Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

skkn một số bài tập mới nhằm phát triển thể lực cho học sinh trung học cơ sở khi tham gia luyện tập môn kéo co THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.26 KB, 7 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………
1. Tên sáng kiến: “Một số bài tập mới nhằm phát triển thể lực cho
học sinh trung học cơ sở khi tham gia tập luyện môn kéo co”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trước đây khi tổ chức các trò chơi dân gian thì môn kéo co thường được
đưa vào thi đấu vì môn này huy động được đông người tham gia, tạo được tinh
thần tập thể, phát huy sự đoàn kết cố gắng của cả đội.
Tuy nhiên, trong khi thi đấu thì các đội thường tuyển chọn vận động viên
có sức mạnh cơ bắp sẵn có, chủ yếu nhờ quá trình lao động mà phát triển và có
được sức mạnh ấy. Nhưng những người đó khi có cơ bắp phát triển thì trọng
lưọng cơ thể của họ cũng thường cao hơn những người có thể trạng tương
đương. Khi thi đấu họ dùng sức mạnh của tay để kéo dây về phía mình. Như
vậy, các đội chiến thắng vẫn thường là nhờ vào sức mạnh cơ bắp sẵn có và trọng
lượng lớn hơn đội đối phương.
Trong những năm gần đây, môn kéo co được phổ biến rộng rãi hơn, được
tổ chức thường xuyên, trở thành môn thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội
Thể dục Thể thao, Hội thao học sinh hè, Hội khoẻ Phù Đổng các cấp. Trong các
hội thi đó thì luật kéo co quốc tế đã được đưa vào áp dụng, trong đó luật có quy
định cụ thể tổng trọng lượng của một đội cho mỗi nội dung thi đấu (gồm 8 vận
động viên).
Ví dụ: Đội nữ THCS là 400kg;
Đội nam THCS là 440kg;
Đội nam, nữ THCS phối hợp là 420kg.


Chính những quy định này làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn học sinh cho
đội tuyển theo hướng vừa có thể trạng tốt vừa có cơ bắp phát triển. Nếu đảm bảo
cả 2 yếu tố trên thì tổng trọng lượng của đội sẽ vượt tiêu chuẩn quy định.
Vì vậy khi tham dự các hội thi trên giáo viên cũng chủ yếu chọn được
những học sinh có sức mạnh sẵn có còn thể trạng thì chưa thật sự đồng đều. Để
tạo được một đội hình có chiều sâu, có thể thi đấu được ở nhiều giải liên tục thì
cần có một đội hình có thể trạng tương đối đồng đều và các bài tập thể lực cụ thể
để hướng dẫn các em tập luyện thường xuyên nhằm phát triển dần thể lực nhưng
trọng lượng cả đội vẫn không vượt chuẩn quy định.
2

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
+ Xác định một số bài tập thể lực có khả năng ảnh hưởng tốt đến sự phát
triển thể lực của học sinh khi tham gia tập luyện và thi đấu môn kéo co.
+ Giữ vững trọng lượng và tăng cường thể lực của đội trong quá trình tập
luyện.
+ Áp dụng các bài tập đó vào quá trình huấn luyện nhằm cải thiện và nâng
cao thành tích của đội tuyển kéo co học sinh của trường thi tham gia Hội thao
các cấp.
- Nội dung giải pháp:
* Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
Với mong muốn trên, qua trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm huấn luyện và qua kết quả thi đấu sau quá trình huấn luyện tôi xác định
được một số bài tập thể lực có khả năng ảnh hưởng tốt đến thành tích thi đấu của
học sinh khi tham gia thi đấu môn kéo co. Đó là:
- Nằm sấp chống thẳng tay 5 lượt x 30 giây.
- Nằm ngữa gấp cẳng chân ép dẻo cổ chân 5 lượt x 30 giây.
- Bật nhảy cóc 5 lượt x 20m.
- Nằm ngữa gập bụng 5 lượt x 30 lần.

