Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KĨ NĂNG NGĂN CHẶN và GIẢI QUYẾT NHỮNG XUNG đột của học SINH, kĩ NĂNG GIÁO dục học SINH cá BIỆT và vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP kỉ LUẬT TÍCH cực vào CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.64 KB, 9 trang )

KĨ NĂNG NGĂN CHẶN VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG XUNG ĐỘT
CỦA HỌC SINH, KĨ NĂNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC VÀO CÔNG
TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Vai trò của GVCN trong nhà trường hết sức quan trọng. Ngoài chức năng
nhiệm vụ của một GV bộ môn, GVCN còn là ngươi quản lý toàn bộ hoạt động GD
của học sinh lớp mình, đặc biệt là việc chăm lo, hình thành, nuôi dưỡng, phát triển
nhân cách của học sinh. Như chúng ta đã thấy, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đi
cùng với sự phát trển không ngừng của xã hội và sự thay đổi về lối sống thời mở cửa
là sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một bộ phận giới trẻ. Rất nhiều những
hành vi xử sự thiếu văn hoá giữa các học sinh trong cùng trường lớp với nhau đã dẫn
đến những xung đột gay gắt thậm chí đã dẫn đến bạo lực, một hiện tượng xấu đang
được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng với cái tên “Bạo lực
học đường”. Hiện tượng này đang trở thành một vấn nạn trong xã hội chúng ta.
Không những thế, một số bộ phận học sinh cá biệt đến trường chỉ vì sự bắt buộc của
cha mẹ hoặc chỉ với mục đích kết bè phái để có kẻ cùng hội cùng thuyền vui chơi,
phá phách chứ không hề quan tâm đến việc học tập, tu rèn đạo đức bản thân. Đối mặt
với thực tế trên đòi hỏi người đóng vai trò là GVCN lại càng phải thật sự có tâm với
nghề, phải có sự tinh tế, khéo léo và nghệ thuật ứng xử cho phù hợp với học sinh.
Cũng chính vì thế mà GVCN cần phải có những “KĨ NĂNG NGĂN CHẶN VÀ
GIẢI QUYẾT NHỮNG XUNG ĐỘT CỦA HỌC SINH, KĨ NĂNG GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC
VÀO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP”.
A- KĨ NĂNG NGĂN CHẶN VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG XUNG ĐỘT CỦA
HỌC SINH:
I- KĨ NĂNG NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT CỦA HỌC SINH TRONG TẬP THỂ
LỚP:
1. Xây dựng tinh thần doàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các học sinh và không
chấp nhận định kiến hay phân biệt đối xử trong lớp:
Ngay từ buổi học đầu tiên, GVCN đã phải đưa ra một số nguyên tắc quy định rõ
với học sinh về việc xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các thành


viên trong tập thể lớp và đề ra những kỷ luật nghiêm khắc cho những học sinh có hành
vi gây mất đoàn kết. GVCN cũng cần phải thể hiện rõ thái độ cương quyết không chấp
nhận những lời nói và hành vi của HS thể hiện định kiến hoặc gây chia rẽ trong lớp
nhằm tạo ra cho lớp học một môi trường an toàn và thân thiện giữa các em với nhau.
