Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phân tích chính sách thu hút lao động Việt kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.05 KB, 29 trang )


[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG
Cơ chế thị trường lao động sử dụng để cải thiện sự phân bổ lao động cho doanh
nghiệp là chuyển dịch lao động. Có nhiều chuyển dịch trên thị trường lao động. Tất
cả những đặc điểm của chuyển dịch lao động cùng xuất phát từ những yếu tố cơ
bản: Người lao động muốn cải thiện tình hình kinh tế của họ và doanh nghiệp muốn
thuê mướn những lao động có năng suất cao hơn.
1.1 Di cư theo vùng như là đầu tư vốn con người
Laureate John Hicks cho rằng những khác biệt trong lợi thế thuần kinh tế, chủ
yếu là khác biệt về tiền lương, là nguyên nhân chính của di cư. Tất cả những phân
tích hiện đại về quyết định di cư trên thực tế đã sử dụng giả thuyết này làm điểm
khởi đầu và xem việc di cư của người lao động như là một dạng đầu tư vốn con
người. Người lao động tính toán giá trị của những cơ hội làm việc trên mỗi thị
trường khác nhau, trừ đi chi phí di chuyển và lựa chọn giải pháp nào tối đa hóa giá
trị hiện tại của thu nhập trong đời.
Giống như đầu tư vốn con người, quyết định di cư dựa trên sự so sánh giá trị
hiện tại của thu nhập trong đời đối với những cơ hội làm việc khác nhau. Do đó, lợi
tức thuần từ di cư cho bởi công thức:
Lợi tức thuần từ di cư =
Trong đó r là tỉ lệ chiêt khấu của người lao động. Số hạng đầu của vế phải
phương trình là giá trị hiện tại của nguồn thu nhập nếu người lao động di chuyển
đến nơi A. Số hạng thứ hai là giá trị hiện tại của nguồn thu nhập nếu người lao động
vẫn ở lại nơi B. Mỗi tổng được tính từ năm bắt đầu di cư (năm người lao động j
tuổi) đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy, lợi tức thuần do di cư là hiệu của giá trị hiện tại


của nguồn thu nhập ở hai nơi trừ đi chi phí di chuyển. Người lao động sẽ di cư nếu
lợi tức thuần này có trị số dương.

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


2


Những tính chất có thể kiểm định thực nghiệm của lý thuyết này là:
Việc cải thiện những cơ hội kinh tế có được ở nơi di cư đến làm tăng lợi tức
thuần do do cư và tăng cường khả năng di cư của người lao động.
Việc cải thiện cơ hội làm việc tại nơi cư trú hiện tại làm giảm lợi tức thuần từ di
cư và hạ thấp khả năng di cư của người lao động.
Chi phí di chuyển tăng sẽ làm giảm lợi tức thuần từ di cư và làm giảm khả năng
di cư.
Tất cả những tính chất này đều có chung một ý nghĩa cơ bản: Người lao động sẽ
di cư khi họ có cơ hội tốt để thu hồi được sự đầu tư của họ.
1.1.1 Tác động của những đặc điểm vùng đối với di cư
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy khả năng di cư rất tương ứng với khác biệt
trong thu nhập giữa nơi đến và nơi đi. Cũng có tương quan thuận chiều giữa cơ hội
làm việc và khả năng di cư. Cuối cùng, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
tương quan nghịch giữa khả năng di cư và khoảng cách di chuyển. Những kết quả
này phù hợp với giả thuyết cho rằng người lao động di cư đến những vùng tối đa
hóa giá trị hiện tại của thu nhập trong đời.
1.1.2 Tác động của những đặc điểm của người lao động đối với di cư
Nhiều nghiên cứu cho thấy những đặc điểm của người lao động, như tuổi tác và
học vấn, cũng có vai trò quan trọng trong quyết định di cư.
Những người lao động lớn tuổi ít có khả năng di cư vì di cư là đầu vốn con
người. Lợi tức thuận từ di cư tùy thuộc vào tuổi tác vì người lớn tuổi sẽ được hưởng

lợi ích từ việc đầu tư vào di cư trong thời gian ngắn. Thời gian được hưởng lợi ngắn
này làm giảm lợi tức thuần từ di cư và do đó hạ thấp khả năng di cư.
Cũng có tương quan thuận chiều về trình độ học vấn và khả năng di cư. Tác
động tích cực của học vấn đối với mức di cư có thể xảy ra vì những người học vấn
cao có khả năng hiểu biết nhiều những cơ hội làm việc trên những thị trường khác
nhau, vì vậy giảm thiểu chi phí di chuyển. Cũng có thể những vùng địa lý tạo nên

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


3


những thị trường lao động thích hợp cho người học vấn cao rộng hơn vùng thích
hợp cho người học vấn thấp.
Di cư theo vùng góp phần cải thiện “chất lượng” của việc kết hợp giữa người lao
động và doanh nghiệp, người lao động hưởng lợi tức đáng kể từ di cư và tiền lương
tăng lên. Vì những người lao động di cư đến những vùng có cơ hội làm việc tốt hơn,
cũng làm giảm khác biệt tiền lương giữa những vùng.
1.1.3 Hồi cư và tái di cư
Những người vừa mới di cư có nhiều khả năng trở lại nơi sinh sống ban đầu (tạo
ra dòng người hồi cư) và cũng nhiều khả năng tiếp tục di cư đến một nơi khác (tạo
nên dòng người tái di cư). Trừ khi những điều kiện kinh tế ở những nơi khác nhau
thay đổi mạnh mẽ không lâu sau khi xảy ra di cư, xu hướng di cư muốn di cư nữa
không phù hợp với mô hình tối đa hóa thu nhập. Trước khi di cư lần đầu cách tính
chi phí-lợi tức của người lao động cho thấy di cư tối đa hóa giá trị hiện tại của
người thu nhập trong đời (trừ đi chi phí di chuyển). Thật khó tính toán tương tự thực
hiện chỉ vài tuần sau khi di cư cho thấy trở lại nơi cũ hay tiếp tục di cư sang nơi
khác có thể tối đa hóa thu nhập của người lao động.
Có hai yếu tố tạo nên dòng người hồi cư và tái di cư. Người lao động hồi cư hay

