Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần bột mỳ bình an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 87 trang )

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
i

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô chú anh chị
trong phòng kỹ thuật – sản xuất, các anh chị ở bộ phận KCS và toàn thể cán bộ
nhân viên trong Công ty Cổ phần Bột mì Bình An đã tạo điều kiện tốt cho chúng em
được tham quan, tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản xuất bột mì. Các cô chú, anh chị
đã hết lòng giúp đỡ chúng em về nguồn tài liệu cũng như sự quan tâm cần thiết để
chúng em có thể hoàn tất đợt báo cáo thực tập này.
Chúng em cũng xin gởi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Hiền. Cô đã tận tình
hướng dẫn chúng em trong thời gian thực tập tại nhà máy.
Nhóm thực tập


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


































THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
iii

NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY


































THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN

iv

MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii
Nhận xét của nhà máy iii
Mục lục iv
Danh mục hình vi
Danh mục bảng vii
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT 1
1.1 Giới thiệu công
ty 1
1.2 Lịch sử hình thành và phát
triển 1

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2
1.4 Tình hình lao động 2
1.5 Trình độ công nghệ 3
1.6 Thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm 3
1.7 Cơ cấu nhân sự của công
ty 4

1.8 Phương hướng hoạt động và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5
1.9 Sản phẩm 11
1.10 An toàn lao động và phòng cháy chữa
cháy 11


Phần 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 13
2.1 Cấu tạo hóa học của hạt lúa mì 13

2.2 Tính chất vật lý của hạt lúa mì 14
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt lúa mì 15
2.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu của hạt lúa mì 16

Phần 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 24
3.1 Quy trình công
nghệ 24
3.2 Thuyết minh quy trình 25

Phần 4: MÁY – THIẾT BỊ 37
4.1 Thiết bị bốc dỡ vận chuyển 37
4.2 Hệ thống máy trong dây chuyền 39
4.3 Quy tắc vận hành các thiết bị 51

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
v

Phần 5: SẢN PHẨM 66
5.1 Các sản phẩm chính và phụ 66
5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bột mì 66
5.3 Phương pháp xác định chỉ tiêu của bột mì 67
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu nhân sự của công ty 4
Hình 2.1: Hình hạt lúa mì 13
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát 24
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ công đoạn xử lý nguyên liệu 24

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ công đoạn nghiền sang 25
Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo gầu tải 37
Hình 4.2: Sơ đồ cấu tạo vis tải 38
Hình 4.3: Hệ thống đóng bao 38
Hình 4.4: Sơ đồ cấu tạo băng tải vận chuyển
bao 39

Hình 4.5: Sơ đồ cấu tạo sàng tạp chất 40

Hình 4.6: Sơ đồ thiết bị hút
bụi 41

Hình 4.7: Sơ đồ cấu tạo hệ thống làm ẩm lúa mì 42
Hình 4.8: Máy nghiền 4 trục 43
Hình 4.9: Sơ đồ cấu tạo sàng vuông 44
Hình 4.10: Máy sàng thanh bột 45
Hình 4.11: Hệ thống vận chuyển khí động 46
Hình 4.12: Thiết bị lọc túi vải 47
Hình 4.13: Máy đánh vỏ cám 47
Hình 4.14: Sơ đồ cấu tạo máy đóng gió 48
Hình 4.15: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo cân định lượng 49
Hình 4.15: Sơ đồ nguyên lý cấu tạo cân định lượng 50

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng kế hoạch sản xuất, kinh doanh từ 2008 – 2010 8
Bảng 1.2: Bảng một số dự án đầu tư chính giai đoạn 2006 – 2010 9

Bảng 5.1: Đặc điểm các sản phẩm của nhà máy 66


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 1

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

1.1
GIỚI THIỆU CÔNG TY

− Tên giao dịch: VINABOMI

BINH AN FLOOR JOINT STOCK
COMPANY
− Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
− Địa chỉ trụ sở chính: 2623 Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, TPHCM.
− Điện thoại: (08) 8 569 234.
− Email: vinabomi@yahoo. com.
− Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, mua, bán bột mì, lúa mì, các sản phẩm từ
nguyên liệu lúa mì, bột mì. Bổ sung: khai thác cảng bến thủy nội địa, dịch vụ bốc
dỡ hàng hóa. Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô.

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
− Nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường bột mì, đặc biệt là thị trường phía Nam,
ngày 03/11/1998 Tổng công ty Lương thực Miền Nam có tờ trình số
2269/TC/HĐQT – XDCB/CV gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin
thành lập phân xưởng xay xát bột mì Vinabomi tại số 2623 Phạm Thế Hiển, phường
7, quận 8, TPHCM, trên cơ sở phục hồi lại Quyết định số 337/TTg ngày
26/06/1978 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Xí nghiệp xay xát lúa mì 2