Tình huống 1: Khi mới đón nhận lớp 10H (khóa 2009 - 2012), lúc đầu tôi
không hiểu vì sao tôi cứ xếp em nào ngồi cạnh em Thanh Huyền thì học sinh cả lớp
lại cười ồ lên. Sau đó tôi đã gặp em lớp trưởng để tìm hiểu nguyên nhân thì được biết
chỉ vì em Huyền có ước da đen, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn trong lớp (chắc
cũng là do em nhận thấy sự kỳ thị của các bạn với mình). Một hôm vào đầu giờ truy
bài, tôi đã tế nhị nhờ em Huyền xuống thư viện mượn giúp tôi cuốn sách GV tiếng
Anh 10. Khi đó tôi đã nói chuyện một cách nghiêm túc với tập thể lớp về thái độ
khiếm nhã của các em với bạn mình. Tôi hỏi các em: “Nếu các em đặt địa vị mình là
bạn và khi bị các bạn khác cười nhạo chỉ vì có một yếu điểm gì đó trên cơ thể thì các
em sẽ nghĩ sao?”. Cả lớp im lặng, nín thở, không một em nào dám trả lời câu hỏi của
tôi. Tôi tiếp tục nói: “Cô nghĩ các em chưa thật sự biết quý trọng bản thân mình vì khi
giễu cợt người khác chính là các em đã tự giễu cợt mình. Cô thiết nghĩ các em nên
yêu quý lẫn nhau, như vậy thì chúng ta mới có thể có được một lớp học giống như
một ngôi nhà nơi mà hàng ngày chúng ta cùng chung vui học tập bên nhau”. Các em
im lặng nhưng trên nét mặt tôi nhận thấy rõ sự hối hận, ăn năn. Ngay tiết sinh hoạt
của tuần đó tôi đã xếp em Huyền ngồi cạnh em lớp trưởng cũng là học sinh nữ và
trước đó tôi đã bảo em lớp trưởng hãy cố gắng gần gũi, chuyện trò để giúp bạn xóa đi
mặc cảm và tự tin hơn trong giao tiếp với các bạn cùng lớp. Sau một thời gian học
sinh lớp tôi hoàn toàn không còn xa cách với em Huyền nữa.
2. Thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình cả trong và ngoài lớp học:
Một số giáo viên cho rằng những gì xảy ra trong lớp học mới là trách nhiệm
của mình và ít quan tâm tới biểu hiện xảy ra bên ngoài lớp học. Tuy nhiên, điều đó là
không tốt để có thể nắm bắt những gì đang xảy ra giữa các học sinh với nhau. Hãy
dành sự quan tâm của mình không chỉ trong phạm vi lớp học, giờ học mà cả bên
ngoài mặc dù điều đó là khó khăn và đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn. Một câu
chửi thề hay trêu chọc giữa các học sinh cũng có thể là nguyên nhân của xung đột và

bạo lực nếu ta không chú ý tới nó.
Tình huống 2: Khi chủ nhiệm lớp 11H (khóa 2009 - 2012), một hôm trên
đường tan trường về tôi đã bắt gặp một nhóm học sinh nam lớp tôi đang tụ tập ngoài
đường Hồng Quang với một số thanh niên đi xe máy và có những khẩu ngữ không
bình thường. Tôi đã yêu cầu nhóm học sinh nam lớp tôi lập tức giải tán và tôi đã gọi
điện về cho PH hai em mà là học sinh cá biệt của lớp tôi trong nhóm đó để nhờ PH
gọi con mình về nhà ngay. Hôm sau tôi gọi một em trong nhóm HS nam đó xuống
(không phải là hai HS cá biệt) để hỏi chuyện và được biết một em HS cá biệt lớp tôi
có xích mích với một thanh niên bên ngoài và đã chửi bới, xúc phạm nhau trên mạng.
Thanh niên kia đe dọa sẽ đánh em HS lớp tôi nên em đó đã nhờ nhóm bạn bên ngoài
đến để bảo vệ mình. Khi biết chuyện tôi đã gặp em HS lớp tôi và khuyên can , phân
tích cho em hiểu hậu quả nghiên trọng nếu để xảy ra vụ đánh nhau này. Sau đó tôi đã
gọi điện cho PH em đó để họ biết và kịp thời ngăn chặn vụ ẩu đả.
3. Nghe học sinh “tán gẫu” với nhau ngoài giờ học:
Khi có “thời gian chết” trong lớp như nghỉ giữa giờ các học sinh thường “tán
gẫu” với nhau những câu chuyện riêng tư. Đây là lúc chúng ta có thể lắng nghe và
“khai thác” thông tin của các em. Nếu bất chợt ta nắm được thông tin về khả năng có
thể xảy ra xung đột giữa hai hay nhiều học sinh từ những lời tranh cãi giữa các em,
chúng ta hãy gặp gỡ trao đổi để tháo gỡ và giúp các em tìm cách giải quyết những
mâu thuẫn để tránh xảy ra xung đột. Nếu thấy khó có thể giải quyết được, hãy gọi
điện cho PH các em và trao đổi để họ có trách nhiệm GD con mình và ngăn chặn
xung đột xảy ra.
4. Nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu của sự xung đột và bạo lực:
Trước khi có nguy cơ xảy ra xung đột gay gắt và hành động bạo lực, ở các học
sinh sẽ có những biểu hiện bất thường và chúng ta nên nắm bắt những dấu hiệu này:
- Đột nhiên có biểu hiện thiếu quan tâm, thờ ơ với xung quanh.
- Không còn quan tâm, hứng thú đến việc học tập.
- Trầm cảm và tính khí thất thường, không ổn định.
- Không thể kiềm chế cảm xúc, sự tức giận của bản thân và cáu gắt với những
bạn xung quanh một cách vô lý và có thể văng ra những câu chửi thề tục bậy.

- Mang vũ khí đến trường.
5. Thảo luận về phòng chống bạo lực với học sinh:
Nếu có một vụ bạo lực học đường đang là tin tức được dư luận quan tâm, ta nên
tận dụng điều này để đưa nó vào giờ sinh hoạt lớp của mình. GVCN có thể thảo luận
với học sinh về những dấu hiệu cảnh báo của bạo lực, những việc nên làm khi phát
hiện ra những dấu hiệu đó. Ví dụ, việc nên làm khi có người mang vũ khí đến lớp…
(mật báo với GVCN để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi bạo lực có thể xảy ra).
Có thể nói, để chống bạo lực học đường chúng ta cũng nên kết hợp với cả học sinh
trong tập thể lớp, phụ huynh và người quản lý nhà trường.
6. Dạy cho học sinh cách thức giải quyết xung đột và kỹ năng làm chủ cảm xúc của
bản thân mình:
Nếu trong lớp của bạn có một học sinh thể hiện sự bất bình với bạn mình hoặc
có thái độ khiêu khích, hãy gặp gỡ và trao đổi với em đó về cách giải quyết vấn đề
mà không gây mâu thuẫn, xung đột. Chúng ta cũng nên tận dụng những lúc như vậy
để nói về các kỹ năng làm chủ cảm xúc, kìm chế cơn giận của bản thân mình. Thông
thường sau khi đã được “làm mát” cơn tức giận trong một vài phút, học sinh sẽ không
tiếp tục có hành vi hay lời nói có thể dẫn đến xung đột hay là hành vi bạo lực nữa.
Tình huống 3: Một hôm bước vào lớp đầu giờ ra chơi, tôi thấy em Long học
sinh 11H do tôi chủ nhiệm (khóa 2006 - 2009) đang cãi vã với em Tuấn Anh, học
sinh cùng lớp và có những câu chửi bới rất tục. Tay em Long chỉ vào mặt bạn, mặt đỏ
tía tai. Còn em Tuấn anh thì cứ cười cợt, trêu đùa với thái độ khiêu khích em Long.
Tôi lập tức gọi em Tuấn anh xuống phòng quản sinh nói chuyện và tìm hiểu vấn đề.
Tôi yêu cầu em Tuấn Anh chấm dứt ngay thái độ khiêu khích em Long. Tôi cho em
thấy nguy cơ có thể xảy ra ẩu đả giữa hai em và hậu quả có thể bị kỷ luật trước nhà
trường. Sau đó tôi tiếp tục gọi em Long xuống để giúp hai em giải hòa và yêu cầu hai
em cùng xin lỗi nhau. Tôi đã phân tích cho hai em thấy lỗi sai của mình trong chuyện
này để các em rút kinh nghiệm. Với em Long tôi đã gặp riêng để dạy bảo em nên biết
cách kìm chế cảm xúc bản thân, tránh cơn giận quá mất khôn dễ gây ra ẩu đả trong
lớp. Vài buổi sau đó hai em đã vui vẻ trở lại với nhau.
