Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn loại a xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử thpt chuyên bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.68 KB, 22 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài
Trong dạy học lịch sử, ngoài việc giúp cho học sinh nắm được kiến
thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên cịn
phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức.
Theo Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, hệ thống bài tập nhận
thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch
sử. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu: “bài tập nhận
thức hiện còn mới mẻ đối với việc học lịch sử ở nước ta”, “chúng ta chưa có
quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của hệ thống bài tập nhận thức trong học
lịch sử, (thậm chí có người cho rằng học tập lịch sử không cần bài tập”[3,
tr.115-116]. Đây chính là lý do mà tơi quan tâm đến việc “Xây dựng và sử
dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử”.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thực tế được phân công lớp dạy và điều kiện thời gian, nên phạm
vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở giới hạn nghiên cứu quan niệm về bài tập nhận
thức, cách xây dựng bài tập, thử xây dựng một số bài tập và áp dụng vào
thực nghiệm trên đối tượng học sinh khối10.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng lý
luận về bài tập nhận thức vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu quả, khả
năng ứng dụng vào dạy học lịch sử. Trình bày lại quá trình và kết quả
nghiên cứu, tôi cũng rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm

1


tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch
sử một cách có hiệu quả nhất.
1.4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên


cứu như sau: Trước hết, tôi nghiên cứu quan niệm về bài tập nhận thức, làm
cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tập. Bước tiếp
theo, tôi thực hành nghiên cứu, soạn một số bài tập và thực nghiệm sử dụng
bài tập nhận thức vào dạy học lịch sử ở một số bài. Qua thực nghiệm, nhìn
lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để
tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này.
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Trong điều kiện việc sử dụng bài tập nhận thức vẫn còn mới mẻ, tơi
xin được trình bày kinh nghiệm bước đầu của mình về cách xây dựng và sử
dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp chân thành của q thầy cơ.

2


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
lịch sử
Vấn đề sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử được đặt ra từ
những năm 60 của thế kỉ XX. Người đi sâu nghiên cứu vấn đề này là I.Ia.
Lerner, nhà giáo dục học người Nga. Ơng có hẳn một cơng trình nghiên cứu
về vấn đề này, mang tên “Bài tập nhận thức”. Cơng trình này đã được hai
dịch giả Nguyễn Cao Lũy và Văn Chu (Viện Chương trình và phương pháp
– Bộ Giáo dục) dịch sang tiếng Việt. Việc sử dụng bài tập nhận thức trong
dạy học lịch sử được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam khẳng định là điều
kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh.
Giá trị của bài tập nhận thức được khẳng định rất rõ ràng, song trên
thực tế, việc sử dụng bài tập nhận thức cịn rất hạn chế. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực tế này, trong đó có nguyên nhân quan trọng là giáo viên
chưa được hướng dẫn cụ thể về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhận

thức.

3


Hiện nay, ngồi cơng trình của I.Ia. Lerner, chưa có cơng trình nghiên
cứu nào đề cập một cách có hệ thống, chưa có ấn phẩm nào về Bài tập nhận
thức được xuất bản, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. Giáo trình
phương pháp dạy học lịch sử viết: “Bài tập nhận thức hiện còn mới mẻ đối
với việc học lịch sử ở trường phổ thông ở nước ta. Từ thực tiễn, chúng ta sẽ
bổ sung nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực hành của loại bài tập
này.”[3, tr.116]
Trong điều kiện như vậy, việc tìm ra cách thức xây dựng bài tập và áp
dụng vào thực tế dạy học một cách có hiệu quả là rất cần thiết.
2.1. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử
2.2.1 Thế nào là bài tập nhận thức?
Theo I.Ia.Lerner, bài tập nhận thức là một vấn đề mà “có sự mâu
thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết, và vấn đề này được giải quyết
bằng toàn bộ những thao tác và phán đốn về trí tuệ và thực tiễn có tính
chất trung gian giữa câu hỏi và câu trả lời của bài tập”. “Bài tập nào cũng
đòi hỏi học sinh phải tự mình trải qua bước đường phải giải quyết hoặc tìm
ra câu trả lời một cách độc lập và được chứng minh rõ ràng”.[2, tr.2]
I.Ia. Lerner minh họa:
Khi giảng đề mục “Sự xuất hiện của tôn giáo”, thầy giáo kể cho học
sinh biết tôn giáo là gì, tơn giáo xuất hiện lúc nào và sau đó cho một bài tập:
“Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một ngơi mộ trong đó có hài cốt của một
người được chơn từ hồi xưa nào đó. Người này nằm theo tư thế của một

