Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn góp một định hướng dạy - học bài câu ghép - lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.43 MB, 27 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình sách giáo khoa trung học cơ sở hiện hành, môn Ngữ văn
trải dài từ lớp 6 đến lớp 9 nhưng đơn vị "Câu" được lựa chọn vào giảng dạy cho
học sinh lại quá ít trong sự tương quan với các đơn vị kiến thức khác. Các vấn đề
về Câu chỉ được dạy học trong 5 tiết với dung lượng kiến thức quá lớn. Phần Câu
ghép đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 8 - tập 1, nhằm mục tiêu đem đến cho học
sinh những thông tin đầy đủ về câu ghép. Nhà biên soạn chia làm 2 tiết ở bài 11 và
bài 12 (trang 111 và 123). Với dung lượng kiến thức nhiều và yêu cầu cao của bài
học, đặc biệt là ở tiết 2; bài Câu ghép luôn làm cho giáo viên giảng dạy tồn tại
những băn khoăn khó tìm hướng giải quyết.
Khảo sát thực tế giảng dạy ở một số trường trung học cơ sở huyện Con
Cuông, tôi nhận thấy nhiều giáo viên hiểu chưa đúng dụng ý của nhà biên soạn
sách giáo khoa. Vì vậy, từ cách tiếp cận, định hướng khai thác mỗi tiết dạy học của
giáo viên chưa đạt mục tiêu đề ra. Giáo viên chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất
cho người học những thông tin về Câu ghép. Học sinh hiểu mơ hồ, quá trình phân
tích và phân loại câu ghép lẫn lộn không thống nhất. Thậm chí bế tắc khi nhận diện
và phân tích câu ghép trong một số trường hợp đặc biệt và trong những văn cảnh
cụ thể. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Góp một định hướng dạy - học bài Câu
ghép - Lớp 8”, với mong muốn sẽ tháo gỡ được những vướng mắc về cách hiểu,
cách khai thác khi dạy học bài Câu ghép lớp 8, tập 1 cho giáo viên đang dạy Ngữ
văn trung học cơ sở. Trong thời lượng 2 tiết dạy - học (90 phút), giúp học sinh hiểu
đầy đủ nhất về đặc điểm và tác dụng của câu ghép. Từ đó, học sinh sử dụng hiệu
quả câu ghép trong quá trình học tập, trong tạo lập văn bản và trong giao tiếp hàng
ngày.
NỘI DUNG
I/ NHẬN THỨC CŨ VÀ TÌNH TRẠNG CŨ:
Qua các đợt thao giảng Huyện, hội thảo chuyên đề bộ môn Ngữ văn và thực
tế chỉ đạo chuyên môn ở các trường THCS Môn Sơn, THCS Yên Khê, THCS Trà
Lân huyện Con Cuông, tôi đã nhiều lần dự giờ đồng nghiệp bài Câu ghép. Tôi
nhận thấy từ cách tiếp cận, chuẩn bị kế hoạch bài giảng, phương tiện dạy học, xác
định mục tiêu và định hướng khai thác; các hình thức tổ chức hoạt động dạy học


bài Câu ghép - lớp 8 của một số giáo viên khiến tôi thật sự trăn trở.
*/ Theo sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng và hướng dẫn
thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở (những tài liệu
cơ bản để giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài giảng) thì bài “Câu ghép” được chia
làm 2 tiết. Mục tiêu tiết 1 là giúp học sinh nắm được đặc điểm câu ghép và cách
nối các vế câu trong câu ghép. Tiết 2 giúp học sinh nắm được mối quan hệ ý nghĩa
1
giữa các vế trong câu ghép và rèn luyện kỹ năng sử dụng các cặp quan hệ từ để tạo
lập câu ghép. Với định hướng sách giáo viên, thiết kế bài giảng thì giáo viên khá
thành công khi dạy tiết 1 bài Câu ghép. Nhưng đến tiết 2 (quan hệ ý nghĩa giữa
các vế câu), vấn đề phức tạp đang gây nhiều tranh cãi nhất, các tài liệu tham khảo
lại định hướng ngắn gọn, chung chung thì nhiều giáo viên đã bế tắc. Hầu hết các
giáo viên khai thác bài Câu ghép như sau:
Tiết 1:
Hoạt động 1: I. Đặc điểm câu ghép:
Xét ví dụ:
- Bước 1, Giáo viên cho học sinh tìm các cụm C – V trong những câu in đậm
ở ví dụ trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1.
Câu in đậm thứ nhất: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng
ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang
đãng” là câu có nhiều cụm C – V bao chứa nhau. Hai cụm C-V nhỏ nằm trong
cụm C-V lớn làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở.
Câu in đậm thứ hai: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió
lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” là câu
có một cụm C-V.
Câu in đậm thứ ba: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng
tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Là câu có ba cụm C-V không
bao chứa nhau.
- Bước 2, cho học sinh phân tích, so sánh cấu tạo của hai câu có nhiều cụm
C-V.

- Bước 3, cho học sinh trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng
mô hình theo mẫu trong sách giáo khoa.
- Bước 4, dựa vào kết quả phân tích ví dụ trên và kiến thức các lớp dưới,
hướng dẫn học sinh rút ra đặc điểm câu ghép (ghi nhớ 1).
Hoạt động 2: II. Cách nối các vế câu:
- Bước 1, học sinh tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I.
- Bước 2, Học sinh chỉ ra cách nối các vế của câu ghép.
- Bước 3, học sinh tìm thêm ví dụ về câu ghép và cách nối các vế trong câu
ghép.
- Bước 4, giáo viên rút ra ghi nhớ 2: có hai cách nối các vế câu:
+/ Dùng từ ngữ có tác dụng nối. Cụ thể: nối bằng một quan hệ từ; nối bằng
một cặp quan hệ từ; nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với
nhau (cặp từ hô ứng).
2
+/ Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu
phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Hoạt động 3: III. Luyện tập.
Phần luyện tập tiết 1, giáo viên thường giải quyết được từ 2 đến 3 bài tập từ
bài tập 1 đến bài tập 3 trong sách giáo khoa.
Tiết 2:
Hoạt động 1: I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
Xét ví dụ:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh phân tích ví dụ trong sách giáo khoa trang
123 và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta
rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao
quý là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Bước 2: Giáo viên và học sinh nêu thêm những quan hệ ý nghĩa như đã biết
ở lớp dưới và từ các bài tập ở tiết 1.
Bước 3: Khi thực hiện bước này giáo viên bắt đầu biểu hiện sự lúng túng

