kiềm
C. Dung dịch NaOH D. Kim loại Na
Ví dụ 55:
Khi cho giấy quỳ tím vào dung dịch của glyxin trong nước thì giấy quỳ tím :
A. Chuyển thành màu xanh B. Chuyển sang màu đỏ
C. Bị mất màu D. Không đổi màu
Ví dụ 56:
Cho dung dịch NH
3
dư vào dung dịch hổn hợp gồm FeCl
2
và CuCl
2
,thu được kết tủa
X.Nung X trong không khí đến khi khối lượng hkông đổi thu được chất rắn Y.Chất rắn Y là :
A. Dung dịch Na
2
CO
3
B. Dung dịchNaOH
C. Dung dịch NaHCO
3
D. Dung dịch AgNO
3
Ví dụ 57 :
Để nhận biết các dung dịch MgCl
2
,BaCl
2

,AlCl
3
có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Fe
2
O
3
B. FeO
C. CuO và FeO D. CuO và Fe
2
O
3
Ví dụ 58 :
Để lâu Anilin trong không khí,sẽ ngả dần sang màu đen do Anilin
A. Tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí
B. Tác dụng với oxi trong không khí
C. Tác dụng với khí cácbônic trong không khí
D. Tác dụng với khí H
2
S trong không khí tạo ra muối sunfua màu đen
Ví dụ 59 :
Đố nóng 1 sợi dây lò xo mảnh bằng đồng trong không khí rồi đưa vào 1 ống nghiệm chứa
rượu êtylic.Ta thấy lò xo sẽ có màu:
A. đen B. đỏ
C. xanh D. trắng sáng
Ví dụ 60 :
Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do:
A. Sự đông tụ B. Sự đông rắn
C. Sự đông đặc D. Sự đông kết
Ví dụ 61:

Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch Iot sẽ cho màu xanh là do nó chứa :
A. Glucozơ B. Saccarozơ
C. Tinh bột D. Protit
Ví dụ 62:
11
Chất có mùi thơm dễ chịu giống mùi quả chín là :
A. Etanol B. Amyl propionat
C. Glucozơ D. Anđêhyt axetic
Ví dụ 63:
Khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình chứa khí Clo sẽ có hiện tượng :
Hiện tượng xảy ra khi cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng,đun nóng là :
A. Có khó nâu B. Có khói trắng
C. Có khói đen D. Có khói tím
Ví dụ 64:
Dầu mỡ để lâu ngày bị ôi thiu(hôi)là do:
A. Chất béo bị vữa ra
B. Chất béo bị thủy phân với nước trong không khí tạo thành anđehyt có mùi khó chịu
C. Chất béo bị phân hủy thành anđehyt có mùi khó chịu
D. Chất béo bị oxihóa chậm bởi Oxi trong không khí tạo thành các peoxit,chất này tiếp tục
bị phân hủy thành anđehyt có mùi khó chịu
Ví dụ 65:
Để tách Axetylen ra khỏi hổn hợp gồm Axetylen,Etan người ta dùng:
A. Dung dịch AgNO
3
trong

NH
3
B. Dung dịch Brôm
C. Dung dịch Brôm và dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO
3
trong NH
3
và dung dịch HCl
Ví dụ 66 :
Hiện tượng xảy ra khi cho axit nitric đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng,đun nóng là
: A. xuất hiện màu vàng B. xuất hiện màu xanh
C. xuất hiện màu trắng D. xuất hiện màu tím
Ví dụ 67 :
Trong quá trình điện dung dịch CuCl
2
với các điện cực bằng Cu.Sau 1 thời gian thấy:
A. Khối lượng anot tăng,khối lượng catot giảm
B. Khối lượng catot tăng,khối lượng anot giảm
C. Khối lượng anot và catot đều tăng
D. Khối lượng anot và catot đều giảm
Ví dụ 68 :
Hiện tượng xảy ra khi cho Cu(OH)
2
vào dung dịch lòng trắng trứng là :
A. xuất hiện màu vàng B. xuất hiện màu xanh
C. xuất hiện màu trắng D. xuất hiện màu tím
Ví dụ 69 :
Khi mở lọ đựng dung dịch HCl đặc trong không khống khí ẩm thấy có hiện tượng :
A. Bốc khói do HCl bay hơi kết hợp với hơi nước
B. Lọ đưng axit nóng lên do HCl đặc hấp thụ hơinước tỏa ra nhiệt
C. Khối lượng lọ đựng axit tăng do HCl đặc hút ẩm mạnh
D. Dung dịch có màu vàng do HCl bị oxihóa bổi Oxi tạo nước Clo có màu vàmg
Ví dụ 70 :

