Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thị trường vốn_Hãy nghiên cứu và tìm hiểu một số tấm gương làm giàu từ đồng vốn nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.69 KB, 12 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG VỐN – NHÓM 5.
Đề bài:
Nhiều người cho rằng để đầu tư phải có vốn, thậm chí rất nhiều vốn.Tuy
nhiên trên thực tế cho thấy không ít người có thể khởi nghiệp từ đồng
vốn nhỏ, thậm chí từ con số 0.Hãy nghiên cứu và tìm hiểu một số tấm
gương làm giàu từ đồng vốn nhỏ (tại VN hoặc thế giới).Bài học rút ra.
BÀI LÀM
1. Những tấm gương khởi nghiệp từ số tiền nhỏ, thậm chí từ con số 0.
1.1. Đặng Lê Nguyên Vũ - Người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc
Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu
cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
 Quá trình hình thành ý tưởng kinh doanh:
Hồi ức về những ngày tháng khởi nghiệp đầy lận đận và gian khó của ông
Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên. "Tôi có thể nói
không sợ quá lời rằng sự xuất hiện của Trung Nguyên đã mang lại một
không khí thưởng thức cà phê mới tại Việt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới
giờ đây nói đến cà phê Việt Nam là người ta đều biết tới thương hiệu Trung
Nguyên.”
Năm 1990, đậu Đại học Y khoa Tây nguyên. Những ngày học ở trường y, lúc
nào ông cũng trăn trở về công việc và cuộc sống của người thầy thuốc. Càng học
lên, điều đó càng bứt rứt trong lòng ông.Muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần
nhiều những người học y chúng ông đã quên lời thề Hippocrate. Xót xa quá! Và với
ông, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là bỏ nó luôn, làm việc khác. Nhưng làm
gì đây?
Làm gì ở tuổi 22 ông chưa biết được.Nhưng luôn thiêu đốt ông là phải làm
được điều gì đó để đổi đời, không thể nghèo mãi được.Mẹ ông nghĩ cuộc sống nghèo
khổ của gia đình chúng ông là số mệnh ở trời.Mỗi lần ông về thăm nhà thì mẹ ông
vừa vui vừa lo. Vui vì có con trai về thăm nhà và lo vì khi ông rời nhà, bà cụ phải
chạy vạy một hai trăm ngàn cho ông làm lộ phí đến trường. Ông không bao giờ


quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố ông đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong
dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!
Ông ở trọ tại Buôn Ma Thuột và làm công luôn cho nhà trọ này: làm cỏ, hái
cà phê, đem cơm nước cho nhân công ở rẫy Ngày còn bé ở làng, ông đã thạo hết
những việc này.
Ông luôn nghĩ về những người trồng cà phê, làm vườn lam lũ như bố mẹ ông.
Ông biết cà phê rất có giá nhưng không biết vì sao người trồng cà phê lại rất
nghèo.nhưng người trồng cà phê vẫn nhẫn nại mỗi ngày cháy da trên nương rẫy,
nhưmẹ ông, không lời thở than. Ông không chịu được vậy. Nghĩ tới sự cam chịu là
huyết quản ông sôi sùng sục. Miếng ăn lúc đó đối với ông không quan trọng bằng
suy nghĩ phải sống như thế nào.
Khi đang học năm thứ ba, ông chợt nhận ra mình không muốn trở thành một
bác sĩMẹ ông đã khóc gần như hết nước mắt khi ông quyết định dứt áo ra đi.Nhiều
bạn trong lớp bảo ông không bình thường, chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia
sẻ được những điều ông nghĩ – đó là không chấp nhận “ngủ trong giường chiếu hẹp,
mơ những giấc mơ con”.Đám bạn vét hết tiền trong túi nhét cho ông được gần
100.000 đồng.
Ông ra bến xe đi vào Sài Gòn. Thành phố to quá, ngoài sự tưởng tượng của
ông. Ông có cảm giác mình đã bước sang một thế giới hoàn toàn khác
Quay lại giảng đường Đại học!
