Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.34 KB, 17 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CON CUÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO
KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN
THUỘC LĨNH VỰC: PHỔ CẬP GIÁO DỤC
Tên tác giả : Đậu Xuân Dương
Đơn vị công tác :
Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An
Số DĐ: 0984.897.453
Năm thực hiện 2009-2010
2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức của mọi
quốc gia trên thế giới, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc
phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực
và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải nâng cao học vấn của những người lao động. Vì
vậy, việc thực hiện và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
(PCGDTHCS) trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm
góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội Khóa X; Chỉ thị
số 61/CT-TƯ ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị và Nghị định số 88/2001/NĐ-CP
ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện PCGDTHCS, góp phần quan trọng
đối với sự phát triển của đất nước và thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.


Nhận thực rõ vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo trong phát trỉển kinh tế-
xã hội, Đảng ta luôn luôn chăm lo phát triển giáo dục. Quan điểm phát triển giáo
dục và đào tạo của Đảng là nhất quán, tạo thành hệ thống trong đường lối lãnh đạo
cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
Nghị quyết TW4 khoá VII đã nhấn mạnh: "Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất
lượng, phát huy hiệu quả đào tạo con người lao động tự chủ năng động sáng tạo".
Nghị quyết TW2 khoá VIII Chỉ rõ "Mọi người đi học, học thường xuyên,
học suốt đời" và cũng xác định nhà nước "Tạo mọi điều kiện để ai cũng được học
hành, người nghèo được nhà nước giúp đỡ để được học tập". Đảm bảo cho người
học giỏi phát triển tài năng"… "Nâng cao chất lượng toàn diện bậc Tiểu học hoàn
thành giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010".
Trong Chiến lược giáo dục đào tạo 2001 - 2010 cũng chỉ rõ: "Mục tiêu và
nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát
triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Tạo
cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt
đời… "Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xoá mù chữ, bổ túc trên tiểu
học góp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010".
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ
2006 - 2010 đã nêu rõ: "Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo, phân công, phân cấp rõ trách nhiệm giữa ngành và các cấp; lấy việc
quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng giáo dục và đào tạo….”.
Trong Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của huyện Con Cuông
đã khẳng định: "Phổ cập giáo dục của huyện nhằm nâng cao dân trí, tạo điều kiện
4
cho cụng dõn trong tui cỏc xó, th trn cú trỡnh hc vn gúp phn nõng
cao cht lng ngun nhõn lc phc v cho cụng cuc cụng nghip hoỏ - hin i
hoỏ ca huyn"

Ti hi ngh Tng kt cụng tỏc ph cp giỏo dc giai on I (2001 2005)
v mc tiờu, gii phỏp giai on II (2006 2010), B trng Nguyn Thin
Nhõn ó kt lun: Ph cp giỏo dc l ph cp nng lc lm ngi ti thiu theo
chun quc gia ch khụng n thun l chng ch ph cp. Ni no ó hon thnh
ph cp thỡ phi tip tc nõng nng lc lm ngi lờn. Phn u gi mc tiờu n
nm 2010 hon thnh ph cp THCS trong khi vn tip tc nõng cp ph cp tiu
hc.
Nh vy ph cp giỏo dc l mt nhim v quan trng, cp bỏch, liờn tc
thng xuyờn ca ton xó hi trong ú ngnh Giỏo dc v o to gi vai trũ
trng trỏch quyt nh ó c c th hoỏ trong cỏc Ngh quyt v Chin lc phỏt
trin ca ng, nh nc cng nh B Giỏo dc v o to.
T thc tin trin khai v thc hin cụng tỏc ph cp giỏo dc trờn a bn
huyn trong nhng nm qua, trc tỡnh hỡnh mi, yờu cu cỏn b qun lý phi
ỏnh giỏ ỳng n kt qu ó t c v ra cỏc gii phỏi tip tc duy trỡ v
nõng cao cht lng ph cp trong nhng nm tip theo.
I. THC TRNG PH CP GIO DC
CA HUYN CON CUễNG, TNH NGH AN
1.1. c im chung
1.1.1. c im tỡnh hỡnh cỏc huyn Con Cuụng, tnh Ngh An:
Con Cuông là một huyện miền núi vùng cao, là cửa ngõ miền Tây nam tỉnh
Nghệ An.
Phía Đông giáp huyện Anh Sơn
Phía Tây giáp huyện Tơng Dơng
Phía Nam giáp nớc CHDCND Lào
Phía Bắc giáp huyện Quỳ Hợp.
Din tớch t nhiờn: 174.450,35ha
Huyn cú 13 n v xó, th trn (12 xó, 1 th trn), trong ú 11 xó thuc
min nỳi cao. Tng dõn s 69.321 ngi; bao gm 5 dõn tc anh em cựng chung
sng l: ngi Thỏi, ngi HMụng, ngi Hoa, ngi an Lai v ngi Kinh.
Dõn tc thiu s 49.109 ngi chim 70,8%, ngi Kinh chim t l di 29%.

