BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
&
TP.HCM, ngày tháng năm2015
GVHD
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang i
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
&
TP.HCM, ngày tháng năm 2015
Đơn vị thực tập
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang ii
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
LỜI CẢM ƠN
&
Với sự hạn chế về thời gian thực tập và sự bỡ ngỡ bước đầu đối với
hoạt động thực tiễn, nhưng nhờ có sự giúp đỡ tận tình và quan tâm
đúng mực của ban giám đốc, các anh chị trong ngân hàng về mọi mặt
đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tế và học hởi được nhiều điều
thực tiễn của ngân hàng.
Do vậy, bài báo cáo này khi hoàn thành chắc chắn sẽ mang nhiều sự
giúp đỡ và công sức của nhiều người. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin
gửi lời cảm ơn đến:
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quí thầy cô
trường Cao Đẳng Công Thương và đắc biệt là quí thầy cô khoa Kế
Toán Tài Chính đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quí bấu
trong suốt thời gian em theo học tại trường. Em xin cảm ơn cô Nguyễn
Hồng Hà, cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang iii
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
cáo thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Trịnh Văn Sáng giám
đốc Ngân Hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng- chi nhánh chuẩn Lê Văn
Việt đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Ngân Hàng và
hoàn thành báo cáo thực tập. Đặc biêt, em xin gửi lời cảm ơn đến anh
Ngyễn Hữu Thọ và anh Ngô Tuấn Vũ, cùng các anh chị trong phòng
Tín Dụng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
thực tập.
Cuối cùng. Em kính chúc quý thầy cô trường Cao Đẳng Công
Thương, quí thầy cô khoa Kế Toán Tài Chính, ban Giám Đốc cùng toàn
thể nhân viên Ngân Hàng Việt Nam thịnh vượng- chi nhánh chuẩn Lê
Văn Việt thật nhiều sức khỏe và thành công trong mọi lĩnh vực. Chúc
Ngân Hàng đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và ngày càng vững
mạnh trên thị trường.
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang iv
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang v
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang vi
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG.
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại
VPBank: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
TMCP: Thương Mại Cổ Phần
CNC: Chi Nhánh Chuẩn
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang vii
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang viii
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2 Quy mô cho vay tiêu dùng
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang ix
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức VPBank
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng
Biểu đồ 2.2 Quy mô cho vay tiêu dùng
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang x
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng
thương mại. 3
1.1: Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1: Khái niệm 3
1.1.2: Các hoạt động cơ bản 3
1.1.2.1: Huy động vốn 3
1.1.2.2: Cho vay 5
1.1.2.3: Các hoạt động khác 8
1.2: Cho vay tiêu dùng 9
1.2.1: Quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng 10
1.2.2: Khái niệm 10
1.2.3: Đặc điểm 10
1.2.3.1: Số lượng các món vay lớn nhưng giá trị của mỗi món vay nhỏ 10
1.2.3.2: Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao 10
1.2.3.3: Chi phí cho vay tiêu dùng cao 11
1.2.3.4: Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao 11
1.2.4: Phân loại cho vay tiêu dùng 12
1.2.4.1: Căn cứ vào phương thức hoàn trả 12
1.2.4.2: Căn cứ theo phương thức tài trợ 13
1.2.4.3: Căn cứ vào mục đích khoản vay 14
1.2.5: Quy trình cho vay tiêu dùng 15
1.2.6: Các nguồn tài trợ cho vay tiêu dùng 19
1.2.7: Các chỉ tiêu phát triển cho vay tiêu dùng 20
1.2. 7 .1 : Quy mô của cho vay tiêu dùng 20
1.2.7.2: Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay 21
1.2.7.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng 21
1.2.7.4: Thu lãi cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi của các hoạt động cho vay 21
1.3: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cho vay tiêu dùng của ngân hàng
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang xi
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
thương mại 22
1.3.1: Các nhân tố thuộc về ngân hàng 22
1.3.2: Các nhân tố ngoài ngân hàng 24
Chương 2: Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng
VPBank-CNC Lê Văn Việt 26
2.1: Tổng quan về VPBank 26
2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.1.2: Cơ cấu tổ chức 27
2.1.3: Môi trường hoạt động kinh doanh 31
2.1.3.1: Môi trường kinh tế 31
2.1.3.2: Môi trường pháp lí 31
2.1.3.3: Môi trường tự nhiên 32
2.1.4: Thành tựu nổi bật về VPBank 33
2.1.5: Khái quát về ngân hàng VPBank-CNC Lê Văn Việt 33
2.1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của VPBank-CNC
Lê Văn Việt. 33
2.2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank 35
2.2.1: Điều kiện cho vay tiêu dùng tại VPBank 35
2.2.2: Mức cho vay 36
2.2.3: Thời hạn cho vay 37
2.2.4: Lãi suất cho vay và phương thức tính lãi 38
2.2.5: Phương thức hoàn trả 38
2.2.6: Hồ sơ vay vốn 39
2.2.7: Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank-CNC Lê Văn Việt 39
2.2.8: Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng VP Bank-CNC Lê Văn Việt 40
2.3: Đánh giá chung 46
2.3.1 Về kết quả mà ngân hàng đạt được 46
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 47
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
VPBank-CNC Lê Văn Việt. 50
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang xii
