Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

đề tài tình hình sử dụng biogas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



CAO THỊ TUYẾT NGÂN



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN SỬ DỤNG
BIOGAS ĐỐI VỚI HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI
3 XÃ HIỆP HƯNG, HÒA MỸ VÀ
LONG THẠNH, HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102




Tháng 05-2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




CAO THỊ TUYẾT NGÂN
MSSV: 4105655



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN SỬ DỤNG
BIOGAS ĐỐI VỚI HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI
3 XÃ HIỆP HƯNG, HÒA MỸ VÀ
LONG THẠNH, HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC


Tháng 05-2014
i
MỤC LỤC


MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.1 Phạm vi về không gian 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 CƠ SỞ KHOA HỌC 3
CHƯƠNG 2 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 5
2.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến khí sinh học (KSH) 5
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ 14
2.1.3 Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử
dụng biogas vào chăn nuôi 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Mô tả địa bàn nghiên cứu 18
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 18
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp 18
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 19
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 19
2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối 20

CHƯƠNG 3 22
GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 22
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG 22
3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP 23
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 23
3.2.1.1 Vị trí địa lý 23
3.2.1.2 Đặc điểm địa hình 24
3.2.1.3 Khí hậu 24
3.2.1.4 Chế độ thủy văn 24
Trang
ii
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 25
2.2.3 Giao thông 25
2.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội 25
2.2.3.1 Nông nghiệp 25
2.2.3.2 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 26
2.2.3.3 Về thương mại, dịch vụ 26
3.3 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 26
3.4 KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI TẠI 3
XÃ HIỆP HƯNG, HÒA MỸ VÀ LONG THẠNH, HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG 27
3.4.1 Các yếu tố tự nhiên 27
3.4.2 Các yếu tố xã hội 27
3.4.4 Các yếu tố kinh tế 28
CHƯƠNG 4 30
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO 30
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 30
4.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN
PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 30

4.1.1 Đặc điểm của các nông hộ chăn nuôi tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang 30
4.1.1.1 Thông tin đáp viên 30
4.1.2 Hiện trạng chăn nuôi lứa gần nhất của hộ nuôi heo ở huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang 38
Quy mô trong chăn nuôi 38
4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TỪ VIỆC CHĂN NUÔI HEO CỦA NÔNG
HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 43
CHƯƠNG 5 47
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG
BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG 47
5.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG
BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG 47
5.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 50
5.2.1 Giải thích ý nghĩa sự tác động của các biến đến quyết định áp dụng
biogas của các nông hộ ở huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang 51
5.2.2 Giải thích các biến không có ý nghĩa trong mô hình 52
CHƯƠNG 6 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BIOGAS VÀO
CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH
HẬU GIANG 55
6.1 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TRỞ NGẠI CHO SỰ PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH BIOGAS VÀO CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI CÁC NÔNG Ộ Ở
HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG 55
iii
6.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BIOGAS VÀO XỬ LÝ CHẤT
THẢI TRONG CHĂN NUÔI 56
6.2.1 Ổn định tình hình chăn nuôi 56

6.2.2 Giảm chi phí đầu tư 56
6.2.3 Tuyên truyền, cung cấp các tài liệu thông tin 57
CHƯƠNG 7 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
7.2 KIẾN NGHỊ 59
7.2.1 Đối với địa phương 59
7.2.2 Đối với nhà nước 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN 61
PHỤ LỤC 2: CÁC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 70

iv
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Các loại hầm ủ phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long 12
Các biến độc lập được diễn giải ở bảng 2.2 17
Bảng 2.2 Diễn giải các biến độc lập trong mô trình logistic 17
Bảng 2.3 Phân phối số quan sát trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (n=100) 19
Bảng 4.4: Độ tuổi của đáp viên và mong muốn sử dụng biogas của đáp viên ở
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 30
Bảng 4.5: Số năm kinh nghiệm chăn nuôi heo của nông hộ huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang (n=100) 31
Bảng 4.6: Nguồn gốc kinh nghiệm chăn nuôi của nông hộ huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang (n=100) 32
Bảng 4.7: Trình độ học vấn và mong muốn sử dụng biogas của đáp viên ở
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 34
Bảng 4.8: Thu nhập trên tháng từ các hoạt động khác của nông hộ huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 36

