Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

skkn kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý toàn diện trường thcs môn sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 42 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
KINH NGHIỆM
VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TOÀN DIỆN TRƯỜNG THCS MÔN SƠN


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ngày nay, khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát triển thì việc phải
ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số
nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn
hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường học nước ta còn rất
hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng
dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực
CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu
quả cho công việc của mình,mục đích của mình.
Hơn nữa,đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay
đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội
học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo
dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo
ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng
dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, thương mại, quốc phòng
Trong Giáo dục đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện,
thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.( Thiết bị dạy học,
không chỉ còn là thước kẻ, compa, bảng phụ mà là máy tính, máy chiếu…)
1
Nhiều trường ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thế giới và bắt đầu xuất hiện
ở nước ta, trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet


Qua đó mọi người đều có thể học bất cứ ở đâu ,bất cứ thời điểm nào.(ở Việt nam
các trang Website đi tiên phong là: họcmai.vn; truongtructuyen.vn; violet.vn )
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và hiệu quả lớn của nó. Nhà
nước, Chính phủ và ngành giáo dục đã có các văn bản chỉ thị đối với việc ứng
dụng CNTT vào sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nói chung và phát
triển ngành giáo dục nói riêng.
Năm học 2008-2009 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn việc ứng
dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy là chủ đề năm học cho toàn ngành giáo
dục.
Như vậy, việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT đối với mỗi người nói
chung và đối với mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đối với
công tác quản lý việc ứng dụng CNTT là cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học
và sáng tạo” hiện nay, nhà quản lý giáo dục “nói cần đi đôi với làm”, nhà quản
lý phải là người tiên phong trong việc ứng dụng CNTT. Hiệu quả quản lý sẽ thấp
nếu người quản lý giáo dục chỉ hô hào, vận động giáo viên ứng dụng CNTT vào
đổi mới phương pháp dạy học, trong khi nhà quản lý giáo dục lại không biết ứng
dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý của mình.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác quản lý
tại cơ sở giáo dục quả là một điều cần trăn trở. Trong bản sáng kiến này, tôi sẽ
đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như những việc làm
cụ thể trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý (CTQL) tại Trường
Trung học cơ sở Môn Sơn (Trường THCS Môn Sơn) trong các năm học qua để
cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt hơn nữa trong
công tác quản lý.
II/NHẬN THỨC CŨ VÀ VIỆC LÀM CŨ:
1. NHẬN THỨC CŨ:
2
Do sự nhận thức hạn chế về vai trò của CNTT nên ngại áp dụng, không
vượt qua được những khó khăn bước đầu. Một số cán bộ quản lý , giáo viên nhà

trường chỉ thấy mặt trái của CNTT , thấy một số hiện tượng tiêu cực của giới trẻ
trong xã hội là đổi lỗi cho CNTT.
Suy nghĩ rằng việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là không thể, bởi với
đồng lương nhà giáo thì không biết lúc nào mua được máy tính , không biết khi
nào trường có máy chiếu và các cơ sở hạ tầng CNTT khác . Tại xã Môn Sơn là
xã biên giới , miền núi không bao giờ có có dịch vụ Internet tốc độ cao (Thời
điểm năm 2005 , 2006 Máy vi tính còn quá đắt so với thu nhập của CBGV).
Việc ứng dụng CNTT vào quản lý còn phụ thuộc nhiều vào “ý thích” của
cán bộ quản lý , của một số giáo viên, chưa có sự chỉ đạo mang tính pháp lý cùng
với sự hỗ trợ thích hợp về cơ sở vật chất, các phần cứng, phần mềm của các
cấp quản lý.
2 .VIỆC LÀM CŨ :
Trong những năm học trước tại Trường THCS Môn Sơn, nhất là từ năm
học 2006 trở về trước, khi việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhà trường còn rất
ít, chủ yếu là dùng máy tính soạn thảo một số văn bản, in ấn tài liệu. Nhiều công
việc khác như tra cứu văn bản; soạn thảo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng; thống
kê, tổng hợp báo cáo; xếp thời khóa biểu; tổ chức thi, kiểm tra; đánh giá, phân
loại học sinh; thông báo kết quả học tập của học sinh, phải làm thủ công nên mất
nhiều thời gian và nhân lực nhưng đôi khi kết quả vẫn có sự nhầm lẫn ngoài
mong muốn. Thậm chí không thể làm được việc theo dõi, đánh giá chất lượng
học sinh, chất lượng giảng dạy của giáo viên qua các bài kiểm tra cũng như việc
thực hiện qui chế của đơn vị.
Thực tế khi không ứng dụng CNTT vào quản lý tôi thấy ở trường THCS
Môn Sơn có những hạn chế như sau:
Việc tra cứu văn bản, nhất là các văn bản, các kế hoạch ban hành cách đây
đã lâu thì việc tìm các văn bản này trong tập hồ sơ lưu trữ là một vấn đề không
3
đơn giản, phải mất khá nhiều thời gian nếu cần ngay các văn bản này để giải
quyết công vụ thì không thể đáp ứng được.
Để phục vụ thống kê báo cáo phải huy động một lực lượng lớn CBGV,