tại địa chỉ nói trên.
− Ngày 07/11/1998 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có công văn số
4247/BNN – KH phê duyệt chủ trương phục hồi Phân xưởng xay xát bột mì
Vinabomi trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng (xây dựng năm 1978) và thiết bị của
hãng Buhler công suất 300 tấn lúa/ngày (nhập về từ năm 1974) đã có sẵn.
− Ngày 24/11/1998 Hội đồng Quản trị Tổng công ty Lương thực Miền Nam ra
Quyết định số 066/QĐ – HĐQT duyệt dự án đầu tư phục hồi Phân xưởng xay xát
bột mì Vinabomi, với nội dung chủ yếu là phục hồi lại thiết bị có sẵn trong kho và
cải tạo một số hạng mục xây lắp nhỏ.
− Ngày 21/04/2000 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định số
46/2000/BNN – TCCB về việc thành lập Công ty Bột mì Bình An trên cơ sở tổ
chức lại Phân xưởng xay xát bột mì Vinabomi, là đơn vị thành viên hạch toán thuộc
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.
− Các ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký theo giấy chứng nhận đăng
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 2

ký kinh doanh số 312838 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 16/06/2000
bao gồm:
+ Sản xuất kinh doanh bột mì, lúa mì, các sản phẩm từ lúa mì, bột
m
ì
.
+ Kinh doanh các mặt hàng khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.
− Công ty Bột mì Bình An được tiến hành cổ phần hóa theo Quyết định số
136/2003/QĐ – TTg ngày 10/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
đề án tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lương thực
Miền Nam, và Quyết định số 779/QĐ/BNN – TCCB ngày 06/04/2004 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.

− Ngày 24/11/2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định số
4196/QĐ/BNN – TCCB chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Công ty Bột mì
Bình An thành công ty cổ phần.
− Ngày 31/5/2005 công ty cổ phần Bột mì Bình An – Vinabomi tổ chức Đại
Hội đồng Cổ đông thành lập công ty, thông qua điều lệ, tiến hành đăng ký kinh
doanh, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2005 theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4103003542 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày
29/06/2005

1.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1.3.1 Chức năng
Tổ chức sản xuất, kinh doanh lúa mì, bột mì trong nước và nước ngoài.
1.3.2 Nhiệm vụ
− Sản xuất, kinh doanh đúng ngành nghề theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh
− Sử dụng vốn, nguồn vốn có hiệu quả; bảo toàn và phát triển vốn.
− Tổ chức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật; quản
lý, sử dụng, bảo quản máy móc thiết bị và các tài sản khác.
− Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật
định
− Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

1.4 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG
Công ty Bột mì Bình An đang hoạt động với mô hình tổ chức gọn nhẹ, có sự
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 3

phân công hợp lý, công việc phù hợp với năng lực từng người.
− Phân theo trình độ lao động: 103 người
+ Lao động có trình độ đại học: 25 người

+ Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: 08 người
+ Công nhân kỹ thuật: 36 người
+ Trình độ khác: 34 người
− Phân theo loại hợp đồng lao động: 103 người
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 88 người
+ Hợp đồng lao động ngắn hạn từ 1 – 3 năm: 15 người

1.5 TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ
− Công ty Cổ Phần Bột Mì Bình An là một trong số ít doanh nghiệp trong nước
trang bị dây chuyền hiện đại để sản xuất. Toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị đang
sử dụng do hãng Buhler của Thụy Sĩ cung cấp, đây là một hệ thống đồng bộ, sản
xuất tự động, bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.
− Bên cạnh đó, nhờ tính đồng bộ của dây chuyền, sản lượng bột mì sản xuất ra
luôn đạt năng suất cao với chi phí thấp, sử dụng ít lao động, không xảy ra trường
hợp sự cố phải sửa chữa, đảm bảo sự ổn định cho sản xuất.
− Ngoài ra, tại nhà máy sản xuất bột mì, Công ty là một trong số ít các công ty
sản xuất bột mì có hình thành phòng thí nghiệm, trang bị các thiết bị phục vụ tốt
công tác thí nghiệm sản xuất bột, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như
đầu ra theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Hệ thống kho trữ bột của Công ty đảm
bảo đáp ứng tốt nhu cầu bảo quản và tồn trữ nguyên liệu, thành phẩm sản xuất.

1.6 THƢƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM
− Logo công ty

− Thương hiệu công ty đã tạo được uy tín trên thương trường. Được sự tín
nhiệm, tin cậy của khách hàng, sản phẩm với thương hiệu Bột mì Bình An là một
trong những thương hiệu ưu tiên lựa chọn đầu tiên của khách hàng trong và ngoài
nước.
− Hiện nay Công ty đang duy trì và phát triển thương hiệu nhiều sản phẩm bột
mì nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ những loại bột mì thường đến

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 4

những loại cao cấp như bột Hoa Lan. Với trên 9 loại bột mì với các thương hiệu
khác nhau như bột Hoa Lan, Hoa Sen, Hoa Cúc…, Công ty ngày càng khẳng định
chất lượng sản phẩm của mình thông qua hình ảnh hoa sen thân quen.
− Ngoài ra, Công ty đang trong giai đoạn thực hiện các kế koạch tài chính ngắn
hạn, dài hạn, các chiến lược marketing mang tính vĩ mô nhằm mục đích gia tăng giá
trị thực của Công ty, đặc biệt cái tên Vinabomi sẽ được biết đến rộng rãi trên thị
trường Việt Nam và quốc tế.