4



người ngủ nằm nghiêng, 2 chân co và mặc quần áo thường mặt hàng ngày.
Bên cạnh hài cốt có vũ khí, bát, đĩa và di tích của thức ăn.
Câu hỏi: Ngơi mộ thuộc về thời kì nào, trước khi có tôn giáo hay lúc
tôn giáo đã xuất hiện rồi? Hãy chứng minh câu trả lời của em.
Để giải quyết bài tập này, học sinh đã xác lập mối tương quan giữa sự
kiện về ngôi mộ với những điều chúng được biết về tơn giáo (câu hỏi địi
hỏi điều đó), con người đã tin vào các lực lượng siêu tự nhiên, vào một cuộc
sống ở bên kia thế giới sau khi chết. Sau đó, học sinh phán đốn và kết luận:
Vì trong mộ có bát đĩa, thức ăn, quần áo, vậy thì người ta đã cho rằng
những thứ đó cần thiết cho người được chôn cất sau khi chết. Và nếu như
thế thì đó là những con người có tơn giáo và do đó, ngơi mộ đã xuất hiện
trong thời kì có tơn giáo.[2, tr.4]
Theo cách nghĩ của tơi, có thể xem bài tập nhận thức là một “bài
toán”, được hiểu theo nghĩa là một công việc mà người ta chưa biết cách
hoàn thành và kết quả, hay chưa biết một trong hai yếu tố đó, nhưng có thể
tìm kiếm được với những điều kiện đã cho.
Có thể chia bài tập nhận thức thành hai phần:
- Phần giả thiết: là những tư liệu lịch sử, thường là những sự kiện,
hiện tượng lịch sử cụ thể. Đây là cơ sở để giáo viên đặt vấn đề, yêu cầu học
sinh phải giải quyết và cũng là cơ sở mà dựa vào đó, qua thực hiện các thao
tác tư duy, học sinh tìm ra câu trả lời.
- Phần kết luận: là câu trả lời, là “đáp số” của “bài toán”.

5


Trong dạy học lịch sử, giáo viên thường đặt ra nhiều yêu cầu đối với
học sinh như: trả lời các câu hỏi, chứng minh một vấn đề nào đó hoặc xác
định bản chất, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử… Không phải yêu

cầu hay bất cứ câu hỏi nào đối với học sinh cũng là bài tập nhận thức.
Những yêu cầu mà để trả lời, học sinh chỉ cần nhớ lại, hình dung lại
những kiến thức đã học, thơng qua bài giảng của thầy hoặc có sẵn trong
sách giáo khoa, không được xem là những yêu cầu trong bài tập nhận thức.
Câu hỏi trong bài tập nhận thức phải là câu hỏi mà muốn trả lời được
học sinh phải có sự vận dụng kiến thức, tức là dùng kiến thức đã biết, chủ
yếu là kiến thức trừu tượng, khái quát soi vào những điều kiện đã cho để
tìm ra câu trả lời.
2.2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức
Dựa trên những yêu cầu của bài tập nhận thức, tôi tự định ra các bước
xây dựng bài tập nhận thức như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học và từng đề mục cụ thể. Nghĩa
là cần xác định về mặt nhận thức, học sinh cần nhận thức được những gì;
qua bài học, rèn luyện được mặt nào của năng lực nhận thức; giáo dục được
gì về tư tưởng cho học sinh.
Việc sử dụng bài tập nhận thức là một trong những cách thức, biện
pháp trang bị kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, giáo dục tư tưởng cho
học sinh. Do đó, việc xây dựng, sử dụng bài tập nhận thức ở bài học nào đó
phải bám sát yêu cầu về mục tiêu của bài học, mục tiêu cụ thể của đề mục
có liên quan.

