Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luậ án thực trạng nhiễm hiv và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm 4 quận hà nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.91 KB, 29 trang )

1
bé gi¸o dôc ®µo t¹o Bé y tÕ
ViÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung ¬ng

PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG
THỰC TRẠNG NHIỄM HIV VÀ
CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Ở PHỤ NỮ BÁN DÂM 4 QUẬN HÀ NỘI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62 72 01 17
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Hµ néi - 2013
2
Công trình đợc hoàn thành tại:
VIệN Vệ SINH DịCH Tễ TRUNG ƯƠNG
Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRN HU KHANG
2. PGS.TS. NGUYN ANH TUN
Phản biện 1: GS.TS o Vn Dng
Ban Tuyờn giỏo Trung ng
Phn bin 2: PGS.TS H Bỏ Do
Hc vin Quõn Y
Phn bin 3:PGS.TS Trn ng Quyt
Hc vin Quõn Y
Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Vin
Tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ơng
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Th viện quốc gia
- Th viện Viện Vệ sinh dịch tễ trung ơng


3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
AIDS Acquired Immuno-Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS Bao cao su
BDĐP Bán dâm đường phố
BDNH Bán dâm nhà hàng
BKT Bơm kim tiêm
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CT Can thiệp
GSTĐ Giám sát trọng điểm
HIV Human Immunodeficiency Virus
Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
PCR Polymerase Chain Reaction
Phản ứng khuếch đại chuỗi polyme
PNBD Phụ nữ bán dâm
QHTD Quan hệ tình dục
RPR Rapid Plasma Reagin
Phản ứng RPR
SDMT Sử dụng ma túy
STI Sexually Transmitted Infection
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
TCMT Tiêm chích ma túy
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TPHA Treponema Pallidum Haemagglutination Assay
Phản ứng TPHA
TTVCĐ Tuyên truyền viên cộng đồng
4

UNAIDS The Joint United Nations Programme on
HIV/AIDS
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS
VCT Voluntary Counselling and Testing
Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
WHO World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
XN Xét nghiệm

5
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) trong đó có
HIV là một trong các vấn đề quan trọng của y tế công cộng. Mua bán
dâm đóng một vai trò rất to lớn trong lây truyền HIV/STI và phòng
chống HIV/STI hiệu quả cho nhóm này là một chiến lược then chốt trong
cuộc chiến chống lại đại dịch HIV. Ở Việt Nam, Chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/AIDS nêu rõ cần tăng cường việc quản lý và tư vấn về
các STI cho các đối tượng có nguy cơ cao. Để giúp cho việc lập kế hoạch
can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/STI, các nghiên cứu về dịch tễ học
HIV/STI cũng như các can thiệp trong nhóm phụ nữ bán dâm là rất cần
thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
ở phụ nữ bán dâm 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can
thiệp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
− Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và
các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà
nội năm 2005- 2006.

− Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm HIV
và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm tại Hà nội
giai đoạn 2005-2010.
3. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã cung cấp các thông tin về tỷ lệ nhiễm HIV và một số
STI của PNBD ở 4 quận Hà nội giai đoạn 2005-2006 và 2009-2010,
đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và Chlamydia
của PNBD giai đoạn 2005-2006. Luận án cũng đưa ra một số biện pháp
can thiệp dự phòng HIV/STI ở PNBD và đánh giá hiệu quả các can thiệp
đó.
6
4. Tính khoa học và độ tin cậy của luận án
Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu giả can thiệp cộng đồng với
cách chọn mẫu và xác định cỡ mẫu phù hợp, công cụ thu thập số liệu
cũng như các kỹ thuật xét nghiệm đáng tin cậy, xử lý số liệu hợp lý nên
kết quả của đề tài là đáng tin cậy.
5. Bố cục của luận án
Luận án dày 123 trang không kể mục lục, danh mục các bảng biểu,
phụ lục và 131 tài liệu tham khảo. Luận án gồm các phần: đặt vấn đề,
tổng quan, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, kết quả, bàn luận, kết
luận và khuyến nghị. Luận án có 33 bảng và 15 biểu đồ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tình hình hoạt động mua bán dâm trên thế
giới và Việt nam
Trên thế giới, nhóm người bán dâm là nhóm người bị phân biệt đối
xử, kỳ thị và do các hoạt động mua bán dâm là trái với pháp luật nên việc
tiếp cận và giám sát họ rất khó khăn. Nhóm PNBD được coi là một trong
những nhóm người có nguy cơ cao nhiễm HIV và có ảnh hưởng nhiều
đến mô hình đại dịch HIV. PNBD thường được phân làm 2 loại: PNBD
trực tiếp và PNBD gián tiếp. PNBD trực tiếp chỉ có thu nhập từ hoạt