trong cách phân loại: một số giáo viên phân loại câu ghép thành hai loại chính: câu
ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
trong câu ghép được giáo viên liệt kê đưa vào loại câu ghép chính phụ. Có giáo
viên lại phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu bằng nhiều loại câu ghép:
câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại… Có giáo viên đi
thẳng vào phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 123.
Bước 4: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
Hoạt động 3: II. Luyện tập.
Phần luyện tập tiết 2, giáo viên giải quyết được các bài tập 1,2,3 sách giáo
khoa.
*/ Tôi tiến hành khảo sát (kiểm tra 15 phút) tại lớp 8A1 - trường THCS
Trà Lân – Yên Khê sau tiết dạy thao giảng cấp Huyện, bài Câu ghép - tiết 2
của một đồng nghiệp.
Đề ra:
Câu 1: Cho Câu ghép sau: "Thầy giáo phát biểu, cả lớp im lặng.”. Bằng việc
thêm các từ loại, dấu câu có chức năng nối kết các vế câu, em hãy tạo ra ít nhất 4
kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau giữa các vế câu.
Câu 2: Viết một đoạn văn không quá 5 câu, trong đó có sử dụng ít nhất một
câu ghép. Chọn một trong các chủ đề sau: Tác hại của thuốc lá; Thay đổi thói
3
quen sử dụng bao bì ni lông; Tác dụng của việc lập ý trước khi viết bài Tập làm
văn.
Kết quả: Lớp 8A1 – 38 học sinh.
LOẠI SỐ HỌC SINH TỶ LỆ
GIỎI 0 0
KHÁ 7 18,4%
TRUNG BÌNH 21 55,3%
YẾU 10 26,3%
*/ Nhận xét về hai tiết dạy bài “Câu ghép” (tiết 43 và tiết 46) của đồng
nghiệp:

Tiết 1: Với định hướng trên, giáo viên dễ dàng rút ra đặc điểm của câu ghép
ở phần I. Sang phần II: Cách nối các vế câu: giáo viên căn cứ theo sách giáo khoa,
sách giáo viên, đã chỉ ra hai cách nối: “Dùng những từ có tác dụng nối” và
“Không dùng từ nối”. Theo tôi trong dạy học ngữ pháp sử dụng các cụm từ trên là
không phù hợp và chưa chính xác (vì "những từ" chỉ dùng cho những đơn vị kiến
thức ở bài học Từ ngữ hay những đơn vị ngữ pháp chưa được xác định, còn ba từ
loại: quan hệ từ, phó từ, đại từ học sinh đã được học ở chương trình ngữ văn lớp
7. Từ "tác dụng" cũng không phản ánh đúng nghĩa của ba từ loại sẽ nêu ra ở
phần kiến thức cụ thể tiếp theo. Nên "tác dụng" phải được thay bằng "chức
năng"; tiếp theo, nếu chúng ta không thêm "kết" vào cuối cụm từ “dùng những từ
có tác dụng nối” thì cụm từ sẽ chơi vơi, không đầy đủ. Cũng ở phần ghi nhớ hai,
nếu dùng cụm từ “không dùng từ nối” sẽ không diễn đạt được nghĩa “dựa vào
dấu câu để nhận diện Câu ghép”).
Vì vậy, theo tôi nên thay hai cụm từ ở ý 2 phần ghi nhớ trang 112 trong sách
giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1: “Dùng những từ có tác dụng nối” và “Không dùng
từ nối:…” bằng hai cụm từ khác phù hợp hơn: “Dùng những từ loại có chức
năng nối kết” và “Dùng các dấu câu: …”.
Tiết 2:
- Khi phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đã nảy sinh
vướng mắc khiến người dạy lúng túng. Giáo viên mất quá nhiều thời gian cho việc
phân tích ví dụ để chỉ ra 9 kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu của
câu ghép nhưng lại chưa chú trọng 2 lưu ý rất quan trọng khi dạy học bài Câu
ghép: mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép có nhiều vế câu và xác định mối
quan hệ ý nghĩa phải dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chính vì thế,
giáo viên chưa đem đến cho học sinh những thông tin đầy đủ về câu ghép. Học
sinh hiểu mơ hồ, chưa nhận biết chính xác các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế
trong câu ghép có nhiều hơn hai vế câu trong những văn cảnh cụ thể. Qua chấm bài
4
khảo sát (kiểm tra 15 phút), tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng khi tạo lập câu
ghép và sử dụng câu ghép trong quá trình tạo lập đoạn văn, văn bản.

*/ Nguyên nhân.
1. Nguyên nhân khách quan:
Bài Câu ghép - Ngữ văn lớp 8, tập 1, chỉ đưa vào dạy học trong 2 tiết nhưng
dung lượng kiến thức quá lớn và yêu cầu cao: Học sinh có được những thông tin
đầy đủ về câu ghép (Nhận diện câu ghép, quan hệ hình thức và quan hệ ý nghĩa
giữa các vế của câu ghép vô cùng phong phú, đa dạng ). Thế nhưng sách giáo
khoa, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng lại hết sức
ngắn gọn, định hướng chung chung. Ở tiết 2 bài Câu ghép nhà biên soạn đưa vào
sách giáo khoa duy nhất một ví dụ ở phần tìm hiểu bài khiến giáo viên thật sự bế
tắc khi tìm hướng giải quyết để làm rõ mục tiêu bài học.
2. Nguyên nhân chủ quan:
2.1. Về cách tiếp cận: Giáo viên hiểu chưa đúng dụng ý của nhà biên soạn
sách giáo khoa, quá trình phân loại câu ghép không dựa trên một tiêu chí nhất định
dẫn đến những mâu thuẫn khi dạy học tiết 2 bài Câu ghép. Khâu chuẩn bị của giáo
viên chưa thật sự chịu khó, công phu: từ việc nghiên cứu sách giáo khoa, chuẩn bị
ngữ liệu, các dạng bài tập, phương tiện dạy học, đến các hình thức tổ chức dạy
học
2.2. Xác định mục tiêu và định hướng khai thác: Giáo viên chưa làm rõ
mục tiêu của bài học Câu ghép từ tiết 1 đến tiết 2 là một hệ thống với một cấu trúc
và lô gíc hết sức chặt chẽ. Giáo viên chưa biết định hướng khai thác thật hiệu quả
tiết 1 (quan hệ hình thức giữa các vế của câu ghép được đánh dấu bằng các từ
loại, cặp từ loại, các dấu câu…) để làm cơ sở khi phân tích mối quan hệ ý nghĩa
bên trong giữa các vế câu của câu ghép cho tiết 2. Vì tiết học này có thêm yêu cầu
nâng cao và phát triển (cách dùng các từ loại, cặp từ loại, dấu câu… nối các vế
câu cũng đồng thời quy định về mối quan hệ ý nghĩa bên trong giữa các vế của
câu ghép). Chính vì thế, giáo viên lên lớp dạy tiết 1 nhẹ nhàng, khá thành công
nhưng sang tiết 2, giáo viên loay hoay, mất quá nhiều thời gian cho việc phân tích
ví dụ để rút ra bài học thứ nhất trong phần ghi nhớ đóng khung – trang 123: 9 kiểu
quan hệ ý nghĩa thường gặp…; Có 2 lưu ý theo tôi rất quan trọng, cần tập trung
nhiều nhất để học sinh hiểu sâu sắc về các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong

Câu ghép thì giáo viên bỏ qua hoặc chưa chú trọng, đó là: Lưu ý 1: Trong một Câu
ghép có nhiều vế câu thì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu cũng rất phong phú,
đa dạng; có thể có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa ngay trong một câu ghép có nhiều
vế câu. Lưu ý 2: Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu cần dựa
vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Cùng với dung lượng kiến thức quá lớn
về câu ghép: cách nhận diện, quan hệ về hình thức, ý nghĩa giữa các vế, công dụng,
cách sử dụng câu ghép… trong 2 tiết học khiến giáo viên lúng túng, không đạt mục
tiêu bài dạy.
5
Bài học (Phần ghi nhớ được đóng khung) là nội dung cốt lõi nhưng hầu hết
giáo viên chưa biết bám vào phần ghi nhớ để định hướng, khai thác toàn bộ quá
trình dạy học bài Câu ghép.
Trong quá trình khai thác bài dạy, giáo viên chưa bám vào các nguyên tắc
cơ bản về dạy học Tiếng Việt và quan điểm tích hợp trong quá trình khai thác ví
dụ, giải quyết bài tập. Giáo viên còn xem nhẹ việc hướng cho học sinh rèn luyện
ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy. Trong quá trình phân tích ví dụ và tổ chức
thảo luận, hầu như giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh đặt câu ghép và phân
tích cấu tạo nhưng chưa chú trọng hướng vào lời nói (giao tiếp) và cách sử dụng
câu ghép trong văn cảnh để tạo lập đoạn văn, văn bản (lời nói) cho các em.
2.3. Về phân bố thời gian và phương pháp dạy học: Giáo viên thường rập
khuôn, máy móc theo hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và định hướng
trong sách giáo viên, thiết kế bài giảng. Giáo viên giành quá nhiều thời gian cho
phần tìm hiểu khái niệm, chưa biết chọn lọc ví dụ và lồng ghép giải quyết một số
bài tập của phần luyện tập ngay trong quá trình tìm hiểu bài. Thời gian giành cho
học sinh luyện tập chỉ khoảng tám đến mười hai phút. Hầu hết các tiết dạy học bài
Câu ghép, học sinh chưa được rèn luyện kỹ năng tạo lập đoạn văn, văn bản.
2.4. Về sử dụng phương tiện dạy học: Một số giáo viên sử dụng bảng phụ
truyền thống, một số giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài
Câu ghép bằng phần mềm soạn thảo giáo án POWERPOINT nhưng chưa hợp lý,
trình chiếu quá nhiều ví dụ, hình ảnh mà không mang lại hiệu quả cao trong quá

trình dạy học.
6
II/ NHẬN THỨC MỚI
1/ Cách tiếp cận:
Về cấu trúc: Bài học Câu ghép trong Ngữ văn lớp 8 - tập 1 là một chỉnh thể
hợp lý, chặt chẽ, khoa học, được xây dựng trên nguyên tắc hệ thống và phát triển.
Tiết 1 là nhận diện câu ghép trên cơ sở tiếp nối kiến thức học sinh đã làm quen từ
cấp tiểu học; cách nối các vế câu của câu ghép (Tức là các biểu hiện về quan hệ
hình thức bên ngoài giữa các vế câu của câu ghép). Tiết 2 là tìm hiểu giá trị miêu
tả của câu ghép được thể hiện bằng các kiểu quan hệ ý nghĩa bên trong giữa các vế
câu của Câu ghép hết sức đa dạng, phong phú. Sự phong phú, đa dạng tạo ra sự
uyển chuyển, nhịp nhàng cho văn bản, thể hiện cao tính liên kết của văn bản.
Về kiến thức: Bài học Câu ghép trong sách Ngữ văn lớp 8 - tập 1 có dung
lượng kiến thức lớn. Tiết thứ nhất, yêu cầu học sinh: Nhận biết câu ghép, cách
cách nối các vế câu của câu ghép. Cách nhận biết này bắt buộc giáo viên, học sinh
phải nắm được bản chất từng từ loại, có kỹ năng phân tích cú pháp chính xác, điêu
luyện. Từ đó giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về mặt hình thức của đối tượng
Câu ghép. Tiết thứ hai, trên cơ cở phát triển kiến thức của tiết 1, chú ý vào phân
tích về mặt ngữ nghĩa của câu ghép: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ
nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến,
quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ
giải thích… Các kiểu quan hệ ý nghĩa đó lại hết sức phong phú, đa dạng; cùng một
câu ghép nhưng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau giữa các vế câu lại có
mối quan hệ khác nhau về mặt ý nghĩa.
Ở tiết 2 bài Câu ghép, nhà biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 đưa
vào duy nhất một ví dụ trong phần tìm hiểu bài. Theo tôi, đó là dụng ý “mở” để
khơi nguồn sáng tạo cho giáo viên trong quá trình dạy – học. Bởi vì, sẽ rất sai lầm
nếu giáo viên loay hoay, mất quá nhiều thời gian cho việc phân tích ví dụ để rút ra
bài học thứ nhất trong phần ghi nhớ đóng khung – trang 123: 9 kiểu quan hệ ý
nghĩa thường gặp. Việc giúp học sinh nắm chắc các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các

