Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần chè kim anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.45 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Từ sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước thì nền kinh tế nước ta
đã có được những thành quả đáng kể. Doanh nghiệp được thực hiện sản xuất
kinh doanh theo năng lực và được hưởng theo cơ chế lãi doanh nghiệp được
hưởng lỗ doanh nghiệp chịu. Vì vậy mà dẫn đến sự cạnh tranh găy gắt giữa
các doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận. Việc tổ chưc sản xuất kinh
doanh được tổ chức một cách có hệ thống nhất nhằm giảm chi phí cho công
ty từ đó có thể nâng cao khả năng của công ty.
Ngày nay, với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành vấn đề quan
tâm của hầu hết các nước trong đó có Việt Nam. Chìa khoá của hội nhập
kinh tế quốc tế là việc thực hiện xuất khẩu hàng hoá, lao động, vốn sang
những thị trường bạn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vì vậy, xuất khẩu là một nghiệp vụ rất quan trọng cho quá trình phát triển
kinh doanh của các doanh nghiệp và các quốc gia.
Thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu, cùng với yêu cầu của chương
trình học tập tại trường, em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác sản xuất
kinh doanh, xuất khẩu tại công ty cổ phần chè Kim Anh. Nhờ sự giúp đỡ của
ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên phòng kế hoạch- tài chính, cùng sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn THS. Ngô Thị Tuyết Mai em đã
hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh tại
công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm các mục sau:
I. Tổ quan chung về công ty.
II. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
III. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
I, TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH
1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh
Công ty cổ phần chè Kim Anh có tiền thân là công ty chè Kim Anh,
có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm và luôn được bầu là công ty đi đầu
trong quá trình phát triển của nghành chè Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa


những thành tựu của công ty chè Kim Anh công ty cổ phần chè Kim Anh
còn không ngừng đổi mới và phát triển. Vì vậy công ty đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong những năm qua.
Địa chỉ công ty: Quốc lộ 2 – Phù lỗ – sân bay Nội Bài
Trụ sở của công ty: xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội
Tên giao dịch: Kim Anh tea Stock-Holding Company.
Tel: 04.8843222 –8843263, Fax:04.8840724
Website: .
Email:
Công ty cổ phần chè Kim Anh được thành lập do sự sáp nhập của hai
nhà máy chè là nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long.
Nhà máy chè Kim Anh được thành lập vào năm 1960 ở Việt Trì - tỉnh
Vĩnh Phú( hiện nay là tỉnh Phú Thọ) chuyên sản xuất chè xanh để tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Đến năm 1975 nhà máy chè kim anh chuyển về xã
Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
Nhà máy chè Vĩnh Long được thành lập vào năm 1959 tại Hà Nội có
nhiệm vụ sản xuất chè hương để tiêu thụ trong nước. Trong những năm
chiếm tranh thì công ty phải chuyển lên Vĩnh Long – Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
Ngày 15/5/1980 Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết
định sáp nhập hai nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long được
sáp nhập làm một lấy tên là nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh có trụ sở tại xã
Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong
thời gian này còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện phát triển nền kinh tế của
nước ta lúc bấy giờ còn rất chậm. Nước ta mới thoát ra khỏi chiến tranh cho
nên sự trì trệ trong kinh tế là không thể không tránh khỏi và cùng với việc áp
dụng chế độ quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã gây khó khăn cho
việc phát triển không những đối với nghành sản xuất chè mà là đối với các
nghành kinh tế khác trong nước. Khi đó với thị trường trong nước chúng ta
đã không tiêu thụ được nhưng đối với thị trường nước ngoài chúng ta cũng
không tiếp cận được. Thị trường của nước ta lúc bấy giờ chủ yếu là Liên Xô