động bán dâm. PNBD trực tiếp bán dâm trên đường phố và bán dâm
trong nhà chứa. Đối với PNBD gián tiếp, hoạt động bán dâm không phải
là nguồn thu duy nhất mà chỉ là thu nhập bổ sung của họ, bên cạnh các
thu nhập từ các công việc khác làm tại các cơ sở dịch vụ như cắt tóc, mát
xa, phục vụ bàn tại các nhà hàng
Ở Việt nam, mua bán dâm là hoạt động trái pháp luật và được coi
là một tệ nạn xã hội. Cảnh sát và chính quyền địa phương tổ chức các
chiến dịch phòng chống tệ nạn xã hội nhằm vào PNBD. Nếu bị bắt, họ sẽ
7
được đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm. Tại đây, họ được giáo
dục, dạy một số nghề thủ công, được khám, xét nghiệm và điều trị STI.
1.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV
và STI ở phụ nữ bán dâm
1.2.1.Thực trạng tình hình nhiễm HIV và STI ở phụ nữ bán dâm
HIV: Châu Phi vẫn là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD rất cao
(19%). Tại Châu Á, dịch HIV chủ yếu tập trung vào một số nhóm quần
thể đặc biệt như nhóm nghiện chích ma túy, người bán dâm. Ở Trung
Quốc, GSTĐ HIV cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm người bán dâm
đang ngày càng tăng. Tại Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNBD trên
toàn quốc là 5%,. Tại Việt Nam, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
PNBD trên 10% tại nhiều tỉnh/ thành phố và hiện có xu hướng gia tăng
tại một số tỉnh thành phố khác. Trong giai đoạn 2003-2011, tỷ lệ nhiễm
HIV tính chung cho PNBD ở các tỉnh tham gia GSTĐ giao động từ 3%-
5%. Tuy nhiên, một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD rất
cao như
Lạng Sơn (17,06%), Cần Thơ (10,67%),
tỷ lệ này khá thấp ở Đà
Nẵng (0,6%), Khánh Hòa 1,1 %.
Lậu: Tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD ở Yunnan (Trung Quốc) là 37,8%,
ở Campuchia là 12%, ở Indonesia là 28,6%. Ở Việt Nam, tỷ lệ PNBD bị

nhiễm lậu tại Hà Nội là 3%, tại TP Hồ Chí Minh là 0,5%, tại Hải Phòng
là 5,3%. Tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD ở Lai Châu là 20,2%, Quảng Trị
24,8%, Đồng Tháp 7,3%, An Giang 5,7% và Kiên Giang là 9,4%, ở Sóc
Trăng là 14,9%.
Giang mai: tỷ lệ nhiễm giang mai của PNBD tại Quảng Đông là
8%, ở Campuchia là 2,3%. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giang mai ở nhóm
BDĐP và BDNH tại TP Hồ Chí Minh là 9,1% và 7,3%; tại An Giang là
5,5% và 5,8%; tại Đà Nẵng là 3% và 5,4% ; tại Cần Thơ là 5,6% và
0,3%; tại Hải Phòng là 3,2% và 2,2%.
8
Chlamydia: tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở PNBD tại Yunnan (Trung
Quốc) là 58,6%, tại Campuchia là 14%. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
cho thấy tỷ lệ mắc Chlamydia của PNBD tại Sóc Trăng là 48,4%, ở Hà
Nội (5%), Hải Phòng 3,3%, Quảng Ninh 3%, TP Hồ Chí Minh 6,5% và
Đà Nẵng 3,5%.
1.2.2. Sự liên quan giữa các hành vi và nhiễm HIV/STI
Nghiên cứu ở Quảng Đông (2010) cho thấy trình độ học vấn cao và
nhận thức tốt về nguy cơ nhiễm HIV là các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc
STI. Các hành vi như đón khách ở khách sạn hoặc trên đường phố, được
trả nhiều tiền cho quan hệ tình dục là các yếu tố có liên quan đến nhiễm
STI. Theo nghiên cứu ở Jamaica, các yếu tố như tuổi, có sử dụng ma túy,
không sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục gần nhất với khách hàng
làm tăng nguy cơ nhiễm HIV ở nhóm PNBD.
Nghiên cứu ở 3 tỉnh TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang cho
thấy các yếu tố liên quan độc lập với nhiễm HIV ở PNBD gồm dưới 30
tuổi, bị loét sinh dục, sử dụng BCS không thường xuyên. Nghiên cứu tại
Hải Phòng về các yếu tố liên quan đến mắc STI cho thấy kiến thức tốt về
STI là một yếu tố bảo vệ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số hành vi
làm tăng nguy cơ nhiễm STI gồm có nhiều hơn 4 khách hàng/ tuần, tự
chữa bệnh khi nhiễm STI, kiến thức về sử dụng BCS kém. Một nghiên