vế của câu ghép là rất quan trọng. Nhưng người dạy cần nắm được cốt lõi, bản chất
của vấn đề để có nghệ thuật dẫn dắt và liên kết kiến thức từ tiết học thứ nhất sang
tiết học thứ hai. Quan hệ hình thức bên ngoài và quan hệ ý nghĩa bên trong giữa
các vế câu đều được đánh dấu bằng các dấu câu hoặc các từ loại, cặp từ loại phụ
thuộc. Có 2 lưu ý theo tôi rất quan trọng, cần tập trung nhiều thời gian phân tích ví
dụ để học sinh hiểu sâu sắc về các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép,
đó là: Lưu ý 1: Trong một câu ghép có nhiều vế câu thì mối quan hệ ý nghĩa giữa
các vế câu cũng rất phong phú, đa dạng; có thể có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa
ngay trong một câu ghép có nhiều vế câu. Lưu ý 2: Để nhận biết chính xác quan
hệ ý nghĩa giữa các vế câu cần dựa vào văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
Về quan điểm dạy học: Cách sắp xếp các đơn vị kiến thức và những ngữ
liệu được lựa chọn trong bài Câu ghép đã phản ánh đúng nguyên tắc dạy học tiếng
7
Việt: rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy, hướng vào lời nói (giao
tiếp)… một nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong dạy học tiếng Việt. Các ngữ liệu
được lựa chọn đưa vào trong bài học Câu ghép đều mang một nội dung tinh thần
nào đấy. Các câu văn là ngữ liệu chủ yếu được nằm trong các đoạn, hoặc các văn
bản nhỏ chứ không độc lập riêng lẻ. Cho nên quá trình chiếm lĩnh tri thức về đơn
vị ngữ pháp “Câu ghép” của học sinh đã bao hàm các thao tác như: quan sát, phát
hiện, phân tích, tổng hợp…
Về quan điểm tích hợp: Những kiến thức Văn học đã được tác giả sách
giáo khoa lựa chọn làm ngữ liệu cho bài Câu ghép là những câu, đoạn trong các
tác phẩm đã được giảng ở giờ Văn học trước đó. Giúp học sinh có dịp nhớ lại, có
điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm văn học đã học, đặc biệt là học sinh sẽ thấy
được ý nghĩa của ngôn ngữ văn bản, tính khoa học của Văn học. Giờ học tiếng
Việt không tồn tại độc lập nữa, mà song song với giờ Văn học, hoặc cùng nhiều
loại kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác. Vẻ đẹp của ngôn ngữ, ý nghĩa
vận dụng của từng đơn vị ngôn ngữ (mà bài học này là đơn vị Câu ghép), ý nghĩa
của văn bản sẽ bộc lộ thông qua giờ học tiếng Việt nói chung, bài học Câu ghép
nói riêng nhằm góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong giao tiếp cuộc sống.

2/ Về khâu chuẩn bị: Giáo viên phải chịu khó và thật sự đầu tư về mọi mặt
cho kế hoạch bài dạy: đồ dùng, phương tiện dạy học, ngữ liệu, các dạng bài tập, dự
kiến các hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh thật phong phú, đa dạng
3/ Xác định mục tiêu bài dạy: Về kiến thức: giúp học sinh nhận diện đúng
câu ghép, hiểu được các mối quan hệ hình thức bên ngoài và quan hệ ý nghĩa bên
trong giữa các vế của câu ghép. Học sinh nhận biết được ngay trong một câu ghép
có nhiều vế câu thì có thể có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau, được đánh dấu
bằng các từ và cặp từ nhất định; trong những văn cảnh khác nhau thì quan hệ ý
nghĩa cũng khác nhau. Các mối quan hệ hết sức đa dạng, phong phú giữa các vế
của câu ghép góp phần tạo nên vẻ đẹp của các tác phẩm văn học. Về kỹ năng: Học
sinh biết đặt câu ghép; biết biến đổi câu đơn thành câu ghép, biến đổi các vế câu
của câu ghép thành những kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau trong câu ghép. Biết sử
dụng câu ghép trong tạo lập đoạn văn, văn bản và giao tiếp cuộc sống.
4/ Về định hướng khai thác:
Thiết kế dạy học bài học Câu ghép phải sáng tạo, hợp lí, tinh gọn, lô gíc
chặt chẽ, có mở rộng và nâng cao. Trong suốt hai tiết dạy học chính là quá trình
giải quyết các dạng bài tập từ dễ đến khó. Để từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức cơ bản, biết vận dụng và nâng cao dần lên thông qua các kỹ năng rèn luyện
ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy. Cụ thể:
Tiết 1:
- Phần tìm hiểu bài học:
8
Thứ nhất, vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới để giải quyết các bài tập
(các kiểu câu) để học sinh nhận diện câu ghép, Thứ hai, thông qua giải quyết các
dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng cho học sinh tạo lập được câu ghép và sử dụng
các phương tiện nối các vế câu của câu ghép trong cách hoàn cảnh giao tiếp khác
nhau.
Về cách nối các vế câu của câu ghép: thay hai cụm từ ở ý 2 phần ghi nhớ
trong sách giáo khoa trang 112: “Dùng những từ có tác dụng nối” và “Không
dùng từ nối” bằng hai cụm từ khác phù hợp hơn: “Dùng những từ loại có chức

