Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

các lỗi thường gặp của học sinh tiểu học khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.24 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
========***========
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Đề bài:
TÌM HIỂU NHỮNG LỖI KHI SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Giảng viên : GS. TS Lê Phương Nga
Người thực hiện : Đào Hương Giang
Lớp : K59A
Khoa : Giáo dục tiểu học
Hà Nội năm 2011
PHẦN MỞ ĐẦU
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng
và trong đời sống mỗi con người. Đó là công cụ để giao tiếp và tư duy.
Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U – sin – Xki
chỉ rõ: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó
duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ
được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này. Tiếng mẹ đẻ có tính
chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh, vừa tạo cho các
em công cụ để học các môn học khác, có nghĩa nó là công cụ tư duy và
giao tiếp.
Trong trường Tiểu học, học sinh được học tiếng mẹ đẻ một cách
trực tiếp và khoa học qua môn Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập
viết (lớp 1), Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và Tập làm
văn. Mỗi một phân môn lại có một nhiệm vụ chính:
- Phân môn Học vần: là phân môn khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh và
làm chủ công cụ giao tiếp mới. Cùng với Tập viết, Học vần hướng dẫn


học sinh biết cách sử dụng Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.
- Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Latinh và những
yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp; từ
đó giúp các em viết thạo chữ quốc ngữ.
- Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng
lực đọc cho học sinh.
- Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng
lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết trong hoạt động giao tiếp.
- Dạy học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú
vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về
từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dung từ đặt câu và sử dụng các kiểu
câu để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng
hiểu người khác nói gì.
- Kể chuyện giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe
nói.
- Phân môn Tập làm văn nối tiếp tự nhiên các bài học của môn Tiếng
Việt nhằm giúp học sinh tạo ra năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn
bản nói hoặc viết. Tập làm văn có khả năng hang đầu trong việc rèn
cho học sinh nói và viết đúng tiếng Việt, có tác dụng lớn trong việc
củng cố nhận thức cho học sinh.
Tuy rằng mỗi một phân môn Tiếng Việt lại có một vị trí, nhiệm vụ
riêng nhưng tất cả đều có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, bổ
sung hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu cao nhất của môn Tiếng Việt
đó là: hình thành 4 kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết cho học sinh; từ đó
học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, phục vụ vào công việc và
trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng tiếng Việt,
học sinh tiểu học còn mắc rất nhiều lỗi sai: lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi
diễn đạt, lỗi dùng từ, ….khiến cho việc diễn đạt suy nghĩ, tư tưởng, tình
cảm của các em còn hạn chế, gây nhiều khó khăn trong hoạt động học

tập, lao động hay trong sinh hoạt đời sống.
Trước thực trạng đó, em xin được tìm hiểu về vấn đề: “Một số lỗi
thường gặp ở học sinh Tiểu học khi sử dụng tiếng Việt và cách khắc
phục”.
Em tìm hiểu về bốn loại lỗi mà học sinh tiểu học thường mắc phải khi
sử dụng tiếng Việt, đó là lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi khi sử dụng từ và
lỗi viết câu.
- Lỗi phát âm
- Lỗi chính tả bao gồm một số lỗi cụ thể: Lỗi viết sai chính tả; lỗi
đánh dấu thanh sai vị trí; lỗi viết hoa; lỗi thiếu nét; lỗi viết sai cỡ
chữ, khoảng cách chữ.
- Lỗi khi sử dụng từ: so sánh sai, kết hợp sai, sai nghĩa, vừa sai nghĩa
vừa sai kết hợp, dung cụm từ cố định sai.
- Lỗi viết câu: lỗi trong câu (sai cấu tạo ngữ pháp; lỗi về nghĩa; lỗi
khi sử dụng dấu câu); lỗi ngoài câu (lỗi câu lạc chủ đề, mâu thuẫn
với nhau về ý, dùng sai phương tiện liên kết, lỗi câu trùng lặp về ý
(từ)).
Trong mỗi một lỗi, em chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và đưa ra một
số biện pháp khắc phục lỗi sai đó.
Sau đây là phần nội dung chi tiết:
PHẦN NỘI DUNG
A. Lỗi phát âm
I. Thực trạng
Học sinh thường mắc những lỗi phát âm như sau:
+ Phần âm: Học sinh thường sai lẫn : l – n, p – b
Nhiều học sinh
+ Phần vần:
• Sai lẫn ở những âm đầu vần: vần ươu đọc thành iêu, vần ưu
đọc thành iu, vần ươm đọc thành ưm; uôm đọc thành um;…
• Sai lẫn âm cuối: ac đọc thành at , uôn đọc thành uông, ươn

đọc thành ương, anh đọc thành ăn…
+ Đọc tiếng từ: Sai lẫn phụ âm: l – n (nón – lón…)
+ Sai lẫn dấu thanh:
• Thanh hỏi – thanh nặng (đi ngủ - đi ngụ, cử tạ - cự tạ, củ sả
- cụ sạ…)
• Thanh sắc – thanh ngã (em bé ngã – em bé ngá, lọ mỡ - lọ
mớ, ghé gỗ - ghế gố…)
II. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai lẫn như trên:
- Sai do cách phát âm theo vùng miền (VD: l – n)
- Sai do thói quen sử dụng từ ngữ của vùng miền (Bẩn – bửn, rượu
– riệu, gãy – gẫy, bạn – bẹn, em - iem )
- Sai do bộ máy phát âm của các em chưa hoàn chỉnh (sai dấu
thanh)
- Sai do bản thân các em chưa kiên trì luyện tập
III. Một số biện pháp rèn phát âm cho học sinh
1. Hướng dẫn học sinh phát âm:
Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu, đòi
hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng
hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch
lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với
những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích
cụ thể cách phát âm (môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát
hơi…). Một vài trường hợp cụ thể hay gặp:
* Sai lẫn một số phụ âm (thường gặp đối với học sinh người miền Bắc):
- Khi học sinh sai lẫn âm l / n:
+ Âm l: lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứt
khoát.
+ Âm n: Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó
mở miệng cho hơi thoat ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài.

