Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

skkn xây dựng hệ thống tài liệu rèn kỹ năng nghe - nói môn tiếng anh cho học sinh cấp THCS BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 177 trang )


2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2013

Tên đề tài:
“Xây dựng hệ thống tài liệu rèn luyện kỹ năng Nghe - Nói
Môn tiếng Anh cho học sinh cấp THCS”

Họ và tên chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Văn Nhất - Chuyên viên Phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Bắc Giang.
Số điện thoại: 0983757702
E.mail:

Tên các cộng sự:
Phan Thị Thu Hà - Chuyên viên Phòng GDTH, Sở GD&ĐT Bắc Giang.
Trần Ngọc Dũng - Phó Hiệu trưởng trường THCS Phi Mô, Lạng Giang.
Nguyễn Văn Phước - Giáo viên trường THCS Trần Hưng Đạo, Lục Ngạn.

Cơ quan chủ trì: Sở GD&ĐT Bắc Giang.
Địa chỉ: Đường Đàm Thận Huy - TP. Bắc Giang - Bắc Giang
Điện thoại: (0240) 3 853 195
E.mail:












3

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học và thực tiễn của đề tài
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Hệ thống kiến thức cơ bản và bài tập luyện Ngữ âm
Chương 2: Kỹ thuật và hệ thống bài tập luyện Nghe.
- Chương trình tiếng Anh lớp 6
- Chương trình tiếng Anh lớp 7
- Chương trình tiếng Anh lớp 8
- Chương trình tiếng Anh lớp 9
- Chương trình ôn thi HSG tiếng Anh lớp 9
Chương 3: Văn hóa giao tiếp trong ngôn ngữ tiếng Anh và hệ
thống bài tập luyện kỹ năng Nói.
Chương 4: Giới thiệu các đề tự luyện.
- Đề kiểm tra định kỳ lớp 6
- Đề kiểm tra định kỳ lớp 7
- Đề kiểm tra định kỳ lớp 8
- Đề kiểm tra định kỳ lớp 9
- Đề ôn luyện HSG lớp 9

ĐÁP ÁN
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

6

6

6

7


8

24

28

36

43

49

54

60



81

90

100

107

115

180

175

177






4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
_____________

STT


Từ Ký hiệu viết tắt
1 Uỷ ban nhân dân UBND
2 Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu

KNLNN
3 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
4 Giáo viên GV
5 Học sinh HS
6 Trung học cơ sở THCS
7 Trung học phổ thông THPT
8 Nhà xuất bản NXB
9 Sách giáo khoa/ Sách giáo viên SGK/SGV
10
Công nghệ thông tin
CNTT
11
Kiểm tra đánh giá KTĐG





















5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trong giao tiếp
quốc tế hiện nay, là phương tiện hữu ích trong các lĩnh vực nghiên cứu, khai
thác thông tin, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các
nước trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập quốc tế
ngày càng tăng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa nước ta
và cộng đồng quốc tế, tiếng Anh trở thành một công cụ, phương tiện đắc lực và
hữu hiệu. Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-
TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020” (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020);
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt “Kế hoạch Dạy và học tiếng Anh
trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”
thông qua Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2011, trong
đó mục tiêu nêu rõ “Đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, triển khai Chương trình tiếng Anh 10 năm ở các cấp học, bậc
học, các loại hình đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ
rệt về trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh, đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức”.
Thực tế trong những năm qua cho thấy, chất lượng dạy và học tiếng Anh
cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng còn nhiều hạn chế;

trình độ, khả năng phát âm, nói tiếng Anh của học sinh còn yếu và bị Việt hóa
nhiều, kiến thức nền về văn hóa giao tiếp trong ngôn ngữ tiếng Anh còn thiếu
dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp với người bản ngữ.
Trong khi đó, hình thức kiểm tra đánh giá trình độ của học sinh hiện nay còn
chưa phù hợp, chưa cập với yêu cầu cơ bản của Đề án Ngoại ngữ 2020, chủ
yếu là kiểm tra ngữ pháp và thi viết, chưa có điều kiện đánh giá toàn diện cả 4
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của một bộ phận đội ngũ giáo viên
dạy tiếng Anh cấp THCS còn hạn chế đặc biệt là kỹ năng Nghe - Nói. Theo kết
quả khảo sát và phân loại năng lực giáo viên theo chuẩn Khung năng lực ngoại
ngữ chung châu Âu (nay viết tắt là KNLNN) ngày 18/8/2012, có 912 giáo viên/
tổng số 1.020 giáo viên tham gia khảo sát có điểm về kỹ năng Nghe dưới trung
bình = 89,4%. Đây cũng là thực tế khách quan do chuẩn đào tạo giáo viên tiếng
Anh chưa phù hợp với chuẩn KNLNN theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ Quốc
gia 2020.
Các nguồn tài liệu phục vụ kiểm tra, đánh giá cấp THCS có nhiều tuy
nhiên nguồn tài liệu rèn luyện, kiểm tra đánh giá kỹ năng Nghe - Nói cho học
sinh rất ít; giáo viên dạy tiếng Anh thụ động trong việc sưu tầm, biên soạn các
tài liệu rèn luyện và kiểm tra kỹ năng Nghe - Nói cho học sinh.
Chương trình Sách giáo khoa cấp THCS không có phần hướng dẫn ngữ âm
riêng nên giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy ngữ âm cho học sinh dẫn đến
việc học sinh phát âm tự do, không chuẩn và ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng
Nghe của học sinh (phát âm không chuẩn sẽ không nghe được). Hiện nay cũng
hầu như chưa có nguồn tài liệu chuyên đề viết riêng phần ngữ âm cho cấp THCS.

6

Các files âm thanh (files Nghe) kèm theo chương trình Sách giáo khoa
rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau và hầu như sử dụng giọng đọc người
lớn, không gần gũi với đối tượng học sinh cấp THCS.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa được đầu tư theo yêu cầu,
thiếu đồng bộ; một số trường còn khó khăn, chưa trang bị được hệ thống đài
cassette và hệ thống băng đĩa hoặc hệ thống này đã cũ, hỏng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống
tài liệu rèn luyện kỹ năng Nghe - Nói Môn tiếng Anh cho học sinh cấp THCS”
nhằm góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng của Đề án Ngoại ngữ
Quốc gia 2020; đề tài sẽ hỗ trợ giáo viên tài liệu rèn luyện kỹ năng, cung cấp cho
học sinh nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh tự ôn luyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu, thiết kế, biên tập và hệ thống hóa kiến thức về ngữ âm và
các dạng bài tập rèn luyện và phát triển kỹ năng Nghe - Nói cho học sinh cấp
THCS bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy
học do Bộ GD&ĐT ban hành, bám sát KNLNN chung châu Âu (Common
European Framework of Reference - Viết tắt là CEFR) và yêu cầu cơ bản của
Đề án Ngoại ngữ 2020.
Xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất
lượng dạy học; mở ra cho giáo viên một hướng tiếp cận, thiết kế nguồn tài liệu
phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho
học sinh trong các trường THCS.
Hệ thống tài liệu sẽ được thiết kế bám sát các cấu trúc đề thi trong các
kỳ thi do Sở GD&ĐT Bắc Giang ban hành; đảm bảo tính mới, tính cập nhật
với hơi thở cuộc sống, tính vừa sức và bám sát đối tượng học sinh trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang; là cơ sở hỗ trợ giáo viên xây dựng các đề kiểm tra đánh giá kỹ
năng Nghe - Nói trong chương trình tiếng Anh cấp THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu hoạt động dạy và học môn tiếng Anh đặc biệt là dạy học
kỹ năng Nghe - Nói tại một số trường THCS trên một số huyện, thành phố, từ
nơi thuận lợi đến vùng khó khăn để đề ra đường hướng tiếp cận, xây dựng hệ
thống tài liệu phù hợp với các đối tượng học sinh trung bình, khá giỏi, phát
triển kỹ năng bền vững cho học sinh. Sưu tầm, biên tập hệ thống tài liệu phù