năng nối kết” và “Dùng các dấu câu: ”.
- Phần củng cố bài: Tổng hợp, hệ thống kiến thức tiết 1 bằng sơ đồ tư duy.
- Phần Luyện tập:
+/ Dạng bài tập nhận biết và thông hiểu:
Bài tập 1 – trang 113 – sách giáo khoa.
+/ Dạng bài tập vận dụng:
Vận dụng ở mức độ thấp: học sinh giải quyết bài tập 2, bài tập 4 – sách giáo
khoa trang 113 và 114.
Vận dụng ở mức độ cao: Học sinh giải quyết bài tập 5 – sách giáo khoa tr.
114.
Tiết 2:
Là quá trình giải quyết ba dạng bài tập từ dễ đến khó để học sinh tự chiếm
lĩnh kiến thức cơ bản; từ đó học sinh biết vận dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp,
tạo lập đoạn văn, văn bản. Cụ thể:
- Phần tìm hiểu bài học:
Các ví dụ 1 (10 câu ghép): vừa kiểm tra kiến thức cũ tiết 1 qua việc phân
tích cấu tạo và chỉ ra phương tiện nối giữa các vế câu (yêu cầu này học sinh tự giải
quyết). Vừa mở ra kiến thức mới bằng việc: lấy một số câu trong bài tập 1 - phần
Luyện tập, giới thiệu học sinh 10 kiểu quan hệ thường gặp và các từ loại, cặp từ
loại phụ thuộc. Sau đó rèn luyện cho học sinh tạo lập câu ghép.
Ví dụ 2: Yêu cầu được nâng cao hơn đối với học sinh: Xác định kiểu quan
hệ ý nghĩa trong câu ghép có nhiều vế câu (ba vế câu).
Ví dụ 3: Yêu cầu rèn luyện ngôn ngữ gắn liền rèn luyện tư duy đối với học
sinh. Giúp học sinh nhận biết quan hệ ý nghĩa rất phong phú, đa dạng giữa các vế
của câu ghép trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Từ đó các em biết tạo lập
nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa từ một câu ghép.
- Phần củng cố bài:Tổng hợp kiến thức cơ bản bằng hệ thống sơ đồ tư duy.
- Phần luyện tập: có các dạng với yêu cầu của từng cấp độ từ thấp đến cao:
9
+/ Dạng bài tập nhận biết và thông hiểu: Nhận biết câu ghép, tác dụng của

câu ghép trong giao tiếp (giải quyết ở lớp bài tập 2 – SGK trang 124 và 125). Bài
tập 1 – sách giáo khoa trang 124 đã giải quyết trong phần tìm hiểu bài.
Bài tập 3 và 4 - sách giáo khoa trang 125 tương tự bài tập 2, học sinh tự làm
ở nhà.
+/ Dạng bài tập vận dụng: Giáo viên đưa vào thêm 2 dạng bài tập:
Vận dụng ở mức độ thấp: Tổ chức trò chơi, chia làm hai đội chơi thi chuyển
đổi câu đơn thành câu ghép. Nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng tạo lập câu theo
các mô hình khái quát khác nhau.
Vận dụng ở mức độ cao: Giáo viên cho chủ đề, yêu cầu học sinh tạo lập
đoạn văn có sử dụng câu ghép. Mục đích: tạo lập văn bản và tích hợp với phân
môn tâp làm văn. Đây là mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của một tiết dạy học
Tiếng Việt: hướng vào lời nói (giao tiếp).
5/ Về phân bố thời gian cho mỗi tiết:
Thời gian ổn định, hỏi bài cũ là: 05 phút.
Thời gian giành cho lí thuyết là: 10 phút.
Thời gian cho học sinh giải quyết các bài tập là: 30 phút (bao gồm tất cả các
dạng bài tập từ đầu đến cuối giờ).
6/ Về sử dụng phương tiện dạy học: việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học tiếng Việt nói chung và bài Câu ghép nói riêng là rất phù hợp và cần thiết,
phát huy tối đa công dụng phương tiện dạy học. Tuy nhiên, không được lạm dụng
công nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều hình ảnh, hiệu ứng làm học sinh mất
tập trung trong quá trình giải quyết các dạng bài tập để chiếm lĩnh kiến thức cơ
bản. Máy chiếu chỉ thay bảng phụ truyền thống để phân tích các ví dụ dài (đoạn
văn, văn bản) nhưng cơ động, tiện lợi hơn, đỡ cồng kềnh và tiết kiệm, tận dụng
được nhiều thời gian cho học sinh luyện tập.
7/ Về đánh giá một tiết dạy học tiếng Việt: Theo tôi, một tiết dạy học tiếng
Việt nói chung và bài Câu ghép nói riêng thành công, trước hết là người dạy phải
biết biến những vấn đề phức tạp nhất trở nên đơn giản nhất. Người học tiếp thu nhẹ
nhàng, hiểu sâu sắc, tường tận. Tiết học kết thúc mà không có cảm giác nặng nề,
rối rắm. Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn giao tiếp, ứng xử. Mà trong

tiết dạy học bài Câu ghép là học sinh biết biến đổi các vế câu ghép thành những
kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau, biết sử dụng câu ghép trong tạo lập đoạn văn, văn
bản.
10
III/ GIẢI PHÁP MỚI
Từ thực tế và nhận thức trên, tôi đã quyết định chọn bài Câu ghép - tiết 2
(tiết học nảy sinh nhiều vướng mắc và nhiều tranh cãi nhất trong quá trình dạy
học phần Câu ghép) để dạy thể nghiệm tại hội thảo tổ khoa học xã hội - trường
THCS Trà Lân - Huyện Con Cuông. Tiết dạy hội thảo được đồng nghiệp đánh giá
cao và tiếp tục chọn dạy bài Câu ghép - tiết 2 trong đợt Hội thảo “Chuyên đề đổi
mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn” do phòng GD&ĐT huyện Con Cuông tổ
chức. Giáo án được soạn thảo trên phần mềm Powerpoint 2007.
Sau đây là định hướng chung cho cả hai tiết bài Câu ghép và định hướng
chi tiết cho tiết 46 bài “Câu ghép” (tiết 2).
Tiết 1: Người dạy chú ý đến biểu hiện hình thức bên ngoài của câu ghép:
Nhận diện câu ghép, cách nối các vế của câu ghép. Học xong tiết 1, học sinh biết
phân tích cấu tạo ngữ pháp và hiểu các kiểu quan hệ hình thức bên ngoài giữa các
vế của câu ghép thông qua các từ loại, dấu câu có chức năng nối kết. Từ đó làm cơ
sở cho việc phân tích quan hệ ý nghĩa bên trong giữa các vế của câu ghép ở tiết 2.
Hoạt động 1: Đặc điểm của câu ghép.
*/ Xét ví dụ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (dùng bảng phụ hoặc trình
chiếu trên phần mềm soạn thảo giáo án Powerpoint đoạn văn trong phần ví dụ
trang 111 sách giáo khoa).
Các nhóm tìm các cụm C – V trong những câu in đậm và nhận xét số lượng
cụm C-V; phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V:
- Câu in đậm thứ nhất: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng
ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang
đãng” là câu có nhiều cụm C – V bao chứa nhau. Hai cụm C-V nhỏ nằm trong
cụm C-V lớn làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở.

