Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ứng dụng lý thuyết trò chơi và sự trả đũa trong cuộc chiến của các nhà cung cấp hệ điều hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.88 KB, 28 trang )

TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ SỰ TRẢ ĐŨA
TRONG CUỘC CHIẾN CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP HỆ ĐIỀU HÀNH
1. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI:
Cho đến nay chúng ta đã nghiên cứu bốn hình thái cấu trúc thị trường cơ bản là cạnh
tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm. Nguyên tắc tối đa
hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trên 3 loại thị trường đầu là quy tắc quen
thuộc MR = MC. Trong khi đó, ở thị trường độc quyền nhóm, mỗi doanh nghiệp trên thị
trường có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại tương tác chiến lược (về định giá và sản
lượng) với những doanh nghiệp khác thì công thức MR = MC không còn thích hợp nữa. Vì
vậy, để nghiên cứu ứng xử của các doanh nghiệp trong loại hình cấu trúc thị trường này,
chúng ta phải sử dụng một công cụ có khả năng phân tích được những tương tác chiến lược
của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Công cụ đó là Lý thuyết trò chơi.
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan tới nhiều
người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của những
người khác.
Có một số phuơng pháp phân loại trò chơi. Nếu căn cứ và khả năng hợp đồng và chế
tài hợp đồng của những người chơi thì có thể chia trò chơi thành hai loại: trò chơi hợp tác
(cooperative games) và trò chơi bất hợp tác (non-cooperative games). Trong trò chơi hợp
tác, những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình hành động từ trước, đồng
thời có khả năng chế tài những thoả thuận chung này. Còn trong trò chơi bất hợp tác,
những người chơi không thể tiến tới một hợp đồng trước khi hành động, hoặc nếu có thể có
hợp đồng thì những hợp đồng này khó được chế tài.
Phương pháp phân loại thứ hai là căn cứ vào thông tin và vào thời gian hành động
của những người chơi. Căn cứ và thông tin thì các trò chơi có thể chia thành trò chơi với
thông tin đầy đủ (complete information) hoặc không đầy đủ (incomplete information). Trò
chơi với thông tin đầy đủ là trò chơi mà mỗi người có thể tính toán được kết quả của tất cả
những người còn lại. Căn cứ vào thời gian hành động lại có thể chia trò chơi thành 2 loại,
tĩnh và động. Trong trò chơi tĩnh (static game), những người chơi hành động đồng thời, và
kết quả cuối cùng của mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả mọi người.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 1


TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người sẽ hành
động ở mỗi một giai
Để hiểu rõ hơn về lý thuyết trò chơi, nhóm 7 xin đưa ra ví dụ về sự trả đũa trong
cuộc chiến giành thị phần giữa các nhà cung cấp hệ điều hành: Mỉcosoft – Apple Mac –
Linux.
2. TỔNG QUAN VỀ CUỘC CHIẾN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH CỦA MICROSOFT –
APPLE – LINUX
2.1. Lịch sử hình thành
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Microsoft
Ba lăm năm có lẽ là khoảng thời gian đủ để xây dựng một công ty thành công, song
để xây dựng một đế chế hùng mạnh thì tưởng như là không thể. Ấy thế mà toàn thế giới
đang chứng kiến và ngưỡng mộ điều không thể đó với cái tên Microsoft. Trong hơn 35
năm, dưới bàn tay chèo lái của chủ tịch Bill Gates, Microsoft đã đi từ hết thành công này
đến thành công khác, trong đó mỗi thành tựu đều ghi lại dấu mốc trong lịch sử ngành máy
tính hiện đại.
1.Thành lập
Microsoft được thành lâp năm 1975 bởi William H. Gates, III và Paul Allen, hai
người bạn từ thời niên thiếu cùng có chung niềm đam mê đối với lập trình máy tính. Ngày
1-1-1975, sau khi đọc tờ tạp chí Điện tử phổ thông đăng tin về việc sản xuất máy tính
Altair 8800, Bill Gates - đang là sinh viên năm thứ hai của trường Harvard - đã gọi cho nhà
sản xuất MIST (Micro Instrumentation and Telemetry Systems) đề xuất viết ngôn ngữ lập
trình BASIC cho máy này.
Gates chẳng có một trình thông dịch cũng như một hệ thống Altair nào. Anh và Paul
đã phải tranh thủ làm việc 8 tuần trên máy tính của trường để hoàn thành bản demo của
BASIC- ngôn ngữ lập trình đầu tiên được viết cho máy tính cá nhân. Kết quả là bản demo
đã chạy tốt và được MIST chấp nhận. Sau đó, Paul Allen gia nhập MIST, trở thành giám
đốc phần mềm; còn Bill Gates, nhận ra giá trị to lớn của ngành phát triển phần mềm từ
thành công ban đầu đó, anh hiểu rằng thời cơ của mình đã đến.
Bill quyết định bỏ học và ngày 4-4-1975, Micro-soft (tên viết tắt của

Microcomputer software - Phần mềm cho máy tính cá nhân) ra đời tại Albuquerque, New
Mexico. Không ít bạn bè, người thân khi đó đã chỉ trích việc bỏ học của Bill, nhưng cho tới
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 2
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
bây giờ, thực tế đã chứng minh được rằng Bill đã đúng. Nhiều thanh niên Mỹ bắt chước
con đường của Bill, kể cả việc bỏ học giữa chừng.
Ngày 29-10-1975, cái tên Microsoft (không có dấu gạch ngang) lần đầu tiên xuất
hiện trong một bức thư Bill Gates gửi cho Paul Allen. Ngày 26-10-1976, Microsoft chính
thức được đăng kí thương hiệu như chúng ta biết ngày nay.
Những khách hàng đầu tiên của Microsoft phải kể đến hãng sản xuất máy tính non
trẻ Apple, nhà sản xuất máy tính PET Commodore và Tandy Corporation chuyên về laọi
máy tính Radio Shack TRS-80. Năm 1977, Microsoft cho ra mắt sản phẩm ngôn ngữ thứ
hai Microsoft Fortran. Cũng trong năm này, Bill Gates chính thức trở thành chủ tịch của
Microsoft Corp, còn Paul Allen là phó chủ tịch.
2. MS-DOS
Năm 1979, Gates và Allen dời công ty tới Bellevue, Washington (Công ty chuyển
tới trụ sở hiện nay ở Ređmon năm 1986). Năm 1980 IBM chon Microsoft viết hệ điều hành
cho máy tính cá nhân của họ. Dưới áp lực về thới gian, Microsoft đã mua lại 86-DOS từ
một công ty nhỏ tên là Seattle Computer Products với giá 50000 đola, rồi cải tiến nó thành
MS-DOS (Microsoft Disk Operating System).
Là một phần trong hợp đồng với IBM, Microsoft được phép cấp phép sử dụng hệ
điều hành này cho các công ty khác. Tới năm 1984, Microsoft đã cấp phép sử dung MS-
DOS cho 200 nhà sản xuất máy tính cá nhân, biến MS-DOS trở thành hệ điều hành chuẩn
cho máy PC và giúp Microsoft có bước phát triển vượt bậc trong thập kỉ 80. Năm 1983,
Allen rời khỏi công ty nhưng vẫn có chân trong ban giám đốc tới năm 2000, và tiếp tục là
cổ đông chính của Microsoft.
3. Phần mềm ứng dụng
Cùng với thành công của MS-DOS, Microsoft bắt đầu phát triển các phần mềm ứng
dụng cho máy tính cá nhân. Năm 1982, họ cho ra đời Multiplan, một chương trình bảng
tính, năm tiếp theo là chương trình xử lý văn bản, Microsoft Word. Năm 1984, Microsoft là