CNV ở nhiều bộ phận khác nhau. Đơn cử như báo cáo chất lượng giảng dạy của
giáo viên thì phải huy động hết giáo viên trong trường, các tổ trưởng chuyên
môn, bộ phận văn phòng để tổng hợp, lãnh đạo phải kiểm tra lại thông tin báo
cáo. Nếu các báo cáo này cần phân loại theo giới tính, khối học, ban học, dân
tộc…thì còn đòi hỏi nhân lực và thời gian nhiều hơn. Tuy số lượng tham gia
đông, thời gian nhiều, nhưng nhiều khi số liệu lại không khớp giữa các môn, các
khối làm ảnh hưởng đến tổng hợp báo cáo của toàn trường thiếu độ chính xác.
Công tác phổ cập giáo dục THCS sau điều tra là công việc thống kê , việc
thống kê bằng phương pháp thủ công hết sức vất vả , tốn kém ,phải làm trong
nhiều tuần , huy động một lực lượng lớn CBGV của cả hai cấp học (Thống kê
mỗi thôn bản phải cần đến 8-12 người) sau đó tổ phổ cập xã còn phải tổng hợp
kiểm tra lại , mất rất nhiều thời gian song vẫn nhầm lẫn sai sót.
Việc xếp thời khóa biểu mất khá nhiều thời gian, (Xếp 1 thời khoá biểu
đẹp, hợp lý với 19 lớp , giáo viên lại không đồng bộ về chuyên môn phải mất 3-
4 ngày) tình trạng trùng giờ, thiếu tiết dạy luôn xảy ra khi xếp lại thời khóa biểu,
cả trường dùng chung 1 thời khóa biểu xếp theo lớp học, không có thời khóa
biểu theo giáo viên (sự vụ biểu), theo tổ; gây nhiều khó khăn cho các tổ trưởng
khi bố trí dự giờ, phân công dạy thay.
Việc tổ chức thi, kiểm tra học kỳ, lập danh sách phòng thi, đánh số báo
danh…đòi hỏi nhân viên, phó hiệu trưởng chuyên môn phải chuẩn bị trước cả
thời gian dài, thậm chí cả tháng trước đó.
Việc đánh giá phân loại học sinh, dù có nhiều giáo viên cẩn thận cũng vẫn
bị sai sót trong việc cộng điểm (bộ môn và chủ nhiệm) làm ảnh hưởng đến việc
xếp loại học sinh, khi nhà trường tổ chức kiểm tra việc đánh giá học sinh đã phát
hiện những lỗi sai nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc lên lớp, ở lại của học sinh,
4
và đương nhiên lực lượng kiểm tra này cũng không hề ít và cũng cần một thời
gian nhất định để kiểm tra (đôi khi quá nhiều nên chỉ kiểm tra xác suất).
Việc gửi kết quả học tập về cha mẹ học sinh chỉ thực hiện được 2 lần/năm
học, vào mỗi lần cuối kỳ giáo viên chủ nhiệm phải tốn nhiều thời gian để sao

chép kết quả học tập, rèn luyện của học sinh vào sổ liên lạc. Trong các lần sao
chép này cũng không ít giáo viên chủ nhiệm có sự nhầm lẫn nào đó. Trong các
đợt họp phụ huynh thì giáo viên chủ nhiệm chỉ có cách duy nhất là “thông báo
miệng” cho cha mẹ học sinh. Nhưng các cuộc họp phụ huynh thường chỉ tổ chức
1 buổi , rất nhiều nội dung nên không thể thông báo kết quả học tập cụ thể , chi
tiết được cho từng em.(như thông báo điểm thành phần các môn , có minh chứng
tại phần phụ lục phiếu báo kết quả học tập).
Công tác thống kê kế hoạch đầu năm học , thống kê chất lượng giữa kỳ,
cuối năm việc so sánh chất lượng học tập và giảng dạy giữa các lớp , giữa các
giáo viên , giữa các năm học không thể thực hiện được, việc đánh giá mang nặng
cảm tính, đánh giá chung chung nên khó có thể có các quyết định quản lý để điều
chỉnh mang tính kịp thời, thuyết phục.
Trên đây, tôi chỉ trình bày những hạn chế trực tiếp của việc làm cũ, tôi
không phân tích những hậu quả gián tiếp (có thể có) có thể tác động đến tâm lý,
tình cảm của hội đồng sư phạm, của phụ huynh học sinh, của các cấp quản lý và
dư luận xã hội.
III/NHẬN THỨC MỚI VÀ VIỆC LÀM MỚI
1. NHẬN THỨC MỚI:
-Việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và giảng dạy là yêu cầu tất
yếu , phù hợp với qui luật phát triển.(như phần đặt vấn đề tôi cũng đã nêu).
+ /Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo
dục đào tạo tất yếu phải nằm trong quỹ đạo này, công nghiệp hóa hiện đại hóa
trong giáo dục đào tạo vừa để cho ngành hòa nhịp với sự phát triển chung của
đất nước, vừa để cho ngành đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của xã hội.
5
+/ Ngày nay cuộc vận động dân chủ hóa nhà trường, xã hội hóa giáo dục
đang được thực hiện trong toàn ngành giáo dục. Nhu cầu về thông tin, cập nhật
thông tin của giáo viên, học sinh, của phụ huynh học sinh, của các cấp quản lý
giáo dục và của toàn xã hội về kế hoạch, nội dung giảng dạy của nhà trường

THCS rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhà
trường là yêu cầu mang tính khách quan.
- Nhận thức được CNTT mang lại nhiều tính thân thiện cho nhà trường.
ứng dụng CNTT là nội dung quan trọng trong các nội dung làm việc khoa học
của người quản lý.
- Thấy được những hạn chế của CNTT và chỉ xem CNTT là công cụ ,
phương tiện để quản lý và hỗ trợ giảng dạy , học tập.
2. VIỆC LÀM MỚI:
2.1 Công tác học tập, bồi dưỡng kiến thức Tin học:
Thời gian nghỉ hè năm 2007 và năm 2008 bản thân tôi và động viên , hỗ
trợ một phần kinh phí 4 CBGV (Thầy Nguyễn Văn Tuấn , Hoàng Ngọc Lợi , Lê
Văn Thông , Hoàng Trọng Đàn) cùng đi học lớp bảo trì máy tính và quản trị
mạng tại Công ty Tin học Phương Đông thành phố Vinh - Nghệ An. Nhằm gây
dựng các nòng cốt về việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Hưởng ứng chủ đề năm học 2008-2009 ,trong tháng 7 và 8 năm 2008, nhà
trường tổ chức mở được 04 lớp tin học tại trường : 02 lớp tin học văn phòng , 01
lớp bảo trì , 01 lớp quản trị mạng. (Hợp đồng thầy giáo ở Công Ty tin học
Phương Đông – Thành phố Vinh lên giảng dạy)
Việc một số CBGV đi học kiến thức tin học ở thành phố Vinh - Nghệ An .
Việc mở 4 lớp tin học , cấp chứng chỉ cho CBGV cùng với việc nhà trường
thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về việc khai thác tài nguyên mạng
Internet và việc ứng dụng các phần mềm , cập nhật các thông tin về công nghệ,
đã bước đầu trang bị những kiến thức cơ bản về tin học và các kỹ năng sử dụng
máy tính , việc ứng dụng các phần mềm máy tính trong giảng dạy, học tập cho
6
CBGV nhà trường. Các vấn đề cơ bản về lỗi phần cứng , phần mềm Máy tính và
mạng nội bộ tự CBGV nhà trường giải quyết được.
2.2.Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT :
Xây dựng 1 phòng thực hành máy tính 15 máy ; 01 máy chiếu nhà trường
tự mua.