Bảng 4.9: Các nguồn nước được nông hộ sử dụng ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang (n=100) 37
Bảng 4.10: Đất và vốn sản xuất của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang (n=100) 38
Bảng 4.11: Số lứa heo trên lứa của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang (n = 100) 40
Bảng 4.12: Loại thức ăn trong chăn nuôi của nông hộ huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang (n=100) 41
Bảng 4.13: Cách xử lí phân gia súc của nông hộ 42
Bảng 4.14: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của lứa heo gần nhất của nông hộ ở
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 43
Bảng 4.15: Tổng chi phí, thu nhập và thu nhập ròng lứa heo gần nhất của nông
hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 45
Bảng 4.16 Tỷ lệ số hộ lời, lỗ, mức lời , lỗ lứa gần nhất của nông hộ nuôi heo
tại huyện Phụng hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 46
Bảng 5.17: Tỷ lệ nông hộ mong muốn sử dụng biogas huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang (n=100) 47
Bảng 5.18 Mô tả các biến độc lập đưa vào mô hình dựa trên thực tế khảo sát
49
Bảng 5.19 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận
áp dụng biogas vào chăn nuôi 50
Trang
v
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1Quá trình lên men tạo methane (CH4) 7
Hình 3.2 Bản đồ ĐBSCL và địa bàn nghiên cứu (tỉnh Hậu Giang) 22
Hình 4.3 Trình độ học vấn của đáp viên tại huyện Phụng Hiệp, 33
tỉnh Hậu Giang (n=100) 33
Hình 4.4 Số nhân khẩu và mong muốn sử dụng biogas của nông hộ 35

huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (n=100) 35
Hình 4.5 Hoạt động sản xuất chính của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, 36
tỉnh Hậu Giang (n=100) 36
Hình 4.6 Quy mô chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, 39
tỉnh Hậu Giang (n=100) 39
Hình 5.7: Tỷ lệ nông hộ mong muốn sử dụng biogas huyện Phụng Hiệp, 47
tỉnh Hậu Giang (n=100) 47

Trang
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐVT: Đơn vị tính
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
KHKT: Khoa học kỹ thuật
Phòng NN & PTNN: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP: Thành phố
UBND: Ủy ban nhân dân


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm luôn là mối lo thường
trực của nhân loại. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển không ngừng, dân số
thế giới bùng nổ, biến đổi khí hậu toàn cầu, mối đe dọa từ sự thiếu hụt nguồn

tài nguyên thiên nhiên trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo Tổ chức phát
triển Hà Lan (SVN), hiện nay, hàng tỷ người đang phải đối mặt với những
thách thức về nguồn năng lượng, một trong các nguyên nhân là do các chính
sách đầu tư và phát triển năng lượng hầu hết tập trung ở khu vực đô thị. Kết
quả là, vấn đề về năng lượng sử dụng cho sinh hoạt cũng như các hoạt động
sản xuất với quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và ven đô thị ít được quan tâm
và hỗ trợ.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với mối lo
chung này. Tuy được đánh giá là là một trong những nước đang phát triển
nhanh nhất trên thế giới với mức tăng trưởng GDP liên tục 6-8% mỗi năm
2000-2011, nhưng với dân số 92.400.000 (tháng 7 năm 2013) trong đó ¾ dân
số sống ở nông thôn thì nông nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất chính, nhu cầu
về năng lượng để phục vụ cho đời sống và sản xuất là rất lớn. Bên cạnh đó,
các hoạt động nông nghiệp cũng kéo theo nhiều vấn đề về môi trường như các
loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đất, chất thải từ hoạt
động chăn nuôi làm ô nhiễm không khí, nguồn nước…, ảnh hưởng đến sức
khoẻ, đời sống của người dân. Vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm ra một giải pháp
vừa có thể giải quyết cả hai vấn đề năng lượng và môi trường vừa phải phù
hợp với điều kiện của người dân nông thôn.
Biogas được xem là một hướng giải quyết thông minh và hiệu quả. Việc
ứng dụng mô hình biogas đóng góp vào sự phát triển nông thôn, bảo vệ môi
truờng thông qua việc cung cấp nguồn năng luợng sạch, rẻ tiền cho nguời dân
nông thôn, cải thiện sinh kế và sức khỏe của nguời dân nông thôn, góp phần
giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên việc ứng dụng biogas trong hoạt động sản xuất nông hộ vẫn chưa
thực sự phổ biến. Phần lớn khái niệm về biogas vẫn còn khá trừu trượng, xa lạ
đối với nông dân, một số ít nông hộ được biết đến và sử dụng biogas nhưng
vẫn chưa nhận thức được hết lợi ích của mô hình này. Mặt khác, vấn đề về kỹ
2


thuật và khả năng tài chính cũng gây trở ngại trong việc tiếp cận với nguồn
năng lượng này.
Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu :“
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas
của người dân 3 xã Hiệp Hưng, Hòa Mỹ và Long Thạnh, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang” để thấy được những nguyên nhân khiến biogas chưa
được phổ biến qua đó biết được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp
nhận sử dụng biogas của nông hộ tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, đề
xuất một số giải pháp để các nông hộ chăn nuôi có thể dễ dàng tiếp cận, sử
dụng biogas hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas của
người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhằm đề xuất giải pháp phát
triển mô hình chăn nuôi kết hợp biogas.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng
biogas của người dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp biogas tại
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình chăn nuôi heo tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng biogas của ông hộ
chăn nuôi tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. 3 xã
được chọn để khảo sát là Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Long Thạnh, đây là những xã

có số hộ chăn nuôi cao.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2014 – 05/2014.
3