tiếp tục di cư vì họ nhận ra quyết định di cư ban đầu là sai lầm. Hồi cư và tái di cư
xảy ra khi người lao động cố gắng sữa chữa sai lầm của họ.
Hồi cư và tái di cư có thể là con đường tìm kiếm việc làm để tối đa hóa giá trị
hiện tại của người thu nhập trong đời đối với một số nghề nghiệp, ngay khi không
có biến động nào về cơ hội làm việc ở những vùng khác nhau.
Có những bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm hồi cư và tái di cư xảy ra
do những sai lầm trong quyết định di cư ban đầu và con đường tìm việc theo cách
sử dụng “ bàn đạp”. Chẳng hạn, những người lao động phải di chuyển đến một nơi
xa xôi có nhiều khả năng quay lại nơi ở cũ của họ. Những người di cư đến một nơi
xa xôi có thể có những thông tin không chính xác về tình hình kinh tế thật sự ở nơi
đó, điều này càng làm cho quyết định di cư ban đầu có thể sai lầm và họ tái di cư
hoặc hồi cư. Cũng có bằng chứng cho thấy những người học vấn cao có xu hướng

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


4


tái di cư. Điều này phù hợp với ý kiến của chúng ta cho rằng di cư có thể sử dụng
như “ bậc thang” khi những chuyên môn đặc biệt tích lũy ở những nơi này có thể sử
dụng hữu ích ở những nơi khác.
1.2 Di cư theo gia đình
Phần lớn việc di cư không do một mình người lao động quyết định, nhưng do
gia đình. Vì thế, quyết định di cư căn cứ vào điều kiện sinh sống ở nơi đến có tốt
không đối với cả gia đình chứ không phải riêng biệt một người nào trong gia đình.
Giả sử 1 hộ gia đình gồm hai người, chồng và vợ. Ở nơi sinh sống nơi 0, giá trị
hiện tại thu nhập hai người tương ứng là và .
Để đơn giản, giả sử gia đình này di chuyển từ bang 0 sang bang 1 không tốn chi
phí di chuyển. Hộ này sẽ di cư nếu giá trị hiện tại của thu nhập gia đình ở nơi 1 lớn

hơn ở nơi 0.
và > và .
Ta định nghĩa là lợi tức từ di cư của người
chồng nếu anh ta độc thân và quyết định di cư hoàn toàn theo ý mình. Lợi tức này
gọi là lợi tức cá nhân từ di cư của người chồng. Nếu người chồng không bị ràng
buộc với gia đình anh ta, anh ta sẽ di cư nếu lợi tức các nhân có trị số dương.
Tương tự, chúng ta định nghĩa
. Đại lượng là lợi tức cá nhân từ di cư của người vợ.
Nếu cô ta độc thân, cô ta sẽ di cư nếu có trị số dương.
Nếu chúng ta chuyển vế các số hạng trong bất phương trình, chúng ta sẽ nhận ra
hộ gia đình này sẽ di cư nếu:

Nói cách khác, gia đình sẽ di cư nếu tổng các lợi tức cá nhân của người chồng
và vợ có trị số dương.



[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


5


1.2.1 Những người ở lại và ra đi bắt buộc
Quyết định di cư của gia đình cho thấy không phải tất cả những người trong gia
đình đều có lợi tức từ di cư. So sánh giữa thu nhập trước và sau di cư của người ra
đi bắt buộc cho thấy lợi tức của họ bị thiệt mất từ di cư. Thực vậy, bằng chứng thực
nghiệm cho thấy thu nhập của người phụ nữ sau di cư thường thấp hơn thu nhập
trước di cư. Khoản sụt giảm tiền khá lớn. Tuy vậy, so sánh thu nhập của người vợ
trước và sau di cư không có nghĩa di cư là đầu tư không hiệu quả. Gia đình nhìn

chung được lợi để cả vợ lẫn chồng đều hạnh phúc.
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ gia tăng nhanh chóng có nghĩa
người vợ lẫn chồng ngày càng nhận ra những động cơ di cư cá nhân của họ không
trùng với động cơ gia đình. Vì cả cợ lẫn chồng thường tìm việc ở cùng một thành
phố và ngay cả trong ngành nghề theo nghĩa hẹp, cơ hội tìm việc thích hợp cho cả
hai vợ chồng ít ỏi, những điều này làm giảm khả năng gia đình di chuyển đi nơi
khác.
Sự gia tăng nhanh chóng những hộ gia đình cả chồng và vợ đều đi làm đã dẫn
đến những điều chỉnh sáng tạo trên thị trường lao động. Doanh nghiệp muốn thuê
mướn người chồng (hay vợ) sẽ tạo điều kiện tìm việc cho người vợ (hay chồng),
hay đôi khi thuê cả hai.











[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


6


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU Ở NƯỚC NGOÀI
Khái niệm: Việt kiều hay người Việt hải ngoại là người dân tộc Việt định cư

bên ngoài nước Việt Nam.
Người Việt ở nước ngoài tập trung đông nhất tại Hoa Kỳ, sau đó đến Úc Châu,
Canada và Âu Châu. Có một số ít ở vài nước Á Châu như Nhật, Singapore . Việt
kiều Mỹ chiếm trên một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới
1
. Họ cũng là
cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ
gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines.
Người Việt vốn quen với khí hậu nắng ấm miền nhiệt đới ở Việt Nam, nên sau
khi nhập cư vào Hoa Kỳ, tạm thời ổn định đời sống, người Việt thường tìm đến sinh
sống ở các tiểu bang nắng ấm miền nam Hoa Kỳ như California, Florida, Texas,
Quận Cam, Houston. Tại California, ở Orange County, các thành phố Garden
Grove, Westminster, Santa Ana, Fountain Valley họp thành trung tâm Little Sài
Gòn, được xem là thủ đô của người Việt tỵ nạn trên thế giới.
Theo Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 4,5 triệu người
Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại 104 quốc gia, vùng lãnh thổ
2
. Con số này
sẽ còn tăng nữa theo thời gian. Nhờ sống tại các nước phát triển, người Việt hải
ngoại có điều kiện học hỏi, phát triển khả năng, đỗ đạt nhiều và đỗ đạt cao, làm việc
chăm chỉ, nên người Việt càng ngày càng thành công tại các nước định cư.







