UBND XÃ BẾN CỦI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO PCGD-CMC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …….. / BC-UBND Bến Củi, ngày tháng năm 2010.
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Giai đoạn 2001 – 2010
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Đặc điểm chung:
Thực hiện Nghị quyết 41/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội
Khoá X, kỳ họp thứ 8 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Chỉ thị số 61-
CT/TW ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị về thực hiện mục tiêu phổ cập
giáo dục trung học cơ sở; Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của
Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Xã Bến Củi luôn tập
trung phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu phổ cập THCS trên địa bàn xã. Với mục tiêu là
huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, làm cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18
tuổi sau khi hoàn thành chương trình tiểu học sẽ tiếp tục học và tốt nghiệp trung học cơ
sở; nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Những năm qua, việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở
(PCGD THCS) đã được kết quả khả quan, bước đầu xã tự đánh giá chuẩn về PCGD
THCS đạt vào thời điểm tháng 08 năm 2010, với kết quả cụ thể như sau:
1.Đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội
a/.Về địa lý::
Bến Củi là xã vùng sâu của huyện Dương Minh Châu, diện tích tự nhiên .........,
phía đông giáp Huyện Dầu Tiếng – Bình Dương, phía tây giáp xã Phước Minh, phía
nam giáp............., phía bắc giáp................ Tổ chức hành chính xã chia làm 04 ấp, 36 tổ
tự quản và ...........hộ.
b/.Về kinh tế - xã hội:
Kinh tế của xã là bán công, bán nông, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó
khăn, thu nhập chính của nhân dân chủ yếu dựa vào tiền lương công nhân cao su. Những
năm gần đây đời sống kinh tế tuy có nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với các
xã trong huyện.
c/.Tình hình xã hội:
Tình hình an ninh ngày càng ổn định, các tệ nạn xã hội bị loại bỏ gần như hoàn
toàn, do nhận thức ngày càng cao của người dân địa phương.
2. Đặc điểm về văn hoá giáo dục:
Bến Củi là một trong những xã đầu tiên của huyện được công nhận xã văn hóa.
Xã Bến Củi hiện có 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS.
Chất lượng giáo dục ở các bậc học trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến , ổn
định về số lượng và chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên, tỷ lệ
1
học sinh lên lớp, tốt nghiệp ngày càng cao, học sinh khá giỏi ở các cấp và học sinh lên
lớp thẳng ngày càng nhiều hơn. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Từ đó
góp phần không nhỏ đến việc thực hiện công tác PCGD THCS. Những năm qua, sự
nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng phát triển.. Đội ngũ giáo viên ở các cấp học được
chuẩn hóa từ 80-90%. Việc huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường, trẻ tốt nghiệp
tiểu học vào lớp 6 đạt từ 99% trở lên. Tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp hàng năm đạt
95% trở lên.
II. Thuận lợi, khó khăn
1.Thuận lợi
- Trên cơ sở Chỉ thị số 61 – CT/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng, Chỉ thị
số 01 – CT/TU của Tỉnh ủy Tây Ninh, Công văn số 05 – CV/HU của Huyện ủy Dương
Minh Châu về công tác PCGD.THCS. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
xã Bến Củi có được nghị quyết đúng đắn, kịp thời, cụ thể sát với thực tế tình hình địa
phương, chủ yếu tập trung cao cho công tác PCGD.THCS.
- Được sự quan tâm hổ trợ sâu sắc của Ban chỉ đạo phổ cập Huyện Dương Minh
Châu, Phòng Giáo dục – Đào tạo Dương Minh Châu, Đảng ủy – HĐND – UBND xã
Bến Củi về công tác PCGD.THCS.
- Ban chỉ đạo xoá mù chữ – Phổ cập giáo dục Tiểu học – THCS và Phổ cập bậc
trung học xã được thành lập, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban
và 20 thành viên . Các thành viên Ban chỉ đạo luôn nhiệt tình và tham gia có hiệu quả
trong việc đề ra cách tổ chức. Được sự tích cực tham gia chỉ đạo và thực hiện của các
Chi bộ ấp, kết hợp với các ban ấp, tổ tự quản để điều tra, vận động số đối tượng cần huy
động ra lớp.
