LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành ngoài nỗ lực nghiên cứu của chính bản thân, tơi
cịn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Ngữ
văn - Trường Đại học Vinh và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao
học 17 – Lí luận ngơn ngữ, thầy giáo Phan Mậu Cảnh- người hướng dẫn luận
văn; Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên các trường THPT ở Quỳnh Lưu, các
bạn đồng nghiệp; nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ,
bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2011
Hồ Thị Xinh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Việc điều tra, khảo sát sử dụng ngơn ngữ để từ đó nắm bắt, hiểu rõ
cách dùng ngơn ngữ, trong đó có cách viết là điều cần thiết cả về mặt lí luận
(cung cấp những tư liệu cần thiết về năng lực ngôn ngữ) và cả về mặt thực
tiễn (hiểu được thực trạng thực thi ngôn ngữ) của mọi người trong xã hội.
1.2. Nhà trường là nơi không chỉ cung cấp các loại tri thức mà còn là nơi
rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Trong đó kĩ năng viết cho các em là một
trong những đích và nội dung quan trọng của việc dạy học. Bởi hiện nay, việc
sử dụng ngôn ngữ của các em đang cịn có xu hướng lai căng, tùy tiện, không
thể hiện được sự trong sáng của tiếng Việt. Các em vơ tình vi phạm những qui
tắc của việc sử dụng tiếng Việt và mắc phải nhiều lỗi cần phải khắc phục như
lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu và tạo lập văn bản. Vì vậy, việc tìm hiểu
tình hình sử dụng ngơn ngữ viết của học sinh là một việc cần thiết hiện nay.
1.3 Bên cạnh những ưu điểm khá định hình, những nhược điểm khiếm
khuyết của việc sử dụng ngôn ngữ viết thường gặp của học sinh cũng là một
vấn đề bức thiết cần có những điều tra khảo sát để tìm ra nguyên nhân và giải
pháp hữu hiệu khắc phục thực trạng này.
Đó là những lí do để chúng tơi chọn đề tài: “Khảo sát đặc điểm ngôn
ngữ viết và các lỗi thường gặp của học sinh” (Trên tư liệu học sinh trung
học phổ thông ở Quỳnh Lưu- Nghệ An).
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu tiếng Việt trong nhà trường từ lâu đã thu hút được sự
quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngơn ngữ. Nhiều cơng trình đã bàn
về vấn đề này từ nhiều khía cạnh khác nhau. Việc biên soạn sách giáo khoa
cho phân môn tiếng Việt cũng được đặc biệt chú ý cải thiện và nâng cao chất
lượng. Hàng loạt sách tham khảo về tiếng Việt làm tài liệu cho giáo viên và
học sinh đã được xuất bản.
3
Nhiều cơng trình điều tra, khảo sát về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của
học sinh phổ thông cũng được trình bày
- Nguyễn Minh Thuyết (1947), Mấy gợi ý về việc phân tích và sửa lỗi ngữ
pháp cho học sinh (Ngôn ngữ số 3.1974)
- Nguyễn Xuân Khoa (1975), Lỗi ngữ pháp của học sinh- nguyên nhân và
cách chữa. (Ngôn ngữ số 1.1975)
Các cơng trình của Phan Ngọc (1982), Chữa lỗi chính tả cho học sinh Hà
Nội, NXBGD; Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai (1986), Sổ tay sửa lỗi
hành văn tập 1, Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ; Hồ Lê - Lê Trung Hoa
(1990), Sửa lỗi ngữ pháp, NXBGDHN.
Trong thời gian gần đây, có nhiều tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu một
cách khá toàn diện về lỗi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong nhà trường.
Các tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tơ Đình Nghĩa (2005) trong Lỗi
từ vựng và cách khắc phục (NXB Khoa học xã hội và nhân văn) cũng đã đưa
ra các lỗi về từ vựng thường gặp của học sinh ở các cấp tiểu học, THCS,
THPT và cách sửa lỗi rất khoa học để giúp học sinh tránh các lỗi thường gặp
trong khi viết cũng như khi nói.
Nhóm biên soạn Ngọc Xuân Quỳnh (2009) trong cuốn Hướng dẫn học
tốt chính tả và ngữ pháp tiếng Việt (Sổ tay chính tả tiếng Việt dành cho học
sinh tiểu học) NXB Từ điển bách khoa đã chỉ ra các lỗi chính tả và mẹo viết
đúng chính tả cho học sinh Tiểu học một cách qui mơ và khá bài bản.
Nhóm tác giả Diệp Quang Ban (2000) trong cuốn Câu tiếng Việt và các
bình diện nghiên cứu câu, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997- 2000,
NXBGDHN, cũng đã rất chú trọng tới vấn đề này.
Nhóm tác giả Bùi Minh Tốn, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997) trong cuốn
Tiếng Việt thực hành- NXBGD đã nêu lên tương đối có hệ thống về việc sử dụng
ngơn ngữ từ chữ viết, chính tả đến việc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản. Bên
cạnh đó các tác giả cũng đã phân tích, lí giải thuyết phục về lỗi sử dụng ngôn
ngữ mà học sinh thường mắc phải, đồng thời nêu lên cách khắc phục.
4
Cuốn Tiếng Việt trong nhà trường do Lê Xuân Thại chủ biênNXBĐHQGHN, 1990 đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả đề cập tới
tiếng Việt trong nhà trường cả phương diện lí thuyết và thực hành. Trong
cuốn sách này các bài đi sâu khảo sát lỗi sử dụng ngơn ngữ của học sinh, đó là
các lỗi của học sinh Tiểu học và cách phòng ngừa, sửa chữa của Lê Phương
Nga. Tác giả tập trung phân tích lỗi ngữ pháp khi viết câu đối với học sinh
tiểu học. Cùng với việc nêu lỗi là cách sửa chữa lỗi của học sinh một cách
đơn giản mà hiệu quả nhất. Mặc dù bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích lỗi
ngữ pháp về câu ở một cấp học cụ thể nhưng nó cũng rất hữu ích đối với cấp
học cao hơn.
Đáng chú ý là đề tài “ Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc
phục (Qua bài viết trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông) do
tiến sĩ Lê Trung Hoa chủ biên (NXBKHXH.2002). Đề tài này khảo sát lỗi sử
dụng ngôn ngữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh một cách khá tồn diện.
Bên cạnh đó trên các phương tiện truyền thơng, nhiều nhà nghiên cứu trong
giới chuyên môn cũng đề cập đến vấn đề lỗi chính tả.
