i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn hai thầy Th.s Phan Minh Thụ và Th.s Nguyễn
Đắc Kiên người đã trực tiếp hướng dẫn, thôi thúc và tận tình chỉ bảo những kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian mà tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Đồ án sử dụng dữ liệu của đề tài: “Nghiên cứu khả năng tự làm sạch, đề
xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường đầm Thủy
Triều – vịnh Cam Ranh”. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chủ
nhiệm đề tài: TS. Bùi Hồng Long và Th.s Nguyễn Hữu Huân.
Tôi xin ghi nhớ công lao của các thầy cô trong trường Đại học Nha Trang.
Đặc biệt, các thầy cô khoa Nuôi trồng Thủy sản đã tận tình giảng dạy, trang bị cho
tôi những kiến thức chuyên ngành cơ bản, quý báu, cần thiết sau khi ra trường.
Một lần nữa tôi gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị phòng Sinh thái và
Môi trường – Viện Hải Dương Học Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đây.
Tôi xin có lời tri ân đến cha mẹ đã sinh thành và dạy bảo để tôi có ngày hôm
nay và người thân đã luôn luôn bên cạnh, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong suốt
thời gian học Đại học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn lớp 50NTMT đã động viên, giúp đỡ tôi
vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập.
Sinh viên
Đào Thị Hồng Vân
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát năng suất sinh học trong thủy vực 3
1.2. Phương pháp xác định NSSH của thực vật nổi 4
1.2.1. Phương pháp gia số oxy 4
1.2.1.1. Nguyên lý: 4
1.2.1.2. Một số ưu, nhược điểm: 5
1.2.2. Phương pháp 14C 5
1.2.2.1. Nguyên lý: 5
1.2.2.2. Một số ưu,nhược điểm: 5
1.3. Mô hình NSSH (mô hình P – I) trong vùng biển ven bờ và cửa sông 6
1.4. Tình hình nghiên cứu NSSH của thực vật nổi trên thế giới. 9
1.5. NSSH sơ cấp của thực vật phù du ở vùng biển Việt Nam. 11
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến NSSH của thực vật nổi 13
1.6.1. Ánh sáng 13
1.6.2. Chlorophyll –a 13
1.6.3. Muối dinh dưỡng 14
1.7. Một số tồn tại trong nghiên cứu NSSH sơ cấp tại thủy vực ven bờ 15
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 16
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: 16
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: . 17
iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 19
2.2.2. Phương pháp thu mẫu nước 19
2.3. Phương pháp thực nghiệm xác định NSSH. 21
2.4. Phương pháp phân tích mẫu 22
2.4.1. Xác định đô mặn, pH và DO: 22
2.4.2. Phân tích Chlorophyll-a: 22
2.4.3. Phân tích NO2-: 23
2.4.4. Phân tích NO3-: 23
2.4.5. Phân tích NH4+: 23
2.4.6. Phân tích PO43-: 23
2.5. Phương pháp xử lý số liệu. 23
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Các hoạt động của con người tác động đến NSSH vùng Cửa Bé 24
3.1.1. Nước thải sinh hoạt: 24
3.1.2. Nước thải từ hoạt động công nghiệp: 25
3.1.3. Hoạt động nông nghiệp: 27
3.1.4. Hoạt động nuôi trồng thủy sản: 27
3.1.5. Hoạt động khai thác và giao thông trên biển: 28
3.2. Đặc trưng môi trường vùng Cửa Bé 28
3.3. Sự biến động các thông số thực nghiệm của NSSH (P
B
max
, α) 34
3.3.1. Mối quan hệ giữa cường độ chiếu sáng và NSSH sơ cấp 34
3.3.2. Các thông số thực nghiệm: P
B
max
, α cửa khu vực Cửa Bé trong mùa khô 36
3.4. Mối quan hệ giữa NSSH sơ cấp và các thông số môi trường 40
3.5. Khả năng phục hồi của chất lượng môi trường nước trong vùng Cửa Bé. 41
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả mô hình P – I ở vùng biển ven bờ và cửa sông trên thế giới 10
Bảng 1.2: Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng biển Việt Nam. 11
Bảng 2.1: Đặc điểm thời gian thu mẫu 19
Bảng 2.2: Cường độ ánh sáng thí nghiệm (µE m
-2
s
-1
) 22
Bảng 3.1: Thống kê các doanh nghiệp chế biến thủy sản Nha Trang 25
Bảng 3.2: Chất lượng nước các ao nuôi tại công ty Long Sinh Cửa Bé
(4/2011) 27
Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường vùng nghiên cứu. 29
Bảng 3.4: Các thông số NSSH thực nghiệm 37
Bảng 3.5: Giá trị phân tích thống kê P
B
max
ở Cửa Bé 37
Bảng 3.6: Giá trị phân tích thống kê α ở Cửa Bé 38
Bảng 3.7: Giá trị thống kê của P
B
max
α. 39
Bảng 3.8: Ma trận tương quan giữa các thông số thực nghiệm NSSH với các
yếu tố môi trường ở Cửa Bé – Nha Trang 40
Bảng 3.9 : Đánh giá khả năng phục hồi ở Cửa Bé 42
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa quang hợp và năng lượng bức xạ trong trường hợp
ức chế quang hợp (Hiệu đính từ Platt và cs, 1980) 7
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa năng suất sinh học (P
B
) và năng lượng bức xạ (I)
trong trường hợp bình thường (Platt và Sathyendranath, 2000) 8
Hình 1.3(a): Hàm của cường độ ánh sáng trong ngày đêm (Platt và
Sathyendranath 2000) 8
Hình 1.3(b): Mối quan hệ P, B và I trong cột nước (Platt và Sathyendranath 2000). 9
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 17
Hình 2.2: Sơ đồ trạm vị nghiên cứu. 20
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm P – I (hiệu chỉnh từ Mackey và cs, 1997) 21
Hình 3.1: Biến động hàm lượng DO (mg O
2
/l) tại Cửa Bé 30
Hình 3.2: Biến động hàm lượng Nitrite (µgN/l) tại Cửa Bé 31
Hình 3.3: Biến động hàm lượng Nitrate (µgN/l) tại Cửa Bé 31
Hình 3.4: Biến động hàm lượng Amonia (µgN/l) tại Cửa Bé. 32
Hình 3.5: Biến động hàm lượng Phosphate (µgP/l) tại Cửa Bé. 32
Hình 3.6: Biến động hàm lượng Chlorophyll – a (mg/m
3
) tại Cửa Bé. 33
Hình 3.7 : Đường cong P – I lúc triều thấp (n = 19) 34
Hình 3.8: Đường cong P – I lúc triều cao (n=19). 35
Hình 3.9 : Mối quan hệ giữa P
B
max
và α 40
Hình 3.10: Khả năng phục hồi chất lượng nước ở Cửa Bé thông qua khả năng
hấp thụ N trong môi trường nước của thực vật nổi để tạo ra NSSH trong 1 ngày. 44
Hình 3.11: Khả năng phục hồi chất lượng nước ở Cửa Bé thông qua khả năng
hấp thụ P trong môi trường nước của thực vật nổi để tạo ra NSSH trong 1 ngày 44
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chl-a : Chlorophyll-a.