và các nước XHCN ở Đông Âu. Đối với nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh
không những bị ảnh hưởng do những nguyên nhân khách quan trên mà còn
ảnh hưởng do sự di dời công ty và sự sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cơ cấu.
Nhưng với sự nỗ lực của các cán bộ và công nhân của nhà máy cùng với sự
giúp đỡ của liên hiệp chè thì những khó khăn cũng dần được khắc phục và
sản xuất của nhà máy càng ngày càng phát triển.
Tháng 2/1990 nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh được đổi tên thành
nhà máy chè Kim Anh. Nhưng một lần nữa nhà máy lại gặp phải khó khăn
do sự chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, những thị trường truyền
thống như Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan rã. Đứng trước thử thách lớn
như vậy các cán bộ và công nhân nhà máy thấy rằng cần phải có sự cải tiến
công nghệ để có thể duy trì được thị trường cũ và xâm nhập được thị trường
mới. Sự nỗ lực của họ không những làm cho nhà máy vượt qua khó khăn mà
còn khăng định được vị trí của mình trong qúa trình phát triển kinh tế đất
nước.
Ngày 18/12/1995 nhà máy chè Kim Anh lại được đổi tên thành công
ty chè Kim Anh trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam. Từ năm 1995 – 1999
công ty đã có bước tiến đáng kể như việc nắm bắt được thị hiếu của người
tiêu dùng nên công ty đã cho ra nhiều loại chè như: chè đen, chè xanh, chè
hương liệu, chè túi lọc: chè sen, chè nhài, chè xanh các sản phẩm của công
ty không những trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước mà còn
được người tiêu dùng nước ngoài ưa thích. Thị trường tiêu thụ của công ty
đã được mở rộng như :thị trường Hồng Kông, Pháp, Đông Âu chính sự đa
dạng về các loại chè cũng như chất lượng chè được đảm bảo đã làm cho các
bạn hàng trở nên tin cậy hơn và công ty ngày càng có uy tín hơn trên thị
trường quốc tế. Sản lượng chè xuất khẩu của công ty đạt 60% sản lượng sản
xuất của công ty. Tính đến cuối năm 1998, tổng vốn kinh doanh của công ty
là 8.838.350.000 VND, tăng 70% so với năm 1996 ( 5.201.883.000 VND)
trong đó vốn lưu động là 3.732.208.000 VND, tăng 17,7% và vốn cố định là

5.046.148.000VND tăng 154,9%. Tổng số lao động là 385 người trong đó tỷ
lệ nữ chiếm 45% ( 174 người), tỷ lệ nam là 55% (211 người). Trình độ ( 30
người trình độ đại học, 3 người trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp là 50
người, còn lại chủ yếu là công nhân bậc 6, bậc 7 có kinh nghiệm.
Đến năm 1999, nhà nước có chủ trương tổ chức xắp xếp lại cơ cấu
công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty. Công ty chè
Kim Anh là công ty đầu tiên thuộc nghành chè được chọn để thực hiện cổ
phần hoá. Sau 6 tháng chuẩn bị, ngày 3/7/1999, Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn ra quyết định số 99/1999/QĐ BNN-TCCB chuyển công ty
chè Kim Anh thành công ty cổ phần chè Kim Anh với số vốn điều lệ là 9,2 tỉ
đồng, được chia thành 92.000 cổ phần, trong đó cổ phần nhà nước chiếm
30%, tỉ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48%, bán cho đối
tượng bên ngoài là 20%. Tổng số vốn cổ phần theo giá ưu đãi cho người
nghèo trong công ty trả dần là 8.840 cổ phần. Việc thay thế hình thức sở hữu
của công ty đã làm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chỉ sau 3 tháng chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty đã sản xuất
được 500 tấn sản phẩm các loại trong đó co 230 tấn chè đen xuất khẩu chiếm
45% sản lượng năm 1999 và tăng 22% so với cùng kỳ năm 1998. Doanh thu
tiêu thụ đạt 13,5 tỷ đồng, số tiền lãi chia cổ phần là 528 triệu đồng, tỷ lệ lãi
cổ phần đạt 1,23%/ tháng, thu nhập bình quân của mỗi công nhân từ 600 –
650 nghìn đồng một tháng, mức tăng so với trước vào khoảng 200 nghìn
đồng.
Qua đó cho ta thấy được sự định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và
sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công nhân viên của công ty trong quá trình
đổi mới của công ty.
2, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, công ty cổ phần chè kim anh
đã có những thay đổi trong việc tổ chức bộ máy quản lý như nhiều phong
ban đã được sáp nhập lại với nhau và có phòng ban kiêm nhiệm nhiều nhiệm
vụ khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh

của công ty. Hiện nay, số lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 410
người trong đó, lao động trực tiếp là 210 người, lao động gián tiếp là 200
người. Với tỷ lệ nữ chiếm 47%, tỷ lệ nam chiếm 53%. Trình độ của người
lao động cũng được nâng cao như trên 30 người có trình độ đại học và cao
đẳng, trên 50 người có trình độ trung cấp và một đội ngũ công nhân lành
nghề.
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức như sau :
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÒNG KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
P-TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
P-HÀNH
CHÍNH
TỔNG
HỢP
PHÒNG
KCS
PHÒNG
CƠ ĐIỆN
PX
THÀNH
PHẨM
PX CHẾ
BIẾN
Phó giám đốc
nguyên liệu