+ Với những học sinh vãn chưa phát âm được, giáo viên có thể yêu
cầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại để đọc âm l (đối với âm n, khi
bóp mũi lại sẽ không thể đọc được).
- Khi học sinh sai lẫn p / b:
+ Âm p: Môi mím chặt, sau đó bật môi mạnh cho hơi thoát ra dứt
khoát ngay ở môi.
+ Âm b: môi mím nhẹ, sau đó mở to miệng cho hơi thoát ra từ
trong cổ, hơi có thể kéo dài.
* Sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần
- Vần ươm đọc thành ưm:
+ Vần ươm : môi mở hơi rộng, hàm dưới hơi đưa về trước và lượn
cho hơi thoát ra từ cổ, sau đó mím môi.
+ Vần ưm: môi mở hẹp, cho hơi thoát ra từ mặt lưỡi, sau đó mím
môi.
- uôm đọc thành um
+ Uôm: lượn tròn 2 môi, cho hơi thoát ra ở môi, sau đó mím môi.
+ um: tròn hai môi như đọc u, hơi thoát ra ở môi, sau đó mím môi,
2 môi không lượn như uôm.
- ac đoc thành at:
+ ac: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi.
+ at: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt
lưỡi.
* Sai lẫn dấu thanh (gặp ở những học sinh có hệ thống bộ máy phát âm
chưa hoàn chỉnh):
- Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: đi ngủ - đi ngụ, cử tạ - cự tạ, củ
sả - cụ sạ…)
+ Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát
âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm theo động tác
ngửa cổ hướng mắt lên trên.
+ Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát

(không kéo dài). Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu.
- Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã (em bé ngã – em bé ngá, lọ mỡ -
lọ mớ, ghé gỗ - ghế gố…)
+ Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến
giọng, lên cao giọng.
+ Những tiếng có thanh sắc: Đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh
ngã, hơi ngăn, đọc nhanh, không kéo dài.
Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ
dàng phát âm và đạt hiệu quả cao.
2. Giáo viên đọc mẫu:
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của
mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa
tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo. Các em thích mình giống như
thầy cô và người lớn. Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi
đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết …Học sinh lớp 1 hằng ngày đến
lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho
học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước
được khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm
chuẩn xác.
Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ
dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không
phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, giáo viên chỉ
nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em
học sinh dù qua hướng dẫn, không thể tự mình phát âm đúng.
Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần
rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng
phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô). Như thế học sinh sẽ phát
âm đúng và dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc mẫu, không đơn giản
chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm
hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Học sinh nếu chỉ nghe mà

không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao.
3. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau:
Hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ
tương tác: giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học
sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học
sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, không phát huy được tích cực, chủ
động của học sinh, đồng thời bầu không khí lớp học sẽ thiếu sự nhẹ
nhàng, tự nhiên; người giáo viên cũng không thể hiện rõ được vai trò là
người chỉ dẫn để giúp các em tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Như vậy sẽ
không thực hiện được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay.
Trong quá trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh, giáo viên luôn
đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh.
Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kĩ năng nghe – nhận xét –
sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy
thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học
tập tốt.
Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh
tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác
phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần
hình thành nhân cách. Thực hiện thường xuyên như thế sẽ tạo được bầu
không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
4. Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh:
Rèn cho học sinh có tính kiên trì là nhiệm vụ quan trọng. Bản thân
người giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học
sinh. Khi có được lòng kiên trì, học sinh sẽ vượt qua những khó khăn để
đạt tới cái đích cao nhất. Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em
phát âm chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu,
các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên
trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường

xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen “Em đã đọc tốt
hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa”, “em cố gắng đọc được giống bạn”,“em
đã đọc được rồi đó, em cố gắng lên nhé” …được động viên như vậy, học
sinh sẽ không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn
làm được thì mình cũng sẽ làm được…từ đó học sinh sẽ quyêt tâm hơn.
Trong số những học sinh phát âm sai, có một phần nhỏ học sinh do
lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh
chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm không chuẩn
xác. Với những đối tượng này, giáo viên phải thật nghiêm khắc, khen –
chê đúng mực để các em thấy rằng mình có khả năng học tập rất tốt, mình
cần phải thể hiện hết khả năng của mình.
5. Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc.
Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn,
sửa sai cho các em trong giờ học môn học vần mà cần luôn theo dõi, uốn
nắn cho các em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động
tập thể… Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một
cách tự nhiên nhất. Người giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện
những lỗi phát âm của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học
sinh thói quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi nào.
6. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh:
Giáo viên có thể cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách
đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn
luyện phát âm cho các em khi ở nhà. Với một số em cá biệt về phát âm,
giáo viên có thể gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên
chọn mua những quyển truyện tranh trong đó có lời đối thoại nhiều phụ
âm mà học sinh hay nhầm lẫn và dành thời gian đọc, kể cho các em nghe,
dạy em kể lại chuyện. Ngoài ra cần nhắc nhở phụ huynh thường xuyên
chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích
cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi
trường giáo dục cho các em khi ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia

đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp các em
ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng.
Một số trường hợp, học sinh phát âm sai không phải do hệ thống
phát âm của các em chưa hoàn chỉnh, cũng không phải do các em chưa
hiểu cách phát âm mà là do thói quen sử dụng từ ngữ địa phương (rượu -
riệu, bẩn – bửn, gãy – gẫy). Đối với những trường hợp này, trong mỗi bài
dạy, khi có từ ngữ hoặc chủ đề liên quan, giáo viên cần quan tâm tới các
em thường nói sai, giải thích cho các em hiểu đúng nghĩa của từ cũng như
cách dùng từ đúng, từ đó giúp các em tránh phát âm sai theo cách nói của
địa phương. Ngoài ra, người giáo viên hoàn toàn có thể thông qua họp
phụ huynh học sinh, qua phiếu phối hợp giáo dục giữa giáo viên và gia
đình để hướng cho phụ huynh học sinh có cách dùng từ đúng để sửa đổi
và giúp các em phát âm và sử dụng từ ngữ chuẩn xác hơn.
B. Lỗi chính tả
I. Lỗi viết sai chữ
1. Thực trạng
a. Về âm đầu:
- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ c/k: Céo cờ…
+ g/gh: Con gẹ, gê sợ…
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc…
+ ch/tr: Cây che, chiến chanh…
+ s/x: Cây xả , xa mạc…
+ v/d/gi: Giao động, giải lụa , giòng giống , dui dẻ…
- Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, v/d/gi là phổ biến hơn cả
b. Về âm chính:
- Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau
đây:
+ ai/ay/ây: Bàn tai, đi cầy, dậy học…
+ ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ…

+ iu/êu/iêu: chìu chuộng, lim khiết, cây niu…
+ oi/ôi/ơi: nôi gương, xoi nếp…
+ ăm/âm: con tầm, sưu tằm, bụi bậm…
+ im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm…
+ ăp/âp: gập gỡ, trùng lấp…
+ ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cưới…
+ ui/uôi: chín mùi, đầu đui, tủi tác…
+ um/uôm: nhụm áo, ao chum…
+ ưi /ươi: trái bửi…
+ ưu/ ươu: ốc bưu, con khứu
c. Về âm cuối:
- Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ an/ang: cây bàn, bàng bạc…
+ at/ac: lang bạc, lường gạc, rẻ mạc…
+ ăn/ăng: lẳn lặn, căn tin…
+ ăt/ăc: giặc giũ, co thắc, mặt quần áo…
+ ân/âng: hụt hẫn, nhà tần…
+ ât/âc: nổi bậc, nhất lên…
+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…
+ êt/êch: trắng bệt…
+ iêt/iêc: mải miếc, tiêu diệc…
+ ut/uc: chim cúc, bão lục…
+ uôn/uông: khuôn nhạc, buồn tắm…
+ uôt/uôc: rét buốc, chải chuốc…
+ ươn/ương: lươn bổng, sung sướn
2. Nguyên nhân
a. Về âm đầu:
Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu
ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn v và d. Ngoài ra,
trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ:

/k/ ghi bằng c, k, qu…) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi
dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học (nhất là học sinh yếu) thì rất dễ lẫn
lộn.
b. Về âm chính:
Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này:
- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên
âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi
/ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia -
khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm /w/ lại được ghi
bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).
- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam
Bộ đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên.
c. Về âm cuối:
Người Miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối
n/ng/nh và t/c/ch. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai
bán âm cuối /i, u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o
(trong: sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học
sinh khu vực phía Nam.
3. Một số biện pháp khắc phục lỗi:
a. Luyện phát âm:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm
cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì
chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
- Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được
thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…
- Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…),
giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy,
giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp
học sinh viết đúng được.

b. Phân tích, so sánh:
- Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo
tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác
nhau để học sinh ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo
viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Muống = M + uông + thanh sắc
- Muốn = M + uôn + thanh sắc.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng”, tiếng
“muốn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ
không viết sai.
c. Giải nghĩa từ:
- Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập
đọc, Tập làm văn… nhưng nó cũng là viêc làm rất cần thiết trong tiết
Chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm
hay phân tích cấu tạo tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học
sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã
hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử
dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…
Ví dụ: Phân biệt: “chiêng” và “chiên”
+ Giải nghĩa từ chiêng: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh
cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm (Chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình
tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội).
+ Giải nghĩa từ chiên: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ
“chiên” hoặc giải thích bằng định nghĩa (Chiên là làm chín thức ăn bằng
cách cho thức ăn vào chảo dầu, mỡ, đun trực tiếp trên bếp lửa).
- Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ
thể để giải nghĩa từ.

d. Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách
rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả
đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e,
ê, iê, ie. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số
mẹo luật khác như:
• Phân biệt “s” và “x”.
a. Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: ả, si,
sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu,
sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói,
sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô…
b. Hôm nay có xúp, có xôi lạp xường, có thịt xá xíu, có bún xáo nóng
sốt. Mời cậu sinh viên xơi tạm.
 Thức ăn và đồ dùng nấu ăn thường dùng “x”.
c. Hồi trẻ, cô ấy để tóc xoăn xoã ngang vai.
 “s” không đi với: oa, oă, oe, uê.
Ngoại trừ trường hợp: soạn bài, kiểm soát
d. Bờm xơm, lao xao, loà xoà, méo xẹo
 “x” láy với các phụ âm khác còn “s” thì không, ngoại trừ
trường hợp: cục súc, sáng láng, lụp sụp/lụp xụp, soi mói/xoi
mói.
e. Ông sư, bà sãi ăn xôi trong chùa, không xích mích xoi mói nhau.
 Danh từ chỉ người phần lớn viết “s”.
f. Các từ chỉ động vật/ thực vật, đồ vật, hiện tượng tự nhiên thì dùng
“s”
VD: đại sứ, nguyên soái, cây sen/sung/sim/sắn, song cửa, cái
siêu/sàng, sợi dây, sao sương, suối, sông, sấm sét…
Ngoại lệ: Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, đem xắc xoài đến xã,
đổi xẻng ở xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương.