- Nằm sấp ưỡn thân tập cơ lưng 5 lượt 30 lần.
- Đội (nhóm) kéo trọng tải tương đương trọng tải của đội (nhóm) trên vỏ
xe tải 5 lượt x 4m.
- Chạy bền 15-20 phút.
Thực hiện theo các bài tập này giúp giáo viên giải quyết được vấn đề
trọng lượng do luật quy định và dễ dàng hơn trong việc chọn vận động viên cho
đội tuyển.
* Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp cụ thể:
Nhằm đảm bảo nguyên tắc sắp xếp các bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó,
từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp và từ tập luyện cá nhân đến phối hợp
tập thể nên tôi sắp xếp trình tự các nội dung cho buổi tập như sau:
a. Nằm sấp chống thẳng tay 5 lượt x 30 giây
Bài tập này chỉ áp dụng cho các môn rèn luyện sức mạnh tĩnh như kéo co,
thể dục dụng cụ…Trong chương trình học chính khóa của học sinh thường rèn
luyện thể lực tay bằng động tác nằm sấp chống đẩy tính số lần. Như vậy chưa
luyện tập được độ căng cơ với thời gian dài cho học sinh.
Tập luyện bài tập này học sinh nằm sấp giữ yên tư thế trong vòng 30 giây:
chống thẳng 2 tay, lưng thẳng, 2 chân khép hoặc mở rộng. Giáo viên canh giờ và
3

quan sát nhắc nhở học sinh thực hiện đúng tư thế. Kết thúc 30 giây cho học sinh
đứng lên thả lỏng 2 tay chuẩn bị cho lượt tiếp theo. Mục đích là tập độ căng cơ
tay khi thi đấu.
b. Nằm ngữa gấp cẳng chân ép dẻo cổ chân 5 lượt x 30 giây
Đây là bài tập hoàn toàn mới, không có trong chương trình học chính
khóa của học sinh phổ thông. Học sinh nằm ngữa gập cẳng chân, 2 cổ chân duỗi
thẳng ra sau, mông tì lên 2 gót chân. Giáo viên canh giờ và quan sát nhắc nhở
học sinh thực hiện đúng tư thế. Kết thúc 30 giây cho học sinh đứng lên thả lỏng
chuẩn bị cho lượt tiếp theo.
Khi thi đấu toàn bộ cơ thể vận động viên ngã hết về sau do đó mũi chân

thường hướng lên, chỉ chạm sân bằng gót. Như vậy độ bám trên sân sẽ không
nhiều dễ bị kéo trôi. Bài tập này làm cho học sinh có độ dẻo cổ chân, nên mặc
dù cơ thể ngã về sau nhưng cả bàn chân vận động viên vẫn áp sát mặt sân, độ ma
sát sẽ nhiều hơn.
c. Bật nhảy cóc 5 lượt x 20m
Bài tập này thường xuyên được áp dụng trong các buổi học ở phần tăng
lực nhằm rèn luyện sức bật cho học sinh khi tập luyện các nội dung bật nhảy
như: Bật xa, Nhảy cao, Nhảy xa. Tuy nhiên lượng vận động thấp hơn, chỉ 1 hoặc
2 lượt x 10-15m.
Khi tập luyện nội dung này đòi hỏi vận động viên vận động với cường độ
cao hơn, phát huy hết sức của cơ thể để hoàn thành khối lượng bài tập.
Giáo viên phát lệnh cho học sinh thực hiện từng lượt 20m, sau đó vừa đi
về vừa thả lỏng chuẩn bị thực hiện lượt tiếp theo. Bài tập có tác dụng rèn luyện
phát triển sức mạnh bộc phát của cơ thể, chủ yếu phát triển sức mạnh của khớp
gối, cổ chân, cơ đùi, cơ cẳng chân.
d. Nằm ngữa gập bụng 5 lượt x 30 lần
Bài tập này là 1 trong những nội dung kiểm tra thể lực cuối năm học do
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT
ngày 18/09/2008 về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh cấp Trung học Cơ
sở. Tuy nhiên ở động tác đó học sinh thực hiện nằm ngửa gập cẳng chân co gối,
2 bàn chân áp sát mặt sân, thực hiện động tác trong vòng 30 giây tính số lần. Khi
thực hiện chỉ chủ yếu phát triển cơ bụng và cơ lưng.
Ở bài tập này, một học sinh làm nhiệm vụ hỗ trợ giữ chặt 2 bàn chân học
sinh thực hiện. Học sinh thực hiện nằm ngữa duỗi thẳng hai chân, hai tay đan
chéo đặt sau gáy, dùng sức của cơ bụng gập thân lên sau đó nằm xuống, thực
hiện liên tục 30 lần với tốc độ nhanh. Kết thúc lượt thực hiện, học sinh thả lỏng
chuẩn bị cho lượt tiếp theo. Bài tập đòi hỏi học sinh dùng sức nhiều hơn, có sự
tham gia của cơ đùi cùng với sự phát triển sức mạnh cơ bụng và cơ lưng.
e. Nằm sấp ưỡn thân tập cơ lưng 5 lượt x 30 lần
Bài tập này mới hoàn toàn không có trong chương trình học chính khoá.