Chú ôngngười Đà Nẵng, vào sống ở Sài Gòn đã lâu.Ông chưa từng gặp mặt
ông và dĩ nhiên ông cũng không thể biết có một đứa cháu là ông.Ông bày tỏ nỗi lòng
của mình: một, quyết đi không trở lại; hai, việc gì cũng làm; ba, phải đổi đời. Ông kể
với chú những điều ông nung nấu.Chú ông khuyên ông tiếp tục sự nghiệp học
hành.Ông ở đúng 10 ngày thì đầu óc dịu lại, nghĩ đến việc phải về tiếp tục học.
Hôm về, chú mua cho vé máy bay. Lần đầu tiên bay lên bầu trời, ông đã sớm
có mơ ước được bay đi khắp thế giới. Từ trên cao nhìn xuống mới thấy chuyện trần
gian khổ nhọc sao mà nhỏ bé, ông thấy bình tâm hơn trước dù những khao khát
vẫn đang sùng sục trong huyết quản. Ông trở lại giảng đường đại học để bắt đầu
con đường riêng.

 Lận đận trong khởi nghiệp
Ông có ba đứa bạn rất thân cùng phòng trọ. Có lẽ là đứa nghèo nhất trong
đám nên ông cũng là người sùng sục trước nhất về chuyện phải làm ra tiền, phải
làm giàu. Ông nghĩ: Tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo trong khi trên thế giới
có quốc gia không trồng được cây cà phê nào vẫn giàu vì cà phê? Tại sao cà phê
mình chỉ để xuất hạt thô mà không chế biến để xuất khẩu? Bốn thằng chúng ông
cùng chia sẻ suy nghĩ này và hùn tiền lại mua một lò rang cà phê.
Thuận lợi của chúng ông lúc đó là trong trường có đông sinh viên tứ xứ nên
qua họ chúng ông biết được nơi nào có cà phê ngon. Ở Tuy Hòa có một quán cà phê
rất ngon nên ngày nghỉ chúng ông đi xe đến để hỏi dò bí quyết nơi bà chủ quán. Khi
chúng ông trình bày lý do và nguyện vọng của mình, bà chủ quán thật sự cảm thông
Đêm đến, trở về Buôn Ma Thuột trong chuyến xe khuya, chúng ông có trong tay bí
quyết rang xay cà phê ngon của bà chủ quán tốt bụng.
Ngày khai trương lò rang cà phê, chúng ông cũng tổ chức cúng để lấy hên,
nhưng khi vừa cúng xong thì người bà con của ông chủ nhà về đã hất đổ mọi thứ,
cắt bỏ hết dây điện. Chúng ông đành phải chuyển lò rang đi nơi khác. Lò quay bằng
tay, đốt bằng củi, hôm nào rang cà phê, bên dưới là mấy thằng ngồi học bài trên cái
gác gỗ như bị nướng trong lò bát quái. Có vài vị hàng xóm sợ có ngày chúng ông sẽ
thiêu rụi nhà họ nên đi báo công an. Thế là một lần nữa lò rang của chúng ông
đành phải dẹp.
Nhưng cũng có người giang tay với chúng ông. Chúng ông nhận về mỗi lần
vài ba ký, rang, xay, đóng gói và chia nhau đi bỏ mối ở các quán. Sau đó thu tiền lại,
trả và mượn tiếp vài ký khác. Logo của những bịch cà phê Trung Nguyên lúc đó là
một mũi tên chĩa thẳng lên trời. Hình ảnh đơn giản ấy đã chứa trong đó biết bao
khát vọng của ông.
Thế rồi thương hiệu cà phê Trung Nguyên của nhóm “mấy thằng sinh viên
khùng khùng” chúng ông bắt đầu được chú ý và đã có khách uống cà phê ưa
chuộng. Chúng ông biết tuyển những hạt ngon để làm ra những phin cà phê đậm
đà, thơm lừng. Năm 1996, chúng ông quyết định “bung ra”. Khi “hãng” cà phê
Trung Nguyên khai trương bảng hiệu ở cây số 3 (thành phố Buôn Ma Thuột). Toàn

bộ bảng hiệu của “hãng” đều do chúng ông bò ra tự vẽ, tự sơn phết cả đêm để kịp
sáng mai khai trương. Mà khách hàng ngày khai trương không ai khác chính là
những người bạn sinh viên học cùng trường, cùng lớp đến uống chung vui với
chúng ông.