1
Nguồn:Người Việt trên đất Mỹ.

2
Nguồn:

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


7


2.1 Số liệu Việt Kiều ở các nước trên thế giới
Bảng số liệu Việt Kiều ở các nước(đơn vị: người):
STT
Các nước
Việt Kiều
Năm
1
Hoa Kỳ
1,737,433
3

2010
2
Campuchia
600,000

3
Lào
150,000

4

Pháp
250,000

5
Úc
159,848
4

2006
6
Canada
180,125
2006
7
Đài Loan
120,000
–200,000

8
Nga
60,000 - 80,000

9
Đức
137.000
2010
10
Hàn Quốc
116,219
2011

11
Cộng Hòa Séc
60,000
2008
12
Anh
55,000

13
Nhật Bản
41,136

14
Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống Nhất
20,000

15
Trung Quốc
20,000

16
Hà Lan
18,913

17
Na Uy
18,333
2006
18

Thụy Điển
11,771
2003
19
Ba Lan
10,000

20
Thái Lan
10,000



3
Tổng Dân Số “Census” 2010
4
Tổng Dân Số “Census” 2010

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


8


21
Đan Mạch
8,575
2002
22
Thụy Sĩ

8,173
2008
23
Qatar
8,000

24
Bỉ
7,151
2001
25
New Zealand
4,875
2006
26
Ukraina
Khoảng 8.000-10.000
2011
27
Hungary
Trên 5000
5

2012
28
Phần Lan
4,000

29
Sovakia

3,000

30
Brasil
1,000

31
Ý
3,000


Tổng
Khoảng 4.5 triệu





Nguồn: />Viet-o-Hungari/71181.vov

Bảng số liệu Việt Kiều Mỹ qua các năm:

Năm
Số người
1980
245.025
1990
614.547
2000
1.122.528

2010
1,737,433
Kết quả điều tra dân số năm 2010 ở Mỹ mới được công bố cho thấy người
Mỹ gốc Việt tăng 44% trong giai đoạn 2000 - 2010 và hiện ở mức 1.737.433
người
6
.


5



[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


9


2.2 Trình độ văn hóa Việt Kiều
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có hơn 400.000 người
7
là các doanh
nhân, chuyên gia, trí thức có trình độ cao như giáo sư, bác sĩ và các văn nghệ sĩ,
hầu hết được đào tạo ở những nước phát triển. Ngoài ra, còn có một số khác được
chỉ định hay được bầu vào những vị trí nhất định trong các cơ quan Chính phủ và
Nghị viện tại một số quốc gia tiên tiến như Đức, Úc, Mỹ, Canada…
Việt Kiều Mỹ: Trong số 1,132,031 người từ 25 tuổi trở lên, 30.2% không có
bằng trung học, 21.5% chỉ tốt nghiệp trung học hoặc tương đương, 18.6% có bằng
cử nhân, 22.8% có bằng nghề hoặc liên kết, 6.9% có bằng tốt nghiệp hoặc chuyên

nghiệp.
2.3 Lượng kiều hối đổ về Việt Nam qua các năm
2.3.1 Khái niệm
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì: “Kiều hối là những khoản tiền được
người lao động di cư gửi từ nước mà họ đang làm việc cho những người (chủ yếu là
người thân) ở quê hương họ”.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khi xác định cán cân thanh toán vãng
lai của một quốc gia bên cạnh cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ còn một
hạng mục cán cân di chuyển đơn phương (chuyển tiền ròng).
Hạng mục này liệt kê các khoản di chuyển một chiều của ngoại hối từ các đối
tượng cư trú ở nước ngoài chuyển vào Việt Nam. Đối tượng cư trú được xác định là
những người nước ngoài hoặc người Việt Nam có thời gian làm việc, lao động ở
nước ngoài trên một năm. Như vậy, đối tượng này sẽ bao gồm 2 nhóm: Nhóm 1 -
những người nước ngoài chủ yếu là kiều bào ở nước ngoài; nhóm thứ hai - người
Việt Nam đi lao động ở nước ngoài (phần lớn có thời hạn trên một năm).


6
oi-
viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=135439&zoneid=3#.UJTwz8UxpFc
7


[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


10


Qua các khái niệm trên, có thể hiểu: Kiều hối là dòng tài chính do cá nhân là

người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam lao động ở nước ngoài
chuyển về Việt Nam.
2.3.2 Số liệu
Với chính sách đổi mới, thông thoáng, khuyến khích Việt kiều và người lao
động ở nước ngoài gửi kiều hối về nước và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, triển
vọng phát triển kinh tế tốt và chế độ chính trị ổn định, có thể khẳng định tiềm năng
để thu hút kiều hối là rất lớn. Đây là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy đầu tư, sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng, phát triển con người, xoá đói giảm nghèo… đóng góp
đáng kể vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của WB về kiều hối và di trú toàn cầu, tính chung trên
toàn cầu, lượng kiều hối được lưu chuyển xuyên biên giới đã có dấu hiệu phục hồi:
từ mức 416 tỷ USD năm 2009 lên 440 tỷ USD vào năm 2010. Lượng kiều hối được
chuyển về nhiều nhất rơi vào 3 nước là Ấn Độ (55 tỷ USD), Trung Quốc (51 tỷ
USD) và Mexico (22,6 tỷ USD). Tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, kiều hối
chảy vào đây trong năm 2010 tính tăng khoảng 6,4% so với năm 2009, đạt 91 tỷ
USD. Khi nhu cầu thế giới hồi phục, dự kiến lượng kiều hối chảy vào khu vực này
tăng trưởng 7,2% trong năm 2011 và tăng trưởng 8,5% trong năm 2012.

