Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đánh giá tác dụng của chế phẩm Angiohibin trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp nguyên phát độ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.56 KB, 40 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[[



BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ










ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN
TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT ĐỘ I



Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Thị Hiền





Hà Nội, tháng 9 năm 2010




TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[[


BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ



ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN
TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT ĐỘ I



Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Thị Hiền

Nhóm tham gia: TS. Nguyễn Văn Toại
PGS.TS Đinh Thị Thu Hương
PGS.TS Đặng Kim Thanh
BS Nguyễn Thị Hương Giang



Hà Nội, tháng 9 năm 2010
CHỮ VIẾT TẮT
ALT: Alanin aminotransferase
AST: Aspartate aminotransferase

BC: Bạch cầu
CT: Cholesterol
HA: Huyết áp
HATB: Huyết áp trung bình
HATT: Huyết áp tâm thu
HATTr: Huyết áp tâm trương
HC: Hồng cầu
HCT: Hematocrit
HGB: Hemoglobin
HLD- C: Cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng cao
ISH: International Society of Hypertension
JNC: Joint National Committee (Liên Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ)
LDL- C: Cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng thấp
TC: Tiểu cầu
THA: Tăng huyết áp
TG: Triglycerid
YHCT: Y học cổ truyền
YHHĐ: Y học hiện đại



ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát hiện THA ở giai đoạn đầu và điều trị sớm là rất cần thiết để góp phần
tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân giảm bớt chi phí
cho người bệnh, giảm bớt chi phí của xã hội do hậu quả của bệnh gây ra.[18]
Để tránh những nguy cơ của THA, Y học hiện đại có nhiều biện pháp
phòng cũng như điều trị bệnh có hiệu quả.
Y học cổ truyền với tiềm năng của các vị thuốc thảo mộc đơn giản dễ tìm
kiếm, có tác dụng tích cực vào việc phòng và điều trị bệnh THA nhất là bệnh
ở giai đoạn nhẹ [7], [8], [9]. Ngoài ra còn có nhiều vị thuốc được sử dụng làm

thức ăn, những chế phẩm từ vi sinh vật cũng có tác dụng hạ huyết áp mà các
nhà khoa học đang quan tâm.
Chế phẩm Angiohibin chứa các peptit có hoạt tính kìm hãm enzym chuyển
angiotensin thu nhận từ protein đậu xanh, do Viện công nghiệp thực phẩm sản
xuất. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hoá lý, vi sinh, độc tính cấp, được kiểm
tra đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm tại Viện kiểm nghiệm, Bộ Y tế.
Chế phẩm có thể được sử dụng như thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng
chống, điều trị bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Đây là công trình nghiên cứu
cấp Nhà nước của Viện công nghiệp thực phẩm.
Là thành viên tham gia, nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành thử
nghiệm tác dụng trên lâm sàng của chế phẩm này ở bệnh tăng huyết áp
nguyên phát độ 1 với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm Angiohibin trên
bệnh nhân THA nguyên phát giai đoạn I.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của chế phẩm Angiohibin.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI.
1.1.1. Định nghĩa THA:
THA động mạch ở người trưởng thành được xác định khi HATT lớn hơn
hoặc bằng 140 mmHg và/ hoặc HATTR lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg (theo
WHO/ ISH 1999) [2], [12], [13] .
1.1.2. Phân loại THA.
Người ta phân loại THA dựa vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh,
chỉ số huyết áp và dựa vào thể bệnh.
1.1.2.1.Phân loại bệnh THA theo nguyên nhân gây bệnh [2], [10].

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh phân THA thành 2 loại đó là THA tiên
phát và THA thứ phát.
- THA tiên phát (còn gọi là bệnh THA): khi không tìm thấy nguyên nhân
(vô căn), chiếm 90– 95% tổng số bệnh nhân. Phần lớn THA ở tuổi trung niên
và tuổi già thuộc loại này.
- THA thứ phát (hay THA triệu chứng): là THA có tìm thấy nguyên
nhân. Loại này chỉ chiếm tỷ lệ ít từ 5- 10%.
1.1.2.2 Phân loại theo giai đoạn bệnh [6],[7].
Theo WHO/ ISH năm 1993, cách phân chia bệnh THA theo giai đoạn căn
cứ vào mức độ nặng nhẹ của các tổn thương hay biến chứng mà bệnh gây ra
cho các phủ tạng (tim, não, thận, mắt) gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Không có dấu hiệu khách quan về thực thể và tổn thương thực
thể ở phủ tạng.
- Giai đoạn 2: Có ít nhất 1 trong các biến chứng sau:
+ Dày thất trái phát hiện trên lâm sàng, điện tim, siêu âm, X quang
+ Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc
+ Protein niệu và hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ
+ Mảng vữa xơ những động mạch lớn