6


- Bước 2: Tìm “vấn đề” để xây dựng bài tập
Cách trình bày của sách giáo khoa hiện tại vẫn cịn theo lối giải thích
hoặc chứng minh kiến thức lịch sử, nghĩa là đưa ra nhận định trước, sau đó
minh họa bằng các sự kiện, hiện tượng hoặc trình bày các sự kiện, hiện
tượng rồi đưa ra kết luận. Như thế, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
chọn vấn đề để xây dựng bài tập. Nói như vậy khơng có nghĩa là khơng thể

xây dựng bài tập. Nghiên cứu sách giáo khoa chúng ta thấy, bên cạnh những
vấn đề được giải thích, chứng minh rõ ràng, vẫn cịn nhiều vấn đề, nhiều
phần kiến thức, nhiều khía cạnh mà nếu chỉ đọc sách giáo khoa, học sinh
chưa thể hiểu, cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đó là những “vấn đề” mà
chúng ta có thể khai thác để xây dựng bài tập.
Từ tư liệu do sách giáo khoa cung cấp, khai thác ở nhiều góc độ, nhiều
mức độ, giáo viên cũng có thể tìm được “vấn đề” để xây dựng bài tập nhận
thức.
- Bước 3: Xây dựng bài tập
Trên cơ sở xác định được những vấn đề học sinh còn gút mắc, những
vấn đề cần khai thác thêm từ tư liệu trong sách giáo khoa nhằm giúp học
sinh nhận thức thêm, giáo viên tiến hành tìm tư liệu lịch sử qua các nguồn
tài liệu tham khảo hoặc sử dụng tư liệu từ sách giáo khoa để đặt vấn đề theo
cách xây dựng bài tập nhận thức.
Do bài tập nhận thức giống như một “bài toán” nên tư liệu lịch sử ở
phần “giả thiết” phải đảm bảo đúng và đủ để học sinh dựa vào đó, vận
dụng kiến thức đã học chứng minh, tìm ra “kết luận”. Kết luận đạt được

7


qua giải bài tập phải hướng đến giúp học sinh hiểu được những vấn đề còn
gút mắc hoặc nhận thức lịch sử sâu hơn.
2.2.2.1. Xây dựng bài tập minh họa
Trên cơ sở xác định những bước xây dựng bài tập như trên, tôi thử
tiến hành xây dựng bài tập nhận thức ở một số bài học trong chương trình
lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn), cụ thể như sau:
Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô-ma, Mục 2.
Thị quốc Địa Trung Hải
Một trong những mục tiêu quan trọng: giúp học sinh nhận thức vai

trò, thân phận của nô lệ. Sách giáo khoa chỉ cho biết nô lệ “bị khinh rẻ”,
giáo viên cần giúp học sinh nhận thức rõ hơn biểu hiện cụ thể và hậu quả
của vấn đề này.
Chúng ta có thể sử dụng tư liệu sau đây để xây dựng bài tập nhận
thức:
Tầng lớp chủ nơ giàu có thường tổ chức đấu kiếm hay đấu võ giữa
các đấu sĩ với dã thú (hổ, báo…) để mua vui, nhân dịp sinh con trai nối dõi,
gã chồng cho con gái hoặc trong nhà có việc tang. Đấu sĩ trang bị nhiều
kiểu khác nhau, có khi mũ bịt đầu của họ chỉ chừa hai kẻ hở nhỏ ở vị trí đơi
mắt, làm cho kẻ bất hạnh ấy chỉ cịn đánh nhau trong tình trạng hồn tồn
như bị bịt mắt. Kiếm của họ thường rất ngắn. tất cả những thứ ấy nhằm
mục đích là làm cho các đấu sĩ không thể giết nhau ngay lập tức. Cuộc đấu
càng kéo dài, máu đấu sĩ chảy càng nhiều, càng được xem là hấp dẫn và
được người xem càng tán thưởng, hị reo, thích thú.[5, tr.120]