cứu ở Huế năm 2008 cũng tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm
STI gồm trình độ học vấn thấp, sử dụng BCS không đúng cách.
1.3. Các biện pháp can thiệp làm giảm nhiễm HIV/STI ở
PNBD
Tại Thái Lan, các can thiệp gồm hoạt động truyền thông, tăng
cường sử dụng BCS và quản lý các STI làm tăng tỷ lệ sử dụng BCS
thường xuyên của PNBD và giảm tỷ lệ nhiễm STI, tỷ lệ nhiễm HIV
trong cộng đồng ổn định và cuối cùng có giảm. Năm 2003, các can thiệp
ở Ấn Độ gồm truyền thông thay đổi hành vi, tăng sử dụng BCS, sàng lọc
9
STI thường xuyên, khám STI định kỳ cũng làm tăng tỷ lệ sử dụng BCS
của PNBD với khách quen, giảm tỷ lệ nhiễm HIV và một số.
Nghiên cứu tại Vĩnh Long cho thấy sau 2 năm can thiệp, hiểu biết
về các yếu tố giúp phòng nhiễm HIV tăng, tỷ lệ sử dụng BCS thường
xuyên với khách lạ, khách quen và với chồng/ bạn trai cũng tăng. Sau
thời gian can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV không giảm. Can thiệp cho nhóm
PNBD ở Hà Tây cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng BCS thường
xuyên của nhóm BDĐP đối với khách lạ và khách quen không thay đổi,
nhưng tăng lên đối với bạn tình thường xuyên. Đối với nhóm BDNH, tỷ
lệ sử dụng BCS thường xuyên tăng lên khi QHTD với khách lạ và bạn
tình thường xuyên, nhưng không tăng đối với khách quen. Tỷ lệ người kể
được triệu chứng của STI không tăng sau can thiệp (p >0,05). Sau can
thiệp, tỷ lệ PNBD mắc các hội chứng STI như chảy mủ sinh dục, đau
bụng dưới, loét sinh dục giảm một cách có ý nghĩa.
1.4. Một số đặc điểm về thành phố Hà nội
Hà nội là một thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm PNBD rất
cao so với tỷ lệ nhiễm HIV cuả PNBD chung toàn quốc. Theo số liệu của
GSTĐ HIV, tỷ lệ nhiễm HIV ở PNBD giao động khoảng 3-5% từ 2003-
2011, nhưng tỷ lệ nhiễm HIV của PNBD Hà nội duy trì ở 13-16% trong
những năm 2003-2005. Tại thời điểm cuối năm từ 2002-2005, các quận

Hai Bà Trưng và quận Đống đa thuộc nhóm quận có số HIV lũy tích lớn
nhất và quận Thanh Xuận và Cầu giấy là 2 quận có số HIV lũy tích thấp
nhất (không kể quận Hà đông vì quận này mới được nhập về Hà nội từ
2008). Hà nội là nơi có tình hình hoạt động mua bán dâm rất phức tạp.
Các quán karaoke là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động mua bán dâm hoặc là
nơi diễn ra các hoạt động môi giới bán dâm. Chủ môi giới thường thuê
một địa điểm để tập hợp 10-15 phụ nữ bán dâm, sau đó in danh thiếp để
đưa đến các tụ điểm vui chơi giải trí như quán karaoke, nhà hàng, khách
sạn…Khi khách có nhu cầu thì chủ nhà hàng gọi điện thoại để đưa họ
10
đến. PNBD đều được mang số để dễ gọi. Hoạt động mua bán dâm mang
lại lợi nhuận cao nên được nhiều chủ các cơ sở dịch vụ giải trí tận dụng
triệt để, việc kiểm tra kiểm soát của các cấp các ngành còn lỏng lẻo,
nhiều khách du lịch vào Việt nam có nhu cầu về mua bán dâm.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Đối tượng tham gia nghiên cứu là PNBD tại cộng đồng Hà Nội,
gồm 2 nhóm: BDĐP và BDNH.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 quận nội thành phố Hà Nội: Đống
Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Thời gian nghiên cứu: Từ
2005 -2010. Điều tra trước can thiệp: 2005-2006; Thời gian can thiệp:
2006-2009; Điều tra sau can thiệp: 2009-2010
2.3. Thiêt kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu giả can thiệp cộng đồng, có so sánh trước sau. Các
điều tra trước sau là các nghiên cứu mô tả cắt ngang với cách chọn mẫu
chùm.
2.3.1. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:

D = 1,3; P
1
= 0,6; P
2
= 0,75,; α = 0,05; β = 0,90
Theo công thức, cỡ mẫu tối thiểu cần là 215 PNBD.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu:
Các điều tra trước can thiệp và điều tra sau can thiệp đều sử dụng
phương pháp chọn mẫu chùm 2 giai đoạn.
11
Giai đoạn 1: Xây dựng khung mẫu và lựa chọn chùm. Tiến hành lập
bản đồ các tụ điểm nơi có thể tiếp cận được đối tượng nghiên cứu. Đơn vị
chọn mẫu cơ bản (chùm) là một nhóm gồm ít nhất 10 PNBD. Danh sách tất
cả các chùm được sử dụng làm khung chọn mẫu và 30 chùm trong số này
được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Giai đoạn 2: Lựa chọn các cá thể tham gia nghiên cứu tại các tụ điểm
được lựa chọn. Nếu tại 1 tụ điểm, số cá nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn nhiều
hơn cỡ mẫu yêu cầu, các cá nhân được chọn một cách ngẫu nhiên. Nếu số
người đạt tiêu chuẩn nhỏ hơn cỡ mẫu yêu cầu thì sẽ chọn toàn bộ các cá thể
tại thời điểm đó và sẽ quay lại vào thời điểm khác để chọn tiếp cho đến khi
đạt được cỡ mẫu.
2.4. Các bước tiến hành điều tra
Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi được xây dựng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
và được thử nghiệm và chỉnh sửa trước điều tra.
Lựa chọn cán bộ phỏng vấn và tập huấn
Các điều tra viên là các cán bộ có kinh nghiệm điều tra, được tập
huấn về lập bản đồ và về điều tra thực địa
Thu thập số liệu
Khi các đối tượng được mời tới trung tâm nghiên cứu, họ đăng ký tại