Xây dựng hệ thống mạng nội bộ do CBGV nhà trường tự thiết đặt (Mạng
Lan) , thiết lập 01 máy chủ kết nối 32 máy tính trong toàn trường , tạo ổ đĩa
mạng cho các máy , các máy trong hệ thống mạng Lan có thể truyền dữ liệu
được cho nhau và chịu sự quản lý của máy chủ. Thiết lập 2 trang Web nội bộ :
Trang học Vi tính : ; Trang chuyển dữ liệu lên và tải dữ
liệu về máy tính cá nhân: - (Trường và ký túc cán bộ giáo
viên), Internet kết nối ADSL , WiLess (Kết nối mạng không dây) đặt tại văn
phòng nhà trường , ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực nhà trường CBGV cũng có
thể truy cập Internet miễn phí. Tại lớp học khi thực hiện các tiết dạy có hỗ trợ
CNTT giáo viên có thể liên kết đến các trang Website để phục vụ tốt cho bài
giảng.
Ứng dụng các phần mềm chính trong quản lý và giảng dạy:
+/Quản lý:
Phần mềm quản lý nhà trường (SchoolAssist Pro ) trên Website.
Phần mềm xếp thời khoá biểu.(Kết hợp 2 phần mềm , phần mềm
của Công ty Hoàng Gia – Vinh - Nghệ An , và phần mềm của Công ty
Công nghệ nhà trường – Hà Nội)
Phần mềm thống kê phổ cập giáo dục 4.1 (thống kê cả 3 cấp học)
Phần mềm xét tốt nghiệp THCS.(các năm học trước sử dụng phần
mềm của công ty ASIA , năm học này dùng phần mềm của Công ty Hoàng
Gia sau đó chuyển đổi qua file dữ liệu phần mềm của công ty Hoàng Gia
qua phần mềm xét TNTHCS của CT ASIA vì qui định của Sở là vẫn dùng
phần mềm cũ *xtn -*DBF)
Phần mềm Quản lý cán bộ giáo viên.
7
Phần mềm phân công giám thị trong các kỳ thi , kiểm tra.
Phần mềm quản lý văn bản , quản lý thư viện
+/Giảng dạy:
Phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2007 .
Phần mềm ViOLET v1.5 của Công ty Bạch Kim.

Phần mềm dạy học trên mạng Lan NetSupport Tutor.
Phần mềm soạn bài của giáo viên phổ thông Hàn Quốc
LectureMAKER
Và các phần mềm thông dụng bổ trợ tích hợp cho việc giảng dạy
như Windows Media Player , PowerPoint to Flash …
Và các phần mềm bổ trợ khác phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy , kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Khuyến khích CBGV mua máy vi tính , kết nối Internet băng thông rộng.
Kết quả đến tháng 2/2009 toàn trường có 32/44 CBGV có máy vi tính , máy in ;
có 28 CBGV kết nối Internet băng thông rộng ADSL của Trung tâm Viễn thông
Nghệ An (VNPT). Cụ thể danh sách CBGV có máy tính và kết nối Internet (có
phụ lục 01- trang 23 kèm theo)
Thực hiện việc đồng bộ hệ thống để trao đổi , xử lý thông tin qua việc qui
định số máy và giao thức chỉ số IP tĩnh của các máy trong hệ thống mạng nội bộ
của nhà trường (có phụ lục 02 - trang 25 kèm theo)
Xây dựng trang Website mạng nội bộ:
Trang Website nội bộ để CBGV , học sinh học kiến thức Tin học :

Trang chuyển dữ liệu lên và tải dữ liệu từ máy chủ của nhà trường về máy
cá nhân:
Tạo ổ địa mạng Lan tại các máy cá nhân theo các tên sau để chuyển dữ
liệu về máy chủ qui định tên như sau :Chidoan ,Ketoan,CNTT,To_NN,Vanthu-
_thuvien
,ToSinhThe,Congdoan,quanly,ToTu_nhien,Hieupho,Tokh_xh,Vanphong.
8
(Yêu cầu : các máy phải đánh đúng các ký tự trên máy chủ mới nhận ổ đĩa mạng
Ví dụ ổ địa Mạng máy Công Đoàn: //192.168.1.1//Congdoan ; mật khẩu chung:
123456).
Tự xây dựng được 1 trang thông tin điện tử : www.monsonedu.com
(Có phụ lục 03 - trang 27 về giao diện Web THCS Môn Sơn kèm theo)

Xây dựng được 1 hệ thống Email nội bộ cho CBGV trên nền gmail của
Tập đoàn google thống nhất trong toàn trường , có tên miền là monsonedu.com
(Tên giáo viên+@+tên miền của trường): Ví dụ :Thầy Lang Văn Hà Tổng phụ
trách Đội (Cụ thể có phụ lục 04- trang 28 kèm theo)
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Tính thân thiện mà CNTT đã mang lại cho nhà trường.
Tính thân thiện thứ nhất : CNTT tạo môi trường làm việc khoa học , vui
vẻ , phấn khởi trong nhà trường (xử lý công việc nhanh , chính xác)
Tính thân thiện thứ hai: CNTT giúp cán bộ quản lý ,cán bộ giáo viên
(CBGV) trường THCS Môn Sơn giảm được sức ép về công việc. (Hỗ trợ giờ dạy
, Thống kê phổ cập , xếp TKB , hỗ trợ đánh giá xếp loại học sinh , xử lý các loại
báo cáo , tổ chức các kỳ thi , quản lý chất lượng , hỗ trợ tự học , học ngoại ngữ
vv…)
Tính thân thiện thứ ba: CNTT đem đến tính chính xác công bằng , minh
bạch tạo tâm lý yên tâm về kết quả học tập của học sinh và các kết quả khác về
nhiệm vụ giáo dục.
Tính thân thiện thứ tư : CNTT là cầu nối thường xuyên giữa nhà trường
và phụ huynh . Đặc biệt là kết quả học tập được công khai, minh bạch . Phụ
huynh yên tâm về kết quả học tập của học sinh . Giúp các cấp quản lý trong việc
theo dõi kết quả học tập của học sinh - Từ đó thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo
dục – Nhà trường ngày càng trở thành niềm tin trí tuệ để phụ huynh gửi con em
đến trường học tập , tu dưỡng
Tính thân thiện thứ năm: CNTT mang đến cho giáo viên và học sinh sân
chơi trí tuệ , tăng tính tích cực khả năng tự học cho học sinh (Trong mỗi giờ
9
học ; câu lạc bộ văn học , học Tiếng Anh qua mạng Internet , giải toán trên mạng
Internet …)
Tính thân thiện thứ sáu: CNTT giúp CBGV , học sinh tự hào về trường
về quê hương (Như có trang website : www.monsonedu.com , các giờ dạy có hỗ
trợ CNTT ,hệ thống Email nội bộ , truyền thống quê hương , gương người tốt

