Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghiên cứu hiện trạng phân bố, khả năng sinh trưởng và tái sinh của trà hoa vàng làm cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 94 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN VĂN KHƢƠNG





NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ TÁI SINH CỦA TRÀ
HOA VÀNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN







LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC








Thái Nguyên - Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN VĂN KHƢƠNG




NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ TÁI SINH CỦA TRÀ
HOA VÀNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Lâm học.
Mã số: 60 62 60




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS. VŨ THỊ QUẾ ANH
2. ThS. NGÔ THỊ MINH DUYÊN



Thái Nguyên - Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn






Nguyễn Văn Khƣơng





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chƣơng trình đào tạo cao học Lâm học hệ chính quy, khoá học
2009 – 2011.

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả nhận
đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học và các
thầy, cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các cán bộ Trung t âm
công nghệ sinh học lâm nghiệp và các bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này tác giả
xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Trƣớc hết, tác giả xin bày
tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Thị Quế Anh (Ngƣời hƣớng dẫn 1); ThS.
Ngô Thị Minh Duyên (Ngƣời hƣớng dẫn 2), đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp
đỡ, truyền đạt những kiến thức và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong
suốt thời gian học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành
cảm ơn Khoa đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời
gian làm luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, nơi tác giả đang công
tác, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Trung tâm Công nghệ sinh học lâm nghiệp, Ban quản lý
Vƣờn Quốc gia Ba vì Hà Nội, Vƣờn quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phúc, Lâm trƣờng
Ba Chẽ Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả điều tra thu
thập số liệu ngoại nghiệp. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp,
bạn bè và ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để
luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
i
Danh mục các bảng biểu
i
Danh mục đồ thị, hình ảnh
ii
Đặt vấn đề
1
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
1.1. Trên thế giới
3
1.2. Trong nƣớc
5
CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
8
2.1. Vƣờn Quốc gia Ba vì, Hà Nội
8
2.2. Khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
11
2.3. Vƣờn Quốc gia Tam đảo, Vĩnh Phúc
13
CHƢƠNG 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
16
3.1. Mục tiêu của đề tài

16
3.2. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
16
3.3. Nội dung nghiên cứu
16
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
16
3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu.
16
3.4.2. Điều tra Ô tiêu chuẩn.
17
3.4.3. Điều tra đất
18
3.4.4. Đánh giá khả năng nhân giống
19
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
20
4.1. Đặc điểm và hiện trạng phân bố Trà hoa vàng tại các khu vực nghiên cứu
20
4.1.1. Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
20
4.1.2. Trà hoa vàng khu vực Ba Chẽ, Quảng Ninh
25
4.1.3. Trà hoa vàng khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
4.2. Sinh trƣởng và tái sinh tự nhiên của Trà hoa vàng

32
4.2.1. Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
32
4.2.2. Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
34
4.2.3. Trà hoa vàng khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
37
4.3. Điều kiện lập địa ảnh hƣởng tới sinh trƣởng và phát triển của Trà hoa vàng
38
4.3.1. Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
39
4.3.2. Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
40
4.3.3. Trà hoa vàng khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
40
4.4. Khả năng nhân giống Trà hoa vàng
42
4.4.1. Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
42
4.4.2. Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
43
4.4.3. Trà hoa vàng khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
44
4.5. Giải pháp bảo tồn và phát triển Trà hoa vàng
44
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật
44
4.5.2. Giải pháp quản lý
45
CHƢƠNG 5

KẾT LỤÂN – KIẾN NGHỊ
46
5.1. Kết luận
46
5.2. Kiến nghị
47
Tài liệu tham khảo
48
Phụ lục
50
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
D1.3
Đƣờng kính ngang ngực
Hvn
Chiều cao vút ngọn
Dt
Đƣờng kính tán
Hdc
Chiều cao dƣới cành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Htb
Chiều cao trung bình
CP
Che phủ