CĐ : chế độ.
CV : mã lực.
DIN - Dissolved Inorganic Nitrogen : nitơ vô cơ hòa tan.
DIP - Dissolved Inorganic Phosphorus : phốt pho vô cơ hòa tan.
DNTN : doanh nghiệp tư nhân.
DO - Dissolved Oxygen (mg O
2
/ l) : Oxy hòa tan.
HST : hệ sinh thái.
NSSH : Năng suất sinh học.
P
B
max
: cường độ quang hợp cực đại khi bão hòa ánh sáng.
α : hệ số góc của đường cong P – I, hay hiệu suất hấp thụ ánh sáng
riêng của Chl-a.
S : độ mặn.
QH : quá trình quang hợp.
TNHH : trách nhiệm hữu hạn.
1
LỜI MỞ ĐẦU
Năng suất sinh học (NSSH) trong các thủy vực đóng vai trò sinh thái quan
trọng trong các chu trình sinh địa hóa vật chất của các hệ sinh thái nước. Trong đó
NSSH của thực vật nổi là khâu đầu tiên trong quá trình sinh sản ra vật chất hữu cơ
trong thuỷ vực và nó biến động mạnh theo không gian, thời gian.
Theo Friend và cs. (2009), tổng NSSH của thực vật nổi ở các thủy vực ven
bờ và đại dương chiếm hơn 50 % lượng NSSH toàn thế giới .Do đó, NSSH sơ cấp
là một trong những thông số quan trọng trong quá trình điều tra đánh giá nguồn lợi,
tài nguyên và môi trường biển cũng như nguồn năng lượng cơ sở trong các hệ sinh
thái biển và ven bờ. Ngoài ra, việc nghiên cứu cơ chế và biến động của NSSH còn
góp phần vào việc đánh giá khả năng phục hồi của môi trường tự nhiên.
Trong các hệ sinh thái nước, cửa sông được xem là hệ sinh thái có năng suất
cao, nó cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật không chỉ cho riêng hệ sinh thái
cửa sông mà còn cho các vùng nước lân cận. Đó là do vùng cửa sông tiếp nhận
nguồn dinh dưỡng cũng như các chất thải từ lục địa, đặc biệt là từ các hoạt động
kinh tế ven bờ. Có thể nói rằng hệ sinh thái cửa sông đa dạng về thành phần các loài
sinh vật và giàu có về sinh vật lượng. Thêm vào đó, nguồn bức xạ năng lượng ánh
sáng mặt trời tự nhiên dồi dào là yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ giàu có sinh
khối thực vật nổi của hệ sinh thái cửa sông vùng nhiệt đới.
Những nghiên cứu về các thông số của quá trình sản xuất sơ cấp được tiến
hành từ những năm 1960 .Tuy nhiên, những công trình này được tiến hành hầu hết
ở những vùng nước đại dương và vùng ven bờ có vĩ độ cao. Chỉ có một vài nghiên
cứu được thực hiện ở vùng nhiệt đới nhưng tập trung ở vùng biển khơi và ven bờ.
Cho đến hiện nay nghiên cứu một cách chi tiết về các thông số của NSSH vùng cửa
sông ở Việt Nam nói chung hầu như chưa có.
Do đó, để góp phần bổ sung các cơ sở khoa học cho việc đánh giá sự biến
động nguồn vật chất cũng như khả năng tự phục hồi của thủy vực, đề tài “Nghiên
cứu năng suất sinh học và các thông số sinh thái môi trường ở vùng Cửa Bé
2
trong mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5).” Được thực hiện với mục tiêu và nội
dung như sau:
Mục tiêu đề tài:
- Tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học để nghiên cứu một số thông số
thực nghiệm NSSH trong môi trường nước vùng Cửa Bé.
- Xác định một số thông số thực nghiệm của NSSH (P
B
max
,α) và mối quan hệ
của NSSH với các thông số môi trường nhằm bước đầu đánh giá khả năng hồi phục
của môi trường nước ở khu vực nghiên cứu.
Nội dung:
Xác định biến động năng suất sinh học sơ cấp ở vùng cửa sông thuộc Cửa
Bé trong mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5) bằng phương pháp thực nghiệm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số môi trường đối với năng suất
sinh học sơ cấp (muối dinh dưỡng và Chlorophyll – a).
Bước đầu đánh giá khả năng hồi phục của môi trường nước ở vùng Cửa Bé.