Trận đầu trong chuyến “viễn chinh” của chúng ông đến Tp.HCM thảm bại
hoàn toàn.Ngồi trên đống đổ nát mà mình dày công gầy dựng và qua đêm ở công
viên với những người bạn, ông cố gắng để không bị sụp đổ lòng tin và vẫn mãnh liệt
nghĩ về ngày mai.
Chúng ông biết Sài Gòn là mảnh đất đầy tiềm năng để kinh doanh cà phê
nhưng hiểu rằng mình chưa đủ sức. Kế hoạch mới của chúng ông là sẽ mở các điểm
kinh doanh ở miền Tây, lấy vùng nông thôn rộng lớn này làm hậu thuẫn cho việc
kinh doanh của mình để từ đó làm “bàn đạp bao vây” tiến về Sài Gòn.
Chúng ông tìm được một đối tác ở Long Xuyên để mở lò rang xay chế biến,
phân phối cà phê tại miền Tây. Nhưng chỉ sau một vài tháng, cuộc “hôn phối” vụng
về này thất bại hoàn toàn. Ông còn nhớ rất rõ cảm giác thất trận ê chề khi lục tục
cuốn gói với lỉnh kỉnh những lò cà phê quay tay cũ kỹ, ly tách, phin, muỗng Sự thất
bại này giúp ông rút ra được một bài học: hợp tác làm ăn phải đồng thuận về tư
tưởng, về phương thức kinh doanh, và quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác.
Ông còn nhớ sau khi dọn hết đồ đạc ở Long Xuyên về Sài Gòn, một người bạn
chạy chiếc Honda Dame già cỗi đến đón ông. Chạy đến công viên Bách Tùng Diệp
(ngã ba Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Tự Trọng, Q.1) thì chiếc xe già gãy làm đôi! Ông
không bao giờ quên hình ảnh chúng ông qua đêm ở công viên.Mỗi lần đi ngang nơi
này, ông vẫn nhớ như in những cảm xúc của sự thất bại ở Long Xuyên và tình bạn
ấm áp dưới gốc đa của buổi tối ngày nào.
Thất bại ở Long Xuyên làm chúng ông cạn kiệt hoàn toàn về vốn liếng, công
việc kinh doanh cà phê ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều bế tắc, chỉ cầm cự từng
ngày. Vốn liếng đâu để tiếp tục duy trì công việc kinh doanh? Lúc đó, chúng ông có
một người bạn thân đã đi làm và dành dụm mua được một chiếc xeDream. Thời
điểm đó chiếc xe là cả một tài sản lớn của anh. Vậy mà chúng ông dám ngỏ ý mượn
xe đem bán làm vốn kinh doanh. Chúng ông đặt vấn đề: cho mượn thì coi như đã

mất và nếu thành công thì chúng ông trả lại. Người bạn đồng ý.
Bây giờ ông có thể đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có
chiếc xe nào quí giá bằng chiếc xe tình bạn của chúng ông ngày đó. Có tình bạn vô
giá đó ông mới có được ngày hôm nay.
 Từ một quán cà phê miễn phí
Tại thời điểm chúng ông bắt đầu thăm dò thị trường Sài Gòn, mỗi hãng cà
phê đều tài trợ cho một quán kha khá khoảng 5 triệu đồng/tháng - quá hớp đối với
tài sản chúng ông đang có chỉ là chiếc xe máy. Chúng ông đi tìm những điểm bán cà
phê nổi tiếng để học hỏi, tìm hiểu bí quyết chế biến rang xay cà phê ngon và được
họ “trải lòng” rất đơn giản - bí quyết chỉ có mấy chữ: 10 triệu đồng.