8


Ở phương Tây cổ đại, nô lệ là lực lượng sản xuất chính, ni sống xã
hội, nhưng hiện tượng trên lại thường xuyên diễn ra.
Yêu cầu có thể đặt ra:
1. Em có suy nghĩ gì về nghịch lý ở hiện tượng trên?
2. Hãy cho biết ý kiến của em về hệ quả của những trò vui tàn bạo
nêu trên của chủ nơ.
Có thể cho học sinh giải bài tập này ở nhà, sau khi dạy xong mục 2.
Thị quốc Địa Trung Hải (hết tiết 1 của bài này).
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, học sinh phải sử dụng kiến thức đã biết: nơ
lệ là lực lượng sản xuất chính, nuôi sống xã hội. Đối chiếu với thông tin từ
tư liệu trên, học sinh có thể tìm được câu trả lời: Nơ lệ là lực lượng sản xuất
chính, ni sống xã hội, lẽ ra phải được bảo vệ. Song, tư liệu trên cho thấy,

tính mạng của nơ lệ bị xem thường. Đây là điều nghịch lý.
Đối với câu hỏi thứ hai, trên cơ sở nhận thức được hiện tượng nêu trên
là biểu hiện của áp bức, vận dụng hiểu biết về quy luật “có áp bức có đấu
tranh”, học sinh có thể tìm được câu trả lời: Hiện tượng nêu trên là biểu
hiện cụ thể của hành vi áp bức. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hệ quả
chắc chắn xảy ra là nô lệ sẽ nổi dậy đấu tranh.
Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại; Mục 4. Cải cách tôn giáo và
chiến tranh nông dân
Một trong những kiến thức cần giúp học sinh hiểu rõ: nguyên nhân
dẫn đến cải cách tôn giáo.

9


Có thể sử dụng tư liệu sau đây để xây dựng bài tập:
Đầu thế kỉ XVI khắp phố chợ ở Tây Âu người ta thấy các tu sĩ xà vào
những chỗ đông người, ra bán (thẻ xá tội): “Đem tiền ra mau! Hãy cứu vớt
những người ruột thịt và thân thích ! Chỉ cần đồng tiền kêu trong đáy túi
của ta, linh hồn của người phạm tội sẽ được lên thiêng đàng !”[1, tr.36]
Hỏi: Cho biết nhận xét của em về tính chất (bình thường hay khơng
bình thường) của hiện tượng trên? Theo em, hiện tượng trên có thể tồn tại
lâu dài được khơng? Vì sao?
Có thể cho học sinh giải bài tập này trước khi giảng mục 4. Cải cách
tôn giáo và chiến tranh nông dân.
Để giải được bài tập này học sinh phải vận dụng những những kiến
thức đã biết về nghi lễ, luật lệ Kitô giáo làm căn cứ, đối chiếu với hiện
tượng cụ thể mà tư liệu bài tập cung cấp để phát hiện tính chất của hiện
tượng đó. Trên cơ sở đó mà xác định mối liên hệ giữa tính chất của hiện
tượng với khả năng tồn tại của hiện tượng.
Mua bán thẻ xá tội hay dùng tiền để rửa tội là hiện tượng thô tục, trái

với giáo lý, nghi lễ. Đó là hiện tượng khơng bình thường. Giáo dân chắc
chắn sẽ phản đối hiện tượng trên để bảo vệ giáo lý, lễ nghi, những điều rất
thiêng liêng đối với họ. Bên trong hiện tượng trên đã chứa đựng mầm mống
của sự tiêu diệt. Hiện tượng trên không thể tồn tại lâu dài được.
2.2.2.2. Thực nghiệm sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học
lịch sử