- Đơn vị xã Bến Củi được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục
Tiểu học và chống mù chữ năm 1996 và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm
2004, đây là điều kiện rất cần thiết cho PCGD.THCS có nhiều thuận lới, kể cả kinh
nghiệm.
- Tạo mối quan hệ tốt và kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia trong công tác vận động trẻ bỏ học ra lớp của các ban
ấp và các đoàn thể.
- Những năm trở lại đây đời sống nhân dân được tăng lên đã tạo điều kiện tốt cho
con em được đến trường đầy đủ, hạn chế việc học sinh bỏ học, cấp Ủy đảng, chính
quyền, các ban ngành đoàn thể đã vào cuộc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, sự hoạt
động hiệu quả của hội khuyến học đã tạo điều kiện, góp phần không nhỏ trong việc động
viên, khích lệ các em đi học đầy đủ và chất lượng.
- Được sự quan tâm hổ trợ của Ban Giám đốc nông trường cao su trong việc vận
động trẻ thuộc diện con em công nhân.
- Đội ngũ giáo viên các ngành học tương đối đầy đủ, trình độ đạt chuẩn và trên
chuẩn khá cao, đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp cũng đang được ra
tăng theo hàng năm, điều kiện sinh sống của đội ngũ giáo viên được nâng lên, đa số giáo
viên có tuổi đời đồng đều, có điều kiện để phát huy năng lực và tham gia công tác giảng
dạy tốt. Đội ngũ giáo viên tích cực trong công tác, hiểu rõ được nhiệm vụ của mình
trong công tác hiện nay, đa số là người địa phương nên hiểu rõ và nắm bắt được hoàn
cảnh của từng gia đình. Bộ phận chuyên trách phổ cập năng nổ , nhiệt tình, không ngại
khó.
2
2. Khó khăn
- Địa bàn xã Bến Củi tương đối rộng, một số học sinh đi học rất xa trên 7km và
qua những đoạn cao su vắng. nên rất khó khăn trong việc huy động các em ra lớp phổ
cập.
- Mặc dù cơ sở vật chất của các trường đã từng bước được đầu tư, tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy, đa số các
phòng học còn là phòng cấp 4 lâu năm đã xuống cấp, trang thiết bị dạy học còn thiếu
thốn nhiều, thiếu các phòng chức năng, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
- Một số đối tượng cần huy động ra lớp là con gia đình nghèo khó khăn, phải đi
làm xa phụ giúp kinh tế gia đình, nên không có điều kiện ra lớp học.
- Một số ít cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình,
không tạo điều kiện cho các em ra lớp học, để các em giữa chừng phải bỏ học. Mặt khác
có những em mặc cảm do lớn tuổi, học kém phải lưu ban nên bỏ học.
- Một số đối tượng chưa ý thức được việc học tập cho chính mình, nên chưa có
thái độ tích cực trong học tập.