Hiện tượng quan sát được khi sục khí Ozon vào dung dịch KI :
A. Nếu nhúng giấy qùy tím vào thì giấy qùy có màu xanh
B. Nếu nhúng giấy tẩm hồ tinh bột vào thì giấy có màu xanh
C. Có khí không màu không màu thoát ra
D. Cả 3 hiện tương trên đều đúng
II.2.3/- Yêu cầu về bài tập hóa học:
Để giúp học sinh đạt yêu cầu khi trả lời các câu hỏi về bài tập,giáo viên cần lưu ý cho học
sinh nắm vững những vấn đế sau:
• Các bài tập hóa học ra theo hình thức trắc nghiệm thường có nội dung tính toán không
phức tạp,phương trình phản ứng thường là 1 hoặc 2 phương trình và thường là những phương
trình phản ứng của những tính chất chất hóa học cơ bản,đặc trưng của các chất để học sinh có thể
giải nhanh,gọn.
• Học sinh phải có kỹ năng tính toán nhanh hoặc có máy tính thì phải sử dụng thành
thạo máy tính,tránh nhầm lẫn nhất là khi sử dụng các máy tính đa chức năng.
• Các dạng bài toán thường là thiết lập CTPT của chất hữu cơ,xác định tên của kim loại
hoặc các chất vô cơ thông thường,hoặc tính thể tích,khối lượng sản phẩm tạo thành hoặc các chất
tham gia phản ứng.
12
• Đặc biệt phải hướng dẫn học viên nắm được phương pháp:
+ Giải loại toán xác định CTPT của 1 chất khi đã biết loại hợp chất hoặc tên của 1
1 Kim loại.
+ Giải loại toán xác định khối lượng hoặc thể tích các chất trong 1 hổn hợp:lập hệ
phương trình bặc 1 có các ẩn số là số mol các chất trong 1 hổn hợp
Sau đây là một số ví dụ minh họa(phương án có chữ in đậm là phương án đúng)
Ví dụ 71 :
Nguyên tố R tạo hợp chất khí với Hydro có công thức là RH
3
.Trong oxit bậc cao nhất
của R có % khối lượng của Oxi là 74,07%.Vậy R là:
A. Nitơ B. Photpho

C. Cacbon D. Lưu huỳnh
Ví dụ 72 :
Cho 1 luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng chứa m gam hổn hợp gồm CuO và Fe
2
O
3
thu được 1,76 gam chất rắn.Cho toàn bộ khí sinh ra vàp bình chứa nước vôi trong dư thu được 4
gam kết tủa.Giá trị của m gam là:
A. 4,44 B. 2,40
C. 2,52 D. 4,60
Ví dụ 73:
Cho 0,64gam Cu (KLNT của Cu=64)phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO
3
đặc,dư.Thể tích NO
2
thu được sau phản ứng ở đktc là :
A. 44,8 ml B. 448 ml
C. 22,4 ml D. 224 ml
Ví dụ 74 :
Đốt cháy 1 lượng Ancol no đơn chức A thu được 4,48 lít CO
2
(đktc) và 5,4 gam
H
2
O.CTPT của rượu A là :
A. CH
3
OH B. C
2
H

5
OH
C. C
3
H
7
OH D. C
4
H
9
OH
Ví dụ 75 :
Cho 4,4 gam Anđêhyt no đơn chức A tham gia phản ứng tráng gương thu được 21,6 gam
Ag(KLNT của Ag=108).CTPT của A là:
A. C
3
H
7
CH

