Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

nghiên cứu và phát triển sản phẩm miến ăn liền hằng nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 18 trang )

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh



BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học : Quản Trị Dự Án




Đề tài:
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA




Giảng viên : TS. Lưu Trường Văn
Học viên : Đặng Nguyệt Thanh
MSHV: MBA12B035






Lớp MBA12B
Tháng 05/2013

GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh



NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 2







NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA












GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 3


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN





































GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4
1. LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN 6
2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 6
3. QUY MÔ DỰ ÁN 6
3.1. Sản phẩm 6
3.2. Giá bán: 7
3.3. Phân phối: 7
3.4. Tiếp thị: 7
4. CÁC GIẢ ĐỊNH 7
5. CÁC RÀNG BUỘC 8
5.1. Thị trường 8
5.2. Sản xuất 8
5.3. Ngân sách 8
5.4. Các yêu cầu pháp lý 8
5.5. Thời gian 8
6. CÁC LOẠI TRỪ 8
7. DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN 9
8. NGÂN SÁCH SƠ BỘ 9
9. CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC (WBS) 10
10. TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 11

10.1. Bảng mô tả những công việc chính 11
10.2. Tiến độ ngang 12
11. MA TRẬN TRÁCH NHIỆM 13
12. SƠ ĐỒ RACI 14
13. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN 14
14. QUẢN LÝ RUỔI RO 15
15. GIAO TIẾP GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN 16
16. MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN 16
17. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ DỰ ÁN 17
KẾT LUẬN 17
MỘT SỐ HÌNH ẢNH……………………………………………………………………………… 18
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 5

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn liền với các thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng như: Hảo
Hảo, Hảo 100, Bắc Trung Nam, Bốn Phương, Số Đỏ, Đệ Nhất cùng với các sản phẩm
khác như miến Phú Hương, bún Hằng Nga, phở Đệ Nhất….

Với nhịp sống hối hả như hiện nay, thì việc sử dụng những sản phẩm đảm bảo
dinh dưỡng, vệ sinh, tiện lợi, dễ sử dụng luôn được người tiêu dùng quan tâm hàng
đầu. Vì thế các sản phẩm ăn liền của Acecook Việt Nam nói riêng, toàn ngành nói
chung đều có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm.

Không dừng lại ở đó, Acecook Việt Nam luôn tìm tòi, nghiên cứu ra những sản
phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và một trong những
sản phẩm đó là miến ăn liền Hằng Nga – sản phẩm đánh vào phân khúc miến ăn liền

giá rẻ.

Với những kiến thức tiếp thu được từ môn học Quản lý dự án, tôi đã tiến hành
nghiên cứu và phân tích dự án “Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới miến ăn liền
Hằng Nga” của công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Nội dung dự án chủ yếu đề cập
đến quy trình và nội dung công tác tung sản phẩm mới từ giai đoạn sơ khởi ý tưởng
đến giai đoạn sản phẩm đã tung ra thị trường sau 3 tháng.











GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 6

1. LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Giá bán miến Phú Hương của công ty ngày càng cao (7,500 đồng/ gói), dẫn đến
một lượng khách hàng có thu nhập trung bình chuyển sang sử dụng các sản phẩm miến
khác của đối thủ hoặc các sản phẩm thay thế (mì, bún, phở, hủ tiếu,…) có cấp giá rẻ
hơn. Sản lượng miến ăn liền của công ty giảm đáng kể.
Theo kết quả điều tra, dung lượng thị trường miến ăn liền rất lớn (tối đa
150,000 thùng 30/ tháng), trong khi sản lượng toàn ngành miến ăn liền (bao gồm công
ty và các đối thủ) mới chỉ đạt 100,000 thùng 30/tháng.