Số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế-xã hội của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang được thu thập từ các báo cáo tổng kết năm, báo cáo tổng kết kinh tế -xã
hội của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang.
Các số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi heo ở
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Các số liệu sơ cấp về hiện trạng nuôi heo
của lứa gần nhất được thu thập tại các nông hộ có có chăn nuôi heo ở huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các nông hộ chăn nuôi heo ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
1.5 CƠ SỞ KHOA HỌC
- Christina (2012) “Viability of Household Biogas Plants in Vietnam”
mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá khả năng tồn tại của các dự án khí
sinh học hộ gia đình tại Việt Nam. Với hơn 8,2 triệu hộ gia đình nông thôn
dựa vào gỗ cho nhu cầu nấu ăn, công nghệ này sẽ không thể để đáp ứng nhu
cầu trong tương lai. Mô hình có khả năng cung cấp nhu cầu năng lượng của
3.170.000 hộ gia đình với điều kiện là mỗi mô hình có lượng phân tối thiểu
của 3 con lợn. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có khoảng 114.000 mô hình được
ứng dụng. Công nghệ có một tiềm năng chưa được khai thác rất lớn và một
tiềm năng phổ biến hàng loạt. Đánh giá tài chính cho thấy rằng đầu tư vào một
mô hình KSH mang lại một NPV là 39.160.000 đồng với mức đầu tư là 60%
chi phí đầu tư là của nông hộ và trợ giá 40%. Tổng hợp các đánh giá tài chính
cho thấy, các nông hộ chắc chắn sẽ lựa chọn một mô hình KSH, họ thích
những sự thay đổi để có thể tiết kiệm được chi tiêu. Tuy nhiên, vốn là một trở
ngại lớn đến quyết định sử dụng mô hình KSH. Bài nghiên cứu cũng cho rằng,

để tối đa hóa hiệu quả của các dự án, việc xác định đúng vùng nông thôn có
tìm năng là rất quan trọng do vị trí có ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự
án. Tuy vậy, bài nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính với mức đầu tư là 60%
chi phí của nông hộ và 40% trợ giá là chưa hợp lí đối với thực tế. Thực tế cho
thấy, mức trợ giá chỉ ở khoảng 15%-20%. Bên cạnh đó, dù nhận biết được nếu
ứng dụng mô hình KSH sẽ tiết kiệm được chi tiêu nhưng không chắc chắn
rằng nông hộ sẽ quyết định lựa chọn mô hình.
- Lê Thanh Sang (2013) “Đánh giá hiệu quả mô hình biogas đối với
nông hộ chăn nuôi heo ở hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang” qua khảo sát cho
thấy trung bình một năm nếu các nông hộ sử dụng biogas có thể tiết kiệm
được khoảng 2.120.621 đồng cho chi phí chất đốt, nhóm hộ nào có chi phí sử
dụng chất đốt càng cao thì khi sử dụng biogas lợi ích mang lại càng lớn. Về lý
4

do xây hầm ủ, có 63,2% hộ có lý do là để giảm mùi hôi thối, 48% là do giá
nhiên liệu tăng. Trong đó, có 42,1% nhận thức được xây hầm để dùng năng
lượng sạch, và làm sạch môi trường là 33,7%. Đa số các hộ đều nhận thấy
được phụ phẩm từ hầm ủ có thể tận dụng làm phân bón và thức ăn cho cá
nhưng rất ít hộ sử dụng. Các nhóm hộ vừa sử dụng biogas làm chất đốt vừa sử
dụng phụ phẩm để làm phân bón cho cây trồng có lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Như vậy, lợi ích kinh tế từ KSH là rất lớn. Tuy nhiên, tác giả cũng tự nhận
thấy hạn chế của đề tài là do các lợi ích từ KSH chưa được nông hộ tận dụng
(hầu hết chỉ sử dụng làm khí đốt) nên phải dùng các trường hợp giả định để
phân tích.
- Nguyễn Thị Thu Trang (2013) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chấp nhận áp dụng mô hình biogas của các nông hộ ở Vĩnh Long và Tiền
Giang”, kết quả phân tích cho thấy phần lớn các hộ chăn nuôi heo không có
hiệu quả. Cả hai nhóm hộ đều có tỷ suất doanh thu/ chi phí nhỏ hơn 1. Tuy
nhiên, đối với nhóm hộ có sử dụng biogas tỷ số này là cao hơn. Có 6 yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng mô hình biogas, trong đó yếu tố

khả năng chi trả chi phí đầu tư, xây dựng và yếu tố nhận thức đối với KSH có
tác động lớn nhất. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nông dân không thể áp
dụng mô hình KSH khi hoạt động chăn nuôi còn quá bấp bênh, nhiều rủi ro.
Vốn đầu tư cao so với khả năng tài chính của nông hộ. Ngoài ra, do thói quen
truyền thống là sử dụng củi để làm chất đốt nên các nông hộ cũng không có
nhu cầu thay đổi dạng năng lượng. Bài nghiên cứu chưa đưa ra được nguyên
nhân làm cho hoạt động chăn nuôi không được hiệu quả, tác giả chỉ tập chung
ở những yếu tố chi phí thức ăn, con giống và giá bán. Hầu hết người dân nông
thôn có thói quen học hỏi từ người thân, hàng xóm… nên để tuyên truyền sử
dụng KSH không nhất thiết là do các cán bộ có chức trách thực hiện.