Ngày 20/8/1998 đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi chúng ông khai
trương quán cà phê đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) với hình thức
phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày. Và đó là cú đột phá lịch sử với
dân khoái uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê miễn phí. Có
một ông khách khoảng 60 tuổi đến uống và nói với ông: “Tui uống cà phê ở Sài Gòn
đến từng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên được uống cà phê không phải trả tiền”.
Quán đông nghịt suốt ngày đêm vì người ta truyền miệng nhau.Chúng ông và
mấy người bạn phục vụ suốt ngày đêm đến nỗi nói không ra tiếng mà trong lòng thì
vui không thể tả.Chúng ông đã định hình Trung Nguyên là quán cà phê mà khách
hàng có thể mua hàng, uống cà phê đối chứng bằng cách đưa ra rất nhiều loại cà
phê để khách chọn lựa và hướng dẫn cách thưởng thức cà phê “theo kiểu Trung
Nguyên”.
Điều khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời
điểm đó là chúng ông giúp cho khách hàng thấy được “chất” của cà phê, thấy được
sự khác biệt đặc trưng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê
Sẻ, cà phê Chồn
Quán cà phê này vẫn duy trì hoạt động ở địa điểm cũ nhưng chắc ít ai biết
chính từ quán cà phê đầu tiên này chúng ông đã phát triển lên đến con số 500 quán
cà phê tại Việt Nam như hiện nay và tiếp tục mở những quán cà phê Trung Nguyên
khác tại nước ngoài.

Năm 2003, cà phê hòa tan G7 chính thức có mặt trên thị trường và chiến
thắng Nestle trong cuộc thử mù với kết quả 89% nghiêng về G7.Năm 2005, Hãng cà
phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua
tất cả đối thủ nước ngoài.Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam
chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.
Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc
gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung
Quốc, khối Asean.
 Bài học kinh nghiệm rút ra:
- Sáng tạo và biết tận dụng những gì mình có để phát triển thương hiệu
- Nắm bắt nhu cầu khách hàng để giới thiệu sản phẩm
- Vốn không chỉ biểu hiện ở tiền mà còn là nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám,
các quan hệ đã tích lũy của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia.
1.2. Nguyễn Bách Trường, Giám đốc Cơ sở sản xuất tăm Trường Thịnh
(tăm VIP)
Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, từng nghỉ học vì gia đình quá nghèo
nhưng Nguyễn Bách Trường đã vươn lên trở thành ông chủ của hơn 100 lao động,
doanh thu 3 tỷ/năm.
 Bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo
Nguyễn Bách Trường (sinh năm 1987) tại Hoài Đức (Hà Nội) là ông chủ của
cơ sở sản xuất tăm giang Trường Thịnh, lớn nhất huyện với mức tiêu thụ gần 40
tấn/năm.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, năm học lớp 8 chàng trai này phải
nghỉ 1 kỳ học để làm thêm kiếm tiền giúp bố mẹ bằng nghề làm nến. Sau khi tốt
nghiệp cấp 3, Trường quyết định nhập ngũ, tự học và ấp ủ con đường kinh doanh
sau này.
Xuất ngũ từ năm 2008, Nguyễn Bách Trường trở về quê và theo nghề làm
tăm truyền thống của gia đình. Anh mày mò tìm cho mình lối đi riêng từ suy nghĩ
đặt uy tín lên hàng đầu: “Tăm dùng để xỉa răng tại sao lại không có tăm sạch, không
độc hại”.

Sau khi kết hôn, từ vài tạ tăm mẹ cho, vợ chồng Trường bán được 5 triệu
đồng để khởi nghiệp. Số tiền để kinh doanh này không phải là nhiều nhưng đã luôn
khiến Trường biết ơn mẹ: “Người ta nói cho cần câu cơm còn hơn con cá”.