Các đối thủ ở phân khúc này như Phúc Hảo, Miliket có doanh số bán không cao
vì chất lượng không ngon, không được người tiêu dùng ưa thích. Phân khúc thị trường
miến giá rẻ (4,500 – 5,000 đồng/gói) hiện vẫn còn bỏ ngỏ
Năng lực sản xuất miến hiện nay của Acecook Việt Nam vẫn còn dư (năng lực
sản xuất tối đa là 150,000 thùng 30/ tháng, trong khi sản lượng miến của công ty chỉ
đạt khoảng 70,000 thùng 30/ tháng)
Kết quả khảo sát dành cho đối tượng phụ nữ có độ tuổi từ 25 – 45, cho thấy
65% nhóm đối tượng này đang cần một sản phẩm ăn liền đảm bảo dinh dưỡng cao,
nhưng không ảnh hưởng đến việc giữ vóc dáng của phái đẹp
Từ những lý do trên, công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã nghiên cứu và tung
ra sản phẩm miến ăn liền Hằng Nga.
* Thùng 30: là 1 thùng có 30 gói, đây là quy cách thùng phổ biến nhất hiện
nay
2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- Khai thác hết dung lượng thị trường còn bỏ ngỏ (50,000 thùng 30/ tháng), qua
đó tăng sản lượng toàn ngành miến của công ty (từ 70,000 thùng 30 lên thành 120,000
thùng 30/tháng).
- Gia tăng thị phần miến ăn liền của công ty từ 70% lên 80% sản lượng miến toàn
thị trường trong khi ngân sách cho dự án không vượt quá 9,025,000,000 đồng.
- Dự án này phải hoàn thành trong vòng 14 tháng từ khi có ý tưởng sản phẩm đến
khi kết thúc công tác đánh giá hiệu quả hoạt động marketing sau 3 tháng bán hàng.
- Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm do Cục an toàn vệ
sinh thực phẩm của Bộ Y Tế quy định.
- Đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ môi trường sinh thái khi vận hành nhà máy
sản xuất trong khu công nghiệp.
3. QUY MÔ DỰ ÁN
Đây là dự án nghiên cứu và tung sản phẩm mới – miến ăn liền Hằng Nga với
các thông tin cụ thể sau (báo cáo theo mô hình 4Ps):
3.1. Sản phẩm
- Tên sản phẩm: miến ăn liền Hằng Nga

- Các hương vị: gà xé rau thơm, sườn nấu hạt sen, thịt heo nấu nấm
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 7

- Đặc tính sản phẩm:
 Sợi miến làm từ đậu xanh và khoai tây, không gây nóng
 Ít calori, ăn nhiều không sợ béo phì
 Giúp cơ thể mảnh mai, vóc dáng ngày càng thon thả.
- Trọng lượng: 45 gr/ gói
- Quy cách đóng gói: 30 gói/ thùng (gọi tắt là thùng 30)
- Chất liệu bao bì: OPP/ PP30
3.2. Giá bán:
- Giá xuất xưởng: 120,000 đồng/ thùng (chưa VAT)
- Bán lẻ tới người tiêu dùng: 5,000 đồng/gói
3.3. Phân phối:
- Phân phối và bán hàng trên phạm vi toàn quốc.
- Ngày bán hàng chính thức: 15/08/2011
- Khách hàng mục tiêu:
- Giới tính: Nữ
- Độ tuổi: từ 24 – 45 tuổi, đã có thu nhập cá nhân hoặc có quyền sử dụng thu
nhập chung của gia đình.
- Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng hoặc nội trợ gia đình.
- Thu nhập: thu nhập hoặc sống trong gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên
(đánh giá theo tiêu chí A, B, C)
- Khu vực: sống tại các khu vực trung tâm thành phố, thị xã hoặc thị trấn.
3.4. Tiếp thị:
- Thực hiện chiến lược quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng trong 03 tháng đầu
tiên với ngân sách tối đa là 7,500,000,000 đồng, qua các phương tiện như:
 Báo chí

 Các hoạt động marketing trực tiếp (phát mẫu, thử sản phẩm, trưng bày, treo
băng rôn, phát và dán poster, trưng bày tại hệ thống các siêu thị BigC, CoopMart,
Maximark, Metro và các siêu thị nhỏ lẻ khác)
- Các hoạt động khác hỗ trợ công tác marketing như xin giấy phép quảng cáo, sản
xuất vật phẩm quảng cáo
- Thông điệp: “Miến ăn liền Hằng Nga, eo thon dáng ngà”
4. CÁC GIẢ ĐỊNH
Công ty có khả năng nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm này.
- Nhu cầu của người tiêu dùng không thay đổi theo chiều hướng giảm so với thời
điểm điều tra nghiên cứu.
- Đối thủ không ra sản phẩm tương tự trước khi miến Hằng Nga được tung ra thị
trường.
- Giá cả bao bì và nguyên vật liệu đầu vào không tăng trong suốt quá trình thực
hiện dự án
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 8