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


11



Nguồn: World Bank
Bảng: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam từ 1991 đến 2012
STT
Số lượng
Ghi chú

1991
35
Triệu USD
1992
136,6
Triệu USD
1993
141
Triệu USD
1994
249,5
Triệu USD
1995
285
Triệu USD

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


12


1996
469
Triệu USD
1997
400
Triệu USD
1998
950

Triệu USD
1999
1.200
Triệu USD
2000
1.757
Triệu USD
2001
1.820
Triệu USD
2002
2.200
Triệu USD
2003
2.600
Triệu USD
2004
3
Tỉ USD
2005
3.8
Tỉ USD
2006
4.5
Tỉ USD
2007
5,5
Tỉ USD
2008
7,2

Tỉ USD
2009
6,283
Tỉ USD
2010
8,6
Tỉ USD
2011
9
Tỉ USD
2012
Dự kiến 10-11
Tỉ USD
Nguồn: Tổng hợp của nhóm từ Báo cáo về "Di trú và kiều hối" được thống kê hàng
năm bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


13



Đơn vị triệu USD
2.3.3 Vai trò
Nguồn tiền gửi về từ kiều hối được xem là nguồn ngoại tệ quan trọng thứ hai
sau nguồn đầu tư trực tiếp của các nước đang phát triển. Tính trong tương quan với
GDP, kiều hối đóng vai trò quan trọng hơn đối với nhóm nước nhỏ và có truyền
thống lâu dài tiếp nhận kiều hối, nó chiếm khoảng 2% trong tổng GDP của các quốc
gia đang phát triển và chiếm 6% của các quốc gia có thu nhập thấp, thậm chí hơn

25% tại một số quốc gia. Lượng kiều hối được các gia đình sử dụng vào kinh
doanh, đầu tư, tiêu dùng là một nguồn vốn rất quan trọng cho sự tăng trưởng của
nền kinh tế, góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam.
Tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP theo tỷ giá thực tế đã gần như tăng liên tục qua
các năm và hiện đã đạt mức khá. Bình quân chung từ năm 1991 đến nay, tỷ lệ giữa
lượng kiều hối/GDP đạt 5,85%; năm 2009, đạt 6,66%; năm 2010 đạt 7,92%.
Ở Việt Nam, mặc dù không có đầy đủ số liệu thống kê về giá trị của kiều hối
được sử dụng cho tiết kiệm và đầu tư, có thể thấy tỷ lệ kiều hối/GDP có xu hướng
tăng trưởng khá ổn định và có biến động cùng chiều với tiết kiệm và đầu tư.

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


14


Riêng năm 2011 kiều hối đạt trên 9 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong
10 quốc gia nhận kiều hồi nhiều nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2012 kiều hối đạt
khoảng 6,4 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào việc ổn định cán cân thanh toán và
kinh tế của đất nước
8
.
Trong những năm gần đây lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm thường
tăng khoảng 10-15%. Tính chung, kiều hối và đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài mỗi năm đạt xấp xỉ 20 tỉ USD
9
.
2.4 Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Việt Kiều khi đầu tư tại Việt Nam
Các dự án đầu tư của Việt kiều trải rộng ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp,
y tế, giáo dục, công nghiệp, và các dự bán bất động sản du lịch.

Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện
có 3.228 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực có vốn đầu tư của Việt kiều, với tổng
số vốn đăng ký là 5,7 tỷ USD. Với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư về quê
hương dành cho Việt kiều, một lượng kiều hối lớn đang đổ vào thị trường bất
động sản, vàng, chứng khoán, du lịch, dự án đầu tư kinh doanh. Đây là kênh dẫn
vốn chính thức với khối lượng lớn và hấp dẫn cho các dự án lớn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, tỷ trọng lớn nguồn kiều hối lại tập trung chủ yếu vào thị trường
bất động sản. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010, tỷ
lệ vốn đầu tư kiều hối vào thị trường bất động sản chiếm khoảng 70% tổng nguồn
kiều hối (trên 6 tỷ USD)
10
. Bên cạnh các dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương
mại, văn phòng và chung cư cao cấp tại các thành phố lớn, đã gia tăng một làn
sóng đầu tư vào các dự án xây dựng căn hộ nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái ven
biển.
Ngoài ra, mảng thị trường như đào tạo, tư vấn, môi giới, quản lý và phát
triển bất động sản ở Việt Nam cũng được các nhà đầu tư Việt kiều khai thác.


8
Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
9
Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
10
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và World Bank.

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


15



Hiện tại có 51/63 tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư của người Việt Nam
ở nước ngoài, với 3.546 DN, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 8,4 tỷ USD
11
. Trong đó,
các dự án đầu tư chủ yếu đến từ doanh nhân Việt kiều ở Mỹ, Canada, Úc, Nga,
Pháp, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (khách
sạn, nhà hàng, du lịch), bất động sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến, xuất khẩu
thủy hải sản, dịch vụ dầu khí, sản xuất điện, công nghệ phần mềm…
Có thể thấy, các dự án đầu tư của Việt kiều tập trung chủ yếu ở các thành
phố lớn, có quy mô vừa và nhỏ, đã thu hút thêm khách du lịch, tạo công ăn việc
làm, đào tạo nghề, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.





















