MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Thực hiện kế hoạch năm học 2010 – 2011 của trường TH Tân Tiến về việc tăng
cường quản lý – chỉ đạo – giúp đỡ các Tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm
vụ, chức năng của tổ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường.
BGH nhà trường hướng dẫn triển khai một số nội dung cần thiết trong công tác quản lý
hoạt động của tổ chuyên môn, cụ thể như sau :
I- THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
1.Nội dung công tác – quản lý của tổ trưởng chuyên môn:
Tại khoản 2- Điều15 - Điều Lệ trường Tiểu Học đã qui định các nội dung công tác
quản lý của tổ trưởng chuyên môn, cụ thể là:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong
tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
2.Phương hướng và biện pháp quản lý của tổ chuyên môn:
Từ các chức năng trong công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, tổ trưởng
cần thực hiện tốt các nội dung sau:
a/ Phải căn cứ vào những nhiệm vụ công tác của tổ, căn cứ vào kế hoạch chung
của nhà trường và hoàn cảnh thực tiễn của tổ để xây dựng được kế hoạch công tác của
tổ chuyên môn.
b/ Sau khi đã có kế hoạch, cần tìm cách tổ chức thực hiện cho tốt.
- Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra ,Tổ trưởng cần tích cực suy nghĩ ,vạch
ra được những công việc phải làm hàng tháng, hàng tuần.
- Cần kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được và những công việc cần
rút kinh nghiệm.
- Cần sinh hoạt tổ có nề nếp, có nội dung, chất lượng để tập hợp ý kiến và sự đoàn
kết cộng đồng trách nhiệm trong tổ.
c/ Song song với quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, cần tích cực thực hiện tốt
hai chức năng: chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra.
- Để thực hiện chức năng chỉ đạo, tổ trưởng cần mạnh dạn phân công, giao việc
cho tổ viên, đồng thời phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ họ thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Để thực hiện chức năng kiểm tra, cần nắm chắc đối tượng kiểm tra, nội dung
kiểm tra và phương pháp kiểm tra .
*/ Đối tượng kiểm tra của tổ chuyên môn là:
- Cơ bản là kiểm tra các giáo viên trong tổ. Phải có kế hoạch kiểm tra tất cả mọi
người trong tổ, nhưng cần tập chung vào những khâu yếu để giúp họ điều chỉnh sửa
chữa, phấn đấu vươn lên.
- Có thể kiểm tra việc học tập, rèn luyện của học sinh đối với các bộ mơn các lớp
trong phạm vi tổ mình phụ trách.
*/ Nội dung kiểm tra :
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách chun mơn, trọng tâm là kế hoạch bài dạy, sổ điểm, sổ
dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ tự bồi dưỡng (tích lũy chun mơn). Chú trọng thực hiện kế
hoạch bài dạy hàng tuần.
- Kiểm tra giờ dạy:Tiến hành dự các giờ dạy của giáo viên.Với mỗi giáo viên ,tổ
trưởng cần dự giờ các mơn. Cần dự ở tất cả các loại hình giờ dạy: Bài mới, luyện tập, ơn
tập, thực hành...
- Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình (tiến độ nhanh - chậm), tính nghiêm
túc trong việc thực hiện chương trình. Có thể nghe báo cáo, có thể kiểm tra trên hồ sơ sổ
sách, lịch báo giảng…
- Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh làm cơ sở cho việc ra các đề kiểm tra và
KTĐK giữa học kỳ, KTĐK cuối kì, cuối năm học.
- Ngồi các nội dung kiểm tra nêu trên, căn cứ vào nội dung cơng tác quản lý của
tổ trưởng chun mơn và chun mơn nhà trường còn có thể kiểm tra các cơng tác khác
theo u cầu .
*/ Phương pháp kiểm tra :
- Khi kiểm tra chủ yếu là xem xét thực tế cơng việc cần kiểm tra, nếu có nghe hoặc
xem báo cáo chỉ là tham khảo.
- Khi nhận xét đánh giá, kết luận phải dựa vào các qui định, qui chế, cần tránh
nhận định chủ quan, đánh giá cảm tính của người kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá kết luận phải khách quan, cơng bằng, phản ánh đúng thực
trạng chất lượng cơng việc được kiểm tra.
- Trước hết, cần thực hiện tốt các kì kiểm tra do nhà trường ấn định, sau đó tích
cực chủ động thực hiện các kỳ kiểm tra theo u cầu và hồn cảnh của tổ.
- Phải kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng ý thức
thực hiện của tổ viên.
II – THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG TỐT QUI ĐỊNH VỀ CÁC LOẠI HỒ SƠ SỔ
SÁCH QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUN MƠN.