- Các quy định pháp lý không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Không có thay đổi nào đối với việc thực hiện các dự án liên quan.
5. CÁC RÀNG BUỘC
5.1. Thị trường
- Điều tra kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường, để đảm bảo công ty bán những gì
khách hàng cần, chứ không phải bán những gì công ty có.
- Cần tung sản phẩm đúng tiến độ đề ra, tránh việc tung sản phẩm sau đối thủ,
đánh mất lợi thế cạnh tranh ngành hàng này
- Cần có chiến lược phân khúc thị trường rõ ràng, đảm bảo không ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh thương hiệu miến Phú Hương của công ty.
5.2. Sản xuất
- Phân bổ hợp lý lực lượng lao động, đảm bảo vấn đề sản xuất khi tăng lượng

hàng sản xuất của nhà máy
- Đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm
theo yêu cầu của công ty đề ra
- Đảm bảo tồn kho nguyên vật liệu và bao bì hợp lý để tiến hành sản xuất
- Máy móc thiết bị cần phải được kiểm tra lại trước khi vận hành thêm dây
chuyền sản xuất.
5.3. Ngân sách
Tổng ngân sách cho dự án là 9,025,000,000 đồng bao gồm các hoạt động
nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, thiết kế bao bì, các công tác liên
quan đến marketing, chi phí dự phòng.
5.4. Các yêu cầu pháp lý
- Sản phẩm phải được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y Tế cấp giấy phép
chất lượng sản phẩm.
- Thương hiệu miến Hằng Nga được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y Tế
cấp giấy phép quảng cáo trước thực hiện việc in ấn các vật phẩm quảng cáo và triển
khai chiến dịch quảng bá rộng rãi ra công chúng.
- Trước khi thực thi một chương trình marketing cụ thể, cần phải có sự cấp phép
của các cơ quan chức năng liên quan đến đặc thù từng chương trình.
5.5. Thời gian
Tổng thời gian của dự án là 14 tháng, kể từ lúc hình thành ý tưởng sản phẩm
đến lúc hoàn thành công tác đánh giá hiệu quả marketing sau 3 tháng bán hàng.
6. CÁC LOẠI TRỪ
- Dự án tạo ra sản phẩm chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là phụ nữ
theo tiêu chí khách hàng mục tiêu vừa nêu trên.
- Yếu tố ngoại vi: lạm phát, biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào dẫn đến
việc tăng giá bán mục tiêu tới người tiêu dùng
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 9


- Sự vắng mặt của Ban Giám Đốc do đi công tác, ảnh hưởng đến tiến độ trình ký
các hạng mục triển khai, dẫn đến việc chạy các chương trình marketing gặp nhiều khó
khăn.
- Chỉ phân tích dự án bằng việc sử dung WBS, Microsoft Project mà không phân
tích dự án ở các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, B/C, vì vậy việc phân tích sẽ có
một số hạn chế nhất định.
7. DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN
- Sản xuất các hệ thống vật phẩm quảng cáo phục vụ cho hoạt động marketing.
- Tuyển chọn, đào tạo thêm lực lượng lao động có tay nghề nhằm tạo ra các sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
8. NGÂN SÁCH SƠ BỘ
ĐVT: Triệu đồng
Stt
Hạng mục
đầu tư
Trước
khi tung
sản
phẩm
Sau khi tung sản phẩm
Tổng
cộng
Tháng
08/2011
Tháng
09/2011
Tháng
10/2011
Tháng
11/2011