phòng tiếp đón, sau đó được phỏng vấn và lấy mẫu bệnh phẩm, gồm máu
và nước tiểu. Mẫu nước tiểu được sử dụng để làm phản ứng PCR chẩn
đoán lậu và Chlamydia tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Mẫu máu
được sử dụng để làm xét nghiệm chẩn đoán HIV và giang mại tại Trung
tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà nội
2.5. Biện pháp can thiệp
Các biện pháp can thiệp được thực hiện thông qua các hoạt động
của Trung tâm sức khỏe phụ nữ Hà Nội: cung cấp dịch vụ khám, chữa
bệnh STI thông qua điểm khám cố định tại Trung tâm và các đợt khám lưu
12
động, tư vấn, tuyên truyền về HIV/STI, khuyến khích và hướng dẫn sử
dụng bao cao su, cung cấp BCS và BKT.
2.6. Nhập và phân tích số liệu
Nhập bằng phần mềm EPI INFO 6.04 và phân tích bằng phần mềm
SPSS. Phân tích số liệu sử dụng tới thuật toán mô tả, phép tính tần số, T
test và Chi bình phương test, mô hình hồi quy logistics đơn biến và đa
biến, tính tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy 95% (95% CI). Sử dụng
mức ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05
2.7. Hạn chế sai số
Các điều tra viên được tuyển chọn là những người có kinh nghiệm
trong việc tham gia các điều tra, được đào tạo kỹ trước khi họ tiến hành
phỏng vấn để đảm bảo họ nắm vững được công việc họ cần làm, yêu cầu
của nghiên cứu để tránh gây sai số trong qua trình phỏng vấn.
Bộ câu hỏi được xây dựng và thử nghiệm trên thực địa trước khi đưa
vào điều tra để đảm bảo các câu hỏi dễ hiểu đối với các đối tượng nghiên
cứu, giúp cho các câu trả lời đúng, chính xác.
Các đối tượng nghiên cứu sẽ được mã hóa, không tiết lộ danh tính
nên họ cảm thấy thoải mái để đưa ra các câu trả lời đúng thực tế.
Các phương pháp xác định các yếu tố sinh học như xét nghiệm HIV,
xét nghiệm PCR để chẩn đoán lậu và Chlamydia, xét nghiệm huyết thanh

giang mai đều được thực hiện tại các phòng xét nghiệm chuẩn, sử dụng
test kít và hóa chất chuẩn, có độ tin cậy cao, đảm bảo kết quả chính xác
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Tất cả các
thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu đều được giữ kín. Các can
thiệp trong nghiên cứu là các can thiệp cộng đồng, không mang lại rủi ro
cho đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua
13
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
Điều tra trước can thiệp gồm 499 PNBD (275 BDNH và 224
BDĐP). Điều tra sau can thiệp gồm 600 PNBD (300 BDNH và 300
BDĐP)
3.1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm
HIV và STI ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà nội năm
2005-2006
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV và STI của PNBD
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm HIV theo nhóm đối tượng và hành vi SDMT của
PNBD trước can thiệp
Điều tra năm 2005-2006 cho thấy 16,6 % PNBD nhiễm HIV. Theo
biểu đồ 3.4, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm BDĐP là cao hơn nhóm BDNH
(p=0,0001), nhóm SDMT cao hơn nhóm không SDMT (p=0,0001),
nhóm TCMT cao hơn nhóm không TCMT (p=0,0001)
14
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm STI trong PNBD ở Hà Nội trước can thiệp
Theo biểu đồ 3.5, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm BDĐP là 1,1%
và BDNH là 0,4% ( p=0,39). Tỷ lệ nhiễm lậu ở nhóm BDĐP và BDNH
đều là 1,8%. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở BDĐP là 17,5% và nhóm BDNH
là 8,5%, p=0,003).
3.1.2. Các hành vi nguy cơ nhiễm HIV và STI