(Ch yu vựng Th trn v mt s xó do dõn min xuụi lờn phỏt trin kinh t v
cỏn b lờn cụng tỏc). Trong nhng nm qua, di s lónh o ca Huyn U, s
ch o sỏt sao ca HND, UBND huyn, s c gng phn u ca cỏc cp cỏc
ngnh, cỏc t chc xó hi, s n lc ca nhõn dõn cỏc dõn tc huyn Con Cuụng
ó to c th mnh mi v phỏt trin kinh t, xó hi.
Tuy ó t c nhng kt qu nht nh nhng im xut phỏt v kinh t
ca huyn cũn mc thp, chuyn dch c cu kinh t cũn chm, trỡnh khoa
5
học kỹ thuật chưa cao, cơ sở hạ tầng ở mức độ còn khiêm tốn, các cơ sở sản xuất
công nghiệp chưa phát triển, kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường và khả năng
cạnh tranh chưa có hiệu quả nhất định. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên và thị trường tiêu thụ, các cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ. Đời
sống của nhân dân lao động nhất là ở vùng sâu, vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn,
chậm đổi mới, phong tục tập quán và phương thức canh tác còn lạc hậu. Để đột
phá trong phát triển KT-XH cần có nhiều giải pháp linh hoạt trong mỗi giai đoạn
để thực hiện. Nhìn chung đời sống kinh tế, thu nhập của đại bộ phận người dân
còn ở mức thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, tỉ trọng về công
nghiệp và dịch vụ rất thấp. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, liên lạc gặp rất
nhiều khó khăn. Toàn huyện có 11/13 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn (hưởng
chế độ xã vùng 135 theo quy định của Chính Phủ).
1.1.2. Đặc điểm về Giáo dục và Đào tạo của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An
* Quy mô trường lớp:
- Năm học 2009 - 2010 toàn huyện có 47 trường trực thuộc phòng Giáo dục
và Đào tạo (không kể 2 trường THPT và 01 TTGDTX trực thuộc Sở GD-ĐT).
Trong đó: Có 14 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 13 trường THCS, 1
trường PTCS.
- Số lớp học sinh các bậc học:
+ Mầm non: Nhà trẻ: 64 nhóm - 642 cháu: Mẫu giáo: 113 lớp - 2461 cháu
+ Tiểu học: 304 lớp - 5073 HS. (trong đó có 47 lớp ghép - 371 HS)

+ THCS: 183 lớp với 5089 HS.
Chia ra: - Lớp 6: 43 lớp - 1156 HS
- Lớp 7: 45 lớp - 1180 HS
- Lớp 8: 48 lớp - 1426 HS
- Lớp 9: 47 lớp - 1327 HS.
* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
Tính đến 31/8/2009 là: 1250 người: Trong đó:
- Quản lý nhà nước (phòng GD&ĐT): 15 người
- Cán bộ quản lý các cấp học, ngành học: 108 người
- Giáo viên Mần non : 205 người
- Giáo viên Tiểu học : 520 người
- Giáo viên Trung học cơ sở : 329 người
- Nhân viên phục vụ : 73 người
Giáo viên Mầm non 100% đạt chuẩn có 10/205 (= 4,8%) trên chuẩn, giáo
viên Tiểu học 100% đạt chuẩn có 204/520 (= 39,2%) trên chuẩn, giáo viên THCS
98,5% đạt chuẩn và có 104/329 (= 31,6%) trên chuẩn.
6
* Về tình hình cơ sở vật chất trường học:
- Tính đến tháng 9/2009: Toàn ngành hiện có 782 phòng học các loại.
Trong đó: Số phòng kiên cố 347 phòng = 44,4%; cấp 4: 290 phòng =
37,1%; phòng tạm 145 phòng = 18,5%. Hiện tại ngoài các phòng học tạm thì phần
lớn các phòng học cấp 4 đã xuống cấp và hư hỏng rất nhiều.
Riêng cấp THCS: có 183 phòng. Trong đó: Có 95 phòng kiên cố chiếm
51,9%, còn lại là phòng cấp 4: 88 phòng chiếm 48,1%.
Quy mô phát triển trường lớp trên địa bàn toàn huyện cơ bản đã đáp ứng
nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong huyện. Các dự án (kiên cố
hoá trường lớp học, Chương trình 135 của Chính phủ) đầu tư mạnh mẽ cho giáo
dục làm cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, bộ mặt các nhà
trường trong huyện thay đổi hẳn so với trước, khuôn viên trường lớp khang trang
hơn, sạch đẹp hơn.