3


- Giai đoạn 3: Có ít nhất một trong các biến chứng sau:
+ Tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim trái.
+ Não: Xuất huyết não (tiểu não hay thân não, bệnh não do tăng huyết áp)
+ Mắt: Xuất huyết võng mạc, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
+ Thận: Suy thận, creatinin máu tăng trên 2g/dl
+ Mạch máu: Phình mạch, viêm tắc động mạch chi

1.1.2.3.Phân loại theo chỉ số HA [34], [35] .
Bảng 1.1. Phân loại bệnh THA theo JNC VI (1997)
Xếp loại HATT
(mmHg)
HATTr
(mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130- 139 85- 89
Giai đoạn I 140- 159 90- 99
Giai đoạn II 160- 179 100- 109

Tăng HA
Giai đoạn III ≥ 180 ≥ 110

Bảng 1.2. Phân loại bệnh THA theo WHO/ISH 1999
Xếp loại HATT
(mmHg)
HATTr
(mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130- 139 85- 89
Độ I 140- 159 90- 99
Độ II 160- 179 100- 109

Tăng HA
Độ III ≥ 180 ≥ 110







4


Năm 2003 JNC – VII đã phân độ theo chỉ số huyết áp theo bảng sau
Bảng 1.3.Phân độ tăng huyết áp ở người lớn ≥ 18 tuổi (theo JNC VII)
Xếp loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 < 80
Tiền THA 120 – 139 80 – 89
THA giai đoạn I 140 – 159 90 – 99
THA giai đoạn II ≥ 160 ≥ 100
1.1.2.4 Phân loại THA theo thể bệnh.
Theo thể bệnh phân THA thành 3 loại: THA thường xuyên, THA không
thường xuyên và THA áp dao động [9], [27].
- THA thường xuyên: trị số huyết áp lúc nào cũng cao hoặc có thể dao
động nhưng trên nền cao ( lúc cao nhiều, lúc cao ít ). Trong loại này còn chia
ra thể THA lành tính (ít biến chứng, tiến triển chậm) và THA ác tính (tiến triển
nhanh, nhiều biến chứng, loại này chiếm từ 2-5% tổng số các trường hợp THA).
- THA không thường xuyên ( còn gọi THA cơn ): là THA mà con số huyết
áp lúc cao, lúc bình thường, đôi khi có cơn cao vọt, do vậy hay xảy ra tai biến
THA cơn hay gặp ở những người u tủy thượng thận.
- THA dao động: huyết áp thất thường qua các lần đo, huyết áp dễ tăng lúc
hồi hộp, hạ khi nghỉ ngơi, tinh thần yên tĩnh. THA dao động còn gọi là THA
giới hạn, THA tạm thời, trạng thái tiền THA, hội chứng tim kích động, tình
trạng tuần hoàn tăng hoạt lực. THA dao động chiếm khoảng 10% số người
THA. Tổ chức y tế thế giới khuyên không nên dùng từ THA dao động vì
THA nào cũng có dao động ít nhiều mà nên gọi THA giới hạn.

1.1.3. Điều trị THA.
1.1.3.1. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống) [15].
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không.
- Giảm cân nặng nếu thừa cân.



5


+ Chế độ giảm cân cần được nhấn mạnh ở những bệnh nhân nam giới béo
phì đặc biệt thể trung tâm (bụng).
+ Việc giảm béo phì đã được chứng minh làm giảm cholesterol và giảm
phì đại thất trái.
- Hạn chế rượu:
+ Nếu dùng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ tai biến mạch não ở bệnh
nhân THA, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị THA.
+ Một số điều tra cho thấy nếu dùng lượng rượu thích hợp thì có thể làm
giảm nguy cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngược).
+ Do đó lượng rượu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn 30ml ethanol/ ngày (ít
hơn 720ml bia, 300ml rượu vang và 60ml rượu Whisky).
- Tăng cường luyện tập thể lực.
+ Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến khích bệnh nhân tập
thể dục đều.
+ Chế độ luyện tập cần đều đặn ít nhất 30- 45 phút/ ngày và hầu hết các
ngày trong tuần.
- Chế độ ăn:
+ Giảm muối (natri), đã được chứng minh làm giảm số HA và nguy cơ
biến chứng ở bệnh nhân THA, Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng
muối < 6g NaCl/ ngày hoặc < 2,4 g natri/ ngày.