việc tốt được đưa lên , tự hào về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của trường).
Đối với cán bộ quản lý: (Ngoài các nội dung thân thiện trên còn có
thêm)
Thứ nhất : CNTT giúp CBQL có cái nhìn tổng quát , có tầm nhìn , học
hỏi được nhiều , làm việc khoa học (Ứng dụng CNTT là nội dung quan trọng
trong 8 nội dung làm việc khoa học của người quản lý - Cụ thể : Tám nội dung
của lao động khoa học : Nội dung 1: Xây dựng nội qui cho mọi hoạt động của
Thầy , của Trò , mọi nơi làm việc , nhằm đưa nhà trường , tổ chức mình được
giao quản lý vào một trạng thái có nề nếp. Khi đã có nề nếp là có các thói quen
tối thiểu về kỷ luật lao động của thầy và trò , thì chất lượng giáo dục sẽ tăng lên.
Các nề nếp phải được xây dựng thích hợp và không được làm thui chột các đặc
diểm vui vẻ , hồn nhiên và ưa hoạt động của trẻ.Nội dung 2. Xây dựng kế hoạch
trên cơ sở thực tiễn. Không để cho trí tưởng tượng bay bổng , cần tạo ra những
chỉ tiêu những biện pháp cụ thể , vừa sức , trong tầm tay , tạo ra niềm tin ở khả
năng thực hiện của mọi thành viên trong tập thể sư phạm , tập thể học sinh đưa
nhà trường tiến lên từng bước. Kế hoạch đã đề ra thì cố gắng phải thực hiện
bằng được. (Không nên tạo tiền lệ kế hoạch lên nhiều , tràn lan không thực hiện
được )Nội dung 3: Ứng dụng CNTT trong quản lý: Làm giảm nhẹ lao động sư
phạm mang tính cơ học ( Chú ý : Sự dụng Máy Vi tính , phần mềm máy tính ,
khai thác thông tin dữ liệu, tài nguyên, tham gia các diễn đàn trên Internet . Sử
dụng máy chiếu để đánh giá triển khai công việc…) Nội dung 4:Tạo ra một nhà
trường , lớp học , nơi làm việc , phòng ở , phòng ăn văn minh , sạch đẹp (Trồng
hoa , để ảnh của người thân ,cây …Đi đâu thích về trường , về phòng )Nội dung
5:Kiên quyết phân cấp (Cấp phó - tổ - lớp ….) tạo ra đủ quyền hạn và trách
10
niệm của những người cộng sự , của những học sinh , và phải kiểm tra , đôn đốc
các việc đã giao. Nội dung 6 : Xây dựng phòng làm việc , góc làm việc cá nhân
(Dán TKB , kế hoạch , danh bạ điện thoại , giá sách , nơi để bút , các văn phòng
phẩm , điện thoại ….) Nội dung 7: Phải dựa vào những phần tử tích cực , trung
kiên. Nội dung 8 :Bản thân phải có sự mẫu mực ).

Thứ hai : CNTT giúp người quản lý thấy được nhiều sự việc thông qua
việc phân tích , xử lý số liệu kết hợp cùng quan sát thực tiễn , nhờ vậy đánh giá
chính xác , công bằng các việc làm của giáo viên và học sinh từ đó thúc đẩy nhà
trường phát triển trong thế ổn định.
2. Hiệu quả cụ thể của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy:
2.1 Tổ chức các giờ dạy có hỗ trợ CNTT. (Có bản phụ lục hiệu quả 02
môn Tiếng Anh và Vật lý kèm theo)
- CNTT giúp giáo viên thực hiện được các thí nghiệm ảo, mô phỏng đoạn
phim lịch sử mà giáo viên không thể thực hiện ở trên lớp.
- CNTT giúp giáo viên có thể thực hiện, chuẩn hoá các bài giảng mẫu đặc
biệt những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
- CNTT giúp giáo viên đem đến cho học sinh các bài tập trắc nghiệm, trò
chơi ô chữ giúp tiết học sôi nổi, học sinh học không bị thụ động mà chủ động,
hứng thú học tập. Học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập.
- CNTT giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều
lần , trong nhiều năm học.Các lần dạy sau chỉ bổ sung thêm và điều chỉnh.
Tôi xin nêu cụ thể ứng dụng CNTT vào 2 môn Tiếng Anh và Vật lí tại
trường THCS Môn Sơn.
2.1.1 : Môn Tiếng Anh: (Có phụ lục 05- trang 30 chứng minh hiệu quả
kèm theo)
Môn Tiếng Anh với đặc thù là một môn có lượng kiến thức khá rộng lớn
và đối với nhiều học sinh thì đây là một môn học khó, dễ gây nhàm chán. Thực
11
tế cho thấy không ít học sinh đã từ bỏ việc cố gắng tiếp thu môn học này với ý
nghĩ không thể tiếp thu được.
Vì vậy, đối với mỗi giáo viên Tiếng Anh thì điều trăn trở nhất là làm sao
kích thích được sự hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh một cách tốt nhất.
Qua quá trình chỉ đạo chuyên môn chúng tôi đã nhận thấy việc sử dụng
các trò chơi ngôn ngữ, các hình ảnh trực quan, âm thanh và các phần mềm bổ trợ
khác thông qua CNTT hiện đại đã kích thích được sự hứng thú, say mê của học

sinh.
Sau đây là một số ứng dụng mà các giáo viên dạy Tiếng Anh nhà trường
đã thực hiện trong các năm qua và thấy có hiệu quả.
Ứng dụng CNTT vào môn tiếng Anh