Công tác chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục:
Phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ (PCGDTH - XMC) đạt chuẩn từ
tháng 12 năm 1996, phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) đạt chuẩn từ
tháng 12 năm 2006, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được Bộ giáo dục và
Đào tạo công nhận từ tháng 12 năm 2000 đến nay vẫn được củng cố và duy trì.
Công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD) được đẩy mạnh, toàn xã hội đã
chăm lo, quan tâm nhiều hơn đến giáo dục. Tổ chức Đại hội giáo dục lần thức II
vào tháng 11 năm 2007
Các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã phát huy được hiệu quả
hoạt động, năm 2005 thành lập mới 10 Trung tâm, năm 2006 có thêm 3 Trung
tâm, đưa tổng số TTHTCĐ của toàn huyện lên 13/13 đạt tỷ lệ: 100% đảm bảo
hoàn thành kế hoạch được giao. Hoạt động của các TTHTCĐ trên toàn huyện đã
góp phần tích cực đến công tác giáo dục của các địa phương, thể hiện rõ sức mạnh
của toàn xã hội với sự nghiệp giáo dục.
Hội khuyến học huyện Con Cuông với vai trò hạt nhân thúc đẩy công tác
XHHGD đang phát huy tiềm năng và thế mạnh của tổ chức với phương châm toàn
dân chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Thực trạng công tác phổ cập giáo dục của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An
2.2.1. Tình hình chung:
Công tác phổ cập giáo dục của các đơn vị xã, thị trấn toàn huyện đã thu
được một số kết quả, tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành phổ cập trong độ tuổi chưa cao do
một số khó khăn bất cập như:
Nhận thức của một số bộ phận cán bộ còn hạn chế trong công tác phổ cập
giáo dục, chưa tập trung chỉ đạo triệt để việc tiếp tục thực hiện công tác phổ cập
giáo dục để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương; đời
sống của nhân dân lao động còn gặp nhiều khó khăn.
7
Địa hình rộng, phức tạp việc giao thông, đi lại giữa các vùng trong huyện
khong thuận lợi. Các đối tượng thuộc diện phổ cập lại là lao động chính, vì vậy

việc duy trì sĩ số các lớp phổ cập hết sức khó khăn, mặc dù Uỷ ban nhân dân
huyện, Ban chỉ đạo phổ cập các cấp phối hợp với các ban ngành, các tổ chức xã
hội đã có nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động nhưng hiệu quả
còn nhiều hạn chế.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn đến các đơn vị trường
học thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ, vận động giáo viên, nhất là giáo viên trẻ
tham gia giảng dạy chương trình bổ túc văn hoá trong hè. Việc thực hiện chương
trình sách giáo khoa bổ túc trung học cơ sở cho các lớp phổ cập chưa sát với các
đối tượng theo học. Công tác mở các lớp học phổ cập chưa linh hoạt. Số đối tượng
theo học ít lại thuộc nhiều trình độ, nhận thức chậm, dẫn đến chất lượng phổ cập
còn ở mức hạn chế.
2.2.2. Tình hình về đối tượng phổ cập
- Công tác vận động và duy trì các lớp phổ cập: Hầu hết các địa phương trên
toàn huyện đã có kế hoạch mở lớp và vận động học viên thuộc diện phổ cập ra lớp,
tuy nhiên do một số khó khăn bất cập nêu trên đã ảnh hưởng đến việc duy trì các
lớp phổ cập giáo dục và sĩ số học viên, ở một số địa phương không đạt theo kế
hoạch đã xây dựng, dẫn đến tỷ lệ chuẩn toàn huyện còn chưa cao.
- Tính hình học sinh bỏ học ở Tiểu học độ tuổi 11 - 14: Trên toàn huyện số
trường hợp bỏ học ở Tiểu học: 0; một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
đều được vận động theo các lớp bổ túc văn hoá chương trình Tiểu học.
- Tình hình học sinh độ tuổi 15 - 18 bỏ học ở trung học cơ sở: Tính đến
tháng 12 năm 2008 toàn huyện còn: 348 HS bỏ học. Nguyên nhân bỏ học có nhiều
lý do, song chủ yếu là khó khăn về kinh tế và nhận thức về sự học còn hạn chế,
mặc dù Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp đã phối hợp tuyên truyền, vận động
đến hộ gia đình và cá nhận người học.
Đối tượng PCGDTHCS trong độ tuổi từ 15 - 18 tuổi, họ là lực lượng lao
động chính, là trụ cột gia đình, hầu hết nhưng gia đình còn hoàn cảnh kinh tế khó
khăn các đối tượng này phải bỏ học để lao động kiếm sống và giúp đỡ gia đình.
Do nhận thức của người học còn thấp, chưa nỗ lực vươn lên trong học tập,
thoả mãn ở trình độ tiểu học, bằng vốn kiến thức ít ỏi đủ để làm nương rẫy theo lối