1.1.3.2. Các thuốc điều trị THA [7], [15].
- Thuốc lợi tiểu.
+ Nhóm Thiazid gồm các loại thuốc như: Benzthiazid, Chlorothiazid,
Clorothalidon, Hydrochlorothiazid, Indapamid
+ Lợi tiểu tác động lên quai Henle gồm có: Bumetanid, Furosemid,
Torsemid
+ Lợi tiểu giữ Kali: Amilorid, Spironolacton, Triamteren.
- Thuốc tác động lên hệ giao cảm:
+ Thuốc chẹn beta giao cảm:



6


Là một trong những thứ thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị THA,
đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não và đặc biệt là giảm
nhồi máu cơ tim. Các loại thuốc thường dùng: Atenolol, Betaxolol,
Propranolol, Labetalol.
+ Các thuốc chẹn alpha giao cảm.
Các thuốc chẹn alpha giao cảm thường dùng: Doxazoxin, Hydrochloride
+ Các thuốc chẹn cả alpha và beta giao cảm.
Carvedilol là thuốc hiện nay được đề xuất không những điều trị THA, suy
vành mà có tác dụng tốt trong suy tim
- Các thuốc chẹn kênh calci.
+ Nhóm Dihydropyridin: Nifedipine, Amlodipine
+ Nhóm Benzothiazepin: Diltiazem SR, Diltiazem CD, Diltiazem XR.
+ Nhóm Diphenylalkylamin1: Verapamil, Verapamil COER, Verapamil SR.
- Các thuốc tác động lên hệ Renin- Angiotensin.
+ Thuốc ức chế men chuyển.

Là những thuốc điều trị THA tốt, ít gây những cơn tác dụng phụ trầm
trọng, không ảnh hưởng nhịp tim và sức co bóp cơ tim, không gây những rối
loạn về mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài.
+ Các thuốc kháng thụ thể Angiotensin.
Đây là các thuốc khá mới trong điều trị suy tim.
+ Các thuốc tác động lên hệ Renin- Angiotensin: Captopril, Enalapril,
Losartan
- Các thuốc giãn mạch trực tiếp.
Các thuốc gây giãn mạch trực tiếp: Hydralazine, Minoxidil
Là thuốc hạ HA mạnh, nhưng không phải là lựa chọn hàng đầu, có thể
được phối hợp với nitrate để điều trị suy tim.
- Các thuốc hạ HA dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
Chỉ định trong một số tình huống THA lâm sàng nhất định: THA gia tăng
ác tính, chảy máu nội sọ, tách thành động mạch chủ



7


- Các thuốc hạ HA đường dưới lưỡi.
Trong một số trường hợp cấp cứu dùng thuốc theo đường này cho kết quả
tốt. Có 2 loại thuốc hay dùng là Nifedipine và Clonidine.
1.2. TỔNG QUAN VỀ THA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
1.2.1. Khái niệm về chứng huyễn vựng và mối quan hệ của chứng huyễn
vựng với bệnh THA [3], [4], [5], [8].
Trong y văn của YHCT không có bệnh danh THA nhưng căn cứ vào
những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của THA có thể thấy bệnh này được
YHCT đề cập đến trong phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương
vượng. Huyễn vựng là một thuật ngữ của YHCT để mô tả tình trạng bệnh lý

trên lâm sàng biểu hiện bằng các triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt,
váng đầu (trong đó huyễn là một từ để chỉ tình trạng hoa mắt, chóng mặt,
vựng là tình trạng váng đầu). Hai triệu chứng này trên lâm sàng thường hay
kết hợp với nhau.
Người ta thấy các triệu chứng của THA với các biểu hiện của chứng huyễn
vựng có nhiều điểm giống nhau. Thực tế là khi điều trị chứng huyễn vựng
theo biện chứng của YHCT thì đồng thời làm giảm được các chỉ số HA trên
lâm sàng.
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng theo
YHCT.[19], [20].
1.2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh`
- Do can thận bất túc
Can là tạng thuộc phong mộc mà thể chất thuộc âm, tác dụng thuộc dương,
chủ động và đưa lên. Nếu vì tình chí ở trong bị thương tổn làm cho phần âm
của can suy kém, phần dương của can mạnh lên, hoặc vì thủy không nuôi
dưỡng được mộc, mộc kém tốt tươi, hai nguyên nhân đó đều làm cho can
dương động lên mà phát ra chứng huyễn vựng. Đó là thuộc về loại dưới hư,
trên thịnh, cũng có khi vì phong thấp quá độ, thận tinh bị suy tổn, bể tủy bị
trống rỗng, thì trên dưới đều hư, cũng làm cho đầu có choáng váng.