3.1.2.1. Tuổi bán dâm, thời gian hành nghề và số lượng bạn tình
của PNBD
Khi PNBD khoảng 24 tuổi, họ bắt đầu bán dâm. Tuổi trung bình khi
bắt đầu bán dâm của BDĐP cao hơn so với BDNH (25,2 so với 22,9;
p=0,0001, t test). Thời gian bán dâm trung bình là 4,1 năm, nhóm BDĐP
là 4,4 năm, lâu hơn BDNH (3,7 năm) (p=0,047, t test). Mỗi tháng, PNBD
được điều tra trước can thiệp có 21,7 bạn tình, 14,8 khách lạ và 5,5
khách quen. Số khách quen và số khách lạ hàng tháng của BDĐP không
khác biệt với BDNH.
15
3.1.2.2. Hiểu biết về HIV/STI của PNBD ở Hà nội trước can thiệp
Trong điều tra trước can thiệp, 87,2% PNBD đã từng nghe giới thiệu
về HIV/AIDS. Tỷ lệ PNBD cho rằng bản thân có nguy cơ cao nhiễm
HIV chiếm 25,7%. Tỷ lệ này trong nhóm BDĐP là 29,8%, cao hơn
BDNH (20,5%) một cách có ý nghĩa (p= 0,018). Tỷ lệ PNBD trước điều
tra có được các hiểu biết cơ bản đầy đủ về HIV không cao, chiếm tỉ lệ
43,1% PNBD được điều tra. Tỷ lệ này trong nhóm BDNH cao hơn
BDĐP (51,3% so với 36,4%, p=0,001).
Về hiểu biết về các triệu chứng STI, 63,7% PNBD biết rằng chảy mủ
sinh dục là triệu chứng của STI. Các triệu chứng đi tiểu buốt, loét sùi
sinh dục và đau bụng dưới được nhận biết ít hơn (chiếm tỷ lệ lần lượt là
28,3%, 14,4% và 20,2%). Có 17,8% PNBD không biết một triệu chứng
STI thường gặp nào, chỉ 3,6% trong nhóm BDĐP và 0,4% trong nhóm
BDNH biết 4 triệu chứng.
3.1.2.3. Tiền sử nhiễm STI của PNBD Hà nội trước can thiệp
Biểu đồ 3.8. Tiền sử nhiễm STI của PNBD ở Hà Nội trước can thiệp
(n=499)
Theo biểu đồ 3.8, có tới 46,5 % PNBD có tiền sử chảy mủ sinh dục
và 12,8% có tiền sử loét sùi sinh dục trong vòng 1 năm trước khi được
phỏng vấn. Tỷ lệ có tiền sử chảy mủ sinh dục trong nhóm BDĐP không

16
khác biệt so với trong nhóm BDNH (p=0,22). BDNH có tiền sử loét sinh
dục ít hơn so với BDĐP (4% so với 20%, p=0,0001).
3.1.2.4. Hành vi sử dụng bao cao su trước can thiệp của PNBD Hà
nội
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của PNBD năm 2005-2006
Biểu đồ 3.9 cho thấy, tỷ lệ PNBD ở Hà Nội sử dụng BCS thường với
khách lạ là 76%, nhiều hơn với khách quen (56,6%) và nhiều hơn với
chồng/ bạn trai (17,5%). Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ
của nhóm BDNH cao hơn nhóm BDĐP (81,2% so với 71,7%, p= 0,02),
tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách quen của nhóm BDNH tương
đương nhóm BDĐP (57,1% so với 56,1%, p= 0,82). Tỷ lệ sử dụng BCS
với chồng/người yêu của 2 nhóm BDNH và BDĐP tương đương (17% so
với 18%, p=0,72, test Chi bình phương).
3.1.2.5. Hành vi sử dụng ma túy trước can thiệp của PNBD Hà nội
17
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sử dụng ma túy trong PNBD trước can thiệp
Theo biểu đồ 3.10, BDNH sử dụng ma túy ít hơn BDĐP (10,3% so
với 24,4%, p=0,0001). Tỷ lệ TCMT trong nhóm BDĐP cao hơn nhóm
BDNH (16,7% so với 4%, p=0,0001). Trong số những người đã từng
SDMT, tới 61,1% có TCMT ( trong nhóm BDĐP là 68,7% và BDNH là
39,1%)
3.1.2.3. Mối liên quan giữa các hành vi và tình trạng nhiễm HIV
Bảng 3.17. Phân tích đa biến các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
trong nhóm PNBD ở Hà Nội
Yếu tố nguy cơ OR 95% CI p
Nhóm BDĐP so với BDNH 3,5 1 – 12,7 0,05
Có SDMT so với không SDMT 5,2 0,2 – 149,4 0,33
Có TCMT so với không TCMT 0,1 0,01 – 3,0 0,15
Dùng BKT người khác đã sử dụng trong

tháng qua so với không dùng BKT của
người khác
87,8 2,8 – 2770,3 0,01
Khách lạ có TCMT so với khách lạ không
TCMT
0,9 0,3 – 3,9 0,98
Chồng/ bạn trai có TCMT so với chồng/
bạn trai không TCMT
1,6 0,5 – 5,5 0,47
Dùng BCS với khách lạ thường xuyên so
với không dùng thường xuyên
0,3 0,1 – 0,9 0,04
Có tiền sử nhiễm STI trong năm qua so với
không có tiền sử nhiễm STI
3,3 0,9 – 11,7 0,06
Tuổi bắt đầu bán dâm 0,9 0,8 – 1,1 0,4
18
Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố có liên quan đến nhiễm HIV
là tuổi bán dâm, thuộc nhóm BDĐP, có SDMT, có TCMT, đã từng sử
dụng BKT đã được người khác sử dụng trong vòng 1 tháng trước khi
điều tra, có khách lạ TCMT, người có chồng/ bạn trai có TCMT, không
sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với khách lạ, có tiền sử STI trong
năm vừa qua. Các yếu tố này được đưa vào mô hình hồi quy logistic đa
biến để tìm yếu tố liên quan thực sự.
Bảng 3.17 cho thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV là
thuộc nhóm BDĐP, có dùng BKT đã được người khác sử dụng trong
tháng qua. Yếu tố sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với khách lạ là
yếu tố bảo vệ. Những người dùng BCS thường xuyên với khách lạ có
nguy cơ nhiễm HIV bằng 0,3 lần so với những người không dùng BCS
thường xuyên.