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
3.1: Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tai VPBank-CNC Lê
Văn Việt 50
3.1.1: Mục tiêu chung của ngân hàng VPBank 50
3.1.2: Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VPBank 51
3.2: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VPBank
chuẩn Lê Văn Việt 51
3.2.1: Về sản phẩm 52
3.2.1.1: Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị cho vay tiêu dùng 52
3.2.1.2: Hoàn thiện và nâng cao về chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng 52
3.2.1.3: Phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng mới 54
3.2.2: Về thị trường 55
3.2.2.1: Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng 55
3.2.2.2: Phát triển thương hiệu VP bank 55
3.2.2.3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56
3.2.2.4: Nâng cao tỉ trọng cho vay tiêu dùng trung và dài hạn tại ngân hàng
VPBank-CNC Lê Văn Việt 57
3.2.2.5: Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57
3.3: Kiến nghị 58
3.3.1 Đối với Nhà nước 58
3.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước 59
3.3.3: Đối với ngân hàng VPBank 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang xiii
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát
triển kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế. Tại đại hội Đảng lần thứ
XI, Đảng và Nhà nước một lần nữa xác định mục tiêu vô cùng quan
trọng của sự nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế. Với nhiệm vụ
phấn đấu tới năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi
hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhu cầu vốn cho
đầu tư và phát triển là rất cần thiết. Vốn tự có của các doanh nghiệp
thường rất nhỏ, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước lại rất hạn thường
xuyên bị thậm hụt, vì vậy cần phải có một tổ chức đứng ra hỗ trợ về
vốn cho các doanh nghiệp đó là các tổ chức tín dụng mà trong đó chủ
yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM). Mỗi ngân hàng đều có
những cách thức tổ chức quản lý và hoạt động khác nhau sao cho phù
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
hợp với đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Trong nhà trường các sinh
viên chỉ được học trên lý thuyết mà chưa có thực tế, vì vậy để hoàn
thiện kiến thức, trang bị cả về lý thuyết và thực tế cho các sinh viên
khi ra trường thì việc đi thực tập, học hỏi thực tế là điều rất cần thiết
tạo điều kiện cho các sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận công việc
một cách nhanh chóng.
Là một sinh viên chuyên ngành ngân hàng, được sự giới thiệu của
nhà trường, em đã đến thực tập tại NHTMCP VPBank- CN chuẩn Lê
Văn Việt, thời gian bắt đầu từ ngày 05/01/2015, trong thời gian thực
tập tại ngân hàng, qua quá trình tìm hiểu về tổ chức quản lý và quá
trình hoạt động cùng với sự chỉ bảo tận tình của giám đốc cùng các
Anh Chị trong phòng tín dụng và kế toán đã giúp em có được cái nhìn
thực tiễn về tổ chức và hoạt động của NHTM VP Bank chuẩn Lê Văn
Việt.
VP Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên cung cấp các sản
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
phẩm cho vay tiêu dùng. Trải qua quá trình triển khai và rút kinh
nghiệm, VP Bank đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì việc phát
triển hoạt động cho vay tiêu dùng không phải là điều đơn giản.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động cho vay
tiêu dùng nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động cho
vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VP Bank chuẩn Lê Văn Việt’’.
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm.
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế có bản chất là doanh nghiệp nhưng hoạt động dựa trên kinh
doanh tiền tệ và tín dụng.
NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo
qui định của Luật Các tổ chức tín dụng và các qui định khác của pháp
luật ( Nghị định số 59/2009/ NĐ-CP của Chính Phủ và các tổ chức hoạt
động NHTM ).
1.1.2. Các hoạt động cơ bản
1.1.2.1. Huy động vốn.
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng đảm bảo vốn
cho vay, hình thành nên tài sản của ngân hàng. Các hình thức huy động
vốn chủ yếu gồm có: tiền gửi và tiền vay.
- Tiền gửi bao gồm: tiền gửi của khách hàng và tiền gửi của các
ngân hàng khác.
+ Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền
của ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh, để có được nguồn tiền có
chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều
hình thức huy động khác nhau:
Tiền gửi thanh toán: đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân
gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ trong phạm
vi số dư cho phép, khoản tiền này có đặc điểm lãi suất rất thấp có khi
bằng không, nhưng chủ tài khoản lại được hưởng các dịch vụ ngân
hàng với mức phí thấp, thủ tục mở đơn giản.
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội:
nhược điểm của tiền gửi có kỳ hạn không thuận lợi cho chi tiêu, khi
cần chi tiêu khách hàng phải đến ngân hàng để rút tiền ra nhưng lãi
suất của tiền gửi có kỳ hạn cao, tùy theo độ dài của kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: các tầng lớp dân cư đều có các
khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng. Họ có thể gửi tiết kiệm nhằm
thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Đến cuối mỗi kỳ họ có thể
rút ra một phần hoặc toàn bộ. Khách hàng gửi tiền thường là những
người về hưu, không có khả năng kinh doanh ,hoặc người có thu nhập
cố định…Để thu hút được nhiều tiền gửi tiết kiệm các ngân hàng ngày
càng mở rộng mạng lưới huy động vốn, cho ra nhiều hình thức huy
động vốn đa dạng với lãi suất cạnh tranh.