Ứng dụng CNTT thông qua các trò chơi ngôn ngữ sinh động
Đối với thực tế của các trường THCS nói chung và trường THCS Môn
Sơn – Con Cuông nói riêng đa số các em còn yếu môn Tiếng Anh, trong các tiết
học các em còn rụt rè chưa phát huy tính chủ động trong học tập, do đó một sự
kích thích học tập là cần thiết nên các hoạt động trước bài dạy của môn Tiếng
Anh , giáo viên thường tạo cho các em sự tự tin bằng các trò chơi sinh động, dễ
tham gia nhằm ôn lại kiến thức cũ của học sinh và kích thích tinh thần học tập
của học sinh chuẩn bị cho bài mới.
Nhờ vào CNTT mà giáo viên dạy Tiếng Anh có thể tạo ra nhiều trò chơi
hấp dẫn lý thú cho học sinh.
12
Ứng dụng CNTT
nhằm tạo ra các
trò chơi sôi động
Sử dụng hình ảnh
trực quan, âm thanh
sinh động
Sử dụng một số
phần mềm bổ trợ
Ứng dụng CNTT thông qua sử dụng các hình ảnh trực quan âm thanh
sinh động hữu ích cho bài dạy.
Sách giáo khoa Tiếng Anh hầu hết đều được biên soạn theo 4 kỹ năng:
Nghe, Nói, Đọc, Viết. Mỗi kỹ năng trong từng đơn vị bài học hầu hết đều có
tranh minh họa một cách rõ ràng, sinh động. Điều đó giúp cho giáo viên có
những ví dụ minh họa cho tiết dạy của mình. Đồng thời nó tạo cho học sinh tính

tò mò, óc tưởng tượng giúp cho các em phát huy được tính tích cực học tập, các
em dễ hiểu được nội dung bài học.
Tuy nhiên, một số đơn vị bài học còn thiếu các tranh ảnh sinh động, và
một số tranh ảnh chưa thể hiện hết nội dung bài học. Do đó, ở một số bài dạy đòi
hỏi người giáo viên phải tìm tòi bổ sung kiến thức bằng hình ảnh minh họa.
Bên cạnh đó CNTT cũng giúp cho các giáo viên dạy Tiếng Anh thực hiện
nhiều chức năng hơn như: Đưa ngôn ngữ bản địa vào bài dạy giúp cho các em có
sự phát âm tốt hơn, tạo ra những âm thanh hay, những bản nhạc du dương trong
mỗi tiết học, làm phong phú các tiết dạy một cách hiệu quả.
Một số lợi ích mà CNTT đã giúp các giáo viên dạy Tiếng Anh thực hiện
được trong các bài dạy của mình qua việc sử dụng tranh ảnh phụ trợ và âm thanh
sinh động giúp cho bài dạy thêm phong phú hơn.
+ Sử dụng tranh ảnh, âm thanh trong giới thiệu ngữ liệu mới.
+ Sử dụng hình ảnh trực quan, âm thanh trong tiến trình bài dạy.
+ Sử dụng hình ảnh trực quan, âm thanh trong củng cố bài dạy.
Như vậy, việc sử dụng hình ảnh trực quan, âm thanh sinh động thông qua
UD CNTT đã góp phần cho giáo viên những lợi ích thiết thực, giúp cho học sinh
học tập tốt hơn, năng động hơn và góp phần khắc sâu kiến thức đã học dễ dàng
hơn.
2.1.2 : Môn Vật lí: (Có phụ lục 05- trang 30 chứng minh hiệu quả kèm
theo)
13
Tiết ôn tập : Trong các tiết ôn tập của vật lí thì lượng kiến thức vật lí được
đề cập rất lớn. Để có thể đưa một lượng lớn kiến thức đó lên bảng mà không có
sự ứng dụng của CNTT thì không thể thực hiện được. Ví dụ : Cần ôn tập các
kiến thức về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì thì giáo viên thiết lập bảng so
sánh và thực hiện các hiệu ứng trong Microsoft Office PowerPoint. Việc trình
chiếu trên lớp chỉ mất 5 phút. Ngoài ra, trong các tiết ôn tập thì các câu hỏi đưa
ra dưới dạng trắc nghiệm rất nhiều. Nếu các câu hỏi này viết lên bảng thì mất rất
nhiều thời gian. Trong khi nếu ta sử dụng phần mềm violet để thực hiện phần

này thì chỉ mất có 3 phút/một câu hỏi! Chúng tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú
với các câu hỏi dạng này.
Tiết thực hành : Trong các tiết thực hành thì có phần báo cáo thực hành là
phần quan trọng. Nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ về phần này. Để có thể thực
hiện được điều này thì giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên sách thì làm
giảm tính hiểu quả. Trong khi nếu đưa mẫu báo cáo lên máy chiếu thì việc
hướng dẫn học sinh thực hiện phần báo cáo thực hành sẽ tốt hơn.
Tiết dạy lí thuyết Vật lí có hình vẽ như phần quang học, phần điện:
Trong các tiết dạy này thì các thao tác vẽ hình được đưa lên máy chiếu thực hiện
sẽ mất ít thời gian hơn mà học sinh lại dễ quan sát hơn, học sinh hứng thú hơn.
Ví dụ : dạy bài Vật lí 9 : Bài 43. ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ…; Vật
lí 7 : Bài 21. Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện…
Tiết dạy lí thuyết Vật lí có nhiều ứng dụng trong đời sống: Trong phần
nêu ứng dụng của kiến thức nào đó mà giáo viên chỉ nói không thôi thì chắc chắn
sẽ kém sôi động, kém hiểu quả hơn việc đưa hình ảnh của ứng dụng đó lên bảng.
Ví dụ như: Chương III. Quang học(vật lí 9); hoặc bài 62. Điện gió - điện mặt
trời - điện hạt nhân…
Tiết dạy sau tiết kiểm tra : Giáo viên có thể đưa kết quả kiểm tra của học
sinh lên bảng chỉ trong 2 phút, từ đó học sinh có thể tự so sánh điểm của mình
14
với điểm của các bạn. Đồng thời giáo viên có thể đưa đáp án, một số bài(bằng
cách chụp ảnh bài kiểm tra) đạt điểm tốt lên máy chiếu để biểu dương học sinh.
Việc đưa CNTT vào dạy học Môn Vật Lý không chỉ giúp giáo viên THCS
Môn Sơn thực hiện bài dạy được tốt hơn mà còn giúp học sinh có hứng thú học
tập tốt hơn. Trước đây một số học sinh lười học, không chịu chú ý lên bảng, chỉ
lo nghịch hoặc nói chuyện. Khi đưa CNTT vào dạy học thì học sinh chú ý quan
sát hơn, cảm thấy hứng thú hơn, học sinh dễ hiểu bài hơn, không còn nói chuyện
riêng nữa.
2.2Thống kê phổ cập THCS. (Có phụ lục 06 trang 32 kèm theo)
-Tiết kiệm thời gian , nhanh chính xác , tiết kiệm kinh phí , đảm bảo các