4

Thực hiện tương tự như nằm ngữa gập bụng nhưng học sinh nằm sấp, hai
tay đan chéo đặt sau gáy, dùng sức của cơ lưng, bụng và ngực ưỡn thân lên sau
đó hạ xuống, thực hiện liên tục 30 lần. Kết thúc học sinh thả lỏng chuẩn bị cho
lượt tiếp theo. Bài tập có tác dụng phát triển sức mạnh cơ lưng, cơ bụng và cơ
ngực.
g. Đội (nhóm) kéo trọng tải tương đương trọng tải của đội (nhóm)
trên vỏ xe tải 5 lượt x 4m
Bài tập này hoàn toàn mới, không có trong chương trình học chính khoá
của học sinh phổ thông, chỉ áp dụng riêng cho môn kéo co.
Cả đội hoặc nhóm đứng đúng tư thế theo đội hình thi đấu kéo co để tấn công lùi,
kéo một hoặc hai vỏ xe tải có chất trọng tải tương đương trọng tải của đội hoặc
nhóm thực hiện. Giáo viên theo dõi nhắc nhở tư thế của học sinh trong quá trình
di chuyển. Tập cho học sinh phối hợp dùng sức phát lực tấn công lùi đồng loạt,
cùng chân mới tạo ra sức mạnh tuyệt đối.
Bài tập cho học sinh di chuyển tấn công lùi 4m để khi thi đấu học sinh
ước lượng được đoạn đường mà đội mình đã tấn công và nổ lực cố gắng hoàn
thành cự li 4m để giành chiến thắng theo quy định của Luật kéo co. Kết thúc
lượt tập đội (nhóm) thả lỏng chuẩn bị tập lượt tiếp theo.
h. Chạy bền 15-20 phút
Chạy bền là nội dung được luyện tập thường xuyên và bắt buộc trong
chương trình học chính khóa, là 1 trong những nội dung kiểm tra thể lực cuối
năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo quyết định số 53/2008/QĐ-
BGD&ĐT ngày 18/09/2008 về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh cấp
Trung học Cơ sở. Tuy nhiên, lượng vận động trong các buổi tập chính khóa
tương đối nhẹ nhàng hơn, chỉ chạy khoảng 5 phút trở lại.
Ở đây nội dung chạy bền được sắp xếp vào cuối buổi huấn luyện, cho học
sinh chạy bền nhẹ nhàng từ 15 đến 20 phút để duy trì thể lực, vận động toàn thân
và tăng sức chịu đựng. Đối với các đội có thể lực tương đương nhau thì sức bền