một trong số ít các công ty phần mềm phát triển các ứng dụng cho máy Macintosh - máy
tính cá nhân do Apple Computer sản xuất. Những phần mềm này bao gồm Word, Excel và
Work (Một bộ phần mềm tích hợp) đã đạt được thành công to lớn.
4. Windows
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 3
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Năm 1985, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows, một hệ điều hành sử dụng giao
diện đồ hoạ người dùng với những tính năng mở rộng của MS-DOS trong nỗ lực cạnh
tranh với Apple computer. Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương
thích với IBM (dựa vào kiến trúc x86 của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của
Windows đều được tạo ra cho kiến trúc này (tuy nhiên Windows NT đã được viết như là
một hệ thống xuyên cấu trúc cho bộ xử lý Intel và MIPS, và sau này đã xuất hiện trên các
cấu trúc PowerPC và DEC Alpha.
Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý của Intel trở nên phổ biến hơn và
ngược lại. Năm 1987, Windows 2.0 ra đời với cách làm việc được cải tiến và hình thức
mới hơn. Năm 1990 là phiên bản Windows 3.0 mạnh hơn, rồi kế đó là Windows 3.1 và
3.11. Những phiên bản bày được cài sẵn trong hầu hết các máy tính cá nhân nên đã nhanh
chóng trở thành Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất. Trong năm này, Microsoft đã
trở thành hãng sản xuất phần mềm máy tính đầu tiên đạt kỉ lục 1 tỉ đola doanh thu hàng
năm.
Khi sự thống trị của Microsoft trên thị trường hệ điều hành cho máy tính cá nhân
ngày càng lớn, thì cũng là lúc công ty này bị buộc tội kinh doanh độc quyền. Năm 1990,
Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) bắt đầu điều tra Microsoft với cáo buộc có hành vi độc
quyền, nhưng họ không đi được đến một kết luân cụ thể nào và đành bỏ dở vụ việc. Tuy
nhiên bộ tư pháp Mỹ vẫn âm thầm điều tra.
Năm 1993, Microsoft tung ra sản phẩm Windows NT, một hệ điều hành cho môi
trường kinh doanh. Một năm sau đó, họ đạt được thoả thuận với bộ tư pháp trong việc thay
đổi cách các hệ điều hành được đăng kí và bán cho các nhà sản xuất máy tính.
Năm 1995, Windows 95 đã được ra mắt với một giao diện hoàn toàn mới với nút và
menu Start, cho người dùng truy nhập các chương trình đã cài đặt và nhiều chức năng khác

của hệ điều hành. Hàng triệu bản copy của Windows 95 đã được bán hết chỉ trong bốn
ngày đầu. Vào tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã chọn Windows làm hệ điều hành được sử
dụng ở đất nước này và thảo thuận với Microsoft chuẩn hoá phiên bản tiếng Trung của hệ
điều hành này.
5. Những rắc rối luật pháp
Cuối năm 1997, bộ tư pháp buộc tội Microsoft vi phạm thoả thuận năm 1994 khi
Microsoft buộc các nhà sản xuất máy tính phải kèm cả Internet Explorer (IE), một trình
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 4
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
duyệt Internet của họ khi cài đặt Windows 95. Chính phủ buộc tội Microsoft đã lợi dụng
một cách bất hợp pháp lợi thế đối với thị trường hệ điều hành máy tính để dành quyền
kiểm soát thị trường trình duyệt Internet.
Microsoft phản bác lại rằng họ có quyền tăng cường các chức năng của Windows
bằng cách kết hợp các tính năng cho Internet vào hệ điều hành. Tới cuối năm 1997, Sun
Microsystem đâm đơn kiện Microsoft vi phạm hợp đồng sử dụng ngôn ngữ lập trình Java
của Sun.
Tháng 11-1998, toà án liên bang cấp quận đã xử Microsoft vì tội chống lại lệnh của
toà đưa ra trong vụ kiện của Sun một năm trước. Lệnh này buộc Microsoft phải sửa lại các
phần mềm của họ để đáp ứng theo những tiêu chuẩn tương thích của Sun. Cả hai công ty
đã giải quyết việc này vào năm 2001, với việc Microsoft đồng ý trả cho Sun 20 triệu USD
cho việc giới hạn sử dung Java.
Microsoft cũng tạm thời giải quyết vụ chống độc quyền của Bộ tư pháp hồi đầu năm
1998 bằng cách đồng ý cho phép các công ty sản xuất máy tính sử dụng phiên bản
Windows 95 không kèm theo trình duyệt Internet Explorer. Thế nhưng tới tháng 5-1998,
Bộ tư pháp và 20 Bang lại tiến hành khởi kiện Microsoft với tội danh cản trở cạnh tranh.
Vụ kiện buộc Microsoft phải bán Windows không kèm theo IE mà thay vào đó là
Navigator của Nescape Communication.
Tháng 11-1999, thẩm phán Thomas Penfield Jackson đã đưa ra những điều tra của
ông về vụ này, trong đó ông tuyên bố rằng Microsoft đã có hành vi độc quyền trên thị
trường hệ điều hành máy tính cá nhân. Năm 2000, thẩm phán Jackson buộc Microsoft phải

tách làm hai công ty, một chuyên về hệ điều hành, còn một chuyên về các loại hình kinh
doanh khác như là các phần mềm văn phòng. Microsoft làm đơn kháng án.
Tháng 6-2001, phiên toà kháng án được tổ chức. Phiên toà đã bác bỏ phán quyết
trước cho rằng Microsoft đã gắn kèm bất hợp pháp IE vào Windows, trả vụ việc cho một
toà án cấp thấp hơn xử lại theo một chuẩn pháp lý khác. Toà kháng án cũng trả vụ
Microsoft bị buộc tội vi phạm luật chống độc quyền cho toà án cấp thấp hơn xem xét.
Phán quyết cuối cùng là yêu cầu Microsoft phải tiết lộ những thông tin về hệ điều
hành Windows cho các đối thủ cạnh tranh để các phần mềm của họ có thể tương thích với
Windows, đồng thời cho phép các công ty sản xuất máy tính ẩn đi các biểu tượng kích hoạt
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 5
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
các phần mềm ứng dụng của Windows. Nhờ đó một công ty sản xuất máy tính có thể sử
dụng một trình duyêt khác thay cho IE.
Uỷ ban Châu Âu cũng tiến hành điều tra và ra phán quyết phạt Microsoft vì tội lạm
dụng độc quyền và buộc Microsoft phải phát hành hai phiên bản Windows tại thị trường
Châu Âu, trong đó một bản không kèm Windows Media Player. Toà cũng đòi Microsoft
phải chia sẻ mã nguồn của Windows cho các đối thủ cạnh tranh.
6. Những phát triển gần đây
Bất chấp những rắc rối trên pháp đình, Microsoft vẫn tiếp tục những bước đường
kinh doanh thành công của mình. Tới giữa thập kỉ 90, Microsoft đã bắt đầu mở rộng sang
các lĩnh vực giải trí, truyền hinh và truyền thông Năm 1995, Microsoft thành lập
Microsoft Network chuyên cung cấp thông tin, tin tức, giải trí và thư điện tử cho người
dùng máy tính cá nhân.
Năm 1996, Microsoft liên kết với hãng truyền thông NBC cho ra đời MSNBC.
Cũng trong năm này, Microsoft giơí thiệu sản phẩm Windows CE dành cho PDA. Năm
1997, Microsoft trả 425 triệu đola để mua WebTV Networks, nhà cung cấp các thiết bị kết
nối TV với Internet giá rẻ. Microsoft cũng đầu tư 1 tỉ USD vào Comcast Corporation, nhà
điều hành truyền hình cáp ở Mỹ như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng kết nối
Internet tốc độ cao.
Tháng 6-1998, Microsoft tung ra phiên bản Windows 98 có kết hợp các tính năng

hỗ trợ Internet.
Năm 1999, Microsoft trả 5 tỉ USD cho công ty truyền thông AT&T Corp để sử dụng
hệ điều hành Windows CE cho các thiết bị cung cấp cho khách hàng với truyền hình cáp,
điện thoại và các dịch vụ Internet tốc độ cao. Cũng năm 1999 công ty phát hành Windows
2000, phiên bản cuối cùng của Windows NT. Tháng một năm 2000, Bill Gates chuyển giao
vai trò điều hành cho Steve Ballmer. Bản thân Bill Gates vẫn giữ ghế chủ tịch, đồng thời là
kiến truc sư trưởng chuyên phát triển các sản phẩm và công nghệ mới.
Năm 2001 Microsoft phát hành Windows XP, hệ diều hành cho người tiêu dùng đầu
tiên không dựa trên MS-DOS. Cũng trong năm này Microsoft giới thiệu Xbox, thiết bị
Video game của công ty. Trong chiến lược công ty cũng có sự chuyển hướng khi tuyên bố
một chiến lược mới mang tên .Net (Dot Net). Chiến lược này tìm kiếm khả năng cho phép
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 6
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
các thiêt bị đa dạng như PC, PDA, điện thoại di động kết nối với nhau qua Internet, đồng
thời tự động hoá các chức năng của máy tính.
Trong thế kỉ 21, Microsoft sẽ phát triển các chương trình kinh doanh bao gồm các
phiên bản mới của Microsoft Network, kết nối không dây cho Internet. Năm 2003, công ty
bắt đầu chú trọng vào "máy tính đáng tin cậy" đòi hỏi các lập trìh viên phải cải thiện khả
nămg bảo vệ của phần mềm trước sự tấn công của virus và các phần mềm gián điệp.
Tóm lại, trong thế kỉ 21, với đà phát triển hiện nay, Microssoft sẽ vẫn tiếp tục giữ
vững vị thế của một đế chế hùng mạnh nhất, vừa tạo động lực cho sự phát triển của ngành
công nghiệp phần mềm và Internet thế giới, vừa tiếp tục là tâm điểm cho những cuộc tranh
cãi về độc quyền hay cạnh tranh lành mạnh. Một chu kì mới lại đang băt đầu.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Apple
Năm 1976, chiếc máy tính Apple đầu tiên được tạo ra trong một gara của gia đình
người đồng sáng lập Apple – Steve Wozinak. Khi đó, hình dạng cơ bản của nó gần như đã
đạt đến tiêu chuẩn của máy tính hiện đại: Vỏ khung gỗ, không có bàn phím, một màn hình,
một chuột hoặc ổ cứng. Đây là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử phát triển PC.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của
ngành công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều

khiển bằng chuột, được thiết kế sang trọng, hệ điều hành đồ họa với các thư mục được sắp
xếp chi tiết. Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời.
Tuy nhiên, mẫu máy tính của Mac chưa được đánh giá cao do quá đắt.
Năm 1985, hội đồng quản trị của Apple đã xa thải Steve Jobs với lý do ông làm việc
không hiệu quả. Tuy nhiên, đến năm 1997, khi mà lợi nhận của công ty bị thu hẹp, thêm
vào đó là sự thành công của sản phẩm Window 97 của Microsoft, hội đồng quản trị đã
quyết định mời Jobs trở lại làm việc. Tháng 8 năm đó, Jobs đã quay lại và trở thành chủ
tịch hội đồng quản trị của Apple. Người đàn ông có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những
điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai và thẳng tay gạt bỏ không thương
xót các sản phẩm không có tiềm năng.
Kết quả của một loạt cải cách là vào năm 1998 iMac đã được giới thiệu, sản phẩm
đã thay đổi nhận thức của con người về máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng.
Sau thành công này, Apple nổi lên như một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 7
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
và lấy lại được những gì mình đã có: Một công ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi
trước nhiều bước trong cạnh tranh.
Tháng 10/2001, Apple đã giới thiệu sản phẩm mới mang tên iPod, máy nghe nhạc di
động với dung lượng lưu trữ và tốc độ truyền tải ấn tượng. iPod nhanh chóng chiếm lĩnh
bảng xếp hạng các sản phẩm bán chạy nhất thời điểm đó.
“Bạn sẽ có cả một thư viện âm nhạc trong túi áo của mình” - Steve Jobs nói. Cho
đến nay, đã có hơn 170 triệu sản phẩm iPod được bán ra trên toàn thế giới.
Tháng 3/2001, hệ điều hành Mac OS 10 đã ra mắt. Sự ổn định cộng với tốc độ cao
và dễ sử dụng đã khiến nhiều người quyết định chuyển đổi từ sử dụng máy tính hệ điều
hành Windows sang dùng Mac. Khi nói về điều này, Steve Jobs đã nói vui rằng: ”Quá đẹp,
đến mức bạn chỉ muốn liếm nó”.
Kho dữ liệu iTunes ra mắt năm 2003, người dùng chỉ tốn khoảng 99 cent để tải một
bài hát. Trong tuần đầu tiên, iTunes đã có khoảng 1 triệu lượt tải và con số tăng lên khoảng
50 triệu lượt trong vòng 1 năm.
Với thành công của iPod, ngày 29/06/2007 Apple đã giới thiệu đến người dùng công

nghệ sản phẩm mới iPhone với các tính năng ưu việt. Tính đến ngày 30/09 năm đó, đã có
1,4 triệu sản phẩm iPhone được bán ra.
Một năm sau khi iPhone ra đời, Apple tiếp tục giới thiệu phiên bản mới của dòng
điện thoại thông minh này là iPhone 3G.
Thông tin về iPad xuất hiện những ngày đầu năm 2010 đã khiến không ít người yêu
thích công nghệ phát cuồng. Với iPad, người dùng có thể duyệt mail, chơi game, đọc sách,
xem phim … iPad được ví như một chiếc iPhone cỡ lớn nhưng lại có đầy đủ các tính năng
của một máy tính sách tay.
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Linux
1. Unix
Unix (hay UNIX) là hệ điều hành máy tính được phát triển vào những năm 60 của
thế kỷ 20 bởi những thành viên của Bell Labs mà dẫn đầu là Ken Thompson, Dennis
Ritchie và Douglas McIlroy. Unix có rất nhiều tính năng nổi trội như nhiều người có thể
dùng Unix cùng một lúc và tính năng bảo mật cũng rất cao. Unix được cung cấp miễn phí
cho các trường đại học nhưng lại đước bán ở ngoài thị trường. Unix đã là nguồn cảm hứng
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 8
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
cho nhiều hệ điều hành tương tự sau này, những hệ điều hành này thường được gọi là
“Unix-like operating system” (hệ điều hành tựa Linux).
2. GNU
Vào năm 1983, dựa vào nguồn cảm hứng và ảnh hưởng từ Unix, Richard Stollman
cùng bạn bè đã cùng nhau phát triển một hệ điều hành mới miễn phí và mở mã nguồn
mang tên GNU nhưng vẫn chưa hoàn thiện, phần quan trọng của hệ điều hành là hạt nhân
(kernel) vẫn chưa có.
3. MINIX
Vào khoảng năm 1986 Andrew S. Tanenbaum đã viết một hệ điều hành miễn phí và
mở mã nguồn mang tên MINIX để phục vụ việc dạy học.
4. GNU/Linux hay Linux
Vào năm 1991 Linus Torvalds đã nghiên cứu một hệ điều hành mới tốt và hoàn
thiện hơn MINIX. Trong quá trình nghiên cứu tại trường đại học Helsinki ở Phần Lan, ông

đã tạo ra hạt nhân cho hệ điều hành gọi là Linux kernel dựa theo tên ông và chữ x cuối của
MINIX.
Linus Torvalds chia sẻ Linux kernel trên các nhóm người dùng hệ điều hành MINIX
trên internet. Linus Torvals đặt tên hệ điều hành mới của mình là “Freax” dựa theo 2 từ
tiếng Anh là “free” và “freak”, đồng thời thêm chữ x vào cuối vì hệ điều hành Unix có chữ
x cuối.
Ari Lemmke là cộng sự của Torvalds ở trường đại học và cũng là người quản lý
máy server lưu trữ Freax. Ông không nghĩ Freax là một cái tên hay, nên gọi nó là “Linux”
theo tên của Torvalds mà không hỏi ý kiến của ông. Cuối cùng Torvalds cũng đã đồng ý
lấy tên “Linux” cho hệ điều hành này.
Lúc bấy giờ các phần mềm được viết cho GNU đều miễn phí và mã nguồn mở theo
luật bản quyền GNU General Public License, với bản quyền này, người sử dụng được phép
sửa đổi mã nguồn với điều kiện họ cũng công bố miễn phí những thay đổi đó cho cộng
đồng. Hệ điều hành Linux ban đầu sử dụng các phần mềm của MINIX, nhưng về sau đã
chuyển sang sử dụng các phần mềm viết cho GNU. Và kể từ đó cộng đồng phát triển GNU
và Linux cùng nhau hợp tác và phát triển hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí mang tên
GNU/Linux, nhưng nhiều người gọi tắt là Linux cho đơn giản và dần dần Linux được xem
là tên chính thức hệ điều hành này.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 9
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Linus Torvalds đã tổ chức cuộc thi thiết kế logo cho Linux. Larry Ewing đã tham
gia với tác phẩm là con chim cánh cụt mang tên Tux. Tux không giành được giải nhưng
sau đó đã được chọn làm linh vật cho Linux.
Ngày nay khi thấy Tux, người ta nghĩ ngay đến Linux và mã nguồn mở.
Do tính miễn phí và mã nguồn mở, GNU/Linux đã được các cộng đồng và một số
công ty phát triển thành nhiều bản phân phối của riêng mình. Mỗi bản phân phối đều dùng
Linux Kernel, một số thư viện và tiện ích của GNU, chế độ đồ họa X Windows System.
Mỗi bản phân phối sẽ có các điểm nổi bật của riêng mình, hướng tới một số mục đích khác
nhau và có những điểm chung nhất định của GNU/Linux và X Windows System.
Một số bản phân phối Linux phổ biến như:

*Ubuntu
*Debian
*Fedora
*Mandriva
*openSUSE
*Gentoo
*Slackware
*PCLinuxOS
* Linux Mint
2.2. So sánh giữa các hệ điều hành
Hiện nay, cuộc chiến cạnh tranh giữa các hệ điều hành đang diễn ra vô cùng khốc
liệt. Tuy nhiên, giữa các Hệ điều hành cũng có những điểm khác nhau, người tiêu dùng
đang đứng trước nhiều sự lựa chọn. Chúng ta hãy cùng làm phép so sánh giữa các HĐH
phổ biến hiện nay: Mac “Leopard” (OS 10.5.1) Windows XP SP2, Windows Vista (pre-
Service Pack 1), và Ubuntu 7.10 Gutsy Gibbon (Linux), về 8 tiêu chuẩn để dự đoán xem
HĐH nào đang giành ưu thế trong trận chiến ác liệt này.
2.2.1. Giá cả
Với Ubuntu là HĐH mã nguồn mở, nghĩa là miễn phí hoàn toàn. Chỉ có một vài bản
Linux là bản thương mại, do có dịch vụ đi kèm của nhà phân phối.
Giá phiên bản hiện tại của Mac Leopard là 129 USD, người dùng sẽ phải trả tiền
hằng năm để có được những bản nâng cấp. Với Windows thì có thể làm bạn đắn đo: Vista
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 10
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Home Basic giá 199 USD. Còn các phiên bản Vista khác (Premium, Ultimate, Business, và
Enterprise) giá quá cao: khoảng 399,95 USD. Thậm chí Windows XP Home bản đầy đủ
mà cũng có giá 199 USD. Tuy nhiên cũng có ít người thực sự mua Windows, hoặc chỉ mua
bản OEM với giá trẻ hơn bản đầy đủ.
Lợi thế phần này thuộc về: Ubuntu.
2.2.2. Cài đặt
Hiện nay, một HĐH là đủ thỏa mãn yêu cầu của người dùng. Nếu cài mới thì Win