loại hồ sơ , biểu mẫu , ghép nối dữ liệu qua ổ đĩa mạng nội bộ.Giáo viên làm
việc theo nhóm có hiệu quả.
- Giúp CBQL có cái nhìn tổng quát , làm tốt kế hoạch phát triển trường
lớp.
-Thống kê phổ cập bằng phần mềm máy tính (Cách làm cụ thể : Mỗi tổ
phổ cập bao gồm điều tra viên của trường THCS và Tiểu học , sau khi điều tra
xong 12 thôn bản nhập dữ liệu trên 12 máy tính cá nhân được cài phần mềm
thống kê phổ cập có bản quyền , nhập xong tổ trưởng điều tra , kiểm tra và gửi
file dữ liệu lên máy chủ .Tổ trưởng phổ cập nhà trường kiểm tra và tiến hành
ghép nối dữ liệu cho toàn trường. Sau đó tiến hành chia tách dữ liệu cho 3
trường Tiểu học trên địa bàn)
2.3 Xây dựng thời khóa biểu .(Có phụ lục 07- trang 33 xếp TKB 09
chứng minh kèm theo)
-Tiết kiệm thời gian (Thông báo thời khoá biểu mới lên Website của nhà
trường)
-Tổ chức lao động khoa học. Giải quyết được việc phân công giáo viên
dạy hai ca , dạy phụ đạo buổi chiều , dạy nhiều địa điểm …
-Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của giáo viên và học sinh .
15
-Giúp cho công tác thống kê, phân công giảng dạy, dự giờ thuận lợi hơn
nhiều.
2.4 Tuyển sinh lớp 6. (Có phụ lục 08- trang 37 kèm theo)
-Hỗ trợ công tác tuyển sinh đầu cấp, xét kết quả, thống kê số liệu.
-In danh sách thông báo nhập học , vận động học sinh lớp 6 đến trường.
-Căn cứ kết quả lớp 5 tiểu học từ phần mềm quản lý chất lượng của Tiểu
học chung toàn tỉnh để căn cứ tuyển sinh phân lớp 6 THCS.
2.5 Quản lý chất lượng học sinh (Có phụ lục 09, 10 - trang 38,39 kèm
theo)
-Thống kê số liệu.
-CNTT giúp nhà quản lý biết được công tác chấm bài, vào điểm của giáo

viên cũng như điểm số của học sinh, qua công tác này giúp cho bản thân tôi ra
các quyết định quản lý để điều chỉnh kịp thời.
-Phân tích số liệu , quản lý đầy đủ các thông tin về học sinh.
-Hỗ trợ cộng điểm, thống kê cho giáo viên bộ môn.
-Hỗ trợ đánh giá xếp loại cho giáo viên chủ nhiệm.
-Hỗ trợ quản lý ngày nghỉ , lỗi vi phạm của học sinh.
2.6 Thống kê báo cáo
Hỗ trợ cho việc thống kê báo cáo cho các cấp quản lý về chất lượng học
sinh, nhanh chóng chính xác, kịp thời. (Báo cáo EMIS và các loại báo cáo thống
kê theo qui đinh của các cơ quan quản lý giáo dục)
2.7 Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh (Có phụ lục 09, 10 - trang 38,39 kèm
theo)
-CNTT hỗ trợ học sinh ôn tập, hỗ trợ giáo viên kiểm tra học sinh bằng
phương pháp trắc nghiệm.
- CNTT hỗ trợ cho công tác kiểm tra định kỳ của học sinh: Xếp phòng thi,
đánh số báo danh, đánh mã phách, phân quyền nhập điểm ,phân công giám thị ,
đảm bảo chính xác khách quan.
-Đánh giá chất lượng hàng tháng , hàng kỳ kịp thời chính xác.
16
2.8 Phối hợp với cha mẹ học sinh (Có phụ lục 09 - trang 40 kèm theo)
-Thông qua việc xây dựng phiếu liên lạc, công khai điểm lên Website, phụ
huynh học sinh có thể biết được tình hình học tập của con em mình qua
từng tuần.
- Thông qua việc gửi phiếu báo kết quả học tập theo từng kỳ và kết hợp
họp phụ huynh đã giúp cho phụ huynh nắm chắc được việc học của con
em.
Ví dụ : 01 phiếu báo kết quả học tập học kỳ 1 (Có phụ lục 11- trang 33
kèm theo)
2.9 Xét tốt nghiệp THCS.
-Nhanh chóng , chính xác , đầy đủ hồ sơ.

-Đảm bảo việc ghép nối dữ liệu về Phòng , Sở. Chuyển đổi file dữ liệu
nhanh chóng qua các phần mềm.
-Đảm bảo việc in giấy chứng nhận tốt nghiệp ,phôi bằng đẹp , chính xác.
2.10 Công tác hành chính (Sử dụng phần mềm quản lý văn bản).
-Soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản nhanh chóng.
-Tra cứu văn bản, hỗ trợ quản lý.
-Quản lý tốt thư viện nhà trường (Thông qua phần mềm quản lý thư viện).
-Quản lý hồ sơ giáo viên. (Phần mềm quản lý CBGV).
IV/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Thứ nhất : Nhận thức được tính thân thiện mà CNTT mang lại cho nhà
trường.
Thứ hai : Sự đam mê, ý thức tự học, chủ động thực hành kỹ thuật , khám
phá , chinh phục các phần mềm về giáo dục (Sức mạnh của máy tính là ở phần
mềm). Phải biết vượt qua những khó khăn bước đầu. không thể nóng vội, phải
kiên trì, tiến hành từng bước chắc chắn. Phải có lộ trình , kế hoạch cụ thể , không
phô trương hình thức.
Thứ ba :Biết trao đổi, tham gia các diễn đàn và khai thác thông tin qua
mạng.
17
Thứ tư : Bài học chỉ đạo việc áp dụng CNTT trong giảng dạy đối với
CBGV: CNTT mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học, nhưng trong một
mức độ nào đó thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn
toàn trong các bài giảng. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ
không phải là toàn bộ chương trình.
Có thể kể ra đây một số trường hợp nên sử dụng CNTT( giáo án điện tử)
để hỗ trợ:
+ Khi dạy khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó học sinh
khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thực hiện khái
niệm trên một cách trực quan hơn.
Chẳng hạn như nó có thể mô phỏng minh hoạ, nhiều quá trình hiện tượng