hợp với các chủ đề, chủ điểm và chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình.
3.2. Điều tra cơ bản thực trạng giáo viên, tình hình cơ sở vật chất, trang
thiết bị hỗ trợ giảng dạy kỹ năng và có những đề xuất, khuyến nghị thích hợp
với đề tài.
3.3. Thực nghiệm sư phạm, nghiên cứu hiệu quả của nội dung hệ thống
tài liệu, đề xuất việc sử dụng và hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng tài liệu
hiệu quả. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả điều tra ban đầu để rút ra
kết luận.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện của đề tài
4.1. Học sinh cấp THCS trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4.2. Hệ thống tài liệu rèn luyện kỹ năng Nghe - Nói Môn tiếng Anh cho
học sinh cấp THCS.

7

4.3. Thời gian: 9 tháng (từ tháng 3/2013 đến tháng 11/2013).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Khảo sát, thống kê, nghiên cứu thực tiễn.
- So sánh, đối chiếu.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phân tích, tổng hợp.

********************************************












































8

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Hệ thống kiến thức cơ bản và bài tập luyện Ngữ âm

I. Hệ thống kiến thức ngữ âm tiếng Anh cơ bản
1. Khái quát về nguyên âm và phụ âm tiếng Anh
1.1. Bảng chữ cái tiếng Anh và cách phát âm: (NA01)
Chữ in hoa 
Chữ in thường 
Cách phát âm 
A
a
/ei/
B
b
/biː/
C
c
/siː/
D
d

/diː/
E
e
/iː/
F
f
/ef/
G
g
/ʤiː/
H
h
/eɪʧ /
I
i
/aɪ/
J
j
/ʤeɪ/
K
k
/keɪ/
L
l
/el/
M
m
/em/
N
n

/en/
O
o
/əʊ/
P
p
/piː/
Q
q
/kjuː/
R
r
/ɑː/
S
s
/es/
T
t
/tiː/
U
u
/juː/
V
v
/viː/
W
w
/ˈdʌbljuː/
X
x

/eks/
Y
y
/waɪ/
Z
z
/zed/
1.2. Các ký tự phiên âm quốc tế của tiếng Anh
A. Nguyên âm (NA02): Được chia làm hai loại gồm nguyên âm đơn và
nguyên âm đôi
+ Các nguyên âm đơn:
1  2  3  4  5  6 
eat it put boot edge asleep
cheese system could move said colour
team begin good kangaroo friend the
7  8  9  10  11  12 
earth ball at cut art pot
journal floor bad some heart watch
heard caught glad blood march clock
+ Các nguyên âm đôi
13  14  15  16  17  18 
here make poor boy note there
ear tail tour oil soap air
beer aim sure lawyer open care
19  20 

sky cow
bite owl
pie mouse
B. Phụ âm (NA03):

21 /p/ 22 /b/ 23 /t/ 24 /d/
25 /t/

9

(unvoiced) (voiced) (unvoiced) (voiced) (unvoiced)
put back tea day church
happy rubber butter ladder march
passport bright walked called nature
26 /dʒ/
(voiced)
27 /k/
(unvoiced)
28 /g/
(voiced)
29 /f/
(unvoiced)
30 /v/
(voiced)
judge key ghost fat view
edge cool bigger coffee leave
age cheque bag physics of
31 //
(unvoiced)
32 / / ð
(voiced)
33 /s/
(unvoiced)
34 /z/
(voiced)

35 //
(unvoiced)
thing then city zero sure
maths father history easy motion
health either loss please fish
36 /ʒ/
(voiced)
37 /m/
(voiced)
38 /n/
(voiced)
39 
(voiced)
40 /h/
(unvoiced)
pleasure mad know sung hot
Asia hammer funny finger whole
leisure some sun sink high
41 /l/
(voiced)
42 /r/
(voiced)
43 /w/
(voiced)
44 /j/
(voiced)

led red wet yet
balloon marry no one Europe
candle wrong queen excuse

2. Trọng âm từ
2.1. Khái niệm
- Trong các từ tiếng Anh có từ hai âm tiết trở lên có một âm tiết khi phát
âm được đọc mạnh hơn so với các âm khác, ta gọi âm tiết đó là âm tiết mang
trọng âm.
- Trong một số từ tiếng Anh dài có trọng âm chính và trọng âm phụ, âm
tiết mang trọng âm phụ được đọc nhẹ hơn so với âm tiết mang trọng âm chính.
2.2. Một số qui tắc xác định trọng âm từ tiếng Anh
Để xác định được trọng âm của từ, chúng ta cần nắm được những thông
tin sau đây:
- Hình thái của từ là từ đơn hay từ phức (từ phức là từ có thêm các tiền
tố hoặ hậu tố).
- Phạm trù ngữ pháp của từ (danh từ, động từ, tính từ và trạng từ )
- Số lượng âm tiết trong từ.
- Cấu trúc âm vị học của các âm tiết trong từ.
Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều các trường hợp bất qui tắc trong việc
xác định trọng âm của từ trong tiếng Anh. Dưới đây chúng tôi xin trình bày một
số qui tắc cơ bản giúp người học có thể xác định được trọng âm của từ:
Qui tắc 1: Trọng âm của những từ hai âm tiết
1. Động từ hai âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

10

Ví dụ: be’gin, ex’plain, en’joy, em’ploy, re’lax, re’peat
Ngoại lệ: ‘answer, ‘offer, ‘visit, ‘listen, ’happen, ‘open, ‘promise, ‘
2. Danh từ và tính từ 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ
nhất
Ví dụ: ‘question, ‘busy, ‘noisy, ‘table, ‘window
Ngoại lệ: ma’chine, a’lone, mis’take …
3. Trọng âm của các từ chỉ số đếm