11
Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


16


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT
KIỀU VỀ NƯỚC
3.1 Sơ lược thực trạng thu hút Việt kiều về nước của Việt Nam
Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài được đánh giá là nguồn lực rất dồi dào,
đa dạng trong nhiều lĩnh vực, có chuyên môn cao. Theo báo cáo thống kê của Bộ
Ngoại giao cho biết hiện có gần 400.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở
nước ngoài, chiếm hơn 10% trong cộng đồng hơn 4,5 triệu người Việt Nam ở nước
ngoài có trình độ từ đại học trở lên và các chuyên gia có kỹ thuật, tay nghề cao, tập
trung ở các nước phát triển, tiên tiến. Trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mũi
nhọn, dự án công nghệ cao, từ điện tử, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, tin
học đến hành không, vũ trụ, hải dương đều có chuyên gia người Việt Nam làm việc.
Điển hình như tại Silicon Valey ở Mỹ hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam làm
việc, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ do người Việt làm chủ hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ cao.
Cùng với đó, thế hệ trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài cũng không ngừng
lớn mạnh. Đội ngũ các nhà khoa học trẻ gốc Việt đang trưởng thành và tập trung ở
nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn của nước sở tại như
công nghiệp điện tử, thông tin, chế tạo máy, điều khiển học, công nghệ sinh học,

khoa học vũ trụ, công nghệ nanô, các lĩnh cực quản lý kinh tế, ngân hàng, chứng
khoán…Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đây là nguồn lực
tiềm năng có thể đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
đất nước và hội nhập quốc tế, giúp Việt Nam tiếp thu nhanh chóng các công nghệ
mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo dựng quan hệ hợp tác với các cơ sở
kinh tế, khoa học ở các nước.
3.2 Những thành tựu đạt được từ chính sách thu hút Việt kiều của Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, số lượng trí thức người Việt Nam ở nước
ngoài nói riêng và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung trở về nước

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


17


hoạt động, kinh doanh ngày càng nhiều. Hàng năm có gần 300 lượt trí thức kiều bào
về nước đóng góp chuyên môn và tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu và
triển khai khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phần lớn theo hình thức công tác
ngắn ngày. Số lượt chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc
với cơ quan nhà nước chiếm 55%; còn lại là tham gia giảng dạy và hợp tác với các
trường đại học, viện nghiên cứu
Tuy gặp không ít khó khăn nhưng trong những năm qua chính sách thu hút Việt
kiều của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể:
Hàng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước
12
, trong đó có nhiều chuyên
gia, trí thức về làm việc và nhiều người về tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh. Tính
chung, lượng kiều hối và đầu tư của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đạt

gần 20 tỷ USD mỗi năm
13
.
Đối với kiều bào là chuyên gia, trí thức, hàng năm có gần 300 lượt về nước đóng
góp chuyên môn và tham gia các chương trình nghiên cứu, triển khai công nghệ
giáo dục đào tạo nhưng phần lớn đều là hoạt động ngắn ngày. Trong số các chuyên
gia giỏi có không ít người là doanh nhân thành công tại thị trường trong nước. Tuy
nhiên, con số này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực to lớn của kiều bào.
Một trong những địa phương đi đầu trong cả về chính sách thu hút Việt kiều là
thành phố Hồ Chí Minh, ban lãnh đạo thành phố liên tục xây dựng và cải tiến chính
sách thu hút nhân tài đặt biệt là tri thức Việt kiều, thành tựu đạt được bước đầu rất
đáng khích lệ như Khu công nghệ cao TP.HCM đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt trí
thức Việt kiều để nghe đóng góp ý kiến phát triển, mời được một số chuyên gia
nghiên cứu - chuyển giao thành công kết quả nghiên cứu về than nano lỏng. Uỷ ban
về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cũng đang xúc tiến thủ tục thành lập
Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật Việt kiều, Câu lạc bộ sẽ hứa hẹn sẽ là nơi để các Việt
kiều trao đổi kinh nghiệm đóng góp cho đất nước, tổ chức và điều phối hoạt động


12
Theo thống kê của Bộ Ngoại Giao
13
Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


18



của Việt kiều trên các lĩnh vực như: tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, học
bổng, đưa đối tác nước ngoài vào giúp Việt Nam, tìm kiếm những đề án nghiên cứu
do nước ngoài tài trợ…
Ngoài ra, các hoạt động vận động kiều bào cũng được triển khai tích cực trên
khắp cả nước với nhiều hình thức, nội dung phong phú, gắn với các sự kiện chính
trị, xã hội lớn của đất nước. Đáng kể nhất là: chương trình “Xuân Quê hương”, Giỗ
Tổ Hùng Vương, “Trại hè Việt Nam”, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, được tổ
chức hằng năm và gần đây nhất (tháng 4/2012) đã tổ chức Đoàn kiều bào thăm và
tặng quà quân dân huyện đảo Trường Sa.
3.2.1 Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài
Năm 2009, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần 1 được tổ chức thành
công. Kết quả hội nghị cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công
tác vận động kiều bào đã có nhiều biến chuyển tích cực, xây dựng và ban hành thêm
được nhiều văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho kiều bào trên các lĩnh
vực quốc tịch, xuất nhập cảnh, cư trú, đầu tư, mua bất động sản… Đặc biệt, công
tác bảo hộ công dân và hợ trợ hoạt động của các tổ chức, cá nhân người Việt ở nước
ngoài được quan tâm hơn trước. Bên cạnh đó Ủy ban nhà nước về NVNONN cũng
đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình nhằm kết nối cộng đồng người Việt ở nước
ngoài như chương trình tết - xuân quê hương; Gìn giữ và phát huy bản sắc truyền
thống dân tộc Việt Nam tại cộng đồng kiều bào ở mới ngoài; Mới nhất, chương
trình kiều bào từ 30 quốc gia trên thế giới đi thăm Trường Sa và nhận được sự ủng
hộ và đánh giá cao của kiều bào. Đây là những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực
trong công cuộc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, kết nối và phát triển. Tuy nhiên,
trong thời gian tới cần cởi mở nhiều hơn nữa trong cơ chế chính sách nhằm thu hút
nhiều hơn nữa nguồn lực từ kiều bào.
Năm 2012, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 được tổ chức với chủ
đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập
và phát triển cùng đất nước”. Các đại biểu tham dự đã có nhiều kiến nghị cụ thể,

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]