Đề tài tiến hành nghiên cứu các thông số thực nghiệm của NSSH sơ cấp
(P
B
max
, α) và đo đạc các thông số sinh thái môi trường (muối dinh dưỡng: Amonia
(NH
3
/NH
4
+
), Nitrate (NO
3
-
), Nitrite (NO
2
-
) , Photphat (PO
4
-3
), pH, độ mặn và Chl-a)
với mẫu nước thu được từ vùng Cửa Bé (Nha Trang). Đề tài thực hiện khảo sát 12
lần từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2012 theo chu kỳ thủy triều hàng tháng.
Qua đề tài này nhằm làm rõ thêm về đặc điểm môi trường sinh thái của thủy
vực cửa sông Cửa Bé, đồng thời bổ sung và cung cấp thông tin khoa học cần thiết
trong nghiên cứu NSSH tích phân cho vùng cửa sông và các thủy vực trong vùng
biển ven bờ. Từ đó góp phần trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả và bảo vệ các hệ
sinh thái vùng cửa sông.
3
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát năng suất sinh học trong thủy vực.
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007) định nghĩa NSSH sơ cấp trong
nước là quá trình tổng hợp các sản phẩm hữu cơ từ vật chất vô cơ và năng lượng
bức xạ mặt trời thông qua quá trình quang hợp của thực vật nổi hoặc thực vật đa bào.
NSSH sơ cấp trong hầu hết các đại dương là khá thấp, do cách xa đất liền
nên nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để thực vật nổi phát triển bị hạn
chế. Khu vực có năng suất cao thường là những vùng có nguồn chất dinh dưỡng dồi
dào như vùng nước trồi và các vùng cửa sông lớn (Fao, 2007).
NSSH sơ cấp của vùng biển và ven bờ được cung cấp bởi các HST đặc thù
như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển,… Tuy nhiên, chiếm phần lớn NSSH
trong các vùng biển là do thực vật phù du tạo ra (Fao, 2007). Thực vật phù du sử
dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời và hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước để sản
xuất chất hữu cơ, cung cấp nguồn vật chất cho hệ sinh thái.
Quá trình quang hợp có thể được mô tả bởi phương trình đơn giản sau :
CO
2
+ 2H
2
O (CH
2
O) + H
2
O + O
2
(1)
Do đó, quá trình quang hợp có thể định lượng bằng một trong 3 cách độc lập
thông qua:
1. Sự gia tăng của cacbon hữu cơ.
2. Sự suy giảm hàm lượng CO
2
tổng số.
3. Gia tăng hàm lượng O
2
hòa tan.
Tuy nhiên, quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ không phải đơn giản như vậy.
Phát triển của thực vật phù du cần phải tổng hợp protein, chất béo, axit nucleic và
tinh bột. Do đó, muối dinh dưỡng cũng tham gia vào quá trình quang hợp (Stumm
và Morgan, 1996).
Nếu quá trình quang hợp sử dụng NO
3
–
thì tỉ lệ O
2
: N = 8,625
106CO
2
+ 16NO
3
–
+ H
3
PO
4
+ 122H
2
O + 16H
+
(CH
2
O)
106
(NH
3
)
16
(H
3
PO
4
) + 138O
2
(2)
8 h
4
Nếu quá trình quang hợp sử dụng NH
4
+
thì tỉ lệ O
2
: N = 6,625
106CO
2
+ 16NH
3
-
+ H
3
PO
4
+ 106H
2
O (CH
2
O)
106
(NH
3
)
16
(H
3
PO
4
) + 106O
2
(3)
Quá trình quang hợp có sự tham gia của muối dinh dưỡng đã ảnh hưởng đến
việc xác định NSSH.
Dựa vào nguồn vật chất hữu cơ tổng hợp và tích lũy thông qua quá trình
quang hợp, NSSH sơ cấp ở thủy vực được phân chia ra như sau:
NSSH thô (Gross primary production – GPP) là tỉ lệ quang hợp của thực
vât nổi mà không tính đến lượng chất mất đi do bài tiết hoặc hô hấp của chúng.
NSSH tinh (Net primary production – NPP) là GPP trừ đi phần mất đi do
hô hấp của thực vật nổi.
NS quần thể tinh (Net community production – NCP) là NPP trừ đi phần
mất đi do hô hấp của động vật nổi và vi sinh vật.
Bức xạ ánh sáng mặt trời có dải sóng rất rộng nhưng năng lượng bức xạ có
giá trị quang hợp (PAR) nằm trong dải ánh sáng khả kiến, tức là từ 380 – 750 nm.
Trong toàn cột nước ở vùng biển, giới hạn của tầng ưu quang (là lớp nước sâu ở đó
ánh sáng đủ cung cấp cho quá trình quang hợp của thực vật) được xác định bằng
1 % PAR ở tầng mặt. Ở vùng biển Đông, tổng bức xạ mặt trời trong ngày là rất cao,
trung bình 3096 – 3715 Kcal/m
2
/ngày (Lâm Ngọc Sao Mai và Nguyễn Tác An,
2009). Hệ số chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật nổi là 0,08 – 0,45 %.
Điều đó chứng tỏ nguồn năng lượng cơ sở của sự sống trong các hệ sinh thái nước ở
vùng biển ven bờ Việt Nam là khá lớn.
1.2. Phương pháp xác định NSSH của thực vật nổi.
1.2.1. Phương pháp gia số oxy.
1.2.1.1. Nguyên lý:
Phương pháp gia số oxy trong bình đen - trắng (Gaarder và Gran, 1927) là
phương pháp đơn giản dùng để xác định NSSH ở các hệ sinh thái ở nước, là phương
pháp đơn giản và cơ bản để định lượng NSSH ở biển cho đến khi phương pháp C
14
được thiết lập. Phương pháp này được dựa trên cơ sở ước lượng hòa tan oxy trong
các mẫu nước theo phương pháp của Winkler. Lượng oxy gia tăng trong bình trắng
5
là NSSH thô - GPP, trong khi đó lượng oxy giảm đi trong bình đen là hô hấp của
sinh vật nổi. NSSH tinh - NPP được xác định là hiệu số giữa lượng oxy trong bình
trắng và bình đen khi giả sử rằng lượng hô hấp trong bình trắng bằng bình đen.