- Câu in đậm thứ hai: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và
gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. là
câu có một cụm C-V.
- Câu in đậm thứ ba: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính
lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Là câu có ba cụm C-V
không bao chứa nhau.
Học sinh phân tích, so sánh cấu tạo của hai câu có nhiều cụm C-V.
Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng
theo mẫu:
11
Kiểu cấu tạo Câu cụ thể
Câu có một cụm C – V
Câu 2:
Câu đơn
Câu có hai hoặc
nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V
lớn.
Câu 1: Câu mở
rộng TP
Các cụm C – V không bao chứa nhau Câu 3: câu ghép
Dựa vào kết quả phân tích ví dụ trên và kiến thức các lớp dưới, hướng dẫn
học sinh rút ra đặc điểm câu ghép.
*/ Ghi nhớ 1: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không
bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
Hoạt động 2: II. Cách nối các vế câu:
Bước một, học sinh nhận xét về cách nối các vế câu của câu ghép đã phân
tích ở mục I (bảng phụ hoặc trình chiếu trên phần mềm): “Cảnh vật chung quanh
tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
Nhận xét: Câu ghép trên có ba vế câu. Vế câu thứ hai nối với vế câu thứ nhất

bằng dấu phẩy(,); vế câu thứ ba nối với hai vế trước bằng dấu hai chấm (:).
- Cho học sinh đặt câu ghép với mỗi quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp
phó từ, đại từ (Bài tập 2, bài tập 4 sách giáo khoa trang 113, 114).
Bước hai, sau khi phân tích các vế câu của câu ghép vừa đặt xong, học sinh
chỉ ra tám cách nối các vế của câu ghép: dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp
phó từ, cặp chỉ từ, cặp đại từ; dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.
Bước ba, học sinh thảo luận nhóm tổng hợp kiến thức phần ghi nhớ 2 bằng
sơ đồ tư duy. */ Ghi nhớ 2:
12
*/ Củng cố tiết 1: Giáo viên hệ thống hoá kiến thức tiết 1 bằng sơ đồ tư
duy:
Hoạt động 3: III. Luyện tập.
+/ Dạng bài tập nhận biết và thông hiểu: Học sinh thảo luận nhóm trong
vòng 5 phút; treo kết quả lên bảng nhóm; các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bài tập 1 – trang 113 – sách giáo khoa.
+/ Dạng bài tập vận dụng: học sinh giải quyết độc lập, trình bày và nhận xét
lẫn nhau.
Vận dụng ở mức độ thấp: học sinh giải quyết bài tập 2, bài tập 4 – sách giáo
khoa trang 113 và 114.
Vận dụng ở mức độ cao: Học sinh giải quyết bài tập 5 – sách giáo khoa
trang 114.
*/ Hướng dẫn về nhà:
- Lập bản đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức tiết 1 bài Câu ghép.
- Tìm câu ghép trong những văn bản đã học (Ngữ văn lớp 8, tập 1) và chỉ ra
cách nối giữa các vế câu.
13
Tiết 2:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (Vừa hệ thống hoá kiến thức tiết 1 vừa mở
ra kiến thức mới ở tiết 2).
Hỏi: Nêu đặc điểm câu ghép? Cách nối các vế câu của câu ghép? Cho ví

dụ.
Trả lời:
- Đặc điểm câu ghép: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V
không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
- Cách nối các vế câu của câu ghép: Có 2 cách nối: dùng từ loại có chức
năng nối kết; dùng dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).
- Ví dụ: Học sinh đặt câu ghép có sử dụng các từ loại hoặc dấu câu có chức
năng nối kết các vế câu.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:
Giáo viên tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức tiết một bằng sơ đồ tư duy:
Và mở ra yêu cầu tiết học thứ hai của bài Câu ghép: Ở tiết một các em đã
nắm được đặc điểm của câu ghép. Cần lưu ý phân biệt với các kiểu câu (Câu
đơn: có một cụm C-V; Câu mở rộng thành phần có cụm C-V nhỏ nằm trong
cụm C-V lớn). Tìm hiểu cách nối các vế câu ở tiết một chính là tìm hiểu quan hệ
hình thức bên ngoài giữa các vế câu của câu ghép. Sang tiết học này, các em sẽ
được biết đến các mối quan hệ ý nghĩa bên trong hết sức phong phú, đa dạng giữa
các vế câu của câu ghép.
14
Hoạt động 3: I/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
*/ Xét ví dụ 1: (Gồm 10 câu ghép trình chiếu trên phần mềm Powerpoint
2007, tương ứng với mười kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp).
Hỏi: Dựa vào kiến thức về câu ghép (tiết 1), phân tích cấu tạo ngữ pháp
và chỉ ra các từ loại, dấu câu có chức năng nối kết giữa các vế câu?
Thảo luận nhóm: (chia lớp thành 4 nhóm: nhóm 1,2: phân tích ví dụ 1 đến
ví dụ 5; nhóm 3,4: phân tích ví dụ 6 đến ví dụ 10).
Các nhóm trình bày; nhận xét, cho điểm lẫn nhau.
Giáo viên nhận xét kết quả, cho điểm các nhóm. Dẫn dắt học sinh chỉ ra
từng kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép. Lần lượt cho hiệu ứng
xuất hiện trên màn chiếu từng kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của ví dụ một
đến ví dụ mười (tương ứng mười kiểu quan hệ ý nghĩa thường gặp).

1/ (Có lẽ) tiếng Việt của chúng ta /đẹp (bởi vì) tâm hồn
C1 V1 C2
của ng ười Vịêt Nam ta/ rất đẹp, (bởi vì) đời sống, cuộc => Quan hệ nguyên
nhân.
V2 C3
đấu tranh của nhân dân ta từ tr ước tới nay/ là cao quí, là
V3
vĩ đại , nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng)
2/ (Nếu) trời/ m ư a to (thì) con đường này/ sẽ ngập. => Quan hệ điều kiện (GT).
C1 V1 C2 V2

3/ (Tuy) rét/ vẫn kéo dài, mùa xuân/ đã đến bên bờ => Quan hệ tương phản.
C1 V1 C1 V2
sông L ươ ng.
(Nguyễn Đình Thi)
4/ Trời/ (càng) m ư a to, đường/ (càng) lầy lội. => Quan hệ tăng tiến.
C1 V1 C2 V2
5/ Mình /trực nhật (hay) cậu /trực nhật. => Quan hệ lựa chọn.
15
C1 V1 C2 V2
6/ Tôi / đến (và) nó / cũng đến. => Quan hệ bổ sung.
C1 V1 C2 V2
7/ (Để) l ớp/ đ at thành tích cao, (thì) chúng => Quan hệ mục đích
C1 V1 C2
ta /phải cố g ắng.
V2
8/ Thầy giáo/ giảng bài xong (rồi) cả lớp/ => Quan hệ nối tiếp.
C1 V1 C2
đứng dậy.