5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
2.1.1.1 Các khái niệm liên quan đến khí sinh học (KSH)
a) Định nghĩa khí sinh học (biogas)
Khí sinh học (Biogas) là một loại khí được sinh ra khi phân động vật
và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (quá trình
hiếm khí).Vi sinh vật phân huỷ các chất tổng hợp và khí được sinh ra gồm
metan (CH
4
), nitơ (N
2
), cacbon dioxit (CO
2
) và hydro sulphate (H2S). Trong

đó, các khí CH4 và CO2 có thể cháy được. ( Trung tâm khuyến nông thành
phố Hồ Chí Minh). KSH được sản xuất để phục vụ các mục đích khác nhau.
Để sản xuất KSH, người ta xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị sản xuất KSH,
gọi tắt là thiết bị KSH.
Trong quá trình phân giải, chỉ một phần nguyên liệu được chuyển hóa
thành KSH, phần còn lại không phân giải hết được gọi là phụ phẩm KSH. Như
vậy, thiết bị KSH có hai sản phẩm là KSH và phụ phẩm KSH.
b) Nguyên liệu để sản xuất KSH
- Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước
tiểu) của gia súc, gia cầm và chất thải của người
- Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm
cây trồng (rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu ), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả,
lương thực bỏ đi ) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân
xanh ). Gỗ và thân cây già rất khó phân giải nên không dùng làm nguyên liệu
được ( Theo tài liệu Hỏi đáp về công nghệ khí sinh học, Cục chăn nuôi- Bộ
NN & PTNN )
c) Lợi ích của KSH
- Cung cấp năng lượng sạch
KSH có thành phần chủ yếu là khí mê-tan chiếm gần 60%, CO2 chiếm
gần 40% và là một khí cháy được, khi cháy ngọn lửa có màu lơ nhạt và không
6

có khói. Vì thế KSH là một loại nhiên liệu sạch sử dụng cho đun nấu và thắp
sáng rất thuận tiện. Ngoài ra cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu thay thế xăng
dầu chạy các động cơ đốt trong để phát điện, kéo các máy công tác ở những
vùng thiếu nhiên liệu. KSH còn được dùng để sấy chè, ấp trứng, sưởi ấm gà
con, chạy tủ lạnh hấp phụ và rất hiệu quả khi phối hợp với hầm mát để bảo
quản hoa quả tươi, ngâm hạt giống.

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Đun nấu bằng KSH không khói bụi, nóng bức. Do vậy giảm các bệnh
về phổi và mắt.
Các thiết bị KSH gia đình thường được nối với nhà xí. Chất thải người
và động vật đưa vào đây để xử lý nên hạn chế mùi hôi thối. Ruồi nhặng không
có chỗ để phát triển.
Giảm phát thải khí nhà kính
- Cung cấp phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
Phụ phẩm KSH rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt đạm dạng a-môn (NH
4
+
),
các vitamin có tác dụng cải tạo đất, chống bạc màu, tăng hàm lượng mùn
vì thế tốt cho các loại cây trồng, làm thức ăn bổ sung cho lợn, làm phân bón
cho ao cá.
Phụ phẩm được tận dụng làm phân bón cây hạn chế sử dụng phân hóa
học và thuốc trừ sâu. Trong môi trường phân giải kỵ khí, hầu hết các loại mầm
cỏ dại, trứng giun sán, ký sinh trùng gây bệnh đã bị tiêu diệt nên phụ phẩm
KSH được xem là loại phân bón sạch, hạn chế sâu bệnh cho cây trồng.
- Lợi ích khác
Dùng KSH thay thế xăng dầu, phân hoá học, thuốc trừ sâu, quốc gia sẽ
tiết kiệm được ngoại tệ cần chi để nhập dầu lửa và các sản phẩm hoá học.
Sử dụng phụ phẩm KSH có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất,
hạn chế hiện tượng đất bị thoái hoá, xói mòn. Do đó tài nguyên đất được bảo
tồn. ( Tài liệu tập huấn Công nghệ khí sinh học quy mô hộ gia đình, Cục chăn
nuôi- Bộ NN & PTNN)
d) Cơ sở lý thuyết của công nghệ Biogas
Dựa vào các vi khuẩn yếm khí để lên men phân huỷ kỵ khí các chất
hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được : H
2

,H
2
S, NH
3
, CH
4
, C
2
H
2
,…
trong đó CH
4
là sản phẩm khí chủ yếu (nên còn gọi là quá trình lên men tạo
Metan) (Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải, PGS. TS Lê Gia Hy, 2010)
7

Quá trình lên men metan chia làm 3 giai đoạn :

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III


Nguồn: Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải, PGS. TS Lê Gia Hy, 2010

Hình 2.1Quá trình lên men tạo methane (CH4)

Giai đoạn I: Biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản









Chất hữu cơ phức tạp:
(PROTEIN,ACIDAMIN,
LIPID)
Chất hữu cơ đơn giản
(ALBUMOZ PEPIT,
GLYXERIN, ACID
BÉO
Closdiumbipiclobacterium,
Bacillus gram âm không
sinh bào tử, staphy loccus
Vi khuẩn
Chất hữu cơ,
carbohydrates,
chất béo,
protein.