1.2.1.2. Một số ưu, nhược điểm:
Mặc dù đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ thực hiện và cho kết
quả tốt khi hàm lượng thực vật nổi trong mẫu tương đối lớn. Tuy nhiên, phương
pháp gia số oxy này vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Do độ nhạy thấp, nên thời gian chiếu sáng thường dài.
Do sự hiện diện của vi sinh vật và động vật nổi trong mẫu nên kết quả
tính toán thường làm gia tăng cường độ hô hấp. Hơn nữa thực vật nổi lại là mắc
xích thức ăn của động vật nổi, cho nên sau thời gian chiếu sáng dài, GPP và NPP
thường có giá trị thấp hơn so với giá trị thực của nó.
Kết quả xác định được là gia số oxy cho nên khi chuyển đổi sang đơn vị
carbon cần phải chú ý hệ số quang hợp giữa sản sinh oxy và cố định carbon (PQ)
,tức là chú ý đế sự biến động muối dinh dưỡng trong mẫu. Thông thường, nếu NH
4
được sử dụng trong quá trình quang hợp thì PQ = 1 mol/ mol, còn nếu NO
3
được sử
dụng thì PQ là 1,45 mol/mol.
1.2.2. Phương pháp 14C.
1.2.2.1. Nguyên lý:
Phương pháp này được phát triển bởi Steeman – Nielsen (1952). Theo
phương pháp này, một lượng
14
CO
2
(DIC) được thêm vào trong mẫu. Sau thời gian
chiếu sáng, lượng CO
2
đánh dấu cùng với CO
2
tự nhiên trong mẫu sẽ được thực vật
nổi hấp thụ và chuyển hóa thành chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể.
14
C hữu cơ tích
lũy trong thực vật nổi (
14
C - POC) được xác định bằng máy đo tia α và β, và được
tính theo công thức:
C
tổng hợp
= (DIC
tự nhiên
x
14
C – POC x 1,05) / (
14
C – DIC
thêm vào mẫu
) (4)
1.2.2.2. Một số ưu,nhược điểm:
Phương pháp này có ưu thế về độ nhạy và độ chính xác cao, cũng như lượng
mẫu sử dụng nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại một số nhược điểm sau:
6
Rất khó xác định cường độ hô hấp một cách trực tiếp.Do vậy, năng suất
xác định được là NSSH tinh - NPP.
Yêu cầu phương pháp có kỹ thuật cao và cần các thiết bị hiện đại.
Giải quyết vấn đề chất thải phóng xạ.
Bên cạnh hai phương pháp trên, một số phương pháp xác định NSSH bằng
đồng vị phóng xạ đánh dấu như
13
C,
18
O ,
13
N và
15
N cũng được giới thiệu và sử
dụng cho mẫu nước biển với nguyên lý tương tự
14
C.
Thêm vào đó, xác định NSSH bằng phương pháp huỳnh quang cũng được
giới thiệu bởi Dau (1998) nhưng chưa được thông dụng.
1.3. Mô hình NSSH (mô hình P – I) trong vùng biển ven bờ và cửa sông.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quang hợp và ánh sáng (P–I) đã được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu để đánh giá sức sản xuất của thực vật nổi. Nhiều mô hình
toán đã được phát triển để mô tả mối quan hệ này (Phan Minh Thụ và cs. , 2012;
Nguyễn Tác An và Võ Duy Sơn, 2010; Forget và cs. , 2007; Jassby và Platt, 1976;
Platt và cs., 1980; Steele, 1962). Tổng hợp tất cả các mô hình tính có thể chia ra làm
hai dạng là mô hình thống kê và mô hình động học. Tuy nhiên, những công trình
này có cùng quan điểm là sử dụng cường độ quang hợp riêng cực đại P
B
max
(hoặc
cường độ quang hợp riêng tối ưu P
B
opt
) và hiệu suất hấp thụ ánh sáng riêng của Chl-
a (α) trong cách tính toán NSSH. P
B
max
có lẽ là thông số quang hợp dễ sử dụng nhất
để so sánh các kết quả nghiên cứu (Perez và cs., 2011; Perez và Canteras, 1993), do
P
B
max
thường ít sai khác khi thay đổi cường độ chiếu sáng (Cullen, 1991). Trong khi
đó, α lại rất nhạy với chất lượng ánh sáng và thể hiện đặc điểm riêng cho thực vật
nổi trong từng vực nước (Cullen, 1991).
NSSH là hàm phụ thuộc cường độ ánh sáng trong cột nước, nên nghiên cứu
mối quan hệ giữa năng suất sinh học và cường độ ánh sáng cho phép xây dựng mô
hình quang hợp trong nước, giúp các tác giả đánh giá năng suất tích phân cho vùng
nghiên cứu. Trong mối quan hệ NSSH và năng lượng bức xạ mặt trời, khi cường độ
ánh sáng tăng, NSSH riêng hay cường độ quang hợp riêng P
B
của thực vật nổi gia
tăng, nhưng đến một lúc nào đó, P
B
đạt đến giá trị P
B
max
. Nếu như cường độ ánh
7
sáng tiếp tục gia tăng, P
B
không tăng mà giảm xuống do xảy ra quá trình ức chế
quang hợp (Hình 1.1)
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa quang hợp và năng lượng bức xạ trong trường hợp
ức chế quang hợp (Hiệu đính từ Platt và cs, 1980).
Tuy nhiên, nếu bỏ qua quá trình ức chế quang hợp cũng như ảnh hưởng của
yếu tố giới hạn của muối dinh dưỡng, thì P
B
và I có mối quan hệ như hình 2. P
B
có
giá trị tới hạn là P
B
max
.