sống tự cung tự cấp. Do kiến thức hạn chế, tư duy của các đối tượng này thường
thiên về tư duy cụ thể, yếu về trừu tượng, thường quan tâm tới lợi ích trước mắt.
Do trình độ thấp, nhận thức chậm, thiếu kiến thức cơ bản nên khó tiếp thu kiến
thức mới, dẫn đến chán học rồi bỏ học.
2.2.3. Kết quả phổ cập giáo dục đạt được:
* Công tác phổ cập giáo dục – xoá mù chữ:
Công tác phổ cập GD-XMC năm 2008 tiếp tục được duy trì, củng cố.
8
Qua điều tra các hộ gia đình tháng 12 năm 2008: Tổng dân số toàn huyện là:
69.321 người, nữ: 35.076 người chiếm tỷ lệ 50,6%; tỷ lệ người dân tộc 49.109
chiếm 70,8%.
+ Số người độ tuổi từ 15 - 35 có: 25.901 người, đối tượng ngoài diện phổ
cập: 257; người số phải phổ cập Tiểu học - Xoá mù chữ: 25.644 người, số người
biết chữ: 25.208 người tỷ lệ người biết chữ: 97.6%: Tỷ lệ người mù chữ theo quy
định có trình độ học vấn từ lớp 2 trở xuống là đối tượng cần huy động ra các lớp
xoá mù chữ và sau xoá mù chữ còn 615 người, chiếm: 2,4%.
+ Số người độ tuổi từ 36 - 45 có: 7914 người, diện ngoài phổ cập 139
người: số phải phổ cập Tiểu học - Xoá mù chữ: 7775 người; số người biết chữ:
7661 người tỷ lệ là: 96.8%, số người mù chữ còn: 253 người, tỷ lệ người mù chữ
có trình độ học vấn từ lớp 2 trở xuống chiếm: 3,2%
+ Huy động ra các lớp XMC và sau XMC: (Độ tuổi từ 26 đến 60 tuổi)
+ Huy động ra các lớp XMC: 17 lớp 413 học viên
+ Huy động sau XMC: 9 lớp 174 học viên.
*Công tác phổ cập giáo dục THCS:
+ Đơn vị đạt chuẩn:
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009, toàn huyện có: 13/13 xã, thị trấn
được công nhận đạt chuẩn PCGDTHCS, đạt: 100% kế hoạch đề ra. Toàn huyện
giữ vững tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định.
+ Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo tính tại thời
điểm điều tra:

- Toàn huyện có 13/13 đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học xoá mù chữ, đạt tỷ lệ: 100%
- 13/13 đơn vị xã, thị trấn chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi, đạt tỷ lệ :
100%.
Tiểu chuẩn I: Quy định phổ cập giáo dục tiểu học - XMC
+ Tổng số trẻ 6 tuổi: 943, số phải phổ cập 923, huy động vào lớp 1 năm học
2009 - 2010: 923 đạt tỷ lệ 100%
- Tổng số trẻ 11 tuổi: 1126, diện phải phổ cập 1084, số có bằng tốt nghiệp
Tiểu học: 957, đạt tỷ lệ: 88.3%.
+ Số trẻ bỏ học ở Tiểu học: 0.
Tiêu chuẩn II: Quy định về phổ cập GDTHCS
+ Tổng số đối tượng 15 - 18: 6868, số phải phổ cập: 6630, số có đã có bằng
TNTHCS (2 hệ): 5431 đạt tỷ lệ: 81.9%.
+ CSVC đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập.
2.2.4. Một số hạn chế:
9
Công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả
nhất định, tháng 12/2009 toàn huyện đã duy trì và vẫn đạt tỷ lệ chuẩn phổ cập
GDTHCS; tuy nhiên còn một số tồn tại cơ bản sau:
+ Việc nắm bắt, triển khai thực hiện các văn bản về công tác phổ cập đang
còn hạn chế không chỉ trong đội ngũ những người làm công tác phổ cập mà ngay
cả các đồng chí lãnh đạo của một số địa phương, ban ngành cũng chưa nắm vững
về các yêu cầu của chuẩn.
+ Công tác tham mưu, tuyên truyền còn có nhiều hạn chế. Chưa tích cực
chủ động để tìm ra giải pháp khắc phục, chưa tổ chức triển khai thực hiện kế
hoạch phổ cập đã đề ra tại các xã, thị trấn, dẫn đến kết quả huy động thấp đối
tượng phải phổ cập ra lớp, vì vậy tỷ lệ đạt chuận chưa cao.
+ Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện, các xã và thị trấn chưa phát huy hết
chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động, các ban ngành, đoàn thể ít có sự phối hợp
hoạt động cùng với ngành giáo dục trong công tác vận động, tuyên truyền củng cố

