Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần lộc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.15 KB, 32 trang )

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
o0o

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Đơn vị thực tập:

CÔNG TY CỔ PHẦN LỘC NINH



Giáo viên hướng dẫn : Th.s Trịnh Trọng Anh
Sinh viên thực tập :
Mã sinh viên :
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng



HÀ NỘI – 2013




Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


….……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…….…………………………………………………………………………………….
……….………………………………………………………………………………….
……….…….……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………….…………………………………………………………………………….…
…………….………………………………………………………………………….…
…………….………………………………………………………………………….…
………………….…………………………………………………………………….…
………………………………………………………….…………………………….…
……………………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………….……………………….……
…………………………………………………………….………………………….…
…………………………………………………………….…….………………………
……………………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………….……………….……
……………………………………………………………………….………….………
……………………………………………………………………….…………….……
…………………………………………………………………………….……….……
…………………………………………………………………………………… ……
…………………………………………………………………………………… ……











Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
MỤC LỤC
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LỘC NINH 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Lộc Ninh 1
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Lộc Ninh 2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 2
1.3.1 Hội đồng quản trị 3
1.3.2 Giám đốc 3
1.3.3 Phó giám đốc 3
1.3.4 Phòng kinh doanh 4
1.3.5 Phòng kế toán tài vụ 4
1.3.6 Phòng nhân sự và hành chính tổng hợp 4
1.3.7 Kho 4
1.3.8 Cửa hàng 4

PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LỘC NINH 5
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Lộc Ninh 5
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lộc Ninh 5
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung 5
2.2.2 Mô tả quy trình thu tiền mặt tại bộ phận kế toán 7
2.3 Kết quả hoạt động và kinh doanh của công ty Lộc Ninh năm 2011 và 2012 7
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty cổ
phần Lộc Ninh 7
2.3.2 Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2012 và 2011 của công ty CP Lộc Ninh 11
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty cổ phần Lộc Ninh 16
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản nguồn vốn 16

2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 18
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản 19
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 19
2.5 Tình hình lao động tại công ty cổ phần Lộc Ninh 21
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 23
3.1 Môi trường kinh doanh 23
3.1.1 Thuận lợi 23
3.1.2 Khó khăn 23
3.2 Những ưu điểm, tồn tại của công ty cổ phần Lộc Ninh 24
3.2.1 Ưu điểm 24

3.3 Biện pháp khắc phục 25
3.4 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Lộc Ninh 26


Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012 là một năm thật nhiều biến động với nền kinh tế, nền kinh tế thế giới
vẫn trong tình trạng đại khủng hoảng, hàng loạt các doanh nghiệp trong nước phá sản,
đóng cửa hoặc dừng hoạt động, không chỉ chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình
chung, tình hình trong ngành còn có nhiều khó khăn khi các doanh nghiệp tăng cường
cạnh tranh về giá, giá cả biến đổi bất thường. Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo
công ty cùng toàn thể nhân viên của công ty cổ phần Lộc Ninh đã nỗ lực hết mình
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để có thể tồn tại và phát triển.
Qua hơn 10 năm hoạt động công ty đã đạt được khá nhiều thành tịu, thương hiệu của
công ty đã được biết đến nhiều hơn, có được những mối làm ăn, bạn hàng lâu dài
nhưng công ty vẫn không ngừng tâm niệm sẽ còn cố gắng hơn nữa, nhiệt huyết hơn
nữa vì sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng dành cho công ty.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một phương pháp tốt để đánh giá năng lực, sự hiểu
biết và tinh thần làm việc của sinh viên sau suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà

trường. Qua những kiến thức lý thuyết đã được tích góp trong quá trình học tập thì đây
là lần đầu tiên những kiến thức đó được ứng dụng trong thực tế doanh nghiệp. Quá
trình thực tập sẽ là một trong những bài học đầu đời, là sự liên kết giữa thực tế và lý
thuyết giúp em so sánh đánh giá và hiểu thêm về công việc của mình sau này.
Qua một thời gian tuy không phải là quá dài được thực tập tại công ty, em đã có
thể nhận biết hiểu về một phần của các quy trình và nghiệp vụ trong công ty, thấy
được ý nghĩa thực tiễn của các báo cáo số liệu, các dòng hoạt động liên tục trong một
công ty. Những kiến thức đó sẽ được em trình bày và giải thích qua một số nội dung
chính như sau:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần
Lộc Ninh.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lộc
Ninh.
Phần 3: Nhận xét và kết luận.






Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LỘC NINH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Lộc Ninh
Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LỘC NINH
Tên viết tắt : CÔNG TY CP LỘC NINH
Địa chỉ: Số 3 – Tập thể may 19/5 – Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội
Số điện thoại: 0422427067
Mã số thuế: 0500446480

Ngày đăng ký kinh doanh: 25/3/2004
Email :

Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty cổ phần Lộc Ninh được thành lập và đi vào hoạt động vào đầu năm 2004
với gần 20 thành viên cùng nhau góp sức xây dựng một ngôi nhà chung tích cực
hướng tới mục tiêu thành đạt và phát triển. Trong thời kỳ phát triển của ngành xây
dựng, nhu cầu về nhà ở, khu làm việc, khu giả trí cùng với các công trình công cộng
tăng cao đòi hỏi một lượng lớn cung cấp về vật liệu xây dựng là cơ hội cho công ty
hình thành và phát triển. Công ty cổ phần Lộc Ninh là công ty chuyên về lĩnh vực kinh
doanh sắt thép xây dựng và đầu tư dự án. Trong quá trình hoạt động và phát triển của
mình công ty đã cung cấp, phân phối cho thị trường hàng triệu tấn sản phẩm thép chất
lượng cao cho thị trường trong những năm vừa qua.
Công ty CP Lộc Ninh là một doanh nghiệp với đầy đủ tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Quang Trung
Hà Đông, được điều hành bởi giám đốc Nguyễn Văn Lợi. Với sự nỗ lực không ngừng
trong việc mang lại sản phẩm dịch vụ tốt nhất công ty CP Lộc Ninh đã để lại một hình
ảnh đẹp, chuyên nghiệp và uy tín trong lòng đối tác và người tiêu dùng.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Lộc Ninh :
Năm 2004: Thành lập. Công ty cổ phần Lộc Ninh được thành lập ngày 25/3/2004,
trụ sở đặt tại khu tập thể may 19/5, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Từ năm 2005 đến năm 2008: Tăng trưởng và mở rộng. Đây là thời kì phát triển
mạnh nhất của công ty với hàng loạt các dự án cung cấp về sắt thép, xây dựng được
nhận đã làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ hàng
1