19


như: Nhà nước sớm có chính sách, biện pháp đột phá, khuyến khích, sử dụng
chuyên gia, trí thức kiều bào, đặc biệt là trí thức trẻ; có các biện pháp hỗ trợ cộng
đồng người Việt ở nước ngoài ổn định cuộc sống, nâng cao địa vị pháp lý trong xã
hội. Mặt khác, Nhà nước cần tăng cường thông tin về các vấn đề của đất nước, biên
giới biển đảo để giúp kiều bào hiểu hơn về quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, thúc đẩy, phối hợp xây dựng, hoàn thiện sớm các
chính sách, quy định, trong đó điều chỉnh, sửa đổi các văn bản hướng dẫn Luật
Quốc tịch 2008 để kiều bào được giữ và được cấp chứng nhận có quốc tịch Việt
Nam; đồng thời, xây dựng và ban hành thêm các văn bản pháp luật, cải cách hành
chính… để tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào trong các lĩnh vực quốc tịch, xuất
nhập cảnh, cư trú, sở hữu đất đai, nhà ở, đầu tư, làm việc tại Việt Nam.
3.2.2 Quyền lợi sở hữu nhà và đất đối với Việt Kiều
Chính phủ đã có nghị định số 90 ban hành ngày 6-9-2006 hướng dẫn thực hiện
Luật nhà ở và có ấn định đối tượng mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất bao
gồm những thành phần sau đây:
• Những người Việt sống ở nước ngoài về đầu tư lâu dài ở VN.
• Những người Việt có công với đất nước: trước đây người có công được thưởng
huân chương, bằng khen, nhưng hiện diện này được mở rộng cho rất nhiều đối
tượng: những người có đóng góp với đất nước, kể cả những thành phần có công hỗ
trợ các công tác ngoại giao, đóng góp trong những hoạt động từ thiện trong nước và
hoạt động kinh tế có hiệu quả.
• Những nhà hoạt động về văn hóa, khoa học kỹ thuật có yêu cầu thường xuyên
về VN hoặc ở lâu dài trong nước để có thể đóng góp phát triển văn hóa, khoa học
kỹ thuật.
• Những thành phần muốn về sống ổn định ở VN như những người có tuổi về

hưu. Trước đây đối với thành phần này cần phải làm thủ tục hồi hương, với lý do

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


20


hồi hương phải được ghi rõ. Nhưng bây giờ không cần thiết như thế, chỉ cần có yêu
cầu về sống ổn định ở VN là có quyền mua nhà và hưởng quyền sử dụng đất.
• Cuối cùng là những thành phần khác, nếu sống trong nước từ sáu tháng trở lên
cũng được mua nhà.
Như thế, hiện nay có năm đối tượng là người VN sống ở nước ngoài được
hưởng quyền mua nhà ở VN.
3.3 Những hạn chế từ chính sách thu hút Việt kiều của Việt Nam
Mặc dù luôn có những chính sách “cởi mở” trong việc thu hút kiều bào về xây
dựng đất nước nhưng lượng kiều bào về nước đầu tư, làm việc vẫn còn hạn chế,
chưa tương xứng với tiềm năng. Hầu như vẫn chưa có chính sách rõ ràng trong việc
hỗ trợ tri thức nước ngoài khi công tác tại Việt Nam. Nhiều tri thức có trình độ cao
ngay cả thế hệ tri thức người Việt trẻ tuổi có mong muốn về Việt Nam đóng góp
nhưng vẫn còn e ngại do chính sách đãi ngộ chưa thật sự thỏa đáng. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trình trạng trên do Việt Nam chưa có một
chiến lược ổn định và lâu dài, có sự tham gia phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành
chức năng như Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Khoa học - công nghệ
Hiện nay, các chính sách đãi ngộ Việt kiều chưa thật sự đồng bộ cũng như thay
đổi chủ trương chính sách phù hợp nền kinh tế - xã hội hiện tại, dẫn tới tình trạng
khó thực hiện không đồng nhất thậm chí trái ngược nhau. Thủ tục hành chính và hệ
thống luật pháp phức tạp được xem là trở ngại đầu tiên cho các nhà đầu tư Việt kiều
đầu tư tại chính quê hương của mình, nhiều DN Việt kiều phải mượn danh nghĩa
bạn bè, người thân trong nước để đầu tư, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp,

không huy động được vốn đầu tư lớn. Trở ngại thứ hai đó là vẫn còn tồn tại sự bất
bình đẳng trong chính sách giữa công dân trong nước và Việt kiều nước ngoài, do
đó chưa làm cho nhà đầu tư Việt kiều thấy được cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Một trong những chính sách thu hút Việt kiều của nhà nước ta là Nghị quyết 36
của Bộ Chính trị đã được ban hành cách đây 8 năm, nghị quyết không có khâu thực

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


21


hiện, không có chính sách cụ thể thỏa đáng, chưa tạo dựng được môi trường cần
thiết cho trí thức Việt kiều hoạt động. Bên cạnh sự không rõ ràng nhất quán về
chính sách, Việt Nam chưa tạo được môi trường làm việc tự do, dân chủ trong môi
trường nghiên cứu khoa học, khuyến khích các tri thức Việt kiều đóng góp hết sức
mình.
Khó khăn cần nhắc đến nữa là khó khăn nằm ở hệ thống luật pháp phức tạp dẫn
đến các nhà đầu tư Việt kiều gặp rất nhiều khó khăn trong thực thi như: áp dụng quy
định đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài khiến các doanh nghiệp kiều bào gặp hạn
chế trong ngành nghề kinh doanh, quy định chung chung về việc đặt tên cho doanh
nghiệp đã dẫn đến tình trạng tùy tiện xử lý của các cơ quan đăng kí kinh doanh, tổ
chức tín dụng không công tâm trong thực hiện chính sách tín dụng cho doanh
nghiệp Việt kiều dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp này,
ngoài ra việc làm dụng quyền hạn của một số lãnh đạo nhà nước, không đánh giá
đúng năng lực của các Việt kiều gây tâm lý bất mãng, không hợp tác của kiều bào
khi làm việc tại Việt Nam.
Cũng giống như hệ thống luật pháp phức tạp, chưa đi vào thực tiễn thì thủ tục
hành chính còn kéo dài, rườm rà; các đầu mối không rõ ràng, không tổng thể; từ khi
tìm hiểu đến xin giấy phép, thực hiện dự án và đưa dự án vào thực tiễn cuộc sống