duy trì kết quả phổ cập GDTH ĐĐT và GDTHCS đã đạt được vào năm 2006.
+ Về tư tưởng, nhận thức: nhiều người cho rằng công tác phổ cập đã hoàn
thành, nên có tư tưởng xả ngơi, một bộ phần cán bộ và nhân dân nhận thức về
công tác phổ cập giáo dục hời hợt, chủ quan, không đề ra được giải pháp ưu tiên
trong công tác phổ cập giáo dục đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào giáo dục
của đơn vị và toàn huyện.
+ Hoạt động giáo dục ở một số đơn vị trường học chưa đảm bảo theo nhiệm
vụ của ngành học, bậc học, nhận thức hoạt động chuyên môn chưa sâu, chưa thực
hiện được yêu cầu của nền giáo dục quốc dân là: giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên là giáo dục cho mọi người, tiến tới xây dựng xã hội học tập.
+ Tiến độ triển khai PCGD còn chậm, một số địa phương tỏ ra lúng túng
trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện .
+ Nhận thức về học tập của đối tượng phải phổ cập có nhiều hạn chế, không
chịu vươn lên trong học tập dẫn đến chán học, bỏ học.
+ Đối tượng phổ cập GDTHCS trước đây đi học không đúng độ tuổi nên
hiện đang học ở các lớp dưới khá nhiều. Một bộ phận học sinh trong độ tuổi còn
bỏ học ngoài nhà trường.
+ Kinh phí chi cho PCGD đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế.
2.2.5. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên:
Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện kinh tế và cơ chế, nên trong những năm qua kinh tế có phát
triển, nhưng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ học vấn chưa cao, chủ yếu là
lao động phổ thông nên một bộ phận nhân dân không tha thiết đi học.
10
- Trong nhiều năm qua Nhà nước đầu tư cho giáo dục nhất là chương trình
phổ cập giáo dục, người học không phải đóng góp gì, nhưng đời sống của nhiều
gia đình quá khó khăn nên không cho con em đi học.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ cập tuy được tập huấn, nhưng do kinh
nghiệm còn hạn chế lại làm việc trên địa bàn rộng, đi lại khó khăn nên hiệu quả

công tác còn thấp.
- Công tác PCGD được các địa phương triển khai, có nhiều địa phương làm
tốt, nhưng chưa tổ chức được việc tìm hiểu học tập kinh nghiệm từ các đơn vị
khác.
- Công tác PCGD có rất nhiều hoạt động đòi hỏi phải có kinh phí mới thực
hiện được, nhưng hiện nay mức chi kinh phí dành cho PCGD ở các địa phương và
ngay cả với cấp huyện chưa đảm bảo, vì chưa có văn bản chính thức hướng dẫn
mức chi các hoạt động.
Nguyên nhân chủ quan:
- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương sau khi đã được công
nhận đạt chuẩn PCGD THCS, có tư tưởng xả hơi, chủ quan, không coi trọng việc
củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập.
- Một số đồng chí cán bộ lãnh đạo địa phương chưa nắm vững các chuẩn
PCGD, do đó chỉ đạo chưa thật sâu sát, còn chung chung, chủ yếu giao khoán
công việc cho trường Tiểu học và THCS thực hiện.
- Chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các trường THCS với các
trường Tiểu học, các Trung tâm học tập cộng đồng với Phòng Giáo dục và các xã,
thị trấn trong công tác PCGD, do đó hoạt động chưa thật đồng bộ.
- Công tác tổ chức tuyên truyền vận động chưa thật sâu rộng trong các ban
ngành đoàn thể và trong quần chúng nhân dân, nên sự hiểu biết về PCGD còn hạn
chế.
- Động cơ học tập của một bộ phận học sinh không rõ ràng
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ PHỔ
CẬP GIÁO DỤC CỦA HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Mục tiêu:
2.1.1.Mục tiêu chung:
Phổ cập giáo dục nhằm nâng cao dân trí, tạo cơ hội và điều kiện cho công
dân ở mọi độ tuổi, ở các địa phương trong toàn huyện đều được học tập nâng cao
trình độ học vấn, góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhận lực phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Huyện Con Cuông quyết tâm giữ vững

và phát huy kết quả phổ cập giáo dục đạt được trong các năm qua, hoàn thành
thắng lợi công tác phổ cập giáo dục được giao năm học 2009-2010 và những năm
tiếp theo.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
11
- Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập GDTH-CMC, phổ cập GDTHCS, phổ
cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc
trung học, tiến tới xây dựng xã hội học tập trong toàn huyện.
- Vận đông, huy động triệt để các đối tượng phổ cập ra lớp, củng cố và duy
trì, phát huy công tác phổ cập giáo dục có hiệu quả.
- Huy động trẻ có độ tuổi từ 3 - 5 tuổi ra các lớp mầm non đạt chỉ tiêu, thực
hiện tốt phổ cập 1 năm trẻ 5 tuổi, đảm bảo số trẻ vào học lớp 1 ở độ tuổi 6 tuổi đạt
trên 99% trở lên.
- Ưu tiên đầu tư cho các trường vùng sâu, vùng xa. Đầu tư có trong điểm
các trường học đạt chuẩn Quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo
quy định.
- Tiếp tục củng cố các TTHTCĐ ở 13/13 xã, thị trấn đảm bảo để TTHTCĐ
hoạt động có hiệu quả, thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các mặt hoạt
động của Trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được
học tập, đảm bảo thực hiện thật tốt Quyết định số: 112/2005/QĐ-TTg ngày 18
tháng 05 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010".
- Phát huy vai trò của Hội khuyến học huyện, là cầu nối giữa giáo dục và xã
hội; tiếp tục triển khai quy chế hoạt động hội, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức các
hoạt động và Hội khuyến học ở các địa phương nhằm thực hiện thật tốt công tác
XHHGD, tạo điều kiện cho mọi người đều được học tập góp phần đẩy nhanh tiến
độ phổ cập giáo dục trên toàn huyện và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên của các ban, ngành, đoàn
thể với phòng GD&ĐT để vừa tham mưu vừa triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu,
kế hoạch phổ cập năm 2009, ban chỉ đạo công tác phổ cập từ huyện đến các xã, thị