Ví dụ: e’leven, thir’teen, four’teen…, ‘twenty, ‘thirty….
4. Những danh từ ghép hai âm tiết trọng âm thường rơi vào âm tiết
thứ nhất
Ví dụ: ‘raincoat, ‘film-maker, ‘bedroom, ‘dishwasher, ‘tea-cup,
‘bookstore, ‘hotdog …. (những danh từ riêng hai âm tiết trọng âm rơi vào âm
tiết đầu: Henry, David, Mary….).
5. Những tính từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Ví dụ: ‘homesick, ‘lovesick
6. Những tính từ ghép có từ đầu tiên là một tính từ hoặc một trạng từ
thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai (tận cùng là “ed” hoặc phân từ 2)
Ví dụ: well-‘done, well-‘known, bad-‘tempered, short-‘sighted, ill-
‘treated ………
Qui tắc 2: Trọng âm của những từ ba âm tiết
Tìm trọng âm của từ ba âm tiết cơ bản dựa vào cách xác định các âm kết
thúc của từ hoặc các tiền tố, hậu tố, ngoài ra đối với từ có 3 âm tiết kết thúc
bằng “_ent”, “_ence” và “_ency”:
- Trọng âm thường rơi vào ở âm tiết thứ nhất khi từ đó bắt đầu bằng một
phụ âm:
Ví dụ: ‘preference/‘preferent ; ‘consequence/ ‘consequent;…
- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 khi từ đó bắt đầu bằng một nguyên âm
(ngoại trừ “i”).
Ví dụ: e’mergen-t/ce/cy; occuren-t/ce;…
*Với động từ ba âm tiết
- Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm ngắn và kết thúc bằng một phụ
âm hoặc không có phụ âm, trọng âm của từ sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: en’couter, de’termine
- Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm dài, hoặc một nguyên âm đôi, hoặc
kết thúc bằng hai hay nhiều phụ âm, trọng âm của từ sẽ rơi vào âm tiết cuối.
Ví dụ: enter’tain, resu’rrect
*Với danh từ ba âm tiết

- Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm ngắn hoặc âm /əʊ/, trọng âm sẽ
không rơi vào âm tiết cuối. Nếu âm tiết đứng trước nó là một nguyên âm dài
hoặc một nguyên âm đôi, hoặc kết thúc bằng hai hay nhiều phụ âm thì trọng
âm của từ sẽ rơi vào âm tiết thứ hai này.
Ví dụ: po’tato, di’saster

11

- Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm ngắn, âm tiết giữa chứa một
nguyên âm ngắn và kết thúc bằng một hoặc không có phụ âm , trọng âm sẽ rơi
vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘quantity, ‘cinema
- Nếu âm tiết cuối chứa một nguyên âm dài, hoặc một nguyên âm đôi, hoặc
kết thúc bằng hai hoặc nhiều phụ âm, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ‘intellect, ‘alkali
*Với tính từ ba âm tiết: Qui tắc đối với tính từ ba âm tiết tương tự như
danh từ ba âm tiết.
Qui tắc 3: Những từ tận cùng bằng các hậu tố sau thì trọng âm
thường rơi vào âm tiết ngay trước âm đó
_tion: ‘nation, at’tention, invi’tation, con’dition, edu’cation,
communi’cation …
_sion: de’cision, conc’lusion, de’vision, per’mission …( Ngoại lệ:
‘television)
_ic(s)/ ical: e’lectric, eco’nomics, eco’nomical, mathe’matical,
‘practical, po’litical (Ngoại lệ: ‘politics) …
_ity: possi’bility, ac’tivity, co’munity, e’quality, sim’plicity, ne’cessity

_ial/ ially: ‘social, in’dustrial, e’ssential, of’ficial, …
_itive: ‘sensitive, com’petitive, re’petitive …
_logy: bi’ology, tech’nology, psy’chology, metho’dology…

_graphy/ etry: ge’ography, pho’tography, ge’ometry …
_cian: elec’trician, mu’sician, methema’tician
Qui tắc 4: Những từ kết thúc bằng “ate, ary” thì trọng âm thường
rơi vào âm tiết cách nó 2 âm tính từ cuối lên
Ví dụ:
_ate: con’siderate, ‘fortunate, im’mediate, par’ticipate, com’municate,
co’operate…
_ary: ‘dictionary, ‘January, ‘necessary, ‘literary…
Ngoại lệ: docu’mentary, ele’mentary, ex’traordinary…
Qui tắc 5: Những từ kết thúc bằng các đuôi sau thì trọng âm thường
rơi vào chính âm tiết này
_ee: a’gree, employ’ee, de’gree, interview’ee, train’ee,
imploy’ee…(ngoại lệ: ‘coffee, com’mittee).
_eer: engi’neer, car’reer, mountai’neer
_ese: Vietna’mese, Chi’nese, Japa’nese ……
_ ain: (chỉ áp dụng cho động từ) exp’lain, comp’lain, re’main … (ngoại
lệ: ‘mountain)
_aire: millio’naire, billio’naire, questio’naire…
_ique: tech’nique, u’nique…
_esque: pictur’eque …
_boo: bam’boo, ta’boo
_ette: cigar’ette
_mental: funder’mental

12

Qui tắc 6: Những từ kết thúc bằng “al/y” trọng âm thường rơi vào
âm tiết thứ 3 từ cuối lên
Ví dụ: ‘company, ‘capital, ‘hospital, ‘factory, ‘industry
Qui tắc 7: Một số tiền tố không làm thay đổi trọng âm của từ, trọng

âm của từ chính là trọng âm của từ gốc
un_: un’able, un’healthy, un’usual
im_: im’patient, im’polite
in_: incom’plete, inex’pensive
ir_: ir’regular, ir’rational
dis_: dis’honest, dis’like
non_: non’stop, non’smoker
en_: en’large, en’rich, en’able
re_: re’do, re’build, re’married
over_: over’come, over’look,
under_: under’go, under’pay
Qui tắc 8: Các hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ, trọng âm
của từ chính là trọng âm của từ gốc
_ful: ‘beautiful, ‘careful, ‘helpful
_less: ‘hopeless, ‘careless, ‘jobless
_able: ‘comfortable, ‘valuable, en’joyable
_al: ‘seasonal, ‘national, tra’ditional
_ous: ‘dangerous, ‘famous, ‘poisonous
_ly: ‘directly, ‘happily, ‘carefully
_er/or: in’ventor, worker, builder, runner
_ing: be’ginning, su’ggesting
_ise/ize: ‘symbolize, ‘modernize
_en: ‘shorten, ‘lengthen, ‘widen, ‘sharpen
_ment: en’joyment, em’ployment
_ness: ‘happiness,’darkness, ‘weakness
_ship: ‘friendship, re’lationship
_hood: ‘childhood, ‘brotherhood
3. Ngữ điệu (Intonation)
Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng
nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu

như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của
câu. Ngữ điệu được xem như là một tiêu chí cốt lõi để đánh giá khả năng nói
của một người sử dụng tiếng Anh cũng như là người học tiếng Anh.
Trong tiếng Anh có hai loại ngữ điệu đó là ngữ điệu lên (the rising tune)
và ngữ điệu xuống (the falling tune). Ngoài ra có thể kết hợp cả hai và gọi là
ngữ điệu kết hợp lên xuống (the rising – falling / the falling – rising tune). Các
trường hợp cụ thể như sau:
3.1. Ngữ điệu xuống (The Falling tune)
Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống
thấp ở trong các trường hợp sau:
- Dùng trong câu chào hỏi: Good morning!