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
hóa công ty đã xây dựng thêm một hệ thống nhà kho gần trụ sở chính để tiện cho việc
lưu trữ hàng hóa.
Từ năm 2008 đến nay: Tái cơ cấu và đổi mới. Đứng trước khó khăn chung của nền

kinh tế thế giới công ty đã đề ra nhiều biện pháp cấp bách để tồn tại và phát triển. Việc
tái cơ cấu lại bộ máy quản lý, đầu tư tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ được công ty
ngày càng trú trọng.
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Lộc Ninh
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Lộc Ninh



(Nguồn: Phòng nhân sự và hành chính tổng hợp)
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc gồm hai thành viên, một giám đốc và một phó giám đốc.
1.3.1 Hội đồng quản trị
Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, có
chức năng giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.
Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược.
Phó giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng kế toán tài
vụ
Phòng nhân sự và
hành chính tổng
hợp
Kho Cửa hàng
Giám đốc
Hội đồng quản
trị
2


Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty.
Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức giám đốc.
Đề xuất tái cơ cấu hoặc giải thể công ty.
1.3.2 Giám đốc
Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt
động kinh doanh của công ty theo giấy phép kinh doanh hành nghề cho phép đồng thời
giám đốc là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty, chịu trách
nhiệm trước nhà nước, cơ quan chủ quản và công ty về kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty. Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của
công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
Tuyển dụng lao động.
1.3.3 Phó Giám đốc
Là người giúp việc cho giám đốc đồng thời thường xuyên phối hợp với Giám đốc
kiểm tra đôn đốc cán bộ đảng viên, công nhân viên chức trong công ty, thực hiện thắng
lợi chỉ tiêu trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phó giám đốc là tham mưu giúp việc
cho giám đốc bằng những biện pháp cụ thể trong kinh doanh, quản lý để sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
Phó giám đốc được giám đốc công ty phân công công việc cụ thể và được uỷ
quyền giải quyết một số công việc, có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân
công trong quyền hạn giám đốc cho phép.
Thường xuyên báo cáo giám đốc tình hình thực hiện công việc, khi giám đốc đi
công tác phó giám đốc có trách nhiệm tổ chức điều hành công việc trong thời gian
được uỷ nhiệm, uỷ quyền và phải báo cáo kết quả công việc trong thời gian phụ trách
với giám đốc khi đi công tác về. Những công việc vượt quá thẩm quyền phải chờ giám
đốc về mới xử lý, phó giám đốc bằng năng lực của mình phải tổ chức thực hiện tốt

nhiệm vụ được giao.
1.3.4 Phòng kinh doanh
3

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án
kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo các nguồn hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng.
Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa lượng sản phẩm của
công ty sản xuất ra.
Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược cho công ty.
Phối hợp với các đơn vị của công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của công ty.
Thiết lập và quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng,
các hình thức quảng cáo, khuyến mại nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ.
1.3.5 Phòng kế toán tài vụ
Thực hiện quản lý kế toán tài chính của đơn vị theo đúng quy định của nhà nước,
mở và ghi chép các loại sổ sách kế toán của đơn vị, cùng bộ phận kinh doanh.
Lên kế hoạch tài chính cho các hoạt động của đơn vị, hàng tháng phải báo cáo kết
quả thu chi tài chính cho giám đốc.
Quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của đơn vị cũng như của công ty, không để thất
thoát thua lỗ, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê.
1.3.6 Phòng nhân sự và hành chính tổng hợp
Chịu trách nhiệm điều hành và quản trị nguồn nhân lực, có công tác điều phối,
thay thế, tuyển dụng phù hợp cho mục đích phát triển của công ty.
Gắn kết các hoạt động của công ty, truyền đạt chỉ thị, thông báo quyết định của
cấp trên cho các đơn vị khác. Xây dựng tổ chức nội quy đảm bảo nề nếp kỉ cương. Tập
hợp và lưu trữ tài liệu phục vụ cho quá trình giám đốc, kiểm tra.
1.3.7 Kho
Là bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi việc nhập xuất kho hàng hoá đồng thời có

trách nhiệm bảo quản hàng hoá trong kho.
1.3.8 Cửa hàng
Thực hiện việc bán hàng, nộp tiền hàng ở đơn vị cho thủ quỹ, thủ quỹ vào sổ quỹ
tiền mặt hàng ngày, kế toán lấy số liệu vào sổ sau đó báo cáo cho lãnh đạo để xem xét
hàng tồn kho nhiều hay ít.
Các phòng ban thực hiện các chức năng nghiệp vụ của công ty theo phân công,
tham mưu cho lãnh đạo các lĩnh vực do phòng ban mình phụ trách, hoạt động phối hợp
4

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
đồng bộ với các phòng ban khác trong công ty tạo tiến độ trong công việc và hiệu quả
trong các lĩnh vực hoạt động.
Tùy theo từng lĩnh vực mình phụ trách, các phòng ban có những kế hoạch, chiến
lược cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công việc.

PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LỘC NINH
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Lộc Ninh
Với ngành nghề chủ yếu là đáp ứng về nhu cầu sử dụng thép xây dựng dân dụng
cũng như công nghiệp cho thị trường, công ty cổ phần Lộc Ninh đã được cấp giấy
phép kinh doanh các mặt hàng sau:
- Sản phẩm thép cuộn: loại tròn nhẵn đường kính từ 6mm đến 80mm, loại từ 8mm
trở xuống ở dạng cuộn và trọng lượng khoảng 200kg đến 450kg/cuộn có tính cơ lý
đảm bảo yêu cầu giới hạn của thép về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài, xác
định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn dạng nguội tiêu chuẩn TCVN 1651- 1:2008.
- Sản phẩm thép vằn: thép thanh vằn hay còn gọi là thép cốt bê tong mặt ngoài có
gân đường kính từ 10mm đến 40mm ở dạng thanh có chiều dài 11,7m hoặc theo yêu
cầu khách hàng. Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m
chiều dài, sai lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán theo tiêu chuẩn được bó với
khối lượng không quá 5 tấn. Tính cơ lý của thép đảm bảo yêu cầu về cơ lý giới hạn

chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài theo tiêu chuẩn JIS G 3112-1997 và TCGT 001-
2001.
- Sản phẩm thép buộc, đinh và một số loại sản phẩm khác: thép buộc được cung
cấp theo yêu cầu của khách hàng với chiều dài yêu cầu từ 10cm đến 50cm và hai loại
đinh 5 hoặc đinh 7.
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lộc Ninh
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lộc
Ninh
Trong mười năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần Lộc Ninh đã góp phần
xây dựng nhiều công trình lớn và nhỏ trong và ngoài thành phố Hà Nội. Để đạt được
những thành công như hiện tại công ty luôn chú trọng đến chiến lược tạo uy tín và
niềm tin với khách hàng của công ty. Để làm được điều đó công ty luôn hướng tới mục
tiêu đảm bảo chất lượng về hàng hóa và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, chất lượng
sản phẩm luôn được đảm bảo. Chính điều đó đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng
5