+
0
_
P
n
}
P
g
- Năng suất sơ cấp
P
n
- Năng suất tinh
P
B
max
- Cường độ quang hợp cực đại
I
c
- Cân bằng bức xạ
Ức chế quang hợp
Điểm cân bằng
P
B
ma
P
g
Năng lượng bức xạ (I)
I
C
Hô hấp (R
B
)
Quang hợp
(P
B
)
8
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa năng suất sinh học (P
B
) và năng lượng bức xạ (I)
trong trường hợp bình thường (Platt và Sathyendranath, 2000).
Mặt khác, trong môi trường vùng biển ven bờ và cửa sông, năng lượng bức
xạ ánh sáng mặt trời I(t) tại tầng mặt biến động trong chu kì thời gian ngày, đêm
theo dạng hình sin (Hình 1.3a). Mối quan hệ của năng suất sinh học và cường độ
ánh sáng được thể hiện theo hình 1.3b.
Hình 1.3(a): Hàm của cường độ ánh sáng trong ngày đêm (Platt và
Sathyendranath 2000).
D
I
0
m
I(0,t) = I
0
m
sin(πt/D)
t
0
I(0,t)
{
P
B
m
R
B
P
B
I
C
tan
-
1
(α
B
)
I
I
K
9
(b)
Hình 1.3(b): Mối quan hệ P, B và I trong cột nước (Platt và Sathyendranath
2000).
Theo Platt và cs. (1980), NSSH có mối quan hệ phi tuyến tính với bức xạ
năng lượng ánh sáng mặt trời. Mô hình toán của NSSH của thực vật nổi có dạng sau:
P(t) = B x P
B
(I(t)) . (5)
Trong trường hợp không xảy ra ức chế quang hợp, NSSH sơ cấp được xác định:
P
B
(I) = P
B
m
[1– exp (- αI / P
B
m
)] (6)
Trong đó: P
B
(I) : NSSH dưới cường độ bức xạ I; B : hàm lượng Chl-a; P
B
m
:
Cường độ quang hợp cực đại khi bão hòa ánh sáng; α: hệ số góc của đường cong P
– I hay hiệu suất hấp thụ ánh sáng riêng của Chl-a.
Vậy, các thông số của quá trình sản xuất sơ cấp trong môi trường nước cần
được xác định là P
B
m
và α.
1.4. Tình hình nghiên cứu NSSH của thực vật nổi trên thế giới.
Những nghiên cứu về mối quan hệ P – I đã được tiến hành bởi rất nhiều tác
giả (Baly, 1935; Steele, 1962; Jassby và Platt, 1976; Platt và cs., 1980; Eiler và
Peeters, 1988; Platt và cs., 1991, Macedo và cs. , 2006,2002; Forget, 2001 và Forget
và cs. , 2007). Các kết quả nghiên cứu này cho thấy có nhiều thông số liên quan đến
quá trình sản xuất sơ cấp, nhưng họ có cùng một kết luận chung là P
B
max
và α là hai
P(t)= B x P
B
(I(t))
P(t)
I(t)
10
thông số thực nghiệm quan trọng nhất trong quá trình đánh giá NSSH của thủy vực.
P
B
thường đạt đến giá trị cực đại (P
B
max
) khi chiếu sáng có cường độ I có giá trị từ
300 – 550 µE m
-2
s
-1
.
Một số kết quả nghiên cứu P – I ở vùng cửa sông và ven bờ trên thế giới
được thể hiện bảng 1.1.
Đa số các nghiên cứu về đường cong P – I được thực hiện ở vùng biển khơi,
chỉ một số ít công trình được thực hiện ở vùng ven bờ và vùng cửa sông. Hầu hết
những nghiên cứu này được tiến hành ở vùng có vĩ độ cao, còn vùng nước nhiệt đới
thì chỉ có vài nghiên cứu P – I như Gong và cs. (2003, 2000), Chen và cs. (2004),
nhưng phạm vi nghiên cứu là vùng biển khơi.
Bảng 1.1: Kết quả mô hình P – I ở vùng biển ven bờ và cửa sông trên thế giới.
Vùng Vĩ độ
P
B
max
mgC
(mgChla)
-1
h
-1
α
mgC (mgChla)
-1
h
-1
(µEm
-2
s
-1
)
-1
Tham khảo
Ven bờ 64 0,04 – 19,98 0 – 0,334 Moline và cs. (1998).
Cửa sông
44 - 45
3,82 0, 02 Jassby & Platt (1976).
Cửa sông
44 - 45
4,07 – 6,72 0,143 – 0,149
Forget (2001) và Forget và
cs. (2007).
Ven bờ 44 - 45
3,37 0,054 Irwin và cs. (1985).
Cửa sông
43 0,5 – 15 0,001 – 0,4 Perez & Canteras (1993).
Đại
dương
38 0,016 0,1
Ven bờ 38 0,301 – 0,439 0,11 – 0,14
Cửa sông
38 0,351 0,114
Macedo và cs. (2006, 2002).
Cửa sông
34 11,8 0,434 Goto và cs. (2000).
Ven bờ 31 - 35
4,97 0,072 Kyewalyanga và cs. (1997).
Ven bờ 23 - 24
2,2 – 9,8 0,001 – 0, 128 Pizarro và cs. (2002).
11
1.5. NSSH sơ cấp của thực vật phù du ở vùng biển Việt Nam.
Từ năm 1979, NSSH đã tích hợp trong các chương trình nghiên cứu biển của
Nhà nước và chương trình hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô ở vùng biển
ven bờ Việt Nam (Nguyễn Tác An, 1977; Sorokin, 1991; Đoàn Bộ và Nguyễn Đức
Cự, 1996; Nguyễn Tác An, 2009). Các kết quả nghiên cứu đã có thể đánh giá quá
trình sản xuất hữu cơ trong các hệ sinh thái biển ven bờ cũng như ứng dụng vào
việc giải quyết một số vấn đề do thực tiễn khai thác và nuôi trồng hải sản đặt ra ở
Việt Nam.
Sức sản xuất sơ cấp ở các vực nước có tính đặc trưng của hệ sinh thái biển
nhiệt đới Việt Nam như các đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, các rạn san hô,
vùng thềm lục địa, vùng biển khơi… biến đổi mạnh theo không gian và thời gian
(Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng biển Việt Nam.