13

- Dùng trong câu cảm thán: Oh, my God!
-
3.2. Ngữ điệu lên (The rising tune)
Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở
trong các trường hợp sau:
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “có…không”: Can you play
football?
- Dùng trong câu hỏi đuôi khi người nói muốn hỏi thông tin: He stole
your bike, didn’t he?
II. Dạy ngữ âm trong chương trình tiếng Anh THCS và một số dạng
bài tập thực hành

Tiếng Anh lớp 6:
Các nguyên âm đơn (12 nguyên âm)

1. Nguyên âm: /i/ và /i:/ dạy vào cụm bài 1-3, tiết 17, thời gian 8 phút

Cách phát âm
- /i/ Lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và
dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên (đọc là “i”, phát âm ngắn gọn).
- /i:/ Lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và
dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên (đọc là “i”, phát âm hơi kéo dài).
Ví dụ:
a. /i/: sit, live, sister, six, Miss.
b. /i:/: evening, street, teacher, read, eat.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /i/ and which
have /i:/? Put them in the correct column
meal
seat
him
it
meat
tea
king
fish
three
key
city
big

/i/ /i:/

2. Nguyên âm: /ə/ và /ɜ:/ dạy vào cụm bài 4-6, tiết 37, thời gian 8 phút
Cách phát âm
- /ə / Đây là một nguyên âm rất ngắn. Khi phát âm đưa lưỡi lên phía
trước và hơi hướng lên trên.
- /ɜ:/ Đây là nguyên âm dài, khi phát âm miệng mở vừa, vị trí lưỡi thấp.

Ví dụ:
a. /ə /: teacher, soccer, number, police, river.
b. /ɜ:/: word, work, nurse, shirt, church.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /ə /and which
have /ɜ:/. Put them in the correct column.

14

bird
world
letter
picture
early
search
mother
singer
girl
sir
banana
sofa

/ə /
/ɜ:/


3. Nguyên âm: /e/ và /æ/ dạy vào cụm bài 7-9, tiết 50 hoặc 51, thời gian
8 phút
Cách phát âm
- /e/ Gần giống như phát âm /ɪ/, nhưng khoảng cách môi trên-dưới mở
rộng hơn, vị trí lưỡi thấp hơn.

- /æ/ Vị trí lưỡi thấp, chuyển động theo hướng đi xuống, miệng mở rộng
Ví dụ:
a. /e/: friend, well, ahead, help, head.
b. /æ/: bank, travel, traffic, black, hand.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /e/ and which
have /æ/? Put them in the correct column.
chest
leg
fat
cat
red
yellow
hat
thanks
ten
pen
man
bad

/e/ /æ/

4. Nguyên âm: /ɒ/ và /ɔː/ dạy vào cụm bài 10-12, tiết 71, thời gian 8 phút
Cách phát âm
- /ɒ/ Nguyên âm này ở giữa âm nửa mở và âm mở đối với vị trí của lưỡi,
phát âm tròn môi.
- /ɔː/ Lưỡi di chuyển về phía sau, phần lưỡi phía sau nâng lên, môi tròn
và mở rộng.
Ví dụ:
a. /ɒ/: hot, bottle, box, chocolate, jog.
b. /ɔː/: coffee, water, sausage, always, often.

Bài tập thực hành: Which of the following words have /ɒ/and which
have /ɔː/? Put them in the correct column.
four
ball
pot
top
tall
morning
body
lot
stop
dog
short
or


15

/ɒ/ /ɔː/

5. Nguyên âm: /ʊ/ và /u:/ dạy vào cụm bài 13,14, tiết 89, thời gian 8 phút
Cách phát âm:
- /ʊ/ Lưỡi di chuyển về phía sau, môi mở hẹp và tròn.
- /u:/ Môi mở tròn, nhỏ. Lưỡi đưa về phía sau nhiều hơn so với khi phát
âm /ʊ/.
Ví dụ:
a. /ʊ/: cook, foot, look, good, book.
b. /u:/ boot, toothpaste, noodles, juice, food.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /ʊ/and which
have /u:/? Put them in the correct column.

shoe
blue
could
should
true
cool
full
put
two
who
wood
woman

/ʊ/
/u:/

6. Nguyên âm: /ʌ/ và /ɑː/ dạy vào cụm bài 15,16, tiết 102, thời gian 8 phút
Cách phát âm:
- /ʌ/ Mở miệng rộng bằng 1/2 so với khi phát âm /æ/ đưa lưỡi về phía
sau hơn một chút so với khi phát âm /æ/
- /ɑː/ Đưa lưỡi xuống thấp và về phía sau, miệng mở không rộng cũng
không hẹp quá.
Ví dụ:
a. /ʌ/: bus, brother, dozen, truck, buffalo.
b. /ɑː/: father, farm, arm, fast, bar.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /ɑː/and which
have /u:/? Put them in the correct column.
start
hard
cut

cup
some
but
aunt
heart
March
smart
much
love

/ʌ/ /ɑː/


===================================


16

Tiếng Anh lớp 7:
Các nguyên âm đôi (8 nguyên âm đôi).
1. Nguyên âm: /aɪ/and /əʊ/ dạy vào cụm bài 1-4, tiết 18, thời gian 8 phút
Cách phát âm:
- /aɪ/ Âm này bắt đầu bằng một nguyên âm ở giữa lưỡi /ɑː/ và nâng lên
trên đến chữ /ɪ/, khi phát âm /ɑː/ miệng mở rộng, đến /ɪ/ miệng hẹp dần.
- /əʊ/ Đầu tiên đặt lưỡi ở vị trí phát âm âm /ə/ sau đó miệng tròn dần để
phát âm /ʊ/, phát âm /ə/ dài, /ʊ/ ngắn và nhanh.
Ví dụ:
a. /aɪ/: I, my, hi, like, nice.
b. /əʊ/: go, moment, show, home, telephone.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /aɪ/ and

which have /əʊ/? Put them in the correct column.
rice
fine
cold
tomato
widow
bike
child
kind
no

/aɪ/ /əʊ/

2. Nguyên âm: /aʊ/ and /ɔɪ/ dạy vào cụm bài 5-8, tiết 51 hoặc 52, thời
gian 8 phút.
Cách phát âm:
- /aʊ/ Đầu tiên phát âm /æ/ sau đó miệng hơi đóng lại, lưỡi di chuyển lên
trên và ra phía sau như khi phát âm /uː/, âm đằng sau ngắn và nhanh.
- /ɔɪ/ Đầu tiên phát âm nguyên âm dài /ɔː/ sau đó dần di chuyển lưỡi lên
trên và ra phía trước, mở rộng miệng tạo nên chữ /ɪ/
Ví dụ:
a. /aʊ/: about, how, now, hour, down.
b. /ɔɪ/: boy, voice, noisy, toy, boil.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /aʊ/ and
which have /ɔɪ/? Put them in the correct column.
out
flower
enjoy
oil
around