1.7 CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu nhân sự của công ty
1.7.1 Phòng Tổ chức – Hành chính:
Phòng Tổ chức – Hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng
Giám đốc về tổ chức bộ máy hoạt động của công ty; lao động tiền lương; hành
chính quản trị; thi đua khen thưởng; thanh tra, kiểm tra bảo vệ nội bộ và tài sản của
công ty.
1.7.2 Phòng Tài chính – Kế toán:
− Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc về việc
thực hiện các chế độ kế toán, kiểm toán hiện hành, theo điều lệ và quy chế tài chính
của công ty cũng như các quy định khác mà công ty đã ban hành.
− Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc tổ chức huy động
nguồn vốn, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn.
Đại hội Cổ
đông
Ban Kiểm
Soát

Phó Tổng Giám
đốc
Phó Tổng Giám
đốc
Phòng
Kỹ thuật
Sản xuất
Phòng
Kế hoạch
Kin
h doanh
Phòng
Tổ chức
Hành
chính
Phòng
Tài chính
Kế toán
Hội đồng
Quản trị
Tổng Giám
đốc
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 5

− Tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện việc báo cáo kế toán và kiểm toán một
cách chính xác, kịp thời và trung thực. Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính cho lãnh đạo sử dụng.
1.7.3 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng

Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; xây dựng kế
hoạch đầu tư cơ bản, quản lý kho hàng, hàng hóa; cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
và tiêu thụ sản phẩm.
1.7.4 Phòng Kỹ thuật – Sản xuất:
− Phòng Kỹ thuật – Sản xuất có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng
Giám đốc trong việc quản lý công nghệ, thiết bị và điều hành hoạt động sản xuất.

1.8 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾ HOẠCH SẢN
XUẤT KINH DOANH
1.8.1 Tình hình thị trƣờng lúa mì và bột mì
− Tình hình nguyên liệu thế giới
+ Thị trường lúa mì trên thế giới luôn biến động do thiên tai, hạn hán, dịch
bệnh ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch (Sản lượng thu hoạch lúa Úc niên vụ
2005/2006 thấp đạt 50% so với niên vụ 2004/2005), trong khi đó nhu cầu tiêu
dùng có xu thế tăng. Ngoài ra, thị trường nguyên liệu còn nhiều biến động bởi chịu
ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới tăng làm giá cước vận chuyển đường biển
tăng, từ đó làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.
+ Nguyên liệu chính để sản xuất bột mì là lúa mì. Hiện nay Việt Nam vẫn
phải nhập khẩu 100% lúa mì từ các thị trường chính như Úc, Nga, Canada, Ấn Độ,
v. v… Việc nhập khẩu lúa mì trung bình mất khoảng từ 1.5 – 2tháng, do đó Công ty
thường phải duy trì một lượng lúa mì lớn nhằm đảm bảo đủ nhu cầu nguyên liệu để
sản xuất từ 3 – 4 tháng. Công ty chủ yếu nhập lúa mì từ Úc (khoảng 75% nhu cầu
về nguyên liệu của Công ty), Nga, Canada, Trung Quốc và Ấn Độ.
− Tình hình thị trường bột mì trong nước
+ Thị trường lúa mì và bột mì ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Khi
Việt Nam gia nhập vào WTO, giá lúa mì có xu hướng giảm do chính sách thuế
XNK giảm, làm tăng khả năng xuất khẩu và thị trường tiêu thụ bột mì cao cấp trong
nước.

+ Hiện nay, cả nước có 28 nhà máy sản xuất bột mì (tại phía Nam 18 nhà

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 6

máy). Trong đó, chỉ có từ 4 – 5 doanh nghiệp có khả năng chi phối thị trường như
Bột Mì Bình Đông, Bột Mì Bình An, Interflour, Việt Ý. . . và có công nghệ tốt, sản
phẩm có thương hiệu. Các nhà máy còn lại có năng suất nhỏ và công nghệ xuất xứ
từ Trung Quốc nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn nhiều giới hạn.
+ Các nhà máy sản xuất bột mì tiếp tục duy trì và thực hiện tốt chính sách bán
hàng, tăng cường chính sách khuyến mãi nhằm tăng sản lượng bán ra, làm cho thị
trường bột mì càng khởi sắc, tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả giữa các đơn vị.

1.8.2 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
− Điểm mạnh
+ Thương hiệu sản phẩm bột mì Bình An được đánh giá cao trên thị
trường: Do chất lượng ổn định và có khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của
khách hàng, thương hiệu bột mì Bình An đã được rất nhiều khách hàng lớn và khó
tính chấp nhận. Với thị phần từ 7% đến 10%, Công ty Bột mì Bình An được coi là
một trong số công ty hàng đầu cung cấp bột mì tại thị trường Việt Nam.
+ Có mối quan hệ tốt với nguồn khách hàng ổn định: Các năm qua Công ty
đã thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với các Công ty lớn tại Việt Nam như Vina
Acecook Vietnam, Uni – President, Masan, Miliket – Colusa, Vifon, Vinamilk,
Gomex,… Các công ty này tiêu thụ trực tiếp khoảng 50% tổng sản lượng bột mì của
Công ty.
+ Hệ thống phân phối, và mạng lưới đại lý rộng: Hiện tại Công ty Bột mì
Bình An có 34 đại lý phân phối lớn trên toàn quốc. Mạng lưới các đại lý này
đang phân phối khoảng 50% tổng sản lượng của Công ty. Công ty và các đại lý có
quan hệ mua đứt bán đoạn, do đó hầu như không phát sinh tình trạng nợ xấu.
− Điểm yếu
+ Khâu tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường chưa mạnh: Trong thời gian
qua Công ty tập trung giữ thị phần và cũng đã chạy hết công suất máy móc thiết bị,