- Tác giả Nguyễn Hường (Sửa lỗi chính tả để chấn chỉnh kỉ cương quốc gia Báo điện tử Vietnamnet) cho rằng: Lỗi chính tả thành “ bệnh” của các nhà
đầu tàu, và nhà báo trăn trở; “Bao giờ mới thống nhất được chuẩn chính tả
tiếng Việt?”
- Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt bổ sung: “Có lẽ lỗi chính tả q nhiều, chúng ta trở
nên chai lì với chúng đến mức thờ ơ. Hãy nhớ rằng quan tâm đến chính tả
cũng là quan tâm đến quyền lợi thiết thực của mỗi người. sửa lỗi chính tả
cũng là bước đầu để chấn chỉnh kỉ cương quốc gia, nâng cao chất lượng công
việc và trách nhiệm công dân”.
- Tác giả Thủy Nguyên (VN media) lại cho rằng: “ Lỗi chính tả tiếng Việt
đang ở mức báo động”.
- Tác giả Phan Thiều (Rèn luyện ngôn ngữ- NXBGDHN, 1998) xem việc rèn
luyện ngơn ngữ, trong đó rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ là một hoạt động
5
ngơn ngữ. Nó phải được xây dựng trên những cơ sở lí luận khoa học vững
chắc. Nhưng rèn luyện nói tốt, viết tốt không chỉ đơn thuần tập trung vào việc
trang bị lý thuyết ngơn ngữ, lí thuyết khoa học về tiếng Việt mà trước hết và
chủ yếu phải đưa người đọc vào hoạt động ngôn từ, vào thực tiễn nói viết một
cách cụ thể, qua đó mà hình thành những kĩ năng, những thói quen chuẩn.
Gần đây, đề tài tìm hiểu những lỗi sử dụng ngơn ngữ của học sinh PT.THCS
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa của Lê Như Tú (luận văn thạc sĩ- ĐH
Vinh năm 2004) cũng đã đưa ra các lỗi về viết của học sinh và đề xuất nhiều
cách khắc phục cụ thể, có hiệu quả…
Nhìn chung các bài viết, các cơng trình trên đều có những đóng góp ở
mức độ khác nhau đối với việc sử dụng ngơn ngữ viết của học sinh nói chung
cũng như phát hiện và sửa chữa lỗi sử dụng ngôn ngữ của các em. Luận văn
chúng tôi tiếp tục tiếp thu những đóng góp của các tác giả đi trước. Mặt khác
chúng tôi sẽ khảo sát hiện tượng lỗi sử dụng ngơn ngữ của học sinh có hệ
thống ở một địa phương cụ thể (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Từ đó thấy
được những điều tương đồng và khác biệt về lỗi sử dụng ngôn ngữ của học
sinh thuộc một địa phương cụ thể với học sinh ở các địa phương khác trên cả
nước. Hi vọng đề tài sẽ có những đóng góp nhất định để khắc phục các lỗi
thường gặp của học sinh trong q trình viết.
3. Mục đích, phạm vi, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Luận văn nhằm khảo sát tình hình sử dụng ngơn ngữ của học sinh nói
chung và học sinh trên một địa bàn cụ thể thuộc các cấp độ chính tả, dùng từ,
viết câu, tạo lập văn bản nói riêng, qua đó để thấy được thực trạng sử dụng
ngơn ngữ của học sinh, tìm các giải pháp khắc phục, sửa chữa lỗi hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn di vào khảo sát các lỗi sử dụng ngôn ngữ, các loại lỗi thường
gặp trong ngôn ngữ viết của học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
6
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Khảo sát đặc điểm về cách viết của học sinh THPT ở Quỳnh Lưu - Nghệ An
b.Tìm hiểu các loại lỗi thường gặp.
c. Nêu một số nguyên nhân và đề ra một số biện pháp khắc phục, sửa chữa
các loại lỗi đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được nhiệm vụ trên chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp miêu tả, phân tích.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài này góp phần:
- Phát hiện lỗi sử dụng ngơn ngữ của học sinh THPT ở Quỳnh Lưu- Nghệ
An một cách có hệ thống;
- Giúp cho giáo viên THPT có những giải pháp đề xuất cách khắc phục
thực trạng trên một cách khoa học nhất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1. Một số giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2. Một số đặc điểm về chính tả, dùng từ và các lỗi thường gặp của
học sinh PTTH Quỳnh Lưu- Nghệ An.
Chương 3. Một số đặc điểm về viết câu, xây dựng đoạn văn và các lỗi viết
câu, xây dựng đoạn văn của học sinh THPT ở Quỳnh Lưu- Nghệ An.
7
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm ngôn ngữ viết và một số lỗi sử dụng ngôn ngữ của học sinh
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể
bao gồm những người cùng một dân tộc hoặc các dân tộc khác nhau). Đó
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhờ ngôn ngữ, mỗi cá
nhân vừa có thể trình bày mọi suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng, vừa có thể lĩnh
hội được lời nói của người khác. Để đảm nhiệm được chức năng là phương
tiện giao tiếp của xã hội, ngơn ngữ ln có những quy định, chuẩn mực chặt
chẽ buộc mọi người phải tuân theo. Điều này thể hiện rõ nét ở những yếu tố
chung của ngôn ngữ như: các âm và các thanh (gồm các nguyên âm, phụ âm,
thanh điệu,...), các tiếng (tức là các âm tiết), các từ, các ngữ cố định; các quy
tắc, phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
như quy tắc cấu tạo các kiểu câu, phương thức chuyển nghĩa từ, yêu cầu về
xây dựng đoạn văn...
Ngôn ngữ viết là một dạng biểu hiện của ngơn ngữ, ngồi những u cầu
của ngơn ngữ nói chung (về dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn và tạo lập
văn bản) cịn có những u cầu đặc thù. Những vấn đề như chính tả, viết tắt,
dấu câu,... chỉ được xét ở ngôn ngữ viết.
Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, các cơng trình khoa học kĩ thuật
phát triển, nhu cầu của đời sống con người ngày một càng được nâng cao, kéo
theo nó bao nhiêu vấn đề cần phải bàn. Một trong những vấn đề nóng hổi đã
làm mất nhiều thời gian và cơng sức của các nhà chuyên môn, các giới nghiên
cứu ngôn ngữ là việc sử dụng ngôn ngữ viết của học sinh ngày nay. Bên cạnh
những học sinh có ý thức trau dồi ngơn ngữ để giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh khơng ý thức được các qui
tắc chính tả, ngữ âm, từ vựng… Tiếng Việt. Họ đã vơ tình làm mất đi sự trong
8
sáng vốn có của tiếng Việt mà lâu nay các thế hệ cha ơng cố tình gìn giữ.