trấn hoạt động đoàn bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn.
2.2. Giải pháp duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục của huyện Con
Cuông:
Trên cơ sở thực tiễn công tác phổ cập giáo dục của huyện Con Cuông trong
những năm qua, là người trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo phòng GD&ĐT, Ban
chỉ đạo PD GD huyện, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao kết
quả phổ cập giáo dục của huyện trong những năm tới:
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền thông qua các nghị quyết chuyên đề, chỉ thị về
nhiệm vụ PCGD, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức
đoàn thể đối với PCGD
- Phải thực sự coi công tác giáo dục nói chung và các công tác phổ cập giáo
dục nói riêng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng bộ và chính quyền ở các địa
phương.
12
- Công tác phổ cập giáo dục được ghi trong Nghị quyết của các cấp uỷ.
- Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch PCGD gồm thành phần Bí thư, chủ
tịch và cán bộ phụ trách Văn hoá- Xã hội các xã, thị trấn. Tập huấn cho cán bộ làm
công tác phổ cập, hướng dẫn lại nghiệp vụ điều tra xử lý số liệu, lập bộ hồ sơ
PCGD theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các
lực lượng xã hội, trong đó có ngành giáo dục làm nòng cốt, quy chế phải được xây
dựng cụ thể, gắn trách nhiệm giữa ngành giáo dục với các tổ chức khác, quy định
trách nhiệm của mỗi bên.
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, tổng kết theo định kỳ để đánh giá việc thực
hiện phổ cập giáo dục. Khen thưởng kịp thời nhằm động viên các cá nhân, tập thể
có sự nỗ lực trong công tác này. Có biện pháp xủ lý chấn chỉnh đối với những
hành vi gây khó khăn, cản trở công tác phổ cập giáo dục theo đúng tinh thần Luật
giáo dục năm 2005.

2.2.2. Tuyên truyền, xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCGD trên các phương tiện thông tin
đại chúng và nhiều hình thức khác để nhân dân hiểu rõ các chuẩn PCGD và xác
định được thực hiện PCGD là trách nhiệm của toàn xã hội, là quyền lợi và nghĩa
vụ của mỗi người dân.
- Công tác phổ cập giáo dục và phát triển giáo dục là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội, các tổ chức chính trị,
các đoàn thể quần chúng; do đó phải làm cho cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ
về công tác phổ cập giáo dục là thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước; Đó là
thực hiện tốt và đầy đủ:
+ Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
+ Chỉ thị 61/CT - TW, ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về thực hiện phổ
cập giáo dục THCS.
+ Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT, ngày 26/6/1999 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra công nhận
phổ cập giáo dục Tiểu học có chỉ rõ đối tượng, tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo
dục Tiểu học đúng độ tuổi (03 tiêu chuẩn)
+ Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/07/2001 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra công nhận
phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (02 tiêu chuẩn)
+ Chỉ thị 05/2001/CT-UBND, ngày 13/02/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Nghệ An về việc phổ cập trung học cơ sở có ghi: " Phổ cập giáo dục trung học cơ
sở nhằm nâng cao dân trí trên cơ sở củng cố và phát huy thành quả của phổ cập
GDTH-CMC, tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ được tiếp tục học tập, rèn
luyện và hoàn thiện nhân cách, hiểu biết nghề nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực
13
phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thực hiện hoà nhập với giáo dục khu
vực và thế giới".
+ Chỉ thị 20/CT-UBND, ngày 09/6/2003 của UBND huyện Con Cuông về