Từ kiến thức tự mày mò trên mạng về thị trường, cạnh tranh trong kinh
doanh, Trường đã áp dụng vào thực tế. Hai năm đầu tiên, Trường sản xuất và kinh
doanh tăm theo cách bán trực tiếp tại các cửa hàng trong vùng. Đây là thời gian
vất vả nhất khi tăm liên tục bị ế ẩm do cửa hàng chưa có thương hiệu cũng như tạo
độ uy tín. Trường kể lại: “Có những lần mình đi xa 10-20 km chào hàng nhưng đều
bị từ chối, không có tiền nên đói chẳng dám ăn, khát chẳng dám uống".
“Có người từ chối đến lần thứ 3 nhưng mình không nản chí mà tin ngày nào
đó, họ sẽ chấp nhận sản phẩm. Cũng có những khi mình đi xa nhưng chỉ bán được
10 gói tăm, chẳng đáng giá bao nhiêu. Đã nhiều lần mình chán nản, nghĩ đến việc
bỏ ngang và đi làm thuê nhưng sau đó lại tiếp tục kiên trì. Mình nhớ, lần đầu nhận
được đơn hàng đặt 200 gói tăm, cả hai vợ chồng đã rất hạnh phúc. Đây cũng là
động lực để mình cố gắng hơn" - Trường tâm sự.
Trong thời gian 2 năm đầu lập nghiệp, Bách Trường gặp nhiều khó khăn
chồng chất khi không có vốn, cơ sở vật chất kém, thiết bị kỹ thuật chưa cao, thiếu
kinh nghiệm quản lý Để trụ được với nghề, có những lúc hai vợ chồng Trường
mua máy xay nước mía để kiếm thêm thu nhập.
 Bán tăm rong đến thu nhập trăm triệu mỗi tháng
Từ một chàng trai mang tăm đi bán rong khắp các nẻo đường, hiện tại Bách
Trường trở thành ông chủ của một xưởng sản xuất tăm giang có tiếng, đạt doanh
thu 3 tỷ/năm.
Anh đã thành công khi có ý tưởng tạo dựng tăm VIP được làm từ cây giang
thay cho chất liệu tre. Tăm giang của Trường có thân tròn, bóng, đầu nhẵn. Bách
Trường chia sẻ: "Cây giang có tính dẻo, dai và mùi thơm nên giá thành sẽ đắt hơn".
Ông chủ 8X mất một năm để đưa tăm giang vào thị trường Việt. Hiện tại, cơ
sở sản xuất của anh tạo công ăn, việc làm chủ yếu cho phụ nữ và trẻ em trong vùng.
Bách Trường nhập giang về, giao cho từng hộ gia đình, tuốt sợi bằng tay. Sau đó,
các sợi giang sẽ được chuyển về xưởng chọn lọc đạt chất lượng, tiến hành xén, sấy

khô và đóng gói.
Một trong những quy trình quan trọng nhất khi làm tăm đó là sấy khô. Anh
chia sẻ: "Cây giang là nguyên liệu tươi nên cần được sấy bằng ga để làm khô trong
10 phút. Nếu kỹ thuật sấy đạt chuẩn, tăm sẽ được bảo quản từ 6 tháng - 1 năm, còn
nếu không tăm sẽ nhanh bị hỏng, mốc. Tăm bằng giang không tẩy trắng bằng lưu
huỳnh, còn giữ nguyên được màu xanh, mùi thơm, mang đến sản phẩm an toàn, có
giá trị sử dụng tốt nhất”.
Bên cạnh chất lượng của tăm, anh Trường chú trọng việc thiết kế mẫu mã
cho sản phẩm tưởng như nhỏ bé và đơn giản này. Tăm Trường Thịnh được hai
thành 7 loại, đáng chú ý là tăm tiệc cưới và tăm vỉ. Trong đó tăm tiệc cưới có bao bì
ấn tượng với gam màu đỏ và vàng. Ông chủ 8X quan niệm: “Đời sống ngày càng
cao, người tiêu dùng không chỉ sử dụng đồ tốt mà còn đẹp”.
Hiện tại, tăm của anh Trường được bán với giá khoảng 1000/gói, 6000/hộp.