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
và càng làm đẹp thêm hình ảnh của công ty. Sau đây là trình tự cung cấp một sản
phẩm dịch vụ của công ty.
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh chung









(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Bước 1: Nghiên cứu thị trường: tìm hiểu thông tin về cung cầu trên thị trường,
giá bán, thị hiếu… từ đó đưa ra dự toán về lượng hàng, chủng loại theo nhu cầu của thị
trường.
Bước 2: Liên hệ với các nhà cung cấp để tìm một nguồn hàng có giá cả hợp lý và
chất lượng tốt, tạo mối quan hệ lâu dài để có một nguồn hàng ổn định.
Bước 3: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại. Sau khi ký kết
hợp đồng với khách hàng công ty sẽ tiến hành nhập thiết bị theo nhu cầu và chủng
loại. Khi hàng về tới công ty, kế toán làm thủ tục nhập kho.
Bước 4: Chào hàng và tạo cơ hội: khách hàng sẽ nhận được các thông tin, biểu
mẫu điền thông tin khách hàng, yêu cầu tư vấn và trao đổi về các thông tin (hợp đồng
nguyên tắc) có liên quan từ phía công ty.
Bước 5: Khách hàng và công ty thực hiện ký kết hợp đồng theo ý chí và nguyện
vọng của hai bên dưới quy định của pháp luật sau khi thống nhất được nội dung về giá
cả, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm giao hàng.
Bước 6: Kế toán tiến hành thủ tục xuất kho và giao sản phẩm theo hợp đồng. Bộ
phận hành chính tổng hợp tiến hành lưu hóa đơn, giấy tờ thông tin giao dịch phục vụ
cho quá trình quản lý sau này.
Nhận xét về quy trình cung cấp sản phẩm của công ty cổ phần Lộc Ninh: từ mô
hình trên ta có thể thấy một cách bao quát các bước được thứ tự thực hiện tại công ty,
các bước được thực hiện một cách hợp lý và có hệ thống, phù hợp với một công ty ở
Bước 3: Thực
hiện hợp đồng
mua hàng
Bước 1:
Nghiên cứu thị
trường
Bước 2: Liên
hệ với nhà
cung cấp


Bước 4: Chào
hàng tạo cơ
hội
Bước 6: Xuất
kho và hoàn
thành
Bước 5: Kí
hợp đồng với
khách hàng
6

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, công ty có sử dụng phần mềm quản lý xuất nhập tồn kho
DevSoft.Inventory giúp cho quá trình được theo dõi một cách chặt chẽ, phục vụ tốt
cho quá trình lưu thông, thông tin của của nhà cung cấp và khách hàng đều được lưu
trữ tiện lợi cho việc quản lý và nắm bắt nhu cầu của từng khách hàng làm tăng thêm
lợi thế cạnh tranh của công ty.
2.2.2 Mô tả quy trình thu tiền mặt tại bộ phận kế toán
Sơ đồ 2.2: Quy trình thu tiền mặt tại bộ phận kế toán



(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Bước 1: Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến nghiệp vụ thanh toán
của khách hàng như: hóa đơn, hợp đồng mua hàng… để viết phiếu thu bao gồm ít nhất
3 liên (một liên do khách hàng giữ, một liên lưu chuyển trong nội bộ công ty và một
lieu để lưu trữ) sau đó ký tên xác nhận phần người lập phiếu.
Bước 2: Sau khi viết phiếu thu, kế toán trình phiếu thu đó lên kế toán trưởng để
kiểm tra kí duyết nếu hợp lệ.
Bước 3: Phiếu thu được kế toán trưởng ký duyệt được chuyển lại cho nhân viên

kế toán. Sau đó kế toán viên chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ là người trực tiếp thu
tiền, ký nhận vào phiếu thu. Đồng thời, thủ quỹ cũng chuyển 1 liên của phiếu cho
người nộp tiền và giữ lại hai liên ghi chép sổ quỹ.
Bước 4: Phiếu thu được chuyển lại cho thủ quỹ và chuyển trả cho nhân viên kế
toán ghi sổ kế toán tiền mặt.
Bước 5: Sau khi đã hoàn thành các bút toán ghi sổ tại bộ phận kế toán, sổ chi tiết
được chuyển về cho kế toán viên và nhân viên kế toán tiến hành lưu phiếu thu. Kết
thúc quy trình.
Nhận xét quy trình thu tiền mặt tại bộ phận kế toán của công ty cổ phần Lộc
Ninh: quy trình của công ty khá là chặt chẽ và rõ ràng, các bước được thực hiện một
cách có hệ thống giúp tiết kiệm được thời gian sức lực, nâng cao hiệu quả kiểm toán.
Việc chi tiết quá trình giúp công ty hạn chế và tìm ra được những sai sót và có khả
năng khắc phục kịp thời.
2.3 Kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lộc Ninh
năm 2011 và 2012
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty
cổ phần Lộc Ninh
Bước 1:
Viết phiếu
thu
Bước 2:
Trình kế
toán trưởng
Bước 3:
Chuyển
cho thủ quỹ
Bước 4:
Ghi sổ
Bước 5:
Lưu phiếu

thu
7

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Lộc Ninh
(Năm 2011-2012)

Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
48.102.197.874 39.676.054.096 8.426.143.778 21,24
2. Giảm trừ doanh thu - - - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
48.102.197.874 39.676.054.096 8.426.143.778 21,24
4. Giá vốn hàng bán 45.330.838.687 38.096.095.462 7.234.743.225 18,99
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.771.359.187 1.579.958.634 1.191.400.553 75,41
6. Doanh thu hoạt động tài chính 16.699.481 13.136.477 3.563.004 27,12
7. Chi phí tài chính 655.256.896 303.713.196 351.543.700 115,75
- Chi phí lãi vay 655.256.896 303.713.196 351.543.700 115,75
9. Chi phí bán hàng 1.205.331.672 301.151.673 904.179.999 300,24
10. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
909.765.664 852.485.872 57.279.792 6,72

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
17.704.436 135.744.370 (118.039.934) (86,96)
12. Thu nhập khác - 1.476.724 (1.476.724) (100,00)
13. Chi phí khác - 1.005.620 (1.005.620) (100,00)
14. Lợi nhuận khác - 471.104 (471.104) (100,00)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
17.704.436 136.215.474 (118.511.038) (87,00)
16. Chi phí thuế TNDN 3.098.276 23.837.708 (20.739.432) (87,00)
17. Lợi nhuận sau thuế 14.606.160 112.377.766 (97.771.606) (87,00)
(Nguồn: phòng kế toán tài vụ)
8