7. Cần kết hợp với phụ huynh trong việc GD và ngăn ngừa xung đột của học sinh:

Giáo viên nên có sự liên hệ, tạo kênh thông tin để liên hệ, trao đổi một cách cởi mở
với phụ huynh học sinh về vấn đề liên quan đến tâm lý lứa tuổi và những biểu hiện
tiêu cực của của con họ trong lớp (nếu có) để kết hợp với PH trong việc GD và ngăn
ngừa xung đột có thể xảy ra. Chúng ta càng giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ
huynh học sinh thì càng đạt được hiệu quả cao trong giải quyết vấn đề xung đột đối
với các học sinh của mình.
8. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có trách nhiệm và một nhóm học sinh tin cậy để
làm công tác "mật báo" trong tập thể lớp:
- Muốn ngăn ngừa và giải quyết những xung đột của học sinh, GVCN cần sát
sao với lớp chủ nhiệm, cử đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, nhiệt tình, gương mẫu, đặc
biệt lớp trưởng phải đạt được sự tin tưởng cao của GVCN. Ngoài ra, GVCN còn cử
thêm một hoặc hai học sinh đáng tin cậy chuyên làm công tác “mật báo” sẵn sàng
cung cấp các thông tin khi GVCN cần. Bản thân các em cùng lớp và thường xuyên
tiếp xúc với nhau nên chúng sẽ nhanh chóng nắm bắt thông tin và những vấn đề xảy
ra trong lớp trước khi GVCN biết. Vậy nên GVCN cần kết hợp chặt chẽ với những
em đáng tin cậy trong lớp để quản lý lớp tốt hơn.
II- KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT NHỮNG XUNG ĐỘT CỦA HỌC SINH TRONG LỚP:
1. Cần biết kìm chế và kiểm soát cảm xúc của bản thân:
Muốn giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các học sinh với nhau, người làm
GVCN cần phải biết kìm chế và kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Khi giải quyết
vấn đề, chúng ta cần phải bình tĩnh, suy xét để tìm ra cách giải quyết vậy nên tránh
nóng giận, bực tức tạo áp lực tâm lý cho chính mình.
2. Xây dựng cho mình các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các HS:
- Chỉ bắt đầu giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh.
- Yêu cầu các em cần tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích
động nhau.
- Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng HS nói.
- Yêu cầu mỗi bên tự đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẫm, sau đó, yêu
cầu đôi bên đưa ra một cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của

bên kia.
- Đóng vai trò làm trọng tài, tránh thiên vị, đứng về một phía.
- Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay giải quyết có thể chấp
nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện.
- Tránh buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp,
phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình.
- Nếu một trong hai HS chưa thật sự đồng tình với cách giải quyết vấn đề,
GVCN hãy yêu cầu các em suy nghĩ tiếp về những việc mà HS này muốn cả hai cùng
làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ bằng những giải pháp có thể có
cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn được một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả 2
bên và họ có thể thực hiện giải pháp này.
B- KĨ NĂNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC VÀO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:
I- KĨ NĂNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT:
- GVCN cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để hiểu nguyên nhân dẫn đến sự thiếu
ý thức của học sinh, từ đó có biện pháp GD phù hợp.
- GVCN cần gần gũi tâm sự, khuyên bảo nhẹ nhàng đối với học sinh cá biệt,
không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh hoặc khó chịu với em đó. Như vậy chúng ta sẽ
tạo được tình cảm giữa thầy và trò, từ đó sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta trong việc dạy
bảo học sinh cá biệt vì dù ở sao lứa tuổi học trò các em vẫn chỉ là những đứa trẻ “ưa
ngọt” chứ không thích bị mắng mỏ nặng lời.