3.1.2.5. Mối liên quan giữa các hành vi và nhiễm STI
Do tỷ lệ nhiễm lậu và giang mai ở nhóm PNBD được điều tra rất
thấp nên chúng tôi chỉ phân tích nguy cơ nhiễm Chlamydia sinh dục
Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố liên quan đến nhiễm
Chlamdia gồm thuộc nhóm BDĐP, biết từ 2 triệu chứng STI, và tự đi
mua thuốc ở hiệu thuốc để điều trị khi mắc STI. Các yếu tố này được đưa
vào mô hình hồi quy logistic đa biến để tìm yếu tố liên quan độc lập.
Bảng 3.22. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến nhiễm
Chlamydia
Yếu tố nguy cơ OR 95% CI p
Nhóm đối tượng (BDĐP so với BDNH) 2,3 0,9 – 5,7 0,08
Biết từ 2 triệu chứng STI trở lên 0,9 0,3 – 2,2 0,74
Đi mua thuốc ở hiệu thuốc khi nhiễm STI 3,6 1 – 12,7 0,05
19
Theo bảng 3.22, chỉ có hành vi tự đi mua thuốc điều trị tại hiệu
thuốc là yếu tố có liên quan độc lập với tình trạng nhiễm Chlamydia.
Những người tự đi mua thuốc điều trị ở hiệu thuốc có nguy cơ nhiễm
Chlamydia cao hơn 3,6 lần (OR= 3,6; 95% CI: 1 – 12,7).
3.2. Hiệu quả của mô hình can thiệp lên hành vi nguy cơ và
tỷ lệ nhiễm HIV/STI của PNBD ở Hà Nội năm 2005-2010
3.2.1. Sự thay đổi hiểu biết cơ bản về HIV/STI
Can thiệp đã làm tăng các tỷ lệ PNBD (cả nhóm BDNH và BDĐP)
có các hiểu biết đầy đủ cơ bản về HIV và biết từ 2 dấu hiệu cơ bản của
STI một cách có ý nghĩa (p<0,05).
3.2.2. Sự thay đổi về thái độ xử trí khi nhiễm STI
Sau can thiệp, khi có các biểu hiện STI, tỷ lệ PNBD tự mua thuốc ở
hiệu thuốc giảm đáng kể (nhóm BDĐP giảm từ 79,4% tới 36,0%,
p=0,0001, CSHQ=55%, nhóm BDNH giảm từ 57,9% xuống 25,8%,
p=0,0001). Tỷ lệ PNBD đi khám tại các cơ sở y tế nhà nước tăng lên.
Nhóm BDĐP tăng từ 11,8% lên 43,3% (p=0,0001, CSHQ = 267%),

nhóm BDNH tăng từ 10,5% lên 44,4% (p=0,0001, CSHQ = 323%).
3.2.3. Sự thay đổi về hành vi sử dụng ma túy
Sau can thiệp, tỷ lệ SDMT trong nhóm BDĐP, không thay đổi
(24,4% so với 26,3%, p=0,59), tỷ lệ SDMT trong nhóm BDNH tăng từ
10,3% lên 18,7% (p=0,008). Tỷ lệ dùng BKT đã được người khác sử
dụng giảm (nhóm BDĐP giảm từ 39,1% xuống 15,6%, p=0,01, nhóm
BDNH giảm từ 55,6% xuống 14,3%, p=0,05).
3.2.4. Sự thay đổi về hành vi dùng bao cao su
Sau can thiệp, trong nhóm BDĐP, tỷ lệ cho rằng BCS có sẵn tại nơi
đón khách và tỷ lệ có thể có được BCS trong vòng 15 phút giảm, số lần
được phát BCS miễn phí hàng tháng trước can thiệp (7,1 lần) và sau can
thiệp (5,4 lần), không khác biệt (p=0,08). Trong nhóm BDNH, tỷ lệ cho
20
rằng BCS có sẵn tại nơi đón khách và tỷ lệ có thể có được BCS trong
vòng 15 phút không được cải thiện (p>0,05), số lần được phát BCS miễn
phí tăng lên (từ 3,8 lần lên 5,8 lần, p=0,0001, CSHQ=52,6%).
Sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với khách lạ giảm
(BDĐP từ 71,7 % xuống 38,6%, p=0,0001, BDNH giảm từ 81,2% xuống
45%, p=0,0001), với khách quen giảm (BDĐP từ 56,1% xuống 33,1%,
p=0,0001, BDNH giảm từ 57,1% xuống 37,4%, p=0,0001). Tỷ lệ sử dụng
BCS thường xuyên với chồng/ bạn trai không thay đổi
3.2.5. Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI
Biểu đồ 3.13. Sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI của PNBD ở Hà Nội
Theo biểu đồ 3.13, sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV không thay đổi
một cách có ý nghĩa (16,6% so với 18,7%, p=0,38). Tỷ lệ giang mai cũng
không thay đổi một cách có ý nghĩa (0,8% so với 1,2%, p=0,76, Fisher
exact test). Tỷ lệ nhiễm lậu giảm từ 1,8% xuống 0,3%, (p=0,028, F test;
CSHQ 83%) và tỷ lệ nhiễm Chlamydia giảm từ 13,4% xuống 3,8%
(p=0,0001, CSHQ =72%).
21