Ngun do họ sử dụng ngôn ngữ không đúng qui tắc, chuẩn mực. Việc này
tạo ra nhiều loại lỗi. Lỗi sử dụng ngôn ngữ của các em hiện nay rất phổ biến
và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Luận văn này chúng tơi sẽ lần lượt trình
bày các loại lỗi của học sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các mặt sau.
1.1.1. Đặc điểm về chính tả
1.1.1.1. Một số quy tắc chính tả cơ bản
a. Quy tắc viết hoa
Chữ viết hoa trong tiếng Việt có các chức năng: đánh dấu mở đầu câu; ghi
tên riêng (người, địa danh, cơ quan, tổ chức,...); biểu thị sự tơn trọng hay mục
đích tu từ.
b. Quy tắc viết thuật ngữ nước ngồi: có hai cách đang sử dụng:
- Phiên âm (ví dụ: Vic-to Huy-gơ, Pa-ri, Ln- đơn,...)
- Khơng phiên âm (Ví dụ: Victor Hugo, Paris, London,...)
c. Quy tắc viết tắt:
Viết tắt nhằm tiết kiệm, gọn nhẹ; dễ nhớ, tiện sử dụng.
Phạm vi sử dụng viết tắt: viết tắt có tính thơng dụng quốc tế, viết tắt thông
dụng trong phạm vi quốc gia, viết tắt mang quy ước tạm thời, viết tắt mang
tính cá nhân,...
1.1.1.2. Một số lỗi chính tả thường gặp
a. Lỗi viết sai quy tắc chính tả hiện hành
Biểu hiện:
- Đánh dấu (thanh điệu) khơng đúng vị trí.
- Lẫn lộn các phụ âm đầu: s/x, ch/tr, r/d, ...
- Viết sai phụ âm cuối: n/ng, t/c,...
- Lẫn lộn thanh điệu: nặng/ hỏi/ngã,...
b. Lỗi viết hoa tùy tiện.
c. Lỗi viết tắt tùy tiện.
9
1.1.1.3. Các lỗi chính tả chủ yếu của học sinh phổ thơng
Chuẩn chính tả tiếng Việt chưa phải đã hồn thiện tuyệt đối nhưng nhìn
chung có sự thống nhất đã khá lâu. Tuy nhiên, khơng phải có chuẩn chính tả
rồi mọi người đều viết đúng chính tả. Một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa
như ở nước ta đã hình thành nhiều vùng phương ngữ khác nhau. Những vùng
phương ngữ này có sự khác biệt nhất định so với ngơn ngữ tồn dân. Vì vậy
xuất hiện nhiều lỗi chính tả của học sinh ở các vùng miền, gây ảnh hưởng
khơng nhỏ trong q trình học tập và cơng tác.
Có hai loại lỗi chính tả cơ bản mà học sinh thường mắc phải là:
a. Lỗi chính tả do học sinh viết sai nguyên tắc hiện hành.
b. Viết sai do phát âm lệch so với chuẩn.
1.1.2. Đặc điểm về dùng từ
1.1.2.1.Khái niệm từ:
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là chất liệu để tạo ra câu và văn bảnnhững đơn vị giao tiếp. [6, 163]
1.1.2.2. Yêu cầu chung về dùng từ trong văn bản:
- Dùng từ phải đúng về hình thức cấu tạo.
- Dùng từ phải đúng về nội dung - ngữ nghĩa.
- Dùng từ phải phù hợp về phong cách.
1.1.2.3. Các thao tác sử dụng từ trong văn bản:
- Lựa chọn từ ngữ.
- Thay thế từ ngữ.
- Kiểm tra từ ngữ.
1.1.2.4. Các lỗi dùng từ thường gặp của học sin:
a. Dùng từ sai nghĩa.
b. Dùng từ sai âm.
c. Dùng từ sai phong cách.
d. Lỗi lặp từ, dùng từ thừa.
10
e. Lỗi về kết hợp từ.
g. Lỗi dùng từ địa phương.
1.1.3. Đặc điểm về viết câu
1.1.3.1. Khái niệm câu:
- Câu là đơn vị giao tiếp có khả năng thơng báo một tư tưởng, một tình
cảm, một thái độ…
- Trong các đơn vị giao tiếp (câu, đoạn văn, văn bản) thì câu là đơn vị
giao tiếp mang nội dung thông báo nhỏ nhất, nhưng là đơn vị giao tiếp quan
trọng vì ý nghĩ, tư tưởng của con người chỉ được thể hiện rõ ràng khi người ta
nói thành câu.
- Câu là đơn vị trực tiếp tạo nên các đơn vị giao tiếp lớn hơn: đoạn văn
hay văn bản. [6, 147]
1.1.3.2. Yêu cầu chung về viết câu trong văn bản
Theo Phan Mậu Cảnh (2009), khi viết câu cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Yêu cầu về hình thức cấu tạo
- Yêu cầu về nội dung- ý nghĩa
- Yêu cầu về phong cách [6, 150-151]
1.1.3.3. Lỗi viết câu của học sinh phổ thông
Lỗi về câu của học sinh phổ thông rất đa dạng. Dưới đây là những kiểu
tiêu biểu.
+ Câu thiếu chủ ngữ: Lỗi này do học sinh lầm thành phần trạng ngữ với
chủ ngữ
Ví dụ: Qua tác phẩm Chí Phèo cho ta thấy số phận bi thảm của người dân ở
chế độ thực dân phong kiến.
Ở câu trên ta thấy: “Qua tác phẩm Chí Phèo” là trạng ngữ người viết
nhầm đây là thành phần chủ ngữ. Để có câu đúng ta phải thêm chủ ngữ: “Qua
tác phẩm Chí Phèo, nhà văn Nam Cao cho ta thấy số phận bi thảm của người
dân dưới chế độ thực dân phong kiến”.
11
+ Câu thiếu vị ngữ: Nguyên nhân của loại câu này có nhiều nhưng
thường gặp là học sinh nhầm thành phần chú thích với vị ngữ.
+ Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc: Trong một câu đơn bình thường có một kết
cấu chủ-vị, có thể hoặc khơng có bổ ngữ. Nhưng có câu phải có bổ ngữ bắt
buộc, nếu thiếu thì đó là câu sai .
+ Câu phản ánh sai hiện thực khách quan
+ Câu có các vế khơng logic, mâu thuẫn
+ Câu có thành phần cùng chức khơng đồng loại
+ Lỗi về phong cách viết câu
+ Lỗi về dấu câu: không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc; đánh dấu
câu khi câu chưa kết thúc; lẫn lộn chức năng của dấu câu.