Doo
Đƣờng kính gốc
Biểu 2.1
Điều kiện sinh khí hậu khu vực Ba vì, Hà Nội
Biểu 2.2
Điều kiện sinh khí hậu khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Biểu 2.3
Điều kiện sinh khí hậu khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Bảng 4.1
Điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại khu vực Ba vì, Hà Nội
Bảng 4.2
Đặc điểm của tầng cây cao khu vực Ba Vì, Hà Nội (D1.3 > 5 cm)
Bảng 4.3
Thành phần cây bụi khu vực Ba Vì , Hà Nội
Bảng 4.4
Thành phần thảm tƣơi khu vực Ba Vì , Hà Nội
Bảng 4.5
Điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.6
Đặc điểm của tầng cây cao khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.7
Thành phần cây bụi khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.8
Thành phần thảm tƣơi khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.9
Điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây tại khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Bảng 4.10
Đặc điểm của tầng cây cao khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Bảng 4.11
Thành phần cây bụi khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Bảng 4.12
Thành phần thảm tƣơi khu vực Tam Đảo, V ĩnh Phúc
Bảng 4.13
Sinh trƣởng của Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
Bảng 4.14
Tái sinh tự nhiên của Trà hoa vàng khu vực Ba Vì, Hà Nội
Bảng 4.15
Sinh trƣởng của Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.16
Tái sinh tự nhiên của Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.17
Sinh trƣởng của Trà hoa vàng khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Bảng 4.18
Tái sinh tự nhiên của Trà hoa vàng vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Bảng 4.19
Kết quả phân tích đất khu vực Ba vì, Hà Nội
Bảng 4.20
Kết quả phân tích đất khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.21
Kết quả phân tích đất khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Bảng 4.22
Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba vì, Hà Nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Bảng 4.23
Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh
Bảng 4.24
Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Tam đảo, Vĩnh Phúc



DANH MỤC ĐÔ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị 4.1
Phân bố N/DOO của Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
Đồ thị 4.2
Phân bố N/DOO của Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Đồ thị 4.3
Phân bố N/DOO của Trà hoa vàng khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Hình 4.1
Hoa và lá Trà hoa vàng khu vực Ba vì, Hà Nội
Hình 4.2
Trạng thái rừng có Trà hoa vàng Ba vì phân bố
Hình 4.3
Cành lá Trà hoa vàng khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
Hình 4.4
Trạng thái rừng có Trà hoa vàng Ba chẽ phân bố
Hình 4.5
Lá Trà hoa vàng Tam đảo
Hình 4.6
Trạng thái rừng có Trà hoa vàng Tam đảo phân bố















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trà hoa vàng thuộc chi Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè (Theaceae).
Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng nhƣ gỗ làm đồ gia dụng bền chắc,
lá hoa làm đồ uống, làm dƣợc liệu và làm cây cảnh. Ngoài ra, có thể trồng dƣới
tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dƣỡng nguồn
nƣớc[1]. Trà hoa vàng là loài cây quý, đƣợc phát hiện ở Trung Quốc vào những
năm 60 của thế kỷ XX nhƣng đã đƣợc phát triển nhanh chóng nhờ những đặc
tính vốn có của nó. Trung Quốc đã lai giống thành công giữa Trà hoa vàng và
Trà hoa đỏ, làm lá nhỏ đi nhƣng vẫn giữ đƣợc màu hoa vàng tuyệt đẹp. Trà hoa
vàng đã đƣợc gây trồng và chế biến thành đồ uống bổ dƣỡng cao cấp có tác dụng
phòng và chữa bệnh tốt. Ngoài việc sử dụng Trà hoa vàng nhƣ một loài cây cảnh
quan, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dƣỡng trong lá, hoa còn có tác
dụng hạ huyết áp, giảm tiểu đƣờng, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bƣớu,
tăng cƣờng hệ miễn dịch chƣa đƣợc khai thác, do rất hạn chế về nguồn giống [8].
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng đƣợc phát hiện ở nhiều nơi những năm 90 của
thế kỷ XX và ở một số vùng phía bắc trong những năm vừa qua. Trà hoa vàng là
cây bụi, ƣa bóng, có thể đƣa chúng vào đối tƣợng trồng dƣới tán rừng phòng hộ.
Hiện nay, môi trƣờng sống của Trà hoa vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do
việc chặt phá rừng bừa bãi, nếu không có kế hoạch bảo vệ và đầu tƣ hợp lý thì
chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý hiếm này [2].
Việc nghiên cứu thực trạng phân bố, khả năng sinh trƣởng, tái sinh trong
tự nhiên, tái sinh nhân tạo (nhân giống bằng hom) Trà hoa vàng là rất quan trọng
và cần thiết góp phần bảo vệ phát triển loài cây này một cách hiệu quả và tiến tới
khai thác lợi dụng sản phẩm quý từ rừng cho con ngƣời trên cơ sở đảm bảo sử


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
dụng bền vững và ổn định hệ sinh thái rừng. Góp phần nâng cao đời sống của
ngƣời dân địa phƣơng.
Với mong muốn đƣợc đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo
tồn những loài cây có nguy cơ bị suy thoái và bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên,
đƣợc sự cho phép của Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên và sự hƣớng dẫn
của TS. Vũ Thị Quế Anh – Giảng viên Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Ths Ngô Thị Minh Duyên - Trung tâm nghiên cứu sinh học Lâm nghiệp - Viện
Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ”Nghiên cứu
hiện trạng phân bố, khả năng sinh trƣởng và tái sinh của Trà hoa vàng làm
cơ cở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển” .