XƯỞNG CHÈ
NGỌC THANH
NHÀ MÁY
CHÈ ĐẠI TỪ
NHÀ MÁY CHÈ
ĐỊNH HOÁ
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ UỶ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Cơ quan quản lý có quyền quyết định cao nhất của công ty là Đại hội
đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Đại hội đồng cổ đông của công ty bao gồm 220 cổ
đông có quyền biểu quyết để bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát để
thay mặt các cổ đông điều hành quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. ĐHĐCĐ họp ít nhất một năm một lần để thông qua
báo cáo tài chính năm và định hướng phát triển của công ty. ĐHĐCĐ cũng
có quyền quyết định chào bán cổ phần và mức cổ tức hàng năm của từng
loại cổ phần.
• Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của công ty. HĐQT có 5 thành viên trong đó có 1 chủ tịch, 1 phó
chủ tịch và 3 thành viên khác. HĐQT có nhiệm vụ quản lý chung hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách đưa ra các nghị
quyết, phương hướng, các quy chế kiểm soát nội bộ.
• Ban kiểm soát: gồm 3 người trong đó có 1 trưởng ban và 2 kiểm soát
viên có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ kế toán. Ban kiểm soát
phải thẩm tra báo cáo tài chính năm, quản lý, phát hiện các sai sót của
các bộ phận và đưa ra ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát cũng có thể kiến nghị
các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức sản xuất.
• Giám đốc điều hành: là thành viên của HĐQT có nhiệm vụ điều hành

trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị
quyết của HĐQT và phương án của công ty, được uỷ quyền là đại
diện hợp pháp của công ty.
• Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về việc tiêu thụ sản phẩm, trực
tiếp quản lý phòng kinh tế thị trường.
• Phó giám đốc nguyên liệu: phụ trách thu mua các yếu tố đầu vào cho
sản xuất ở 2 xí nghiệp thành viên là nhà máy chè Đại Từ và nhà máy
chè Định Hoá và phân xưởng chè Ngọc Thanh.
• Phòng kinh tế thị trường (KTTT): có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường,
giới thiệu sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ, xác định các định mức kinh tế kĩ thuật.
• Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổ chức các vấn đề liên quan đến
công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành, cung
cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận có liên quan, cố vấn cho
giám đốc trong quản trị doanh nghiệp.
• Phòng hành chình tổng hợp: giải quyết các vấn đề có liên quan đến
người lao động như tuyển lao động, đào tạo lao động khen thưởng kỷ
luật công nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương
của đơn vị.
• Phòng KCS: Theo dõi quy trình công nghệ, đảm bảo về mặt kỹ thuật
cho quy trình sản xuất, xây dựng định mức nguyên vật liệu.
• Phòng cơ điện: có nhiệm vụ bảo đảm cho máy móc hoạt động thông
suốt trong cả quá trình vận hành.
• Phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói chè và vận chuyển đến
kho thành phẩm.
• Phân xưởng chế biến: thực hiện toàn bộ quy trình tinh chế từ chè búp
khô thành chè thành phẩm.
• Xí nghiệp thành viên: là nhà máy chè Đại Từ và Định Hoávà xưởng
chế biến chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua chè, sơ chế thành chè
búp khô làm nguyên liệu cho sản xuất.


3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty :công ty cổ phần chè kim anh là một doanh
nghiệp hạch toán độc lập được thành lập và hoạt động theo luật doanh
nghiệp Việt Nam. Ngoài chức năng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,
nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao khả năng sản xuất của công
ty. Công ty còn không ngừng nâng cao khả năng thâm nhập thị trường tiêu
thụ mới và nâng cao uy tín ở những thị trường truyền thống.
Nhiệm vụ của công ty: công ty cổ phần chè kim anh có nhiệm vụ
đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân đặc biệt trong
lĩnh vực xuất khẩu không những đem lại nguồn ngoại tệ cho Việt Nam mà
nâng cao vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra công ty còn có những đóng góp cho quá trình phát triển của nghành
nông nghiệp như đầu tư nghiên cứu và đưa vào trông những giống chè cho
năng xuất cao. Điều này không những đem lại lợi ích cho công ty mà còn
nâng cao đời sống cho những người nông dân đặc biệt là người trồng chè.
II. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT:
Với nhiệm vụ sản xuất các loại chè xanh, đen xuất khẩu và chè hương
để tiêu dùng nội địa, công ty cổ phần chè Kim Anh tổ chức sản xuất chè ở 2
xí nghiệp thành viên là nhà máy chè Đại Từ và nhà máy chè Định Hoá,
đồng thời ở trụ sở công ty có 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng chế biến
và phân xưởng thành phẩm.Trong mỗi phân xưởng lại chia thành các tổ để
công việc sản xuất đật hiệu quả cao. Để thấy rõ cơ cấu sản xuất của công ty
cổ phần chè Kim Anh ta sẽ xem xét sơ đồ cơ cấu sản xuất dưới đây:
1. Cơ cấu sản xuẩt
Sơ đồ cơ cấu sản xuất chè

Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản
xuất như sau:
 Hai xí nghiệp chè thành viên và xưởng chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ

thu mua và sơ chế chè là của nông trường thành chè búp khô làm
nguyên liệu cho sản xuất.
 Phân xưởng chế biến: từ chè búp khô do các xí nghiệp chuyển về, PX
phải tái chế lại cùng với các hương liệu để tạo thành các loại chè rồi
chuyển sang phân xưởng thành phẩm để đóng gói. Nhiệm vụ cụ thể
của từng tổ như sau:
Công ty
XN thành viên PX chế biến PX thành phẩm
XN
Đại
Từ
XN
Định
Hoá
Xưởng
Ngọc
Thanh
Tổ
sàng
Tổ
đấu
trộn
Tổ sao
hương
Tổ

chè
Tổ
phục
vụ

SX
Tổ
Đóng
Gói
Tổ vận
chuyển
• Tổ sàng: sấy lại chè ở nhiệt độ thích hợp, đưa chè đã sấy vào máy
sàng, những cánh chè to đưa qua máy cắt. Chè đã qua công đoạn này
được đưa vào máy quạt, tách râu sơ để thành chè bán thành phẩm.
• Tổ đấu trộn: trộn từng loại chè bán thành phẩm ở tất cả các vùng theo
một tỷ lệ nhất định.
• Tổ sao hương: từ các loại chè đã được đấu trộn cùng với các hương
liệu để sao chè với hương.
• Tổ ủ chè: đưa chè đã sao hương đi ủ và bảo quản rồi chuyển sang
phân xưởng thành phẩm.
 Phân xưởng thành phẩm: có nhiệm vụ đóng gói và nhập kho thành
phẩm. Nhiệm vụ từng tổ trong PX như sau:
• Tổ phục vụ sản xuất: vận chuyển các vật liệu càn thiết đến tổ đóng
gói.
• Tổ đóng gói: đóng gói chè đã được chế biến vào hộp, túi đúng quy
cách.
• Tổ vận chuyển vận chuyển các loại chè đóng gói vào kho thành phẩm.
2. Quy trình công nghệ sản xuất chè:
Dây chuyền công nghệ hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp cho sản
phẩm của công ty chè Kim Anh khẳng định dược vị trí của mình trên thị
trường chè. Công ty đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc hiện đại hoá dây
chuyền công nghệ sản xuất. Các loại náy móc như: máy sấy, máy sàng, máy
cắt, máy tách râu sơ, các loại máy đóng gói đều được công ty nhập từ ấn
Độ, Trung Quốc – những nước có trình độ sản xuất chè tiên tiến trên thế
giới.

Công ty đã đưa ra thị trường trên 30 loại sản phẩm khác nhau với đủ mẫu mã
bao bì, hương liệu với đủ cách đóng gói: chè Tân Cương, chè Hương Nhài,
chè sen chè thảo mộc, nhưng tựu chung lai mỗi loại chè thuộc 1 trong 3
nhóm mặt hàng chè: chè đen xuất khẩu, chè đen xuất khẩu và chè hương tiêu
dùng nội địa. Nhóm mặt hàng khác nhau, nên quy trình công nghệ cho mỗi
nhóm cũng có sự khác nhau thể hiện qua sơ đồ sau.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè.

Chè sơ chế
Sấy
Sàng
Tách râu sơ
Cắt cán
Xuất khẩu
Nhập kho thành phẩm
Đóng gói
Đấu trộn
Quạt
Sấy
Sàng
Tách râu sơ
Cắt cán
Đấu trộn
Quạt
Sao hướng
Ủ chè
Sàng tách
Tiêu thụ trong
nước
Đóng gói