Khối Vi khuẩn
H
2
,CO
2,

Acid acetic

Acid propionic, acid
butyric, các rượu
khác và các hành
phần khác
Khối vi
khuẩn
H
2
, CO
2
,
acidacetic
Khối vi
khuẩn
CH
4
,
CO
2
8




Giai đoạn II: Hình thành acid
Nhờ vào vi khuẩn acetogenic bacteria (vi khuẩn tổng hợp acetat), các hydrates
carbon acid có phân tử lượng thấp (C
2

H
5
COOH, C
3
H
7
COOH, CH
3
COOH …)
và pH môi trường ở dưới 5 nên gây thối.
Giai đoạn III: Hình thành khí methane
Sản phẩm của pha acid là nguyên liệu để phân huỷ ở giai đoạn này, tạo ra hỗn
hợp khí : CH
4
, CO
2
, H
2
S, N
2
, H
2
, và muối khoáng (pH của môi trường chuyển
sang kiềm).
e) Phân loại hầm ủ
- Hầm biogas nắp cố định hình vòm (China) hay phẳng
Đây là loại hầm thông dụng và được nghiên cứu rộng rãi từ Trung
Quốc năm 1936, sau đó ở nhiều nơi khác cho tới nay. Được xây lắp từ gạch và
xi măng, hầm có cấu trúc vững và độ bền cao, biogas sinh ra có áp suất cao.
Nhược điểm chủ yếu là cần phải có kỹ thuật viên có tay nghề cao để xây dựng

và bảo trì. Giá thành khá cao (5-10 triệu đồng/ hầm) cũng là giới hạn của công
nghệ này.
Trong những năm vừa qua, công nghệ loại này phát triển chủ yếu là
loại hầm xây gạch nắp vòm hay bán cầu. Thể tích hầm thướng biến động từ 5
đến 30 m
3
. Do có chương trình phát triển được nước ngoài tài trợ (1-1,5
triệu/hầm) nên đang được phát triển trên nhiều tỉnh phía nam. Lực lượng thợ
xây hầm đa số được tập huần và rèn luyện qua các lớp tập huấn do các dụ án
tài trợ. Tuy vậy, nhiều cơ sở thiết kế xây lắp còn chưa được tập huấn, chủ yếu
do kinh nghiệm làm lâu năm. Số hầm xây có tỷ lệ sử dụng còn khá thấp do
chưa có chính sách hậu mãi tốt và màng lưới công nhân kỹ thuật sửa chữa
chưa đều khắp. Chủ yếu hầm xây phục vụ cho các chăn nuôi gia đình hay trại
chăn nuôi nhỏ và vừa. Một số doanh nghiệp đã hình thành để cung cấp dịch vụ
xây loại hầm ủ này (Bùi Xuân An, 2010).
- Hầm biogas nắp nổi (Indian)
Xuất xứ từ Ấn độ năm 1956 do Jashu Bhai J Patel phát triển (Gobar
Gas plant) sau đó cải tiến thành mẫu KVIC. Có cấu trúc gọn, chiếm ít diện tích
xây dựng nhưng do giá thành cao hơn hẳn các loại hầm khác nên số lượng lắp
đặt khá khiêm tốn. Ngoài ra, chất lượng của nắp nổi cũng là một vấn đề cần
9

quan tâm. Loại hầm này được một số cơ sở thiết kế và xây dựng nhưng với số
lượng ít.
- Túi biogas bằng nhựa dẻo Polyethylene
Vấn đề quan trọng nhất trong các chương trình biogas ở các nước đang
phát triển chính là giá thành của hầm ủ. Trước đây giá một hầm ủ xây bằng xi
măng cho một gia đình biến động trong vòng 3-10 triệu. Giá này là một trở
ngại cho hầu hết các tiểu nông. Với chi phí chỉ bằng 1/4-1/5 giá hầm xây, túi ủ
bằng polyethylene trở nên rất hấp dẫn cho người sử dụng ở Việt nam. Một