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Trà hoa vàng là chi thực vật có nhiều chủng loại phong phú, có nhiều tác
dụng, theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 300 loài và hàng chục biến
chủng khác nhau [9].
Những năm 60 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng đƣợc phát hiện ở
Quảng Tây, Trung Quốc và đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ đó nó
đƣợc các nƣớc rất quan tâm nghiên cứu vì có một số công dụng đặc biệt.
Trà hoa vàng ƣa khí hậu nóng ẩm, thƣờng mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ
suối có bóng râm, thoát nƣớc tốt. Phạm vi phân bố tự nhiên rất hẹp, chỉ thấy mọc
hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh - Nam Ninh - Quảng Tây -
Trung Quốc. Đƣợc đƣa vào danh sách các loài cây bảo hộ cấp I của Trung Quốc.
Trong lá của Trà hoa vàng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lƣợng nhƣ
Germanium (Ge), Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn),
Vanadium …. Các hoạt chất trong lá, hoa củaTrà hoa vàng có tác dụng hạ huyết
áp, giảm tiểu đƣờng, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bƣớu, tăng cƣờng hệ
miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Germanium có hoạt tính sinh lý rất cao, có thể
phát huy, tăng cƣờng năng lực hấp thu O2 của tế bào, đảm bảo cung cấp dƣỡng
khí cho cơ thể, có lợi cho việc trao đổi chất. Germanium hữu cơ làm tăng sức đề
kháng, chống u bƣớu, hạn chế tế bào u bƣớu phát triển, tăng khả năng miễn dịch,
có tác dụng phòng và chống ung thƣ. Selenium có tác dụng chống oxy hoá, có
thể tiêu trừ các gốc tự do có hại trong cơ thể, nâng cao năng lực tự bảo vệ, do đó
kéo dài tuổi thọ. Vanadium có thể xúc tiến cơ năng tạo máu, giảm cholesterol
trong huyết tƣơng. Nghiên cứu lâm sàng chứng tỏ Trà hoa vàng giúp giảm mỡ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
máu rõ rệt hơn alpha-Napthothiourea, thuốc đã đƣợc thế giới công nhận về công
dụng giúp giảm mỡ máu [8].
Các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trƣởng của

các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngƣỡng 30% đã có thể xem là
thành công trong điều trị ung thƣ. Giúp giảm đến 35% hàm lƣợng cholesterol
trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%
Chất chiết xuất từ Trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lƣợng
lipoprotein trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dƣợc hiện
nay. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một
công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Trà hoa vàng "có những công
dụng y học vô giá" [7].
Trung Quốc đã xây dựng đƣợc khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng (trên
20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm sắc thể,
đặc trƣng hình thành phấn hoa, lai giống và nhân giống Trà hoa vàng [9].
Hiện nay, công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc) đã chế biến
thành công trà túi lọc từ Trà hoa vàng, tinh trà và dịch Trà hoa vàng thành loại
nƣớc uống bổ dƣỡng cao cấp đƣa ra thị trƣờng thế giới, đặc biệt sản phẩm
Golden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/ chai. Đây là hƣớng sử dụng Trà hoa
vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con ngƣời [7].
Ngoài ra, các nghiên cứu của nƣớc ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn có
khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng bảo
vệ môi trƣờng mạnh, làm sạch không khí [8]. Một công viên Trà hoa vàng đã
đƣợc xây dựng tại Nam Ninh - Trung Quốc để phục vụ ngƣời dân thăm quan và
là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc nƣớc ta nhƣ Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai…, chúng
thƣờng mọc ở độ cao 300 - 800m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ
sinh, xen giữa các nƣơng rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu,