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của 2 năm 2011-2012:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu năm 2011 là 39.676.054.096
đồng và năm 2012 là 48.102.197.874 đồng tăng 8.426.143.778 đồng tương ứng với
21,24% so với năm 2011. Mức tăng của doanh thu tuy không phải là lớn chỉ ở mức
21,24% nhưng nếu đứng theo góc độ của bối cảnh thị trường khi tình hình của ngành
sản xuất thép trong năm 2012 sức tiêu thụ của ngành thép giảm 10-12% so với năm
2011, sản lượng thép xây dựng không tăng và giá cũng giảm để đảm bảo tính cạnh
tranh trên thị trường thì mức 21,24% cũng là một con số đáng mơ ước đối với nhiều
doanh nghiệp. Số liệu trên thể hiện quy mô của công ty được mở rộng, nhu cầu của
khách hàng tăng theo. Điều đó chứng tỏ định hướng đúng đắn của công ty, khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại lợi nhuận kinh doanh để từ đó thu hút được sự
quan tâm của các nhà đầu tư.
Các khoản giảm trừ doanh thu: trong cả hai năm 2011 và 2012 chỉ tiêu này của
công ty đều bằng 0 cho thấy tình trạng hoạt động của công là khá ổn định về chất
lượng cũng như số lượng, không có sản phẩm nào bị gửi trả hoặc giảm giá cho sai lỗi.

Điều này thể hiện hiệu quả của quy trình quản lý hàng hóa của công ty đảm bảo không
có sai lỗi trong cả quá trình thu mua và bán sản phẩm. Nhờ đó các sản phẩm của công
ty đã đạt được sự hài lòng, niềm tin và uy tín của công ty đối với khách hàng.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
: năm 2011 là 39.676.054.096
đồng và năm 2012 là 48.102.197.874 đồng tăng 8.426.143.778 đồng tương ứng với
21,24% so với năm 2011. Do không có các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc độ tăng
của doanh thu thuần tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu.
Giá vốn hàng bán: trong năm 2011 là 38.096.095.462 đồng năm 2012 là
45.330.838.687 đồng tăng 7.234.743.225 đồng tương ứng với 18,99%. Điều này cho
thấy sự phát triển mở rộng của công ty nhờ vào uy tín và chất lượng mà sản phẩm
mang lại. Giá vốn hàng bán của công ty chủ yếu được xác định bởi giá của hàng hóa
đầu vào và những chi phí phụ trợ liên quan đến quá trình thu mua, do mức lạm phát
trong năm 2012 vẫn còn khá cao làm giá hàng hóa nhập khẩu đầu vào tăng ảnh hưởng
tới giá vốn. Đối với đầu vào chính là các mặt hàng trang thiết bị vật liệu xây dựng
cũng có xu hướng biến động tăng trong khi doanh nghiệp vẫn phải giữ giá bán không
quá cao để đảm bảo tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: lợi nhuận gộp trong năm 2011
là 1.579.958.634 đồng và trong năm 2012 là 2.771.359.187 đồng tăng 1.191.400.553
đồng tương ứng với 75,41%. Trong khi cả doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ và giá vốn hàng bán đều tăng nhưng mức tăng của doanh thu thuần tăng nhiều
9

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
hơn (2,25%) so với mức tăng của giá vốn đã tạo ra khoảng tăng gần 1,2 tỷ so với năm
2011. Điều này là một tín hiểu đáng mừng đối với toàn bộ tập thể công ty trong một
năm khó khăn và nhiều thử thách.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: năm 2011 doanh thu từ hoạt động tài chính
đạt 13.136.477 đồng, năm 2012 đạt 16.699.481 đồng, tăng 3.563.004 đồng tương ứng
27,12% góp phần làm tăng nguồn thu cho công ty. Doanh thu từ hoạt động tài chính

của công ty chủ yếu đến từ nguồn lãi của các hoạt động đầu tư góp vốn, lãi từ hoạt
động bán hàng trả chậm và một phần từ hoạt động bán ngoại tệ của công ty, ngoài ra
cổ phiếu của công ty cũng không có sự biến động trên thị trường. Tỉ trọng của doanh
thu của hoạt động tài chính so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là rất nhỏ
(0,035%) cho thấy công ty vẫn chưa quan tâm nhiều vào hoạt động này, một phần
cũng do công ty né tránh rủi ro khi đầu tư trong thời điểm nền kinh tế thế giới còn
nhiều bất ổn.
Chi phí tài chính: chi phí của hoạt động tài chính trong năm 2012 là 655.256.896
đồng tăng 351.543.700 đồng, tăng 115,75% so với năm 2011. Nguyên nhân là trong
năm 2012 vay nợ ngắn hạn tăng 2.587.745.117 đồng ( tăng 14,37%) và nợ dài hạn
giảm 324.000.000 đồng ( giảm 31,46%), chi phí tài chính của công ty chủ yếu đến từ
chi phí lãi vay ngắn hạn ngân hàng công thương chi nhánh Quang Trung Hà Đông, lãi
suất cho vay trong năm 2012 của ngân hàng vẫn ở mức cao ( trên 15%) làm giảm lợi
nhuận của công ty. Mặt khác, việc sự dụng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, cụ thể là
ngân hàng làm tăng chi phí tài chính, giảm lợi nhuận trước thuế nhưng cũng đồng thời
làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước, ngoài ra công ty còn có
được sự hỗ trợ kiểm soát trong việc sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả.
Chi phí bán hàng: có thể nói chi phí bán hàng của công ty tăng một cách đột
biến vào năm 2012 tăng hơn 300% từ 301.151.673 đồng vào năm 2011 tới
1.205.331.672 đồng vào năm 2012 tăng 904.179.999 đồng. Mức tăng này thể hiện việc
đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tạo cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí cho
quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, chi phí chi cho hoa hồng môi giới và
một phần cũng không nhỏ đến từ chi phí của hàng hóa dịch vụ phục vụ cho bán hàng
(dịch vụ viễn thông, mạng, phân phối hàng hóa) tăng theo giá thị trường. Nhưng tương
tự chi phí tài chính, chi phí bán hàng cũng làm giảm gánh nặng thuế cho công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí dành cho quản lý doanh nghiệp của công
ty năm 2011 là 852.485.872 đồng và năm 2012 là 909.765.664 đồng tăng 57.279.792
đồng tương ứng mức tăng 6,72%. Sự gia tăng này là do công ty đã xem xét định mức
lại chi phí, nới lỏng chi phí ở một số khâu như giám sát, xử lý lỗi giảm thiểu sự cố, chi
phí lương, phụ cấp, khuyến khích đều được công ty cân nhắc và đánh giá lại. Việc mở