Nhập kho thành phẩm
Nguyên liệu chính của mỗi mặt hàng là chè sơ chế. Chè búp tươi được
2 xí nghiệp chè thành viên thu mua của nông dân và sơ chế tại chỗ rồi
chuyển về công ty. Chè búp tươi nếu sơ chế để phục vụ cho sản xuất chè
xanh xuất khẩu và chè hương tiêu dùng nội địa thì phải thông qua công đoạn
sào diệt men, vò, sấy. Nếu để phục vụ cho sản xuất chè đen xuất khẩu phải
trải qua các công đoạn: làm héo, vò, sấy. Chè sau khi sơ chế phải để riêng
từng loại, từng vùng chè. Chè sơ chế sau đó được chuyển về công ty để sản
xuất chè thành phẩm. Từ chè sơ chế muốn sản xuất ra chè thành phẩm phải
trải qua các công đoạn sau:
- Sấy lại, chè đã được sơ chế phải cho vào máy sấy lại, nhiệt độ lò sấy
khoảng 70
o
C – 80
o
C. Nếu chè quá ẩm, nhiệt độ đó có thể lên tới 90
o
C.
- Sàng rung: chè đã sấy chuyển qua máy sàng rung. Những cánh chè
to phải đem qua máy cắt lại cho đúng kích cỡ kĩ thuật.
- Chè nhỏ và chè to đã cắt cho vào máy sàng lại. Máy sàng này có 5 cửa là:
Tách ép, tách số nhỏ, chè bán thành phẩm, cửa 4, cửa 5. Chè ở 3 cửa đều
được qua máy quạt còn chè qua cửa 4, 5 đem đi cắt lại rồi cho vào máy sàng
lại.
- Tách râu sơ: chè đã quạt xong chuyển sang máy tách râu sơ. Tại máy
râu sơ sẽ dính vào con lăn đã được đốt nóng, chảy vào máy thành phế liệu
còn cánh chè sẽ theo băng chuyền ra ngoài. Chè đã tách râu sơ 1 lần chuyển
sang máy quạt, sau đó lại quay vào máy tách râu sơ lần 2 với mục đích đẩy
hêt râu sơ ra khỏi chè tạo ra chè bán thành phẩm.
- Đấu trộn: từng loại chè bán thành phẩm khác nhau sẽ được đấu trộn

với nhau theo một tỷ lệ thích hợp để tạo lên vị riêng cho chè Kim Anh. Nếu
là chè xanh, đen xuất khẩu, sau khi đấu trộn chè được đưa sang phân xưởng
thành phẩm để đóng gói thành chè thành phẩm và nhập kho. Nếu là chè
hương tiêu dùng nội địa thì chuyển qua các công đoạn sau:
- Sao tẩm hương: Việc sao hương được chia làm 3 giai đoạn: thắt ẩm,
sao khô và cho hương. Qua 2 giai đoạn đầu làm chè khô đi và các vị lạ đã
mất, việc sao hương chuyển qua giai đoạn 3. ở giai đoạn này, tuỳ theo kế
hoạch sản xuất loại chè nào mà cho hương liệu phù hợp như: sen, nhài,
chanh, cam, thảo mộc, nhân sâm, nhiệt độ trong chảo lên cao 90 – 100
o
C.
Sau khi cho hương khoảng 15 phút thì cho chè ra.
- Sàng tách hương: Sau khi tẩm hương, chè được ủ từ 1 đến 3 tháng
cho ngấm, rồi qua sàng tách hương để loại bỏ hương liệu.
- Đóng gói: Các loại chè đều được chuyển sang phân xưởng thành
phẩm để đóng gói chè vào hộp, túi, gói theo đúng kích cỡ, trọng lượng rồi
chuyển vào kho thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất chè tại công ty cổ phần chè Kim Anh là
quy trình công nghệ ( phức tạp) kiểu liên tục, chu kì sản xuất ngắn ngày,
thuộc loại hình sản xuất với khối lượng lớn, khép kín từ khâu nguyên liệu
đến thành phẩm đóng gói và nhập kho. Sản phẩm của quy trình công nghệ
này là chè thành phẩm các loại, giá trị phẩm cấp của các loại chè phụ thuộc
vào kỹ thuật sản xuất và công thức phân phối, chế nguyên liệu, hương liệu.
Điều này đỏi hỏi công nhân sản xuất phải có tay nghề cao và sự chặt chẽ của
bộ phận quản lý.
III, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1, Tình hình sản xuất kinh doanh của công :
Quá trình sản xuất chè của công ty cổ phần chè kim anh bao gồm hai
giai đoạn đó là giai đoạn sơ chế ở hai xí nghiệp thành viên là nhà máy chè