ven khe suối cạn [7].
Mặc dù đã phát hiện Trà hoa vàng gần một thế kỷ nhƣng đế n nay công tác
bảo tồn chƣa đƣợc chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu nhƣ còn bỏ ngỏ. Không
chỉ 2 loài Trà hoa vàng có tên trong sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài Trà
hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Trƣớc mắt, chủ yếu là bảo tồn
tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vƣờn
Quốc gia Tam Đảo… Trong tƣơng lai, để bảo tồn và quản lý bền vững nguồn
gen quý này, cần tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn.
Trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, thƣờng xanh, cao khoảng 2-5m, cành
thƣa, vỏ cây màu vàng xám nhạt. Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn. Hàng năm
cứ đến tháng 4-5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già mới rụng. Tháng 11 bắt
đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Hoa mọc ở nách lá mới mọc riêng
lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con ngƣời cảm giác nửa
trong suốt. Hoa dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm [2].
Trà hoa vàng có giá trị kinh tế và y dƣợc rất cao. Lá có thể pha uống, làm
thuốc chữa kiết lỵ và rửa vết thƣơng, lở loét. Hoa chữa tiêu chảy ra máu, cũng có
thể dùng làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ
nghệ. Hạt có thể để ép lấy dầu.
Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, chịu bóng, thƣờng mọc dƣới tán các cây khác
trong rừng tự nhiên. Do đó trà hoa vàng có khả năng trồng làm cây tầng dƣới cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
các đai rừng phòng hộ nuôi dƣỡng nguồn nƣớc, chống xói mòn. Cây có nhiều lá,
dễ phân giải, có tác dụng giữ nƣớc và cải tạo đất tốt.
Trà hoa vàng có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng sặc sỡ, hoa từ
trung bình đến lớn, có đƣờng kính 4 - 8cm. Do có hoa đẹp, nhiều loài nở hoa vào
dịp Tết âm lịch nên ngƣời chơi cây cảnh đã sƣu tầm các cây Trà hoa vàng dã
sinh về trồng làm cảnh ở sân vƣờn. Hiện chỉ có giá trị cảnh quan đƣợc quan tâm
đến, còn các giá trị về sinh, dƣợc học chƣa đƣợc quan tâm và khai thác [6].

Trà hoa vàng lần đầu tiên đƣợc ngƣời Pháp phát hiện ở miền Bắc nƣớc ta
năm 1910, nhƣng cho đến nay các công tác nghiên cứu về Trà hoa vàng không
đáng kể. Theo ƣớc tính, ở nƣớc ta có khoảng gần 20 loài khác nhau. Những năm
90 của thế kỷ XX, Trà hoa vàng mới đƣợc quan tâm điều tra nghiên cứu về hình
thái, phân loại Trà hoa vàng [6].
Đỗ Đình Tiến (2000) đã nghiên cứu về nhân giống bằng hom cũng đƣợc
thực hiện cho loài C. petelotii; C. tonkinensis và C. euphlebia đạt tỷ lệ ra rễ từ
70% - 86% [3]. Theo thống kê hiện nay có khoảng 196 loài trà, chia làm 4 á chi
và nhiều chủng, biến chủng. Việt Nam có khoảng 26 loài trà, chủ yếu ở miền
Bắc. Trong những năm gần đây nhiều ngƣời nhà nghiên cứu nƣớc ngoài (Úc,
Pháp, Anh, Nhật ) đã tới Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu về các giống, đặc biệt
là Trà hoa vàng. Trà hoa phân bố chủ yếu ở vùng á nhiệt đới, nóng ẩm và có mùa
đông, rất thích hợp với miền Bắc và Đà Lạt, có thể trồng đƣợc trên nhiều loại
đất, trong đó đất tơi xốp, thoát nƣớc, đất chua có độ pH từ 4,5 - 5,5 là thích hợp
nhất. Trà hoa đang là loài quý hiếm, chƣa nơi nào trồng với diện tích lớn. Một số
loài không có nhị (bạch trà) nên không có quả. Vì vậy phƣơng pháp nhân giống
chủ yếu hiện nay là nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô),
trong đó cách giâm hom là đơn giản và có tỷ lệ cây sống cao [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
Nghiên cứu về nhân mã hóa rARN 5,8s ở loài Trà hoa vàng C. petelotii
của vƣờn quốc gia Tam Đảo đƣợc thực hiện bởi Nguyễn Thị Nga và cộng sự
(2003) với mục đích xác định chính xác phân loại loài này với loài C. chrysantha
của Trung Quốc. Kết quả cũng chỉ dừng ở việc tách chiết đƣợc ADN tổng số và
đã nhân đƣợc đoạn gen mã hoá rARN 5,8S ở loài Trà C. petelotii với cặp mồi
thiết kế đặc hiệu cho chi Camellia còn cụ thể loài C. petelotii và C. chrysantha
của Trung Quốc có phải là cùng một loài hay không thì chƣa thấy đề cập [5].
Viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) có công trình "Bƣớc đầu khảo sát thành phần
hóa học của một số loài trà hoa vàng Camellia spp. ở Việt Nam". Kết quả của đề