điểm hết sức thú vị là túi ủ có thể lắp nổi trên mặt nước, rất thích hợp cho
những vùng ngập nước, vùng có mùa nước nổi như các tỉnh ở Đồng bằng sông
Cửu Long (Phùng Chí Sỹ, 2009).
Ưu điểm của biogas bằng chất dẻo so với hầm xây là:
- Kỹ thuật lắp đặt dễ dàng, chi phí lắp đặt thấp.
- Vận hành đơn giản, ít tốn chi phí vận hành.
- Sửa chữa dễ dàng, ai cũng làm được, không cần tay nghề cao.
- Có thể thay đổi vị trí đặt hầm ủ một cách dễ dàng.
- Có thể đặt nổi trên mặt nước ở những nơi thiếu diện tích đất.
Được nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu 1990, công nghệ túi biogas
nhựa dẻo đã phát triển nhanh và khá bền vững trong điều kiện tự nhiêu và xã
hội ở các tỉnh phía nam. Hầu hết chi phí vật tư công xây lắp túi biogas đều do
người dân tự chi trả. Do công nghệ đơn giản, nhiều người dân có thể tự lắp đặt
nên chỉ tốn công mua vật tư làm túi. Tuy chưa có một khảo sát chính thức,
nhưng với số lượng báo cáo của một số cơ sở phát triển loại công nghệ này, số
lượng lắp đặt xấp xỷ 100.000 túi. Nó đã góp phần không nhỏ vào việc sản xuất
một khối lượng gas đáng kể phục vụ đồng bào ở nông thôn và hạn chế khá tốt
khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ở các khu vực dân
cư có chăn nuôi. Túi biogas còn được lắp đặt để xử lý nước thải từ các hoạt
động khác như sinh hoạt, chế biến nông sản (Bùi Xuân An CTV, 1997, 1998).
Do nhiều điều kiện khác nhau, công nghệ túi nhựa không phát triển ở khu vực
phía bắc (Bùi Văn Chính, 2002; Nguyễn Gia Lương và Nguyễn Quang Khải,
2002). Công nghệ này không được một số cơ quan quản lý và nghiên cứu
trung ương cho là công nghệ “chính thống” nên không đưa vào các chương
trình phát triển chung.
- Hầm ủ ống nằm ngang bằng bê – tông và bằng composite nhằm đa
dạng hoá các sản phẩm hầm biogas, gần đây, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH
10

Bách Khoa và một số đơn vị khác đã thử nghiệm loại hầm biogas ống nằm

ngang bằng bê tông và bằng vật liệu composite với ưu điểm: Độ bền cao, giá
thành vừa phải, kỹ thuật lắp đặt đơn giản, vận hành thuận tiện, ít phải bảo trì,
sửa chữa, có thể chuyển đổi vị trí hầm ủ.
Loại hầm này cũng đã phát triển tốt ở một số tỉnh như Bến Tre, Long An, Tiền
Giang. Tuy nhiên, cần có một số nghiên cứu phát triển để các công nghệ này
có thể ứng dụng rộng rãi trong điều kiện của các cơ sở sản xuất trong các vùng
khác nhau. Sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp
chiếm vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển này.
- Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE hoặc FPP resins (còn gọi là CIGAR)
Đa số các công nghệ biogas vừa nêu trên đây chủ yếu thích hợp cho các
cơ sở sản xuất nhỏ và vừa với số lượng chất thải ít. Ngày nay, chăn nuôi tập
trung, công nghệ chế biến nông súc hải sản tập trung đang có xu hướng phát
triển mạnh, nhất là quanh khu vực kinh tế trọng điểm. Nhiều cơ sở chăn nuôi
lớn, các nhà máy chế biến nông sản, súc sản, hải sản quanh thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phụ cận đã sử dụng các lọai nhựa dẻo như HDPE, FPP resins
làm tấm bạt phủ trên hố chứa phân và nước thải (còn gọi là công nghệ
CIGAR- Covered In-Ground Anaerobic Reactor) để thu biogas và giảm ô
nhiễm môi trường. Kết quả cho thấy có rất nhiều triển vọng đặc biệt cho các
trang trại với số đầu gia súc lớn (hàng ngàn con), các nhà máy chế biến có
lượng nước thải hàng ngàn khối. Các lọai nhựa này có tuổi thọ và độ bền cao
(10-15 năm), mặc dù đầu tư tốn kém, nhưng giá thành tính trên đơn vị thể tích
hố ga thì lại rất rẻ. Có một số số liệu về tính năng của các chất liệu này ở một
số nước trên thế giới. Cần có nhiều nghiên cứu sâu các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật về khả năng ứng dụng các chất liệu mới này làm hố ủ biogas trong điều
kiện Việt Nam như tuổi thọ, giá thành, hiệu suất sinh gas.
f) Lịch sử phát triển biogas ở Việt Nam
Có thể chia làm 4 giai đoạn:
- Từ 1960 - 1975:
Năm 1960, Bộ Công nghiệp xuất bản quyển sách “Phương pháp sản
xuất và thu thập khí mê-tan”.

Năm 1964, hầm ủ khí sinh học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng
tại Bắc Thái. Một số hầm ủ khác cũng được tiếp tục xây dựng sau đó nhưng
chỉ vận hành được một thời gian phải ngừng hoạt động vì một số vấn đề công
nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Commented [B1]: Gạch đầu dòng ở các giai đoạn cho dễ theo dõi
11