là rất cần thiết, quyết định kết quả thắng bại của đội.
Bên cạnh các bài tập đã nêu cũng còn các yếu tố chi phối như chế độ dinh
dưỡng, sinh hoạt nghỉ ngơi…có ảnh hưởng đến thành tích của các em.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các bài tập được nêu trên có thể là chưa đầy đủ, nhưng sau quá trình áp
dụng đã mang lại một số hiệu quả tích cực. Với ý nghĩa và tác dụng như vậy,
kinh nghiệm rút ra được từ các giải pháp mới này cần được giáo viên của các
cấp học quan tâm, nhất là cấp trung học cơ sở.
Trên cơ sở các bài tập đã nêu ra có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác
nhau từ học sinh tiểu học đến trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và thể thao
quần chúng. Tuy nhiên cũng tùy vào đối tượng mà huấn luyện viên có thể tăng
hoặc giảm số lượng và thời lượng vận động, sắp xếp các bài tập thật hợp lý
5

nhằm đảm bảo tính khoa học và sự phát triển theo từng lứa tuổi của bậc học tạo
sự hấp dẫn, gây hứng thú cho người tập.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp trong năm học qua thật đáng
khích lệ. Từ đầu năm học 2011-2012 ban huấn luyện nhà trường đã có kế hoạch
tuyển chọn luyện tập cho các đội kéo co của trường gồm đội nam, đội nữ và đội
nam nữ phối hợp.
Tháng 12 năm 2011 học sinh trường tham dự Hội khoẻ Phù Đổng cấp
thành phố. Riêng môn kéo co đạt: 2 giải nhất (đội nam và đội nam nữ phối hợp),
1 giải ba (đội nữ) (Quyết định 490/QĐ-PGD&ĐT thành phố Bến Tre ngày
21/12/2011 về việc khen thưởng tập thể và cá nhân đạt thành tích tại Hội khỏe
Phù Đổng thành phố Bến Tre lần X năm 2011). Đội nam và đội nam nữ phối
hợp được tuyển chọn tiếp tục luyện tập dự thi cấp Tỉnh (Quyết định 489/QĐ-
PGD&ĐT thành phố Bến Tre ngày 20/12/2011 về việc thành lập đoàn vận động
viên tham dự Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bến Tre năm 2012)

Tháng 1 năm 2012 tham dự Hội khoẻ Phù Đổng cấp Tỉnh, đội kéo co đạt:
1 huy chương vàng (đội nam nữ phối hợp) và 1 huy chương bạc (đội nam)
(Quyết định số 12/QĐ-SGD&ĐT Bến Tre ngày 17/1/2012 về việc khen thưởng
các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bến
Tre năm 2012). Đội nam nữ phối hợp tiếp tục được tuyển chọn để dự thi cấp
toàn quốc (Quyết định số 21/QĐ-SGD&ĐT Bến Tre ngày 03/02/2012 về việc
thành lập Đoàn thể thao học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu
vực V năm 2012).
Tháng 3 năm 2012 đội kéo co nam nữ phối hợp tham dự Hội khoẻ Phù
Đổng toàn quốc khu vực V tại Cần Thơ và đã xuất sắc đoạt huy chương vàng
(Công văn số 1459/SGD&ĐT-KHTC ngày 08/11/2012 về việc thông báo phát
tiền thưởng cho các cá nhân đạt thành tích trong Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc
lần thứ VIII vòng khu vực tại TP Cần Thơ năm 2012).
Với những kết quả đạt được có thể nhận thấy hiệu quả và ý nghĩa rõ ràng
của các bài tập nêu ra. Ban huấn luyện nhà trường sẽ tiếp tục áp dụng các bài tập
đã xác định được, bên cạnh đó cũng sẽ nghiên cứu bổ sung thêm một số bài tập
thể lực cũng như kỹ thuật để phát huy ngày càng tốt hơn công tác huấn luyện
nhằm mang lại hiệu quả ngày càng cao cho thể thao tỉnh nhà.
3.5. Những người tham gia tổ chức sáng kiến lần đầu:
1. Dương Minh Tín (Hiệu trưởng nhà trường)
2. Nguyễn Thị Hạnh Dung (Phó Hiệu trưởng nhà trường)
3. Võ Văn Đương (Huấn luyện viên Trung tâm HL&TĐ TDTT)
4. 20 học sinh khối 8 và 9 của trường.
3.6. Những thông tin cần bảo mật: Không có.
6

3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy chính khóa tại nhà trường
như nệm, còi, đồng hồ, cọc mũ.
- 1 sợi dây thừng chuyên dùng cho kéo co.