PHẦN THỨ HAI
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, HĐND, UBND
1. Văn bàn chỉ đạo của tỉnh:
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phổ cập giáo
dục như: Chỉ thị số 01-CT-TU ngày 26/03/2001 về việc thực hiện phổ cập giáo dục
trung học cơ sở; Quyết định số 149/QĐ-UB ngày 07/08/2001quyết định về việc ban
hành kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2001-2010; Công văn số
137/CV-TU ngày 08/08/2002 về việc tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thực hiện Chỉ thị 61-
CT-TW ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị; Công văn số 221/UB ngày 31/12/2003 của
UBND Tỉnh về việc đểy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Nhằm cụ thể hoá các chủ trương của Trung ương và Bộ GD&ĐT, Nghị quyết
của huyện uỷ, HĐND huyện về chỉ đạo công tác PCGD THCS, UBND huyện đã ban
hành các văn bản quan trọng chỉ đạo phát triển giáo dục nói chung và công tác PCGD
THCS nói riêng trong các năm qua như : Công văn số 05/CV-HU ngày 04/04/2001 về
việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; Kế hoạch số 08/2001/KH-UB ngày 23/08/2001
ban hành kế hoạch phổ cập trung học cơ sở từ năm 2001-2010;Công văn số 128/UB
ngày 15/10/2003 về việc hổ trợ kinh phí cho phong trào phổ cập giáo dục trung học cơ
sở; Công văn số25/UB ngày 11/03/2004 về việc khắc phục tình hình học sinh chính quy
bỏ học; Công văn số 141/UBND ngày 17/10/2005 về việc tiếp tục huy động học sinh ra
lớp năm học 2005-2006 và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND; Ban chỉ đạo xã đã
xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn của đơn vị cụ thể và có giải
pháp tích cực, đảm bảo khả thi: hướng dẫn, chỉ đạo việc điều tra cơ bản và xây dựng kế
hoạch phấn đấu đạt các mục tiêu phổ cập; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào
công tác điều tra và xử lý thông tin; điều tra, cập nhật thông tin được tiến hành thường
xuyên, liên tục và đảm bảo tính chính xác ngày càng cao hơn; củng cố, duy trì kết quả
xóa mù chữ, chống tái mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ; đẩy mạnh phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT) và PCGD THCS.
3
Công tác tuyên truyền đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đặc biệt quan
tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, tuyên truyền sâu, rộng chủ trương của
Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục. Nhờ việc tuyên truyền sâu, rộng,
PCGD đã được toàn dân hưởng ứng mạnh mẽ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã đưa
nhiệm vụ PCGD vào nội dung của nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt
động của xã. Các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội khuyến học, Hội Cựu chiến binh,Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc đã đưa
tiêu chí phổ cập vào nội dung hoạt động.
2. Chỉ đạo thực hiện:
Tiếp thu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện,
Đảng ủy xã Bến Củi ban hành Công văn số06 và 07 /CV-ĐU về việc chỉ đạo thực hiện
Chỉ thị 61-CT/TW, Chỉ thị 01-CT/TU và Công văn số 05/CV-HU, UBND xã đã ra
Quyết định số 35/2001/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo CMC-PCGD TH ĐĐT – PCGD
THCS .
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục và CMC có 20 thành viên do đồng chí Phó Chủ
tịch xã làm trưởng ban. Thường trực trong Ban chỉ đạo gồm 03 đồng chí chịu trách
nhiệm chỉ đạo chung toàn xã, riêng đồng chí phó ban thường trực phụ trách chuyên môn
có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn xã, làm tham mưu để chỉ đạo. Mỗi khi có sự
thay đổi nhân sự , Ban chỉ đạo đều được củng cố kiện toàn.
Đối với thành viên ban chỉ đạo phân công cụ thể từng đồng chí xuống ấp để làm
công tác vận động.
Ban giám hiệu các trường có nhiệm vụ điều tra, điều tra bổ sung, cập nhật các
loại hồ sơ sổ sách theo hướng dẫn của ngành Giáo dục - Đào tạo. Cung cấp danh sách
những học sinh trong diện huy động, phân loại trình độ từng đối tượng, chuẩn bị cơ sở
vật chất, sắp xếp mở lớp và phân công giáo viên giảng dạy.
Các ban ngành đoàn thể (Nông dân, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh…) tổ chức các
cuộc họp Đoàn viên - Hội viên phát động mở rộng cuộc vận động sâu rộng trong quần
chúng nhân dân.
Ban lãnh đạo các ấp tổ chức họp triển khai cho các ban ngành ấp - Tổ nhân dân
tự quản giúp đỡ nhà trường trong việc điều tra, huy động và duy trì sĩ số học viên tạo
điều kiện về cơ sở vật chất trong việc mở các lớp Phổ cập, giải quyết chế độ chính sách
khuyến khích người tham gia học các lớp phổ cập.
Hội khuyến học: Tổ chức vận động nhân dân và các doanh nghiệp đóng góp để
giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tổ Nhân dân tự quản: Tổ chức triển khai mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của
công tác PCGD THCS, kết hợp với các ban ngành đoàn thể vận động học viên ra lớp.