Tại miền Nam Việt Nam, Bộ Chăn nuôi đã tập trung nghiên cứu sản
xuất biogas từ phân gia súc nhưng kết quả không được đưa vào ứng dụng.
- Từ 1976 - 1980:
Năm 1976, Viện Năng lượng khởi động dự án “Nghiên cứu sản xuất
khí sinh học” tập trung vào thiết kế, phát triển và thử nghiệm các hầm ủ
biogas.
Một số hầm ủ bằng gạch đã được xây dựng tại Bắc Thái và Hà Bắc, trong đó
hầm ủ lớn nhất được xây tại nông trường Sao Đỏ, Sơn La (27m³ vào năm
1979).
- Từ 1981 - 1990:
Khởi động chương trình Năng lượng Tái tạo Quốc gia đứng đầu bởi
Viện Khoa học và Công nghệ Điện năng. Cùng tham gia có nhiều Viện
Trường với sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính từ Liên Xô, Anh, UNICEF,
liên hiệp các nước nói tiếng Pháp, Thụy Điển
Năm 1990, có khoảng 2000 hầm ủ được xây dựng 3 - 10m³.
Năm 1989, hội thảo biogas đầu tiên tổ chức ở TP. HCM.
Từ 1991 đến nay:
Công nghệ biogas phát triển khá mạnh với sự hỗ trợ từ nguồn vốn
chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
Năm 2002, Bộ NN&PTNT ban hành tiêu chuẩn đầu tiên về
thiết kế và xây dựng hầm ủ biogas.
Năm 2003, Hà Lan - Việt Nam thực hiện “Dự án khí sinh học cho
ngành chăn nuôi Việt Nam” Giải thưởng Năng lượng toàn cầu 2006.

Năm 2005, FAO tài trợ dự án quản lý chất thải chăn nuôi.
g) Các loại hầm ủ phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mỗi vùng miền, khu vực sẽ sử dụng những loại hầm thích hợp với đặc
điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, bảng 2.1 sẽ nêu ra những loại hầm ủ phổ biến ở
Đồng bằng sông Cửu Long.


12

Bảng 2.1 Các loại hầm ủ phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long
Loại hầm ủ

Ưu điểm

Nhược điểm
- Hầm ủ CT1
+ Phát triển bởi ĐHCT
Bắt đầu từ 1987 đến
khoảng 1995.
+ Thể tích 3.2m³.
+ Số lượng:100 cái tại
Cần Thơ và các tỉnh lân
cận.

+ Lắp đặt nhanh chóng.
+ Tốn ít diện tích đất.


+ Cồng kềnh khi
vận chuyển đến nơi

lắp đặt.
+ Thu gom phân
bằng tay.

- Hầm ủ TG-BP
+Được ĐHCT giới thiệu
ở ĐBSCL từ năm 1992.
+Thể tích: 4, 6, 8, 12,
16, 18, 36, 50 và 100
m3.
+Số lượng: ~ 3000 cái
tại miền Nam Việt Nam.


+Tuổi thọ cao (bảo hành tối
thiểu 1 năm)
+ Xây dựng dưới mặt đất
nên tiết kiệm mặt bằng.
+Kết cấu có đai chống nứt.
+ Dễ dàng vệ sinh với nắp
đậy tháo rời được.
+ Áp suất và nhiệt độ ổn
định.

+ Chi phí đầu tư
cao.
+ Đòi hỏi thợ xây
lành nghề.

•Túi ủ PE: –Giới thiệu

từ 1992 bởi Đại học
Nông Lâm.
–Số lượng: > 30,000 cái
ở miền Nam Việt Nam

+ Chi phí đầu tư thấp.
+Lắp đặt nhanh chóng, dễ
dàng.


+ Chiếm diện tích.
+ Tuổi thọ ngắn.
+ Áp suất khí thấp
•Hầm ủ KT2: + Phát
triển trong khuôn khổ
dự án Việt Nam - Hà
Lan từ.
+Số lượng: 3,493 cái ở
ĐBSCL (tháng 9/2010).

+ Rẻ hơn hầm TG-BP.


+ Không xây dựng
đai chống nứt vì vậy
có thể gây rò rỉ khí
gas
+ Không sử dụng
vữa tô mái vòm phía
trong hầm ủ gây thất

khoát khí

13

Loại hầm ủ

Ưu điểm

Nhược điểm
•Hầm ủ composite

+ Có khả năng chịu được tác
động cơ học và áp lực cao
+ Không bị tác động hóa học
hay điều kiện môi trường
+ Nhẹ, có thể di chuyển,
thay đổi vị trí lắp đặt khi cần

+ Có khả năng rò rỉ
hay dập vỡ
+ Dung tích nhỏ (4,
7, 9 m3). Hay bị tắt
ống dẫn khí
+ Giá quá đắc
•Hầm ủ VACVINA cải
tiến
+Giới thiệu bởi Trung
tâm Nghiên cứu & Phát
triển Cộng đồng nông
thôn - Hội làm vườn

Việt Nam.