Tình huống 4: Khi chủ nhiệm lớp 10H (khóa 2009 - 2012), trong lớp tôi có em
Duy Linh thường xuyên đi học muộn và hay nói tự do trong giờ học, ý thức học tập
không tốt. Tôi đã thường xuyên nhắc nhở nhưng em rất khó thay đổi. Tôi đã gặp gỡ mẹ
em Linh và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. Tôi được biết bố mẹ em bỏ nhau đã nhiều
năm do bố em thường xuyên cờ bạc, rượu chè. Em ở nhà chỉ có một mình vì mẹ em đã
tái hôn với người khác và sống trên Hà Nội, thỉnh thoảng có cô em qua lại để kiểm tra
việc ăn ở, học hành của em. Tôi thật sự động lòng khi biết một đứa trẻ ở độ tuổi như
em đáng lẽ phải được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ vậy mà em lại phải tự chăm
sóc bản thân và sống thiếu hụt tình cảm gia đình như vậy. Từ đó tôi quan tâm em nhiều

hơn và thường xuyên động viên em cố gắng học tập, rèn luyện bản thân và khích lệ em
vì đã biết tự lập sớm như vậy. Em đã dần tiến bộ hơn và cuối lớp 12 khi viết bài tri ân
với thầy cô cha mẹ, em đã viết về tôi với những cảm xúc và lời nói thật sự chân thành
và xúc động. Em đã tự nhận ra mình bỏ phí quá nhiều thời gian chơi bời, không quan
tâm đến học tập và thầm cảm ơn tôi đã quan tâm, gần gũi, giáo dục em.
- Nếu những học sinh cá biệt mà có một chút tiến bộ, GVCN nên động viên,
khen thưởng kịp thời để khích lệ các em tiến bộ hơn.
Tình huống 5: Tôi vẫn nhớ đầu năm lớp 11 (khóa 2009 - 2012) do tôi chủ nhiệm,
em Hải Ninh là học sinh đúp xuống lớp tôi từ lớp 10. Đây là một học sinh rất kém về ý
thức (lười học, lười ghi chép bài, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường như hút
thuốc trong lớp, đi học muộn, mặc sai đồng phục, thái độ thiếu lễ phép với giáo viên).
Khi tôi xếp hạnh kiểm hai tháng đầu năm cho em loại yếu, tôi gọi em ra nhắc nhở và
khích lệ em nếu có cố gắng em sẽ được ghi nhận và có phần thưởng trong đợt thi đua
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em hứa với tôi và em đã làm được thật
dù em chỉ đạt 3 hoa điểm tốt trong tháng đó nhưng với hạnh kiểm xếp loại Tốt đã
khiến tôi rất vui và tôi đã đưa em vào danh sách phát thưởng của lớp. Đến tháng sau
đó em đạt hạnh kiểm khá và tôi vẫn nhớ câu nói của em trong giờ sinh hoạt cuối
tháng: “Cô ơi hai tháng nay em toàn được xếp hạnh kiểm Tốt và Khá thôi đấy nhé!”.
Lời nói dù nghe rất trẻ con nhưng lại khiến tôi thật sự xúc động và tôi nghĩ mình
không nên mất niềm tin vào học sinh dù có những lúc các em rất hư và khiến chúng
ta phải bực mình.
- GVCN có thể sử dụng bài thuốc “Lấy độc trị độc” đối với học sinh cá biệt.
Chúng ta có thể cử em học sinh cá biệt nhưng lại có thể làm thủ lĩnh dẫn đầu lớp và
khiến học sinh khác có thể sợ mình để làm lớp trưởng. Cách làm này có vẻ hơi mạo
hiểm nhưng chúng ta hãy thử làm xem có hiệu quả trong việc GD học sinh cá biệt
hay không. Tôi thiết nghĩ khi ở cương vị người đứng đầu lớp, chính bản thân em đó
sẽ phải tự điều chỉnh bản thân mình hạn chế những thói quen xấu của mình để còn lấy
uy với các bạn trong lớp. Tuy nhiên trong thời gian này, GVCN cần phải liên tục có
sự trợ giúp cho học sinh đó để làm tốt công việc của lớp và thường xuyên nhắc nhở
cho em nhớ mình đang ở cương vị nào và mình cần phải làm gì cho xứng với cương

vị đó? Đây cũng là một cách làm thay đổi ý thức chưa tốt của học sinh cá biệt.