1.1.3.4. Đặc điểm về Viết đoạn văn của học sinh
a. Khái niệm đoạn văn:
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản do câu tạo thành theo một cấu trúc
nhất định biểu thị một nội dung tương đối độc lập, có hình thức rõ ràng. [6, 97]
b. Đặc điểm của đoạn văn:
- Về hình thức
Mở đầu đoạn văn lùi vào một chữ so với hàng tiếp theo, kết thúc là dấu
ngắt dòng chuyển đoạn.
- Về nội dung:
Nội dung đoạn văn liên quan đến nội dung văn bản. Nội dung văn bản là
tồn bộ tư tưởng, tình cảm, nhận thức của người viết được thể hiện qua việc
miêu tả sự kiện, trình bày nhận thức, quan niệm qua thái độ, tình cảm của
người viết. Nội dung đó tạo thành chủ đề văn bản. Chủ đề ấy được tách thành
những chủ đề con (tiểu chủ đề, ý lớn). Các tiểu chủ đề thường được thể hiện
trong từng đoạn văn. Như vậy về cơ bản, mỗi đoạn văn thể hiện một tiểu chủ
đề. [6, 97]
12
c. Lỗi xây dựng đoạn văn của học sinh:
Lỗi xây dựng đoạn văn rất đa dạng, sau đây là một số lỗi tiêu biểu.
+ Đoạn văn có nội dung mơ hồ: Đây là đoạn văn mà sau khi viết học sinh
khơng ý thức được chủ đề trong đoạn là gì, đoạn văn hướng tới điều gì.
+ Lỗi mâu thuẫn về ý trong đoạn văn: Đây là kiểu lỗi các câu, các ý trong
một đoạn văn không nhất quán.
+ Đoạn văn có nội dung trùng lặp giữa các câu: thơng thường trong một
đoạn văn các câu liên kết theo hướng vừa duy trì vừa phát triển đề tài. Loại lỗi
này rất phổ biến ở học sinh do nghèo nàn vốn từ, về ý nên không thể triển
khai đoạn văn theo ý muốn.
+ Lỗi lạc chủ đề trong đoạn văn.
+ Đoạn văn thiếu hụt chủ đề: nội dung nêu lên trong chủ đề không được
triển khai đầy đủ trong đoạn văn.
1.2. Đặc điểm chung về thổ ngữ Quỳnh Lưu- Nghệ An
1.2.1. Khái quát vị trí địa lí và những đặc điểm của huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An.
Quỳnh Lưu có đường biên giới dài 122km, trong đó đường biên giới đất
liền 88km và 34 km đường bờ biển. Khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu
Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh khoảng 60Km. Phía bắc huyện Quỳnh Lưu
giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hố), có chung địa giới khoảng 24km với ranh
giới tự nhiên là khe Nước Lạnh. Phía nam và tây nam Quỳnh Lưu giáp với
Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31km. Vùng phía nam
của huyện Quỳnh Lưu có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu
và Yên Thành (thường gọi là đồng bằng Diễn- Yên- Quỳnh). Phía tây, huyện
Quỳnh Lưu giáp huyện Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình
thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có
nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía
đơng, huyện Quỳnh Lưu giáp biển Đơng. Diện tích đất tự nhiên: 58.507 ha.
13
Diện tích đất dùng vào nơng nghiệp là 15.427,64 ha, dân số tính đến năm
1999 là 340.725 người. Có ba dân tộc Kinh, Thổ, Thanh.
Huyện này có một số xã thuộc miền núi trung du như Quỳnh Châu,
Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng, nhưng phần lớn các xã nằm ở vùng đồng bằng
nhỏ hẹp dọc theo biển Đông.
Về mặt giao thông: hệ thống giao thơng đa dạng
Ngồi tuyến đường sắt bắc nam chạy dọc theo chiều từ bắc xưống nam
huyện, huyện này cịn có tuyến đường sắt địa phương nối từ Giát qua ngã ba
Tam Lệ, lên huyện Nghĩa Đàn. Đây là một trong số rất ít các tuyến đường sắt
nội tỉnh ở Việt Nam, nối đường sắt quốc gia với vùng đất đỏ Phủ Quỳ.
Ngoài quốc lộ 1A chạy dọc theo vùng trung tâm huyện, cịn có quốc lộ
48 chạy cắt qua các xã phía tây nam huyện lên thị xã Thái Hồ, huyện cịn có
2 tỉnh lộ 537A và 537B nối từ quốc lộ 48 chạy về các xã ven biển tạo thành
hình vịng cung, với 3 cửa sơng đổ ra biển và được nối với nhau bởi hệ thống
kênh đào nhà Lê, giao thông đường thuỷ được nối thông suốt từ bắc xuống
nam, từ tây sang đông huyện,hiện nay đã có một cảng cá ở cửa lạch Quèn
phục vụ cho nghề cá rất phát triển ở đây, trong tương lai gần sẽ xây dựng
cảng Đông Hồi để phục vụ cho các hoạt động cơng nghiệp ở phía bắc huyện.
Về công nghiệp: Nằm trong khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ, hiện nay
huyện đang có những bước phát triển mạnh về công nghiệp. Với trữ lượng đá
vôi trắng rất lớn ở Tây Bắc huyện, nơi đây có lợi thế để phát triển công
nghiệp chế biến vật liệu xây dựng với các nhà máy xi măng Hồng Mai (cơng
suất 2 giai đoạn là 5,4 triệu tấn/ năm), Xi măng Tân Thắng, nhà máy bột đá,
nhà máy gạch tuynel Hoàng Mai. Ngoài vật liệu xây dựng, cịn có các nhà
máy nước dứa cơ đặc ở phía tây, nhà máy chế biến hải sản ở Quỳnh Thuận,
Quỳnh Dị và cảng cá Lạch Quèn, Lạch Thơi và nhà máy chế biến thức ăn gia
súc ở Quỳnh Giang. Hiện nay huyện có 3 khu cơng nghiệp đã và đang triển
khai xây dựng là: khu công nghiệp Hồng Mai, khu cơng nghiệp Đơng Hồi,
14
khu công nghiệp Tân Thắng và hai khu công nghiệp nhỏ ở Quỳnh Giang và
Quỳnh Hồng.
Về nông nghiệp:
Với đặc điểm địa lý của huyện, người dân miền tây chủ yếu trồng cây
công nghiệp như cao su, cà phê, dứa… Người dân vùng đồng bằng chủ yếu là
trồng lúa. Người dân vùng biển thường sống bằng nghề đánh bắt cá, làm muối
và trồng rau. Ngoài ra Quỳnh Lưu là một trong 2 huyện ở nước ta có nghê
ni hươu lấy nhung rất phát triển, hiện có khoảng gần 12000 con đang được
nuôi trong các hộ dân.
Về thương mại: Hiện tại Quỳnh Lưu có hai trung tâm thương mại, 6 chợ
vùng và 29 chợ xã.