XP mất khoảng 1 giờ, Vista thì nhanh hơn, mặc dầu nó chiếm nhiều đĩa cứng hơn. Vista
quản lý tài nguyên tốt hơn, tuy nhiên yêu cầu về cấu hình tối thiểu của hệ thống cũng cao
hơn.
Việc cài đặt Ubuntu thì khá dễ dàng theo giao diện đồ họa tương tự như Windows.
Ngoài ra Ubuntu còn có thể được dùng thử bằng cách khởi động bằng CD mà không cần
cài đặt. Hơn thế, Ubuntu còn có thể cài sau Windows và cho phép chọn lựa HĐH nào khởi
động. Cài đặt Mac OS thì quá dễ dàng cho người dùng phổ thông.
Lợi thế phần này thuộc về: Mac OS 10.5.1.
2.2.3. Giao diện người dùng
Giao diện người dùng là một tiêu chuẩn quan trọng của 1 HĐH, thể hiện cách tương
tác với người dùng và điều khiển máy tính. Về tiêu chuẩn giao diện thân thiện thì hầu hết
người dùng đều đồng tình với Mac OS, mặc dầu giá phần cứng Mac khá cao. Giao diện của
Vista thì không khác nhiều so với XP, nhưng cũng đủ để nhận thấy sự khác nhau giữa
chúng, ví dụ như giao diện Aero và các hiệu ứng làm trong các cửa sổ.
Còn Ubuntu? Giao diện mặc định GNOME rất gọn gàng, dễ dàng cho người đã
quen với Windows sử dụng. GNOME được xem là lai giữa Mac và Windows. Tuy nhiên,
đối với một số tác vụ thì Ubuntu bắt buộc phải sử dụng những câu lệnh ở các Terminal,
giống như DOS command, nên khó khăn cho người dùng phổ thông.
Lợi thế phần này thuộc về: Mac OS 10.5.1.
2.2.4. Gói phần mềm đi kèm
Các HĐH đề ghi điểm cao ở phần này, nhưng mà lý do thì khác nhau. Apple có
iLife để quản lý về hình ảnh, âm thanh, video. Để có thể làm việc, bạn phải mua trực tiếp
từ Apple bản iWork (79 USD) hoặc Microsoft Office for Mac (399,95 USD).
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 11
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Ubuntu thì có khá đầy đủ các tiện ích: OpenOffice, Firefox, GIMP Tuy nhiên
cũng chẳng có ai cấm Microsoft và Apple tích hợp các phần mềm miễn phí nói trên.
Windows Vista không thiếu các phần mềm đi kèm, tuy nhiên cũng có vài phần mềm
ít được dùng, như là Windows Mail, hay Movie Maker, Vista Calenda Vista là HĐH đầu
tiên có kèm theo trình chống virus, malware là Windows Defender. Số lượng phần mềm

kèm theo XP thì ít hơn, vì XP ra đời năm 2001.
Ưu thế phần này lại thuộc về: Mac OS 10.5.1.
2.2.5. Hỗ trợ các phần mềm của hãng thứ ba
Thị trường phần mềm của Linux là phần mềm của hãng thứ ba, và phần lớn những
phần mềm miễn phí tốt nhất đều được cài đặt lúc cài HĐH.Ubuntu quản lý và cài đặt thêm
phần mềm bằng cách dùng chương trình Package Managers, rất tiện lợi.
Tuy nhiên công bằng mà nói, nhiều phần mềm miễn phí của Ubuntu ít phổ biến hơn
các phần mềm chạy trên Windows. Điều này cũng là một trong các yếu tố quan trọng để
người dùng chọn Windows. So với Vista thì XP có khả năng tương thích tốt hơn, khá nhiều
chương trình chỉ chạy được ở XP mà không thể chạy trên nền Vista. 78% phần mềm mạng
hiện nay chạy trên HĐH Windows XP. Một điểm mạnh nữa của Windows chính là
Microsoft Office, bộ Office được dùng nhiều nhất.
Về phần Mac thì những năm gần đây các phần mềm cũng khá nhiều. Có thể nói, nếu
Mac không có phần mềm X nào đó, thì rất có thể bạn không cần đến nó.
Về phần game, thì ưu thế tuyệt đối thuộc về Windows.
Ưu thế phần này thuộc về: Windows XP.
2.2.6. Các chương trình điều khiển thiết bị
Sự phổ biến của Windows là nguyên nhân của việc rất nhiều nhà sản xuất chế tạo
thiết bị của mình và viết các driver chạy trên Windows, đặc biệt là các nhà sản xuất điện đi
động, PDA, và công cụ nghe nhạc cầm tay. Windows XP có nhiều driver hơn Vista.
Trong khi đó, Mac là một hệ thống khép kín hơn, và nhà các sản xuất phần cứng chỉ
viết driver cho những phần cứng chỉ hoạt động trên Mac mà thôi. Thậm chỉ còn rất khó để
tìm ra các driver cho các thiết bị dùng cổng USB. Tuy nhiên, với các dòng máy in và máy
quét thì Mac có khá nhiều driver.
Ubuntu đã có nhiều driver so với những bản Linux cũ, nhưng số lượng hiện tại khó
đuổi kịp Windows và Mac.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 12
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Ưu thế phần này thuộc về: Windows XP.
2.2.7. Mạng

Tất nhiên về mạng không một HĐH nào gọi là hoàn hảo, nhưng có vẻ như kinh
nghiệm một lần nữa đã chiến thắng. Windows XP phải mất 6 năm để khẳng định khả năng
hỗ trợ tốt về mạng, kể cả chuẩn UPnP. Vista thậm chí còn tốt hơn, nhất là về lĩnh vực
mạng không dây. Tương tự, bản mới nhất của Apple cũng hỗ trợ tốt các loại mạng khác
nhau, sử dụng cũng tương đối đơn giản.
Ubuntu thiếu một số lượng lớn driver mã nguồn mở cho các thiết bị mạng. Nếu bạn
cài đặt Linux mà mong rằng card Wi-Fi của mình có driver thì khá mong manh. Tuy nhiên
nếu có thì driver này sẽ hoạt động rất tốt, nếu không thì bạn phải tự tìm kiếm trên mạng.
Đây là một trong những điểm yếu, đòi hỏi quá nhiều ở người dùng cuối.
Ưu thế phần này thuộc về: Windows XP.
2.2.8. Bảo mật
Phải chăng Mac OS và Ubuntu an toàn hơn Windows? Không hẳn là vậy. Linux và
Mac cũng có nhiều lỗi, tuy nhiên, thực tế là các lỗi của Windows được “khai thác” nhiều
hơn. Đó cũng là lý do khiến Windows phải tích hợp thêm Windows Defender, đồng thời
thông báo nếu không có chương trình diệt virus nào được cài đặt. Tất nhiên cũng có những
chương trình bảo vệ cho Mac và Linux, nhưng mà hầu như không cần thiết phải sử dụng
nó. Và tất nhiên, hiện nay HĐH giúp bạn an toàn là Mac OS và Linux.
Dự báo HĐH chiến thắng: Mac OS 10.5.1 (Leopard). Mặc dầu vẫn còn vài điều
chưa hoàn thiện, nhưng Mac OS 10.5.1 là HĐH khá an toàn, dễ cài đặt và dễ sử dụng. Nếu
có đủ điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn nó. Tuy nhiên, nếu bạn đã quen với một trong
số HĐH trên, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tiếp tục sử dụng, không cần thiết phải
thay đổi. Bạn có thể dùng thử nếu việc đó nằm trong khả năng của bạn.
Đây là một số gợi ý cho bạn khi chọn HĐH phù hợp với công việc của bạn:
• Windows: nếu bạn muốn chơi game, làm việc văn phòng, hoặc chụp ảnh và chỉnh
sủa ảnh.
• Mac OS: nếu bạn là nhà làm phim, hoặc là nghệ sĩ, nhạc sĩ.
• Ubuntu: nếu bạn muốn làm việc liên quan tới kỹ thuật, hoặc hỗ trợ cho phong trào
mã nguồn mở.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 13
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20