+ Tiền gửi của các ngân hàng khác:
Đặc điểm của nguồn này thường không lớn. Ngân hàng này gửi
tiền ở ngân hàng khác nhằm mục đích chủ yếu là nhờ thanh toán hộ.
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động tiền gửi bị
hạn chế các ngân hàng thường vay mượn thêm.
- Các khoản vay của NHTM bao gồm: vay Ngân hàng Nhà Nước,
vay các Tổ chức tín dụng khác và vay trên thị trường vốn.
+ Vay ngân hàng Nhà Nước: đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu
cầu cấp bách trong chi trả của NHTM khi thiếu hụt dự trữ. Hình thức
cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu ( hoặc tái cấp vốn).
NHNN thường quản lý việc vay mượn này một cách chặt chẽ, NHTM
phải thực hiện điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông
thường NHNN chỉ tái chiết khấu các thương phiếu có thời gian đáo
hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng
Nhà nước. Trong điều kiện chưa có thương phiếu như ở Việt Nam
NHNN có thể cho vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín
dụng nhất định.
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
+ Vay các Tổ chức tín dụng khác: đây là nguồn các ngân hàng vay
mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường
liên ngân hàng. Quá trình vay mượn rất đơn giản, ngân hàng vay chỉ
cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc qua ngân hàng đại lý.
khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng chứng
khoán kho bạc Nhà nước.
- Vay trên thị trường vốn
Các ngân hàng có thể vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ
(kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Thông thường đây
là khoản vay không có bảo đảm. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả
lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ khó vay
mượn trực tiếp bằng cách này.
1.1.2.2. Cho vay
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết
khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
định. Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng.
Cho vay thường được định lượng theo 2 chỉ tiêu: doanh số cho vay
trong kì và dư nợ cuối kì.
- Doanh số cho vay trong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho
vay ra trong kì.
- Dư nợ cuối kì là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào
thời điểm cuối kì.
Cho vay được ghi dưới hình thức dư nợ. Cho vay có thể được phân
thành nhiều loại khác nhau.
- Theo thời hạn, cho vay được chia thành 3 loại:
+ Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay đến 12 tháng.
+ Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng.
+ Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên.
- Theo phương thức cho vay gồm:
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
+ Cho vay từng lần: phương thức này áp dụng với khách hàng có
nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng
nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hơp đồng tín
dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức này áp dụng với
khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên, mục
đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng ( như sản xuất
kinh doanh ổn định, có lãi, trong thời gian một năm trước đó không có
nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng). Ngân hàng xác định hạn mức tín
dụng phù hợp với đặc điểm chu kỳ sản xuất, kinh doanh, vòng lưu
chuyển tiền tệ. Hợp đồng tín dụng được ký kết trong phạm vi hạn mức
được xác định. Trong thời hạn rút tiền vay theo quy định trong hợp
đồng tín dụng, khách hàng có thể vừa rút tiền vay, vừa trả nợ vay
nhưng tổng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận.
+ Cho vay theo dự án đầu tư: phương thức này áp dụng đối với
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và các dự án phục vụ đời sống.
Khách hàng vay vốn phải có vốn tự có đầu tư tham gia vào dự án. Vốn
tham gia dự án có thể là tiền hoặc tài sản đưa vào sử dụng cho dự án
kể cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà xưởng, tiền thuê đất
đã trả, các chi phí mà khách hàng đã tự đầu tư vào dự án.
+ Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): Ngân hàng phối hợp với một số
tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn của
khách hàng, trong đó ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác làm đầu
mối. Việc cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế cho vay đồng
tài trợ của NHNN và các thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài
trợ.
+ Cho vay trả góp: khách hàng trả góp phục vụ tiêu dùng hoặc
kinh doanh phải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các
khoản thu nhập chắc chắn ổn định. Ngân hàng và khách hàng có thể
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
thoả thuận việc cho vay trả góp theo một trong hai phương thức sau:
cho vay trả góp theo lãi gộp và cho vay trả góp theo dư nợ thực tế.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: phương thức cho vay
này áp dụng với khách hàng có nhu cầu dự phòng nguồn vốn tín dụng
trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ
động về tài chính khi thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời
sống.
+ Các phương thức cho vay khác như là: cho vay theo hạn mức
thấu chi,cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, và các
phương thức cho vay mà pháp luật không cấm.
- Theo đối tượng khác hàng, cho vay được chia thành:
+ Cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ (
vay ngắn hạn, hạn mức, vay theo dự án đầu tư, vay thấu chi, chiết khấu
chứng từ xuất khẩu).
+ Cho vay cá nhân vay sản xuất kinh doanh, cá nhân vay tiêu dùng
SVTH: TRẦN THÙY THANH THẢO Trang 12