tài khoa học này cũng mới chỉ dừng lại ở mức "khiêm tốn" là xác định đƣợc một
số nhóm chất của 5/20 loại trà hoa vàng bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng.
Gần đây đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) và nhân
giống một số loài Trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” đã đƣợc thực hiện
cho hai loài C. tonkinensis và C. euphlebia. Đề tài đã tìm hiểu điều kiện sống của
2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động làm cơ sở cho việc xác định biện pháp kĩ
thuật gây trồng nó sau này. Việc tìm thấy loài trà hoa vàng Ba vì (Camellia
tonkinensis) là thành công do trƣớc đây năm 1995 Rosmann đã đi tìm nhƣng
chƣa thấy và tƣởng loài này đã mất. Đề tài đã giâm hom cho 2 loài này đạt tỉ lệ
ra rễ và sống 50 – 80.6%. Lần đầu tiên phân tích các nguyên tố vi lƣợng trong lá
trà hoa vàng Ba Vì và Sơn động tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng [4].
Trên báo Lâm Đồng điện tử số ra ngày 6/8/2008 của tác giả Sơn Tùng
(2008) có tiêu đề “Camellia - Siêu trà bị lãng quên” cho biết các công dụng về
giá trị dƣợc học của Trà hoa vàng và mà cũng chỉ ra việc khai thác đúng mức tài
nguyên này ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16
CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vƣờn Quốc gia Ba vì, Hà Nội.
2.1.1. Vị trí địa lý.
Khu vực nghiên cứu tại Ba vì, Hà Nội có tọa độ 21,10 Vĩ độ Bắc 105,43
Kinh độ Đông. Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với
vùng bán sơn địa, vùng này trông nhƣ một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ
cách hợp lƣu sông Đà và Sông Hồng 20Km về phía Nam.
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo
hƣớng Đông - Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm
dài 9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hƣớng Tây - Bắc - Đông - Nam từ Yên Sơn

qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dảy này chạy tiếp sang Viên
nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sƣờn phía Tây đổ cuống sông
Đà, dốc hơn so với sƣờn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là
250, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là
350, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vƣờn là không thuận lợi.
Khu vực nghiên cứu tại Ba vì, Hà Nội đất có thành phần cơ giới nhẹ (từ
thịt nhẹ đến trung bình). Tầng A màu xám đen, tƣơng đối nhiều mùn, đất chuyển
lớp rõ, tỉ lệ đá lẫn 5-15%. Đất có độ pH 5 - 6,9.
2.1.2. Khí hậu thủy văn.
Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió
mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa
đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4
0
C. Ở vùng
thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7
0
C; nhiệt độ tối cao lên tới 42
0
C. Ở độ cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
17
400m nhiệt độ trung bình năm 20,6
0
C; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn
16
0
C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2
0

C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1
0
C.
Lƣợng mƣa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung
nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thƣờng khô
hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô. Mùa
đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tấn suất 25%
và hƣớng Tây Nam. Với đặc điểm này, đây là nơi nghỉ mát lý tƣởng và khu du
lịch giàu tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác (xem biểu 2.1).
Biểu 2.1: Điều kiện sinh khí hậu khu vực Ba vì, Hà Nội
STT
Nội dung
Ký hiệu
Đơn vị
Kết quả
1
Lƣợng mƣa bình quân
Rtb
mm
2.166,0
2
Nhiệt độ trung bình
Ttb
độ
23,40
3
Độ ẩm tƣơng đối của không khí
r
%
83,00

4
Tổng tích nhiệt
TTN
độ
8.541,0
5
Hệ số thủy nhiệt Xelianhinop
K

2,54
6
Chỉ số khô hạn của Thái Văn Chừng
S

3.1.0
7
Số ngày mƣa
SNM
Ngày
153
8
Độ ẩm tối thấp của không khí
rmin
%
65,00
9
Nhiệt độ tối cao
Tmax
độ
39,60

10
Tổng số giờ nắng trong năm
Giờ nắng
Giờ
1.558,2
11
Chỉ số xói mòn của mƣa


631
(Trạm quan trắc khí tượng Ba Vì, Hà Nội, Ngày 5 tháng 12 năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
18
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thƣợng nguồn núi
Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hƣớng Bắc,
Đông Bắc và đều phụ lƣu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn
và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lƣu của sông Đà.
Các suối này thƣờng gây lũ và mùa mƣa. Về mùa khô các suối nhỏ thƣờng cạn
kiệt.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng đệm
Vƣờn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5
huyện là Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thƣợng, Minh Quang,
Vân Hòa, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên
Bình; huyện Quốc Oai có 1 xã Đông Xuân; Huyện Lƣơng Sơn có 1 xã Lam
Sơn,; huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Yên Quang, Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa.
Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mƣờng,
Kinh, Dao, Thái và Cao Lan. Dân số có 89.928 ngƣời. Dân tộc Mƣờng chiếm
65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.
Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số