• Phân biệt “r”, “d”, “gi”
a. Về mặt âm đệm:
- “d” đi với âm đệm còn “r” và “gi” thì không.
- VD: doạ nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, vô duyên, duy nhất.
b. Căn cứ tổ hợp: co ro, bịn rịn
- “r” láy với “b”: bủn rủn, bứt rứt, bối rối, bịn rịn
- “r” láy với “c”: co ro, cập rập, cọm rọm…
c. Mẹo “run rẩy, rừng rực”
- Những từ điệp âm đầu “r” mô phỏng tiếng động tượng thanh,
chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc khác nhau, chỉ sắc thái ánh
sáng đậm, tươi, chói.
- VD: rào rào, rả rich, rúch rich, rầm rập, rủng rẻng, rột roạt,…
Run rẩy, rung rinh, rập rình, rềnh ràng
rần rật, ròi rọi, roi rói, rạng rỡ
d. Mẹo đồng nghĩa
- “r” đồng nghĩa với 1 số từ viết bằng “l”/ “s”
- VD: rấp (lấp); rằm (15), rèn (luyện) , rồng (long), ráp (lắp).
rạng (sáng); riết (siết)
• Phân biệt “ch” và “tr”
a. Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng
ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn,
chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn
chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo,
chìa vôi…
b. Mẹo thanh điệu trong từ Hán Việt (trừng trị)
- Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền sẽ viết “tr”
- VD: trụ cột, trịnh trọng, trụ lợi, giá trị, thể trạng, trạm xá, trùng
tu, phong trào, truyền thống, trù bị, từ trường,…
c. Mẹo láy âm
- “ch” láy với các phụ âm đầu khác, còn “tr” thì không.

Trừ trường hợp: trọc lóc, trụi lủi, trot lọt, trẹt lét
- VD: chơi bời, chèo bẻo, chói lọi, chào mào, chộn rộn, choáng
váng, chềnh ềnh, loắt choắt,…
d. Mẹo đồng nghĩa: tranh – giành
- Khi gặp 1 từ chưa rõ ghi “tr hay ch” mà từ đó lại đồng nghĩa với
từ viết là “gi” thì từ đó sẽ viết là “tr”
- VD: nhà tranh (gianh), tranh (giành), trồng (giồng),…
e. Mẹo trường từ vựng
- Mẹo “cha – chú”: Những từ chỉ quan hệ thân mật trong gia
đình thì viết “ch”. VD: cha, chú, chồng, chị, cháu,
- Mẹo “chum - chạn” : những từ chỉ đồ dùng trong gia đình được
viết là “ch”. VD: chum, chạn, choé, chông, chai, chén, chổi,
chậu, chõng, chăn
• Phân biệt “l” và “n”
a. Mẹo về âm điệu:
- “l” kết hợp với: oa, oă, oe, uâ, uê, uy; ngoại lệ: noãn
- VD: loa, loăn xoăn, luẩn quẩn, loè xoè
b. Mẹo láy âm
- “n” láy với gi và các từ không có phụ âm đầu, còn “l” láy với
các phụ âm đầu khác.
- VD: lởm chởm, lăng nhăng, giãy nảy, gian nan, áy náy, ảo não,

c. Mẹo đồng nghĩa: lài nhài
- Nếu từ đó đồng nghĩa với từ được viết là “nh” thì viết là “l”
VD: lố lăng, hoa lài, lời nói
• Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
- Một số từ có vần “ênh” chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: gập
ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng,
chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…
- Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là “ng” hoặc “nh”: oang oang,

đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng,
quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng,
eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng, phèng phèng, lẻng
kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch,
thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch…
- Vần “uyu” chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã
khuỵu, khuỵu chân; vần “oeo” chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo,
khoèo chân
e. Làm các bài tập chính tả:
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học
sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ
trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các
quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
- Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
A. Hướng dẩn B. Hướng dẫn
C. Giải lụa D. Dải lụa
E. Oan uổng F. Oan uổn
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S
vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả:
Rau muốn Rau muống
Chải chuốc Chải chuốt
Giặc quần áo Giặt quần áo
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết
đúng chính tả:
A B
bênh trái
bên vực
bện tật
bệnh tóc

- Dạng 2: Bài tập chọn lựa:
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
·Cháu bé đang uống ……… (sửa, sữa)
·Học sinh … mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
·Đôi …… này đế rất …… (giày, dày)
·Sau khi ……. con, chị ấy trông thật …… (xinh, sinh)
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
·Học sinh …. đèn học bài… đêm khuya. (trong, chong)
·Lan thích nghe kể……….hơn đọc……… (truyện, chuyện)
·Trời nhiều …… , gió heo ………lại về. (mây, may)
- Dạng 3: Bài tập phát hiện:
* Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
·Xuân diệu là một nhà thơ trử tình nổi tiếng.
·Cả phòng khéc lẹc mùi thuốc lá.
·Lá vàng bay liệng trong gió chiều.
·Bức tườn bị nức ngang nức dọc.
- Dạng 4: Bài tập điền khuyết:
* Điền vào chỗ trống:
·l/n: lành…. ặn, nao…úng,…anh lảnh
·s/x: chim…ẻ, san…ẻ, …ẻ gỗ. …uất khẩu, năng….uất.
·ươn/ương: bay l… , b…. chải, bốn ph… , chán ch…\…
·iêt/ iêc: đi biền b… , thấy tiêng t…/ , xanh biêng b…/
* Điền tiếng láy thích hợp vào chỗ trống:
·Hắn bỡ…… trước cuộc sống mới lạ.
·Buổi trưa hè, trời nắng chói …….
·Dây leo chằng………, chắn cả lối đi.
·Tiếng gà kêu quang ………
- Dạng 5: Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi
ý từ đồng âm, từ trái nghĩa….

* Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
·Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ:
·Thi không đỗ:
·Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:
* Tìm các từ chỉ hoạt động:
·Chứa tiếng bắt đầu bằng r:
·Chứa tiếng bắt đầu bằng d:
·Chứa tiếng bắt đầu bằng gi:
·Chứa tiếng có vần ươt:
·Chứa tiếng có vần ươc:
* Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:
·Trái nghĩa với từ thật thà:
·Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố:
·Cây trồng để làm đẹp:
·Khung gỗ để dệt vải:
- Dạng 6: Bài tập phân biệt:
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
·nồi - lồi
·no - lo
·chúc - chút
·lụt - lục
·ngả - ngã
- Bài tập giải câu đố
* Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mặt… òn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng… ên cao
Đêm về đi ngủ, ….ui vào nơi đâu?
(Là gì?)
II. Lỗi về thanh điệu

1. Viết nhầm dấu
1.1. Thực trạng
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học
sinh không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng
tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có
trình độ văn hoá cao.
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành…
1.2. Nguyên nhân mắc lỗi:
- Do bộ máy cấu âm của học sinh chưa hoàn thiện
- Do phương ngữ địa phương
Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân
biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và
Nam không có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá
lớn. Do đó lỗi về dấu thanh rất phổ biến.
1.3. Biện pháp khắc phục:
Cũng giống như biện pháp khắc phục lỗi viết sai chữ, biện pháp giúp học
sinh viết đúng thanh điệu cũng là:
- Luyện phát âm
- Phân tích cấu tạo
- Giải nghĩa từ
- Ghi nhớ một số mẹo:
+ Để phân biệt dấu thanh hỏi/ngã: Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi
không mang thanh ngã:
- Trong + ấy = trỏng.
- Trên + ấy = trển
- Cô + ấy = cổ
- Chị + ấy = chỉ
- Anh + ấy = ảnh
- Ông + ấy = ổng
- Hôm + ấy = hổm

- Bên + ấy = bển
+ Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2
yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng).
Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc 2 câu
thơ:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh
huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng
trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi
(hoặc ngược lại).
Ví dụ: Bổng
·Ngang + hỏi: Nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ…
·Sắc + hỏi: Nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ…
·Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ…
Trầm:
·Huyền + ngã: Sẵn sàng, lững lờ, vồn vã
·Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
·Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo…
- Làm các bài tập rèn sử dụng thanh điệu
* Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm rồi giải câu
đố sau:
Cánh gì cánh chăng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi.
(Là g?)
2. Vị trí đánh dấu thanh
2.1. Thực trạng:
- Học sinh thường đánh các dấu quá cao (VD: tê) hoặc quá thấp (VD: tê);

quá lệch sang phải (VD: tê) hoặc sang trái (VD: tê)
- Học sinh thường đánh dấu thanh ở chữ thứ nhất của nguyên âm đôi
(VD: rươu, hoa, thuy, toai, yên…)
2.2. Nguyên nhân
- Do học sinh không nắm được quy tắc đánh dấu thanh
- Do cẩu thả
2.3. Biện pháp khắc phục
* Trước hết, giáo viên cần cho học sinh nắm được quy tắc đánh dấu
thanh:
- Dấu thanh được ghi ở phần trên hoặc dưới của âm chính. Nếu âm chính
là nguyên âm đôi thì:
+ Với âm tiết không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở chữ thứ nhất
của nguyên âm đôi (VD: mía)
+ Với âm tiết có âm cuối thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của
nguyên âm đôi (VD: rượu, thuỷ, hoá, yến, toại,…)
- Trong trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng mà nguyên âm ở
phần đầu có dấu phụ thì được viết như sau:
+ Các nguyên ân có dấu mũ thì dấu sắc, huyền, hỏi, ngã viết hơi cao và
hơi lệch về phía bên phải của dấu mũ.
+ Các nguyên âm có dấu (VD: ă) thì dấu thanh sẽ nằm trên dấu ( ). VD:
nằm…
+ Riêng dấu ngã được viết ở vị trí trên đầu dấu phụ.
* Sau khi giúp học sinh nắm được quy tắc đánh dấu thanh, giáo viên phải
tạo cho học sinh thói quen đánh dấu thanh đúng, luôn tự giác ghi nhớ
trong quá trình viết.
* Trong các tiết chính tả, tập làm văn giáo viên cần chú ý xem học sinh
đánh dấu thanh như thế nào để nhận xét, hướng dẫn các em đánh dấu
thanh cho đúng.
3. Lỗi viết hoa
3.1: Thực trạng