1
Điều tra nhu cầu
thị trường
400




400
2
Điều tra khẩu vị
người tiêu dùng
100




100
3
Thiết kế bao bì
15




15
4
Xin giấy phép
quảng cáo
10





10
5
Sản xuất vật phẩm
quảng cáo

100
200
250
150
700
6
Triển khai các
hoạt động
marketing

1,700
2,000
2,300
1,500
7,500
7
Chi phí dự phòng

60
100
90

50
300
Tổng cộng
525
1,860
2,300
2,640
1,700
9,025
Ghi chú: Vì dự án được nhìn nhận dưới góc độ Marketing nên ngân sách trên đây là
ngân sách thuộc về lĩnh vực Marketing, chưa bao gồm ngân sách cho các hạng mục
của các phòng ban khác như chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản
xuất,…



GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 10

Dự án nghiên cứu và tung sản phẩm mới
MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA
9. CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC (WBS)













Tung sản phẩm
ra thị trường
Phân tích đối
thủ cạnh tranh
và xây dựng kế
hoạch marketing
Sản xuất sản
phẩm (thành
phẩm)
Tung sản phẩm
ra thị trường
Triển khai các
hoạt động
marketing
Đánh giá hiệu
quả marketing
sau 03 tháng bán
hàng
Điều tra và
nghiên cứu sản
phẩm
Điều tra nhu cầu
thị trường
Phân tích và đề
xuất nghiên cứu

sản phẩm
Tiến hành
nghiên cứu sản
phẩm
Điều tra khẩu vị
người tiêu dùng
sau khi nghiên
cứu xong
Điều chỉnh chất
lượng sản phẩm
sau khi điều tra
Thiết kế và
in ấn
Thiết kế bao bì
Thiết kế vật
phẩm quảng cáo
Xin giấy phép
quảng cáo
Sản xuất vật
phẩm quảng cáo
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 11

10. TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
10.1. Bảng mô tả những công việc chính
KÝ HIỆU
TÊN CÔNG VIỆC
A
Điều tra nhu cầu thị trường

B
Phân tích và đề xuất nghiên cứu sản phẩm
C
Tiến hành nghiên cứu sản phẩm
D
Điều ra khẩu vị người tiêu dùng (đối với sản phẩm vừa nghiên
cứu xong)
E
Điều chỉnh chất lượng sản phẩm sau khi điều tra
F
Thiết kế bao bì
G
Phân tích đối thủ cạnh tranh và xây dựng kế hoạch marketing
H
Thiết kế các vật phẩm quảng cáo
I
Xin giấy phép quảng cáo
J
Sản xuất vật phẩm quảng cáo
K
Sản xuất sản phẩm (thành phẩm)
L
Tung sản phẩm ra thị trường
M
Triển khai các hoạt động marketing
N
Đánh giá hiệu quả marketing sau 3 tháng bán hàng









GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 12

10.2. Tiến độ ngang

hiệu
công
việc
THỜI GIAN (04/10/2010 - 10/12/2011)
Các tháng 2010
Các tháng năm 2011
T.10
T.11
T.12
T.1
T.2
T.3
T.4
T.5
T.6
T.7
T.8
T.9
T.10

T.11
T.12
A















B
















C















D
















E















F
















G















H
















I















J
















K















L
















M
















N
























GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 13

11. MA TRẬN TRÁCH NHIỆM

Stt
Hạng mục
công việc
Phòng Marketing
P.KH
P.R&D
CN
KD
Đối
tác
BP
Brand
BP
NCTT
BP
T.Kế
BP
Tr.khai
1
Điều tra nhu
cầu thị trường
M
R




S
C
2

Phân tích và đề
xuất nghiên cứu
sản phẩm
R
S



C


3
Tiến hành
nghiên cứu sản
phẩm
M




R


4
Điều ra khẩu vị
người tiêu dùng
(đối với sản
phẩm vừa
nghiên cứu
xong)