Tình huống 6: Khi chủ nhiệm lớp 11H (khóa 2009 -2012), tôi đã tiếp nhận em
Hải, một học sinh cá biệt đúp xuống từ khóa trước. Vì tôi đã từng dạy em khi em học
ở lớp 11H khóa trước nên tôi rất biết đay là một học sinh thật sự thiếu ý thức học tập,
thường xuyên ngủ trong giờ và vi phạm nội quy. Nhưng em Hải lại có tướng mạo
tương đối “đàn anh” và cũng hơn các em lớp tôi đang chủ nhiệm một tuổi. Sau hai
tháng đầu theo dõi về ý thức, tôi thấy thật sự em chưa có nhiều thay đổi so với khi
học ở lớp cũ và có vẻ ngang tàng, không sợ lớp trưởng của lớp. Tôi quyết định gọi
em ra và đề nghị em làm lớp trưởng với cam kết phải thay đổi ý thức của bản thân và
em đã đồng ý. Sau một thời gian làm lớp trưởng với sự trợ giúp của tôi, em đã tiến bộ
khá nhiều về ý thức và cũng đã gần gũi với các bạn trong lớp hơn.
- Hãy cố gắng khích lệ học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động tập thể để
phát huy tính thần tập thể của các em và giúp các em hòa nhập vào hoạt động chung
của lớp. Như vậy chúng ta có thể phát huy được tính tích cực, giảm bớt sự tiêu cực,
thiếu ý thức của học sinh cá biệt, làm cho các em cảm nhận được trách nhiệm của
mình với tập thể lớp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. GVCN cũng có thể nhờ
em học sinh khác đáng tin cậy và có ảnh hưởng tốt tới em học sinh cá biệt đó để theo
dõi, gần gũi và cảm hóa em đó giúp mình.
Tình huống 7: Lớp đồng chí Ly trong trường ta chủ nhiệm đã từng có HS
thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, vô lễ với GV, giấu sổ đầu bài của lớp và
ham chơi điện tử. Đồng chí đã tìm hiểu qua các em khác trong lớp và biết em này rất
thích tham gia các hoạt động văn nghệ. Đồng chí đã gặp gỡ và giao nhiệm vụ cho em
phụ trách đội văn nghệ của lớp cùng một số em khác. Tiếp đó đồng chí đã tìm hiểu và
biết trong lớp có một em khác rất có ảnh đến em này, có thể cảm hóa và kìm chế
được những hành động bột phát của em. Đồng chí đã nói chuyện với em HS kia, giao
nhiệm vụ cho em và xếp em ngồi cạnh em HS cá biệt để tiện theo dõi. Đồng chí đã
thường xuyên hỏi han em HS được giao nhiệm vụ theo dõi và giúp đỡ em HS cá biệt
xem có hành động gì tốt và chưa tốt hay không để kịp thời điều chỉnh và giáo dục.
Sau một thời gian em HS cá biệt đã có tiến bộ hơn nhiều về ý thức.
- Không nên mắng mỏ mạt sát HS trước tập thể lớp khi các em mắc lỗi đặc biệt

là với đối tượng HS cá biệt. Như vậy rất dễ gây phản cảm với các em và tạo khoảng
cách giữa thầy và trò khiến chúng ta càng khó GD các em hơn.
- Không phải lúc nào cũng liên lạc ngay cho PH khi các em mắc lối vì nhiều
PH rất nóng nảy trong việc GD con. Họ có thể chửi đánh con cái thậm tệ và như vậy
sẽ gây ức chế cho HS và dẫn đến hiệu qủa GD ngược chiều. GVCN nên gặp riêng HS
khuyên bảo nhẹ nhàng vài lần nếu không thay đổi khi đó mới cần thông báo cho PH.