Về du lịch: Quỳnh Lưu có khu du lịch Biển Quỳnh chạy dài từ Quỳnh Lập
vào Tiến Thủy với bãi cát vàng, hồ vực mấu, động Hang Dơi Quỳnh Tam. Lễ
hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 19 đến 22 tháng giêng âm lịch đón hàng
vạn lượt khách.
Về hành chính: Gồm 2 thị trấn và 41 xã - Thị trấn Cầu Giát (huyện lỵ); Thị
trấn Hoàng Mai; Quỳnh Thắng; Quỳnh Vinh; Quỳnh Lộc; Quỳnh Lập; Quỳnh
Trang; Quỳnh Tân; Quỳnh Châu; Quỳnh Dị; Quỳnh Xuân; Quỳnh Phương;
Quỳnh Liên; Quỳnh Văn; Quỳnh Tam; Quỳnh Hoa; Quỳnh Thạch; Quỳnh
Bảng; Quỳnh Mỹ; Quỳnh Thanh; Quỳnh Hậu; Quỳnh Lâm; Quỳnh Đôi;
Quỳnh Lương; Quỳnh Hồng; Quỳnh Yên; Quỳnh Bá; Quỳnh Minh; Quỳnh
Diện; Quỳnh Hưng; Quỳnh Giang; Quỳnh Ngọc; Quỳnh Nghĩa; Quỳnh Thọ;
Quỳnh Thuận; Quỳnh Long; Mai Hùng; Tân Sơn; Ngọc Sơn; An Hòa; Tiến
Thủy; Sơn Hải; Tân Thắng.
Về lịch sử - văn hóa: Quỳnh Lưu là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống
từ rất lâu đời. Bằng chứng là di chỉ văn hố Quỳnh Văn. Ngồi Quỳnh Văn,
các di chỉ cồn sị, điệp thuộc loại hình văn hố Quỳnh Văn cịn có ở các xã
15
Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh
Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Hồng, Mai Hùng,…
Niên đại văn hoá Quỳnh Văn được xác định là ít nhất ở thời kỳ đồ đá, tức
là cách ngày nay khoảng 6000 năm. Cư dân nguyên thuỷ ở Quỳnh Lưu sinh
sống thành từng bộ lạc ở vùng lõm, đồng lầy dọc bờ biển. Chính bằng lao
động của mình, những chủ nhân cổ xưa trên mảnh đất Quỳnh Lưu đã “khai
thiên phá thạch”, vật lộn với thiên nhiên, tạo nên một kỳ tích hình thành vùng
đất và hình thành cộng dân cư thời xa xưa.
Tên Quỳnh Lưu xuất hiện vào thế kỷ XV thời Nhà Lê (1430) ở cương vực
từ biển Đông lên tận Quỳ Châu gồm 7 tổng phía trên (thuộc đất huyện Nghĩa
Đàn hiện nay) và 4 tổng phía dưới (thuộc đất huyện Quỳnh Lưu ngày nay).
Từ năm 1430 trở về trước, cương vực Quỳnh Lưu hiện nay thuộc đất
Hàm Hoan (tên của vùng Nghệ Tĩnh từ thế kỷ I đến thế kỷ III).
Từ cuối thể ký III đầu thế kỷ IV, Hàm Hoan đổi tên thành Đức Châu.
Đến giữa thế kỷ VII (năm 650) thời Bắc thuộc, Nghệ Tĩnh hiện nay được gọi
là Hoan Châu, rồi đến nửa cuối thể kỷ VIII (năm 764), Hoan Châu tách ra
thành Hoan Châu và Diễn Châu. Diễn Châu lúc bấy giờ bao gồm các huyện
ngày nay của Nghệ An như Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn,
Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong.
Thời nhà Lý, Diễn Châu là một châu, sau đổi thành một lộ và sau nữa
đổi thành phủ, tức là một đơn vị hành chính thuộc chính quyền trung ương
từ năm 1010 đến 1225, Quỳnh Lưu lúc bấy giờ nằm trong châu, lộ hoặc phủ
Diễn Châu.
Đến thời Trần, vùng Hoan Châu và Diễn Châu được đổi tên là trại, sau là
lộ, phủ; năm 1397, Diễn Châu được gọi là trấn với tên là Vọng Giang.
Thời nhà Hồ, trấn Vọng Giang được đổi thành phủ Linh Nguyên (nghĩa
là đất linh thiêng) gồm đất Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn
ngày nay.
16
Đến thời Lê, Diễn Châu chỉ là một phủ của Nghệ An. Phủ Diễn Châu
thời kỳ này bao gồm hai huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu. Như vậy, tên
“Quỳnh Lưu” lần đầu tiên xuất hiện ở thời nhà Lê với niên đại được xác định
là năm 1430.
Từ mốc thời gian thành lập huyện Quỳnh Lưu trở đi tức là đến thời nhà
Nguyễn, năm Minh Mệnh thừ 12 (1831), cả nước chia thành 29 tỉnh, trong đó
tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh được lập riêng. Quỳnh Lưu là đơn vị hành
chính thuộc phủ Diễn Châu của tỉnh Nghệ An gồm 11 tổng. Từ năm Minh
Mệnh thứ 21 (1840), 7 tổng ở vùng trên được tách thành huyện Nghĩa Đường
(sau đổi tên thành Nghĩa Đàn), 4 tổng còn lại (Quỳnh Lâm, Hoàng Mai, Hoàn
Hậu, Thanh Viên) là huyện Quỳnh Lưu như hiện nay thuộc phủ Diễn Châu.
Đến thời kỳ thực dân Pháp đơ hộ nước ta, năm 1919, chính quyền thực
dân phong kiến bỏ cấp phủ, Quỳnh Lưu trở thành đơn vị hành chính trực
thuộc tỉnh khơng cịn là cấp dưới thuộc Diễn Châu nữa.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cơng hồ ra đời (2/9/1945), địa giới
huyện Quỳnh Lưu cho đến nay về cơ bản khơng có gì thay đổi lớn. Tuy nhiên
một số làng phía bắc huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành được sáp nhập
vào huyện Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, một số tên xã cũng được thay đổi.
Theo đà phát triển của kinh tế - xã hội, các đơn vị hành chính cấp xã trong
huyện Quỳnh Lưu có thể cịn thay đổi theo hướng lập ra những đơn vị mới
trên cơ sở tách ra từ những đơn vị cũ.