Trong các loại lỗi chính tả mà học sinh tiểu học thường mắc phải, lỗi viết
hoa chiếm một tỉ lệ đáng kể.
Trừ kiểu viết hoa tuỳ tiện, có thể phân chia lỗi viết hoa thành các nhóm
sau:
a, Không viết hoa bộ phận tên đệm trong tên người:
• Với tên người Việt
VD: Trần mai Hoa, Thái thị Thanh Huyền, Tôn nữ nguyệt Minh,
Nguyễn thị ngọc Châu,…
• Với tên người dân tộc thiểu số:
VD: Vừ a Dính, Y ngông niêK dăm,…
• Với tên người nước ngoài (thường gặp ở nhóm tên riêng phiên ân
theo âm Latin):
VD: Ăng Ghen, Lê Nin,…
b, Không viết hoa chữ thứ hai :
• Trong tổ hợp tên riêng chỉ đất đai song núi (nhất là những
tên riêng gồm ba chữ trở lên)
VD: Điện biên phủ; Hà giang, Ngũ hành sơn, (biển) đông,
(vịnh) bắc bộ, Cửu Long giang, (sông) Hồng hà,…
• Một số địa danh vùng Tây Nguyên cũng thường bị viết sai:
VD: KRông – Pách, Krông ana, PRenn,…
c, Không viết hoa tên tác phẩm
• Dạng 1: không viết hoa
VD: bài “côn sơn ca”, truyện “cây tre trăm đốt”,…
• Dạng 2: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của tên tác phẩm
VD: bài “Cây Và Hoa Bên Lăng Bác”, truyện “Sang Cả Mình Con”,

d, Không viết hoa tên cơ quan, tổ chức
VD: trường tiểu học hoàng diệu, sở giáo dục và tào tạo Hà Nội, nhà xuất
bản đại học sư phạm Hà Nội,…
e, Lỗi viết hoa những danh từ chung vốn là tên riêng nhưng theo thời

gian đã mất tính chất riêng, đã chuyển thành danh từ chung chỉ
chủng loại
VD: thỏi mực Tàu, dừa Xiêm, bút Bi, cá trê Phi,…
f, Không viết tên các danh hiệu, giải thưởng, chức danh…
• Dạng 1: Không viết hoa
VD: anh hùng lao động, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo ưu tú, huân
chương lao động hạng nhất, đạt giải nhất, tổng giám đốc
• Viết hoa tất cả các chữ: Hồ Chủ Tịch, Mao Chủ Tịch, (nhưng những
trường hợp như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Nguyễn Văn An…
hấu như lại không sai chữ “tịch”)
3.2: Nguyên nhân
- Do học sinh không nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh,
tên tác phẩm, tên tổ chức, tên các giải thưởng, chức vụ,…
- Do học sinh không phân biệt được danh từ riêng với danh từ chung
- Giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh rèn luyện quy tắc viết hoa
- Quy định và thực tế viết hoa mảng tên riêng này trên sách báo lâu nay
chưa hệ thống
- Sách giáo khoa chưa chú ý đúng mức và toàn diện đến các nội dung dạy
học các quy tắc viết hoa.
- Văn bản “Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt”
của Bộ Giáo dục ban hành ngày 5 tháng 3 năm 1984 không phải trường
hợp nào cũng có, giáo viên nào cũng biết. Và những người biết không
phải ai cũng tuân thủ.
3.3: Biện pháp khắc phục
Trong những trường hợp phải viết hoa, trừ trường hợp viết hoa tu từ và
viết hoa chữ cái đầu câu, còn lại đều gắn liền với việc nhận diện tên
riêng. Bởi vậy, khi dạy chính tả cũng như khi dạy các kiến thức về danh
từ, cần phải chú ý hướng dẫn học sinh nhận diện đúng tên riêng và cách
viết hoa từng loại tên riêng. Chẳng hạn:
– Phải liệt kê các loại tên riêng cho học sinh nắm (tên người /động vật);

tên đất, sông núi; tên cơ quan tổ chức; tên tác phẩm) để các em có cơ sở
nhận diện đúng các loại tên riêng.
- Đồng thời phải hướng dẫn quy tắc viết hoa cụ thể cho từng kiểu loại tên
riêng:
+ Viết hoa tên người
• Tên người Việt: viết hoa tất cả các chữ cái đầu các âm tiết
• Tên người ở một số dân tộc ít người và tên người nước ngoài phiên ân
ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tên, giữa các
âm tiết trong cùng một bộ phận thì có gạch nối. (VD: Kơ – pa Kơ –
lơng; Vla – đi – mia I – lich Lê – nin…)
• Tên người nước ngoài được phiên ân qua âm Hán Việt thì viết hoa
giống tên người Việt Nam. (VD: Nã Phá Luân = Na – pô – lê – ông)
• Khi dạy viết hoa tên người, người dạy cũng nên lưu ý người học hai
trường hợp khá đăc biệt. Đó là những tên riêng có cách viết khác với
kiểu viết thông thường như (Nguyễn Văn) Dzu, (Lê Trần) Dzũng,
(Phan Nguyễn) Sol, do dụng ý của người khai sinh.
• Những trường hợp nếu là từ thường dùng thì hiện nay vẫn chấp nhận
cả hai kiểu dáng chữ, như ký-kí, lý-lí, mỹ-mĩ, quy-qui nhưng nếu là
tên riêng thì buộc phải viết theo dạng đã chọn dùng (ở giấy khai sinh
và hoặc các thứ giấy tờ tuỳ thân). Chẳng hạn phải viết Trương Vĩnh
Ký (tên của một nhà văn hoá quê Vĩnh Long) chứ không viết *Trương
Vĩnh Kí).
+ Tên địa lý:
• Tất cả tên sông, núi, tỉnh thành, quận huyện, thị xã, phường thôi
đều viết hoa chữ cái đầu các âm tiết. (VD: Trường Sơn, Quảng
Ninh, phố Hàng Bông,…)
• Một số tên địa lý phiên âm từ tiếng dân tộc ít người và tên địa lý
nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi
bộ phận tên; giữa các âm tiết trong cùng bộ phận có gạch nối. (VD:
Y – a – li; Xanh – pê – téc – bua,…)