V2
9/ Lớp tr ưởng/ đọc (và) cả lớp/ cùng ghi. => Quan hệ đồng thời
C1 V1 C2 V2
10/ Mọi ng ười/ bỗng im lặng (:) chủ toạ/ => Quan hệ giải thích.
C1 V1 C2
bắt đầu phát biểu.
V2
Hỏi: Em hãy nhận xét mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép
trên? (Nếu bỏ đi các từ loại, dấu câu có chức năng nối kết các vế câu và thay vào
đó là dấu chấm(.) giữa các vế câu thì nghĩa của mỗi câu mới tạo ra sẽ như thế nào
so với nghĩa của câu ghép có nhiều vế câu?).
Trả lời: - Giữa các vế câu của từng câu ghép có mối quan hệ ràng buộc, khá
chặt chẽ. Nếu thay các từ loại, dấu câu bằng dấu chấm (.) thì mỗi vế câu trở thành
một câu đơn. Nghĩa của câu trở nên rời rạc, không đầy đủ và mất đi các kiểu quan
hệ ý nghĩa.
Hỏi: Từ việc phân tích các ví dụ trên, em hãy khái quát mối quan hệ về
mặt ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép bằng sơ đồ tư duy? (Tổ chức nhóm 3
phút).
Học sinh khái quát sơ đồ trên bảng nhóm hoặc trên chiều ngang giấy A4.
16
Giáo viên khái quát trên sơ đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn, học sinh nhìn vào sơ
đồ tư duy để trình bày ý một của phần ghi nhớ: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
của câu ghép.
Ghi nhớ 1.
Cho học sinh đặt câu ghép và phân tích.
Câu mẫu: - (Nếu) Nam/ chăm học (thì) bạn ấy / đạt điểm cao.
C1 V1 C2 V2
=> Quan hệ điều kiện, giả thiết.
Giáo viên chốt: Trong thực tế, Câu ghép còn có nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa
giữa các vế câu nhưng trên đây là 10 kiểu quan hệ ý nghĩa ta thường gặp nhiều

nhất trong giao tiếp hàng ngày.
*/ Xét ví dụ 2: Sử dụng ngữ liệu đã phân tích cú pháp và cách nối giữa các
vế câu ở tiết 1 bài Câu ghép.
Hỏi: Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
(1) Cảnh vật chung quanh tôi/đều thay đổi, (2)(vì) chính +/ Vế (1) - vế (2):
C1 V1 =>QH nguyênnhân - kết quả.
Lòng tôi/đang có sự thay đổi lớn :(3) hôm nay tôi/đ i học. +/ Vế (2) - vế (3):
17
C2 V2 C3 V3 => Quan hệ giải thích.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Cho học sinh nhận xét: về mối quan hệ phong phú, đa dạng giữa các vế
câu của câu ghép.
Giáo viên chốt: Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép vô cùng
phong phú, đa dạng. Ngay trong một câu ghép có nhiều vế câu thì mối quan hệ ý
nghĩa giữa các vế câu cũng không giống nhau. Đây là lưu ý 1 – bài học quan trọng
thứ hai các em cần ghi nhớ.
Ghi nhớ 2.
*/ Xét ví dụ 3:
Hỏi: Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép trong
những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể sau đây:
(Vì) ông nổi giận (nên) bà im lặng. => Quan hệ nguyên nhân.
(Hễ) ông nổi giận (thì) bà im lặng. => Quan hệ điều kiện, giả thiết.
(Tuy) ông nổi giận (nhưng) bà im lặng. => Quan hệ tương phản.
Ông nổi giận (và) bà im lặng. => Quan hệ đồng thời.
Ông nổi giận (rồi) bà im lặng. => Quan hệ tiếp nối.
Ông nổi giận (để) bà im lặng. => Quan hệ mục đích.
Nhận xét: Cùng một câu ghép có hai hay nhiều vế câu, trong những hoàn
cảnh giao tiếp khác nhau ta thay bằng những phương tiện nối khác nhau thì các vế
câu của câu ghép có mối quan hệ ý nghĩa khác nhau. Đây là lưu ý 2 – bài học quan
trọng thứ ba các em cần ghi nhớ.

Ghi nhớ 3.
18
Hoạt động 4: Củng cố bài học.
Học sinh: nhìn vào sơ đồ tư duy giáo viên đã chuẩn bị sẵn trình chiếu trên
bảng để khái quát toàn bộ phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 123.
19
Giáo viên: củng cố, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức tiết 43 và 46 bài Câu
ghép bằng sơ đồ tư duy:
20
Hoạt động 5: Luyện tập.
Phần luyện tập, không cần giải quyết hết tất cả bài tập trong sách giáo khoa
mà giáo viên đưa vào các dạng bài tập: nhận biết, thông hiểu; vận dụng ở mức độ
thấp và vận dụng ở mức độ cao.
Dạng bài tập nhận biết, thông hiểu:
Gồm các bài tập 1,2,3,4 sách giáo khoa. Bài tập 1 đã giải quyết trong phần
tìm hiểu bài; bài tập 3,4 tương tự bài tập 2 học sinh tự làm ở nhà.
Thảo luận nhóm (Thực hiện vào bảng nhóm trong 5 phút):
a/ (1) Biển thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. (2) Trời xanh thẳm, biển
cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. (3) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ
màng dịu hơi sương. (4)Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (5)Trời ầm ầm
dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
b/ (1) Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. (2) Buổi sớm, mặt trời
lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. (3) Buổi chiều, nắng vừa nhạt,
sương đã buông xuống mặt biển.
(Thi Sảnh)
1/ Tìm câu ghép trong hai đoạn trích trên.
2/ Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép.
3/ Có thể tách mỗi vế câu thành những câu đơn không? Vì sao?
*/ Các nhóm đổi kết quả và nhận xét, chấm điểm. Sau đó đối chiếu kết quả

của nhóm trên màn chiếu của giáo viên.