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV
và STI ở phụ nữ bán dâm tại 4 quận Hà Nội năm 2005-
2006
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV và một số STI của PNBD ở Hà nội
năm 2005-2006
4.1.1.1. Tỷ lệ nhiễm HIV
Điều tra 2005-2006 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong PNBD tại 4
quận Hà Nội là 16,6 %, thấp hơn nhiều so với một số nước ở châu Phi
(30%), Campuchia, cao hơn nhiều nước như Guatemala (4%), El
Salvador (3%), tương tự như ở Ấn độ (17,7%). Sự khác biệt đó có thể
giải thích do mô hình dịch HIV khác nhau ở từng quốc gia cũng như sự
khác biệt về các giải pháp can thiệp và nguồn lực để tiến hành can thiệp
của các khu vực.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD của Hà Nội cao hơn tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm PNBD toàn quốc (giao động 3%-5%), của nhiều
tỉnh như Thái Nguyên 14,69%, Hải Phòng (5,5%). Hà Nội là một thành
phố lớn với các hoạt động mua bán dâm phức tạp như các đường dây gái
gọi, các chủ chứa, các hình thức môi giới nên việc quản lý rất khó khăn.
Điều này làm cho các hoạt động phòng chống HIV và STI tại Hà Nội có
nhiều khó khăn và có thể là một trong các nguyên nhân làm tỷ lệ nhiễm
HIV ở PNBD cao.
4.1.1.2. Tỷ lệ nhiễm lậu:
Tỷ lệ nhiễm lậu của PNBD trước can thiệp rất thấp (1,8%), thấp
hơn rất nhiều so với Indonesia (28,6%), Campuchia (12%), Sóc Trăng
(14,9%), Huế (30,6%), Hải Phòng (5,3%). Tỷ lệ nhiễm lậu thấp cũng phù
hợp với nhiều nghiên cứu trên PNBD Hà Nội khác như nghiên cứu của
Hoàng Thị Thanh Huyền (2011) và Trần TN (2005). Điều này có thể do
22
việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, mua kháng sinh tự do không cần đơn

thuốc và sự nhạy cảm của vi khuẩn lậu với kháng sinh ở Hà Nội.
4.1.1.3. Tỷ lệ nhiễm giang mai
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giang mai trong
PNBD tại Hà Nội rất thấp (0,8%), thấp hơn nhiều so với nhiều nơi như
Campuchia (2,3%), Hải Phòng (2,7%), Đà Nẵng, Sóc Trăng (3,8%).
Điều này có thể do việc sàng lọc giang mai dễ làm, ít tốn kém và thuốc
điều trị giang mai cũng rẻ tiền và hiệu quả, chưa bị kháng thuốc.
4.1.1.4. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia
Tỷ lệ nhiễm Chlamydia của PNBD trong điều tra trước can thiệp là
13,4%, không khác PNBD ở Campuchia (14%), thấp hơn ở Indonesia
(43,5%), ở Kiên Giang (17,3%), Lai Châu (16,2%), cao hơn ở Quảng Trị
(10,9%), Đồng Tháp (10%), An Giang (7,3%). Sự khác nhau giữa tỷ lệ
nhiễm Chlamydia trong nhóm PNBD trong các nghiên cứu có thể do
cách lấy mẫu xét nghiệm và do hành vi nguy cơ của PNBD các nơi khác
nhau.
4.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm HIV và
Chlamydia trong nhóm PNBD ở Hà nội năm 2005 - 2006
4.1.2.1. Mối liên quan giữa các hành vi nguy cơ và HIV
Một số nghiên cứu khác cũng thấy một số hành vi không liên quan
đến nhiễm HIV giống như nghiên cứu của chúng tôi như sử dụng BCS
với người yêu, sử dụng BCS với khách quen, tiền sử nhiễm STI. Một số
nghiên cứu khác cũng tìm thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
như thuộc nhóm BDĐP; sử dụng BCS không thường xuyên với khách
hàng; có dùng chung dụng cụ tiêm chích khi TCMT. Như vậy, với tỷ lệ
23
sử dụng BCS thường xuyên liên tục với các loại khách hàng không cao
và việc TCMT khá phổ biến thì cần tư vấn, hướng dẫn PNBD phải sử
dụng BCS thường xuyên, ít nhất là với khách lạ,và khi TCMT không nên
dùng BKT người khác đã dùng.
4.1.2.2. Mối liên quan giữa các hành vi của PNBD đến nhiễm