10

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
rộng các mối quan hệ làm ăn của công ty đối với khách hàng, đối tác cả về quy mô và
số lượng nên việc tăng chi phí quản lý cũng là tất yếu.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: chỉ tiêu giảm mạnh trong năm 2012
từ 135.744.370 đồng xuống còn 17.704.436 đồng, giảm 118.039.934 đồng ứng với
86,96%. Lợi nhuận năm 2012 của công ty vẫn là một con số dương 17,7 triệu, xét về
mặt tổng quát thì công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng giảm mạnh so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự giảm mạnh này được lý giải do sự tăng mạnh của chi phí lãi vay
trong chỉ tiêu trên cùng với sự tăng tương đối của 2 yếu tố là chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài sự tăng tự nhiên của mặt hàng trên thị trường kéo
theo sự tăng chi phí của công ty, sự thua lỗ trong đầu tư vào các công ty khác, điều này
còn cho thấy một bước đệm thể hiện định hướng của công ty: tăng chi hoạt động đầu
tư quảng bá thương hiệu, mở rộng quy mô của doanh nghiệp vì vậy việc hy sinh lợi
nhuận năm 2012 để làm đà cho những năm tiếp theo khi tình hình kinh tế trong nước
và quốc tế khởi sắc hơn cũng là điều nên làm.
Thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác: cả 3 chỉ tiêu này đều bằng 0
trong năm 2012, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động thanh lý hay tài chính nào
liên quan.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2011 là 136.215.474 đồng và năm 2012
là 17.704.436 đồng giảm 118.511.038 đồng tương ứng với giảm 87%. Mức giảm này
ứng với mức giảm của lợi nhuận thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh và phần thu
nhập khác giảm đi so với năm 2011.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: năm 2011 là 23.837.708 đồng, năm 2012
giảm xuống còn 3.098.276 đồng, giảm 20.739.432 đồng tương ứng 87%. Do công ty là
doanh nghiệp nhỏ nên được hưởng hỗ trợ từ chính phủ với mức thuế thu nhập doanh
nghiệp ưu đãi là 17,5%.
Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 97.771.606 đồng tương
ứng với 87% so với năm 2011. Tuy lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhưng vẫn ở con số

dương, sau một năm khó khăn và thử thách thì công ty có thể tạm hài lòng với kết quả
này và cùng với toàn thể cán bộ và công nhân viên hướng tới mục tiêu trong tương lai.
2.3.2 Tình hình tài sản nguồn vốn năm 2012 và 2011 của công ty CP Lộc Ninh
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất
định. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái
quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng
vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
11

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Bảng 2.2 Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Cổ Phần Lộc Ninh
Năm 2011-2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ Tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
(A) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
Tài Sản

A. Tài sản ngắn hạn 37.660.778.402 36.758.416.845 902.361.557 2,45
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
2.558.329.893 5.533.160.964 (2.974.831.071) (53,76)
II. Các khoản phải thu ngắn
hạn
11.534.131.285 22.567.056.367 (11.032.925.082) (48,89)
1. Phải thu của khách hàng 10.959.103.925 18.931.868.378 (7.972.764.453) (42.11)

2. Trả trước cho người bán 539.013.037 3.635.187.989 (3.096.174.952) (85,17)
5. Phải thu khác 36.014.323 - 36.014.323 0
III. Hàng tồn kho 20.960.988.047 6.874.406.319 14.086.581.728 204,91
IV. Tài sản ngắn hạn khác 2.067.329.177 1.783.793.195 283.535.982 15,9
1. Chi phí trả trước ngắn
hạn
6.074.003 5.491.523 582.480 10,61
2. Thuế GTGT được khấu
trừ
2.371.255.174 1.348.301.672 1.022.953.502 75,87
3. Tài sản ngắn hạn khác 230.000.000 430.000.000 (200.000.000) (46,51)
B. Tài sản dài hạn 24.872.604.108 20.092.852.739 4.779.751.369 23,79
I. Tài sản cố định 24.735.033.050 20.030.051.067 4.704.981.983 23,49
1. Tài sản cố định hữu hình 1.871.716.646 2.156.592.538 (284.875.892) (13,21)
- Nguyên giá 2.748.178.492 2.669.969.402 78.209.090 2,93
- Giá trị hao mồn lũy kế (876.461.846) (513.376.864) (363.084.982) (70,72)
2. Chi phí xây dựng cơ bản 22.863.316.404 17.873.458.529 4.989.857.875 27,92
12

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
dở dang
II. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
83.950.000 - 83.950.000 0
III. Tài sản dài hạn khác 53.621.058 62.801.672 (9.180.614) (14,62)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 62.533.382.510 56.851.269.584 5.682.112.926 9,99
Nguồn vốn

A. Nợ phải trả 34.020.626.920 36.604.665.658 (2.584.038.738) (7,06)
I. Nợ ngắn hạn 33.314.626.920 35.574.665.658 (2.260.038.738) (6,35)

1. Vay và nợ ngắn hạn 20.593.743.634 18.005.998.517 2.587.745.117 14,37
2. Phải trả người bán 6.923.729.752 8.385.419.906 (1.461.690.154) (17,43)
3. Người mua trả tiền trước 5.571.139.906 4.721.139.906 850.000.000 18,00
4. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
93.085.107 70.490.477 22.594.630 32,05
5. Các khoản phải trả phải
nộp khác
129.623.300 4.368.383.068 (4.238.759.768) (97,03)
6. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
3.305.221 23.233.784 (19.928.563) (85,77)
II. Nợ dài hạn 706.000.000 1.030.000.000 (324.000.000) (31,46)
B. Vốn chủ sở hữu 28.512.755.590 20.246.603.926 8.266.151.664 40,83
I. Vốn chủ sở hữu 28.512.755.590 20.246.603.926 8.266.151.664 40,83
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
26.851.985.461 18.433.000.000 8.418.985.461 45,67
2. Quỹ đầu tư và phát triển 11.400.000 2.600.000 8.800.000 338,46
3. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
25.695.129 187.328.926 (161.633.797) (86,28)
4. Nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
1.623.675.000 1.623.675.000 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
62.533.382.510 56.851.269.584 5.682.112.926 9,99
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
13


Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN

Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn trong 2 năm 2011-2012:
Trong hoạt động kinh doanh, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết để giúp
cho doanh nghiệp có thể thực hiện các phương án kinh doanh của mình, đồng thời tài
sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp và mỗi công ty,
là tiền đề cơ sở vất chất đảm bảo sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Từ
bảng cân đối kế toán của 2 năm 2011-2012 ta thấy:
Tình hình tài sản :
Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng 5.682.112.926 đồng tương đương 9,99%
so với năm 2011, trong đó tài sản dài hạn tăng là chính. Có sự thay đổi về tài sản là do
những nguyên nhân chính sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2012 giảm 2.974.831.071 đồng tương
ứng với 53,76% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự giảm này là do công ty
đã sử dụng một lượng tiền lớn cho đầu tư vào hàng hóa nhằm giảm yếu tố biến động
về giá trong tương lai. Việc sử dụng hợp lý tiền để đầu tư có thể làm gia tăng lợi ích
cho công ty làm giảm chi phí cơ hội của khoản tiền không được sử dụng nhưng cũng
có nhược điểm làm giảm khả năng thanh toán của công ty.
Các khoản phải thu ngắn hạn: giảm 11.032.925.082 đồng tương ứng 48,89%, cụ
thể là phải thu khác hàng giảm 7.972.764.453 đồng tương ứng với 42,11% ; trả trước
cho người bán giảm 3.096.174.952 đồng tương ứng với 85,17% ; phải thu khác tăng
lên 36.014.323 đồng so với năm 2011. Công ty đã rút một lượng vốn khá lớn từ phía
khách hàng với 4 mục đích chính: đầu tư cho hàng hóa, giảm rủi ro đến từ phía khách
hàng, giảm chi phí cơ hội của khoản tiền bị khách hàng chiếm giữ để có thể đầu tư một
lượng hàng hóa lớn và bù đắp một lượng tiền mặt đã sử dụng. Đối với khoản phải thu
còn lại là gần 11 tỷ đồng công ty vẫn cho khách hàng được trả sau nhằm tăng khả năng
cạnh tranh cho sản phẩm của công ty vì với khoản vốn mà khách hàng được chiếm
dụng thì khách hàng không phải thanh toán ngay trong thời điểm hiện tại, chi phí bỏ ra
ít hơn vì vậy sẽ kích thích được lượng hàng hóa mua, duy trì được mối quan hệ làm ăn

với khách hàng. Điều này ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty nên công ty
cũng cần có những biện pháp thu hồi nợ. Trả trước cho người bán giảm 3.096.174.952
đồng ( giảm 85,17 %), nguyên nhân của khoản trả trước cho người bán giảm mạnh
như vậy là do đánh giá của công ty về tình hình kinh tế năm 2012 tương đối kho khăn,
gây ảnh hưởng tới niềm tin của công ty vào một số nhà cung cấp, việc thu hồi khoản
phải thu của khách hàng cũng là để tránh rủi ro cho quá trình kinh doanh.
14

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Hàng tồn kho: lượng hàng tồn kho trong năm 2012 cao gấp 3 lần lượng tồn kho
trong năm 2011 thể hiện công ty đã dự trữ một lượng hàng tương đối lớn phục vụ cho
nhu cầu trong năm 2013. Các dự án mà công ty được nhận cung cấp vật liệu đi vào thi
công cho thấy một lượng thu nhập có tính chất bền vững mà công ty có thể thu về.
Ngoài ra công ty xác định tại thời điểm hiện tại giá của nguyên vật liệu trong lĩnh vực
xây dựng tương đối ổn định nhờ được sự hỗ trợ của chính phủ nhưng trong tương lai
khi doanh nghiệp phải tự xoay sở thì sự biến động của giá hàng hóa trên thị trường có
thể gây bất lợi cho doanh nghiệp vì vậy việc dự trữ hàng hóa là cần thiết.
Tài sản ngắn hạn khác: trong năm 2012 tăng 283.535.982 đồng tương ứng với
15,9%. Nguyên nhân chính của việc tăng này là do công ty đã nhập một lượng hàng
hóa lớn vì vậy thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của doanh nghiệp cũng tăng mạnh
1.022.953.502 đồng tương ứng là 75,87%.
Tài sản dài hạn: trong năm 2012 tài sản dài hạn của công ty tăng 4.779.751.369
đồng tương ứng với 23,79 % là mức tăng này là khá lớn đối với quy mô của công ty.
Trong đó là sự tăng chính là do công ty tiếp tục mở rộng hệ thống nhà xưởng kho bãi
phục vụ cho quá trình lưu kho lưu bãi, cụ thể chi phí xây dựng cơ bản dở dang của
công ty năm 2012 tăng 4.989.857.875 đồng tương ứng với 27,92%. Tài sản cố định
hữu hình có biến động giảm 284.875.892 đồng ứng với 13,21% so với năm 2011, chủ
yếu là do hao mòn lũy kế năm 2012 tăng 363.084.982 đồng.
Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn (60,35%) so với tài sản cố định ( 39,65%) là
khá phù hợp đối với doanh nghiệp. Trong năm 2012 ta có thể thấy công ty đang đầu tư

khá mạnh cho việc xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống kho bãi phục vụ cho nhu cầu
trong tương lai. Ngoài ra còn một điểm đáng chú ý khác là số vốn mà công ty bị chiếm
dụng khá nhiều ( gần 11 tỷ đồng) gây ảnh hưởng xấu tới khả năng quay vòng của
nguồn vốn, mất chi phí cơ hội của công ty vì vậy nên có biện pháp khắc phục sớm.
Tình hình nguồn vốn
Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng 5.682.112.926 đồng tương đương 9,99 % so với
năm 2011. Trong đó:
Nợ phải trả: trong năm 2012 nợ phải trả của doanh nghiệp giảm 2.584.038.738
đồng tương ứng với 7,06% so với năm 2011, cụ thể giảm ở cả hai khoản mục nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn.
Khoản vay và nợ ngắn hạn tăng từ 18.005.998.517 đồng lên 20.593.743.634 đồng
mức tăng tương đối lớn 14,37%. Nguyên nhân tăng chính của khoản vay này là do
công ty đã vay thêm một lượng vốn 2.587.745.117 đồng để đầu tư cho hàng hóa. Lãi
suất vay nợ ngân hàng trong năm là 15% tác động khá lớn đến nhu cầu vay nợ của
15

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
công ty, phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mà khoản tiền mang lại để có phương án
sử dụng hiệu quả.
Khoản phải trả người bán giảm 1.461.690.154 đồng tương ứng 17,43% và các
khoản phải trả phải nộp khác giảm 4.238.759.768 đồng tương ứng với 97,03% là hai
khoản mục có sự biến động lớn nhất trong nợ phải trả. Nguyên nhân là việc công ty
dùng tiền mặt của mình thanh toán các khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn cho các đơn vị
bên ngoài và thanh toán các khoản nợ đến hạn cho người bán. Việc mà công ty luôn
thanh toán nợ tiền hàng và các khoản nợ đúng hạn cho nhà cung cấp đã làm tăng niềm
tin, uy tín trên thị trường.
Với khoản người mua trả tiền trước trong năm 2012 tăng 850.000.000 đồng tương
ứng với 18% so với 2011, điều này giúp công ty tránh được một phần rủi ro trong quá
trình thanh toán tiền hàng và có khả năng sử dụng nguồn tiền nợ này vòng cho các
hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra rẻ hơn so với đi vay các tổ chức tín dụng.