21
Dạng bài tập vận dụng ở mức độ thấp:
Giáo viên tổ chức trò chơi, chia lớp thành hai đội chơi, thi tạo lập câu ghép.
Cho sẵn mỗi đội chơi hai câu đơn, trong thời gian 5 phút, từ hai câu đơn đội nào
tạo lập được nhiều câu ghép hơn đội đó chiến thắng.
Sau 5 phút, giáo viên trình chiếu đáp án, các đội chơi đổi kết quả cho
nhau, đối chiếu, chấm điểm cho đội bạn.
22
Dạng bài tập vận dụng ở mức độ cao:
*/ Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục tạo lập văn bản có sử dụng câu ghép với một trong các chủ đề
trên.
- Tổng hợp toàn bộ kiến thức bài học Câu ghép, tiết 43, tiết 46 bằng sơ đồ
tư duy; tiết sau cô thu chấm điểm.
23
IV/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
*/ Khảo sát thực tế: Sau tiết dạy tại Hội thảo chuyên đề huyện Con Cuông
bài Câu ghép, tiết 2 (Ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân), tôi tiến hành
kiểm tra 15 phút tại lớp 8A2 - trường THCS Trà Lân.
Nội dung đề bài kiểm tra như trên (Trang 3 – Sáng kiến kinh nghiệm).
Kết quả: Lớp 8A2 – 38 học sinh.
LOẠI SỐ HỌC SINH TỶ LỆ
GIỎI 7 18,4%
KHÁ 12 31,6%
TRUNG BÌNH 17 44,7%
YẾU 2 5,3%
*/ Đối chiếu kết quả của hai lần khảo sát:
LOẠI

CÁCH DẠY CŨ
(LỚP 8A1)
CÁCH DẠY MỚI
(LỚP 8A2)
SO SÁNH
Số học sinh Tỷ lệ Số học sinh Tỷ lệ
GIỎI 0 0 7 18,4% Tăng 18,4%
KHÁ 7 18,4% 12 31,6% Tăng 13,2%
TB 21 55,3% 17 44,7% Giảm 10,6%
YẾU 10 26,3% 2 5,3% Giảm 21%
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thành công từ việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm bài Câu ghép, lớp 8,
chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, về phần chuẩn bị: Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu, sách
giáo khoa, đặc biệt là phần ghi nhớ đóng khung để có nhận thức, cách tiếp cận
đúng. Phải có sự đầu tư, chuẩn bị thật công phu: kiến thức bài học, các phương
tiện, thiết bị dạy học; tìm kiếm, chọn lọc ngữ liệu, các dạng bài tập kể cả những bài
tập không có trong sách giáo khoa; các hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh…
24
Hai là, về định hướng khai thác: Thiết kế dạy học tiếng Việt nói chung và
bài Câu ghép nói riêng phải sáng tạo, hợp lí, tinh gọn; lô gíc chặt chẽ, biết vận
dụng kiến thức tiết học cũ trong bài học mới; có mở rộng, nâng cao và phát triển.
Trong suốt hai tiết dạy học bài Câu ghép chính là quá trình giải quyết các dạng bài
tập từ dễ đến khó. Giáo viên không cần thiết phải đưa ra nhiều bài tập, không nhất
thiết phải phân tích tất cả các ví dụ trong sách giáo khoa mà giáo viên phải biết lựa
chọn các dạng bài để làm nổi bật kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh vận
dụng ở những mức độ khác nhau. Để từ đó học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức cơ
bản, biết vận dụng và nâng cao dần lên thông qua các kỹ năng rèn luyện ngôn ngữ
gắn liền với rèn luyện tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận
dụng ở mức độ cao. Từ đó, hướng học sinh vào các văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp

cụ thể.
Ba là, về cách tổ chức các hoạt động dạy - học: Trong tổ chức dạy - học và
rèn luyện kỹ năng cho học sinh phải linh hoạt, có nhiều hình thức tổ chức phong
phú, đa dạng, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Vừa phát huy tối đa
năng lực tư duy độc lập vừa tích cực hợp tác với bạn thông qua nhiều hình thức
thảo luận để giúp các em tránh sự nhàm chán. Bằng trí tưởng tượng phong phú,
thông qua phân tích, hệ thống hoá kiến thức từ sơ đồ tư duy của giáo viên, các em
sẽ lập nên những bản đồ tư duy hệ thống kiến thức toàn bộ bài học với nhiều cách
trang trí khác nhau. Các em biết tạo lập Câu ghép thông qua tổ chức trò chơi kiến
thức, biết tạo lập đoạn văn, văn bản. Từ đó, các em yêu thích phân môn vốn được
coi là khô cứng này.
Bốn là, về sử dụng phương tiện dạy học: Việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học tiếng Việt nói chung và bài Câu ghép nói riêng là rất cần thiết,
phát huy tối đa công dụng của phương tiện dạy học. Tuy nhiên, không được lạm
dụng công nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều ví dụ, hình ảnh; không tạo nhiều
hiệu ứng làm cho học sinh thiếu tập trung trong quá trình giải quyết các dạng bài
tập. Máy chiếu chỉ thay bảng phụ truyền thống để phân tích các ví dụ dài (đoạn
văn, văn bản) và mang tính gợi mở bài học trong sử dụng hiệu ứng. Máy chiếu
thay bảng phụ để phân tích ví dụ nhưng cơ động, tiện lợi hơn, đỡ cồng kềnh và tiết
kiệm, tận dụng được nhiều thời gian cho học sinh luyện tập
Năm là, về đánh giá một tiết dạy học tiếng Việt: Theo tôi, một tiết dạy học
tiếng Việt nói chung và bài Câu ghép nói riêng thành công, trước hết là người dạy
phải biết biến những vấn đề phức tạp nhất trở nên đơn giản nhất. Người học tiếp
thu nhẹ nhàng, hiểu sâu sắc, tường tận. Tiết học kết thúc mà không có cảm giác
nặng nề, rối rắm. Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn giao tiếp, ứng xử.
Mà trong tiết dạy học bài Câu ghép là học sinh biết biến đổi các vế câu ghép thành
những kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau, biết sử dụng câu ghép trong tạo lập đoạn
văn, văn bản.
25

×