chủ yếu là làm nông nghiệp. Theo báo cáo của các địa phƣơng hiện còn 2.121 hộ
nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thƣợng là xã có tỷ lệ nghèo
nhiều nhất.
Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đƣờng liên xã đã
đƣợc trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đƣờng từ trung tâm xã đến các thôn
còn là đƣờng cấp phối và đƣờng đất.
Khu vực Vƣờn Quốc gia Ba Vì chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số. Trong
đó dân tộc Mƣờng có tỷ lệ khá cao, chiếm 77,3% dân số trong vùng, trình độ dân
trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc
vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất. Cơ sở hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
19
tầng nhƣ giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều thiếu, các phƣơng tiện
truyền thông còn thiếu. Đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn là những trở lực
không nhỏ cho quá trình hội nhập và phát triển.
2.2. Khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh
2.2.1. Vị trí địa lý.
Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km đi theo đƣờng Quốc lộ
18A từ Hạ Long đi Móng Cái. Ba Chẽ có tọa độ địa lý 20o7'40'' đến 21o23'15''
Vĩ độ Bắc 107o58'5'' đến 107o22'00'' độ Kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả, phía Đông
giáp huyện Tiên Yên, phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Ba Chẽ có mạng lƣới giao thông không thuận lợi. Vì thế có thể ví Ba Chẽ
nhƣ một ngõ cụt, không có sự giao lƣu với bên ngoài. Đây cũng là một điểm hạn
chế lớn của Ba Chẽ, làm cho sản xuất chậm phát triển.
Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông
Triều, các dãy núi chạy dài theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam.
Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các
thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ

300-500m so với mực nƣớc biển. Độ dốc các dải đồi phần lớn từ 20 - 250. Chủ
yếu là đất dốc nên Ba Chẽ trồng rừng là chính và từ trƣớc đến nay ngƣời dân Ba
Chẽ cũng chỉ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở
một số khu vực thuộc các xã Lƣơng Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn
là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những
thung lũng nhỏ hẹp vì thế đất canh tác bị hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
20
Về thổ nhƣỡng tại Ba chẽ, Quảng Ninh có thành phần đất thịt nhẹ đến thịt
trung bình, độ sâu tầng đất 80 cm, đất tầng mặt tƣơng đối xốp, có màu nâu xám,
tỉ lệ đá lẫn 5 – 10%, đất ẩm và chuyển lớp rõ, đất chua.
2.2.2. Khí hậu thủy văn.
Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm
mƣa nhiều, có nhiệt độ trung bình năm 21,9
0
, nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất (tháng 7) là 27,41
0
C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 14,4
0
C.
Lƣợng mƣa trung bình năm là 1835mm, lƣợng mƣa lớn hơn lƣợng bốc hơi. Số
giờ nắng cả năm là 1662 giờ. Biên độ nhiệt độ không khí trung bình (7,08 độ),
lƣợng bốc hơi yếu (938,53 mm), ít sƣơng muối, rất nhiều mây (7,37 phần mƣời
bầu trời), tốc độ gió trung bình (2,00 m/giây), không có nhiệt độ tối thấp nguy
hiểm. (xem biểu 2.2).
Biểu 2.2: Điều kiện sinh khí hậu khu vực Ba chẽ, Quảng Ninh.
Tại địa điểm có tọa độ 21,30 Vĩ độ Bắc 107,18 Kinh độ Đông

STT
Nội dung
Ký hiệu
Đơn vị
Kết quả
1
Lƣợng mƣa bình quân
Rtb
mm
1.835,0
2
Nhiệt độ trung bình
Ttb
độ
21,90
3
Độ ẩm tƣơng đối của không khí
r
%
83,00
4
Tổng tích nhiệt
TTN
độ
7.993,5
5
Hệ số thủy nhiệt Xelianhinop
K

2,3

6
Chỉ số khô hạn của Thái Văn Chừng
S

4.0.0
7
Số ngày mƣa
SNM
Ngày
144
8
Độ ẩm tối thấp của không khí
rmin
%
65,48
9
Nhiệt độ tối cao
Tmax
độ
37,85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
21
10
Tổng số giờ nắng trong năm
Giờ nắng
Giờ
1.662,0
11
Chỉ số xói mòn của mƣa



