Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

kinh nghiệm bước đầu của mình về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.78 KB, 17 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài
Trong dạy học lịch sử, ngoài việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản,
giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh
phát triển năng lực nhận thức.
Theo Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, hệ thống bài tập nhận thức là điều
kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử. Tuy nhiên, theo nhận
định của một số nhà nghiên cứu: “bài tập nhận thức hiện còn mới mẻ đối với việc học
lịch sử ở nước ta”, “chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của hệ thống
bài tập nhận thức trong học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng học tập lịch sử không
cần bài tập”[3, tr.115-116]. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến việc “Xây dựng và
sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử”.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do thực tế được phân công lớp dạy và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiên
cứu chỉ dừng lại ở giới hạn nghiên cứu quan niệm về bài tập nhận thức, cách xây dựng
bài tập, thử xây dựng một số bài tập và áp dụng vào thực nghiệm trên đối tượng học
sinh khối10.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng lý luận về
bài tập nhận thức vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng vào
dạy học lịch sử. Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi cũng rất mong được
quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tập
nhận thức trong dạy học lịch sử một cách có hiệu quả nhất.
1.4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên cứu như
sau: Trước hết, tôi nghiên cứu quan niệm về bài tập nhận thức, làm cơ sở cho việc
1
vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tập. Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiên
cứu, soạn một số bài tập và thực nghiệm sử dụng bài tập nhận thức vào dạy học lịch sử
ở một số bài. Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số
kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này.


1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Trong điều kiện việc sử dụng bài tập nhận thức vẫn còn mới mẻ, tôi xin được
trình bày kinh nghiệm bước đầu của mình về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhận
thức trong dạy học lịch sử. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý
thầy cô.
2
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử
Vấn đề sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử được đặt ra từ những
năm 60 của thế kỉ XX. Người đi sâu nghiên cứu vấn đề này là I.Ia. Lerner, nhà giáo
dục học người Nga. Ông có hẳn một công trình nghiên cứu về vấn đề này, mang tên
“Bài tập nhận thức”. Công trình này đã được hai dịch giả Nguyễn Cao Lũy và Văn
Chu (Viện Chương trình và phương pháp – Bộ Giáo dục) dịch sang tiếng Việt. Việc sử
dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
khẳng định là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh.
Giá trị của bài tập nhận thức được khẳng định rất rõ ràng, song trên thực tế, việc
sử dụng bài tập nhận thức còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này,
trong đó có nguyên nhân quan trọng là giáo viên chưa được hướng dẫn cụ thể về cách
xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức.
Hiện nay, ngoài công trình của I.Ia. Lerner, chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập một cách có hệ thống, chưa có ấn phẩm nào về Bài tập nhận thức được xuất
bản, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử viết:
“Bài tập nhận thức hiện còn mới mẻ đối với việc học lịch sử ở trường phổ thông ở
nước ta. Từ thực tiễn, chúng ta sẽ bổ sung nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực hành
của loại bài tập này.”[3, tr.116]
Trong điều kiện như vậy, việc tìm ra cách thức xây dựng bài tập và áp dụng vào
thực tế dạy học một cách có hiệu quả là rất cần thiết.
2.1. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử
2.2.1 Thế nào là bài tập nhận thức?
Theo I.Ia.Lerner, bài tập nhận thức là một vấn đề mà “có sự mâu thuẫn giữa điều

đã biết và điều chưa biết, và vấn đề này được giải quyết bằng toàn bộ những thao tác
và phán đoán về trí tuệ và thực tiễn có tính chất trung gian giữa câu hỏi và câu trả lời
3
của bài tập”. “Bài tập nào cũng đòi hỏi học sinh phải tự mình trải qua bước đường phải
giải quyết hoặc tìm ra câu trả lời một cách độc lập và được chứng minh rõ ràng”.[2,
tr.2]
I.Ia. Lerner minh họa:
Khi giảng đề mục “Sự xuất hiện của tôn giáo”, thầy giáo kể cho học sinh biết
tôn giáo là gì, tôn giáo xuất hiện lúc nào và sau đó cho một bài tập: “Các nhà khảo cổ
đã tìm thấy một ngôi mộ trong đó có hài cốt của một người được chôn từ hồi xưa nào
đó. Người này nằm theo tư thế của một người ngủ nằm nghiêng, 2 chân co và mặc quần
áo thường mặt hàng ngày. Bên cạnh hài cốt có vũ khí, bát, đĩa và di tích của thức ăn.
Câu hỏi: Ngôi mộ thuộc về thời kì nào, trước khi có tôn giáo hay lúc tôn giáo đã
xuất hiện rồi? Hãy chứng minh câu trả lời của em.
Để giải quyết bài tập này, học sinh đã xác lập mối tương quan giữa sự kiện về
ngôi mộ với những điều chúng được biết về tôn giáo (câu hỏi đòi hỏi điều đó), con
người đã tin vào các lực lượng siêu tự nhiên, vào một cuộc sống ở bên kia thế giới sau
khi chết. Sau đó, học sinh phán đoán và kết luận: Vì trong mộ có bát đĩa, thức ăn, quần
áo, vậy thì người ta đã cho rằng những thứ đó cần thiết cho người được chôn cất sau
khi chết. Và nếu như thế thì đó là những con người có tôn giáo và do đó, ngôi mộ đã
xuất hiện trong thời kì có tôn giáo.[2, tr.4]
Theo cách nghĩ của tôi, có thể xem bài tập nhận thức là một “bài toán”, được
hiểu theo nghĩa là một công việc mà người ta chưa biết cách hoàn thành và kết quả,
hay chưa biết một trong hai yếu tố đó, nhưng có thể tìm kiếm được với những điều
kiện đã cho.
Có thể chia bài tập nhận thức thành hai phần:
- Phần giả thiết: là những tư liệu lịch sử, thường là những sự kiện, hiện tượng
lịch sử cụ thể. Đây là cơ sở để giáo viên đặt vấn đề, yêu cầu học sinh phải giải quyết và
4
cũng là cơ sở mà dựa vào đó, qua thực hiện các thao tác tư duy, học sinh tìm ra câu trả