nhà đầu tư phải qua rất nhiều kênh, nhiều cửa là một trong những cản trở to lớn
trong việc quay về Việt Nam đầu tư của phần lớn kiều bào nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam hầu như chưa có một có cơ chế hay bất kì một kế hoạch cụ
thể nào cho việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra cộng đồng người Việt
Quốc tế, để nhà đầu tư nước ngoài, tri thức Việt kiều biết đến Việt Nam nhiều hơn
cần phải có một kế hoạch quản bá môi trường kinh doanh tại Việt Nam, giúp cho
kiều bào trên thế giới nắm tình hình kinh tế chính trị tại Việt Nam, khơi giợi tiềm
năng đầu tư, đóng góp của bộ phận này.


[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


22


CHƯƠNG 4. KINH NGHIỆM THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC HẢI
NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC
4.1 Chính sách thu hút Hoa Kiều của Trung Quốc
Ở Trung Quốc cũng như các nước đang áp dụng chính sách thu hút nhân tài, các nhà
lãnh đạo xem đội ngũ khoa học Hoa kiều cũng như nguồn lao động trình độ cao nước
ngoài là một lực lượng quan trọng, một chìa khoá để nâng cao chất lượng giáo dục đại
học và nghiên cứu khoa học. Chính phủ Trung Quốc hàng năm vẫn chi ra một ngân
khoản lớn để thu hút các giáo sư và nhà khoa học gốc Hoa từ các nước Âu, Mỹ về quê
hương làm việc.
Để thu hút được nhân tài trình độ chuyên môn cao nước ngoài, vấn đề đầu tiên và cơ
bản nhất là cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Bắc Kinh và Thượng Hải là hai thành phố
lớn nhất của Trung Quốc đi đầu trong việc thực hiện chính sách nhân tài.
Hiện này, với hơn 30 triệu Hoa Kiều, Trung Quốc đang là quốc gia có lượng kiều
bào sống nước ngoài đông nhất thế giới. Trong số Hoa Kiều đó, có rất nhiều người đã

trở thành những nhà khoa học xuất sắc, những nhà quản lý các tập đoàn đa quốc gia đầy
kinh nhiệm… Họ rất cần thiết cho sự phát triển để hình thành nền kinh tế tri thức của
Trung Quốc ngày nay.
Nhận thức được điều đó, Trung Quốc đã có những chiến lược dài hạn nà những sách
lược cụ thể để thu hút và trọng dụng lực lượng Hoa Kiều của quốc gia mình. Trung
Quốc thường xuyên cử những đoàn tuyển dụng nhân tài với quy mô lớn, đi đến các
nước châu Âu và Mỹ, tuyển dụng nhân tài là các lưu học sinh ưu tú. Đây là một trong
những hoạt động tuyển dụng ở nước ngoài quan trọng nhất của Viện Khoa học Trung
Quốc trong thời gian qua.
Trung Quốc luôn chú ý cải thiện vấn đề quản lý nhân sự, chuẩn hóa các hoạt động
hành chính và thúc đẩy cơ quan quản lý nhân sự giảm thiểu các thủ tục hành chính và lệ
phí. Bên cạnh đó, thiết lập và hiện đại hóa các chế độ cho viện nghiên cứu khoa học,
trường học, chế độ y tế công cộng để phù hợp chế độ quản lý nhân tài.

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


23


Hoàn thiện thể chế quản lý nhân sự lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, kiện toàn chế
độ nhân sự doanh nghiệp phù hợp yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại. Khuyến khích địa
phương và doanh nghiệp kết hợp với nhau thí điểm cải cách quản lý nhân tài, hội nhập
với hệ thống quản lý nhân tài về nước.
Cơ chế phát hiện đánh giá nhân tài chủ yếu dựa vào yêu cầu về trách nhiệm đối với
nghề nghiệp, sau đó mới xét tới năng lực, thành tích cũ. Hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá
nhân tài, khắc phục tình trạng quá coi trọng bằng cấp và lý thuyết suông, chú trọng hơn
vào năng lực thực tế và những cống hiến mà họ đạt được để đánh giá.
Điều phối hài hòa thu nhập trong các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp
Nhà nước, thúc đẩy cải cách hệ thống tiền lương. Kiện toàn cơ chế khuyến khích nhân

lực quản lý cho doanh nghiệp nhà nước, đưa ra các phương pháp khuyến khích trung và
dài hạn như có quyền sở hữu cổ phần hoặc ưu đãi khác, chế độ ưu đãi về tiền lương, địa
vị, cải thiện đời sống, phúc lợi xã hội, cho vay vốn để lập nghiệp hay tăng phí mua bản
quyền sở hữu trí tuệ, tăng ưu đãi về thuế Chính sách thu hút nhân tài từ nước ngoài trở
về lập nghiệp. Trung Quốc áp dụng một loạt các chính sách ưu đãi như nhập cảnh, định
cư, bảo hiểm, nhà ở, đảm nhận các chức vụ quan trọng và tham gia vào các công việc
của quốc gia
Để thu hút nhân tài từ bên ngoài về nước tham gia công việc nghiên cứu, Trung
Quốc đã đề ra rất nhiều kế hoạch như “kế hoạch trăm người”, “kế hoạch thu hút nhân tài
kiệt xuất từ nước ngoài”, “ Kế hoạch đội sáng tạo hợp tác quốc tế”…
Những kế hoạch này đã đem lại những hiệu quả tốt, ví dụ như sau khi thực hiện “Kế
hoạch trăm người”, chuyên bồi dưỡng và thu hút nhân tài, từ năm 1994 đến nay, Trung
Quốc đã thu hút được hơn 900 học giả, Chuyên gia ưu tú từ các nước ngoài trở về. Tất
cả họ đều được hưởng những ưu đãi khi về nước.Trong số các nhà khoa học hàng đầu
của Trung Quốc, có tới 81% Viện sĩ của Viện khoa học Trung Quốc, 54% viện sĩ của
Viện công trình Trung Quốc là các lưu học sinh. Họ nghiên cứu đột phá trong các lĩnh
vực quan trong như công trình hàng không vũ trụ, nghành truyền dẫn nhiệt độ vao,
nghành sinh học , gen