sound
point
destroy
mouth
south
joy
coin

/aʊ/
/ɔɪ/


17

3. Nguyên âm: /eɪ/và /æ/ dạy vào cụm bài 9-13, tiết 79, thời gian 8 phút
Cách phát âm:
- /eɪ/ phát âm hơi kéo dài từ /e/ dần dần chuyển đến và kết thúc tại /ɪ/.
Âm /ɪ/ phát âm rất ngắn và nhanh.
- /ʊə/ Phát âm âm /ʊ/ dài hơn một chút và sau đó nâng lưỡi lên trên và
ra phía sau tạo nên âm /ə/, âm /ə/ phát âm nhanh và ngắn.
Ví dụ:
a. /eɪ/: day, May, say, weigh, taste.
b. /ʊə/: sure, tour, poor, tourist, doer.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /eɪ/ and which
have /ʊə/? Put them in the correct column.
eight
pay
jury
tournament
baby

they
moor
boor
face
hate
sewer
tourism

/eɪ/
/ʊə/

4. Nguyên âm: /eə/ và /ɪə/ dạy vào cụm bài 14-16, tiết 103, thời gian 8 phút
Cách phát âm:
- /eə/ Bắt đầu phát âm âm /e/ phát âm âm /e/ dài hơn bình thường một
chút sau đó thêm âm /ə/ vào bằng cách dần dần di chuyển lưỡi lên trên và ra
phía sau. Âm /ə/ được bật ra ngắn và nhanh.
- /ɪə/ Đặt lưỡi và môi ở vị trí phát âm /ə/ sau đó di chuyển lưỡi đi lên và
hướng ra phía ngoài một chút, âm /ɪ/ bật ra rất ngắn.
Ví dụ:
a. /eə/: where, there, chair, their, hair.
b. /ɪə/: here, near, idea, beer, ear.
Bài tập thực hành: Which of the following words have /eə/ and which
have /ɪə/? Put them in the correct column.
air
bear
tear
clear
fair
pear
cheer

real
care
wear
deer
engineer

/eə/
/ɪə/

==============================================



18

Tiếng Anh lớp 8:
Các phụ âm (24 phụ âm).
1. Phụ âm: /s/, /z/, /k/ và /ʃ/: dạy vào cụm bài 1-3, tiết 18 hoặc 19, thời
gian 10 phút
Cách phát âm:
- /s/: đầu tiên mặt lưỡi chạm mặt răng trên phía trong, lưỡi chuyển động
đi ra phía trước, hai hàm răng đóng lại gần hơn. Khi phát âm /s/ âm luồng hơi
trong miệng chà xát hơn các âm xát khác. Thanh âm không rung.
Ví dụ: seem/si:m/, sink/siηk/, sociable/'sou∫əbl/, straight/streit/, steamer/
'sti:mə/.
- /z/: đây là âm xát yếu. Đầu tiên mặt lưỡi chạm mặt răng trên, phía
trong, lưỡi chuyển động đi ra phía trước, hai hàm răng đóng lại gần hơn khi
luồng hơi được đẩy ra ngoài. Thanh âm rung.
Ví dụ: rise /raiz/, reserved /ri'zə:vd/, transmit /trænz'mit/, roses /rouz/,
scissors /'sizərz/.

- /k/: nâng phần lưỡi sau lên cao chạm tới vòm miệng, như vậy luồng hơi
từ phía trong sẽ bị cản lại. Sau đó áp lực luồng hơi trong vòm miệng tăng lên,
đẩy lưỡi đi xuống và ra ngoài. Thanh âm không rung.
Ví dụ: character /’kæriktər/, curly /'kə:li/, joke /dʒouk/, conduct
/kən’dʌkt/.
- /ʃ/: đây là âm xát mạnh. Đầu tiên nâng cao vòm ngạc mềm để luồng
hơi có thể đi qua vòm miệng. Mặt trên lưỡi và chân răng tạo thành một khe nhỏ
hẹp khi luồng hơi đi qua.
Ví dụ: shock/∫ɔk/, sure/ʃɔː(r)/, injection/in'dʒek∫ən/, selection /sə'lek∫ən/
special/ˈspeʃəl/, physician/fɪˈzɪʃən/

Bài tập thực hành: Choose the word whose underlined part is
pronounced differently. Identify your choice by circling A, B, C or D.
1. A. ache B. Christmas C. chicken D. chore
2. A. scissor B. master C. servant D. seller
3. A. sociable B. ocean C. receive D. special
4. A. classmate B. sentence C. slim D. reserved
5. A. change B. charity C. chopstick D. character

2. Phụ âm: /p/, /b/, /d/ và /t/ dạy vào cụm bài 4-6, tiết 39, thời gian 12 phút
Cách phát âm:
- /p/: đầu tiên môi trên và dưới đóng lại sau đó mở miệng bật hơi từ bên
trong ra tạo thành âm /p/, phát âm nhanh gọn.
Ví dụ: appear/ə'piə(r)/, equipment /i'kwipmənt/, escape / is'keip /,
pronunciation/ prə,nʌnsi'ei∫n /, participation /pɑ,tisi'pei∫n/
- /b/: đầu tiên đóng chặt 2 môi sau đó đẩy hơi từ phía trong ra tạo thành
âm, cách phát âm tương tự /p/.

19


Ví dụ: behavior /bɪ’heɪvjə /, better /ˈbetə(r)/, beautiful /ˈbjuːtɪfəl/, blue
/bluː/, habit /hæbit/
- /d/: Phát âm tương tự như khi phát âm /t/, nhưng dùng giọng tạo ra âm
kêu /d/.
Ví dụ: card /kɑːd/, ride /raɪd/, draw /drɔ:/, drink /drɪŋk/, proud /praud/
- /t/: đặt đầu lưỡi tại chân răng trên, phía trong, lúc này lưỡi sẽ chặn
luồng hơi từ phía trong đi ra. Sau đó luồng hơi sẽ có áp lực mạnh hơn, lúc này
đẩy lưỡi nhanh ra phía trước bật thành âm /t/.
Ví dụ: highlight /'hailait/, pretty /ˈprɪti/, tutor /'tju:tə/, tire/ tair/

Bài tập thực hành: Practice reading
/d/
dinner
under
delivery
decide
introduce
/p/
proud
pronounce
perform
puplic
prefer
/b/
blond
neeighbor
library
brown
cupboard
/t/

beautiful
short
volunteer
fourteen
meeting

3. Phụ âm: /f/, /ʒ/, /m/ và /r/ dạy vào cụm bài 7-8, tiết 52, thời gian 10 phút
Cách phát âm:
- /f/: đặt xát răng hàm trên trên môi dưới, thổi luồng hơi đi ra qua môi,
miệng hơi mở một chút.
Ví dụ: fan/fæn/, facility/fə'siliti/, laugh/lɑːf/, flood/flʌd/,
fainting/feintiη/
- /ʒ/: đây là âm xát yếu và ngắn. Cách phát âm tương tự như /ʃ/ nhưng
tạo ra âm kêu.
Ví dụ: leisure/ˈleʒə(r)/, television/ˈtelɪvɪʒən/, pleasure/ˈpleʒə(r)/,
vision/ˈvɪʒən/, garage/ˈgærɑːʒ/.
- /m/: vòm ngạc mềm hạ xuống thấp hơn, hai môi ngậm chặt lại, luồng
hơi đi ra bên mũi.
Ví dụ: game/geɪm/, airmail/eə'meil/ hammer/ˈhæmə(r)/, mall/mɔ:l/,
camp/kæmp/
- /r/: cong lưỡi lên để tạo nên một khoảng trống ở giữa miệng nhưng
lưỡi không chạm tới chân răng trên. Nâng cao vòm ngạc mềm để luồng hơi có
thể thoát ra giữa đầu lưỡi và ngạc mà không tạo thành âm xát.
Ví dụ: red/red/, rare/reə(r)/, right/raɪt/, wrong/rɒŋ/, sorry/ˈsɒri/, arrange
/əˈreɪndʒ/.