do đó chưa chú ý phát triển thị trường mới. Trong thời gian sắp tới Công ty sẽ chú
trọng hơn nữa công tác này để đảm bảo giành được thị phần trong điều kiện sự cạnh
tranh ngày càng tăng.
+ Giá thành sản phẩm tương đối cao: Công ty Bột mì Bình An phải nhập
khẩu 100% lúa mì để sản xuất đã làm cho chi phí lưu kho, chi phí bảo quản nguyên
vật liệu tăng cao là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giá thành của Công ty bị đội lên.
− Cơ hội.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 7

+ Thị trường bột mì ngày càng phát triển: Dự báo trong tương lai nhu cầu
tiêu thụ bột mì sẽ còn tiếp tục gia tăng. Sự gia tăng dân số hay những thay đổi trong
hành vi tiêu thụ thực phẩm như người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ nhiều các thực
phẩm làm từ bột mì là những nguyên nhân chính làm cho nhu cầu về bột mì của
Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng. Thêm vào đó các sản phẩm làm từ bột mì bắt đầu
xuất khẩu được sang các nước khác. Hơn nữa một số ngành nuôi trồng thủy sản
cũng bắt đầu sử dụng bột mì làm thức ăn cho gia súc và vật nuôi cũng đã góp phần
làm gia tăng nhu cầu về bột mì. Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu của thị trường bột
mì khoảng 10%/năm là cơ hội tốt cho Công ty Bột mì Bình An tiếp tục nghiên cứu
sản xuất ra các loại bột chất lượng cao để phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng gia
tăng này.
+ Được ưu đãi về thuế khi cổ phần hóa: Căn cứ vào điều 26 của Nghị định
64/2002/NĐ-CP, Công ty được hưởng các ưu đãi khi cổ phần hoá như: ưu đãi về
tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản ưu đãi khác.
+ Khả năng huy động vốn đầu tư: Sau khi cổ phần hóa, Công ty có khả năng
linh hoạt hơn trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính để bổ sung nguồn
vốn kinh doanh và phục vụ nhu cầu phát triển.
− Thách thức
+ Di dời địa điểm sản xuất: Công ty có kế hoạch di dời địa điểm sản xuất ra
gần Cảng Cát Lái (Khu công nghiệp tập trung của Tổng Công ty Lương thực Miền

Nam kết hợp với Cảng Sài Gòn) trong khoảng năm 2009 – 2010. Đồng thời thuê
dây chuyền xay xát lúa mì của Công ty Bột mì Bình Đông trong thời gian di dời để
không gián đoạn sản xuất. Việc di dời tạo điều kiện cho Công ty tiết giảm chi phí
nhập kho lúa mì nhập khẩu, làm giảm giá thành sản xuất,… Ngoài ra sẽ thuận tiện
trong việc cải tạo nhà máy và đầu tư lớn. Kinh phí dự kiến sẽ lấy từ nguồn hỗ trợ di
dời của Thành phố, cộng với khoản khấu hao tích lũy và lợi nhuận để lại hàng năm.
+ Rủi ro thay đổi giá lúa mì trên thị trường nông sản quốc tế: Thị trường
lúa mì thế giới có nhiều biến động theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, bản thân các
mặt hàng nông sản có rủi ro cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên làm cho giá
thành không ổn định. Trên thực tế giá lúa mì ngày càng tăng cao cũng là rủi ro lớn
cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cạnh tranh trên thị trường cao: Do nhiều nhà máy bột mì đã được thành
lập trong thời gian gần đây với sự tham gia của một số nhà máy lớn là liên doanh
với các doanh nghiệp nước ngoài như là Công ty Liên doanh Bột mì Interflour ở Thị
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 8

Vải, Công ty Bột mì Mekong đã làm cho việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng
gay gắt. Thêm vào đó bột mì nhập khẩu qua đường tiểu ngạch cũng đã làm cho áp
lực cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.