529
(Trạm quan trắc khí tượng Ba Chẽ, Quảng Ninh, Ngày 5 tháng 12 năm 2010)
Độ ẩm không khí: Tƣơng đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao
nhất vào tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới
76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không
khí tƣơng đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm
không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự
phân hóa theo mùa, mùa mƣa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mƣa.
Ba Chẽ là huyện có 9 dân tộc khác nhau, bao gồm: Dân tộc Kinh: có 3.816
ngƣời chiếm 21%; dân tộc Tày: 2.960 chiếm 16,3%; dân tộc Dao: 7.450 ngƣời
chiếm 41%; dân tộc Sán Chỉ: 2.580 ngƣời chiếm 14,2%; dân tộc Sán Dìu: có
khoảng 220 ngƣời, chiếm 1,2%; dân tộc Hoa: 160 ngƣời, chiếm 0,9%; dân tộc
Cao Lan: 960 ngƣời chiếm 5,3%. Ngoài ra còn dân tộc Mƣờng chiếm 0,04%;
dân tộc Nùng chiếm khoảng 0,06% dân số toàn huyện .
2.3. Vƣờn Quốc gia Tam đảo.
2.3.1. Vị trí địa lý.
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo trải dài từ 21 21’ đến 21 42’ vĩ độ Bắc và 105
23’ đến 105 44’ kinh Đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên
và Tuyên Quang. Đây là một dãy núi lớn dài 80 km chạy theo hƣớng Tây Bắc –
Đông Nam.
Diện tích Vƣờn quốc gia Tam Đảo có diện tích 34.995 ha, ranh giới Vƣờn
quốc gia Tam Đảo vẫn đƣợc xác định trên độ cao 1000m (so với mực nƣớc biển)
trở lên. Riêng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 16.499,3 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
22
Tam Đảo là một khối núi thuộc phần cuối của dãy núi cánh cung thƣợng
nguồn sông chảy, phần đuôi hầu nhƣ chụm lại ở Tam Đảo phía Bắc xèo ra nhƣ

những nan quạt và giảm dần độ cao, rồi chuyển thành các đồi gò trung du và
Đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình núi Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sƣờn rất
dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần nhƣ vuông góc với dông chính.
Núi Tam Đảo chạy dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam gồm trên 20
đỉnh núi đƣợc nối với nhau bằng đƣờng dông sắc, nhọn. Nó nhƣ một bức bình
phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng. Ba đỉnh núi nổi tiếng ở
Tam Đảo là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa, chiều ngang của khối núi rộng
từ 10 đến 15km, sƣờn dốc và chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 10 đến 35 độ,
nhiều nơi trên 35 độ.
Về thổ nhƣỡng tại Tam đảo, Vĩnh Phúc có thành phần đất thịt nhẹ đến thịt
trung bình, độ sâu tầng đất 40 cm, đất tầng mặt tƣơng đối xốp, có màu nâu hoặc
xám đen tỉ lệ đá lẫn 10 – 30%, đất ẩm và chuyển lớp rõ.
2.3.2. Khí hậu, thủy văn.
Vƣờn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm, nhiệt đới. Với dãy
núi cao, chạy dài, tạo ra 2 sƣờn đông và tây rõ rệt, lƣợng mƣa hàng năm khác
nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố
quan trọng trong việc tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mƣa mùa từ độ cao
700 ( 800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mƣa mùa, cũng nhƣ một số khu
vực có nhiệt độ, lƣợng mƣa rất khác nhau của Tam Đảo.
Vƣờn quốc gia Tam đảo, Vĩnh Phúc có nhiệt độ trung bình năm 20,1
0
,
nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 25,5
0
C, trung bình tháng lạnh
nhất (tháng giêng) là 12,3
0
C. Lƣợng mƣa trung bình năm là 2594mm, lƣợng mƣa
lớn hơn lƣợng bốc hơi. Số giờ nắng cả năm là 1270,5 giờ. Biên độ nhiệt độ
không khí trung bình (5,00 độ), lƣợng bốc hơi yếu (561,50 mm), không có sƣơng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
23
muối, rất nhiều mây (8,00 phần mƣời bầu trời), tốc độ gió tƣơng đối mạnh (3,00
m/giây), không có nhiệt độ tối thấp nguy hiểm (xem biểu 2.3).
Biểu 2.3: Điều kiện sinh khí hậu khu vực Tam đảo, Vĩnh Phúc
Tại địa điểm có tọa độ 21,45 Vĩ độ Bắc 105,63 Kinh độ Đông
STT
Nội dung
Ký hiệu
Đơn vị
Kết quả
1
Lƣợng mƣa bình quân
Rtb
mm
2.594,0
2
Nhiệt độ trung bình
Ttb
độ
20,10
3
Độ ẩm tƣơng đối của không khí
r
%
87,00
4
Tổng tích nhiệt
TTN