Bài tập thực hành: Practice reading
/f/
information
/ʒ/

/m/
airmail
/r/
restaurant

20

plentiful
difficult
telephone
facility
pleasure
prestige
garage
television
vision
market
swimming
advertisement
mall
rope
remote
bring
result

4. Phụ âm: /dʒ/, /g/, /tʃ/ và /w/ dạy vào cụm bài 9-11, tiết 79, thời gian
10 phút
Cách phát âm:
- /dʒ/: đây là phụ âm đơn bắt đầu với /d/ và kết thúc với /ʒ/. Đầu tiên
đầu lưỡi chạm vào phầm vòm miệng phía trước để ngăn luồng hơi lại một thời

gian ngắn. Dần dần hạ lưỡi xuống để luồng hơi thoát ra ngoài, một âm xát nổ
sẽ được tạo ra một cách tự nhiên sau đó.
Ví dụ: emergency/i'mə:dʒənsi/, judge/dʒʌdʒ/, age/eɪdʒ/, jam/dʒæm/,
jeep/dʒiːp/, joke/dʒəʊk/
- /g/: đây là âm ngắn và yếu, không bật hơi. nâng phần lưỡi sau lên cao
chạm tới vòm miệng, như vậy luồng hơi từ phía trong sẽ bị cản lại. Sau đó áp
lực luồng hơi trong vòm miệng tăng lên, đẩy lưỡi đi xuống và ra ngoài. Thanh
âm rung.
Ví dụ: glassware/'glɑ:swer/, good/gʊd/, gate/geɪt/, girl/gɜːl/, sugar cane/
∫ugə kein/
- /tʃ/: đây là một âm đơn bắt đầu với /t/ và kết thúc với /ʃ/. Đầu tiên đặt
đầu lưỡi ở chân hàm trên và nâng vòm ngạc mềm để giữ luồng hơi trong một
thời gian ngắn. Hạ đầu lưỡi xuống khỏi chân hàm một cách nhẹ nhàng để luồng
hơi trong miệng thoát ra ngoài, một âm xát nổ sẽ được tạo ra ngay sau đó.
Ví dụ: departure/di'pɑ:t∫ə/, chop/tʃɒp/, catch/kætʃ/, stretcher/'stret∫ə/,
chin /tʃɪn/
- /w/: phụ âm này có dạng âm môi răng nửa nguyên âm. Nó phụ thuộc
vào nguyên âm đi sau, khi phát âm giống như bắt đầu phát âm âm /uː/ hay /ʊ/
rồi trượt đến nguyên âm đi sau. Đầu tiên mở môi tròn và hẹp, dần dần mở rộng
môi để luồng hơi bên trong đi ra tự nhiên, dùng giọng để tạo nên âm kêu.
Ví dụ: wound/wu:nd/, waterfall/'wɔ:təfɔ:l/, win/wɪn/, wood/wʊd/

Bài tập thực hành: Practice reading
/dʒ/
injure
arrange
emergency
damage
package
/g/

garbage
garden
grow
government
guest
/tʃ/
suggestion
departure
furniture
change
adventure
/w/
wonder
waterfall
glassware
wound
wet market


21

5. Phụ âm: /v/, /h/, /l/ và /j/ dạy vào cụm bài 12-13, tiết 87, thời gian 10 phút
Cách phát âm:
- /v/: vị trí và cách phát âm tương tự như khi phát âm /f/, đặt hàm trên
lên trên môi dưới, để luồng hơi đi ra qua môi và răng, miệng hơi mở một chút.
Dùng giọng tạo ra phụ âm kêu.
Ví dụ: lava/’lavə/, favour/ˈfeɪvə(r)/, oven/ˈʌvən/, view/vjuː/, heavy
/ˈhevi/
- /h/: đẩy luồng hơi từ phía trong ra khỏi miệng nhanh, vị trí lưỡi thấp.
Ví dụ: husk/hʌsk/, hot/hɒt/, whole/həʊl/, ahead/əˈhed/, hill/hɪl/

- /l/: đầu lưỡi chạm vào phần chân răng phía trên để chặn phần giữa
miệng (nhìn từ bên ngoài). Luồng hơi từ phía trong sẽ thoát ra qua hai bên của
lưỡi và vòm miệng. Dùng giọng tạo ra phụ âm kêu.
Ví dụ: feel/fiːl/, low/ləʊ/, line/laɪn/, jelly/ˈdʒeli/, tell/tel/
- /j/: đây là âm vòm miệng không tròn có hình thức nửa nguyên âm. khi
phát âm có vị trí như trượt từ âm /iː/ hay /ɪ/ tới nguyên âm đi sau nó. Đây
không phải là phụ âm xát.
Ví dụ: yet/jet/, your/jɔː(r)/, use/juːz/, beauty/ˈbjuːti/, few/fjuː/

Bài tập thực hành: Practice reading
/v/
lava
valley
overhead
carve
festival
/h/
husk
husband
hotel
household
hospitable
/l/
leave
unfortunately

kilometer
popular
place
/j/

unite
reuse
yell
university
unique

6. Phụ âm: /n/, /θ/, /ð/ và /ŋ/ dạy vào cụm bài 14-15, tiết 102, thời gian
10 phút
Cách phát âm:
- /n/: miệng hơi mở, lưỡi đặt ở chân răng trên để ngăn luồng hơi thoát ra
qua miệng, luồng hơi từ phía trong sẽ đi qua mũi tạo nên âm mũi.
Ví dụ: install /in’stɔːl/, funny /ˈfʌni/, sun /sʌn/, tenth /tenθ/, anthem
/ˈæntθəm/
- /ŋ/: miệng hơi mở một chút, tương tự như khi phát âm /n/.
Ví dụ: sing /sɪŋ/, monkey /ˈmʌŋki/, ring /rɪŋ/, anger /ˈæŋgə(r)/, thank
/θæŋk/, length /leŋθ/
- /θ/: đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng phía trước, đẩy luồng hơi ra ngoài
qua răng và đầu lưỡi.
Ví dụ: thin /θɪn/, teeth /tiːθ/, thing /θɪŋ/, author /ˈɔːθə(r)/, path /pɑːθ/
- /ð/: tương tự khi phát âm /θ/, dùng /ˈʌðə(r)/ giọng tạo ra âm rung trong
vòm miệng.