8


- Do tâm tỳ suy kém
Tỳ là gốc để sinh hóa khí huyết, nếu lo nghĩ hại đến tỳ thì khí huyết không
đầy đủ, mà không nuôi dưỡng được tâm dinh vệ đều hư thì sinh ra chứng
choáng váng.
- Do đờm thấp ngăn trở ở trong

Tỳ vị vận hóa không tốt thì đờm sinh ra, thấp tụ lại, làm cho thanh dương
không đưa lên mà sinh ra choáng váng. Cũng có khi vì đờm uất sinh ra nhiệt
mà thành đờm hỏa. Đan Khê cho là “ đờm vì hỏa động”.
1.2.2.2. Cơ chế bệnh sinh [24].
Can và thận bất túc, phần dương của can nhiễu động lên thì sinh choáng
váng, tai ù, ít ngủ, đầu nhức, mặt đỏ, chân tay tê lại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền
tế mà sác. Nếu bể tủy trống rỗng thì đầu choáng váng, mỗi khi suy nghĩ lao
tâm quá độ thể chất suy nhược tinh thần giảm sút sắc mặt không tươi, lưng
đau, gối mềm, hay quên, ít ngủ, tai nghe không rõ, mạch huyền tế vô lực,
lưỡi trắng nhợt.
Tâm tỳ suy kém, sắc mặt trắng bợt, da tóc không bóng, mệt mỏi, ngại nói,
tim đập nhanh, ít ngủ, nặng thì đầu choáng, mạch tế sác, lưỡi nhợt không tươi.
Đờm thấp ngăn trở ở trong: có hai chứng thấp đờm và đờm hỏa. Chứng
thấp đờm huyễn vựng thì lồng ngực đầy tức, lợm giọng muốn nôn, đầu nặng
ăn ít, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt. Chứng đờm hỏa huyễn vựng hay
mơ mộng, hay kinh sợ, đầu óc có chứng đau, tim buồn và run động, miệng
đắng cồn cào, mạch huyền hoạt, rêu lưỡi vàng nhớt.
Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh) ghi “Bệnh chóng mặt thuộc phong thì mồ
hôi, thuộc hàn thì đau nhức, thuộc thử thì nóng nảy buồn phiền, thuộc thấp thì
nặng nề trầm trệ , hoặc thất tình uất kết sinh đờm theo khí nghịch lên sinh
chóng mặt, hoặc dâm dục quá tổn thận, thận tinh hao tổn không nạp khí về
nguyên vị, làm khí nghịch xông lên, do đó khí hư sinh chóng mặt”[11].





9



1.3. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Xuất xứ của chế phẩm
Chế phẩm Angiohibin
chứa các peptit có hoạt tính kìm hãm enzym
chuyển angiotensin thu nhận từ protein đậu xanh bằng phương pháp thuỷ
phân enzym. Chế phẩm do Viện công nghiệp thực phẩm sản xuất.
1.3.2. Thành phần của chế phẩm[28],[29]
Kết quả phân tích trình tự axit amin của sản phẩm chế phẩm chứa peptit
kìm hãm enzym chuyển angiotensin từ protein đậu xanh
Đã xác định được trong sản phẩm có chứa 3 peptit chức năng với các trình
tự chứa 5, 6 và 8 gốc axit amin như sau:
1/ Peptit 1 có trình tự gồm 5 axit amin KDYRL (Lys-Asp-Tyr-Arg-Leu)
2/ Peptit 2 có trình tự gồm 6 axit amin VTPALR (Val-Thr-Pro-Ala-Leu-Arg)
3/ Peptit 3 có trình tự gồm 8 axit amin KLPAGTLF (Lys-Leu-Pro-Ala-
Gly-Thr-Leu-Phe)
Ba peptit này có trình tự trùng lặp hoàn toàn với các trình tự đã được công
bố của Li và cộng sự [2006] khi thuỷ phân protein đậu xanh bằng enzym
proteaza thương phẩm Alcalase trong thời gian 2 giờ.
1.3.3. Các chỉ tiêu hoá, lý, vệ sinh an toàn thực phẩm [30],[31].
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hoá lý, vi sinh, kim loại nặng, độc tính cấp của
sản phẩm bột chứa ACEIPs từ protein đậu xanh theo phương pháp thủy phân
cho thấy sản phẩm đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và không có độc tính.
Chỉ tiêu vi sinh mức 4 theo Dược điển VN 3: Cho 1 ml các chế phẩm thuốc
dùng uống, qua trực tràng, thấm qua da: Tổng số vi khuẩn hiếu khí không quá
10.000; Nấm và mốc không quá 100; Tổng số Enterobacteria không quá 500;
Không được có E.coli, P.aeruginosa, S. aureus
Chỉ tiêu về độc tính cấp: Cho chuột nhắt trắng uống hỗn dịch có chứa 0,5
gam mẫu thử/ml nước cất, với mức liều từ 10-30 gam mẫu thử/kg chuột/ngày
không nhận thấy biểu hiện ngộ độc trên chuột thí nghiệm trong thời gian theo
dõi 7 ngày. Tất cả chuột đều ăn uống, hoạt động bình thường. Không xác định

được liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) vì không tìm được liều
gây chết chuột.