II- KĨ NĂNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
1. Xây dựng nội quy lớp học và bảng chấm điểm thi đua cá nhân, xếp loại HK
theo tuần và tháng:
GVCN giao sổ tổ trưởng trong đó đã có sẵn nội quy lớp học và bảng chấm
điểm thi đua cá nhân, xếp loại HK theo tuần và tháng, yêu cầu các tổ trưởng theo dõi
các mặt của HS trong lớp theo quy định chấm điểm mà GVCN đã đưa ra. Vào các tiết
sinh hoạt tổ trưởng các tổ sẽ tổng hợp điểm các tổ viên và kết quả xếp loại. Phần tổng
kết hoa điểm tốt và các lỗi vi phạm, xếp loại hạnh kiểm trong tháng sẽ đưa về cuối sổ
để các tổ trưởng tự tổng hợp. GVCN chỉ là người theo dõi và kiểm tra lại các thông
tin đã ghi chép.
2. Kết hợp với ban chi hội PH của lớp trong việc khen thưởng cho học sinh:
GVCN cần nêu rõ trước cuộc họp PHHS đầu năm học về chế độ khen thưởng
cho HS trong lớp. Quy định trong năm học sẽ có hình thức phát thưởng theo 4 lần:
hai đợt thi đua lớn trong năm học (Ngày 26/ 3 và 20/ 11), cuối HKI và cuối năm học.
Phát thưởng cho HS có nhiều hoa điểm tốt trong các đợt thi đua theo từng mức
thưởng đối với học sinh đạt hạnh kiểm tốt. Cuối kì I và cuối năm sẽ phát thưởng cho
những em đạt HS Tiên tiến, HS Giỏi và các cán bộ lớp. Đề nghị Ban chi hội trực tiếp
phát thưởng cho HS để khích lệ các em học tập, rèn luyện tốt hơn.
3. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp đa dạng, nhiều nội dung:
- Tổng kết, đánh giá các hoạt động chung của lớp (GVCN thực hiện).
- Nhận xét, tổng kết điểm các cá nhân và xếp loại hạnh kiểm trong tuần (Tổ
trưởng thực hiện).
- Nêu kế hoạch cho tuần tới (GVCN thực hiện).

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi như: Đuổi hình bắt chữ, Hành trình tri thức (dùng
máy chiếu).
- Cho HS xem một số chương trình giảng đạo của khóa tu do chuyên gia tâm lý
thuyết trình (lấy từ mạng Internet). Đây là một chương trình mang tính GD rất cao,
dạy cho các em đạo làm con, làm người.
- Định hướng cho các em cách chọn nghề phù hợp trong tương lai. Nói chuyện
với các em về những tin tức thời sự có liên quan đến thị trường việc làm hiện nay để
các em hiểu những khó khăn sẽ phải đối mặt khi ra trường và có cách nhìn nhận thực
tế hơn về cuộc sống cũng như định hướng nghề nghiệp.
C- KẾT LUẬN:
Để làm tốt cồng tác chủ nhiệm, người GV cần phải xây dựng cho mình một số
nguyên tắc sau:
- Chúng ta cần phải thay đổi quan niệm về vị thế của mình trong quan hệ với
HS theo hướng coi mình là người bạn lớn tuổi của các em, trên cơ sở đó dần cải thiện
quan hệ thầy trò theo hướng dân chủ hóa.
- Chúng ta cũng nên đặt mình vào vị trí của học sinh để nhìn nhận vấn đề theo
tâm lý lứa tuổi để thấu hiểu, hỗ trợ và giúp đỡ các em vượt qua những vấn đề khó
khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, như vậy có thể GD các em hiệu quả
hơn.
- Chúng ta đừng bao giờ đánh mất niềm tin với học trò, thường xuyên lắng
nghe và cố gắng thấu hiểu được những hành vi và tâm lý của lứa tuổi học trò.

×