10


Để đánh giá khả năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập nhận
thức trong dạy học lịch sử, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 10 do
nhà trường phân công giảng dạy trong năm học 2009 – 2010. Các lớp thực
nghiệm là 10A11, 10A14; các lớp đối chứng là 10A13, 10T2. Đây là những
lớp có trình độ nhận thức lịch sử tương đối ngang bằng.
Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành qua hai bước. Bước 1:
Cho học sinh các lớp thực nghiệm giải bài tập nhận thức. Bước 2: Kiểm tra
nhận thức của học sinh các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để so
sánh và đánh giá khả năng, hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập.
Tôi thực nghiệm sử dụng bài tập nhận thức ở hai bài học, cụ thể như
sau:
Bài thứ nhất: Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ
phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV).
Ở mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu, một
trong những vấn đề học sinh cần nắm vững: sau khi chinh phục Rôma,
người Giecman từ bỏ chế độ bộ lạc, xưng vua, bắt đầu quá trình phong kiến
hóa.
Nhằm giúp học sinh thu nhận thêm kiến thức cụ thể, rèn luyện năng
lực nhận thức cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức về sự
chuyển biến của xã hội người Giecman trước và sau khi chinh phục được

Rôma, kết thúc bài học, tôi yêu cầu học sinh giải bài tập nhận thức sau:
Trong cuộc xâm chiếm thành phố Xốt Xơng, qn đội Phơrăng (một
bộ tộc của ngưởi Giecman) đã cướp đoạt được nhiều chiến lợi phẩm, trong

11


đó có cái bình thờ rất đẹp. Clơvit muốn biếu cái bình đó cho nhà thờ Cơ
đốc giáo, nên xin riêng cái bình thờ đó. Một người lính đã đập vỡ cái bình
đó và nói: “Anh chỉ được nhận phần nào mà anh rút thăm được”. Clôvit
căm tức, nhưng không nói gì. Năm sau, sau khi chinh phục được đế quốc
Rôma, Clôvit xưng vua. Khi duyệt binh, Clôvit gặp lại người lính cũ đã đập
vỡ cái bình . Lấy cớ người lính giữ gìn vũ khí khơng sạch, Clơvit vứt cái rìu
của anh ta xuống đất để anh ta cúi xuống nhặt. Lợi dụng lúc anh ta khơng
đề phịng, Clơvit liền bổ vào đầu anh ta và nói: “Mày cịn nhớ cái bình
Xốt Xơng khơng?” Những người lính khác khơng dám phản đối hành động
của Clôvit.[6, tr.14]
Hỏi:
1. Thái độ, hành động của Clơvit và những người lính trước và sau
khi chinh phục được đế quốc Rôma khác nhau như thế nào?
2. Dựa vào những hiểu biết về xã hội của người Giecman trước và
sau khi chinh phục được đế quốc Rơma, em hãy giải thích vì sao có sự khác
nhau này?
Yêu cầu về mặt nội dung và phương pháp khi giải bài tập này:
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, học sinh cần sử dụng năng lực phân tích tư
liệu để nêu lên cốt lõi của vấn đề:
Trước khi chinh phục Rơma, những người lính đã phản đối việc
Clơvit lấy của chung làm của riêng; Clôvit phục tùng ý kiến của tập thể.
Sau khi chinh phục được đế quốc Rôma, Clơvit hành động tàn bạo; những
người lính khơng dám phản đối hành động của Clôvit.