1.8.3 Kế hoạch sản xuất, kinh doanh từ 2008 – 2010
Căn cứ vào tình hình thị trường thực tiễn và năng lực hoạt động của Công ty,
Công ty Cổ Phần Bột Mì Bình An đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch như sau:
Bảng 1.1: Bảng kế hoạch sản xuất, kinh doanh từ 2008 – 2010


CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
TÍNH


2007

2008

2009
Vốn điều lệ
Triệu đồng
44.700
44.700
44.700
Sản lượng tiêu thụ
Tấn




- Bột mì
Tấn

60.000
60.000
60.000
- Lúa mì
Tấn


10.000
12.000
Tổng doanh thu

Triệu đồng
381. 591
427.000
436.000
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
12.195
12.561
12.938
Thuế suất thuế TNDN
%

0

14

14

Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
12. 195
10. 802
11. 127
Tỉ suất lợi nhuận/VĐL
%

27,28
28,10
28,94
Tỷ lệ chi trả cổ tức

% năm
12

12

12

Cổ tức
Đồng/cổ phiếu
12.000
12.000
12.000
Lao động bình quân
Người
110

110

110

Lương bình quân/người
Triệu đồng
3,6

3,6

3,6


THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 9

− Một số dự án đầu tƣ chính giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 1.2: Bảng một số dự án đầu tƣ chính giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng


TÊN DỰ ÁN
THỜI GIAN
TRIỂN KHAI
TỔNG MỨC
ĐẦU TƢ
MỤC TIÊU
ĐẦU TƢ
Xây mới văn phòng Công
ty

2006 – 2007

3.000

Cải thiện nơi
làm

việc
(*)

Xây mới kho thành phẩm
2006 – 2007
2.000


Xây mới
Nâng cấp đường nội bộ
2007

1.000


Cơ giới hóa hệ thống nhập
lúa xá bằng hệ thống băng
cào (băng tải)


2007



3.000


Giảm chi
phí

SXKD


Mua mới thiết bị phụ tùng
thay thế



2006 – 2010


3.000

Sửa chữa, bảo
trì

phân xưởng
sản
xuất.

Mua mới xe chuyên dùng
chở bột mì xá (02 xe)

2007


3.000

Hạ giá thành
sản

phẩm

Mua mới 02 xe tải vận
chuyển lúa mì và bột mì

2007



1.500

Vận chuyển
lúa

mì, bột
m
ì


Máy trục nghiền


2006 – 2010


1.500

Thay mới
thường

xuyên 12
trục/

năm.


1.8.4 Một số biện pháp thực hiện đạt kế hoạch
− Về công tác sản xuất

+ Thực hiện lịch sản xuất phù hợp với nhịp độ tiêu thụ của thị trường, tiết
kiệm điện để tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.
+ Ổn định chất lượng sản phẩm để củng cố thương hiệu, đa dạng sản phẩm.
Đảm bảo cung cấp bột mì theo nhu cầu của thị trường, an toàn trong sản xuất.
+ Tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng thu hồi
bột mì.
− Về công tác kinh doanh
+ Khai thác tốt thông tin thị trường lúa mì thế giới để có kế hoạch nhập khẩu
đủ số lượng. hợp chủng loại, giá cả tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của
đơn vị,
+ Phấn đấu giữ thị phần hiện có của Công ty, tăng sản lượng tiêu thụ bằng
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 10

cách mở rộng hệ thống đại lý, tìm kiếm khách hàng mới, gia tăng công tác tiếp thị,
quảng cáo, chuẩn bị các Brochure giới thiệu hình ảnh, năng lực, sản phẩm của công
ty. Thực hiện chính sách bán hàng linh hoạt, ưu tiên cho các đại lý tiêu thụ là cổ
đông của Công ty như bán hàng trả chậm đối với những nhà phân phối là cổ đông
của công ty.
+ Đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao.
+ Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh lúa, nhập kho lúa tạo chủ động
nguồn nguyên liệu và gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
− Về đầu tƣ – kỹ thuật
+ Đầu tư kỹ thuật, cơ khí hóa khâu bốc xếp hàng bán tại bến 2574 để nâng
cao năng suất bốc dỡ, giảm dần lao động thủ công bốc xếp để tiết kiệm chi phí, tăng
cường vận chuyển nội bộ và phương tiên chuyên dùng; cơ khí hóa các khâu xuất
nhập, liên doanh liên kết phối hợp cùng Tổng Công ty Lương thực Miền Nam xây
dựng kho chứa lúa mì tại cảng Hiệp Phước – TP. HCM để tham gia thị trường bán
lúa mì.
+ Đầu tư xây dựng kho Bột, nâng nền kho số 1 và 3 để bảo quản hàng hóa tốt

hơn, đầu tư hệ thống chứa lúa xá, phương tiện vận chuyển, sử dụng xe nâng cho
xuất nhập bột cám
+ Quy hoạch kho chứa lúa để nâng cao hiệu suất sử dụng kho, xây kho phía
sau Công ty để hạn chế việc thuê kho ngoài, tiết kiệm chi phí trong công tác tiếp
nhận lúa mì
− Về công tác tài chính
+ Theo dõi và quản lý công nợ phải thu chặt chẽ, tiết giảm lãi vay ngân hàng,
quản lý nguồn vốn. công nợ,
+ Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm tạo ra tính
thanh khoản cổ phiếu và tạo thêm một kênh thu hút vốn đầu mới cho công ty, gia
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
− Về công tác tổ chức
+ Soạn thảo bổ sung hoặc ban hành quy chế, quy định trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị. Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại lao động hoặc tuyển
dụng mới để đáp ứng yêu cầu của Công ty, tổ chức lại đội ngũ lao động bốc xếp,
xây dựng định mức loa động sát với thực tế, thực hiện việc trả lương theo từng khu
vực, hoàn thiện tổ chức để hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Tin học hóa các hoạt động văn phòng, hoạt động quản lý.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 11

1.9 SẢN PHẨM
− Sản phẩm của công ty là: bột mì, cám mì, các loại tạp chất…
− Nhãn hiệu của công ty:
+ Bột mì Hoa Sen.
+ Bột mì Chùm Nho.
+ Bột mì Hoa Mai.
+ Bột mì Hoa Lan.
+ Bột mì Hoa Tulip.
+ Bột mì Hoa Cúc.