10


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.
- Chế phẩm Angiohibin do Viện công nghiệp thực phẩm sản xuất.
Sản phẩm dạng bột mịn có màu vàng nhạt và mùi thơm của đậu xanh đã
được kiểm tra đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm tại Viện Kiểm
nghiệm, Bộ Y tế. Sản phẩm được đóng gói trong bao bì giấy thiếc trắng, mỗi
gói 10 gam, bên ngoài được dán nhãn và có ghi hướng dẫn sử dụng,
Công dụng:
Có tác dụng hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh cao huyết áp,
tim mạch
Liều dùng:
Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 gói, sau bữa ăn 30 phút
-Natrilix
1,5mg
Chỉ định: Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát).
Liều dùng: uống ngày 1 viên vào buổi sáng.
Tên nhà sản xuất: Les Laboratoires Servier, Gidy, 45400 Fleury les – Aubrais
(France)
Số đăng ký tại Việt Nam : VN-2369-97
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.

- Gồm 60 bệnh nhân, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghề nghiệp
được chẩn đoán là THA nguyên phát giai đoạn I (theo JNC VI), lựa chọn
ngẫu nhiên được chia thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm nghiên cứu,
được điều ngoại trú tại bệnh viện YHCT Hà Đông-Hà Nội.
- Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Theo tiêu chuẩn của Y học hiện đại:
-Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng và cận lâm sàng có chẩn đoán là
THA nguyên phát giai đoạn I theo tiêu chuẩn của JNC-VI (1997).
- Bệnh nhân có chỉ số huyết áp cao thường xuyên ở mức HATT từ 140-
159 mmHg và/ hoặc HATTr từ 90- 99 mmHg.



11


- Bệnh nhân đã thực hiện đúng chế độ phòng THA trong ăn uống, luyện tập,
sinh hoạt mà huyết áp không giảm (thực hiện 2 tuần trước khi nghiên cứu).
- Ngừng các loại thuốc ảnh hưởng đến huyết áp trên 2 tuần trước khi
nghiên cứu.
Theo tiêu chuẩn của YHCT:
Bệnh nhân sau khi được khám để tuyển chọn theo YHHĐ, tiếp tục được khám
theo YHCT thông qua vọng, văn, vấn, thiết để qui nạp vào thể can thận âm hư
như sau:
- Vọng: Mặt đỏ, miệng khô, chất lưỡi khô, rêu vàng, nước tiểu vàng.
- Văn: Âm thanh bình thường
- Vấn: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoảng hốt,
dễ sợ, ngủ ít, hay mê.
- Thiết: Lòng bàn tay, bàn chân nóng, mạch huyền tế sác.

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
- THA giai đoạn II, giai đoạn III.
- THA đang có các bệnh cấp tính và mạn tính khác.
- THA thứ phát (loại trừ bằng khám lâm sàng, xét nghiệm chức năng thận
và siêu âm).
- THA đã có biến chứng suy tim và các biến chứng nặng khác.
- Phụ nữ có thai và hoặc đang cho con bú
- Đang tham gia vào nghiên cứu khác
- Không dùng thuốc đúng phác đồ điều trị ( bỏ dở điều trị ≥ 3 ngày)
- Không làm đủ xét nghiệm theo yêu cầu
- Các thể huyễn vựng thể tâm tỳ hư, can dương thượng xung và đàm thấp
theo YHCT.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở so
sánh trước sau điều trị và so sánh với nhóm đối chứng



12


- Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân: điều trị Natrilix SR ngày 1 viên
vào buổi sáng kết hợp với chế phẩm Angiohibin ngày 2 gói chia 2 lần, vào
sáng và chiều, sau ăn 30 phút.
- Nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân: chỉ điều trị bằng Natrilix SR ngày 1
viên vào buổi sáng, sau ăn 30 phút.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu.
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:
2