lời.
- Phần kết luận: là câu trả lời, là “đáp số” của “bài toán”.
Trong dạy học lịch sử, giáo viên thường đặt ra nhiều yêu cầu đối với học sinh
như: trả lời các câu hỏi, chứng minh một vấn đề nào đó hoặc xác định bản chất, ý
nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử… Không phải yêu cầu hay bất cứ câu hỏi nào đối
với học sinh cũng là bài tập nhận thức.
Những yêu cầu mà để trả lời, học sinh chỉ cần nhớ lại, hình dung lại những kiến
thức đã học, thông qua bài giảng của thầy hoặc có sẵn trong sách giáo khoa, không
được xem là những yêu cầu trong bài tập nhận thức.
Câu hỏi trong bài tập nhận thức phải là câu hỏi mà muốn trả lời được học sinh
phải có sự vận dụng kiến thức, tức là dùng kiến thức đã biết, chủ yếu là kiến thức trừu
tượng, khái quát soi vào những điều kiện đã cho để tìm ra câu trả lời.
2.2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức
Dựa trên những yêu cầu của bài tập nhận thức, tôi tự định ra các bước xây dựng
bài tập nhận thức như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học và từng đề mục cụ thể. Nghĩa là cần xác
định về mặt nhận thức, học sinh cần nhận thức được những gì; qua bài học, rèn luyện
được mặt nào của năng lực nhận thức; giáo dục được gì về tư tưởng cho học sinh.
Việc sử dụng bài tập nhận thức là một trong những cách thức, biện pháp trang bị
kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy, giáo dục tư tưởng cho học sinh. Do đó, việc xây
dựng, sử dụng bài tập nhận thức ở bài học nào đó phải bám sát yêu cầu về mục tiêu của
bài học, mục tiêu cụ thể của đề mục có liên quan.
- Bước 2: Tìm “vấn đề” để xây dựng bài tập
Cách trình bày của sách giáo khoa hiện tại vẫn còn theo lối giải thích hoặc
chứng minh kiến thức lịch sử, nghĩa là đưa ra nhận định trước, sau đó minh họa bằng
5
các sự kiện, hiện tượng hoặc trình bày các sự kiện, hiện tượng rồi đưa ra kết luận. Như
thế, giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chọn vấn đề để xây dựng bài tập. Nói như
vậy không có nghĩa là không thể xây dựng bài tập. Nghiên cứu sách giáo khoa chúng
ta thấy, bên cạnh những vấn đề được giải thích, chứng minh rõ ràng, vẫn còn nhiều vấn

đề, nhiều phần kiến thức, nhiều khía cạnh mà nếu chỉ đọc sách giáo khoa, học sinh
chưa thể hiểu, cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đó là những “vấn đề” mà chúng ta có
thể khai thác để xây dựng bài tập.
Từ tư liệu do sách giáo khoa cung cấp, khai thác ở nhiều góc độ, nhiều mức độ,
giáo viên cũng có thể tìm được “vấn đề” để xây dựng bài tập nhận thức.
- Bước 3: Xây dựng bài tập
Trên cơ sở xác định được những vấn đề học sinh còn gút mắc, những vấn đề cần
khai thác thêm từ tư liệu trong sách giáo khoa nhằm giúp học sinh nhận thức thêm,
giáo viên tiến hành tìm tư liệu lịch sử qua các nguồn tài liệu tham khảo hoặc sử dụng
tư liệu từ sách giáo khoa để đặt vấn đề theo cách xây dựng bài tập nhận thức.
Do bài tập nhận thức giống như một “bài toán” nên tư liệu lịch sử ở phần “giả
thiết” phải đảm bảo đúng và đủ để học sinh dựa vào đó, vận dụng kiến thức đã học
chứng minh, tìm ra “kết luận”. Kết luận đạt được qua giải bài tập phải hướng đến giúp
học sinh hiểu được những vấn đề còn gút mắc hoặc nhận thức lịch sử sâu hơn.
2.2.2.1. Xây dựng bài tập minh họa
Trên cơ sở xác định những bước xây dựng bài tập như trên, tôi thử tiến hành xây
dựng bài tập nhận thức ở một số bài học trong chương trình lịch sử lớp 10 (Chương
trình chuẩn), cụ thể như sau:
Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô-ma, Mục 2. Thị quốc
Địa Trung Hải
6

×