1.10 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÕNG CHÁY CHỮA
CHÁY
− An toàn lao động:
+ Chấp hành Luật an toàn lao động của Nhà nước tại nhà máy. Ban lãnh đạo tổ
chức cho tất cả các thành viên trong nhà máy sinh hoạt học tập và yêu cầu mọi
người trong nhà máy đều phải tuân thủ theo luật lao động do giám đốc ban hành.
+ Trước khi vào sản xuất phải thực hiện chế độ bàn giao ca và ký nhận
nghiêm túc, giao sổ ca để biết được tình trạng máy móc.
+ Sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ được cấp phát: quần áo, mũ, khẩu
trang… tùy theo yêu cầu chức năng của từng bộ phận.
+ Khi đóng công tắc điện, tay luôn khô hoặc dùng vật cách điện để đảm bảo
an toàn.
+ Phải thực hiện đúng các biển báo cấm như cấm lửa, cấm hút thuốc…
+ Các thiết bị như bình gas, nồi hơi, đồng hồ áp suất, nồi nấu đường… đều
được nhà máy kiểm định hàng năm tại Sở Lao động và Chi cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng vào tháng 10 hàng năm theo quy định Nhà nước. Sau đó sẽ quy
định thời hạn sử dụng của thiết bị này và sẽ thay mới nếu như không đạt chất lượng.
Chấp hành đúng định kỳ bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh công nghiệp.
+ Ngoài ra, nhà máy còn có đội vệ sinh an toàn lao động được cử đi tập huấn ở
Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM.
− Phòng cháy chữa cháy:
+ Công tác phòng cháy chữa cháy ở nhà máy rất tốt. Mọi thành viên trong nhà
máy đều có ý thức trách nhiệm, xem việc phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ của
toàn thể cán bộ, công nhân viên nhà máy.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 12

+ Đội phòng cháy chữa cháy của công ty thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ,
luôn đề cao cảnh giác khả năng xảy ra cháy nổ.

+ Cấm sử dụng bếp điện, lửa, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, nơi cấm lửa. Sử
dụng điện luôn phải tuân theo đúng kỹ thuật quy định, cấm để các chất dễ cháy, văn
phòng phẩm đè lên dây điện.
+ Hàn cắt gần nơi dễ cháy phải có vật che chắn an toàn, phải kiểm tra trước và
sau khi hàn, phải kiểm tra đúng định kỳ quy định.
+ Hàng hóa, nguyên vật liệu để vào kho, nơi sản xuất phải sắp xếp theo chủng
loại, có khoảng ngăn cháy, xa máy, xa tường, có đường đi lối thoát để kiểm tra
cứu chữa cháy khi cần. Hết giờ làm việc phải kiểm tra khi giao nhận ca. Kiểm tra
chặt chẽ về an toàn phòng cháy chữa cháy, cấm lấy dụng cụ chữa cháy sử dụng cho
việc khác.

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 13





Phần 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT


2.1 CẤU TẠO HÓA HỌC CỦA HẠT LÚA
M
Ì

Hạt lúa mì được cấu tạo gồm ba phần: vỏ cám, nội nhũ và phôi.
















Hình 2.1: Hình hạt lúa mì
2.1.1 Thành phần cấu tạo hạt lúa mì
− Vỏ cám: lớp vỏ cám chiếm khoảng 14.5% khối lượng hạt lúa mì. Vỏ cám có
chứa một lượng nhỏ protein, cellulose, vitamin B và chất khoáng.
− Nội nhũ: chiếm khoảng 83% khối lượng hạt lúa mì, gồm hai thành phần
chính là tinh bột và protein. Các chất béo, đường, cellulose, chất khoáng trong nội
nhũ rất ít. Nội nhũ là thành phần có giá trị dinh dưỡng nhất trong hạt lúa mì. Bột mì
được xay từ phần nội nhũ này.
− Phôi: phôi hạt chiếm khoảng 2.5% khối lượng hạt lúa mì. Phôi chứa khoảng
15 – 25% đường, 15 – 33% chất béo, 35 – 40% protein. Ngoài ra còn có enzyme
và vitamin.
− Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc của bột mì và làm giảm giá trị
thực phẩm của bột mì. Phôi có chứa enzyme và chất béo nên làm giảm thời gian bảo
quản bột. Vì vậy hai thành phần này phải được loại ra tối đa trong quá trình sản xuất
bột mì.