M
S



R
S

5
Điều chỉnh chất
lượng sản phẩm
sau khi điều tra
M
S



R


6
Thiết kế bao bì
M

R


C

S

7
Xây dựng kế
hoạch
marketing
R
S

C


S

8
Thiết kế các vật
phẩm quảng
cáo
M

R





9
Xin giấy phép
quảng cáo
M



R




10
Sản xuất vật
phẩm quảng
cáo
M

S
M


S
R
11
Sản xuất thành
phẩm
M



R
S
S
S
12
Tung sản phẩm

ra thị trường
R


S
S

C

13
Triển khai các
hoạt động
M


R
S

C
R
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 14

marketing
14
Đánh giá hiệu
quả marketing
sau 3 tháng bán
hàng

R
S

S


S
C
Chú thích
Các phòng ban/ bộ phận
Phân công trách nhiệm
Ký hiệu
Diễn giải
Ký hiệu
Diễn giải
BP Brand
Bộ phận quản lý nhãn hàng
R
Chịu trách nhiệm
chính
BP NCTT
Bộ phận nghiên cứu thị
trường
S
Hỗ trợ
BP T.Kế
Bộ phận thiết kế
C
Tư vấn
BP Tr. khai

Bộ phận triển khai
M
Giám sát
P.KH
Phòng kế hoạch


P.R&D
Phòng nghiên cứu & phát
triển sản phẩm


CNKD
Chi nhánh kinh doanh


12. SƠ ĐỒ RACI
Dự án không có sơ đồ Raci
13. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN
Dự án không có sơ đô tổ chức dự án
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 15

14. QUẢN LÝ RUỔI RO
Stt
Nội dung
rủi ro
Diễn giải
Mức

độ
Cách giải quyết
Thời gian giải
quyết xong
1
Chất lượng
sản phẩm sau
khi nghiên
cứu
Sau khi nghiên cứu xong
sản phẩm sẽ mang đi điều
tra người tiêu dùng, có 2
khả năng: chấp nhận hay
không chấp nhận chất
lượng sản phẩm
L
Phòng R&D sẽ
tiến hành nghiên
cứu hoàn chỉnh
chất lượng theo
yêu cầu số đông
của khách hàng
10 ngày sau
khi nhận
được thông
tin phản hồi
2
Tên sản phẩm
có khả năng
trùng tên sản

phẩm đối thủ
Trong thời gian tra cứu
tên sản phẩm, có khả
năng đối thủ sẽ sử dụng
tên đó cho sản phẩm của
họ
M
Tìm tên sản phẩm
khác thay thế
07 ngày sau
khi nhận
được thông
tin
3
Không được
cấp giấy phép
mẫu mã bao

Sau khi hoàn tất mẫu mã
bao bì, sẽ gửi ra Cục
ATVSTP – Bộ Y Tế kiểm
định thông tin in ấn trên
bao bì
H
BP. Thiết kế sẽ
điều chỉnh thông
tin trên bao bì
nếu Cục
ATVSTP không
chấp nhận

05 ngày sau
khi nhận
được thông
tin
4
Không được
cấp giấy phép
quảng cáo
Sau khi hoàn tất các tư
liệu marketing (poster,
bài PR) thì sẽ gửi ra Cục
ATVSTP – Bộ Y Tế xem
xét và cấp giấy phép
quảng cáo.
H
Chỉnh sửa thông
điệp theo yêu cầu
của cơ quan chức
năng trước khi
quảng bá ra công
chúng
07 ngày sau
khi nhận
được thông
tin phản hồi
5
Trục trặc dây
chuyền sản
xuất
Trong quá trình vận hành,

dây chuyền sản xuất có
thể bị sự cố, ảnh hưởng
đến năng suất
L
Kiểm tra kỹ dây
chuyền trước khi
vận hành hoặc
phân bổ sản
lượng sản xuất
phù hợp cho từng
nhà máy
03 ngày sau
khi có sự cố
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 16

15. GIAO TIẾP GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Việc giao tiếp giữa các bên tham chỉ là sự giao tiếp nội bộ trong công ty giữa các thành
phần tham gia dự án.
Stt
Hạng mục công việc
Mật độ báo cáo
Thời gian báo cáo
1
Công tác nghiên cứu sản phẩm
2 tuần/ lần
Thứ 7
2
Thiết kế bao bì sản phẩm

2 tuần/ lần
Thứ 6
3
Công tác xin giấy phép chất lượng sản
phẩm
2 tuần/lần
Thứ 2
4
Kế hoạch marketing
1 tuần/ lần
Thứ 7
5
Công tác thiết kế vật phẩm quảng cáo
1 tuần/lần
Thứ 6
6
Công tác xin giấy phép quảng cáo
5 ngày/ lần