HĐH
Giá
cả
Cài
đặt
Giao
diện
Gói
phần
mềm
đi kèm
Hỗ trợ
phần
mềm
hãng thứ
3
Chương
trình
điều
khiển
thiết bị
Mạng
Bảo
mật
Mac OS
8 10 10 9 7 7 8 8
Window
XP 6 6 6 5 10 9 9 6
Window
Vista

4 7 8 7 9 7 8 7
Ubuntu
9 6 5 8 8 5 5 8
3. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC CHIẾN DÀNH THỊ
PHẦN GIỮA CÁC HĐH
Vì điều kiện thời gian không cho phép để đi nghiên cứu sâu về chiến lược cạnh
tranh của cả 3 hãng: Microsoft – Apple – Linux. Nhóm 7 xin đi sâu vào chiến lược cạnh
tranh của Microsoft trong cuộc chiến giành thị phần trong lĩnh vực cung ứng phần mềm.
3.1 Cuộc chiến giữa những gã khổng lồ: Microsoft và Apple Mac
Theo Wikipedia, sản phẩm máy tính cá nhân đầu tiên tích hợp giao diện đồ họa
người dùng là Apple Macintosh, được giới thiệu vào ngày 24/1/1984. Khoảng một năm sau
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 14
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
đó, Microsoft phản công bằng hệ điều hành Windows (vào tháng 11/1985) để đáp ứng nhu
cầu làm việc ngày càng phức tạp.
Dòng máy tính Apple Macintosh tiếp tục thành công trong nửa sau thập niên 80 của
thế kỷ trước nhưng doanh số tụt dốc từ năm 1990 trở về sau, khi thị trường chuyển hướng
sang sử dụng máy tính IBM chạy hệ điều hành Microsoft Windows. Từ đấy, gã khổng lồ
phần mềm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường PC, đồng thời bỏ xa hệ điều hành MAC. Đến
năm 2009, Microsoft đã chiếm đến 91% thị phần hệ điều hành toàn cầu.
Chẳng có gì bí mật khi Microsoft vẫn đang dẫn đầu thị trường máy tính suốt hơn 30
năm qua. Lý do cho thành công này cũng hết sức đơn giản: Hệ điều hành Windows dễ
dàng tương thích với mọi hệ thống phần cứng khác nhau, không phân biệt nhà sản xuất
Dell, IBM, HP hay Sony gì hết. Ngược lại, Apple thiết kế hệ điều hành riêng theo hướng
tối ưu hóa giữa phần mềm và phần cứng máy tính, tức là kém tương thích với phần cứng
khác của nhà sản xuất thứ ba.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, Microsoft thoải mái chào bán hệ điều hành
của mình cho nhiều công ty máy tính khác nhau, phân phối rộng rãi với giá thành khá ư dễ
chịu. Kết quả là Microsoft phủ sóng khắp mọi ngõ ngách công nghệ trên thế giới. Đây cũng
chính là chiến lược ưu thế mà gã khổng lồ Microsoft có được. Trong đó chiến lược ưu

thế là chiến lược tối ưu bất kể hành động của đối thủ là gì.
Thống kê cho thấy Microsoft Windows đang chiếm tới 92% thị phần máy tính toàn
cầu, trong khi Apple Mac OS chỉ nắm giữ khoảng 5% thị phần. Ngoài ra, 3% còn lại thuộc
sở hữu của nhóm hệ điều hành khác như Linux.

GVHD: TS. Hay Sinh Trang 15
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20

Trong những năm của hai thập kỷ cuối cùng thế kỷ 20, Microsoft thực sự là vị
"thánh sống" của làng công nghệ. Chúng ta phải cảm ơn Bill Gates và các cộng sự rất rất
rất nhiều bởi nếu không có Windows, có lẽ giờ máy tính cá nhân vẫn là những cỗ máy trị
giá hàng chục ngàn USD với hàng trăm câu lệnh khó nhớ.
Có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ và yếu tố đã làm nên sự lớn mạnh của Microsoft
ngày nay. Tuy nhiên, theo nhiều người,những sản phẩm đánh dấu sợ phát triển và lớn
mạnh của công ty này đó là: MS-Dos, Windows 3.0, Windows XP và có thể là cả Internet
Explorer.
Tại sao tôi lại chọn các sản phẩm này mà không phải bất cứ sản phẩm nào khác?
MS-DOS đương nhiên có mặt vì nó là thứ đã tạo ra liên minh có thể nói đã khai sinh ra
làng máy tính cá nhân: IBM + Microsoft, Windows 3.0 là phiên bản đầu tiên có GUI
(Graphical User Interface - Nó được dùng để mô tả một môi trường làm việc thân thiện với
người sử dụng, mà được sử dụng những hình tượng đồ hoạ - như những Icon - để thay thế
những dòng lệnh tương tác với máy tính. GUI làm cho máy tính trở nên sử dụng dễ dàng
hơn đối với người dùng không có kinh nghiệm nhiều, Windows chính là GUI), Windows
XP – hệ điều hành phổ biến nhất mọi thời đại, thậm chí sau hơn 10 năm ra đời, nó vẫn rất
được yêu thích còn IE là trình duyệt phổ biến nhất thế giới.
Có thể bạn để ý có thể không, Microsoft đã tạo nên những điều cực kỳ kỳ diệu
nhưng tất cả hãng đều làm trên những nền tảng được mua lại từ các công ty khác. Đáng nói
hơn, những "nguồn mua lại" này lại không hề thuộc dạng bí mật mà được rất nhiều các
công ty cùng thời sử dụng.
Đầu tiên là MS-DOS (hay IBM gọi là PC DOS). Đây là HĐH được Bill Gates cải

tiến, chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống của IBM bằng việc mua lại quyền sử dụng QDOS
hay 86-DOS của Seattle Computer Products. Số tiền mà Microsoft phải bỏ ra là 75.000
USD. Thương vụ mua bán diễn ra vào năm 1981 và cho ra mắt phiên bản dành cho PC của
IBM.
Kế tiếp là giao diện người dùng (GUI) mà ngày nay tất cả chúng ta đều gọi là
"Windows". Thực chất, GUI không phải là thứ Microsoft phát minh ra, nó xuất hiện lần
đầu tiên trên các máy tính của Apple. Ít lâu sau khi Steve Jobs bị buộc rời khỏi công ty do
chính mình sáng lập (17/9/1985), Microsoft đã mua lại một số yếu tố trong GUI của Mac
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 16
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
(24/10/1985). Một số người còn cho rằng chính việc phản đối bán GUI cho Micrsoft đã
khiến Jobs bị sa thải.
Ba năm sau đó, Apple nhận thấy sai lầm của mình và khởi động một cuộc chiến
pháp lý với Microsoft về việc hãng này xâm phạm các yếu tố trong GUI của Mac mà chưa
được phép. Cuộc chiến pháp lý kéo dài tới 6 năm (kết thúc năm 1994) với chiến thắng
thuộc về Microsoft. Bill Gates không hề phủ nhận việc mình dùng các yếu tố của GUI chưa
mua của Apple mà sử dụng quan điểm: đây là những điều bắt buộc phải như thế khi đã sử
dụng các yếu tố đã mua của Apple trước đó. Thất bại trong cuộc chiến pháp lý đó đã giáng
một đòn mạnh vào Apple (khi đó đang trong quá trình lao dốc không phanh). GUI chính
thức trở thành "đặc sản" của Microsoft và được biết đến nhiều dưới bóng dáng của
Windows. Hậu quả của thất bại này thậm chí còn chưa chấp dứt khi gần đây Samsung sử
dụng án lệ này như một yếu tố để chống lại đơn kiện của Apple.
Kế tiếp là Internet Explorer - trình duyệt có lúc đã chiếm gần 100% thị phần thị
trường trình duyệt. Trình duyệt này được Microsoft phát triển từ phiên bản thương mại của
Spyglass Mosaic. Microsoft cùng với rất nhiều công ty khác đã mua lại quyền phát triển
trình duyệt này. Sau đó, Microsoft tiếp tục chiến thắng tại tòa án và không phải tiếp tục trả
tiền cho Spyglass khi sử dụng
Không làm được (hoặc chưa làm được) thì mua là phương châm hoạt động của
Microsoft suốt lịch sử của hãng. Microsoft từng mua những dự án, công ty sở hữu công
nghệ mà hãng cần với mức giá hời. Gần đây nhất là vụ mua lại Skype trị giá 8,5 tỷ USD