1.Qui định các loại sổ sách: (gồm 8 loại)
- Sổ kế hoạch tổ chun mơn năm học, học kỳ, tháng, tuần.
- Sổ Nghị Quyết của tổ.
- Sổ theo dõi chất lượng.
- Sổ theo dõi số lượng.
- Sổ kế hoạch bài dạy.
- Sổ lưu trữ công văn.
- Danh sách học sinh yếu, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo và dạy kèm
học sinh yếu.
2.Hướng dẫn từng loại sổ sách:
a/- Sổ kế hoạch cơng tác của tổ.
- Trang 1: Danh sách tổ ………………Năm học 200…- 200…
(Danh sách theo mẫu)
TSS Họ
Tên
Ngày/tháng
/năm sinh
Quê
quán
Chuyên
môn
đào tạo
Ngày
vào
ngành
Phân
công
giảng
dạy
CT
Kiêm
nhiệm
Đăng kí
thi đua
Ghi
Chú
01
02
- Trang 2 trở đi : KẾ HOẠCH CÔNG TÁC (năm học)
(Gồm các phần sau)
A – Đặc điểm tình hình tổ:
(Nêu những thuận lợi, khó khăn về học sinh, giáo viên trong tổ, trong trường,…những
vấn đề có liên quan).
B – Kế hoạch năm học:
I/Mục tiêu, chỉ tiêu công tác trong năm học:
(Dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu chung của nhà trường, của ngành để xác định các mục
tiêu công tác của tổ trong từng tháng, từng học kì và trong cả năm học – Về chất lượng
dạy và học; tỷ lệ lên lớp ; hoàn thành chương trình tiểu học ; các danh hiệu thi đua ….)
II/ Các biện pháp :
(Dựa trên những nhiệm vụ giải pháp chung của nhà trường để xác định các biện pháp cụ
thể của tổ nhằm đạt các mục tiêu công tác đã đề ra.)
* Kế hoạch học kỳ:
( nêu yêu cầu, nhiệm vụ (Những công việc việc làm trong cả học kỳ…), Chuyên môn, tổ
chức chuyên đề, thao giảng, hội giảng, hội thảo, nghiên cứu tài liệu, viết sáng kiến kinh
nghiệm, giảng dạy và soạn giảng, xây dựng các nguồn lực để tham gia các phong trào thi
đua, Hướng dẫn giáo viên tự làm, sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng dạy học, biện pháp
thực hiện).
* Kế hoạch từng tháng:
(Ghi chủ đề của tháng, nhận xét ưu điểm, hạn chế trong tháng qua, xây dựng các hoạt
động trong tháng cần thực hiện, biện pháp thực hiện trong tháng).
b/- Sổ Nghị Quyết của tổ.
(Sổ này dùng để ghi biên bản các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn:)
c/- Sổ theo doõi chất lượng.
(Sổ này tổ trưởng thống kê các lần kiểm tra định kỳ và khảo sát chất lượng đầu
năm học).
d/- Sổ kế hoạch bài dạy
(Sổ này có mẫu sẵn, tổ tự sử dụng)
e/- Danh sách học sinh yếu, kế hoạch bồi học sinh giỏi, phụ đạo và dạy kèm
học sinh yếu.
(Tổ trưởng lập danh sách học sinh yếu từng từng đợt kiểm tra, ghi những đặc điểm
chính của học sinh yếu, cách tiến hành của các thành viên về việc dạy phụ đạo, dạy kèm
học sinh yếu, biện pháp phối hợp thực hiện theo từng giai đoạn, so sánh, giao chỉ tiêu
thực hiện xuyên suốt trong năm học)
III – MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
1.Các tổ trưởng chuyên môn cần có biện pháp hướng dẫn, khuyến khích giáo viên
cải tiến để kiểm tra theo hướng khách quan. Khuyến khích phương pháp dạy học theo
nhóm, ngoại khoá…
2.Các tổ trưởng cần mạnh dạn chỉ đạo các nhóm bộ môn trong tổ mạnh dạn ,tự
khắc phục khó khăn,có sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng đội ngữ giáo viên ngày càng trưởng thành về trình độ tay nghề và chuyên môn
nghiệp vụ, góp phần có tính chất quyết định vào việc nâng dần chất lượng dạy và học
trong nhà trường.
Ban Giám Hiệu nhà trường mong mỗi các đồng chí tổ trưởng chuyên môn mạnh
dạn ,dám nghĩ dám làm; có ý kiến đề xuất để đưa hoạt động của tổ ngày càng đi vào nề
nếp, thực sự thực hiện tốt chức năng công tác của tổ đã được quy định trong Điều Lệ
trường Tiểu Học.
P. HIỆU TRƯỞNG