2
2/1
).(
)1(
ε
α
p
pp
Zn

=



p: tỷ lệ mắc bệnh
n: cỡ mẫu nghiên cứu
ε: giá trị tương đối
p = 0,23 (kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải 2002)
Z
1-α/2
= 1,96 α = 0,05 ε = 0,48
Thay vào công thức ta được n = 56. Trong thực tế chúng tôi sẽ lấy số
lượng bệnh nhân nghiên cứu nhiều hơn để loại trừ những đối tượng không
thực hiện đúng theo yêu cầu của nghiên cứu. Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là
60 bệnh nhân.
2.3.3. Qui trình nghiên cứu:
2.3.3.1 Tuyển chọn bệnh nhân và chia nhóm
- Bệnh nhân được khám lâm sàng toàn diện và chẩn đoán xác định THA
nguyên phát độ I theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra.
- Xác định chẩn đoán bằng cách đo HA liên tục trong 5 ngày liền vào một

giờ nhất định ( buổi sáng).
- Loại trừ những BN có THA giả tạo, từ đó xác định HA chính thống của
BN nhân bằng cách lấy trung bình cộng HA trong 5 ngày đó.
- Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt: Giảm muối, kiêng rượu, cà phê,
thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh, không làm việc nặng, thể dục, thể
thao nhẹ nhàng.



13


- Lập hồ sơ theo dõi và tiến hành nghiên cứu theo mẫu thống nhất.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng được được làm tại Khoa xét nghiệm Bệnh
viện YHCT Hà Đông:
+/ Xét nghiệm huyết học: Số lượng hồng cầu (HC), bạch cầu (BC),
hemoglobin (HGB), Hematocrit (HCT), tiểu cầu (TC),
+/ Xét nghiệm sinh hóa máu: aspartate aminotransferrase (AST), alanin
aminotransferase (ALT), cholesterol (CT) toàn phần, cholesterol của
lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL- C), cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng
thấp (LDL- C), triglycerit (TG), đường máu, ure máu, creatinin máu.
- Làm siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ để loại trừ
2.3.3.2 Cách điều trị
Những BN đủ điều kiện nghiên cứu được hẹn điều trị ngoại trú, thời gian điều
trị là 30 ngày liên tục.
- Nhóm nghiên cứu: Dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng kết hợp với
sử dụng chế phẩm Angiohibin ngày 2 gói chia 2 lần, vào sáng và chiều, sau ăn
30 phút. Mỗi gói thuốc được hòa tan với 150ml nước ấm rồi uống 1 lần.
- Nhóm chứng:Chỉ dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng, sau ăn 30 phút.
Trong thời gian điều trị BN không được dùng bất cứ một loại thuốc hạ HA

nào khác. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng coi như loại khỏi nghiên cứu.
2.3.4. Theo dõi và đánh giá
- Bệnh nhân nghiên cứu được xây dựng theo mẫu bệnh án thống nhất
Bệnh nhân được làm bệnh án, theo dõi, ghi đầy đủ tiền sử, bệnh sử, các kết
quả của đo huyết áp, xét nghiệm
- Bệnh nhân điều trị ngoại trú, nên chúng tôi phải hẹn BN đến khám
hàng ngày để theo dõi HA và phát thuốc. Có 2 Bác sĩ và 2 điều dưỡng trực
tiếp kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong suốt 30
ngày điều trị.
2.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
2.3.5.1 Theo dõi huyết áp



14


Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nên chúng tôi phải tuân thủ cách đo huyết
áp cho chính xác
• Máy đo: dùng máy đo HA thủy ngân cố định trong suốt quá trình
nghiên cứu, máy đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
• Phương pháp đo HA:
-
Bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 5phút, trước đó không dùng chất
kích thích (rượu, thuốc lá, cà phê. . .)

- Giữ cánh tay bệnh nhân ngang tầm với tim.
- Băng quấn ở cánh tay, ống nghe được đặt áp lên ĐM cánh tay.
- Con số HATT tương ứng với thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên


HATTr

tính vào lúc mất tiếng đập.
- Đo HA cả 2 tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.
- Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số
cuối cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5mmHg.

2.3.5.2 Theo dõi các triệu chứng lâm sàng khác
- Theo dõi các triệu chứng: ăn uống, ngủ, đại tiểu tiện và các biểu hiện
khác qua hỏi cảm giác chủ quan của BN được ghi đầy đủ vào phiếu nghiên
cứu và bệnh án.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm như: phát ban, nổi
mẩn ngứa, đại tiện lỏng, đau bụng, đầy bụng
Các chỉ số HA và lâm sàng được theo dõi 4 thời điểm: trước, sau 10 ngày, 20
ngày và 30 ngày điều trị
2.3.5.3 Theo dõi một số chỉ số trên cận lâm sàng
- Huyết học: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, Hematocrit, tiểu cầu
- Sinh hóa máu: AST, ALT, cholesterol (CT) toàn phần, HDL- C, LDL- C,
triglycerit (TG), đường máu, ure máu, creatinin máu.
Các chỉ số cận lâm sàng được theo dõi vào 2 thời điểm: trước và sau 30
ngày điều trị.
2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ



15


2.4.1. Kết quả huyết áp.
Đánh giá mức độ thay đổi HA của BN trong quá trình điều trị bằng cách so

sánh HA giữa các thời điểm với HA chính thống của BN về các trị số: HATT,
HATTr, HATB.
Gọi HA chính thống của BN là T
0
(huyết áp thời điểm trước khi điều trị),
cứ sau 10 ngày điều trị lại lấy trung bình cộng của trị số HA ta sẽ có các thời
điểm đó là:
+/ T
1
là số trung bình cộng HA từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10
+/ T
2
là số trung bình cộng HA từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20
+/ T
3
là số trung bình cộng HA từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30
+/ Đặc biệt so sánh HA sau điều trị (T
3
) với HA chính thống (T
0
).
2.4.2. Đánh giá các biến đổi của triệu chứng lâm sàng.
Đánh giá và so sánh các triệu chứng trước và sau trên cùng một bệnh nhân
gồm cả triệu chứng chủ quan và khách quan nhưng các triệu chứng khách
quan là quyết định và được đánh giá cao.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị chung: được xếp thành 4 loại:
- Loại tốt: HA giảm trên 15 mmHg (Bao gồm cả BN có trị số HA trở về
bình thường).
- Loại khá: HA giảm từ 10- 14 mmHg
- Loại trung bình: HA giảm từ 5- 9 mmHg

- Loại kém: HA giảm dưới 5 mmHg hoặc không giảm hoặc tăng lên.
2.4.3. Đánh giá kết quả cận lâm sàng.
So sánh sự biến đổi trước và sau điều trị của: Số lượng hồng cầu, bạch cầu,
hemoglobin, tiểu cầu, AST, ALT, cholesterol toàn phần, HDL- C, LDL- C,
triglycerit, đường máu, creatinin máu, ure máu, nước tiểu toàn phần.
2
.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương
pháp xác suất thống kê y sinh học, theo chương trình EPI-INFO 6.04
Sử dụng các thuật toán:



16


- Tính tỷ lệ phần trăm (%).
- Tính số trung bình ⎯X.
- Tính độ lệch chuẩn (SD).
- Test χ²: So sánh 2 tỉ lệ.
- Test t - student: So sánh 2 giá trị trung bình của 2 nhóm.
- Test t - student ghép cặp: So sánh 2 giá trị trung bình trong mỗi nhóm
trước và sau điều trị.
2.6. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Bệnh viện YHCT Hà Đông- Hà Nội
- Thời gian: Từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010
2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.
- Đề tài nghiên cứu được sự nhất trí của Khoa sau đại học, Khoa Y học cổ
truyền -Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.
- Người tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu, tự

nguyện tham gia vào nghiên cứu (có đơn tình nguyện)
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, ngoài
ra không có mục đích nào khác.











17


QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU




Bn THA



Khám LS




THA
nguyên phát độ I

















Sơ đồ 2.1 Qui trình nghiên cứu
Nhóm chứng
n=30
Nastrilix
Nhóm NC
n=30
Nastrilix +
Angiohibin

Phân tích số liệu
Đánh giá kết quả

Tác dụng điều trị hổ trợ của



18


CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm chứng(n=30) Nhóm NC(n=30)
Tuổi
Số BN Tỷ lệ(%) Số BN Tỷ lệ(%)
P
<50 3 10,0 4 13,3 >0,05
50-59 7 23,3 8 26,6 >0,05
60-70 15 50,0 14 46,6 >0,05
>70 5 16,6 4 13,3 >0,05

Nhận xét: Tuổi của bệnh nhân tập trung vào độ tuổi từ 50-70. Phân bố tuổi
giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p>0,05
Bảng 3.2. Phân bố theo giới
Nhóm chứng(n=30) Nhóm NC(n=30)
Giới
Số BN Tỷ lệ(%) Số BN Tỷ lệ(%)
P
Nam 16 53,3 17 56,6 >0,05
Nữ 14 46,7 13 43,3 >0,05
Nhận xét: Phân bố về giới giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p>0,05

Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu
Nhóm chứng(n=30) Nhóm NC(n=30)
Thời
gian
(năm)
Số BN Tỷ lệ(%) Số BN Tỷ lệ(%)
P
<1 0 0
1-5 21 70,0 22 73,3 >0,05
>5 9 30,0 8 26,7 >0,05





19


Nhận xét: Thời gian mắc bệnh tập trung chủ yếu trong vòng 1-5 năm, không
có bệnh nhân nào mắc bệnh dưới 1 năm. Phân bố theo thời gian mắc bệnh
giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p>05
Bảng 3.4. Liên quan giữa đối tượng nghiên cứu và yếu tố gia đình
Nhóm chứng(n=30) Nhóm NC(n=30)
Gia đình
Số BN Tỷ lệ(%) Số BN Tỷ lệ(%)
P
Có người
THA