Anh tạo công ăn, việc làm cho 10 công nhân tại xưởng và 100 người làm việc tại
nhà ở Cát Quế, huyện Hoài Đức. Cơ sở vật chất của xưởng tăm cũng đã khang
trang, rộng rãi. “Nếu ban đầu mình mua chiếc máy dập hộp có giá 2 triệu thì giờ
đây giá trị máy móc của xưởng đã lên đến gần 2 tỷ đồng” – anh Trường chia sẻ.
Mỗi tháng, cơ sở sản xuất Trường Thịnh tiêu thụ khoảng 3 tấn tăm, mang về
doanh thu cho anh là 3 tỷ/năm.
Ông chủ 8X mong muốn sẽ mang sản phẩm của mình vào thị trường miền
Nam và xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan
 Bài học kinh nghiệm rút ra:
- Phải kiên trì bền chí. Không nản khi gặp khó khăn.
- Sáng tạo và tìm nguồn nguyên liệu mới để phát triển sản phầm.
- Nắm bắt nhu cầu khách hàng để cải tiến sản phẩm. chú trọng chất lượng đồng thời
thiết kế mẫu mã cho sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dung.
- Trau dồi kiến thức mỗi ngày.
- Hãy thực hiện ý tưởng với đam mê và nhiệt huyết
- Vốn không chỉ biểu hiện ở tiền mà còn là nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám,
các quan hệ đã tích lũy của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia.

1.3. Những bài học chung rút ra từ các ví dụ trên.
Ta thấy rằng các yếu tố dẫn tới sự thành công có muôn vàn cách nhưng
điểm chung mà chúng ta có thể thấy đó là:
Thứ nhất: Hãy tìm tới đích hướng của cuộc đời bạn, mục tiêu mà ta cần
thực hiện là gì, đưa ra chiến lược, kế hoạch rõ ràng cho bản thân.
Thứ hai: Luôn kiên trì, phấn đấu và ham học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản
thân đó là một bí quyết dẫn tới sự thành công
Thứ ba: Biết chớp và tận dụng cơ hội mà mình có được để có có thể thực
hiện được công việc và mình muốn vì cơ hội đến với mỗi chúng ta rất ít
Thứ tư: Muốn là nhà đầu tư thành công lớn thì phải biết sử dụng nguồn lực,
con người một cách hiệu quả. Việc bạn dùng người là yếu tố tạo ra sự thành công
cho bạn
Thứ năm. Tạo ra các mối quan hệ xã hội vững chắc, rộng rãi.
Thứ sáu: Đầu tư là một hoạt động, quá trình diễn ra dài vì thế biết tận
hưởng những thành công cũng như vượt qua những thất bại. Luôn kiên trì và
bước tiếp.
2.Kết luận
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng
cần phải có đầu tư phải có vốn, thậm chí rất nhiều vốn., nó là điều kiện tiền đề cho
sự ra đời và phát triển của các doanh nghiêp:
Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên
doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải
bằng lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng
loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập.
Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được. Trường hợp
trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện
mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá
sản, giải thể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở
quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp
trước pháp luật.

Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không
những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để
phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này
càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày
càng ngay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu
tư hiện đại hoá công nghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi
doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh
doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi
đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy
tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới
có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
Mặt khác đầu tư phát triển có 5 đặc điểm cơ bản: Qui mô tiền vốn, vật tư, lao
động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn; thời kì đầu tư kéo
dài; thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài; quá trình thực hiện đầu tư chịu
ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng; đầu tư phát triển
có độ rủi ro cao
Tuy nhiên qua những tấm gương ở trên ta thấy không ít người có thể khởi
nghiệp từ đồng vốn nhỏ, thậm chí từ con số 0. Vốn bằng tiền không phải là quyết
định mà chúng ta cần phải tận dụng vốn bằng quan hệ, chuẩn mực, tin tưởng,
nguồn vốn nhân lực, nguồn vốn khác nhau dẫn đến cách đầu tư khác nhau.

×