- 1-2 vỏ xe tải.
3.8. Tài liệu kèm theo gồm:
- Danh sách học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bến Tre năm
2012:
1. Nguyễn Duy Linh 6. Nguyễn Tấn Duy
2. Huỳnh Minh Đạt 7. Nguyễn Trọng Nam
3. Châu Minh Tâm 8. Huỳnh Văn Dương
4. Trần Minh Tiến 9. Huỳnh Lâm Nhật
5. Nguyễn Hoàng Đức Vinh 10. Trần Công Minh Tâm
11. Võ Trần Gia Thịnh 16. Phạm Thị Mai Trúc
12. Nguyễn Thành Luân 17. Nguyễn Thị Thanh Thi
13. Trần Đức Duy 18. Trần Thị Huỳnh Như
14. Nguyễn Tường Lâm 19. Trần Thị Ngọc Huyền
15. Lê Huỳnh Đức 20. Nguyễn Hoàng Nguyên
Kèm theo Quyết định 489/QĐ-PGD&ĐT thành phố Bến Tre ngày
20/12/2011
- Danh sách khen thưởng kèm theo Quyết định 490/QĐ-PGD&ĐT thành
phố Bến Tre ngày 21/12/2011 về việc khen thưởng tập thể và cá nhân đạt thành
tích tại Hội khỏe Phù Đổng thành phố Bến Tre lần X năm 2011: giải I Trung học
cơ sở nam; giải III Trung học cơ sở nữ; giải I Trung học cơ sở nam, nữ phối hợp.
- Danh sách khen thưởng kèm theo Quyết định số 12/QĐ-SGD&ĐT Bến
Tre ngày 17/1/2012 về việc khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt thành tích
xuất sắc tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bến Tre năm 2012: hạng nhì môn kéo co
khối trung học cơ sở nam; hạng nhất môn kéo co khối trung học cơ sở nam-nữ
phối hợp.
- Danh sách học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực V
năm 2012:
1. Võ Trần Gia Thịnh
2. Nguyễn Thành Luân
3. Trần Minh Hiếu

4. Nguyễn Tường Lâm
5. Lê Huỳnh Đức
6. Phạm Thị Mai Trúc
7. Nguyễn Thị Yến Ngân
8. Trần Thị Huỳnh Như
9. Trần Thị Ngọc Huyền
10. Nguyễn Hoàn Nguyên
Kèm theo Quyết định số 21/QĐ-SGD&ĐT Bến Tre ngày 03/02/2012.
- Danh sách học sinh nhận tiền thưởng đạt HCV môn kéo co đội nam nữ
THCS theo Công văn số 1459/SGD&ĐT-KHTC ngày 08/11/2012 về việc thông
báo phát tiền thưởng cho các cá nhân đạt thành tích trong Hội khỏe Phù Đổng
toàn quốc lần thứ VIII vòng khu vực tại TP Cần Thơ năm 2012:
7

1. Võ Trần Gia Thịnh
2. Nguyễn Thành Luân
3. Trần Minh Hiếu
4. Nguyễn Tường Lâm
5. Lê Huỳnh Đức
6. Phạm Thị Mai Trúc
7. Nguyễn Thị Yến Ngân
8. Trần Thị Huỳnh Như
9. Trần Thị Ngọc Huyền
10. Nguyễn Hoàn Nguyên

Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng s
ự thật./.
Bến tre, ngày 25 tháng 02 năm 2013
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Trường THCS Hoàng Lam,

TP Bến Tre
Giáo viên 8,0đ

×