NSSH sơ cấp bình quân
Vùng nước
Diện
tích ướ
c
tính 10
3
km
2
%
mgC/
m
3
/ngày
mgC/
m
2
/ngày
10
3
tấn
%
Đầm phá ven biển 3,0 0,34
410 ± 224
570 ± 316 624 0,35
Vũng vịnh ven biển 3,6 0,41
190 ± 112
530 ± 331 695 0,39
Rừng ngập mặn 2,0 0,23
558 ± 354
670 ± 481 490 0,27
Rạn san hô 0,4 0,05
36 ± 25 326 ± 177 48 0,03
Vùng biển ven bờ (<20m) 78,0 8,96
97 ± 32 838 ± 274 23634
13,21
Vùng biển gần bờ trên thề
m
lục địa (< 200 m)
420,0 48,22
46 ± 16 776 ± 20 118860
66,43
Vùng nước trồi Nam Trung
Bộ
4,7 0,55
60 ± 45
1980 ±
1969
5840 3,40
Vùng biển khơi 364,0 41,79
3 ± 3
36536
19,33
Nguồn: Nguyễn Tác An (2009).
Quá trình sản xuất sơ cấp ở các vùng biển nông ven bờ, bao gồm các vùng
cửa sông, vũng vịnh, đầm phá… có độ sâu không quá 20 – 25m, chịu ảnh hưởng
12
mạnh của quá trình động lực thủy văn, sinh địa hóa… và các hoạt động xã hội con
người. Đây là các vực nước chuyển tiếp, vừa chịu tác động của các quá trình lục địa,
vừa chịu ảnh hưởng của các quá trình biển khơi, nên sức sản xuất biến động rất
phức tạp. Nhưng với các dãy số liệu quan trắc liên tục trong nhiều năm của các nhà
khoa học trong và ngoài nước (từ 1979 đến 2009) tái hiện bức tranh đặc trưng quá
trình sản xuất sơ cấp ở vùng biển ven bờ. Nét nổi bật đầu tiên là các vùng biển nông
ven bờ, sức sản xuất sơ cấp đều có giá trị cao, dao động 100 – 1.500 mgC/m
3
/ngày,
trung bình là 190 – 410 mgC/m
3
/ngày. Đặc biệt ở một số đầm phá như đầm Ô Loan
(Phú Yên), có sức sản xuất sơ cấp rất lớn đạt cỡ 1.000 – 1.600 mgC/m
3
/ngày. Năng
suất ven bờ thường cao hơn 3 – 10 lần so với vùng thềm lục địa và biển khơi
(Nguyễn Tác An, 2009).
Sức sản xuất sơ cấp ở vùng biển ven bờ và cửa sông biến động rất mạnh theo
chu kỳ ngày, phụ thuộc vào chế độ thủy triều; biên độ ngày của sức sản xuất sơ cấp
có thể đạt 300 – 500 mgC/m
3
/ngày (Nguyễn Tác An, 2009).
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, rất ít công trình xác định NSSH với các thông
số sinh thái liên quan được tiến hành ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Nguyễn Tác An
và Võ Duy Sơn (2010) tiến hành thực nghiệm về mối quan hệ giữa 2 tham số thực
nghiệm P- I tại Hòn Một – Nha Trang với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Giá trị
P
B
max
dao động 11,00 – 12,15 mgC (mgChl-a)
-1
h
-1
, α dao động 0,0175 – 0,0709
mgC (mgChl-a)
-1
h
-1
(µEm
-2
s
-1
)
-1
. Do chỉ có nghiên cứu ở 4 mức độ chiếu sáng tự
nhiên tại các tầng nước nghiên cứu, nên kết quả chưa nghiên cứu được bản chất của
quá trình sản xuất sơ cấp của khu vực nghiên cứu. Còn trong khu vực cửa sông ở
Việt Nam, thì thiếu hẳn những nghiên cứu các thông số thực nghiệm này, do vấn đề
nghiên cứu các tham số thực nghiệm trong tính toán NSSH vẫn còn rất mới ở Việt Nam.
Chính vì vậy, thực nghiệm trong điều kiện chủ động nguồn chiếu sáng giúp
xác định các thông số NSSH ổn định và chính xác hơn. Hơn nữa, nghiên cứu các
giá trị P
B
max
và α nhằm cung cấp dữ liệu cho các mô hình sinh thái học cũng như
xác định chính xác NSSH trong các thủy vực nước.
13
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến NSSH của thực vật nổi.
1.6.1. Ánh sáng.
Mô hình hóa quá trình sản xuất sơ cấp dưới dạng chuyển hóa năng lượng và
vật chất như sau:
1300 Kcal năng lượng ánh sáng + 106 CO
2
+ 90 H
2
O + 16 NO
3
+ PO
4
+ các
nguyên tố khoáng = 13 Kcal thế năng chứa trong 3285 nguyên sinh chất (106 C,
180 H, 46 O, 1 P, 815 g chất trơ) + 154 O
2
+ 1287 Kcal năng lượng nhiệt phát tán.