Quỳnh Lưu cịn là nơi phát tích của dòng họ Hồ ở Việt Nam từ thế kỷ thứ
10. Hồ Hưng Dật, người huyện Vũ Lâm, tỉnh Chiết Giang, đậu Trạng nguyên
từ thời vua Ẩn Đế (948 - 995) nhà Hậu Hán, sang làm Thái thú Châu Diễn,
đến hương Bào Đột (nay thuộc xã Quỳnh Lâm và xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An) lập nghiệp, làm trại chủ và trở thành vị tổ khai cơ họ Hồ
ở Châu Diễn. Họ Hồ ở Quỳnh Lưu có các nhân vật nổi tiếng như nhà Vua Hồ
Quý Ly; nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương; bảng nhãn Hồ Sĩ Dương, Hoàng giáp Hồ
17
Sĩ Đống, Hồ Phi Tích, nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu,... Họ Hồ đến n
Thành thì có Hồ Tơng Thốc,... ra Thanh Hóa thì sinh ra Hồ Q Ly,... vào
Hưng Ngun thì tạo nên dịng dõi Quang Trung nhà Tây Sơn.
Quỳnh Lưu còn là quê hương của nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng trong lịch
sử như: Thám hoa Dương Cát Phủ; danh sĩ Phạm Đình Tối...
Ngày nay có những người nổi tiếng: chính khách Hồng Văn Hoan, Hồ
Đức Việt; nhà văn Nguyễn Minh Châu (tác giả Dấu chân người lính); nhà văn
Bùi Hiển; nhà thơ Tú Mỡ; nhà thơ Hoàng Trung Thơng; Giáo sư Phan Cự Đệ;
Anh hùng Cù Chính Lan.
- Tóm lại, Đất Quỳnh lưu có thể được coi là “địa linh nhân kiệt”, và con
người Quỳnh Lưu được tắm mình trong truyền thống dựng nước và giữ nước
oanh liệt của dân tộc từ bao đời, lại được rèn dúc của hồn cảnh tự nhiên
trong q trình xây dựng quê hương, được ý thức về quyền sống và về vai trị
của mình trước vận mệnh của thời cuộc. họ mãi tự hào về quê hương của
mình và đang từng ngày từng giờ xây dựng cho quê hương mình ngày càng
giàu đẹp hơn, văn minh hơn.
1.2.2. Đặc điểm của thổ ngữ Quỳnh Lưu
Do vị trí địa lí trên đây, Quỳnh Lưu là một vùng thổ ngữ đa dạng. Một
mặt nó ảnh hưởng của thổ ngữ Thanh Hóa, mặt khác nó cũng có ảnh hưởng
của thổ ngữ các vùng khác như phương ngữ Bắc Bộ (một số ngư dân ở Nam
Định, Hải Phòng ngày xưa đánh cá di cư vào đây định cư sinh sống). Bên
cạnh đó cũng là một vùng tiêu biểu cho phương ngữ Nghệ Tĩnh nói chung. Về
sử dụng ngôn ngữ, một số vùng ở đây vừa mắc các lỗi về phụ âm đầu như
người dân Ở Bác Bộ (không phân biệt các phụ âm dầu r, d, gi; x, s, ch, tr) lại
vừa mắc các lỗi sử dụng thanh điệu quen thuộc của người dân Trung Bộ và
Nam Bộ. Phần vần cũng có tình trạng tương tự. Ngồi ra ở đây cịn một lớp từ
địa phương khá phong phú, thậm chí một số từ cổ vẫn cịn tồn tại… gây ra
18
nhiều lỗi sử dụng ngôn ngữ viết, làm cản trở khơng nhỏ trong q trình giao
tiếp bằng ngơn ngữ trong nhà trường và trong xã hội.
Đặc điểm thổ ngữ Quỳnh Lưu là nguyên nhân trực tiếp và rất quan trọng
dẫn đến lỗi sử dụng ngôn ngữ (chủ yếu là lỗi chính tả, lỗi dùng từ địa phương
khơng hợp lí). Là huyện địa đầu xứ Nghệ, giáp xứ Thanh, người Quỳnh Lưu
và người Tĩnh Gia ( phía nam Thanh Hóa) tuy có nét tương đồng nhưng cũng
có khơng ít nét dị biệt.
- Chẳng hạn có sự nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu “tr”, “ch” đều là “ch”
(“trồng trọt” viết thành “chồng chọt”, “trống trận”/ “chống chận”,…ở một số
xã như Quỳnh Phương, Cầu Giát, Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, v.v…
Và hầu như ở các xã này cũng không phân biệt giữa “r”, “gi”, “d” đều
dùng là “d”: “rằng”, “giằng” và “dằng” đều là “dằng”; “Rải”, “giải” và “dải”
đều là “dải”; “rung”, “dung” đều là “dung”,… Bên cạnh đó họ cịn dùng nhầm
giữa “s” và “x”, đều dùng là “x” ( sa/ xa, sôi/ xôi, sách/ xách; sâu/ xâu,…)
Những cách phát âm như vậy chúng tôi cũng thấy tại nhiều xã ở Quỳnh
Lưu và để lại dấu ấn rõ rệt trong ngôn ngữ viết của học sinh.
Về thanh điệu: có sự nhầm lẫn giữa các thanh hỏi, ngã và nặng.
Ví dụ: Lã và lạ đều nói là lạ; Mãi và mại đều nói là mại; Mãnh và mạnh đều
nói là mạnh,…
Nhiều từ bà con Quỳnh Lưu phát âm như dân cả vùng Nghệ Tĩnh:
+ âm “âu” thành “u”: con trâu/ con tru; miếng trầu/ miếng trù; quả bầu/ quả bù,…
+ “ưa” thành “ơ”: nhựa/ nhợ; trời mưa/ trời mơ,..
Như vậy, phương ngữ Quỳnh Lưu có một số nét khác biệt so với ngơn
ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác khi xét về mặt phát âm có một số
sai biệt về thanh điệu, nguyên âm, phụ âm; ở một số công cụ ngữ pháp như
các đại từ chỉ trỏ (này/ ni; thế này/ mần ri; kia/ tê,…) và các từ nghi vấn (sao/
răng; thế ấy/ rứa; thế nọ/ ra ri,…). Âu đó cũng kết quả của hai nhân tố lịch sử
và giao tiếp, mà chủ yếu là giao tiếp [10, 57]
19
Còn như giờ đây, với sự phát triển của xã hội đang đà mạnh mẽ, với các
phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, với việc phổ cập toàn dân, tính “cát
cứ”, “khép kín” bị phá vỡ, đường giao thơng và các phương tiện giao thông
phong phú, người Quỳnh Lưu đi đó đây nhiều, tiếp xúc rộng rãi,… sớm hay
muộn các phương ngữ đều mất, các từ phát âm khác nhau cũng đều mất, ngay
giờ đây cũng đã mất nhiều rồi. Hi vọng trong tương lai không xa, học sinh
Quỳnh Lưu sẽ không mắc những lỗi về viết như phát âm nữa.