Đại Từ, nhà máy chè Định Hoá, xưởng chè Ngọc Thanh và giai đoạn chế
biến thành phẩm ở tại công ty cổ phần chè Kim Anh
1.1 giai đoạn 1: giai đoạn sơ chế ở hai nhà máy chè thành viên:
Hai nhà máy chè thành viên và xưởng Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua
chè của người dân và thực hiện nhiệm vụ sơ chế để tạo ra chè bán thành
phẩm. Quá trình này có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất
lượng sản phẩm. Vì vậy việc thu mua luôn được thực hiện đúng quá trình và
đảm bảo chất lượng của chè. Sản lượng chè thu mua ngày càng tăng và chất
lượng chè ngày càng được đảm bảo. do công ty cổ phần chè kim anh đã có
những chính sách đầu tư khuyến nông nên việc thâm canh cây chè của bà
con nông dân cũng được thực hiện đầy đủ quy trình và đúng kỹ thuật. Công
ty đầu tư vốn, phân bón, thuốc trừ sâu và cây giống, ngoài ra công ty còn
đưa những kỹ thuật viên đến để hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
chè cho hộ trồng chè. Sản lượng chè tươi thu được của người dân được
công ty thu mua theo chế độ giá cả ngoài thị trường, do đó người trồng chè
không phải lo việc công ty thu mua ép giá. Vì vậy công ty đã tạo được uy tín
đối với người trồng chè và việc thu mua chè đúng chất lượng được bà con
thực hiện nghiêm túc, lượng chè kém chất lượng được phân loại ngay từ đầu
(ngay từ người trồng chè).
Sản lượng chè tươi thu mua từ năm 2001 – 2003 :
Chỉ tiêu đơn
vị
2001 2002 2003
Sản lượng kg 6685000 7905000 5400
Giá Vnđ 1600 – 1800 1600 – 1800 1600 – 1800
Tổng Chi
phí thu mua
Nghìn
Vnđ
11297650 13596600 9180000

Nguồn : phòng tài chính công ty cổ phần chè Kim Anh
Tình hình thu mua nguyên liệu chè tươi của công ty năm 2001 tăng
hơn so với những năm trước và năm 2002 sản lượng thu mua tăng so với
năm 2001 là 13.9%. Tuy nhiên sản lượng thu mua năm 2003 lại bị giảm do
nhiều nguyên nhân nhưng đặc biệt là nguyên nhân do thời tiết không được
thuận lợi cho việc phát triển của cây chè do vậy sản lượng chè bị giảm và do
sự biến động của thị trường chè trong nước cũng như thị trường chè quốc tế
cũng làm ảnh hưởng không những đến sản xuất chè của nhà máy chè Kim
Anh mà còn ảnh hưởng đến sản xuất của nghành chè Việt Nam.
Do lượng chè thu mua ở hai xí nghiệp thành viên không đáp ứng đủ cho quá
trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của công ty nên công ty đã đặt mua sản
phẩm bán thành phẩm ở ngoài. Tuy nhiên vấn đề thu mua sản phẩm bán
thành phẩm của công ty cũng được kiểm tra kỹ lưỡng từ khâu trồng và chăm
sóc cho đến chất lượng chè bán thành phẩm. sản lượng chè thu mua ở ngoài
chiếm 30% tổng sản lượng của công ty.
1.2. giai đoạn 2: chế biến tại công ty chè Kim Anh:
Chè búp tươi được chế biến thành sản phẩm bán thành phẩm tại các
nhà máy thành viên được đưa về công ty chè Kim Anh để thực hiện công
đoạn chế biến thành phẩm, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.
sản phẩm bán thành phẩm được đưa đến phân xưởng chếa biến để thực hiện:
sàng - đấu trộn – sao hương – ủ chè
những sản phâm sau khi chế biến được đưa sang phân xưởng thành phẩm.
Tại đây phân xưởng có nhiệm vụ đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Sản lượng chè thành phẩm của công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003
Tổng Sản
lượng kg 2025000 2286700 1726200
Sản
lượng gia
công