• Cần lưu ý hướng dẫn học sinh nhận diện và phân biệt những từ vốn
là tên riêng nhưng đã được dùng chuyển loại thành danh từ (chung)
chỉ chủng loại, như mực tàu, cá trê phi, dừa xiêm, với những
trường hợp danh từ riêng làm định ngữ chỉ loại như xoài Cao Lãnh,
nước mắm Phú Quốc, cam xã Đoài, Số danh từ riêng chuyển loại
thành danh từ chung chỉ chủng loại không nhiều (tuyệt đại bộ phận
là tên riêng địa lí, như phi (châu Phi), tàu (Trung Quốc), xiêm (Thái
Lan), giáo viên chỉ cần liệt kê danh sách cho học sinh, các em sẽ
thuộc ngay, không tốn thời gian.
• Mặt khác cũng cần hướng dẫn học sinh nhận diện và phân biệt
những trường hợp từ chỉ phương hướng với tên riêng địa lí, như
phía bắc, phía nam, miền Bắc, miền Nam, đồng bằng Bắc Bộ, vịnh
Bắc Bộ, phía tây, phương tây, phía đông, phương đông, hướng
đông, hướng tây, các nước Phương Tây, các nước Phương Đông,
Dấu hiệu cơ bản cần lưu ý học sinh nhận diện và phân biệt tên riêng và
tên chung là: tên riêng là tên gọi riêng một người, một vật cụ thể xác
định; còn tên chung dùng cho cả chủng loại, không cụ thể, không xác
định.
+ Tên các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội: viết hoa chữ cái đầu của âm
tiết đầu tiên và các âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên. (VD: Nhà
xuất bản Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo,…)
- Ngoài việc dạy nắm vững quy tắc và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết hoa
tên riêng cần giảng dạy và rèn luyện kĩ năng viết hoa tu từ. Chẳng hạn,
cần hướng dẫn học sinh nắm các quy tắc viết hoa tên các huân chương,
giải thưởng, danh hiệu, chức danh, viết hoa những từ ngữ tỏ ý tôn
trọng ,
4. Lỗi thiếu nét
4.1: Thực trạng
- Học sinh thường viết thiếu chữ (VD: “thẩm” thành “thẩn”, “hành” thành
“hàn”, …)

- Viết thiếu thanh điệu (VD: “tận tuỵ” thành “tận tuy”, “chích”
thành “chich”,…)
- Viết thiếu nét phụ (VD: “quân” thành “quan”, “đêm” thành “đem”,…)
4.2: Nguyên nhân:
Chủ yếu là do học sinh cẩu thả
4.3: Biện pháp khắc phục
Giáo viên cần hình thành cho học sinh đức tính cẩn thận trong khi viết
cũng như cách trình bày. Nếu một bài hay một đoạn văn, câu văn còn chữ
viết cẩu thả, giáo viên có thể cho học sinh viết nhiều lần cho đến khi viết
đúng, viết đẹp mới thôi.
5. Lỗi viết sai cỡ chữ, khoảng cách chữ
5.1: Thực trạng
- Lỗi viết sai cỡ chữ, khoảng cách chữ
+ Nhiều học sinh viết không đúng cỡ chữ, có chữ quá cao/quá dài so với
quy định (chữ h, g…); có chữ quá to (VD: ) hoặc quá nhỏ (VD: )
+ Khoảng cách từ chữ này sang chữ khác có khi quá lớn, khi thì quá ít.
- Viết ngược
Một số chữ cái hoặc chữ số học sinh thường viết ngược (VD: Chữ o hoặc
số 8, nhiều học sinh viết từ trái sang phải)
- Viết nhấc bút: (VD: Khi viết chữ n/m)
- Trường hợp nối chữ:
Nhiều học sinh không biết nối chữ trong các trường hợp như:
+ Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của
chữ cái sau. (VD: an, im, ai, tư…)
+ Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất)
đầu tiên của chữ cái sau. (VD: em, cư, ơn, oi,…)
+ Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ
cái sau. (VD: ac, họ, gà, yêu…)
+ Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái đằng sau (VD:
oe, oa, xo, eo,…)

5.2: Nguyên nhân
- Học sinh chưa nắm được quy trình viết chữ (số)
- Do học sinh cẩu thả, không chú ý
5.3: Biện pháp khắc phục
a, Hướng dẫn học sinh
* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ
(đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng
bút ở đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí
của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó
hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân
đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học
sinh xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? – học sinh trả lời:
Chữ O giống quả trứng gà, giống số 0… Từ đó, giáo viên cho học sinh so
sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng.
* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
+ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh
bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt
bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi
viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải
có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.
+ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón
cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái
thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay
này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ
tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết.
Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản
đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách
nối nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ

trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là
viết đẹp, viết nhanh.
b, Giáo viên viết mẫu:
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp
học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy,
giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân
tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh
nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ.
Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế
nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả
cách viết dấu phụ và dấu thanh.
c, Hướng dẫn học sinh luyện tập viết:
- Luyện viết trên không
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi
tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi
viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để
hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại
từ 2 – 3 lần.
- Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
+ Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ
cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học
sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
+ Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát
lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và
của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.
+ Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh
chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.
- Luyện viết bài vào vở
+ Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào?
Viết mấy dòng?

+ Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi
viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm
bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng
cách giữa các chữ, các cụm từ.
+ Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho
một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho
học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.
+ Đối với những học sinh viết xấu, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học
sinh, cho học sinh luyện viết thường xuyên, chú ý quan sát, nhận xét cách
viết của học sinh. Từ đó có những điều chỉnh, hướng dẫn học sinh kịp
thời.
+ Đối với học sinh viết ẩu, giáo viên cần cho học sinh viết nhiều, viết đến
khi cẩn thận, đẹp. Giáo viên cũng có thể kết hợp với gia đình để rèn chữ
cho con em mình.
d, Chấm, chữa bài:
- Giáo viên chấm điểm từ 5 – 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm
những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số
bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời
chữa cách viết của học sinh ở tiết sau.
- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách
viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học
sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các
nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.
- Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ
kết thi đua.
C. Lỗi ngữ pháp
I. Lỗi dùng từ sai văn cảnh
1. Thực trạng

- Tần số xuất hiện lỗi dung từ sai văn cảnh khá nhiều với các dạng khác
nhau. Vốn từ nghèo nàn nến dẫn đến việc diễn đạt lủng củng. Đây là thực
trạng chung rất phổ biến ở học sinh Tiểu học.
- Ngoài ra, học sinh tiểu học sử dụng hình ảnh so sánh chưa phù hợp, nếu
như không muốn nói là sai trầm trọng.
- Vốn từ ít ỏi, khả năng hiểu biết và cách dung từ hạn chế dẫn đến tình
trạng bài làm của các em nặng về liệt kê hoặc kể lể dài dòng, câu văn
luộm thuộm.
Sau đây là một số liệu thống kê lỗi dùng từ sai văn cảnh
THỐNG KÊ: Lỗi dùng từ sai văn cảnh của học sinh Lớp 5 - 128 bài.
ĐỀ BÀI: Tả lại hình dáng và tính tình của người bạn mà em quý mến.
Loại lỗi Minh hoạ
Số lỗi từ loại
Số lượng Tỉ lệ%
So sánh
sai
- Da của bạn mịn màng như tấm vải
lụa.
- Đôi mắt bạn long lanh như hai giọt
sương.
34
19,3
Kết hợp
sai
- Vầng trán cao trông thật là oai
hùng.
- Hình dáng của bạn rất thông minh.
- Nước da của bạn trắng phau.
- Bạn Trang là một người xinh xắn
và êm dịu.

51 29
Sai nghĩa - Hàm răng bạn ấy chói chang thấp
thoáng giữa vành môi.
- Bộ tóc của Hoa đen lay láy.
- Vóc dáng ngay thẳng làm cho thân
hình bạn càng cứng cáp.
53 30,1
- Khi bạn An cười để lộ hai khóm
đồng tiền.
Vừa sai
nghĩa vừa
sai kết
hợp
- Làn da của bạn rất mong manh.
- Giọng nói của Toàn vui tính lắm.
25 14,2
Dùng cụm
từ cố định
sai
- Tình bạn giữa Lan và em như
nguồn với nước.
- Nga rất chịu thương chịu khó
trong học tập.
13 7,4
TỔNG CỘNG 176 lỗi
2. Nguyên nhân
a, Từ phía học sinh
Từ thực trạng trên, chúng ta có thể thấy rằng đa số học sinh chưa biết sử
dụng từ như mong muốn. Tỉ lệ mắc lỗi dùng từ sai văn cảnh chiếm khá
cao. Điều đó phản ánh rõ các em hụt hẫng kiến thức về từ vựng. Nắm

khái niệm về từ còn mơ hồ nên trong bài văn các em nghĩ sao viết vậy.
Vốn từ hạn hẹp do vậy việc chọn từ và sử dụng nó để viết văn càng khó
khăn hơn. Đồng thời khả năng nắm nghĩa của những từ trừu tượng, từ
nhiều nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa, từ mang nghĩa đen nghĩa bóng …
còn hạn chế.
Chẳng hạn:
- Dùng sai khi miêu tả đặc điểm:
Ví dụ: Khuôn mặt của Bình tròn xoe trắng bóc.
- Dùng từ chưa chính xác trong văn cảnh:
Ví dụ: Mái tóc của bạn xanh đen mơn mởn
Từ hai ví dụ trên có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn từ: Một là học sinh
chưa hiểu sâu nghĩa của từ. Hai là học sinh chưa được trực tiếp quan sát
sự vật, hiện tượng mà chỉ viết theo tri thức được đọc hoặc nghe đâu đó và
diễn đạt mang tính sáo mòn. Mặt khác, thực trạng cho thấy từ việc sử
dụng từ “khập khiểng” cho đến khả năng diễn đạt thiếu mạch lạc làm câu
văn không rõ ý nội dung thông báo. Như nhận diện ở trên, việc học sinh
dùng từ sai văn cảnh khá phổ biến. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến lỗi sai
này là kỹ năng sử dụng từ còn rất nhiều hạn chế. Kỹ năng sử dụng từ hạn
chế dẫn đến trong hành văn việc dùng từ sai nghĩa, so sánh sai, kết hợp từ
sai, dùng cụm từ cố định sai làm câu văn tối nghĩa. Nhiều khi còn quá sai
lệch trong văn cảnh thì ý nghĩa diễn đạt sẽ trái ngược với thực tế.
Khả năng tiếp thu từ trừu tượng, óc liên tưởng của học sinh chưa cao. Vì

×