O B. C
2
H
5
CHO
C. CH
3
CHO D. HCHO
Ví dụ 76 :
Hóa hơi 3,1 gam chất hữu cơ X thu được 1 thể tích hơi bằng thể tích cùa 2,2 gam CO

2
đo
trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.Ngoài ra nếu cho 0,31 gam X tác dụng hết với Na thì
thu được 112 ml H
2
(đktc).Công thức của X là:
A. HOCH
2
CHO B. C
2
H
4
(OH)
2

C. C
3
H
6
(OH)
3
D. C
3
H
7
OH
Ví dụ 77:
Cho 1 dung dịch chứa 1,58 gam hổn hợp 2 muối sunfat của 2 kim loại kiềm X,Y tác
dụng hết với dung dịch BaCl
2

thu được dung dịch Z và 2,33 gam kết tủa.Cô cạn dung dịch Z thu
được m gam muối khan.Giá trị của m gam là:
A. 1,33 B. 2,08
C. 3,66 D. 3,07
Ví dụ 78 :
Cho 12 gam Axit no đơn chức A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH
1M.CTPT của A là :
A. CH
3
COOH B. C
2
H
5
COOH
C. C
3
H
7
COOH D. C
4
H
9
COOH
Ví dụ 79 :
Cho biết 14,6 gam hổn hợp axit propionic và axit acrilic làm mất màu hoàn toàn 1 dung
dịch chứa 16 gam Brom(phản ứng vừa đủ).Khồi lượng của axit propionic và axit acrilic lần lượt
là:
A. 3,7 và 10,9 gam B. 10,9 và 3,7 gam
C. 7,2 và 7,4 gam D. 7,4 và 7,2 gam
Ví dụ 80 :

Nhiệt phân 37,6 gam Cu(NO
3
)
2
sau 1 thời gian thu được 26,8 gam chất rắn khan.Thành
phần % khối lượng Cu(NO
3
)
2
bị nhiệt phân là:
13
A. 45,00% B. 71,30%
C. 50,00% D. 43,60%
Ví dụ 81 :
Chia a gam Axit axetic làm 2 phần bằng nhau:
• Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M
• Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este(giả sử hiệu
suất 100%).Giá trị của m là
A. 0,92 B. 1,20
C. 1,76 D. 2,12
Ví dụ 82 :
Điện phân nóng chảy muối Clorua của kim loại kiềm A thu được 2,24 lít khí Cl
2
(đktc) ở
cực dương và 4,6 gam kim loại A ở cực âm.CTPT của muối là:
A. KCl B. NaCl
C. CsCl D. LiCl
Ví dụ 83 :
Khi cho từ từ bột sắt vào 50 ml dung dịch CuSO
4

0,2 M cho đến khi dung dịch mất màu
xanh.Lượng bột sắt đã dùng là( KLNT của Fe =56):
A. 5,6g B. 0,056g
C. 0,56g D. Phương án khác
Ví dụ 84 :
Cho 17,7 g hổn hợp Mg,Cu,Zn vào lượng H
2
SO
4
dư thu được 6,72 lít H
2
(đktc),phần chất
rắn không tan còn lại đem đốt cháy trong Oxi dư thu được 8 g chất bột màu đen.Thành phần %
khối lượng của Zn trong hổn hợp là :
A. 18,36 % B. 27,10 %
C. 36,16 % D. 36,72 %
Ví dụ 85 :
Hòa tan hoàn toàn a gam Oxit Fe
x
O
y
bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc nóng vừa đủ thì cần
dùng 0,075 mol H
2
SO
4