kg 65000 60000 56200
Doanh
thu
Nghìn
vnđ 36403000 39840000 3500000
Nguồn: phòng tài chính của công ty chè Kim Anh
Sản lượng chè thành phẩm sản xuất của công ty năm 2002 tăng 13%
so với năm 2001. trong đó sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2001 là
1960000 kg, năm 2002 là: 2226700kg, năm 2003 : 1670000 kg. Ngoài ra
công ty còn thực hiện gia công cho một số công ty khác.
2. Tình hình xuất khẩu của công ty:
Công ty cổ phần chè kim anh có bề dày lịch sử phát triển từ những
năm 1960 ngoài việc sản xuất chè tiêu thụ trong nước công ty còn thực hiện
sản xuất chè xuất khẩu. Trước năm 1986 việc xuất khẩu chè của công ty đều
do nhà nước thực hiện công ty chỉ sản xuất theo chỉ tiêu của nhà nước giao.
Việc định giá xuất khẩu và thanh toán đều do nhà nước thực hiện với bên
nhập khẩu, việc thanh toán cho công ty được thực hiện theo cơ chế lãi nhà
nước thu lỗ nhà nước bù. Đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp nước
ta lúc bấy giờ chứ không chỉ riêng đối với một nghành nào, điều nàyđã làm
cho tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp không được năng động mà
còn mang tính ì, phụ thuộc vào nhà nước. Trước tình trạng đó Đảng và nhà
nước ta thấy cần phải có sự cải cách để có thể thúc đẩy nền kinh tế của đất
nước đi lên. Vì vậy, năm1986 nhà nước đã thực hiện chuyển đổi nền kinh tế
từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên năng động hơn trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty chè Kim Anh cũng đã có những thay
đổi cho quá trình sản xuẩt kinh doanh của công ty. Trong thời gian từ năm
1987 – 1999 công ty đã có những thay đổi so với trước nhưng công ty vẫn là
công ty 100% vốn nhà nước, việc sản xuất kinh doanh lúc này tuy đã được
cải cách nhiều nhưng vấn chưa có sự đột phá về sản lượng sản xuất cuãng

như chất lượng thực sự được tự do chưa mang lại lợi ích kinh tế cao như
việc sản xuất chưa thực sự tận dụng được hết các nguồn lực một cách tốt
nhất, chất lượng sản phẩm chưa thực sự được kiểm tra đúng kỹ thuật, quy
cách điều này đã làm cho sức cạnh tranh của công ty bị giảm so với các
doanh nghiệp khác trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong khi đó thị trường tiêu thụ của công ty lại bị thu hẹp do thị trường cũ bị
biến động: Liên Xô bị tan rã, các nước XHCN ở đông Âu cũng bị tan rã
theo, cùng với việc thực hiện cấm vận của Mỹ đã làm cho việc tìm hiểu và
xâm nhập vào các thị trường mới trở nên khó khăn. Và chỉ sau khi Mỹ thực
hiện xoá bỏ cấm vận đối với nước ta vào năm 1994 đã làm cho quan hệ của
nước ta đối với các nước trong khu vực cũng như đối với các nước khác trên
thế giới được cải thiện. Việc buôn bán của nước ta với các nước cũng trở
nên dễ dàng hơn, kim nghạch xuất khẩu của nước ta đối với các nước khác
tăng nên rất nhanh và việc thâm nhập vào thị trường mới của các doanh
nghiệp Việt Nam cũng trở nên dễ dàng hơn. Trước sự thay đổi của tình hình
trong nước cũng như tình hình quốc tế, công ty chè Kim Anh cũng đã không
ngừng cải tiến và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty không những
đối với thị trường trong nước mà còn đối với thị trường nước ngoài. Bằng sự
nỗ lực của mình công ty chè Kim Anh đã có những thành tựu đáng kể đặc
biệt là công ty đã thâm nhập được vào thị trường mới và khó tính như thị
trường Pháp, Canada và khôi phục được thị trường truyền thống như thị
trường Nga, Đông Âu.
Năm 1999 nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước, công ty chè Kim Anh là công ty đầu tiên thuộc nghành chè được chọn
thực hiện cổ phần hoá. chính nhờ sự kịp thời chuyển đổi này công ty đã có
được những thành công cho quá trình kinh doanh sản xuất. Sản lượng xuất
khẩu cũng được tăng lên
Sản lượng xuất khẩu 2001 – 2003
chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003
Sản lượng

xuất khẩu kg 567000 656010 448812
Doanh thu
xuất khẩu
Nghìn
VND
1037610
0
1220178
6
8689000
Nguồn: phòng tài chính công ty chè Kim Anh
Sản lượng xuất khẩu năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 15,7%
doanh thu xuất khẩu tăng 17,6%. Tuy nhiên đến năm 2003, do những biến
động của thời tiết và thị trường tiêu thụ không những đã làm cho sản lượng
sản xuất của doanh nghiệp bị giảm sút mà còn làm cho sản lượng xuất khẩu
cũng bị giảm, doanh thu hàng xuất khẩu năm 2003 giảm so với năm 2002 là
28,8%.
3 . ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.1 Những kết quả đạt được
• Sau khi thực hiện cổ phần hoá, công ty chè Kim Anh đã đạt được
những thành tựu đáng kể như sản lượng sản xuất tăng lên nhanh,sản
lượng năm 2001 tăng hơn so với những năm trước, sản lượng năm
2002 tăng 13,9 % so với năm 2001 Cùng với việc gia tăng sản lượng
thì chất lượng chè cũng được cải thiện nhiều do quá trình kiểm tra
chất lượng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy trình cùng
với việc sàng lọc chè chất lượng cao ngay từ khi thu mua nguyên liệu
và trình độ thâm canh cây chè của người dân cũng được nâng cao.
• Sự đa dạng hoá sản phẩm của công ty chè Kim Anh cũng đã từng
bước đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng: ban đầu chỉ có
những loại chè xanh và chè hương liệu nhưng về sau công ty có thêm