2.1.2 Thành phần hoá học của hạt lúa mì
Trung bình hạt lúa mì chứa các thành phần như sau (tính theo % khối lượng của
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN

GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 14

hạt lúa mì):
− Protein: 8 – 14%
− Tinh bột: 63.1%
− Đường: 4.32%
− Cellulose: 2.76%
− Hemicellulose: 8.1%
− Chất béo: 2. 24%
− Tro: 1.2 – 1.4%

2.2 TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA HẠT LÚA MÌ
2.2.1 Đặc trƣng hình học:
− Chiều dài: 5 – 10 mm.
− Chiều rộng: 3 – 5 mm.
− Chiều dày: 2. 5 – 4 mm.

2.2.2 Độ lớn của hạt:
− Độ lớn của hạt được đánh giá thông qua chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt. Đối
với lúa mì khối lượng 1000 hạt trong khoảng 25 – 50g.
− Độ lớn của hạt lúa mì ảnh hưởng đến chất lượng bột trong quá trình nghiền.
Hạt càng lớn thì tỷ lệ nội nhũ càng cao, dẫn đến thu hồi lượng bột trong quá trình
nghiền càng nhiều.
− Trong chế biến ngoài độ lớn của hạt, người ta còn quan tâm đến độ đồng đều
của hạt lúa mì. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của hệ thống máy
móc, thiết bị, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc điều chỉnh khe hở giữa hai trục nghiền.

2.2.3 Độ chặt và độ rỗng của khối hạt:
− Đặc trưng bằng khoảng trống chứa đầy không khí trong khối hạt
+ Độ rỗng:



+ Độ chặt:


− Trong đó:

+ V: thể tích toàn khối hạt.
+ W: thể tích các phần tử rắn chiếm chỗ.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 15

+ Độ rỗng của khồi hạt lúa mì khoảng 35 – 45%.
2.2.4 Độ rời khối hạt:
Đặc trưng bởi tính linh động của khối hạt và được thể hiện qua góc chảy tự
nhiên của khối hạt. Đối với khối hạt lúa mì, góc chảy tự nhiên khoảng 35 – 40
0
.

2.2.5 Tính hấp thụ của khối hạt:
Khối hạt và bản thân hạt đều có khả năng hấp thụ không khí và hơi ẩm từ môi
trường bên ngoài. Độ ẩm cân bằng của khối hạt phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ
của môi trường. Độ ẩm môi trường tăng dẫn đến độ ẩm cân bằng của khối hạt tăng.
Ví dụ: với độ ẩm môi trường là 80% thì độ ẩm cân bằng của khối hạt là 15.5%.
2.2.6 Sự phân phối ẩm trong khối hạt:
Độ ẩm trong hạt phân bố không đều. Ở vỏ nước ít hơn, phần bên trong nước
nhiều hơn.
2.2.7 Tính dẫn nhiệt của hạt:
Độ dẫn nhiệt của hạt lúa kém. Khối hạt nóng lên chậm và nguội đi rất chậm.
− Ƣu điểm: hạn chế được ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài đến khối hạt.

− Nhƣợc điểm: tốn thời gian phơi, sấy. Thời gian làm nguội sau khi sấy chậm
nên thường dẫn đến hiện tượng bốc nóng.

2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦA HẠT LÚA MÌ
− Mùi vị: mùi bình thường.
− Màu sắc: sáng tự nhiên.
− Độ ẩm: độ ẩm của hạt lúa mì thông thường từ 10 – 14%. Độ ẩm hạt luá ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình bảo quản hạt. Thông thường để tồn trữ hạt tốt độ ẩm
phải đạt < 14%.
− Tạp chất: tạp chất trong lúa mì thông thường chiếm khoảng 2 – 6%, bao
gồm các tạp chất vô cơ và hữu cơ như rơm, rác, cát đá, sạn, kim loại, hạt các loại
khác không phải là hạt lúa mì, mảnh hạt lúa vỡ, hạt lép…Các tạp chất này phải
được tách ra trước khi đưa lúa vào nghiền.
− Dung trọng: là khối lượng của khối hạt có thể tích bằng 1m
3
. Đây là chỉ tiêu
cần thiết cho việc tính toán đến năng suất và chất lượng làm việc của hệ thống thiết
bị cũng như quá trình bảo quản hạt. Dung trọng càng cao chất lượng khối hạt càng
tốt: hạt chắc, ít tạp chất dẫn đến hiệu suất thu hồi bột cao, chất lượng tốt. Khối
lượng riêng của lúa mì trong khoảng 730 – 840 kg/m
3
.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 16

− Độ trắng trong: hạt lúa mì thường có màu sắc trắng trong và trắng đục. Hạt
trắng trong thường cấu tạo cứng hơn và hạt trắng đục có cấu tạo xốp hơn. Hạt có độ
trắng trong cao thì chứa nhiều protein quyết định đến chất lượng bột mì. Thông
thường hạt trắng trong chiếm > 40%. Độ trắng trong càng cao thì tính chất công
nghệ của hạt càng tốt. Trong quá trình nghiền thô ta thu được nhiều tấm để nghiền

thành bột.
− Trong chế biến người ta chia mức độ trắng trong của khối hạt thành ba loại:
+ Độ trắng trong thấp: < 40%.
+ Độ trắng trong trung bình: 40 – 60%.
+ Độ trắng trong cao: > 60%.
− Hàm lƣợng gluten ƣớt: là khôi lượng khối dẻo đàn hồi do lượng protein hút
nước nở ra tạo thành. Hàm lượng gluten ướt quyết định độ dẻo dai của bột mì. Chất
lượng của các sản phẩm làm từ bột phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng này.