,thu được b gam muối và 168 ml khí SO
2
duy nhất( đktc).CTPT của Oxit
là :
A. FeO B. Fe
2
O
3
C. Fe
3
O
4
D. FeO hoặc Fe
3
O
4
Ví dụ 86 :
Khi xử lý 9 gam hợp kim Al bằng dung dịch NaOH nóng,dư(các thành phần khác trong
hợp kim không tác dụng với NaOH) người ta thu đuợc 10,08 lít H
2
(đktc).Thành phần trăm khối
lượng của Al trong hợp kim là:
A. 80% B. 90%
C. 85% D. 95%
Ví dụ 87 :
Cho 8,8 gam hổn hợp 2 kim loại kiểm thổ A,B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng
HTTH tan hết trong dung dịch HCl thu được 6,72 lit H
2
(đktc)(Cho biết A,B có thể là Mg có
KLNT = 24,Ca có KLNT=40,Sr=88,Ba=137).Hỏi A,B là những kim loại nào sau đây

A. Ca và Sr B. Mg và Ca
C. Sr và Ba D. Ca và Ba
Ví dụ 88 :
Cho 11 gam hổn hợp 2 Ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng
với Na dư thu được 3,36 lít H
2
(đktc).CTPT của 2 rượu lần lượt là :
A. CH
3
OH và C
2
H
5
OH B. C
2
H
5
OH và C
3
H
7
OH
C. C
3
H
7
OH và C
4
H
9

OH D. C
4
H
9
OH và C
5
H
11
OH
Ví dụ 89 :
Cho 3,38 gam hổn hợp X gồm CH
3
OH,CH
3
COOH,C
6
H
5
OH tác dụng vừa đủ với Na thu
được 672 ml khí (đktc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hổn hợp muối rắn Y có khối
lượng :
A. 3,61 gam B. 4,04 gam
C. 4,70 gam D. 4,76 gam
Ví dụ 90 :
Từ 1 tấn tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu tấn cao su Buna(có 80% là polibuta 1,3
dien),cho biết hiệu suất của cả quá trình là 80% :
A. 0,5 tấn B. 0,33 tấn
14
C. 0,125 tấn D. 1 tấn
Ví dụ 91 :

Ngâm 1 lá Zn (có khối lượng dư) vào 100 ml dung dịch AgNO
3
0,1M cho đến khi kết
thúc phản ứng lấy lá Zn ra rửa sạch,sấy khô và cân lại thì khối lượng lá Zn thay đổi thế
nào(KLNT của Zn=65,của Ag=108):
A. giảm 0,755 gam B. tăng 0,755 gam
C. tăng 0,430 gam D. giảm 0,430 gam
Ví dụ 92 :
X là Amino A xit.Cho biết 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125
mol HCl thu được 1,835 gam muối khan.Ngoài ra 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 25 gam dung
dịch NaOH 3,2%.CTCT của X là :
A. NH
2
C
3
H
6
COOH B. NH
2
C
3
H
4
(COOH)
2
C. (NH
2
)
2
C

5
H
10
COOH D. NH
2
C
3
H
5
(COOH)
2
Ví dụ 93 :
Đố cháy hoàn toàn 8,7 gam Amino axit (có 1 nhóm NH
2
) thu được 0,3 mol CO
2
; 0,25
mol H
2
O và 1,12 lit N
2
(đktc).CTPT của X là
A. C
3
H
5
O
2
N
2

B. C
3
H
5
O
2
N
C. C
3
H
7
O
2
N D. C
6
H
10
O
2
N
2
Ví dụ 94 :
Cho 12,9 gam hổn hợp bột Al,Al
2
O
3
tan hết trong dung dịch NaOH thấy thoát ra 3,36 lít
H
2
(đo ở đktc).Khối lượng của Al và Al

2
O
3
lần lượt là:
A. 5,4 và 7,5 gam B. 7,5 và 5,4 gam
C. 10,2 và 2,7 gam D. 2,7 và 10,2 gam
Ví dụ 95 :
Hổn hợp X gồm Axit đơn chức A,Ancol đơn chức B và Este E điều chế từ A và B.Đốt
9,6 gam hổn hợp X thu được 8,64 gam H
2
O và 8,96 lít CO
2
(đktc).Cho biết trong X thì B chiếm
50% số mol.Số molcủa Ancol B trong 9,6 gam hổn hợp X là:
A. 0,06 B. 0,075
C. 0,08 D. 0,09
Ví dụ 96 :
Cho 7,8 gam K (có KLNT=39) vào 192,4 gam H
2
O.Sau phản ứng có 1 lượng H
2
bay ra
và còn lại m gam dung dịch.Giá trị của m gam dung dịch là :
A. 203,6 gam B. 200,2 gam
C. 200 gam D. 198 gam
Ví dụ 97 :
Cho 1 dung dịch có chứa 3,25 gam sắt clorua vào dung dịch AgNO
3
(dư) tạo ra 8,61 gam
kết tủa màu trắng.CTPT của muối sắt clorua là:

A. FeCl
2
B. FeCl
3
C. A hoặc B đều đúng D. 1 công thức khác
Ví dụ 98:
Khử 9,6 gam hổn hợp FeO và Fe
2
O
3
bằng H
2
ở nhiệt độ cao thu được Fe và 2,88 gam
H
2
O.Thành phần % khối lượng của FeO và Fe
2
O
3
trong hổn hợp lần lượt là:
A 57,14% và 42,86% B. 80% và 20%
C. 42,86% và 57,14% D. 20% và 80%
Ví dụ 99 :
X có CTPT là C
4
H
6
O
2
Cl

2
.Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu
đượcCH
2
OHCOONa,Etylen glycol và NaCl.CTCT của X là
A. CH
2
Cl-COO-CHCl-CH
3
B. CHCl
2
-COO-CH
2
-CH
3
C. CH
2
Cl-COO-CH
2
-CH
2
Cl D. CH
3
-COO-CHCl-CH
2
Cl
Ví dụ 100 :
Cho 150 ml dung dịch hổn hợp CuSO
4
0,5M và Al

2
(SO
4
)
3
1,5 M tác dụng với dung dịch
NaOH dư,lọc lấy kết tủa đem nung đến khi khối lượng không đổi thu được chât rắn có khối
lượng là:
A 28,95 gam B. 22,95 gam
C. 9,8 gam D. 6,0 gam
II.3/- MỘT SỐ YÊU CẦU MÀ GIÁO VIÊN PHẢI LƯU Ý THƯỜNG XUYÊN CHO HỌC
SINH ĐỂ TÌM ĐƯỢC NHANH,CHÍNH XÁC PHƯƠNG ÁN ĐÚNG KHI TRẢ LỚI CÁC
CÂU TRẮC NGHIỆM:
15
II.3.1 /- Nhớ các khái niệm,tính chất,vận dụng vào từng trường hợp cụ thể để ra quyết
định chọn phương án đúng.Đọc chậm và thật kỹ,không đọc lướt,không bỏ sót phần nào của
phần dẫn nhập để có thể nắm thật chắc nội dung mà đề thi yêu cầu trả lời.Đặc biệt chú ý tới các
từ có ý phủ định trong phần dẫn như “không”,”không đúng”,”sai”hoặc có tính chính xác cao
như “đúng nhất” vì có những nội dung xem giống như đúng mà sai và cũng có những câu
xem giống như sai mà đúng
Sau đây là một số ví dụ minh họa(phương án có chữ in đậm là phương án đúng)
Ví du 101:
Kết luận nào sau đây không đúng khi điện phân dung dịch hổn hợp gồm
CuCl
2
,HCl,NaCl với điện cực trơ,có màng ngăn:
A. Kết thúc điện phân pH của dung dịch tăng so với ban đầu
B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl
2
,HCl,(NaCl và H

2
O)
C. Quá trình điện phân NaCl đi kèm với sự tăng pH của dung dịch
D. Quá trình điện phân HCl đi kèm với sự giảm pH của dung dịch
Ví du 102:
So sánh nào dưới đây không đúng:
A. Fe(OH)
2
và Cr(OH)
2
đều là bazơ và có tính khử
B. Al(OH)
3

và Cr(OH)
3
đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
C. H
2
SO
4
và H
2
CrO
4
đều là axit có tính oxihóa mạnh
D. BaSO
4
và BaCrO
4