18 60,0 17 56,7 >0,05

Không có
người
THA
12 40,0 13 43,3 >0,05

Nhận xét: Tỷ lệ gia đình có người tăng huyết áp và gia đình không có
người tăng huyết áp tương đương như nhau, không có sự khác biệt giữa 2
nhóm với p>0,05
3.2. TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN
3.2.1. Tác dụng trên lâm sàng:
T
0
T
1
T
2
T
3
Thời gian

Chứng
152.12
148.11
141.87
134.3
152.63
146.83
138.5
130.73
115

120
125
130
135
140
145
150
155
Ha mmhg
N
C

Biểu đồ: 3.1. Sự thay đổi HATT sau các đợt điều trị.



20


92.1
89.08
83.4
79.75
92.9

87.42
81.2
77.17
0
20

40
60
80
100
T
0
T
1
T
2
T
3
Thời gian
HA mmhg
Chứng
N
C

Biểu đổ: 3.2. Sự thay đổi HATTr sau các đợt điều trị.
Nhận xét: Huyết áp tâm thu và tâm trương của mỗi nhóm đều giảm dần
sau 10, 20, 30 ngày điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nhóm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn nhóm đối chứng, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05



112.2
105.2
103.1
99.5

110.3
102.5
100.8
96.3
85
90
95
100
105
110
115
T
0
T
1
T
2
T
3
Thời gian
Chứng
N
C
HA mmhg

Biểu đồ: 3.3. Sự thay đổi HATB sau các đợt điều trị.
Nhận xét: Huyết áp trung bình sau các đợt điều trị của nhóm nghiên cứu giảm
hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,05





21



Bảng 3.5. Sự biến đổi nhịp tim và mạch
Các chỉ số Trước điều trị
(
X
±SD)
Sau điều trị
(
X
±SD)
p
Chứng 76,23 ± 3,20 75,87 ± 3,11 P>0,05
Nghiên
cứu
76,90 ± 2,96 76,59 ± 3,06 P>0,05
Tần số tim
(chu kỳ/phút)
P >0,05 >0,05
Chứng 77,07 ± 3,47 76,67 ± 2,36 P>0,05
Nghiên
cứu
77,33 ± 3,83 77,00 ± 3,00 P>0,05
Mạch
(lần/phút)
P P>0,05 P>0,05


Nhận xét: Nhịp tim và mạch của mỗi nhóm sau 30 ngày điều trị thay đổi
không đáng kể với p>0,05. So sánh sự thay đổi của 2 nhóm cũng không có sự
khác biệt P>0,05
66.7
30
3.3
80
16.7
0
0
20
40
60
80
100
Tốt KháTB
Xếp loại
Tỷ lệ ( %)
Chứng
NC

Biểu đồ: 3.4. Kết quả giảm HA theo xếp loại sau điều trị.
Nhận xét: Kết quả loại tốt của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng, loại
khá của nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.



22



3.2.2. Tác dụng của chế phẩm Angiohibin đối với một số chỉ số cận
lâm sàng.
Bảng 3.6: Sự biến đổi các thành phần Lipid máu trước và sau điều trị
Các chỉ số Trước điều trị
(
X
±SD)
Sau điều trị
(
X
±SD)
P
Chứng
n=30
4,92 ± 0,04 4,86 ± 0,51 P>0,05
Nghiên cứu
n=30
4,83 ± 0,40 4,73 ± 0,41 P>0,05
Cholesterol
(mmol/l)

P P>0,05 P>0,05
Chứng
n=30
2,04 ± 0,42 1,98 ± 0,39 P>0,05
Nghiên cứu
n=30
2,08 ± 0,54 1,80 ± 0,35 P>0,05

Triglycerid
(mmol/l)
P P>0,05 P>0,05
Chứng
n=30
1,43 ± 0,35 1,46 ± 0,35 P>0,05
Nghiên cứu
n=30
1,46 ± 0,54 1,63 ± 0,8 P>0,05
HDL-C
(mmol/l)
P P>0,05 P>0,05
Chứng
n=30
2,69 ± 0,74 2,69 ± 0,32 P>0,05
Nghiên cứu
n=30
2,59 ± 0,27 2,51 ± 0,32 P>0,05
LDL-C
(mmol/l)

P P>0,05 P>0,05

Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, các chỉ số về lipid máu của từng nhóm
thay đổi không đáng kể với p>0,05. So sánh giữa 2 nhóm, sự thay đổi tương
đương như nhau với p>0,05





×