1.3. Tiểu kết chương 1
1.3.1. Trên đây, chúng tôi trình bày những vấn đề cơ bản có liên quan
đến đề tài. Ngơn ngữ viết có những u cầu chặt chẽ về chính tả, dùng từ, đặt
câu, xây dựng đoạn văn và tạo lập văn bản. Có thể nói lỗi sử dụng ngôn ngữ
của học sinh phổ thông là vấn đề tồn tại rất lâu. Nó xuất hiện ở học sinh thuộc
các vùng miền khác nhau của đất nước. Lỗi sử dụng ngơn ngữ xuất hiện ở
nhiều cấp độ (chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn), các kiểu mắc lỗi của học
sinh cũng rất đa dạng, khó đưa vào một khn mẫu cụ thể.
1.3.2. Thổ ngữ Quỳnh Lưu có những đặc điểm riêng khiến trong q
trình sử dụng ngơn ngữ, bên cạnh những lỗi chung, phổ biến của học sinh cả
nước, học sinh THPT ở Quỳnh Lưu cũng có những lỗi đặc thù. Ở các chương
tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày kĩ những kết quả đã thu thập được về đặc
điểm sử dụng ngôn ngữ và các lỗi thường gặp của học sinh qua số liệu điều
tra khảo sát.
1.3.3. Khảo sát đặc điểm thổ ngữ Quỳnh Lưu- Nghệ An là cơ sở để
chúng tôi tiến hành điều tra lỗi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trung học phổ
thông trên tư liệu viết một cách trung thực khách quan. Từ đó có phương pháp
khắc phục hợp lí, hiệu quả.
20
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ VÀ CÁC LỖI
THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở QUỲNH LƯU- NGHỆ AN
2.1. Một số đặc điểm về chính tả, dùng từ của học sinh THPT ở Quỳnh
Lưu- Nghệ An
Qua điều tra, khảo sát 842 bài viết của học sinh học sinh THPT ở
Quỳnh Lưu - Nghệ An, chúng tôi nhận thấy: đa số các em đếu đã nắm vững
các quy tắc về chính tả, nhiều bài viết được trình bày cẩn thận, sạch đẹp; dùng
từ đúng về nội dung, hình thức, khơng vi phạm các chuẩn mực cơ bản của
tiếng Việt.
Ví dụ:
- Tiết trời đã chuyển sang thu, bầu trời dịu nhẹ hơn, dường như mọi
cảnh vật đang lắng lại, ngẫm lại những gì vừa qua - những tháng ngày của
mùa học oi ả, rộn ràng, lòng tôi lại hân hoan niềm hạnh phúc được là học sinh
trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4.
Đây là câu văn mở đầu của bài văn biểu cảm về cảm xúc ngày đầu vào học
trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4. Em học sinh đã biết kết hợp miêu
tả cảnh thiên nhiên với bộc lộ cảm xúc con người. Cách dùng từ của em khá
uyển chuyển (dịu nhẹ, rộn ràng, hân hoan niềm hạnh phúc).
- Cái cảm giác rụt rè, bỡ ngỡ trước ngơi trường mới khơng cịn mạnh
mẽ và tràn ngập như lúc bước chân vào lớp 1 nhưng vẫn có cái gì đó khiến tơi
sờ sợ, ngỡ ngàng.
Câu văn dùng từ chính xác, giàu sức biểu cảm, vốn từ khá phong phú
(rụt rè, bỡ ngỡ, mạnh mẽ và tràn ngập, sờ sợ, ngỡ ngàng), đã sáng tạo từ láy
phù hợp (sờ sợ).
21
- Phải chăng lúc con người ta trưởng thành, ta thường nhìn về những
tháng năm thơ dại, ngây ngơ?
Câu văn dùng từ khá độc đáo, linh hoạt, mang nét riêng của người viết:
vừa triết lí, vừa thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng.
- Trong xã hội hiện đại, nữ tính thể hiện rõ nét ở những người phụ nữ
văn minh, biết hòa nhập với sự phát triển của xã hội nhưng vẫn ln giữ trong
mình những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự giản dị thanh lịch trong giao tiếp
hằng ngày, lối sống lành mạnh, thân thiện, chân thành.
Câu văn nghị luận khá sắc sảo với nhiều từ ngữ phong phú (văn minh, biết
hòa nhập, lành mạnh, thân thiện, chân thành)
- Chúng ta khơng nên hiểu sai nữ tính là sự trau chuốt quá mức về hình thức,
sự yểu điệu, rụt rè trong cách ứng xử hay sự hoa mĩ trong lời ăn tiếng nói.
Câu văn phong phú về ngơn từ, sắc sảo trong nội dung tư tưởng, sử dụng
những cụm từ giống nhau về cấu trúc tạo nên giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.
- Đặc biệt là con người Việt Nam với tấm lòng “tương thân tương ái”, “lá
lành đùm lá rách” được thế hệ cha ông truyền lại, họ sẵn sàng sẻ chia những
nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du.
Câu văn ấn tượng và có sức thuyết phục nhờ người viết sử dụng khéo léo
các thành ngữ dân gian (“tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”).
- Lời thơ chất chứa nỗi thương người và cả thương thân.
Câu văn hay, người viết không chỉ dùng từ đúng mà còn dùng từ trúng.
- Sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo đã cảm nhận được sự tươi đẹp của cuộc
sống, biết xúc động trước tình thương của con người.
- Lịng chàng (Ra-ma) đang rối bời, trái tim và lí trí của chàng đang giằng
xé đấu tranh với nhau, chàng lo lắng, thương xót cho Xi-ta, muốn rút lại
những lời vừa nói, nhưng danh dự của một người anh hùng không cho phép.
Câu văn dài, cấu trúc chặt chẽ, đặc biệt dùng từ mang màu sắc biểu
cảm cao (giằng xé).
22
- Xi-ta nhìn Ra-ma với ánh mắt đầy kiêu hãnh và yêu thương.
Câu văn ngắn gọn mà ấn tượng bởi người viết dùng từ rất chính xác.
- Khắp cung điện, người người ra vào nườm nượp, họ mặc những bộ trang
phục đẹp nhất, đi những đôi giày mới nhất, cùng nhau nhảy múa và hát ca.
Chỉ với một câu, tác giả đã tái dựng thành cơng khơng khí tưng bừng náo
nức của hoàng cung vào ngày đại hỉ (Ra-ma và Xi-ta đoàn tụ trở về).