đều là những chất không tan trong nước
Ví du 103 :
Trongqúa trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al
2
O
3
người ta thêm criolit
không nhằm mục đích nào sau đây:
A. Tiết kiệm năng lượng B. Tăng tính dẫn điện
C. Tạo ra chất lỏng có tỉ khối nhỏ hơn nhôm lỏng
D. Tạo ra hợp kim với nhôm lỏng sinh ra
Ví du 104:
Chất nào sau đây không phản ứng với Cu(OH)
2
:
A. HOCH
2
CH
2
CH
2
OH B. CH
3
CH(OH)CH
2
OH
C. CH
2
(OH)CH(OH)CH
2

OH D. A,B,C đề phản ứng được với Cu(OH)
2
Ví du 105:
Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của phênol:
A. Phênol cho kết tủa trắng khi tác dụng với Brôm lỏng.
B. Phenol xem như không tan trong nước lạnh
C Phenol là axit yếu không làm đổi màu qùy tím.
D. Phênol là axit yếu nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cácbônic.
Ví du 106:
Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định là do:
A. Polime có pjhân tử khối lớn.
B. Polime có lực liên kết giữa các phân tử lớn
C. Polime là hổn hợp nhiều phân tử có phân tử khối lớn.
D. cả A,B,C
Ví du 107:
Vonfram (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn.Nguyên nhân chính là do:
A. W là kim loại rất dẻo
B. W có khả năng dẫn điện tốt.
C. W là kim loại nhẹ.
D. W có nhiệt độ nóng chảy cao
Ví du 108:
Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về tính chất vật lý của các Ancol: Khi KLPT
tăng(số nguyên tử C tăng) thì:
A. t
0
s
và t
0
NC
tăng B. khối lượng riêng giảm

B. khối lượng riêng tăng D. Độ hoà tan trong nước giảm.
Ví dụ 109:
Kết luận nào sau đây đúng nhất;
A. Trong liên kết đơn chỉ có liên kết xích ma và trong liên kết bội chỉ có liên kết pi.
B. Trong liên kết đơn chỉ có liên kết pi và trong liên kết bội chỉ có liên kết xich ma.
16
C. Trong liên kết đơn và trong liên kết bội đều có liên kết xich ma
` D. Trong liên kết đơn và trong liên kết bội đều có liên kết pi.
Ví dụ 110:
Kết luện nào sau đây không phải là sự ăn mòn điện hóa:
A. Là sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng sắt để trong không khí ẩm
B. Là sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng gang để trong không khí ẩm.
C. Là sự ăn mòn kim loại xảy ra ở vật bằng thépt để trong không khí ẩm
D. cả A,B,C
Ví dụ 111:
Chọn định nghĩa đúng nhất sau đây:
A. Hợp kim là hổn hợp nhiều kim loại.
B. Hợp kim là chất rắn thu được sau khi nung nóng chảy hổn hợp nhiều kim loại khác
nhau hoặc hổn hợp kim loại với phi kim
C. Tinh thể của hợp kim là tinh thể thu được khi nung nóng chảy hổn hợp nhiều kim loại.
D. Hợp kim là chất rắn thu được khi nung chảy kim loại với phi kim
Ví dụ 112:
Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định là do :
A. Polime có phân tử khối lớn
B. Polime có lực liên kết giữa các phân tử lớn
. C. Polime là hổn hợp nhiều phân tử có phân tử khối khác nhau
D, cả A,B,C
Ví dụ 113:
Phản ứng Este hóa không có đặc điểm nào sau đây:
A. Không tuân theo nguyên lý Lơ Sa-tơ-liê

B. Cần đun nóng
. C. Cần xúc tác
D.Phản ứng không hoàn toàn
Ví dụ 114:
Khẳng định nào sau đây đúng nhất:
A. Polime là hợp chất có phân tử khối cao
B. Polime là hợp chất có phân tử khối không xác định
C. Polime là là sản phẩm duy nhất của quá trình trùng hợp hoặc trùng ngưng.
D. Polime là hợp chất có phân tử khối cao gồm n mắt xích monome tạo thành
Ví dụ 115:
Phản ứng nào sau đây không dùng để chứng minh tính bazơ của Anilin:
A. C
6
H
5
NH
2
+ HCl 
B. C
6
H
5
NH
2
+ dung dịch FeCl
3