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


24


Chính sách thu hút nhân tài hồi hương cũng tập trung vào số lưu học sinh thông qua
các buổi giao lưu, giới thiệu tình hình đất nước và tổ chức tuyển dụng việc làm. Giờ
đây, quan niệm trong giới lưu học sinh Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Thay vì muốn
tìm việc làm ở trời Tây, họ cho rằng, trở về nước làm việc là con đường hấp dẫn nhất
bởi họ vừa được phát triển sự nghiệp, vừa được cống hiến cho Tổ quốc.

Thống kê cho thấy, 90% các nhà khoa học ở Trường đại học Jiaotong là những Hoa
kiều hồi hương và họ đã dẫn đầu trong lĩnh vực sáng kiến nghiên cứu.
Các công ty Trung Quốc đang thu hút nhân tài người Trung Quốc đang làm việc ở
nước ngoài. Một số giám đốc phải chấp nhận mức lương thấp hơn khi họ về làm cho các
công ty trong nước. Nhưng đổi lại, họ được bù đắp bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi,
được cấp nhà ở, được nhận nhiều trách nhiệm hơn và được làm việc với một công ty có
nhiều triển vọng tăng trưởng.
Hiện nay, lớp các nhà khoa học được khuyến khích du học tại các nước tiên tiến từ
những năm 1980-1990 (thời kỳ bắt đầu tiến hành cải cách ở Trung Quốc) nay đã trở về
ngày càng nhiều do điều kiện và cơ hội làm việc trong nước tốt lên và họ đang đóng góp
rất tốt cho nền kinh tế đang phát triển “bùng nổ” để hình thành nền kinh tế tri thức
tương lai của Trung Quốc.
4.2 Kinh nghiệm thu hút trí thức gốc Hàn ở nước ngoài của Hàn Quốc
Sau chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, thu
nhập quốc dân tính theo đầu người (GNP) những năm đầu thập niên 60 của Hàn Quốc
chỉ là 80USD, GDP chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở Châu Phi và Châu Á. Quá
trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong
ba thập kỷ đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh
Triều Tiên, trở thành nước công nghiệp mới, 1 trong 4 con rồng châu Á có thu nhập
bình quân đầu người hơn 20.000 USD, nền kinh tế đứng 13 thế giới (2010). Sự tăng
trưởng nhanh chóng của Hàn Quốc là kết quả của sự kết hợp một cách hữu hiệu các
nhân tố kinh tế với các nhân tố xã hội trong điều kiện thuận lợi của hoàn cảnh quốc tế.
Yếu tố con người, nguồn nhân lực có chất lượng, đóng vai trò quan trọng trong đó

[PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT LAO ĐỘNG VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC]


25



nguồn nhân lực hải ngoại góp phần không nhỏ. Chìa khóa cho sự thành công ngoạn mục
của Hàn Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là nhờ vào đội ngũ các nhà khoa
học Hàn kiều đã góp một phần quan trọng đưa nền công nghệ điện tử và sinh học lên
hàng các nước kĩ nghệ tiên tiến.
Từ thập niên 70, Hàn Quốc bắt đầu mời gọi trí thức gốc Hàn ở hải ngoại với những
đãi ngộ xứng đáng, công việc rõ ràng . Vào những năm đầu thập niên 90, Hàn Quốc đã
có một chính sách cụ thể để thu hút các nhà khoa học gốc Hàn Quốc đang làm việc tại
Mỹ và châu Âu về nước giảng dạy và nghiên cứu. Bằng việc áp dụng các chính sách ưu
đãi, Chính phủ Hàn Quốc đã mạnh dạn thực hiện việc mời các nhà khoa học Hàn Quốc
đang làm việc tại nước ngoài về nước làm việc với chế độ lương bổng cao gấp 3 lần so
với thu nhập chung của các giáo sư trong nước. Yếu tố để thu hút nhà khoa học là: Một
là, tạo được lòng yêu nước của kiều bào nước ngoài để họ về nước làm việc; Hai là, có
được sự hậu thuẫn của chính phủ như chính sách trả lương cao gấp 3 lần, cấp nhà ở cho
nhà khoa học về nước; Ba là, tạo cho họ thấy được triển vọng, tầm nhìn của họ khi làm
việc trong nước.
Để thu hút nguồn lực trí thức Hàn kiều, các Viện nghiên cứu thuộc Nhà nước và các
công ty như Samsung và LG đã xây một khu chung cư sang trọng với các tiện nghi hiện
đại và trả lương cao gấp 3 lần so với lương người bản xứ. Chỉ trong vòng 2 năm, Viên
công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã tuyển dụng 27 giáo sư và nhà khoa học Hàn
kiều và họ được hưởng mức lương 100.000 USD/năm.
Năm 2002, Bộ giáo dục Hàn Quốc, qua chương trình fellowship, tuyển được hơn
100 giáo sư và nhà khoa học Hàn kiều (những người đã có trên 5 năm kinh nghiệm
nghiên cứu hậu tiến sĩ) để giảng dạy, nghiên cứu khoa học lĩnh vực công nghệ thông tin
và công nghệ sinh học. Trong số này, có đến 65 người được Đại học Quốc gia Seoul
đón nhận về công tác.
Trong chính sách phát triển nhân lực khu vực công, chính phủ Hàn Quốc cũng
khuyến khích kiều bào ở nước ngoài tham gia vào hoạt động của Nhà nước. Trong biện

×