hay lời đề nghị 30 tỷ USD thất bại dành cho quyền sở hữu Yahoo.
Một trong những yếu tố đặc trưng (và hay bị "lên án") của các sản phẩm mang mác
Microsoft là tính khép kín của sản phẩm. Đây chính là yếu tố hạt nhân tạo ra tính độc
quyền của Microsoft. Nguyên tắc chung của Microsoft đối với hầu hết các sản phẩm của
hãng: "Chào mừng các nhà phát triển ứng dụng, tuy nhiên, làm ơn tránh xa mã nguồn hay
bất cứ yếu tố nào liên quan đến cốt lõi của sản phẩm". Thực thế, Microsoft luôn làm tất cả
để bảo vệ quyền sở hữu, sự an toàn của mã nguồn - yếu tố cơ bản của vài chục tỷ USD
doanh thu mỗi năm.
Tư duy kinh doanh này đến nhiều từ yếu tố lịch sử của hãng. Như đã nói ở trên, các
sản phẩm cốt lõi của Microsoft đều được mua lại và phát triển từ các sản phẩm có sẵn và
có rất nhiều người cũng có thể mua lại và phát triển tương tự Microsoft. Việc bảo vệ chặt
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 17
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
mã nguồn là điều thiết yếu của Bill Gates và có cộng sự có thể tồn tại và phát triển trong
thời điểm đó.
Quan điểm này có thể sai trong tương lai khi mọi thứ đều đang hướng tới tính mở.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ nó vẫn đúng và được chứng minh mạnh mẽ thông qua doanh
thu và lợi nhuận của hãng.
Rất khó để khẳng định MAC hay Windows xuất sắc hơn, bởi lẽ mỗi sản phẩm
hướng đến những nhóm đối tượng sử dụng riêng biệt. Về phía Microsoft, hãng này luôn ổn
định với hệ điều hành Windows của họ, trừ sự “thất bại” của Windows Vista so với
Windows XP – hệ điều hành đã 10 năm tuổi, thì sự xuất hiện của Windows 7 (có mặt trên
cửa hàng bán lẻ từ tháng 10/2009) với hơn 90 triệu bản sau 5 tháng ra mắt, đã lấy lại “uy
thế” cho Microsoft, khẳng định lại mình với vị thế là nhà cung cấp hệ điều hành phổ biến
khắp thế giới. Trong khi đó Apple cũng có những cải tiến cho hệ điều hành Mac OS của
họ, từ những phiên bản trước đó, rồi đến Mac OSX – năm 2001, và liên tục đổi mới, bản
mới nhất hiện tại là Mac OSX Snow Leopard (phát hành ngày 23/06 vừa qua).
Nhưng cuộc chơi không chỉ dừng lại trên cuộc chiến giành thì phần cung ứng phần
mềm, chính vì vậy Microsoft không dễ để thắng Apple. Năm 2001, Apple giới thiệu chiếc
iPod đầu tiên, đến năm 2007, Apple giới thiệu chiếc điện thoại iPhone đầu tiên trên thế

giới, và năm 2008 là chiếc iPhone 3G.
Năm 2010, Apple bước vào giai đoạn “bùng nổ” khi hàng loạt sản phẩm “thống trị”
thị trường của họ ra đời như iPad (01/2010), iPhone 4 (06/2010) và gần đây nhất là iPad 2
(02/2011), chưa kể những chiếc iMac và Macbook, đã đưa Apple trở thành một đối thủ
đáng gườm nhất của Microsoft.
Trước sự vụt lên như con phượng hoàng lửa của gã khổng lồ Apple, Microsoft cũng
có những bước phát triển cho riêng mình, số một trong lĩnh vực phần mềm văn phòng với
bộ Microsoft Ofice - phiên bản mới nhất chạy trên hệ điều hành Windows của hãng đã bán
được 30 triệu bản, sau một năm ra mắt, đến đó là những chiếc Xbox (11/2001) rồi đến
Xbox360 (11/2005), máy nghe nhạc Zune (11/2006), nhưng thật sự những sản phẩm này
không còn nổi bật như những gì họ đã làm trước đó.
Windows Phone 7 của Microsoft đang muốn khẳng định chỗ đứng trên thị trường di
động khi kết hợp cùng với Nokia – trong ván bài “được ăn cả, ngã về không” – Microsoft
dường như bế tắc trong con đường tìm ra hướng đi thực sự cho mảng di động của mình và
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 18
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
cạnh tranh với Apple cũng như với nhiều hãng di động khác. Vì vậy, Với Windows và
Internet Explorer, Microsoft chiếm ưu thế so với Apple về thị phần hệ điều hành máy tính
và trình duyệt. Trong khi đó, về thị phần máy nghe nhạc MP3 thì Apple lại bỏ khá xa
Microsoft nhờ những sản phẩm iPod trứ danh.
Thêm vào đó, trong khi những công ty về công nghệ khác tiếp tục cắt giảm các
khoản ngân sách quảng cáo để lèo lái qua khỏi thời khủng hoảng trầm trọng và dai dẳng
như hiện nay thì Apple lại công bố trong bản cáo bạch mới đây rằng họ tiếp tục tăng các
khoản chi tiêu nhiều hơn cho marketing và quảng cáo trong 3 tháng cuối năm 2008 so với
cùng kỳ năm trước.
Và việc này giúp cho Apple trở thành nhà quảng cáo về công nghệ lớn thứ 2 thế
giới, chỉ sau Microsoft. Trong suốt 9 tháng đầu năm 2008, chi tiêu dành cho quảng cáo của
Apple vượt qua con số 133 triệu USD, hơn cả ngân sách của HP và I.B.M cộng lại, trong
khi, doanh thu hàng năm của 2 hãng này gấp 3 lần của Apple - theo kết quả từ công ty
nghiên cứu TNS Media Intelligence. Và Microsoft tiêu tốn đến 191 triệu USD.

“Apple đang cố gắng tranh thủ thời cơ trong thời điểm có nhiều chỉ trích hướng vào
Windows”, Tim Bajarin, Chủ tịch của Creative Strategies, một người theo sát Apple lâu
năm cho biết, “Việc họ chỉ trích Microsoft giống như việc họ bêu rếu những thông điệp sai
sự thật mà Windows cam kết đem đến cho khách hàng”.
Một trong những mẫu quảng cáo nghiên cứu có “Bean Counter” của Apple, họ chế
giễu việc Microsoft chỉ biết tiêu tốn tiền của cho quảng cáo, thay vì họ phải chỉnh sữa
những lỗi kỹ thuật trên sản phẩm của mình.
Qua ví dụ về cạnh tranh quảng cáo của hai gã khổng lồ chúng ta lại thây hình bóng
trò chơi quãng cáo trong Lý thuyết chò trơi. Bất kể các đối thủ khác như thế nào thỉ gã
khổng lồ Microsoft vẫn chi một phần lớn trích từ doanh thu để chi phí cho quãng cáo. Bởi
vì, họ nhận ra được quảng cáo là một trong những con đường để đi đến trái tim khách
hàng. Qua ví dụ trên cũng cho chúng ta thấy, trong ma trận kết quả của chò trơi quảng cáo
nếu Apple không quảng cảo hay chi phí cho quảng cáo ít thì Microsoft sẽ chiếm ưu thế,
giành được nhiều thị phần. Tuy nhiên, nhận thức được điều này Apple đã tập trung cho
quảng cáo nhằm tranh giành thị phần với Microsoft. Cuối cùng, trong cuộc chiến giữa 2 gã
khổng lồ Microsoft và Apple vẫn chưa thể đi đến hồi kết phân kẻ thắng người thua.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 19
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Rất khó để khẳng định MAC hay Windows xuất sắc hơn, bởi lẽ mỗi sản phẩm
hướng đến những nhóm đối tượng sử dụng riêng biệt. Tuy nhiên, Microsoft vẫn đang nắm
giữ thị phần quá lớn và sẽ tiếp tục duy trì sức ảnh hưởng đáng kể trong nhiều năm tiếp
theo.
Tuy nhiên, trên thị trường CNTT đầy khốc liệt đó có lúc chúng ta sẽ bắt gặp hai gã
khổng lồ bắt tay nhau hợp tác để đè bẹp các đối thủ khác. Đó là trò chơi hợp tác trong Lý
thuyết trò chơi.
3.2 Cuộc chiến giữa Microsoft kết hợp với Apple đá Google để giành giật Nortel
Nortel từng là 1 trong những gã khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông, năm 2009 tuyên
bố phá sản. Kho bằng sáng chế của Nortel gồm khoảng 6000 chiếc, chủ yếu trong lĩnh vực
viễn thông và các thiết bị thông tin liên lạc. Nortel đã đem cả kho bằng sáng chế của mình
ra đấu giá, tháng 4 vừa rồi Google ra giá 900 triệu USD cho món hàng này của Nortel.