12


Câu thứ hai đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức đã biết về
xã hội của người Giecman trước và sau khi chinh phục Rôma đối chiếu với
tư liệu để tìm ra câu trả lời.
Trước khi chinh phục Rôma, xã hội của người Giecman là công xã
nguyên thủy, cơng bằng, bình đẳng được xem là “ngun tắc vàng”. Ý định
chiếm của chung làm của riêng là trái với ngun tắc xã hội, do đó những
người lính đã phản đối và Clôvit phải phục tùng.
Sau khi chinh phục Rôma, xã hội của người Giecman bắt đầu quá
trình phong kiến hóa, theo đó quyền lực của vua là tối thượng, do đó Clơvit
đã hành động tàn bạo và những người lính đã khơng dám phản đối.
Kết quả giải bài tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm:
- Tỉ lệ học sinh trả lời được câu hỏi thứ nhất: 80,7%
- Tỉ lệ học sinh trả lời được câu hỏi thứ hai: 73,1%
Tiếp theo, tôi tiến hành kiểm tra nhận thức ở các lớp thực nghiệm và
các lớp đối chứng. Câu hỏi kiểm tra nhận thức: Xã hội của người Giecman
trước và sau khi chinh phục được đế quốc Rôma khác nhau như thế nào?
Kết quả:
- Tỉ lệ học sinh các lớp thực nghiệm trả lời được: 88,9%
- Tỉ lệ học sinh các lớp đối chứng trả lời được: 79,6%
Bài thứ hai: Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước
phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Ở mục II.2. Luật pháp và quân đội, một trong những kiến thức cần
giúp học sinh nắm vững: mục đích của việc ban hành luật là bảo vệ quyền

13



hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an
ninh đất nước.
Nhằm giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy cho
học sinh, sau khi học xong bài học, giáo viên yêu cầu học sinh giải bài tập
sau:
Luật Hồng Đức có quy định: Đào trộm đê đập làm thiệt hại lúa má thì
xử tội đồ, lưu, bắt đền tổn hại. [4, tr.89]
Hỏi: Mục đích trước mắt và sâu xa của điều luật trên là gì? Hãy giải
thích câu trả lời của em.
Yêu cầu đối với học sinh về mặt nội dung và phương pháp khi giải bài
tập này:
Vận dụng kiến thức đã biết về vai trò của đê đập, vai trị của nơng
nghiệp, vai trị của luật pháp, đối chiếu với tư liệu mà bài tập cung cấp để
tìm ra câu trả lời.
Đê đập có vai trị quan trọng trong việc ổn định nguồn nước. Giữ
được đê đập là góp phần đảm bảo năng suất sản xuất nơng nghiệp. Như
vậy, trước mắt, nhà nước muốn thông qua việc bảo vệ đê đập để bảo vệ sản
xuất nông nghiệp, ổn định kinh tế.
Mất mùa có thể ảnh hưởng đến việc nộp tơ thuế, gây mất ổn định xã
hội. Luật có vai trò bảo vệ quyền lợi của giai cấp, ổn định xã hội. Cho nên,
ngồi mục đích bảo vệ sản xuất nơng nghiệp, sâu xa hơn, điều luật trên cịn
góp phần bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, ổn định trật tự xã hội.
Kết quả giải bài tập này của học sinh ở các lớp thực nghiệm:

14


- Tỉ lệ học sinh trả lời được “mục đích trước mắt”: 92,2%
- Tỉ lệ học sinh trả lời được “mục đích sâu xa”: 82,4%

Tiếp theo, tơi tiến hành kiểm tra nhận thức ở các lớp thực nghiệm và
các lớp đối chứng. Câu hỏi kiểm tra nhận thức: 1. Cho biết vai trò của luật
pháp? 2. Sự quan tâm của nhà nước đối với nông nghiệp được thể hiện như
thế nào? Kết quả:
- Tỉ lệ học sinh các lớp thực nghiệm trả lời được câu 1: 97%, câu 2:
94%
- Tỉ lệ học sinh các lớp đối chứng trả lời được câu 1: 90%, câu 2: 65%
2.2.2.2. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhận thức
Kết quả kiểm tra nhận thức sau khi sử dụng hai bài tập cho thấy, ở các
lớp thực nghiệm, khả năng nhớ và vận dụng kiến thức lịch sử, cách lập
luận, trình bày vấn đề của các em tốt hơn các lớp đối chứng. Những mặt
tích cực có được như thế chắc chắn là hệ quả của quá trình giải bài tập
trước đó của các em.
Để giải được bài tập nhận thức đòi hỏi học sinh phải sử dụng năng lực
nhận thức cái cụ thể như quan sát, hình dung, tưởng tượng, lựa chọn các chi
tiết cần thiết để trên cơ sở đó, học sinh sử dụng các hình thức hoạt động tư
duy như phân tích, so sánh, tổng hợp…, vận dụng những kiến thức đã biết,
soi vào những điều kiện đã cho ở bài tập, tìm ra lời giải, phát hiện ra kiến
thức mới theo yêu cầu của bài tập. Nói cách khác, bài tập nhận thức yêu cầu
học sinh phải sử dụng năng lực nhận thức cái cụ thể và năng lực tiến hành
các hình thức hoạt động tư duy. Việc sử dụng bài tập nhận thức trong dạy

