Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học tích cực và tương tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.69 KB, 80 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học kỹ thuật, công
nghệ phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, những thành tựu khoa học đã
làm thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội. Và khi xã hội càng phát triển thì người
ta càng quan tâm và đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Vấn đề đặt ra cho ngành giáo
dục và đào tạo là phải nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo ra những
con người mới có thể làm chủ được tình hình mới.
Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học" [36].
Điều 24, luật Giáo dục khẳng định: "Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh" [19].
Trước yêu cầu của thời đại và xã hội, xu hướng đổi mới phương pháp
dạy học có 3 quan điểm tiếp cận đáng chú ý:
- Quan điểm tâm lý: Cải tiến phương pháp bằng cách tăng cường vai
trò chủ thể của học sinh, tìm mọi cách để phát triển tính tích cực, độc lập
và cá nhân hoá quá trình dạy học.
- Quan điểm điều khiển học: Hướng đến việc giải phóng người học,
cải tiến mối quan hệ thầy trò mà hiện nay vấn đề "lấy học sinh làm trung
tâm" đang được mọi người hướng đến.
- Quan điểm công nghệ giáo dục: vận dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật và công nghệ vào giáo dục.
1
Trên cơ sở những quan điểm trên và nhiều quan điểm khác, xu hướng


dạy học tích cực và tương tác đã và đang được quan tâm nghiên cứu vận
dụng có kết quả trong dạy học giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong dạy
học KTCN phổ thông những năm qua bên cạnh thực trạng cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ dạy học còn nghèo nàn, giáo viên thiếu,… phương
pháp dạy học truyền thống truyền thụ một chiều vẫn là phổ biến làm cho
chất lượng dạy học KTCN còn nhiều hạn chế.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KTCN vừa qua đã có
một số công trình luận án, luận văn nghiên cứu như:
- "Dạy học môn KTCN lớp 10 phần Gia công vật liệu theo định hướng
tích cực và tương tác" (Luận văn thạc sỹ – Nguyễn Cẩm Thanh).
- "Xây dựng và sử dụng bài toán kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng
dạy học KTCN lớp 11" (Luận án tiến sỹ – Nguyễn Trọng Khanh).
- "Dạy học môn cơ khí lớp 11, chương 3: các hệ thống phụ, theo định
hướng dạy học tích cực và tương tác" (Luận văn thạc sỹ – Nguyễn Thanh
Toàn),…
Song, việc thiết kế các bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng tích
cực và tương tác chưa được tác giả nào đề cập đến.
Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo
định hướng dạy học tích cực và tương tác" nhằm góp phần đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
2- Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng bài giảng môn KTĐ lớp 12 theo định hướng tích
cực và tương tác góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học môn KTCN ở trường THPT theo định hướng "Dạy
học tích cực và tương tác" gồm: Nội dung dạy học, hoạt động của thầy,
hoạt động của trò, sự phối hợp giữa hai hoạt động.
2

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu ở một số trường THPT của Thành phố Hà Nội và Hà
Tây
- Phần KT Điện lớp 12.
4- Giả thuyết khoa học
Dạy học môn KTĐ lớp 12 theo định hướng tích cực và tương tác sẽ
nâng cao hứng thú nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực, tự lực giải quyết vấn đề, do đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của định hướng dạy học tích cực
và tương tác (TC và TT).
b. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng
dạy học TC và TT.
c. Thiết kế một số bài giảng KTĐ lớp 12 theo định hướng dạy học TC
và TT.
d. Thực nghiệm và đánh giá.
6- Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp tài liệu hiện
có, khái quát hoá…
b. Phương pháp quan sát, điều tra thực tế dạy học bộ môn KTCN.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
d. Phương pháp chuyên gia
7 – Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa những khái niệm về dạy học tích cực và tương tác, cơ sở
khoa học của định hướng dạy học tích cực và tương tác: cơ sở tâm lý thần
kinh, cơ sở tâm lý.
3
- Xây dựng quy trình thiết kế và vận dụng vào thiết kế một số bài
giảng môn KTCN lớp 12 phần Kỹ thuật điện theo định hướng dạy học tích
cực và tương tác.

8. Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
có nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thiết kế bài giảng Kỹ thuật điện lớp 12 theo định hướng
dạy học tích cực và tương tác.
Chương 3: Thực nghiệm đánh giá.
4
nội dung
Chương I
cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Bài lên lớp/ bài giảng
a. Khái niệm: Bài lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản của quá trình
dạy học bao gồm một đoạn hoàn chỉnh, được diễn ra trong một khoảng thời
gian nhất định (hoặc một vài tiết học), tại một địa điểm xác định (phòng
học) với một số lượng học sinh nhất định có trình độ phát triển đồng đều
(lớp học). [3,tr119]
Như vậy dấu hiệu đặc trưng của bài lên lớp là:
- Bài lên lớp mang tính tổ chức trọn vẹn (thực hiện đầy đủ các khâu
của quá trình dạy học).
- Bài lên lớp thể hiện sinh động những tính quy luật về:
+ Mối liên hệ giữa mục đích - nội dung - phương pháp - phương tiện -
hình thức - không gian - kiểm tra, đánh giá trong mỗi bài cụ thể.
+ Sự thống nhất giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
+ Sự thống nhất giữa hoạt động của mỗi cá nhân học sinh với hoạt
động chung của tập thể lớp.
+ Kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh.
+ Phát triển tính độc lập nhận thức.

+ Tuân theo các quy luật nhận thức.
- Khối lượng kiến thức (nội dung dạy học) mà học sinh chiếm lĩnh
được quy định thống nhất (theo phân phối chương trình môn học).
- Mỗi bài học liên hệ chặt chẽ với các bài học trước và sau theo một
mục đích thống nhất.
5

×