Lực lượng công an đảm bảo an ninh trật tự cho các lớp học phổ cập.
II. Tham mưu của các cấp quản lí giáo dục
1. Tham mưu trong công tác chỉ đạo:
Căn cứ vào số liệu thống kê hằng năm, lên kế hoạch và đề ra chỉ tiêu huy động
cụ thể theo từng đơn vị ấp, tổ. Tham mưu Ban chỉ đạo họp phân công các đoàn đến từng
nhà của đối tượng huy động các em ra lớp. Trong các đoàn vận động Đảng ủy phân
công Bí thư Chi bộ các ấp làm trưởng đoàn.
Ngoài công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương trong công tác vận động, nhà
trường còn làm tốt công tác tham mưu xã hội hóa công tác giáo dục, để từng bước nâng
cao cơ sở vật chất nhà trường.
2. Phát triển mạng lưới giáo dục
* Giai đoạn 2001-2005:
4
Toàn xã có 01 trường THCS, 01 trường TH được chia làm 3 điểm/ 4 ấp.
TH: Số phòng học:
THCS: số phòng học:
Đảm bảo đủ số lượng phòng học 2 ca.
* Giai đoạn 2005-2010:
Toàn xã có 01 trường THCS, 01 trường TH được chia làm 3 điểm/ 4 ấp.
TH: Số phòng học:
THCS: số phòng học:
Đảm bảo đủ số lượng phòng học 2 ca.
Qua hai giai đoạn các phòng học được sự đầu tư của ngành, sự chăm lo của toàn
xã hội, các phòng học được nâng cấp sửa chữa và tu bổ hàng năm. Trong hững năm gần
đây trường đã có phòng thư viện thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Đơn vị đã
thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, hằng năm đều có kế hoạch xây dựng, sửa
chữa cơ sở vật chất nhà trường. Kết hợp cùng hội cha mẹ học sinh xây dựng dần các
công trình cung cấp nước sạch, đèn, quạt và công trình vệ sinh.
3. Đội ngũ giáo viên ( nêu rõ sự phát triển về số lượng, chất lượng, trình độ
qua từng giai đoạn 2001 – 2005 và 2006-2010).
- Số lượng GV TH, THCS, THPT, TT GDTX; tỉ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn,
dưới chuẩn; tỉ lệ giáo viên/ lớp;
- Cơ cấu giáo viên các môn học; giáo viên chuyên trách phổ cập.
* Giai đoạn 2001-2005:
- Tổng số giáo viên tiểu học trực tiếp dạy lớp:
Trong đó:
+ Trên chuẩn: , tỉ lệ:
+ Đạt chuẩn: , tỉ lệ:
+ Tỉ lệ bố trí giáo viên:
+ Giáo viên chuyên trách phổ cập:
- Tổng số giáo viên trung học cơ sở:
Trong đó:
+ Trên chuẩn: , tỉ lệ:
+ Đạt chuẩn: , tỉ lệ:
+ Tỉ lệ bố trí giáo viên:
+ Giáo viên chuyên trách phổ cập:
* Giai đoạn 2005-2010:
- Tổng số giáo viên tiểu học trực tiếp dạy lớp: 20/15 nữ
Trong đó:
+ Trên chuẩn:11/08 nữ , tỉ lệ: 55%
+ Đạt chuẩn: 09/07 nữ , tỉ lệ: 45%
+ Tỉ lệ bố trí giáo viên: 1,43
+ Giáo viên chuyên trách phổ cập: không
- Tổng số giáo viên trung học cơ sở: 14/10
Trong đó:
+ Trên chuẩn: 09/07 , tỉ lệ: 64,3%
+ Đạt chuẩn: 05/03 , tỉ lệ: 35,7%
+ Tỉ lệ bố trí giáo viên: 1,75
+ Giáo viên chuyên trách phổ cập: 01
4. Kết quả huy động học sinh phổ cập:
- Quá trình vận động đối tượng phổ cập ra lớp; số lượng lớp phổ cập.
5