Chlamydia
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy yếu tố liên quan độc lập
đến nhiễm Chlamydia là tự mua thuốc ở hiệu thuốc để điều trị khi có các
dấu hiệu của STI. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Học (2011) cũng phát
hiện ra hành vi tự điều trị bệnh khi nhiễm STI có liên quan với nhiễm
STI. Chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa sử dụng BCS với tình
trạng nhiễm Chlamydia, tương tự như nghiên cứu khác của Heng
Sopheab (2005), Thuong Vu Nguyen (2008), Yan Li (2010). Tuy nhiên,
có một số nghiên cứu lại cho rằng việc sử dụng BCS có liên quan đến
nhiễm Chlamydia như nghiên cứu của Tanudyaya (2010). Sự khác biệt
này có thể do PNBD báo cáo về việc sử dụng BCS thường xuyên chưa
chính xác, hoặc họ không sử dụng BCS thường xuyên nhưng được điều
trị STI hiệu quả nên thời điểm điều tra họ không mắc bệnh, hoặc trong
vòng 1 tháng trước điều tra họ có sử dụng BCS thường xuyên, nhưng họ
mắc bệnh khoảng 2,3 tháng trước mà chưa được điều trị khỏi, nên thời
điểm điều tra họ vẫn mắc bệnh; Điều này làm cho việc sử dụng BCS
không có mối liên hệ với STI.
4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng nhiễm
HIV/STI của phụ nữ bán dâm ở ở Hà Nội năm 2005-2010.
4.2.1. Hiệu quả can thiệp đối với hiểu biết về HIV/STI
Can thiệp đã làm tăng tỷ lệ PNBD có các hiểu biết đúng cơ bản về
HIVvà các triệu chứng STI. Hiệu quả làm tăng hiểu biết về HIV/ STI của
các can thiệp hành vi cũng được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu khác như
24
nghiên cứu tại Vĩnh Long, tại An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, tại Hà
Tây. Như vậy, các hoạt động truyền thông có hiệu quả làm tăng hiểu biết
về HIV và STI.
4.2.2. Hiệu quả can thiệp lên hành vi SDMT
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy can thiệp không làm giảm tỷ lệ
sử dụng ma túy cũng như tỷ lệ TCMT giống như nghiên cứu ở An

Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp. Điều đó có thể do việc cai nghiện
thực tế rất khó khăn với tỷ lệ tái nghiện cao. Tuy nhiên, can thiệp đã làm
giảm tỷ lệ sử dụng chung BKT tương tự nghiên cứu tại Vĩnh Long.
4.2.3. Hiệu quả can thiệp lên hành vi sử dụng bao cao su
Trong nghiên cứu của chúng tôi, can thiệp không làm tăng tỷ lệ sử
dụng BCS thường xuyên với chồng/ bạn trai giống như nghiên cứu của
Ramesh (2008), Nguyễn Thanh Long (2003). Sau can thiệp, tỷ lệ sử
dụng BCS liên tục với khách hàng giảm, khác với nhiều can thiệp làm
tăng tỷ lệ sử dụng BCS. Phân tích cho thấy hiểu biết của họ về vai trò
BCS trong phòng chống HIV/STI sau can thiệp rất tốt. Tuy nhiên, sự sẵn
có của BCS sau can thiệp giảm, số PNBD có mang BCS trong người tại
thời điểm phỏng vấn rất thấp đồng thời kỹ năng thuyết phục khách hàng
sử dụng BCS chưa được chú trong trong các hoạt động can thiệp có thể
là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên.
4.2.4. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm HIV
Can thiệp của chúng tôi không làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV của
PNBD ở Hà Nội, tương tự như một số nghiên cứu của Nguyễn Mạnh
Cường (2008), Hoàng Đức Hạnh (2010), Nguyễn Khắc Hiền (2010),
Wariki (2012). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy sau các
can thiệp tỷ lệ nhiễm HIV có giảm như tại Campuchia, Benin, Zaire, Ấn
25
Độ, Trung Quốc. Như vậy, các can thiệp trong nhóm PNBD nhằm giảm
nguy cơ lây nhiễm HIV cho các kết quả khác nhau. Nhiễm HIV là tình
trạng nhiễm trùng suốt đời và thời gian sống của người nhiễm khá dài
(thường trên 5 năm), mặc dù can thiệp thì tỷ lệ mới nhiễm có thể giảm
nhưng tỷ lệ mắc vẫn có thể gia tăng do tích lũy số trường hợp nhiễm
HIV. Do đó, sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV có thể giảm, không giảm
hoặc thậm chí có thể tăng. Can thiệp có thể làm giảm tỷ lệ mới nhiễm
HIV, nhưng hầu như các nghiên cứu đều được đánh giá qua tỷ lệ hiện
mắc nên chưa đánh giá đầy đủ hiệu quả của mô hình lên tỷ lệ mới nhiễm

HIV.
4.2.5. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ nhiễm STI
Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm giang mai không giảm, giống như kết
quả can thiệp của một số nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường (2008),
Stanley Luchters (2008), khác với một số can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm
giang mai như nghiên cứu của Ramesh (2008) hoặc sau can thiệp tỷ lệ
nhiễm giang mai tăng lên như nghiên cứu của Nguyen Vu Thuong
(2007). Tỷ lệ giang mai không giảm có thể do tỷ lệ nhiễm giang mai quá
thấp ngay từ trước khi can thiệp (0,8%).
Can thiệp của chúng tôi làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu trong nhóm
PNBD, tương tự như một số nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường,
Nguyen Vu Thuong (2007), Ramesh (2008), nhưng khác với một số can
thiệp không làm giảm tỷ lệ nhiễm lậu Stanley Luchters (2008).
Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm Chlamydia giảm, cũng giống như nhiều
can thiệp khác như can thiệp tại Ấn Độ, nhưng khác can thiệp của
Nguyễn Mạnh Cường (2008) (không làm giảm tỷ lệ nhiễm Chlamydia).
Can thiệp của chúng tôi làm giảm tỷ lệ tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc
trong nhóm PNBD. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm

×