7
Tiến độ in ấn vật phẩm quảng cáo
5 ngày/ lần
Có thể thay đổi tùy
tình hình thực tế
8
Tiến độ sản xuất sản phẩm
2 ngày/ lần

9
Tiến độ, liều lượng triển khai các

chương trình marketing
1 tuần/lần
Thứ 7
16. MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN
- Quy mô: quy mô của dự án theo mô hình 4Ps đều được cụ thể hóa một cách đầy đủ, kỹ
lưỡng trong quá trình thực hiện dự án.
- Chi phí: chi phí dự kiến đã được hoạch định tốt trước khi triển khai dự án, vì vậy sau
khi kết thúc dự án không phát sinh thêm khoản chi phí nào đáng kể
- Tiến độ: việc triển khai đúng tiến độ của từng hạng mục của các bộ phận liên quan dẫn
đến tiến độ chung của toàn dự án được đảm bảo, sản phẩm được tung ra đúng vào ngày
15/08/2011, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng ngành.
- Hiệu quả đối với người tiêu dùng: sau khi tung sản phẩm, kết hợp chiến dịch
marketing, sản phẩm đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng. Chỉ sau 03 tháng
bán hàng, về khía cạnh kinh doanh, sản lượng đã đạt 85% mục tiêu đề ra của Ban Giám Đốc.
6
Các chương
trình
marketing
diễn ra không
Rủi ro này có thể gặp
phải do tác động từ yếu tố
thời tiết, đối tác triển
khai, các cơ quan chức
năng.
H
Dự đoán tốt mọi
rủi ro và có
hướng khắc phục
dự phòng
Phải giải

quyết xong
sau tối đa 5
ngày
GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 17

Còn về khía cạnh marketing, mức độ nhận biết của người tiêu dùng sau 3 tháng bán hàng vào
khoảng 55% (đây là tỉ lệ không hề nhỏ đối với một sản phẩm mới tung ra thị trường).
17. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ DỰ ÁN
Để cải thiện dự án được tốt hơn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tài liệu dự án phải được mô tả chi tiết để tránh sai sót nhầm lẫn trong quá trình làm,
giảm thời gian họp để thảo luận, điều chỉnh dự án.
- Cần phải xác lập sơ đồ RACI để xác định trách nhiệm và mối quan hệ trong công việc
giữa các bên trong quản lý dự án.
- Cần phải bổ sung sơ đồ quản lý dự án
- Đầu tư thêm kinh phí cho khâu quảng cáo, marketing, PR để quảng bá thương hiệu sản
phẩm thu hút được người tiêu dùng, tăng úy tín trang nhãn hiệu.
- Đẩy mạnh đội ngũ sale tìm kiếm và duy trì khách hàng (nhà tiêu dùng) tiềm năng nhằm
tăng doanh thu.
KẾT LUẬN
Nói chung, Acecook Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ăn liền lớn nhất
Việt Nam, công ty đã tung ra rất nhiều sản phẩm mới từ trước đến nay. Với kinh nghiệm đó,
việc nghiên cứu và tung ra sản phẩm miến ăn liền Hằng Nga đã mang lại thành công, đáp ứng
được những mục tiêu đề ra ban đầu của Ban Giám Đốc công ty.
Dự án hoàn toàn mang tính khả thi, đảm bảo được mục tiêu, tiến độ, chất lượng và ngân
sách.
Tuy nhiên, để dự án được tiến hành thuận lợi và thành công, đòi hỏi đội ngũ quản lý, nhân
viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để giảm thiểu những rủi ro, hoàn thành tốt dự
án từ khâu thiết lập, thời gian hoàn thành, mối liên hệ giữa các công tác, việc bố trí nguồn lực;

thiết lập, theo dõi, hiệu chỉnh tiến độ… đến việc tung sản phẩm ra thị trường






GVHD: TS.Lưu Trường Văn HVTH: Đặng Nguyệt Thanh

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MIẾN ĂN LIỀN HẰNG NGA Page 18


MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Bao bì gói của sản phẩm (gồm có 3 SKU)

Gà xé rau thơm Sườn nấu hạt sen Thịt heo nấu nấm
Một số vật phẩm quảng cáo







×