những loại chè lọc như chè lọc nhài, chè lọc xanh, chè lọc đen, chè
Atiso, chè cà phê đen nhúng TANVIEN hay chè thảo mộc nhiều loại
chè của công ty đã trở nên quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam.
Công ty cũng đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ trong khắp cả
nước với 43 đại lý từ Nam ra Bắc như đại lý ở TPHCM, Sài Gòn,
Huế, Nha Trang, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Ninh, Hà Nội tuỳ mức
độ phát triển của các tỉnh mà công ty đặt một hay nhiều đại lý. Việc
xây dựng được hệ thống đại lý đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp tới người tiêu dùng được thực hiện một cách tốt nhất
cũng như việc tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu khách hàng cũng được
thực hiện thông qua các đại lý. Vì vậy mà sản phẩm của công ty đã trở
thành sản phẩm quen thuộc không những đối với các gia đình Việt
Nam mà còn được người tiêu dùng nước ngoài ưa thích. Công ty cũng
đã đạt được những thành tựu trong việc tìm kiếm và thâm nhập vào
những thị trường mới như thị trường Pháp, Canada và duy trì được
thị trường truyền thống như thị trường Nga và một số nước ở Đông
Âu.
• Hiện nay, công ty chè đã nghiên cứu và cho vào trồng một số loại chè
giống mới cho chất lượng cao như: đại bạch trà, LDP1, 777 nhằm đáp
ứng được thị hiếu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
3.2, Những khó khăn, vướng mắc
• Công ty cô phần chè Kim Anh có trụ sở tại xã Mai Đình huyện Sóc
Sơn nhưng đây lại không phải là nơi cung cấp nguyên liệu cho công
ty. Vì ở Sóc Sơn diện tích trông chè của rất ít và việc thực hiện thâm
canh cây chè ở đây thực hiện không đúng quy trình cũng làm cho chất
lượng chè không được đảm bảo. vì vậy công ty phải chi phí thêm cho
quá trình vận chuyển và khai thác vùng nguyên liệu ở xa như vùng
chè Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
• Vẫn có sự nghi ngờ về chất lượng chè về vấn đề chất kháng sinh có
trong chè vượt quá lượng cho phép. Dịch vụ giám định chất lượng chè

chưa đủ uy tín để khách hàng nước ngoài tin tưởng.1
• Sự cạnh tranh về thị trường xuất khẩu không những đối với các công
ty nước ngoài mà còn có sự cạnh tranh giữa các công ty trong nước
ngày càng gay gắt.
• Những dịch vụ về thông tin bạn hàng, giá cả và đối thủ canh tranh
chưa có hoặc những thông tin có được từ phòng thương mại và công
nghiệp của Việt Nam còn chưa được đầy đủ và kịp thời cũng làm
giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta.
• Các doanh nghiệp trong nước chưa có sự hợp tác lẫn nhau trong việc
thâm nhập những thị trường nước ngoài thậm trí còn làm mất uy tín
của nhau để nhằm tranh giành khách hàng.
KẾT LUẬN
Là một sinh viên lần đầu tiên được tiếp xúc thực tế sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp, em cũng đã không tránh khỏi những bỡ ngỡ,
lũng túng. Nhưng được sự tận tình chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn THS.
Ngô Thị Tuyết Mai và sự giúp đỡ của cán bộ của công ty cổ phần chè Kim
Anh. Sau 6 tuần thực tập tại công ty em cũng đã phần nào nắm bắt được tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty. Và em cũng có cái nhìn tổng quan và
xác thực hơn về tình hình phát triển, cơ cấu quản lý của một công ty, cách tổ
chức sản xuất và sơ bộ về công nghệ sản xuất chè của công ty, là loài cây
công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và còn có những bỡ ngỡ, lúng
túng trong quá trình thực tập nên báo cáo thực tập tổng hợp này còn có nhiều
thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức, rất mong được sự giúp đỡ của
cô giáo và các bạn để báo cáo được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, ban lãnh đạo và cán bộ của công
ty cổ phần chè Kim Anh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này



×