độ
7.336,5
5
Hệ số thủy nhiệt Xelianhinop
K

3,54
6
Chỉ số khô hạn của Thái Văn Chừng
S

0.0.0
7
Số ngày mƣa
SNM
Ngày
194
8
Độ ẩm tối thấp của không khí
rmin
%
74,00
9
Nhiệt độ tối cao
Tmax
độ
33,10
10
Tổng số giờ nắng trong năm
Giờ nắng

Giờ
1.270,5
11
Chỉ số xói mòn của mƣa


763
(Trạm quan trắc khí tượng Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Ngày 5 tháng 12 năm 2010)
Do trong vùng có lƣợng mƣa lớn, mùa mƣa kéo dài, lƣợng bốc hơi ít, đó là
nguyên nhân làm cho các dòng chảy từ trên xuống có nƣớc quanh năm, chế độ
thuỷ văn đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt, lũ lớn thƣờng xảy ra
vào tháng 8, lũ thƣờng tập trung nhanh và rút rất nhanh. Sự phân phối dòng chảy
rất khác biệt giữa 2 mùa.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
24
CHƢƠNG 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng phân bố, sinh trƣởng và tái sinh của Trà hoa
vàng phân bố tự nhiên tại các điểm nghiên cứu ở thành phố Hà Nội và các tỉnh
Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát triển Trà hoa Vàng cho khu vực
nghiên cứu.
3.2. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là 3 loài cây Trà hoa vàng: Tam Đảo (C.
tamdaoensis), Ba Vì (C. tonkinensis) và Ba Chẽ (C. euphlebia) có nguồn gốc
trong các trạng thái rừng tự nhiên ở khu vực thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh

Phúc, Quảng Ninh.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, đề tài nghiên cứu các nội dung sau:
- Điều tra nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phân bố và sinh trƣởng.
- Nghiên cứu đặc điểm trạng thái rừng có Trà hoa vàng phân bố.
- Đánh giá tình hình sinh trƣởng, tái sinh của Trà hoa vàng tại khu vực.
- Đánh giá khả năng nhân giống bằng phƣơng pháp giâm hom.
- Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển cho khu vực nghiên cứu.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
25
Đề tài kế thừa số liệu về kết quả nghiên cứu, phân tích cụ thể nhƣ sau:
- Kết quả phân tích đất của Phòng phân tích đất và môi trƣờng, Viện quy
hoạch và thiết kế nông nghiệp.
- Điều kiện khí hậu, thủy văn khu vực nghiên cứu của Trạm quan trắc khí
tƣợng, Viện sinh thái rừng và môi trƣờng.
- Cùng tham gia và kế thừa kết quả nhân giống vô tính bằng phƣơng pháp
giâm hom 3 loài cây Trà hoa vàng: Tam Đảo (C. tamdaoensis), Ba Vì (C.
tonkinensis) và Ba Chẽ (C. euphlebia) của Trung tâm công nghệ sinh học lâm
nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện tại Trƣờng Đại học
Lâm nghiệp Xuân Mai từ tháng 9/2010 đến tháng 1/2011.
3.4.2. Điều tra Ô tiêu chuẩn.
Sử dụng phƣơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình, thu thập những
thông tin về đặc điểm của hệ sinh thái rừng. Tại mỗi điểm nghiên cứu tiến hành
lập 3 ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn điển hình đƣợc lựa chọn tại những khu vực
tƣơng đối đại diện cho những mức độ tốt xấu khác nhau của điều kiện lập địa.
Diện tích ô tiêu chuẩn đƣợc xác định là 1.000 m
2

với chiều dài hai cạnh tƣơng
ứng là 40m và 25m, đây là diện tích thƣờng đƣợc áp dụng trong điều tra rừng tự
nhiên và rừng tái sinh. Kết quả ghi vào biểu mô tả tình hình chung của ô tiêu
chuẩn ( xem phụ biểu 01).
Do Trà hoa vàng phân bố không đều trong khu vực với số lƣợng cá thể
còn lại rất ít, ô tiêu chuẩn đƣợc lập ở những trạng thái rừng đại diện cho toàn bộ
khu vực, nơi có độ tàn che trung bình và đặc biệt ở đó có xuất hiện Trà hoa vàng.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn các chỉ tiêu đƣợc điều tra nhƣ sau:
- Xác định độ tàn che của tầng cây cao theo hai phƣơng pháp cho điểm
theo hình zic zắc trải đều trên toàn bộ diện tích ô tiêu chuẩn hay tính tỷ lệ %.

×