22

Ví dụ: they /ðeɪ/, father /ˈfɑːðə(r)/, this /ðɪs/, smooth /smuːð/

Bài tập thực hành: Practice reading
/n/
snorkel
wonder

concern
install
manual
/θ/
thank
theme
thought
through
three
/ð/
within
although
brother
neither
then
/ŋ/
challenging
sightseeing
meaning
drawing
single

=============================================

Tiếng Anh lớp 9
Một số qui tắc cơ bản về trọng âm từ

Trong chương trình tiếng Anh lớp 9 học sinh cần nắm chắc các qui tắc
xác định trọng âm cơ bản của danh từ, động từ, tính từ có hai âm tiết; các qui
tắc xác định trọng âm của từ có các tiền tố hoặc hậu tố sau:

- Hậu tố:“_tion ,_sion, _itive, _cian, _ity, _ical, _ee, _eer, _ese, _ ain,
_ful, _less, _able, _ous, _ly, _ing, _ment, _ness,_ ise”
- Tiền tố:“un_, im_, ir_, dis_, en_, re_, under_”

Bài tập thực hành
Choose the word, which has a different stress pattern from other
word. Identify your choice by circling A, B, C or D

Unit 1-2
1. A. peaceful B. design C. airport D. whether
2. A. impress B. worldwide C. cotton D. monster
3. A. mention B. poem C. campus D. comprise
4. A. freedom B. entrance C. champagne D. aspect
5. A. above B. unique C. worship D. comic

Unit 3-4
1. A nearby B. beauty C. pattern D. attend
2. A. symbol B. exchange C. climate D. blanket
3. A. palace B. grammar C. return D. quarter
4. A. continue B. computer C. edition D. faithfully
5. A. poetry B. hamburger C. waterfall D. conclusion

Unit 5-6
1. A. channel B. appear C. respond D. deny
2. A. thirty B. panel C. shortage D. remote
3. A. extreme B. access C. commerce D. useful
4. A. website B. alert C. major D. pity

23


5. A. suffer B. format C. wander D. preserve

Unit 7-8
1. A. sticky B. pilot C. richer D. collapse
2. A. parade B. gemstone C. humor D. abrupt
3. A. balloon B. volume C. bureau D. sample
4. A. joyful B. compose C. cyclone D. party
5. A. keyboard B. predict C. highland D. earthquake

Unit 9-10
1. A. roller B. raincoat C. expect D. ladder
2. A. occur B. support C. percent D. planet
3. A. tidal B. erupt C. below D. believe
4. A. capture B. damage C. eighty D. severe
5. A. existence B. mineral C. totally D. alien
6. A. concession B. evidence C. generous D. activist
7. A. compliment B. distinguish C. slavery D. memory
8. A. volcano B. eruption C. tornado D. marvelous
9. A. hurricane B. furniture C. disaster D. nominate
10. A. preparation B. priority C. majority D. considerate

***************************************************

























24

Chương 2:
Kỹ thuật và hệ thống bài tập luyện Nghe

Trước đây, chúng ta thường bật băng lên là nghe; và khi nghe ta cố nắm
bắt những gì người ta nói, vì vậy mà chúng ta dường như không thể nghe được,
không hiểu người ta đang nói gì. Chúng ta có thể nói chưa tốt nhưng chúng ta
sẽ cố gắng nói được. Nếu nghe chưa tốt mà người nói cứ nói liên tục thì nghe
không kịp. Mình sẽ không hiểu và không hiểu thì dễ dẫn đến lệch lạc trong
giao tiếp.
Ý thức tự trau dồi, tự vươn lên, tự học của người học ngoại ngữ là rất
quan trọng. Tự học, tự trau dồi, giúp người học biêt mình thiếu và yếu cái gì để
từ đó bổ sung. Khả năng tự học của mỗi người là quan trọng hơn rất nhiều lần

so với kiến thức đã được dạy ở trên lớp.
Khi mới học một ngoại ngữ thì nói ngoại ngữ là khó nhưng trình bày
một vấn đề bằng ngoại ngữ dễ hơn là nghe vì nghe đòi hỏi người học thứ nhất,
là phải nắm được vấn đề người nói đang nói gì; thứ hai, là phải hiểu được cả
văn hóa, truyền thống, tập tục của người nói.
Khó khăn của người Việt học tiếng Anh, có ba khó khăn chính:
- Một là, người Anh nói rất nhanh. Bởi họ nói có trọng âm và chỉ nhấn
vào trọng âm thôi, lướt qua nhiều yếu tố. Họ có đặc thù là chỉ nhấn vào những
trọng âm câu, tức là những từ quan trọng nhất ở trong câu, những từ chuyển tải
ý chính của người nói. Chúng ta không nắm được cách nói đó nghe rất khó.
Ngoài ra còn có các nét ngôn điệu khác nữa, ví dụ như luyến âm Come_on,
đồng hóa âm Around_town,
- Hai là, lối tư duy của chúng ta khác cho nên cách diễn đạt ý tưởng khác
với người Anh. Do vậy, có khi biết tất cả các từ trong câu, nhưng chúng ta
không hiểu được ý nghĩa của cả câu.
- Ba là, tác động của tiếng mẹ đẻ. Trong chuyên môn người ta gọi là sự
chuyển di hoặc sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ. Khi học tiếng Anh chúng ta vẫn
phát âm những âm của tiếng Anh theo âm của tiếng Việt. Đến khi nghe người
Anh nói chúng ta không nhận ra, đặc biệt là vấn đề trọng âm.
Vậy, để có thể cải thiện và từng bước nâng cao được khả năng nghe
ngoài sự nỗ lực, ý thức rèn luyện thường xuyên, tự học tốt đòi hỏi người học
phải có chiến lược cụ thể và nắm bắt được một số kỹ thuật nghe cơ bản.

MỘT SỐ KỸ THUẬT NGHE CƠ BẢN

I. Kỹ thuật nghe trọng âm
Cách nghe của người Anh là nghe trọng âm, tức là nghe những từ quan
trọng trong câu.
Quy trình để hiểu một thông điệp qua hoạt động nghe có hai bước:
1. Nắm bắt những từ có trọng âm trong câu.