- Ta trách hai ta duyên số đoạn trường, trước kia là người thì bị bức
tường trung hiếu ngăn cản, bây giờ làm ma cũng bị nỗi hận thù chia cắt.
Câu văn là lời nhân vật Trọng Thủy nói với Mị Châu lúc hai người gặp
lại dưới thủy cung. Câu văn ngắn gọn nhưng đã nêu một cách trọn vẹn về
hoàn cảnh bi kịch của hai nhân vật. Cách dùng từ linh hoạt (ngăn cản, chia
cắt), góp phần tạo được khơng khí cổ xưa (dun số đoạn trường, trung hiếu,
hận thù)
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa thực sự
nắm vững các quy tắc về chính tả như viết hoa, thanh điệu, âm, vần,… Hiện
tượng dùng sai ý nghĩa, hình thức, phong cách của từ ngữ cũng diễn ra khá
phổ biến. Cụ thể như sau:
2.2. Các lỗi thường gặp về chính tả, dùng từ của học sinh trung học phổ
thông ở Quỳnh Lưu- Nghệ An
2.2.1. Lỗi chính tả
Lỗi chính tả là lỗi viết sai chuẩn. Lỗi chính tả bao gồm các hiện tượng
vi phạm các qui định về chính tả viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số,
…và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức
là chữ viết ghi sai từ.
2.2.1.1. Lỗi viết hoa
Lỗi chính tả viết hoa xuất hiện trong rất nhiều bài viết của học sinh, bao
gồm lỗi viết sai qui định chính tả và lỗi viết hoa tùy tiện.
23
- Viết hoa sai qui định chính tả là viết hoa khơng đúng qui định chính tả về qui
tắc viết hoa. Chẳng hạn học sinh không viết hoa chữ cái mở đầu bài viết, đoạn
văn, không viết hoa sau dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?) ,dấu chấm than (!), dấu
chấm lửng (…), hay vi phạm các qui định về cách viết hoa các loại tên riêng.
Ví dụ: trần đăng khoa, ngơ tất tố, nguyễn ái quốc, hồng cầm,… huyện quỳnh
lưu, tỉnh nghệ an.
- Viết hoa tùy tiện là viết hoa cả những đơn vị từ vựng bình thường, khơng
nằm trong qui định về chính tả viết hoa.
Ví dụ: Chế độ Phong kiến, giai cấp Tư sản, Giai cấp Vô sản,…
- Lỗi viết tắt
Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết học sinh không nhiều so với lỗi viết
hoa tùy tiện, nhưng trong rèn luyện chính tả cho học sinh, lỗi này cũng cần
được chú ý.
Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt khơng theo qui định chính tả về
viết tắt. Chẳng hạn học sinh dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hay dấu
gạch chéo giữa các chữ cái viết tắt,…
Ví dụ: CM (cánh mạng); đ/c (đồng chí); T.P HCM (Thành phố Hồ Chí Minh),…
Trong các bài viết của học sinh THPT, lỗi viết tắt sai qui định chính tả
xuất hiện tương đối nhiều so với cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.
Viết tắt tùy tiện là dùng các kí hiệu viết mang tính chất cá nhân vào trong
bài viết chính thức. Đây là các kí hiệu bằng chữ viết Việt Nam hay chữ viết
nước ngoài, được chế biến lại, lẽ ra được dùng khi ghi chép nhưng do thói
quen, học sinh đưa vào các bài viết chính thức, do đó trở thành lỗi chính tả.
Loại lỗi này ta thấy xuất hiện nhiều trong các bài viết của học sinh THPT.
Ví dụ: Thúy Kiều # Thúy Vân, nàng đẹp có 1 k 2 trên thế giới, nhưng k bao
lâu sau nàng bị rơi vào chốn lầu xanh của TB. (Thúy Kiều khác Thúy Vân,
nàng đẹp có một không hai trên thế giới, nhưng không bao lâu sau nàng bị rơi
vào chốn lầu xanh của Tú Bà).
24
Bên cạnh đó, ngày nay khoa học cơng nghệ phát triển mạnh, bùng nổ các
kênh thơng tin truyền thơng, vì vậy giới trẻ cũng có một loại ngơn ngữ mớingơn ngữ chat chít đang lan mạnh trong học đường, đe dọa sự trong sáng của
tiếng Việt. Hiện tượng này cũng xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ viết của các
em gây bức xúc rất nhiều trong giáo viên và phụ huynh học sinh. Chúng tơi
đã có lần đọc được trên một tờ báo Văn học và Tuổi trẻ có một đoạn như sau:
“Bùn ghê gớm khi fải rứt rụt bán cái Tí cho vợ chồng lão Nghị wế, tui cịn
fải lo cả suất sưu của chú em a Zậu đã chít từ hồi nem ngoái nữa chứ. Thật là
nhục như con trùng trục…Đêm đó bọn cai lệ, người nhà lí trưởng đến guậy a
Zậu. A Zậu sợ wá lăn way ra, khơng nói được zì. Lúc đầu tơi có wan xin bọn
nó. Nhưng bọn nó hổng cho,thái độ cứ lồi lõm. Thế rồi ui zùi, chúng xông lun
zào uýnh tôi. Wao, tức wá, hổng chịu đực, tui lìn ta tay xuất chiu tung chưởng.
wối, ặc, ặc…thằng ngừi nhà ní trưởng ngã nhào ra thềm. Ha, ha, cả bọn phải
bó tay chấm com.”
Đoạn văn trên không thuộc phong cách ngôn ngữ nào cả, nhưng đáng tiếc
đâu đó ta lại phải bắt gặp trong các bài viết của học sinh, và hầu như sử dụng
các ngơn ngữ đó trong các bài viết được các em coi là “mốt”. Họ vô tư đưa
vào bài viết của mình mà khơng nghĩ đó là vi phạm vào các qui tắc về chính
tả, về phong cách học,…
Những vấn đề được đề cập trên đây là một trong những vấn đề nóng bỏng
đang được cả xã hội quan tâm. Ngày nay, cứ đi ra đường, trên các biển quảng
cáo ta cũng thấy vơ số lỗi chính tả rất nực cười được trưng bày trịnh trọng
giữa ngã ba ngã bảy hay những con phố, ngõ hẻm khác nhau. Nó vơ tình đã
làm ảnh hưởng tới mĩ quan thành phố và làm mất đi sự trong sáng của tiếng
Việt. Lỗi chính tả đang trở thành một căn bệnh khó chữa.
Đây cũng là một trong những lỗi khá phổ biến của học sinh hiện nay. Nó
xuất hiện ở nhiều cấp học với các mức độ khác nhau. Ở phần này chúng tơi sẽ
tiến hành điều tra các trường THPT Hồng Mai, THPT Nguyễn Đức Mậu,
25