+ Hầm hình khối chữ nhật
xây dựng dễ dàng, +Nắp
hầm tận dụng làm chuồng
heo tiết kiệm diện tích
+ Giá thành xây dựng rẻ

+ Khí chứa trong túi
PE có áp thấp, rủi ro
cao
+ Các góc chết có
thể nứt gây rò rỉ khí

Nguồn : Các loại hình hầm ủ biogas ở Đồng bằng Sông Cửu Long,
Võ Nguyễn Châu Ngân, 2013

h) Một số thiết bị sử dụng KSH
Theo báo cáo khảo sát thiết bị sử dụng KSH của Viện Quản lý và Phát
triển Châu Á (AMDI):
- Bếp gas đôi: Giá dao động từ 240.000 đồng đến 1.078.000 đồng. Giá
thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và cao nhất là ở Quảng Ninh và Quảng Nam với
cùng một thương hiệu bếp Hùng Vương. Giá phổ biến nhất là 400.000 đồng
đến 500.000 đồng cho tất cả các thương hiệu.
- Bếp gas đơn: Mức giá dao động từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Mức giá thấp nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và giá cũng không biến động nhiều ở các
tỉnh khác. Mức giá phổ biến nhất là khoảng 200.000 đồng với tất cả các
thương hiệu.
- Bếp gang: Giá dao động từ 140.000 đến 300.000 đồng. Mức giá thấp
nhất là ở tỉnh Bắc Ninh và giá cũng không biến động nhiều ở các tỉnh khác.

Mức giá phổ biến nhất là khoảng từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng với tất cả
các thương hiệu.
14

- Đèn KSH: Giá khoảng từ 50.000 đồng đến 120.000 đồng. Giá thấp
nhất ở tỉnh Nam Định và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 60.000
– 80.000 đồng.
- Đèn sưởi vật nuôi: Giá từ 120.000 đồng đến 380.000 đồng. Giá thấp
nhất ở Long An và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 220.000 đồng
đến 250.000 đồng.
- Bình nước nóng KSH: Giá từ 600.000 đồng đến 2.100.000 đồng. Giá
phụ thuộc vào công suất của bình và phụ thuộc vào người bán ở mỗi tỉnh. Giá
thấp nhấp ở Tiền Giang và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là
1.200.000 đồng đến 1.250.000 đồng.
- Nồi cơm: Giá từ 400.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Giá thấp nhất ở
Tiền Giang và cao nhất ở Quảng Ninh. Mức giá phổ biến là 450.000 đồng đến
650.000 đồng.
- Máy phát điện: Giá từ 1.500.000 đồng đến 8.800.000 đồng. Mức giá
phụ thuộc vào công suất máy phát điện.
- Các thiết bị chính sử dụng tại Việt Nam bao gồm: bếp nấu (đôi, đơn),
đèn KSH, đèn sưởi vật nuôi, bình nước nóng KSH, nồi cơm KSHvà máy phát
điện. Bếp đôi được sử dụng nhiều nhất với 79%, bếp đơn và bếp gang xếp sau
với 42% và 31,4% tương ứng. Khoảng 21,1% số người sử dụng đèn KSH. Tỷ
lệ hộ gia đình sử dụng đèn sưởi cho động vật là 6%, trong khi số lượng hộ gia
đình sử dụng bình nước nóng KSH, nồi cơm KSH và máy phát điện vẫn còn
rất thấp ở tất cả các tỉnh, mỗi thiết bị chiếm khoảng 1%.
Người sử dụng KSH thường thiếu thông tin về các thiết bị KSH. Giá thị
trường của các thiết bị KSH chủ yếu phụ thuộc vào các nhà bán lẻ. Thông
thường, thợ xây đã xây dựng công trình KSH sẽ bán các thiết bị KSH cho
người dùng. Do người sử dụng KSH thiếu thông tin, giá thị trường của thiết bị

KSH thường do các thợ xây quyết định.
2.1.1.2 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ
- Nông hộ (hộ nông dân) là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan
hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành
các hoạt động sản xuất nông nghiêp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu của các thành viên trong hộ. (Trần Quốc Khánh, 2005).
- Đặc trưng của nông hộ:
15

+ Mục đích sản xuất của nông hộ là sản xuất ra nông, lâm sản phục vụ cho nhu
cầu của chính họ. Vì vậy, hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần, khi sản xuất
không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có
thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là
mục tiêu chính của hộ nông dân.
+ Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh
tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp.
+ Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên cùng huyết thống, về quan hệ
hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời.
+ Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động. Sự tái tạo gồm việc sinh,
nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…
- Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn
tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát
triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao,
góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống
ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
2.1.3 Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử
dụng biogas vào chăn nuôi

Sau khi tìm hiểu các nghiên cứu về tình hình ứng dụng mô hình biogas vào
hoạt động chăn nuôi trước đây cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp
nhận áp dụng mô hình biogas được phân nhóm như sau:
Nhóm kinh tế - xã hội
+ Khả năng chi trả: là khả năng về tài chính của nông hộ để xây dựng mô hình
biogas. Chi phí đầu tư xây dựng khá lớn so với thu nhập của người dân nông
thôn, vì vậy, dù có mong muốn sử dụng mô hình thì cũng khó có khả năng chi
trả cho chi phí xây dựng.
+ Tổng thu nhập: là tổng thu nhập trung bình của hộ trong 1 năm. Nông hộ có
thu nhập càng cao thì khả năng đầu tư cho xây dựng hầm ủ biogas càng lớn.
+ Giả định giá năng lượng đang sử dụng ( ví dụ: gas…) tăng 25%: Giả định
giá năng lượng mà nông đang sử dụng sẽ tăng lên 25% ngay thời điểm phỏng
vấn, xem xét giả định này có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng
biogas của nông hộ hay không.

×