2. Ghép nghĩa của các từ có trọng âm ấy lại với nhau để đoán nghĩa cả câu.
Hai quy trình này xảy ra trong tích tắc. Vì thế ngay từ đầu chúng ta phải
luyện tập nghe một cách kiên trì, thường xuyên, đúng kỹ thuật nếu không ta sẽ

25

trở lại thói quen cũ là nghe từng từ.
Trong giao tiếp thực tế người nghe thường nhận thấy có hai cái khó: một
là, người Anh nói rất nhanh. Hai là, khi người Anh nói không phải họ sẽ nhấn
mạnh vào những trọng âm câu thật to, thật mạnh mà họ nói rất tự nhiên, có
nhấn mạnh nhưng không dằn mạnh vào trọng âm.
Kỹ thuật nghe trọng âm này giúp người nghe giảm nhẹ gánh nặng phải
nghe rất nhiều từ không quan trọng trong câu, chỉ tập trung vào những nội dung
thông tin quan trọng. Với những từ có trọng âm nghe được, kết hợp với văn
cảnh, tình huống giao tiếp người nghe có thể hiểu được nội dung của thông điệp.
Trong môi trường bản ngữ, điều kiện xã hội giúp chúng ta rất nhiều
trong việc xây dựng và nâng cao năng lực nghe hiểu tiếng Anh. Tuy nhiên, khi
chúng ta ở trong môi trường phi bản ngữ thì năng lực này có lẽ khó tạo dựng
nhất. Cũng chính vì thế chỉ có học đúng phương pháp mới giúp ta thành công.
II. Nghe lấy thông tin chính
Khi nghe tiếng Anh, thông tin chính của câu thể hiện bằng những từ
quan trọng có trọng âm trong câu. Nhưng khi ghép các câu vào trong một đoạn
thì không phải câu nào cũng là ý chính. Tuy nhiên, có những thông điệp người
nghe phải tổng hợp ý nghĩa của tất cả các câu trong đó mới hiểu hết được. Đây
chính là một trong những bình diện khó khăn nhất trong việc nghe hiểu.
III. Nghe lấy thông tin chi tiết
Sau những ý chính chúng ta phải có những ý phát triển ý chính. Đó
chính là ý hỗ trợ. Mối quan hệ giữa ý chính và các ý hỗ trợ rất khăng khít nên
chúng ta phải nắm bắt được ý chính thì mới phát triển được các ý hỗ trợ. Trong
các ý hỗ trợ có những ý quan trọng hơn và những ý ít quan trọng.

Nếu hiểu được ta sẽ chủ động và tự tin, còn nếu không hiểu ta sẽ bị động và
lúng túng và càng làm khó khăn thêm cho hoạt động nghe.
Một điều rất quan trọng là khi nghe chúng ta cần cố gắng nghe được và
nhớ được tất cả những ý hỗ trợ cho ý chính. Nó đòi hỏi phải khổ công rèn
luyện năng lực nghe nắm bắt các ý phụ trợ cho một ý chính.
Quy trình của chúng ta bao giờ cũng là nghe lấy ý chính, rồi mới tìm
kiếm những ý hỗ trợ.
Để thực hiện một quy trình nghe một cách đầy đủ, chúng ta phải đáp ứng
những tiêu chí sau:
- Nhanh chóng phát hiện chủ đề nghe: Nắm bắt được chủ đề, chúng ta sẽ
nghe một cách chủ động hơn.
- Phải có kiến thức nền tốt (kiến thức về chủ đề sẽ nghe). Kiến thức nền
tốt tạo điều kiện cho chúng ta có thể nghe được một cách đơn giản hơn.
- Có phản xạ nhanh, phát hiện các ý chính và ý hỗ trợ, thông qua luyện tập.
Thường khi luyện nghe, chúng ta nên thực hiện theo ba bước sau:
- Nhanh chóng phát hiện chủ đề nghe.
- Tập trung nghe lấy ý chính.
- Nghe lấy những thông tin chi tiết.
IV. Nghe lấy thông tin cần thiết
Trong sinh hoạt hằng ngày, có nhiều trường hợp chúng ta nghe theo yêu
cầu riêng của mình, tức là chỉ nghe những thông tin mình đang tìm kiếm.

26

Trong khi nghe cũng vậy, chúng ta cần xác định rõ mục đích trước khi
nghe. Khi trả lời được câu hỏi “mình cần nghe cái gì” là chúng ta đã cơ bản
biết cái ta không cần nghe. Như vậy nguyên tắc chung là người nghe chỉ tập
trung nghe những gì liên quan đến mục đích nghe của mình, bỏ qua tất cả các
thông tin khác. Có một yếu tố giúp ta làm tốt điều này, đó là những từ có tính
chất báo hiệu, đây là những đầu mối để nắm bắt thông tin mình cần đến. Yếu tố

báo hiệu đôi khi không phải chỉ là một từ, nó có thể là một nhóm từ hoặc thậm
chí là một câu hoàn chỉnh.
V. Nghe lấy thông tin đầy đủ
Có thể nói đây là một trong các kỹ thuật nghe khó khăn nhất đối với
người học, bởi vì chúng ta cần nắm bắt được chi tiết tất cả các thông tin từ
thông tin chính đến những thông tin hỗ trợ.
Để nghe được đầy đủ các chi tiết người nghe cần có khả năng nghe từ có
trọng âm tốt và nhanh chóng hiểu nghĩa tổng thể của câu bằng cách vận dụng kiến
thức nền và năng lực phán đoán logic. Người học cần rèn luyện các yếu tố sau:
- Khả năng đoán từ trong văn cảnh để hiểu câu.
- Khả năng phán đoán những phần không nghe được của một câu, thậm
chí một đoạn ngắn.
- Khả năng ghi nhớ đầy đủ và đúng trật tự những thông tin nghe được.
- Xây dựng thói quen tập trung nghe (nhiều người nghe một vài phút là
mất tập trung, nhiều người nghe gặp từ mới, cứ nghĩ lẩn quẩn về từ mới đó mà
bỏ lỡ nhiều thông tin tiếp theo).
Trong giao tiếp thực tế hằng ngày chúng ta phải hiểu được ý của người
nói, hiểu được hàm ngôn trong lời nói đó. Hiểu biết về văn hóa trong giao tiếp
cũng là một vấn đề rất quan trọng. Mục đích giao tiếp của chúng ta đôi khi
không thực hiện được bởi hiểu nhầm, sai ý của người nói.
VI. Hình dung những điều mình nghe
Để nghe có hiệu quả chúng ta phải xây dựng được hình ảnh trong óc khi nghe.
Khi nghe không phải chúng ta có thể nắm được tất cả các từ trong câu,
vì nhiều lý do. Nhưng yêu cầu của hoạt động nghe là chúng ta phải nắm được
tất cả các sự kiện mà người nói đề cập đến.
Trước hết điều quan trọng trong khi nghe là chúng ta phải mường tượng
ra được hình ảnh mà người nói đề cập đến. Hay nói cách khác, chúng ta phải
“nhìn thấy được những điều ta nghe”. Nếu làm được như vậy, chúng ta mới dễ
nhớ và nhớ một cách có hệ thống. Khi nghe ai miêu tả một cảnh nào, một sự
kiện nào, nếu chúng ta nhắm mắt lại để nghe thì hình như ta thấy sự kiện đấy

cứ nổi dần lên trước mắt ta. Tức là chúng ta cảm thấy như mình đang ở trong
sự kiện đấy.
Kỹ thuật này giúp người nghe nhận diện được văn cảnh, nắm bắt được
tình huống, và nhờ đó phán đoán được các từ quan trọng để hiểu được toàn bộ
thông điệp.
Nếu chúng ta thường xuyên luyện tập kỹ thuật này thì sau một thời gian,
khả năng phán đoán nội dung thông điệp bằng văn cảnh của ta sẽ tiến bộ rõ
ràng. Đồng thời nó giúp cho chúng ta rút ngắn giai đoạn tiến tới tư duy bằng
ngoại ngữ khi nói.

×