trong xã hội và trong con người mà không thể quan sát trực tiếp được trong điều
kiện nhà trường, không thể hoặc khó có thể thực hiện được nhờ phương tiện
khác.
+ Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua việc phải
hoàn thành một số lượng lớn các bài tập, ví dụ : Khi cần giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng tính nhẩm ta có thể tạo ra bài tập tình nhẩm dưới dạng dạng trò
chơi có cho điểm trên máy tính, đánh giá trình độ tình nhẩm của học sinh.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy tính bằng ngân hàng đề.
+ Nội dung cần tiết kiệm thời gian trên lớp ( kẻ, vẽ hình, phức tạp)
CNTT có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào
giáo viên sử dụng nó như thế nào. Để ứng dụng CNTT đạt được hiệu quả cao
trong mỗi giờ dạy theo tôi cần:
+ Nghiên cứu kĩ nội dung tiết học để xác định rõ cần sử dụng tư liệu nào
và sử dụng như thế nào, vào mục đích gì: dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ,
hệ thống kiến thức đã học.vv
+ Xác định thời điểm thích hợp, thời gian sử dụng tư liệu đó trong tiết học.
+ Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để dẫn
dắt học sinh thực hành quan sát phát hiện kiến thức.
18
Một số nội dung trong bài học có thể ứng dụng CNTT:
+Nội dung bài cần mô phỏng các hoạt động (bằng phim, ảnh, hình
động ), cần tạo ta tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập của học
sinh.
+ Nội dung bài cần phải thay đổi thông số: Các điều kiện, các thông số.
+ Nội dung mà học sinh thường mắc sai lầm, cần có bài làm mẫu, bài giải
mẫu để tham khảo, rút kinh nghiệm.
+ Nội dung cần tiểu tiết trong bài, tổng kết cuối chương.
+ Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi giúp củng cố,
kiểm tra nhanh kiến thức bài học.
Thứ năm : Phải đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh giá trong

nhà trường theo quy định mới về thi đua khen thưởng. Nhà quản lý phải thường
xuyên, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các tổ , ban , CBGV trong việc ứng dụng
CNTT.
Thứ sáu :Thấy được những hạn chế của CNTT và chỉ xem CNTT là công
cụ , phương tiện để quản lý và hỗ trợ giảng dạy. Trong giảng dạy có những hạn
chế :
+Soạn, chuẩn bị một tiết dạy mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi có đầy đủ các
thiết bị công nghệ cần thiết. Có nghĩa là phải đồng bộ.
+ Phải đảm bảo có “ điện” thì tiết dạy mới có thể ứng dụng được CNTT,
trong khi đó hiện tượng mất điện không báo trước thường diễn ra phổ biến.
+ Chưa có chuẩn về ứng dụng các phần mềm trong quản lý , chuẩn thời
lượng ứng dụng CNTT vào 1 tiết học, môn học nên việc ứng dụng của giáo viên
mang tính tự phát tuỳ theo ý tưởng do đó việc ghi chép của học sinh còn lúng
túng. CBQL phải tự tìm tòi , mua các phần mềm , phải qua thực tiễn mới biết
được phần mềm tốt hay chưa tốt.
V/KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khi ứng dụng CNTT vào trong quản lý toàn diện nhà trường, với số tiền
đầu tư không lớn nhưng tôi nhận thấy kết quả đã đem lại rất lớn như sau:
19
Tiết kiệm được thời gian, sức lao động và kể cả tiền bạc cho nhà trường và
mọi thành viên trong nhà trường từ nhân viên văn phòng, giáo viên bộ môn, giáo
viên chủ nhiệm đến lãnh đạo , quản lý nhà trường.
Chấm dứt được tình trạng cộng điểm sai, đánh giá xếp loại sai của các
giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
Góp phần vào tổ chức quản lý nhà trường khoa học hơn, đơn giản hóa
những công việc phức tạp, người quản lý có quỹ thời gian đầu tư vào những vấn
đề trọng tâm cần giải quyết.
Hạn chế được “bệnh hành chính”, “bệnh báo cáo” nhưng vẫn có số liệu
nhanh chóng, kịp thời, chính xác mà nếu làm thủ công thì không có được.
Qua việc sử dụng các phần mềm, đã thúc đẩy các giáo viên tự bồi dưỡng

các kiến thức, xóa mù Tin học, mỗi thầy cô giáo đã trở thành những tấm gương
về tự học cho học sinh noi theo. Góp phần quan trọng vào thực hiện cuộc vận
động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo”.
Việc công khai kết quả học tập, công khai thời khóa biểu lên mạng
Internet sẽ giúp cho phụ huynh học sinh phối hợp với nhà trường tốt hơn trong
việc quản lý giáo dục con em, đồng thời góp phần vào việc công khai, dân chủ
trong nhà trường, nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường trong ngành và trong
xã hội.
*
* *
Ngành cần có tiêu chí thi đua về ứng dụng CNTT trong nhà trường và các
cơ quan quản lý giáo dục thống nhất trong toàn ngành cấp tỉnh.
Cần xây dựng các đơn vị chỉ đạo điểm về ứng dụng CNTT và nhân rộng
mô hình , và phải có đầu tư cho các đơn vị chỉ đạo điểm , có sơ kết đúc rút kinh
nghiệm.
Cần có hỗ trợ kỹ thuật của chuyên viên CNTT của Phòng GD & ĐT và
phòng CNTT sở GD & ĐT đối với các cơ sở giáo dục.
20
Sở Giáo dục &Đào tạo Nghệ An, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Con
Cuông cần xây dựng trang Website có đầy đủ thông tin, cập nhật thông tin , văn
bản của ngành, và đồng thời là diễn đàn để CBGV trong toàn ngành trao đổi ,
học hỏi về chuyên môn.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc ứng dụng
CNTT trong công tác quản lí toàn diện trường THCS Môn sơn , một trường vùng
biên giới khó khăn , rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý , để kinh nghiệm
được hoàn thiện hơn. Thiết nghĩ để đạt được cả 4 yêu cầu: chuẩn về nhận thức,
chuẩn về kỹ năng, chuẩn về cơ sở hạ tầng, chuẩn về phương tiện ứng dụng
CNTT thì sự cộng hưởng trách nhiệm của tất cả các cấp là vô cùng cần thiết.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Môn Sơn , ngày 28 tháng 05 năm 2009