việc tăng cường công tác lãnh đạo, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục: "Tiếp tục
duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học, đẩy nhanh công tác phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, phấn đấu được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập
giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2006".
- Các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể thực hiện tuyên
truyền và vận động mọi người dân về ý nghĩa phổ cập giáo dục với mục tiêu nâng
cao dân trí, tạo nguồn nhân lực cho huyện trong thời kỳ đổi mới. Tiếp tục nâng cao
hơn nữa nhận thức trong cán bộ và nhân dân về việc củng cố và phát huy hiệu quả
của công tác phổ cập giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Tiếp tục phát huy và thực hiện nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày
18/04/2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục y
tế, văn hoá và thể dục thể thao. Vận động đóng góp kinh phí cho mục tiêu phổ cập
giáo dục, xây dựng quỹ phổ cập giáo dục .
- Tuyên truyền sâu rộng trong mọi tổ chức xã hội học tập để mọi người tự
giác học tập nâng cao trình độ, đồng thời vận động các đối tượng bỏ học ra các lớp
bổ túc văn hoá.
- Chăm lo đời sống cho giáo viên vùng sâu, vùng xa trên địa bàn kinh tê xã
hội có nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia phát triển
kinh tế gia đình nhằm ổn định cuộc sống để phát huy trình độ chuyên môn nghiệp
vụ theo đúng pháp luật của Đảng và Nhà nước quy định.
2.2.3. Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp, từ phòng
Giáo dục và Đào tạo đến các đơn vị xã, thị trấn và nhà trường:
Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD từ cấp huyện đến các xã, thị trấn.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể sâu sát,
triển khai thực hiện có hiệu quả, thường xuyên theo dõi đôn đốc, đúc rút kinh
nghiệm, chấn chỉnh bổ sung kịp thời nhằm thực hiện đúng kế hoạch phổ cập.
Ban chỉ đạo huyện thường xuyên hướng dẫn ban chỉ đạo các xã, thị trấn về
công tác điều tra cơ bản và nghiệp vụ nhập dữ liệu, thống kê các chỉ số về phổ cập.
Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tập huấn cho cán bộ, giáo viên làm công tác phổ
cập; tuyên truyền các tổ chức đoàn thể tham gia làm công tác phổ cập giáo dục. Tổ

chức thực hiện kế hoạch, đảm bảo các điều kiện cho công tác phổ cập nhất là trang
bị thêm máy vi tính cho cơ sở; kiểm tra công nhận kết quả phổ cập ở từng xã, thị
trấn và đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục của huyện. Phối hợp
với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá công tác phổ
cập giáo dục theo quý, giữa năm và cả năm.
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các xã, thị trấn tổ chức thực hiện công tác phổ
cập giáo dục trên địa bàn; Có nhiệm vụ xây dựng đề án, kế hoạch, tổ chức điều tra
cơ bản phổ cập giáo dục trên địa bàn; xây dựng bộ hồ sơ phổ cập giáo dục theo
14
quy định; xây dựng kế hoạch huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sỹ số,
nâng cao chất lượng giáo dục; tổ chức các lớp bổ túc THCS để thu hút các đối
tượng ngoài nhà trường.
2.2.4. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác điều tra, lập hồ sơ phổ cập:
Ban chỉ đạo mà nòng cốt là phòng GD&ĐT tổ chức chỉ đạo các xã, thị trấn
phân công giáo viên làm công tác điều tra phổ cập giáo dục đến từng hộ gia đình
để tổng hợp nắm bắt số lượng học sinh trong độ tuổi phổ cập, số lượng chưa qua
phổ cập, số lượng học sinh bỏ học để vận động đi học…Tiếp tục tập huấn công tác
thống kê, tổng hợp phổ cập giáo dục để mọi người nắm bắt được các tiêu chuẩn
của phổ cập trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục
trung học cơ sở, trung học phổ thông từ đó xây dựng và lập kế hoạch, xử lý số liệu
thống kê, biểu mẫu, báo cáo và xây dựng bộ hồ sơ phổ cập. Báo cáo số liệu thống
kê về Ban chỉ đạo huyện để tổng hợp xử lý.
Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các công việc trên của nhà
trường để có ý kiến chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.
2.2.5. Chỉ đạo công tác chuyên môn, nâng cao số lượng và chất lượng phổ cập
giáo dục; nâng dần tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục một cách vững chắc:
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo của học sinh, đẩy mạnh phong trào sử dụng thiết bị dạy học, đưa công nghệ
thông tin vào nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên, chú trọng