15


học lịch sử thật sự có tác dụng tích cực trong việc phát triển năng lực nhận
thức cho học sinh.
Ban đầu, khi yêu cầu học sinh giải bài tập các em rất ngỡ ngàng và
cho rằng đây là nhiệm vụ nặng nề, khó có thể hồn thành. Nhưng khi được
giáo viên giải thích rõ mục đích, hướng dẫn phương pháp giải bài tập, các

em tỏ ra hứng thú khi thực hiện nhiệm vụ này. Khi giải bài tập thứ hai, các
em rất tích cực, cho rằng đó là thử thách thú vị, muốn thử sức để qua đó
chứng tỏ năng lực nhận thức của mình.
Kết quả thực nghiệm có được qua bước đầu sử dụng bài tập nhận thức
cho thấy khả năng, hiệu quả và ý nghĩa rõ ràng của việc sử dụng bài tập
nhận thức trong dạy lịch sử.

16


PHẦN 3. KẾT LUẬN
3.1. Những bài học kinh nghiệm
Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử là một trong những
biện pháp tích cực đối với việc phát triển năng lực nhận thức cho học sinh,
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng bộ môn. Với ý nghĩa
tích cực như vậy, bài tập nhận thức rất cần được đưa vào thực tế dạy học
lịch sử ở trường phổ thông.
Muốn sử dụng bài tập nhận thức trước hết phải nghiên cứu cách thức
xây dựng bài tập. Khi xây dựng bài tập cần bám sát mục tiêu của bài học,
mục tiêu cụ thể của các đề mục có liên quan. Trên cơ sở xác định kiến thức
trọng tâm của bài học, đề mục, cần khai thác những vấn đề, những khía
cạnh mà học sinh khó hiểu, cần giáo viên giúp đỡ để hiểu sâu để tìm tư liệu
xây dựng bài tập như một “bài toán”. Yêu cầu hay câu hỏi mà bài tập nhận
thức đặt ra nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu học sinh phải tư duy, vận dụng
kiến thức đã biết soi vào tư liệu do bài tập cung cấp mới có thể tìm ra câu
trả lời.
Tùy theo chủ ý của giáo viên khi xây dựng bài tập, chuẩn bị bài giảng,
đặc điểm học sinh, có thể sử dụng bài tập nhận thức ở đầu, giữa hay cuối
chương, bài hay đề mục nào đó.


17


Thời gian đầu, giáo viên chỉ nên ra các bài tập đơn giản và cần hướng
dẫn các em cách giải bài tập, chẳng hạn giải thích các bước tiến hành, cách
phân tích giả thiết, cách xây dựng các bước trong lập luận… Khi học sinh
quen dần với việc giải bài tập, giáo viên có thể cho học sinh giải các bài tập
phức tạp hơn, yêu cầu học sinh độc lập tìm ra lời giải.
3.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Do chưa có nhiều thời gian nghiên cứu và ứng dụng, đôi điều đúc kết
được trên đây chỉ là kinh nghiệm bước đầu. Bản thân xem đây là cơ sở để
tiếp tục nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong thời gian
tới. Trên cơ sở nắm vững cách thức xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức,
nếu được vận dụng vào thực tế dạy học, chắc chắn đây sẽ là biện pháp tích
cực nhằm phát triển tư duy học sinh, thực hiện tinh thần đổi mới phương
pháp, khắc phục tâm lý cho rằng học sử chỉ cần học thuộc lòng.
3.3. Khả năng ứng dụng và triển khai
Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử là công
việc không đơn giản. Chính vì thế cho nên đến hiện tại cơng việc này “vẫn
cịn mới mẻ”. Song đây cũng khơng phải là cơng việc q khó. Thực tế
nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm sử dụng bài tập cho phép tôi khẳng
định điều này. Nếu giáo viên quan tâm đúng mức, việc xây dựng và sử dụng
bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử sẽ trở thành phổ biến.
3.4. Những kiến nghị, đề xuất
Để tạo thuận lợi cho giáo viên, thiết nghĩ rất cần có những cơng trình
nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về đề tài “Bài tập nhận thức” làm cơ sở để