Thuế và các khoản phải trả phải nộp nhà nước cũng tăng 22.594.630 đồng ứng với
32.05% do sự gia tăng doanh thu tăng lên, đây cũng coi như là một khoản tăng chi phí
của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu: tăng 8.266.151.664 đồng tương ứng với 40,83% do hoạt
đầu tư của chủ sở hữu để tạo đà cho sự phát triển của công ty đáp ứng nhu cầu về vốn
trong quá trình hoạt động. Quỹ đầu tư phát triển cũng được doanh nghiệp mở rộng
trong năm 2012 hướng tới mục đích mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư chiều sâu
cho doanh nghiệp, cụ thể tăng 8.800.000 đồng, tăng 338,46% so với năm 2011.
Phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh trong năm 2012 nhưng vẫn là
con số dương thể hiện công ty vẫn có lợi nhuận trong năm 2012, cụ thể lợi nhuận sau
thuế giảm 161.633.797 đồng tương ứng với 86,28% phẩn ánh một năm khá khó khăn.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty cổ phần Lộc Ninh
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản nguồn vốn
Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần Lộc Ninh
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
1. Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn
Tổng TSNH
Tổng TS
60,23 64,66 (4,43)
2. Tỷ trọng tài sản
dài hạn
Tổng TSDH
Tổng TS
39,77 34,34 4,43
16

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
3. Tỷ trọng nợ Tổng nợ

Tổng nguồn vốn
54,40 64,39 (9,99)
4. Tỷ trọng VCSH Tổng VCSH
Tổng nguồn vốn
45,60 35,61 9,99
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn: trong năm 2012 giảm 4,43% so với năm 2011. Tỷ lệ
này giảm trong năm 2012 là do sự tăng lên mạnh hơn của tài sản cố định mà công ty
đầu tư nhưng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản. Chỉ tiêu
này nói lên trong 100 đồng tài sản thì có 64,66 đồng là tài sản ngắn hạn năm 2011 và
60,23 đồng năm 2012. Đối với công ty việc giữ tỷ trọng tài sản ngắn hạn ở mức cao so
với tài sản cố định là mức tốt, mục đích chính nhằm giúp công ty có khả năng ứng phó
với những biến động kinh tế.
Tỷ trọng tài sản dài hạn: tương ứng với mức giảm của tỷ trọng tài san ngắn hạn,
tài sản dài hạn tăng 4,43% trong năm 2012. Chỉ tiêu thể hiện cứ 100 đồng tài sản năm
2012 thì có 39,77 đồng là tài sản dài hạn, năm 2011 là 35,34 đồng. Ngoài việc duy tri
tỷ trọng lớn đảm bảo khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, trong năm 2012 công
ty cũng đầu tư một lượng lớn vào tài sản dài cố định, nhà xưởng, kho bãi đảm bảo nhu
cầu.
Tỉ trọng nợ: tỷ trọng nợ của công ty trong năm 2012 là 54,40%, năm 2011 là
64,39% giảm 9,99% cho thấy cứ 100 đồng nguồn vốn tài trợ năm 2012 có 54,40 đồng
nợ, năm 2011 là 64,39 đồng. Tỷ trọng nợ công ty luôn ở mức cao trong cả hai năm
2011 và 2012, năm 2012 tỷ trọng nợ giảm 9,99% làm giảm độ phụ thuộc của công ty
vào nguồn vay giảm rủi ro tài chính cho công ty. Mặt khác việc tỷ trọng nợ vẫn ở mức
cao so với tỷ lệ bình quân của ngành giúp công ty tận dụng đòn bẩy tài chính từ nguồn
vốn bên ngoài khai thác được lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: trong năm 2012 là 45,60% và năm 2011 là 35,61%
tăng 9,99%. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng nguồn vốn tài trợ năm 2012 có 45,6
đồng vốn chủ sở hữu, năm 2011 có 35,61 đồng. Nguyên nhân sự tăng khá mạnh năm
2012 (9,99%) là do có một lượng vốn lớn được góp từ các chủ sở hữu đã giúp làm tăng

khả năng tự chủ về mặt tài chính cho công ty.

17

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.4 Khả năng thanh toán của công ty cổ phần Lộc Ninh
Đơn vị tính:lần
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Khả năng thanh toán ngắn hạn: năm 2012 là 1,13 lần cho biết 1 đồng nợ ngắn
hạn được bảo đảm bằng 1,13 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2011 là 1,03 lần cho biết 1
đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 1,03 đồng nợ ngắn hạn. Ta có thể thấy khả năng
thanh toán ngắn hạn tăng so với năm 2011, con số 1,13 là hệ số lớn hơn 1 chứng tỏ
công ty có đủ lượng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt tạo điều kiện thuận lợi để công ty
có thể tiếp tục vay vốn huy động mở rộng kinh doanh và hệ số này cũng không quá
cao giúp giữ hiệu quả hoạt động cho công ty.
Khả năng thanh toán nhanh: của công ty trong năm 2012 là 0,5 lần cho biết 1
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,5 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2011 là 0,84 lần
cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 0,84 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,34 đồng.
Nguyên nhân của việc giảm này là do công ty đã nhập một lượng hàng lưu kho lớn
trong năm 2012 cung cấp cho các năm sau. Hệ số thanh toán nhanh 0,5 lần nhỏ hơn 1
thể hiện công ty không đủ khả năng thanh toán nợ hiện tại, công ty cần có chiến lược
hiệu quả để tăng khả năng thanh toán nhanh trong tương lai đảm bảo kinh doanh được
liên tục.
Khả năng thanh toán tức thời: trong năm 2012 của công ty là 0,08 lần thể hiện
cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,08 đồng tiền và các khoản
tương đương tiền, năm 2011 là 0,16 lần thể hiện cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty
được đảm bảo bằng 0,16 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Ta có thể thấy rõ
Chỉ tiêu Công thức tính

Năm
2012
Năm
2011
Chênh lệch
1. Khả năng thanh
toán ngắn hạn
Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn
1,13 1,03 0,1
2.Khả năng thanh
toán nhanh
(TSLD – Hàng tồn kho)
Tổng nợ ngắn hạn
0,5 0,84 (0,34)
3. Khả năng thanh
toán tức thời
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
0,08 0,16 (0,08)
18