2.4 PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA LÚA MÌ:
2.4.1 Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu cảm quan:
2.4.1.1 Phƣơng pháp xác định tạp chất:
− Dụng cụ:
+ Cân bàn.
+ Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.01g.
+ Máy sàng điện có vận tốc 180 – 200 vòng/phút.
+ Rây có lưới thép đan với quy cách lỗ 1.2x1.2mm.
− Tiến hành thử:
+ Cân 1kg lúa từ mẫu lúa trung bình bằng cân bàn.
+ Làm sạch bề mặt rây, lắp rây vào máy.
+ Để lượng mẫu vừa cân được lên mặt ray, trải đều trên bề mặt rây.
+ Đậy nắp, sau đó mở máy sàng, cho máy chạy khoảng 10 phút thì ngừng
+ Đổ khối lúa trên bề mặt rây và tạp chất dưới rây ra mặt bàn kiếng thành 2
phần riêng biệt, dùng tay lựa riêng từng loại tạp chất của khối luau, phần bụi dùng
cọ gom lại. Các tạp chất được phân theo từng loại:
Bụi, cát.
Rơm, rác
Đá, sỏi.
Kim loại
Hạt lẫn loại

Hạt mốc, bệnh, sâu đục
Hạt bể
Hạt lép non
Đem cân từng loại tạp chất trên cân kỹ thuật để xác định khối lượng.
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 17





− Tính kết quả:
+ Tạp chất được tính bằng % theo công thức:


M
i
: khối lượng từng loại tạp chất (g).
Y
i
: lượng tạp chất riêng từng loại của khối lúa (g).
+ Tổng tạp chất của khối lúa (Y
1
) được tính theo công thức:



Y
1
=

Σ
Y
i
(%)

2.4.1.2 Phƣơng pháp xác định độ đồng đều:
− Dụng cụ:
+ Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.01g.
+ Máy sàng điện có vận tốc 180 – 200 vòng/phút.
+ Rây có lưới thép đan với quy cách lỗ 1.7x20mm.
− Tiến hành thử:
+ Cân 50g mẫu lúa sạch (đã loại tạp chất) trên cân kỹ thuật.
+ Làm sạch bề mặt rây, lắp vào máy.
+ Để lượng mẫu vừa cân được lên mặt rây, trải đều trên bề mặt rây.
+ Đậy nắp, sau đó mở máy sàng, cho máy chạy khoảng 15 phút thì ngừng

máy
+

Phần trên sàng được đem cân bằng cân kỹ thuật và tính ra %.

− Tính kết quả:
Độ đồng đều của lúa (Y
2
) được tính bằng % theo công thức:


m: khối lượng lúa trên sàng (g).

2.4.1.3 Phƣơng pháp xác định độ trong:

− Dụng cụ:
Dao lam để cắt hạt.
− Tiến hành thử:
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT MÌ BÌNH AN
GVHD: Cô Nguyễn Thị Hiền Trang 18

+ Đếm ngẫu nhiên 100 hạt lúa từ khối lúa sạch.
+ Dùng dao lam cắt đôi hạt, bằng cảm quan phân hạt ra làm 3 loại:
o Hạt trong.
o Hạt vừa bột vừa trong.
o Hạt b
ột

+ Đếm số hạt trong từng loại, ghi kết quả.
− Tính kết quả:
Độ trong của khối hạt (Y
3
) được tính bằng % theo công thức:


X
T
: số hạt trong.
X
1/2
: số hạt vừa bột vừa trong.

2.4.2 Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu hóa lý
2.4.2.1 Phƣơng pháp xác định độ ẩm:
Độ ẩm của lúa là số g H

2
O có trong 100g lúa.
− Dụng cụ:
+ Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ đến 220
0
C.

+ Chén sấy (hoặc hộp nhôm có nắp): 2 cái.
+ Thìa lấy mẫu.
+ Bình hút ẩm.
+ Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.01g.
+ Máy nghiền.
− Tiến hành thử:
+ Mở điện cho tủ sấy hoạt động.
+ Đánh số lên các chén sấy.
+ Cho chén sấy vào tủ sấy để sấy khô.
+ Làm nguội chén trong bình hút ẩm rồi cân, ghi kết quả theo thứ tự số
ghi trên chén sấy.
+ Lặp lại vài lần đến khi nhận được kết quả không đổi.
+ Cho lại chén vào bình hút ẩm.
+ 100g mẫu lúa đã được dành để xác định độ ẩm đem xay nhuyễn bằng
máy nghiền.
+ Trộn đều mẫu.
+ Dùng thìa lấy 2 mẫu từ những vị trí khác nhau, mỗi mẫu khoảng 5g cho

×