18



giáo viên tham khảo. Giáo viên cần có nhiều diễn đàn để trao đổi, bàn bạc,
tìm giải pháp có hiệu quả cho vấn đề này. Sách giáo khoa không nên biên
soạn theo kiểu là nguồn thông báo kiến thức mà phải là tài liệu làm việc của
học sinh. Nghĩa là sách cần cung cấp nhiều tài liệu lịch sử cụ thể hơn, để
trên cơ sở đó, giáo viên có thể xây dựng bài tập nhận thức hoặc tổ chức các
hoạt động nhận thức khác, giúp các em rèn luyện tư duy, biết cách khám
phá kiến thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Ninh – Đặng Đức An, 1976, Lịch sử thế giới trung đại
(quyển 1, tập1), NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 36
2. I.Ia. Lerner, Bài tập nhận thức, người dịch: Nguyễn Cao Lũy và
Văn Chu, Viện Chương trình và phương pháp – Bộ Giáo dục, 43 trang.
3. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên), 1999, Phương pháp dạy
học lịch sử, NXB Giáo dục, 296 trang.

19


4. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), 2008, Lịch sử 10, NXB Giáo dục,
208 trang.
5. Nhiều tác giả, 1983, Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cổ đại, NXB
Giáo dục, Hà Nội, trang 120.
6. Đặng Đức An, Phạm Hồng Việt, 1978, Lịch sử thế giới trung đại,
T1, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 14

MỤC LỤC
Trang
Phần


1.

Mở

……………………………………………………………………..1

20

đầu


1.1.

Bối

cảnh,



do

chọn

đề

tài………………………………………………….1
1.2.

Đối


tượng



phạm

vi

nghiên

cứu…………………………………………..1
1.3.

Mục

đích

nghiên

cứu…………………………………………………………1
1.4.

Nhiệm

vụ,

phương

pháp


nghiên

cứu………………………………………..1
1.5.

Điểm

mới

trong

kết

quả

nghiên

cứu………………………………………...2
Phần

2.

Nội

dung…………………………………………………………………… 3
2.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức
trong

dạy


học

lịch

sử

………………………………………………………. 3
2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch
sử…………....3
2.2.1

Thế

nào



bài

tập

nhận

thức?

……………………………………….. 3
2.2.2.

Xây


dựng



sử

dụng

bài

bài

tập

tập

nhận

thức

……………………………. 5
2.2.2.1.

Xây

dựng

……………………………...6

21


minh

họa…..


2.2.2.2. Thực nghiệm sử dụng bài tập nhận thức
trong

dạy

học

lịch

sử………………………………………………. 9
2.2.2.3. Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng
bài tập nhận thức………………………………………..
………. 12
Phần

3.

Kết

luận

………………………………………………………………… 14
3.1.


Những

bài

học

kinh

nghiệm……………………………………………14
3.2.

Ý

nghĩa

của

sáng

kiến

kinh



triển

nghiệm……………………………………14
3.3.


Khả

năng

ứng

dụng

khai…………………………………….. 15
3.4.

Những

kiến

nghị,

đề

xuất………………………………………………15
Tài

liệu

tham

……………………………………………………………….. 16

22


khảo



×