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm một nửa so với năm 2011, con số 0,08
là khá thấp so với quy mô doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng tới khả năng chi trả
ngay nhưng mặt khác con số đó cũng thể hiện công ty đã sử dụng loại tài sản có tính
thanh khoản cao này với mục đích tạo ra doanh thu lớn hơn.
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty CP Lộc Ninh

Đơn vị tính: lần

Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
0,77 0,70 0,07
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong năm 2012 là 0,77 lần tăng 0,07 lần so
với năm 2011 thể hiện cứ 1 đồng tài sản mang lại 0,77 đồng doanh thu thuần trong
năm 2012 và 0,7 đồng trong năm 2011. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản
của công ty đang diễn biến với chiều hướng tích cực, không chỉ doanh thu thuần đạt
được tăng lên (hơn 21%) mà còn cả tổng tài sản cũng tăng lên (gần 10%) thể hiện sự
gia tăng cả về quy mô và chất lượng trong hoạt động kinh doanh.
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty cổ phần Lộc Ninh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Công thức tính
Năm
2012
Năm
2011
Chênh
lệch
Tỉ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
0,03 0,30 (0,27)

Tỉ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
0,02 0,20 (0,18)
Tỉ suất sinh lời trên
VCSH (ROE)
Lợi nhuận ròng
VCSH
0,05 0,56 (0,51)
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
19

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: trong cả hai năm 2011 và 2012 đều là con số
dương thể hiện công ty làm ăn có lãi trong cả hai năm nhưng trong năm 2012 có sự
giảm mạnh ( giảm 0,27 %) so với năm 2011. Ý nghĩa của con số 0,03% thể hiện cứ
100 đồng doanh thu thuần thì chỉ tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận ròng trong năm 2012,
tương đối nhỏ. Lợi nhuận trong năm 2012 giảm từ 112 triệu đồng xuống còn 14,6 triệu
đồng nhưng doanh thu thuần tăng từ 39,6 tỷ đồng lên 48,1 tỷ đồng. Ta có thể thấy tuy
công ty làm ăn có lãi nhưng lãi thu được là rất nhỏ vì trong năm 2012 công ty phải
chịu hàng loạt chi phí tăng cao như chi lãi vay, chi phí bán hàng, giá vốn của hàng bán.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: giảm từ 0,2 % xuống còn 0,02 % trong năm
2012, cứ 100 đồng tài sản trong năm 2012 tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận, năm 2011 là 0,2
đồng lợi nhuận. Có thể thấy rõ tỷ suất sinh lời đã giảm rất mạnh ( 0,18%), sự giảm
mạnh này cũng là do phần lợi nhuận dòng trong năm 2012 giảm mạnh đồng thời tổng
tài sản lại tăng một lượng khá lớn ( gần 10%). Con số 0,02% thể hiện cứ 100 đồng
tổng tài sản thì chỉ tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận ròng.Trong một năm khó khăn như
năm 2012 thì việc duy trì để tỷ suất sinh lời dương cũng quả là một điều kho khăn cho
toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, có lẽ cần phải có một sự quản lý tài sản,

doanh thu, chi phí theo một hướng đi hiệu quả hơn.
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu: giảm từ 0,56% năm 2011 xuống
0,05% năm 2012. Cũng giống như hai tỷ suất trên ngoài việc giảm của lợi nhuận thuần
thì vốn chủ sở hữu cũng có sự bổ sung tăng mạnh ( 40,83%) so với năm 2012 gây ra
sự giảm mạnh cho tỷ suất sinh lời. Ý nghĩa của hệ số cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sơ
hữu có khả năng tạo ra 0,56 đồng lợi nhuận trong năm 2011 và 0,05 đồng lợi nhuận
trong năm 2012.
Qua đó ta thấy công ty kinh doanh mặc dù chịu nhiều khó khăn từ nền kinh tế
trong nước và thế giới năm 2012 nhưng công ty vẫn duy trì được tỷ suất dương ở cả 3
chỉ tiêu, có thể nói đây cũng là một kết quả khá tốt so với bình quân toàn ngành nhưng
để có thể đạt được hiệu quả hơn nữa thì công ty cần phải nâng cao chất lượng của việc
quản lý và sự dụng tài sản.
20

Xin chào!!. Rất vui khi được chia sẻ tài liệu với bạn. Nguồn: TANGGIAP.VN
2.5 Tình hình lao động tại công ty cổ phần Lộc Ninh
Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần Lộc Ninh
STT Trình độ lao động Số lượng ( người ) Tỷ lệ (%)
1 Đại học và trên đại học 9 45
2 Dưới đại học 11 55
Tổng 20 100
(Nguồn: Phòng nhân sự và hành chính tổng hợp)
Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn lấy con người là mục tiêu cho mọi hoạt
động, không chỉ đối với khách hàng mà còn với toàn bộ công nhân viên trong công ty,
công ty luôn tâm niệm con người là nhân tố chính tạo nên thành công và sự vững
mạnh lâu dài của công ty. Vì vậy ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người,
ban giám đốc không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cả về thể chất, vật chất và tinh
thần của anh chị em nhân viên. Ngoài ra công ty còn có hàng loạt các chính sách ưu
đãi để thu hút và giữ chân các nhân tài tạo điều kiện tốt nhất để cho họ một môi trường
làm việc lành mạnh, phát triển.

Chế độ đãi ngộ cho người lào động: lương trung bình của cán bộ công nhân viên
là 3.500.000 đồng/người/tháng chưa kể các khoản thưởng, hỗ trợ và được phát cố định
vào ngày 25 hàng tháng. Ngày làm việc 8 giờ được nghỉ ngày chủ nhật và các ngày lễ
theo quy định. Xét về mặt bằng chung thì mức lương mà công ty trả cho người thu
nhập là khá cao đây cũng là một trong những động lực giúp khuyến khích sự tận tâm,
gắn bó của người lao động. Công ty luôn cố gắng tạo những điều kiện làm việc tốt
nhất: tạo cho người lao động cảm giác yên tâm khi có một công việc ổn định, lãnh đạo
công ty thường xuyên tiếp xúc thăm hỏi, khuyến khích đưa ra ý kiến từ phía người
nhân viên, công việc được bố trí theo năng lực từng người, công ty có một chế độ
thưởng phạt dân chủ, văn minh, công bằng đối với mọi nhân viên. 100% nhân viên đều
có chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo
luật định đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên sau này, hàng năm công ty đều
trích và duy trì một khoản dành cho quỹ phúc lợi bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp
ốm đau cho người lao động. Không chỉ đối với nhân viên mà vào những dịp đặc biệt
công ty đều có những phần quà, phần thưởng khuyến khích tinh thần như ngày lễ tết,
khen thưởng cho nhân viên có con đạt kết quả tốt trong học tập.
21

×