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp của thực vật nổi. Dải
bước sóng phù hợp cho quá trình quang hợp nằm trong dải ánh sáng khả kiến, với
bước sóng từ 380 đến 750 nm. Biển Đông có lượng bức xạ trung bình tương đối
lớn, dao động 150 – 180 W/m
2
, tương đương 3096 – 3715 Kcalo/m
2
, ngày. Lượng
bức xạ năng lượng ánh sáng mặt trời phân bố không đồng đều. Bức xạ mặt trời đạt
giá trị trung bình cực đại khoảng 230 – 330 W/m
2
, vào tháng 5 – 6, còn giá trị trung
bình nhỏ nhất, khoảng 115 – 135 W/m
2
, vào tháng 12 và tháng 1. Trung bình, hàng
năm có khoảng 112 – 164 ngày nắng, số giờ nắng khoảng 5 – 8 giờ/ngày. Dòng bức
xạ ngắn tới mặt biển trung bình tháng tăng dần theo phương Bắc Nam vào các tháng
mùa đông và mùa xuân, đạt giá trị cao vào mùa hè.Nguồn năng lượng bức xạ mặt
trời tại Việt Nam có trung bình khoảng 1.243 10
9
kcal/km
2
/năm. Nguồn năng lượng
này chuyển hóa thành năng suất sơ cấp với tổng sản lượng sơ cấp của toàn vùng
biển Việt Nam là 210.10
13
– 330.10
13
kcal/ năm (Nguyễn Tác An, 2009). Đây là
nguồn cung cấp năng lượng đầu tiên và chủ yếu tạo ra NSSH sơ cấp ở các thủy vực
nước.
1.6.2. Chlorophyll –a.
Mối quan hệ giữa NSSH sơ cấp và Chlorophyll – a đã được nghiên cứu và
ứng dụng trong các mô hình tính toán NSSH trong đại dương (Lewis và cs., 1983;
Platt và cs., 1992). Hiromi Kasai và cs. (1998) cũng đã thực hiện nghiên cứu mối
quan hệ giữa NSSH sơ cấp và sự phân bố Chl-a ở vùng Oyashio, phía Tây Thái
Bình Dương trong suốt thời điểm tảo nở hoa và cho thấy rằng có mối quan hệ thuận
giữa phân bố Chl-a với NSSH sơ cấp của thủy vực thông qua màu sắc nước biển.
14
Đây là tiền đề để sử dụng công nghệ viễn thám nhằm ước lượng NSSH ở các vùng
biển qua màu sắc nước biển cũng như giải thích các hiện tượng hải dương học xảy
ra trong các vùng biển được nghiên cứu.
1.6.3. Muối dinh dưỡng.
P
B
max
và α bị chi phối bởi các yếu tố môi trường như hàm lượng muối dinh
dưỡng và thành phần muối dinh dưỡng (Cullen, 1991), thành phần loài và kích
thước tế bào của thực vật nổi (Kemeda và Ishizaka, 2005; Perez Luisa và
Canteras,1993).
Muối dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức sản
xuất sơ cấp của thủy vực. Muối dinh dưỡng được hiểu là một nhóm các hợp chất vô
cơ chứa Nitơ, Photpho và Silic (Elzbieta, 2000; Evengy và cs., 2003). Mặc dù có
vai trò vô cùng quan trọng đối với sức sản xuất sơ cấp của thực vật nổi, nhưng khi
xảy ra mất cân bằng giữa các thành phần muối dinh dưỡng hay hàm lượng trong
nước quá lớn lại là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước (gây hiện tượng thủy
triều đỏ, thiếu hụt O
2
hòa tan trong nước).
Quá trình quang hợp của thực vật phụ thuộc vào muối dinh dưỡng (Cullen và
cs., 1992). Các muối dinh dưỡng như : Amonia, nitrite, nitrate, phosphate đều là các
hợp chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật nổi. Các hệ
sinh thái cửa sông nhận nguồn dinh dưỡng N, P từ đất liền, khí quyển và các dòng
chảy từ biển.
Khi hàm lượng muối dinh dưỡng thiếu sẽ làm mất cân bằng tăng trưởng của
vi tảo (Eppley, 1981), từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp các thành phần
quan trọng của tế bào; ảnh hưởng đến các thành phần hóa sinh của tế bào
(Strickland et al, 1969; Sakshaug và Holm-Hansen, 1977; Flynn, 1990) và thay đổi
khả năng sinh lý cũng như tỉ lệ phân chia tế bào (Horrigan và McCarthy, 1981;
Cleveland và Perry, 1987).
Nếu thiếu N và P, Chl-a suy giảm, từ đó tác động đến quá trình quang hợp
của thực vật nổi, làm giảm lượng protein, suy giảm các enzyme xúc tác cho quá
trình quang hợp trong tế bào thực vật nổi.
15
1.7. Một số tồn tại trong nghiên cứu NSSH sơ cấp tại thủy vực ven bờ.
Nghiên cứu NSSH ở các thủy vực ven bờ và cửa sông Việt Nam được tiến
hành từ những năm 1970 bởi một số tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những
công trình này chưa xác định được các thông số liên quan đến quá trình quang hợp.
Ở vùng Cửa Bé, Phan Minh Thụ và cs. (2012) xác định P
B
max
dao động 4,66
– 41,95 mgC (mgChl-a)
-1
h
-1
; α dao động 0,016 – 0,484 mgC (mgChl-a)
-1
h
-1
(µE m
-
2
s
-1
)
-1
. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ được thực hiện với mẫu nước thu được ở
thời điểm triều cường từ tháng 6 đến tháng 11, cho nên kết quả chưa thể hiện hết
những biến động của NSSH tại đây. Thêm vào đó, nghiên cứu chưa đề cập tới sự
ảnh hưởng của muối dinh dưỡng, thành phần muối dinh dưỡng đến sự biến động
của các thông số NSSH.
Chính vì vậy, trong điều kiện quản lý các thông số môi trường và cường độ
ánh sáng giúp chúng ta hiểu sâu sắc về biến động của NSSH ở vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu P
B
max
và α ở Cửa Bé từ tháng 3 – 5 là cần thiết để cung cấp dữ liệu cho
mô hình sinh thái học, đánh giá năng suất sinh học cũng như những yếu tố tác động
đến quá trình quang hợp. Thêm vào đó, dựa vào những kết quả nghiên cứu, đề tài
còn đánh giá khả năng tự hồi phục của thực vật nổi trong thủy vực ở Cửa Bé.
16
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các thông số thực nghiệm của NSSH: P
B
max
(cường độ quang hợp riêng
cực đại) và α (hiệu suất hấp thụ ánh sáng riêng của Chlorophyll –a) ở khu vực Cửa
Bé, thành phố Nha Trang.