Người thực hiện
Nguyễn Nam Giang
TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
PHÓ CHỦ TỊCH
TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GD&ĐT CON CUÔNG
CHỦ TỊCH
21
22
KINH NGHIỆM
VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TOÀN DIỆN TRƯỜNG THCS MÔN SƠN

PHẦN PHỤ LỤC

(Phần phụ lục chỉ nêu một số số liệu , hình ảnh minh hoạ , chứng minh cho
Sáng kiến kinh nghiệm, một số hình ảnh cũng được minh hoạ thêm tại File
Microsoft Office PowerPoint trên đĩa CD nạp kèm bản sángkiến này )
TT
Số phụ lục Trang
1
Phụ lục 01 23
2
Phụ lục 02 25
3
Phụ lục 03 27
4
Phụ lục 04 28
5
Phụ lục 05 30
6

Phụ lục 06 32
7
Phụ lục 07 33
8
Phụ lục 08 37
9
Phụ lục 09 38
10
Phụ lục 10 39
11
Phụ lục 11 40
Phụ lục 01:
DANH SÁCH CBGV KẾT NỐI INTERNET BĂNG THÔNG RỘNG ADSL CỦA
VNPT

TT
Họ và tên cán bộ
giáo viên
Loại, cấu hình máy tính Loại máy in
Phương
thức
Kết nối
Internet
1 Nguyễn Nam Giang
Intel DualCore IV- XT
Toshiba
Canon
iP1400 màu
ADSL
2 Nguyễn Văn Vị Intel Pentium IV 640 Canon 2900

ADSL
3 Nguyễn Trọng Minh INTEL Celeron C430 Canon 2900
ADSL
4 Lộc Huy Du Intel Pentium IV 640 Canon 2900
ADSL
5 Phan Đình Thành Intel Pentium IV 640 Canon 2900
ADSL
6 Hoàng Ngọc Lợi
XT Lennovo -Intel
DualCore IV925 Canon 2900
ADSL
7 Hoàng Trọng Đàn Intel DualCore IV925 Canon 2900
ADSL
8 Vy Thị Tâm Intel DualCore IV775 Canon 3000
ADSL
9 Ngân Thế Thanh Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
10 Lê Văn Thông Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
11 Đinh Văn Thân XT Lennovo Canon 3000
ADSL
12 Nguyễn Thị Mỹ Nhung XT Lennovo Canon 3000
ADSL
13 Lê Quang Hoà Intel DualCore IV925 HP1200
ADSL
14 Nguyễn Công Sơn Intel DualCore IV640 HP1200
ADSL
15 Võ Đức Trọng Intel DualCore IV640 Canon 3000
ADSL
16 Trần Thị Nghĩa Intel DualCore IV640 Canon 3000

ADSL
17 Nguyễn Hữu Cường Intel DualCore IV925 Canon 1210
ADSL
18 Hoàng Thị Thắm Intel DualCore IV640 Canon 3000
ADSL
19 Lương Văn Hoàng
XT – HP Intel DualCore IV925
Canon 3000
ADSL
20 Hà Văn Tỉnh Intel DualCore IV925 Canon 3000
Chưa
21 Vi Thị Thu Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
22 Hà Thị Xuân INTEL Celeron C430 Canon 3000
Chưa
23 Lê Thị Thu Hiền INTEL Celeron C430 HP1200
ADSL
24 Hà Thị Kỷ Intel DualCore IV925 HP1200
Chưa
25 Vi Thị Linh INTEL Celeron C430 HP1200
ADSL
26 Nguyễn Văn Tuấn Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
23
TT
Họ và tên cán bộ
giáo viên
Loại, cấu hình máy tính Loại máy in
Phương
thức

Kết nối
Internet
27
Nguyễn Thị Châu Duyên
Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
28 Nguyễn Đình Tài Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
29 Nguyễn Văn Hải Intel DualCore IV775 Canon 2900
ADSL
30 Ngân Thị Xuân Intel DualCore IV775 Canon 3000
ADSL
31 Hà Thị Tú Intel DualCore IV925 Canon 3000
ADSL
32 Ngân Thị Hương Intel DualCore IV925 Canon 3000
chưa

24
Phụ lục 02:
QUI ĐỊNH SỐ MÁY VÀ GIAO THỨC CHỈ SỐ IP TĨNH CỦA CÁC MÁY
TRONG HỆ THỐNG MẠNG NỘI BỘ CỦA NHÀ TRƯỜNG.

TT Máy tính Đặt tên máy Qui định đặt
IP tĩnh
1 Máy chủ Server – Cài Win Server
2003(Đặt tại phòng Hiệu Trưởng)
so1maychu 192.168.1.1
2 Máy xách tay Thầy Giang - Hiệu
trưởng
so2hieutruong 192.168.1.10

3 Phòng thực hành máy tính 1-14 máy
(Gồm 15 máy)
so3-số18 192.168.1.11
cho đến
192.168.1.110
4 Máy phòng Kế toán (Cô Linh) so18ketoan 192.168.1.120
5 Máy thầy Vị - Hiệu phó so19hieupho 192.168.1.130
6 Máy tại Văn phòng
So20vanphong
192.168.1.140
16 M¸y phßng TruyÒn thèng so21
truyenthong
192.168.1.240
Khu vực ký túc giáo viên
7 Máy P. Thầy Cường So22cuong 192.168.1.150
8 Máy P. Thầy Thân So23than 192.168.1.160
9 Máy P. Thầy Trọng So24trong 192.168.1.170
10 Máy P. Thầy Lợi so 25loi 192.168.1.180
11 Máy P. Thầy Đàn So26dan 192.168.1.190
12 Máy P. Thầy Tuấn So27tuan 192.168.1.200
13 Máy P. Thầy Hải So28hai 192.168.1.210
Khu vực giáo viên ngoại trú gần trường.
14 Máy N. Thầy Thanh (Gần trường) so29thanh 192.168.1.220
25

×