các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học. Tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng thầy chủ đạo, trò chủ động, phát huy tính chủ động của
khách thể trong việc tìm hiểu và nghiên cứu bài học. Rèn kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh. Làm tốt công tác phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu, kém ;
bồi dưỡng học sinh giỏi ; giảm tỷ lệ học sinh lưu ban.
Chỉ đạo thực hiện tốt nề nếp hoạt động chuyên môn, xây dựng và có đầy đủ
các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Thường xuyên
tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn,
đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu bộ môn, có trình
độ chuẩn hoá và trên chuẩn. Bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp chuyên
môn được đào tạo. Chú trọng công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, duy trì phong
trào tự học, tự rèn luyện. Tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp Cao Đẳng,
Đại học để thực hiện nâng chuẩn.
Đảm bảo chế độ sinh hoạt của các tổ, khối chuyên môn; nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn; Hàng kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, thao giảng để lựa chọn giáo viên giỏi, học sinh
giỏi. Có các hình thức động viên kịp thời.
15
Triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua
trong ngành, đưa các phong trào thi đua thành các hoạt động thường xuyên của
mỗi CBGV và học sinh nhát là phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Cùng với với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội tổ chức hoạt động ngoại
khoá để giáo viên, học sinh thêm yêu trường, yêu lớp hơn.
Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phát triển duy trì số lượng và chất
lượng; Tổ chức nhiều loại hình học tập nhằm tạo nhiều cơ hội cho mọi người được
học tập ; thu hút được đầy đủ thanh, thiếu niên đến trường dưới các loại hình giáo
dục thường xuyên.
Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, tiến hành sơ kết tổng kết đúng kịp

thời để nhìn nhận, đánh giá việc thực hiện phổ cập giáo dục của đơn vị; rút ra
những kinh nghiệm để bổ cứu. Biểu dương, khen thưởng kịp thời động viên mọi
người hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Căn cứ vào tình hình cụ thể từng địa phương để lập kế hoạch phổ cập giáo
dục, đưa ra mục tiêu xây dựng xã hội học tập vào kế hoạch phát triển KT-XH của
HĐND và UBND các cấp.
2.2.6. Kết quả phổ cập giáo dục và PCGD THCS năm 2009.
Qua kiểm tra công tác PCGD năm 2009 tại huyện Con Cuông của Sở
GD&ĐT tháng 1 năm 2010 đã ghi nhận những kết quả đạt được sau đây:
- Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện và cấp xã có các văn bản chỉ đạo sát tình
hình địa phương; có phân công phụ trách cho các thành viên; sự phối hợp với các
ban ngành thường xuyên và chặt chẽ.
- Công tác điều tra, xử lý và nhập dữ liệu phổ cập tiến hành đồng bộ, thống
nhất.
- Hồ sơ phổ cập đầy đủ, dữ liệu được cập nhật và đảm bảo chính xác.
- Công tác huy động và dạy BTVH đảm bảo qui định về thủ tục mở lớp và
phân phối chương trình.
- Chất lượng giáo dục của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống
trường chuẩn quốc gia ngày càng tăng làm nền tảng cho công tác PDGD.
Kết quả PCGD 3 bậc học:
Mầm non: Phổ cập trẻ 5 tuổi:
Tổng số trẻ 5 tuổi: 1162; đi học mẫu giáo: 1123 đạt 96.6%.
Tiểu học: Phổ cập GDTH ĐĐT: 13 xã/13 xã = 100% với tỷ lệ toàn huyện:
1012/1111= 91.1%. (năm 2008: 1167/1287 = 90.6%).
THCS: Phổ cập GDTHCS: 13 xã/13 xã = 100% với tỷ lệ: 5396/6552 =
82.4%. (năm 2008: 5431/6630 = 81.9%).
Kết quả phổ cập của 3 bậc học được đánh giá là vững chắc, chất lượng phổ
cập đã được chú trọng làm nền tảng cho các năm sau.HỌC KINH NGHIỆM
16
Trên cơ sở khoa học và phân tích thực trạng giáo dục, tìm ra các giải pháp

thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cộng
đồng về công tác Phổ cập giáo dục. Tổ chức tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho giáo viên, học sinh và nhân dân.
- Hàng năm tiến hành củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục
các cấp, từ UBND huyện đến các đơn vị xã, thị trấn và các nhà trường.
- Triển khai công tác điều tra cơ bản, cập nhật số liệu, hoàn chỉnh hồ sơ phổ
cập giáo dục một cách chính xác, khoa học.
- Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới trường
lớp. Tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng và số lượng
phổ cập giáo dục; Tăng cường cơ sở vật chất; mở rộng hoạt động của các trung
tâm học tập cộng đồng tại các địa phương.
- Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, làm cho nhà
trường thực sự là trung tâm văn hóa, khoa học tại địa phương, nhân dân tin tưởng
vào giáo dục và nhà trường, học sinh thêm yêu trường, yêu lớp.
- Củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục của các xã, từng bước nâng
cao chất lượng phổ cập; Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục; Phối hợp tốt
giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
- Đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện công tác phổ cập giáo dục, tiến hành rút kinh nghiệm; chỉ đạo uốn nắn, tuyên
dương, khen thưởng một cách kịp thời.
Trên đây là một số biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục nói chung và phổ cập Trung học cơ sở nói riêng trên địa bàn huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Rất mong được sự chia sẻ và góp ý
của các đồng chí đồng nghiệp để kinh nghiệm ngày một hoàn thiện hơn.
Con Cuông, ngày 12 tháng 4 năm 2010
Người viết
Đậu Xuân Dương
17

×