. C. C
6
H

5
NH
2
+ dung dịch Br
2

D. C
6
H
5
NH
2
+ NaOH 
Ví dụ 116:
Ứng dụng nào sau đây không phải là của NaOH :
A. Dùng trong sản xuất thủy tinh B. Dùng trong chế biến dầu mỏ
. C. Dùng trong luyện nhôm D. Dùng trong sản xuất xà phòng
Ví dụ 117:
Liên kết Hydro không ảnh hưởng đến :
A. Nhiệt độ sôi của rượu B. Độ tan của rượu trong nước
. C. Khối lượng riêng của rượu D. Khả năng phản ứng với Na
Ví dụ 118:
Khẳng định nào sau đây là đúng :
A. Glucozơ là hợp chất đa chức
B. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau.
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT là (C
6
H
10
O

5
)
n
D. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit,xenlulozơ dễ kéo sợi nên tinh bột cũng dễ
kéo sợi
Ví dụ 119:
Cách làm nào sau đây không hợp lý:
A. Nầu quần áo với xà phòng trong nồi bằng nhôm.
B. Dùng bình bằng nhôm đựng muối ăn
17
C. Dùng bình bằng nhôm đựng HNO
3
đặc(đã làm lạnh)
D. Dùng bình bằng nhôm đựng nước
Ví dụ 120:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về Halogen:
A.Tác dụng với kim loại tạo ra muối Halogenua
B.Tác dụng với Hydro tạo ra khí Hydro halogenua
C. Có đơn chất dạng X
2
.
D.Chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất
II.3.2 /- Nếu trực giác nhận ngay một phương án đúng thì vẫn phải đọc lướt qua các
phương án còn lại vì:
+ một là để khẳng định các phương án còn lại là sai.
+ hai là có thể trực giác của mình chưa chính xác do 1 sự nhầm lẫn nào đó
II.3.3 /- Cần tính toán nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng
Với loại bài tập tính toán dựa trên phương trình thì phải viết phương trình và cân bằng
ngay,nếu chỉ tính nhẫm sẽ mất thời gian và dễ nhầm lẫn do chưa cân bằng,cân bằng sai,nhầm
đơn vị,nhầm số mol

II.3.4 /- Cần vận dụng kiến thức đã biết,suy đoán nhanh để chọn phương án đúng
III / - KẾT LUẬN :
Đối tượng ôn thi tuyển sinh vào các lớp ĐH hệ vừa làm vừa học phần lớn là cán bộ,nhân
dân đã rời ghế nhà trường phổ thông từ lâu,kiến thức cơ bản đã bị mai một;một phần không nhỏ
khác là những học sinh mới đỗ tốt nghiệp PTTH nhưng không thi đỗ vào các trường CĐ,ĐH
chính quy.Để cho đối tượng này nắm lại được kiến thức bộ môn và vận dụng tốt được kiến thức
vào việc làm được bài thi tuyển là 1 việc làm không đơn giản.
Trên đây là 1 số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được sau 1 thời gian dài bản thân
đã trực tiếp tham gia vào việc ôn thi cho các lớp tuyển sinh Đại học hệ VLVH đặc biệt là sau
hơn 1 năm tham gia giảng dạy ôn thi cho các lớp tuyển sinh Đại học hệ VLVH chuyên
ngành Tài chánh –Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế TP HCM và chuyên ngành Kinh tế
Phát triển của trường ĐH kinh tế Đà nẵng theo hình thức trắc nghiệm khách quan
Bài viết trên chắc chắn còn nhiều thiếu sót.Rất mong được sự đóng góp để bản có thêm
kinh nghiệm trong công tác ôn tập bộ môn hóa học đối với các lớp tuyển sinh hệ VLVH của
mình.
Chân thành cám ơn.
Phan rang,ngày 15.5.2010
Người viết.
ĐỖ TRUNG THU
\
18
19

×