Những đối thủ của Google như Apple, Microsoft tất nhiên không muốn hãng này được “vũ
trang” kĩ càng hơn, lập tức cũng nhảy vào cuộc đấu giá.
Đến khi Google cắn răng chịu bỏ ra 4 tỉ USD giữa tháng 6, người ta tưởng rằng gã
khổng lồ tìm kiếm đã nắm chắc trong tay kho vũ khí này. Đầu tháng 7, Apple đột ngột bắt
tay với Microsoft và một số hãng sản xuất khác như Sony, RIM, EMC… tung ra cú đấm
quyết định: 4,5 tỉ USD để mua 6000 bằng sáng chế của Nortel. Khi kết quả đấu giá được
công bố, người ta mới ngã ngửa ra khi “kho bằng” của Nortel được bán cho liên minh
Apple-Microsoft-RIM.
Sau thất bại của Google, David Drummond, phó chủ tịch điều hành phụ trách mảng
pháp chế của hãng này đã đưa lên blog chính thức của Google một bài viết trong đó chỉ
trích việc Apple và Microsoft bắt tay nhau để cố tình chơi xấu, “dìm hàng” Android. Từ
trước đến nay, những tuyên bố chính thức của Google luôn khá “nhã nhặn” và chỉ đề cập
một cách bóng gió đến các đối thủ của mình. Tuy nhiên lần này có vẻ như Google đã “hết
chịu nổi” Apple và Microsoft khi “chỉ mặt gọi tên” tất cả các đối thủ trong bài viết kể trên,
đồng thời cáo buộc khá mạnh bạo rằng các hãng đó đã có những động thái cạnh tranh
không lành mạnh và đề cập đến việc yêu cầu Bộ Tư Pháp Mỹ xem xét lại thương vụ này.
Ngay sau khi Google đăng bài viết của mình, Microsoft lập tức đáp trả rất quyết liệt.
Brad Smith, luật sư trưởng của Microsoft nói trên trang Twitter của mình: “Google cáo
buộc rằng chúng tôi mua bằng sáng chế của Nortel chỉ để họ không tiếp cận được chúng.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 20
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
Thật vậy sao? Chúng tôi đã từng mời họ góp tiền trong thương vụ này và họ từ chối”.
Frank Shaw, trưởng bộ phận truyền thông của Microsoft còn đăng cả một bức ảnh chụp lá
thư trao đổi giữa ông ta với một phó chủ tịch khác của Google, trong thư có đoạn Google
cự tuyệt lời đề nghị “chung độ” của Microsoft.
Có thể thấy Microsoft đang chơi trò hai mang. Google không phải hoàn toàn vô lý
khi cho rằng Microsoft bắt tay Apple để “diệt” Android. Vấn đề là những tiết lộ từ phía
Microsoft lại cho chúng ta thấy một khía cạnh mới của vấn đề: hãng này sẵn sàng bắt tay
với cả Google và Apple. Tại sao lại như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, hãy lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh toàn cảnh thị

trường. Windows Phone 7 của Microsoft hiện tại đang là một sản phẩm thất bại của hãng
này trong khi Android và iOS vẫn đang tiếp tục tăng trưởng phi mã. Nokia bắt tay
Microsoft để hỗ trợ Windows Phone, nhưng hai người không biết bơi nắm tay nhau sẽ
không giúp cả hai cùng nổi. Muốn Windows Phone 7 tìm được chỗ đứng, Microsoft bắt
buộc phải dọn đường cho nó. Đối với Microsoft mà nói, iOS ngã hay Android thất thủ thì
đều có lợi như nhau. Việc ban đầu Microsoft đề nghị bắt tay với Google trước có thể là một
động thái chứng tỏ họ vẫn dè chừng kẻ thù truyền kiếp Apple.
Nhưng khi Google lắc đầu, Microsoft không ngần ngại sát cánh cùng iOS để “dọn
dẹp” Android. Mục tiêu cuối cùng của Microsoft chỉ là gây thiệt hại cho 1 trong 2 đối thủ
của mình mà không nhắm và một ai cụ thể. Chỉ cần iOS hoặc Android bị kìm hãm đôi chút
là Windows Phone sẽ có cơ hội chen chân vào một thị trường đang quá chật chội.
Microsoft muốn nhân lúc lộn xộn việc bằng sáng chế để “đục nước béo cò”, đây thực sự là
một ngón đòn rất thâm thúy của gã khổng lồ phần mềm, hoàn toàn tương xứng với kinh
nghiệm trên 30 năm chinh chiến trên mặt trận quyền sáng chế.
Còn đối với Apple, ngay từ đầu, Apple đã bày tỏ ý định quyết giành giật số bằng
sáng chế của Nortel với Google. Với số lượng bằng sáng chế của Apple, việc bổ sung các
bằng sáng chế từ Nortel không thực sự quan trọng, ý nghĩa của thương vụ này chỉ đơn
thuần là kéo “vũ khí” ra xa khỏi tầm với của Google. Việc sẵn sàng bắt tay với Microsoft
cho thấy Apple không quá lo ngại về nền tảng Windows Phone èo uột của hãng này. Việc
Apple quyết tâm không để cho Google tiếp cận 6000 bằng sáng chế này đã cho thấy những
nỗ lực của Táo Khuyết trong việc ngăn cản bước tiến của Android. Rất tiếc cho Android và
rất mừng cho iOS là những nỗ lực này cuối cùng cũng thành công.
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 21
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
3.3Cuộc chiến giữa Microsoft và Linux
Linux là một phần nổi bật nhất trong thế giới mã nguồn mở. Linux được quản lý và
phát triển bởi tổ chức kernel.org và hàng nghìn các thành phần khác được các tổ chức, cá
nhân phát triển một cách độc lập. Nhưng thường thì chúng ta biết Linux chủ yếu qua các
dự án phân phối (Linux distribution) như Redhat, Debian, Mandrake và hàng trăm bản
phân phối Linux khác (distro). Các dự án phân phối Linux tuyển lựa và sử dụng tập mã

nguồn từ các tổ chức trên tạo ra một sản phẩm Linux đóng gói đưa đến tay người dùng
cuối. Nhưng khía cạnh mà mọi người nhắc nhiều đến Linux là khái niệm "phần mềm tự
do" (free software): tự do sử dụng phần mềm với mọi mục đích; tự do được học hỏi cách
thức phần mềm hoạt động và thay đổi nó sao cho thích ứng với yêu cầu của riêng mình; tự
do phân phối các bản sao chép cho người khác; tự do được nâng cấp và phát hành các bản
nâng cấp ra cộng đồng. Thật ra khái niệm "phần mềm tự do" không thật sự đồng nghĩa với
"phần mềm miễn phí". Nhưng hiện tại, nó cũng đồng nghĩa với sự miễn phí vì hầu hết các
thành phần Linux được cung cấp miễn phí với đầy đủ mã nguồn.
Thông qua định nghĩa của "phần mềm tự do" thì Linux thật sự mang lại cho người
sử dụng nhiều lợi ích to lớn. Bạn được quyền sử dụng phần mềm không hạn chế, bạn có
thể học hỏi và kiểm soát để bảo đảm phần mềm thỏa mãn yêu cầu của bạn, không gây
phương hại cho bạn (điều mà bạn không được bảo đảm bởi các phần mềm mã nguồn đóng
khác). Bạn được quyền sao chép phần mềm cho người khác sử dụng mà không sợ vi phạm
bản quyền. Ngược lại khái niệm "phần mềm tự do" rõ ràng gây tổn hại đến lợi ích của
những nhà phát triển phần mềm. Với "phần mềm tự do", họ không còn kiếm được lợi
nhuận to lớn từ việc sản xuất và phát triển phần mềm, từ đó không thể bù đắp cho chi phí
và động lực để sáng tạo ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn. Và cũng không thể phủ
nhận thực tế, các phần mềm đóng gói như Windows, Offices "làm một lần và bán suốt đời"
đã tước đi quyền của người sử dụng được tiếp cận mã nguồn như kiểm tra phần mềm, tự
nâng cấp nếu họ có khả năng, sao chép phần mềm đem lại siêu lợi nhuận không thích
đáng cho các công ty phần mềm.
Vì vậy, trong cuộc chiến với phần mềm nguồn mở Linux, gã khổng lồ sử dụng vũ
khí hệ thống pháp lý để dập tắt trào lưu phần mềm nguồn mở.
Rút ra từ chính những bài học sương máu của mình, cách đây mấy chục năm trở về
trước, những ngày lập nghiệp, Microsoft phải đối mặt với những đơn kiện bản quyền “tối
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 22
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
tăm mặt mũi” như vụ kiện với Apple về giao diện người dùng, với IBM về HĐH OS/2, với
Novell về mảng công nghệ truyền dẫn… Và hãng này cũng cố tỏ ra “ngây thơ vô tội”
giống như Google bây giờ bằng cách liên tục “la làng” về việc những hãng kiện cáo đang