- Các thông số sinh thái môi trường (muối dinh dưỡng: Amonia
(NH
3
/NH
4
+
), Nitrate (NO
3
-
), Nitrite (NO
2
-
), Phosphate (PO
4
-3
), pH, độ mặn và Chl-
a) ở Cửa Bé, thành phố Nha Trang.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Khu vực Cửa Bé – cửa sông Tắc
Cửa Bé – cửa sông Tắc, nằm ở phía nam thành phố Nha Trang, là một trong
hai cửa sông đổ nước ngọt vào vịnh Nha Trang. Các nhánh sông dẫn nước bắt
nguồn từ các hướng khác nhau chảy về sông Tắc và sông Quán Trường. Trước khi
đổ ra biển, 3 – 4 nhánh sông đã hợp lại ở cầu Bình Tân.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với khí hậu đại dương đã mang lại thời
tiết ôn hòa quanh năm cho nơi đây. Nhiệt độ trung bình năm là 26,7
o
C với 2.600 giờ
nắng. Từ tháng 5 đến tháng 8, trời nóng nhất, nhiệt độ không khí có thể lên đến
34
o
C. Mùa mưa ngắn từ tháng 9 đến 12, nhiệt độ 20 – 27
o
C, lượng mưa chiếm 80%
lượng mưa trong năm.
Sông Bé ngắn, lưu vực tích nước cửa sông nhỏ, nên lưu lượng nước sông
chảy ra biển là hạn chế và giảm nhanh theo thời gian sau khi mưa chấm dứt. Lưu
lượng nước sông mùa khô nhỏ Q
s
= 0,6 m
3
/s, còn lưu lượng mùa mưa gần gấp 5 lần
so với mùa khô Q
s
= 2,6 m
3
/s (Nguyễn Bá Xuân, 2000). Dòng chảy có hướng chủ
yếu là Tây Nam và Nam tương ứng với các hướng gió Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc.
Dòng chảy tại đây có ưu thế mạnh hơn dòng triều.
Thủy triều mang tính chất nhật triều không đều, vào tháng 10 – 3 triều cường
vào buổi tối. Từ tháng 4 – 9, triều cường vào buổi sáng. Tháng 9 và tháng 10, triều
cường vào nữa đêm và tháng 3 – 4 vào giữa trưa. Biên độ thủy triều lớn nhất vào
17
các tháng 6 – 7 và tháng 11 – 12. Dòng triều tại vùng Cửa Bé – vịnh Nha Trang
không lớn với tốc độ cực đại có thể đạt 4 – 6 cm/s (Nguyễn Bá Xuân, 2000).
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 28/2/2012 đến ngày 2/6/2012 .
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu năng suất sinh học sơ cấp trong mối quan hệ với các thông
số sinh thái môi trường ở vùng nghiên cứu bằng phương pháp thực nghiệm và xác
Nghiên cứu năng suất sinh học và các thông số sinh thái môi
trường ở vùng Cửa Bé trong mùa khô ( từ tháng 3 đến tháng 5).
Thực nghiệm về
NSSH
P
B
max
Đo đạc các thông
số môi trường
α
Muối dinh
dưỡng
Chl- a
Nitrite
Nitrate
Amonia
Phosphate
Kết luận và đề xuất ý kiến
DO, pH, độ
mặn
Biến động các thông
số thực nghiệm
NSSH ở Cửa Bé
Mối quan hệ giữa thông số
thực nghiệm NSSH và các
thông số môi trường
Khả năng hồi phục của
môi trường nước ở
Cửa Bé
18
định các thông số hiện trường (Hình 2.1). Phương pháp thực nghiệm cho phép xác
định các thông số liên quan đến sức sản xuất sơ cấp, trong khi đó các giá trị đo được
tại hiện trường cho phép xác định được vai trò của chúng đối với sức sản xuất sơ cấp.
19
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
- Tài liệu nghiên cứu được thu thập: từ các báo cáo khoa học, đề tài khoa
học có liên quan, sách báo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Số liệu, thông tin về điều kiện kinh tế xã hội được thu thập bằng cách
phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương và các cấp chính quyền. Đồng thời được
thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội định kì hàng năm của địa phương khu vực
nghiên cứu.
- Số liệu NSSH và một số yếu tố môi trường được thu thập từ việc đo đạc
tại hiện trường, trong phòng thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm thực nghiệm.
2.2.2. Phương pháp thu mẫu nước.
- Mẫu nước sử dụng trong tiến hành thí nghiệm thực nghiệm tính toán mối
quan hệ P – I được thu 2 lần /tháng theo thủy triều từ tháng 3 đến tháng 5 năm
2012 , thu mẫu vào lúc triều cường ± 10 phút và triều kiệt ± 10 phút (theo bảng
thủy triều). Cụ thể thời gian thu mẫu ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Đặc điểm thời gian thu mẫu.
Ghi chú : * tham khảo từ bảng thủy triều 2012.
Đợt
Ngày
Triều thấp
( giờ)
*
Triều cao
( giờ)
*
Độ cao
triều (m)
*
Thời gian
thu mẫu
Ghi chú
1 13/3/2012 21h35' 0,9 21h40' Trời nhiều mây
2 13/3/2012 13h23' 1,8 13h26' Trời nắng
3 27/3/2012 21h01' 0,9 21h00' Trời nhiều mây
4 27/3/2012 12h29' 1,8 12h25' Trời nắng
5 10/4/2012 20h22' 0,8 20h15' Trời mưa
6 10/4/2012 12h00' 1,8 12h00' Trời nắng
7 24/4/2012 19h54' 0,8 19h50' Trời mưa
8 25/4/2012 11h25' 1,7 11h25' Trời nắng
9 8/5/2012 19h26' 0,6 19h23'
10 9/5/2012 11h17' 1,9 11h15' Trời nắng
11 21/5/2012 18h31' 0,7 18h30'
12 22/5/2012 10h00' 1,7 10h00' Trời nắng