cạnh tranh thiếu lành mạnh và việc bản quyền phần mềm sẽ bó buộc sự phát triển của công
nghệ.
Mười lăm năm sau ngày thành lập, Microsoft chỉ nắm giữ vỏn vẹn ba bằng sáng chế
liên quan tới phần mềm máy tính. Điều này chứng tỏ sự thiếu quan tâm của Bill Gates đối
với vấn đề này, và ông ta đã phải trả những cái giá đắt thông qua hàng trăm triệu USD bồi
thường cho các vụ kiện thất bại. Sau năm 1990, Microsoft bắt đầu tăng tốc trong việc tích
trữ bằng sáng chế. Năm 1995, hãng có bằng sáng chế thứ 100, năm 1999 là bằng sáng chế
thứ 1000 và con số này cứ tăng phi mã, đến thời điểm hiện tại ước tính Microsoft đang
nắm giữ trên 20 ngàn bằng sáng chế các loại.
Và khi đã tích tụ đủ bằng sáng chế cho mình, dường như Microsoft không cảm thấy
các bằng sáng chế này kéo tụt sự tiến bộ của công nghệ nữa. Từ nửa sau thập kỷ 90 trở đi,
khi Microsoft giữ vị trí thống trị ở mảng hệ điều hành, hãng này lại đem các bằng sáng chế
mà mình thu thập được để kiện cáo, chống lại các tổ chức, cá nhân ủng hộ phần mềm mã
nguồn mở. Cuộc chiến chống Linux dai dẳng của Microsoft là một ví dụ điển hình cho việc
những doanh nghiệp lớn quên đi thời “bần hàn” của mình và thực hiện chính sách “lấy thịt
đè người” mà trước đó họ cực lực phản đối.
Tuy nhiên, hệ điều hành Linux đang vươn lên mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, từ
những chiếc siêu máy tính cho tới điện thoại di động và trở thành đối thủ đáng kể của
Windows.
So với Windows, những ưu điểm nổi trội của Linux bao gồm: tốc độ nhanh hơn, ít
gặp rắc rối với virus, không đòi hỏi cấu hình máy cao và hoàn toàn miễn phí. Trong suốt
một thập kỉ, gần như Linux chỉ được người dùng tự cài đặt. Tuy nhiên, giờ đây hệ điều
hành ưa thích của các chuyên viên công nghệ thông tin đang trở nên phổ dụng. Hơn nữa
Linux không hề xung đột với Windows. Windows mặt khác vẫn tiếp tục chịu sự tấn công
của các tay “tin tặc” trên mạng.
Hiện nay, người dùng muốn sở hữu một phần mền của Microsoft thì phải trả chi phí
tương đối cao và việc nhiều chương trình hiện vẫn chưa tương thích với Vista là một
nguyên nhân khiến nhiều người dùng không muốn sử dụng. Mặc khác, người dùng cần
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 23
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20

phải mua một vài phần mềm chống virus trong khi Linux ít bị ảnh hưởng của mã độc. Phần
mềm Aegis Virus Scanner tích hợp sẵn có thể chạy ở chế độ nền.
Rõ ràng, lợi thế so sánh của Linux với Windows là rất lớn. Việc hoàn toàn miễn phí
hệ điều hành và các phần mềm cũng như ít nguy cơ tấn công khiến người dùng Linux ngày
một đông đảo.
Microsoft hiện đang sở hữu một thị trường rộng, khách hàng đã quen với thương
hiệu của công ty và quyền bảo hộ (sở hữu trí tuệ) tốt nên lợi thế của Microsoft ngày một
phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, Microsoft có đội ngũ chuyên gia tư vấn và quản lý doanh
nghiệp tốt nên về mặt này sản phẩm của công ty có những nét nổi trội so với Linux.
Tuy nhiên, Linux là một đối thủ cạnh tranh lập dị. Không có một công ty, tập đoàn
nào đằng sau nó. Linux và Windows là hai đối thủ có thể gọi là khó có thể “chấp nhận
nhau” trên thị trường hệ điều hành hiện nay. Nhưng mã nguồn mở Linux đang phát triển
rất mạnh và “gã khổng lồ Microsoft” không thể không biết và để ý đến điều này.
Đối với các nước đang phát triển, xu thế vận dụng công nghệ vào quản lý là rất lớn.
Trong khi đó, tin học hóa ở các nước này vẫn còn chậm, đây là cơ hội tốt nhất để cho
Microsoft phát triển các chương trình phần mềm của mình. Mặt khác, do chi phí phần mền
cao và có sự ràng buộc về bản quyền, xu thế chuyển sang phần mền mã nguồn mở đang trở
thành trọng tâm của các nước đang phát triển. Hiện các nước như Trung Quốc, Việt Nam,
Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển sang sử dụng phần mềm riêng (nội địa hóa).
Tại các thị trường đã phát triển, khi triển khai nguồn mở, doanh nghiệp, nhà nước và
cá nhân phải tốn nhiều chi phí để thay thế hệ thống mới, cập nhật các ứng dụng liên quan
và đào tạo lại đội ngũ nhân viên. Nhưng ở các thị trường đang phát triển, cả ba khâu trên
đều không xảy ra, và việc họ cởi mở hơn với “nguồn mở” cũng là chuyện tất yếu.
Hơn thế nữa, một ưu điểm nổi bật của nguồn mở là nó cho phép các nước đang phát
triển cơ hội vực lên ngành công nghiệp IT nội địa. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi
thường thì những nước này không có nền công nghiệp phần mềm, hoặc nếu có cũng rất èo
uột.
Trước tình hình một loạt các nước quyết định cho “rơi” Windows và Office để
chuyển sang phần mềm nguồn mở, Microsoft quyết định vãn hồi tình thế bằng một chiến
lược mới dành cho thị trường IT bằng cách liên kết với Linux để tạo thế mạnh hùng hậu

GVHD: TS. Hay Sinh Trang 24
TL KTVM: Ứng dụng lý thuyết trò chơi- Nhóm 7 K20
hơn của Microsoft trên thương trường. Đây cũng là chiến lược chịu sự cạnh tranh khốc liệt
và có vẻ như nguồn mở đang giành thế thượng phong.
Nguy cơ chính của Microsoft hiện nay là công ty đang mất dần thị phần là do người
dùng và các quốc gia đang có xu thế xây dựng hệ thống phần mềm riêng dần dần thay thế
và tránh lệ thuộc Microsoft. Chiến lược mà Linux kỳ vọng chính là trong các ứng dụng
mới, như máy chủ Web và thiết bị cầm tay. Khi những ứng dụng này phát triển, cải tiến,
phần mềm hỗ trợ chúng sẽ dứt áo rời bỏ máy tính để bàn (desktop) để nhảy lên Internet và
Microsoft sẽ bị mất thị phần.
Ứng dụng Linux trên thiết bị cầm tay thực sự là mối đe doạ cho công việc kinh
doanh các chương trình cho máy tính để bàn gắn với hệ điều hành Windows. Khi Internet
trở thành trung khu thần kinh của mọi hoạt động điện toán, thay vì mạng LAN như hiện
nay, các thiết bị, máy tính sẽ chạy trên nền Linux. Đơn giản vì Linux hoàn toàn xây mới,
hoàn toàn tương thích. Ngày càng có nhiều người để máy tính xách tay ở nhà và mang thiết
bị cầm tay theo.
Có thể khẳng định rằng ngày nay, nguồn mở là xương sống của thế giới web và
mạng Internet toàn cầu đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn mở bất chấp sự thống trị
của Microsoft trong lĩnh vực phần mềm. Nhận thức rõ được sự nguy hiểm này, Microsoft
đã chuyển hướng chiến lược từ cạnh tranh đối đầu với cộng đồng nguồn mở sang bắt tay
hợp tác. Theo tin chính thức từ các bên, thoả thuận hợp tác giữa Microsoft và Novell - nhà
phát triển Suse Linux - sẽ có hiệu lực đến ít nhất là năm 2012. Với Linux, Windows từ chỗ
là đối thủ cạnh tranh bỗng chốc trở thành bạn. Việc này mở ra những triển vọng mới cho
việc tiếp tục phát triển và phổ biến các nền tảng sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
Microsoft sẽ gia công phần mềm nguồn mở, bao gồm các đề án định hướng điều khiển các
định dạng của các tập tin trong Office và dịch vụ web (web - service). Ngoài ra, Microsoft
sẽ không đăng ký bằng sáng chế với những gia công sản phẩm phi thương mại dùng mã
nguồn mở. Microsoft cũng sẽ không kiện tụng với các thành viên OpenSUSE.org, tổ chức
có mã nguồn cấu thành nền tảng của Suse Linux Enterprise.
Thoả thuận cùng Novell có thể tạo khả năng sử dụng những ứng dụng nền tảng này

vào hạt nhân của Linux. Ý nghĩa của chiến dịch này rất nhiều, mặc dù thúc đẩy Linux phát
triển, Microsoft không hề mất đi thị phần mà len lỏi được vào cả những hạ tầng Linux. Mặt
khác, người dùng Linux có khả năng sử dụng những sản phẩm máy chủ thành công hơn
GVHD: TS. Hay Sinh Trang 25

×